Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe và một số yếu tố liên quan của công nhân thu gom rác của công ty môi trường đô thị hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.48 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THANH VÂN

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHỎE
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA
CÔNG NHÂN THU GOM RÁC TẠI
CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI, NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hà Nội-2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THANH VÂN

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHỎE
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA
CÔNG NHÂN THU GOM RÁC TẠI
CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI, NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH



Hà Nội-2018


i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. iv
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1. Một số khái niệm ...........................................................................................4
1.2. Các công cụ đo lường chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống liên
quan sức khỏe ..........................................................................................................6
1.3. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người lao động trên thế giới và
Việt Nam ...............................................................................................................10
1.3.1.
Thực trạng về chất lượng cuộc sống người lao động trên thế giới và
Việt Nam ..........................................................................................................10
1.3.2.

Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống người lao động .......12

1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu ........................................................................18
1.5. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ......................................................18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................20
2.1. Mô tả về bộ số liệu gốc ................................................................................20
2.1.1.


Mục tiêu của nghiên cứu gốc ............................................................20

2.1.2.

Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu gốc........................................20

2.1.3.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu của nghiên cứu gốc .....................20

2.1.4.

Thiết kế nghiên cứu của nghiên cứu gốc ...........................................21

2.1.5.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu gốc ..................21

2.1.6.

Biến số nghiên cứu của nghiên cứu gốc ............................................22

2.1.7.

Phương pháp thu thập số liệu định lượng của nghiên cứu gốc .........23

2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận văn ..............................................26
2.2.1.


Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................26

2.2.2.

Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................26

2.2.3.

Đối tượng và thời gian thực hiện nghiên cứu ....................................26

2.2.4.

Phương pháp chọn mẫu .....................................................................27


ii

2.2.5.

Phương pháp thu thập số liệu định tính .............................................27

2.2.6.

Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................28

2.2.7.

Các biến số nghiên cứu......................................................................29

2.2.8.


Bộ cơng cụ SF-36 phiên bản 2 và cách tính điểm CLCSSK .............30

2.2.9.

Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ........................................................38

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................39
3.1. Thông tin chung về ĐTNC ..........................................................................39
3.2. Thực trạng CLCSSK của công nhân thu gom rác .......................................46
3.2.1

Thực trạng CLCSSK thể chất của công nhân thu gom rác ...................47

3.2.2

Thực trạng CLCSSK tinh thần của công nhân thu gom rác .................50

3.2.3

Thực trạng CLCSSK chung của công nhân thu gom rác......................54

3.3. Một số yếu tố liên quan đến CLCSSK của công nhân thu gom rác ............57
3.3.1.

Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với CLCSSK ............57

3.3.2.

Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với CLCSSK ......................64


3.3.3.

Mối liên quan giữa các yếu tố nghề nghiệp với CLCSSK ................68

3.3.3.
Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến thể hiện một số yếu tố liên quan
tới CLCSSK của công nhân thu gom rác ..........................................................73
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................78
4.1. Bàn luận về thực trạng CLCSSK của công nhân thu gom rác ....................78
4.2. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến CLCSSK của công nhân thu gom
rác .....................................................................................................................80
KẾT LUẬN ...............................................................................................................87
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................89
PHỤ LỤC 1: Bộ công cụ SF-36 phiên bản 2 ............................................................99
PHỤ LỤC 2: Bộ công cụ phỏng vấn công nhân thu gom rác .................................102
PHỤ LỤC 3: Bộ hướng dẫn phỏng vấn sâu công nhân thu gom rác thải ...............108
PHỤ LỤC 4: Bảng biến số ......................................................................................111
PHỤ LỤC 5: Kế hoạch nghiên cứu.........................................................................115


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CGĐ

Cảm giác đau

CLCS


Chất lượng cuộc sống

CLCSSK

Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

GLM

Generalized linear regression model
(Mơ hình hồi quy tuyến tính tổng quát)

HĐXH

Hoạt động xã hội

HCTC

Hạn chế do sức khỏe thể chất

HCTT

Hạn chế do sức khỏe tinh thần

PTTH


Phổ thông trung học

SD

Độ lệch chuẩn

SEM

Structural equation model
(Mơ hình phương trình cấu trúc)

SF-36

Short form – 36
(Bộ Khảo sát Sức khoẻ Tóm tắt 36 mục)

SKC

Sức khỏe chung

SKTC

Sức khỏe thể chất

SKTT

Sức khỏe tinh thần

SLNL


Sinh lực, năng lượng

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

TNLĐ

Tai nạn lao động

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNTT

Tai nạn thương tích

WHOQOL World Health Organization Quality Of Life
(Bộ cơng cụ đánh giá chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y tế thế giới)


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cấu trúc bộ câu hỏi SF-36 phiên bản 2 ....................................................31

Bảng 2.2: Cách chuyển đổi câu hỏi trong bộ công cụ SF36 phiên bản 2 .................33
Bảng 2.3: Cách cho điểm các câu hỏi của bộ công cụ SF-36 phiên bản 2 ...............35
Bảng 2.4: Đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ SF-36 phiên bản 2 ...........................37
Bảng 3.1: Thông tin chung về ĐTNC (n=698) .........................................................39
Bảng 3.2: Đặc điểm thâm niên, thời gian làm việc và loại công việc của ĐTNC
(n=698) ......................................................................................................................40
Bảng 3.3: Điều kiện kinh tế của ĐTNC (n=698) ......................................................42
Bảng 3.4: Tình trạng mắc các bệnh mạn tính của ĐTNC (n=698) ...........................44
Bảng 3.5: Tình trạng gặp tai nạn lao động trong 1 năm kể từ thời điểm điều tra của
ĐTNC (n=698) ..........................................................................................................45
Bảng 3.6: Mô tả về điểm trung bình CLCSSK của cơng nhân thu gom rác .............46
Bảng 3.7: Điểm trung bình các khía cạnh CLCSSK thể chất của công nhân thu gom
rác (n=698) ................................................................................................................47
Bảng 3.8: Điểm trung bình SKTC của cơng nhân thu gom rác theo các nhóm yếu tố
cá nhân (n=698).........................................................................................................48
Bảng 3.9: Điểm trung bình SKTC của cơng nhân thu gom rác theo các vấn đề sức
khỏe (n=698) .............................................................................................................49
Bảng 3.10: Điểm trung bình các khía cạnh CLCSSK tinh thần của cơng nhân thu
gom rác (n=698) ........................................................................................................50
Bảng 3.11: Điểm TB SKTT của công nhân thu gom rác theo các nhóm yếu tố cá
nhân (n=698) .............................................................................................................51
Bảng 3.12: Điểm TB SKTT của công nhân thu gom rác theo các vấn đề sức khỏe
(n=698) ......................................................................................................................52
Bảng 3.13: Điểm TB CLCSSK chung của công nhân thu gom rác theo các nhóm
yếu tố cá nhân (n=698) ..............................................................................................54
Bảng 3.14: Điểm trung bình CLCSSK chung của công nhân thu gom rác theo các
vấn đề sức khỏe (n=698) ...........................................................................................55
Bảng 3.15: Sự khác biệt về điểm TB SKTC của các nhóm cơng nhân thu gom rác có
các yếu tố nhân khẩu học khác nhau (n=698) ...........................................................57
Bảng 3.16: Sự khác biệt về điểm TB SKTT của các nhóm cơng nhân thu gom rác có

các yếu tố nhân khẩu học khác nhau (n=698) ...........................................................59


v

Bảng 3.17: Sự khác biệt về điểm TB CLCSSK chung của các nhóm cơng nhân thu
gom rác có các yếu tố nhân khẩu học khác nhau (n=698) ........................................61
Bảng 3.18: Sự khác biệt về điểm TB SKTC của các nhóm cơng nhân thu gom rác có
các vấn đề sức khỏe khác nhau (n=698) ...................................................................64
Bảng 3.19: Sự khác biệt về điểm TB SKTT của các nhóm cơng nhân thu gom rác có
các vấn đề sức khỏe khác nhau (n=698) ...................................................................65
Bảng 3.20: Sự khác biệt về điểm TB CLCSSK chung của các nhóm cơng nhân thu
gom rác có các vấn đề sức khỏe khác nhau (n=698) ................................................67
Bảng 3.21: Sự khác biệt về điểm TB SKTC của các nhóm cơng nhân thu gom rác có
các yếu tố nghề nghiệp khác nhau.............................................................................68
Bảng 3.22: Sự khác biệt về điểm TB SKTT của các nhóm cơng nhân thu gom rác có
các yếu tố nghề nghiệp khác nhau.............................................................................69
Bảng 3.23: Sự khác biệt về điểm TB CLCSSK chung của các nhóm cơng nhân thu
gom rác có các yếu tố nghề nghiệp khác nhau ..........................................................70
Bảng 3.24: Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến thể hiện một số yếu tố liên quan tới
điểm TB SKTC của công nhân thu gom rác .............................................................73
Bảng 3.25: Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến thể hiện một số yếu tố liên quan tới
điểm TB SKTT của công nhân thu gom rác .............................................................75
Bảng 3.26: Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến thể hiện một số yếu tố liên quan tới
điểm TB CLCSSK chung của cơng nhân thu gom rác .............................................76
Biểu đồ 3.1: Tình trạng gặp các vấn đề về sức khỏe sau ca làm việc của ĐTNC
(n=698) ......................................................................................................................43


vi


TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Cơng việc của cơng nhân thu gom rác rất vất vả. Họ phải trực tiếp tiếp xúc với rác
thải chứa nhiều yếu tố có hại như vi sinh vật, hố chất. Bên cạnh đó, khối lượng
cơng việc lớn, điều kiện lao động không thuận lợi, làm việc ngồi trời trong những
điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe và chất
lượng cuộc sống liên quan sức khỏe (CLCSSK) của công nhân. Hiện chưa có
nghiên cứu nào tại Việt Nam đánh giá về CLCSSK của công nhân thu gom rác.
Nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe và một số yếu tố liên
quan của công nhân thu gom rác của công ty môi trường đô thị Hà Nội, năm
2017” được thực hiện với 2 mục tiêu: mô tả thực trạng CLCSSK của công nhân thu
gom rác và xác định một số yếu tố liên quan.
Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng và định tính sử dụng số liệu
thứ cấp từ đề tài “Thực trạng sức khoẻ, các yếu tố liên quan nghề nghiệp của công
nhân ngành môi trường đô thị Hà Nội và giải pháp can thiệp” do Trường Đại học Y
tế công cộng làm chủ trì. Số liệu định lượng được thu thập bằng cách phỏng vấn
trực tiếp 698 công nhân thu gom rác tại 2 chi nhánh Ba Đình, Hai Bà Trưng của
cơng ty môi trường đô thị Hà Nội bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn gồm thông tin
chung và bộ công cụ SF-36 phiên bản 2 đánh giá CLCSSK, từ tháng 4-5/2017. 16
cuộc phỏng vấn sâu công nhân được thực hiện vào tháng 5/2018 để bổ sung thông
tin cho phần định lượng.
Điểm trung bình sức khỏe thể chất của cơng nhân là 71,56 ± 11,36; điểm trung bình
sức khỏe tinh thần là 74,27 ± 13,12 và điểm trung bình CLCSSK chung là 72,96 ±
10,51. Kết quả phân tích đa biến cho thấy các yếu tố liên quan tới giảm CLCSSK
bao gồm: giới tính, mắc bệnh mạn tính, mắc vấn đề sức khỏe sau ca, gặp tai nạn lao
động, làm nghề lâu năm; yếu tố làm tăng CLCSSK là thu nhập đảm bảo cuộc sống.
CLCSSK của công nhân thu gom rác thấp do gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Công
ty cần chú trọng các giải pháp giúp nâng cao sức khỏe công nhân. Công nhân cũng
cần tự chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, thường xuyên sử dụng bảo hộ lao
động đầy đủ và đúng cách.

Từ khóa: Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe, công nhân thu gom rác, SF-36
phiên bản 2.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nhân thu gom rác thải là một phần quan trọng trong hệ thống vệ sinh của
bất kỳ xã hội nào. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, từ năm
2011 - 2015, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành
phố khoảng 5.515 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt đô thị của 12 quận và
thị xã Sơn Tây là 3.388 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt 98%; chất thải rắn sinh hoạt tại
17 huyện ngoại thành là 2.127 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt 89% [4]. Rác thải phát
sinh càng nhiều càng tạo áp lực lớn đối với dịch vụ thu gom rác công cộng. Khối
lượng rác thải lớn như vậy nhưng với nguồn lực hạn chế, hầu hết các quá trình thu
gom rác vẫn được thực hiện bằng sức người, với những phương tiện đơn giản [6,
74]. Một công nhân thu gom rác cần phải có đủ sức khỏe, vì họ thường xun phải
nhấc các đồ vật nặng, đẩy xe chở rác đầy và làm việc trong mọi điều kiện thời tiết,
tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại trong môi trường lao động. Nhiều nghiên cứu trên
thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra mối nguy hiểm về sức khỏe nghề nghiệp của công
nhân thu gom rác [7, 65, 74], cả về thể chất lẫn tinh thần [72]. Tất cả các vấn đề nêu
trên đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và CLCSSK của công nhân thu gom rác.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tỷ lệ công nhân thu gom rác thải mắc rối loạn
cơ xương khớp nghề nghiệp khá cao dao động với tỷ lệ khoảng 45-70% [37, 39, 41,
45, 70]; tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp cũng cao hơn so với các nhóm lao động
văn phịng khác [16] và tỷ lệ mắc tai nạn thương tích (TNTT) cũng chiếm tỷ lệ cao
[24]...
Chất lượng cuộc sống (CLCS) được Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là nhận
thức của cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống, trong bối cảnh của hệ thống văn
hóa và giá trị ở nơi họ sống và liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối

quan tâm của họ [78]. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ (CLCSSK) là
sự hài lòng hay hạnh phúc của cá nhân với cuộc sống trong phạm vi ảnh hưởng
hoặc bị ảnh hưởng bởi "sức khoẻ" [78]. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu trên thế
giới và tại Việt Nam được thực hiện để đánh giá CLCSSK của công nhân thu gom


2

rác. Đề tài nghiên cứu cấp thành phố “Thực trạng sức khoẻ, các yếu tố liên quan
nghề nghiệp của công nhân ngành môi trường đô thị Hà Nội và giải pháp can thiệp”
do trường Đại học Y tế công cộng chủ trì được thực hiện từ năm 2016-2018 với
mục tiêu mơ tả thực trạng sức khoẻ, phân tích một số yếu tố liên quan nghề nghiệp
đối với sức khỏe của công nhân ngành môi trường đô thị Hà Nội và thử nghiệm một
số giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe của công nhân. CLCSSK của công
nhân là một trong số những thông tin được thu thập của đề tài. Tuy nhiên, nghiên
cứu gốc mới chỉ sử dụng số liệu về CLCSSK của công nhân để mô tả chung mà
chưa phân tích sâu trên từng nhóm đối tượng và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến
CLCSSK. Như vậy, CLCSSK của công nhân thu gom rác như thế nào và những yếu
tố nào liên quan đến CLCSSK của họ? Để trả lời câu hỏi này, học viên thực hiện đề
tài luận văn cao học “Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe và một số yếu tố
liên quan của công nhân thu gom rác của công ty môi trường đơ thị Hà Nội, năm
2017” để tìm hiểu những vấn đề trên. Bên cạnh việc sử dụng số liệu thứ cấp của đề
tài nghiên cứu gốc, học viên đã thu thập thêm các thơng tin định tính nhằm tìm hiểu
sâu hơn về các yếu tố liên quan đến CLCSSK của công nhân thu gom rác.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của công nhân thu

gom rác tại công ty môi trường đô thị Hà Nội năm 2017
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống liên quan sức
khỏe của công nhân thu gom rác tại công ty môi trường đô thị Hà Nội năm
2017


4

Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm
Chất lượng cuộc sống
Năm 1990, Lawton đưa ra khái niệm “Chất lượng cuộc sống là một khái

niệm đa chiều, là đánh giá của cá nhân về những mối quan hệ mà cá nhân tương tác
với môi trường theo những tiêu chuẩn đồng thời khách quan và chủ quan” [49]. Đến
năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa Chất lượng cuộc sống là “Sự hiểu biết
của cá nhân về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống giá trị mà họ
thuộc về; và trong mối quan hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan
tâm của họ” [78].
Nhìn chung, các định nghĩa đều nhấn mạnh chất lượng cuộc sống phụ thuộc
vào hệ thống phức hợp của trạng thái sức khỏe thể chất, tâm lý hay mức độ độc lập,
những mối quan hệ xã hội và mơi trường sống của cá nhân. Nói cách khác, CLCS
mang ý nghĩa tổng thể về sự hài lòng của cá nhân trước tất cả các yếu tố đa dạng
của cuộc sống. Do đó, CLCS mang tính chủ quan cao và bị tác động bởi nhiều yếu
tố.
Sức khoẻ
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa “sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện

về thể chất, tinh thần và xã hội và khơng phải chỉ bao gồm có tình trạng khơng có
bệnh hay thương tật” [78].
Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe
Tác giả Ware JE Jr (1992) định nghĩa Chất lượng cuộc sống về sức khoẻ là
nhận thức về mức độ hài lòng và khả năng thực hiện và kiểm sốt các khía cạnh
khác nhau trong cuộc sống của một người [42].
Hiện nay, các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
thường sử dụng định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: Chất lượng cuộc sống liên
quan đến sức khoẻ (CLCSSK) là sự hài lòng hay hạnh phúc của cá nhân với cuộc


5

sống trong phạm vi ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi "sức khoẻ" [78].
Công nhân môi trường đô thị
Công nhân môi trường đô thị: Người làm việc cho một doanh nghiệp công
lập hoặc tư nhân để thu thập và loại bỏ rác từ dân cư, thương mại, công nghiệp để
chế biến tiếp và xử lý. Khối lượng công việc của một công nhân môi trường đô thị
thường khá lớn. Công nhân môi trường đô thị bao gồm người lao động trực tiếp và
lao động gián tiếp. Đối với lao động trực tiếp có các loại hình lao động khác nhau
như: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác.
Công nhân thu gom rác thải đô thị là những người trực tiếp thực hiện quét
rác, thu gom và vận chuyển rác đến nơi tập kết [44, 77].
Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế,
xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều
kiện lao động thể hiện qua q trình cơng nghệ, cơng cụ lao động, đối tượng lao
động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo
nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất [2].
Điều kiện lao động đặc thù của công nhân thu gom rác là làm việc ngoài trời,

trực tiếp tiếp xúc với phân rác, làm ca đêm liên tục, khơng có sự ln chuyển ca,
khơng có ngày nghỉ lễ, nghỉ tết. Ngồi ra họ cũng phải đối diện với sự mặc cảm
nghề nghiệp, sự khinh miệt do thiếu nhận thức đúng đắn của những người ngồi xã
hội. Mặc khác, mức độ đơ thị hóa ngày càng tăng kéo theo sự gia tăng lớn về khối
lượng chất thải cần phải giải quyết. Trong khi đó cơ sở hạ tầng cịn thấp kém, chắp
vá, thiếu đồng bộ, nhận thức cơng tác giữ gìn vệ sinh đơ thị của người dân cịn hạn
chế làm tăng đáng kể cường độ làm việc của công nhân vệ sinh môi trường đô thị,
ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của họ. Họ thường làm việc một ca 8
giờ, bất kể trong thời tiết nào [6, 16].
Do môi trường làm việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất thải nên công


6

nhân thu gom rác phải thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề nghiệp
như bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, các loại độc tố, hóa chất, các vật sắc nhọn,... bên
cạnh đó là nguy cơ tai nạn thương tích gặp phải trong q trình thu, gom rác thải,
hoặc những tình huống tai nạn ngồi ý muốn do các yếu tố bên ngoài tác động vào
[16, 28, 59].
Tai nạn lao động
Tai nạn lao động trong nghiên cứu này được định nghĩa là những thương tổn
xảy ra trong quá trình lao động gây ra vết thương chảy máu, bong gân, phù nề, xây
xát, gãy xương, gãy răng, vỡ thủng nội tạng, chấn thương sọ não, bỏng, ngạt/đuối
nước... mà cần đến sự chăm sóc y tế, phải nghỉ học/nghỉ làm hoặc bị hạn chế sinh
hoạt ít nhất 1 ngày.
1.2.

Các cơng cụ đo lường chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống
liên quan sức khỏe
Chất lượng cuộc sống có thể được đánh giá bằng hai phương pháp trực tiếp


và gián tiếp, trong đó phương pháp đánh giá gián tiếp qua bộ câu hỏi là phương
pháp thường được sử dụng nhất. Chất lượng cuộc sống của tùy từng đối tượng có
những bộ công cụ đánh giá khác nhau. Đối với một số đối tượng đặc thù, CLCS
được đánh giá thông qua một số bộ công cụ như Wisconsin Quality of Life Index
(W-QLI) thường được dùng trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần; Bộ câu hỏi CAT
(COPD Assessment Test) áp dụng đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
mắc bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính; bộ câu hỏi QOL – AD đánh giá CLCS bệnh
nhân azheimer về các lĩnh vực sức khỏe thể lực, tính tình, trí nhớ, khả năng hoạt
động, mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, khả năng tham gia các hoạt động có ý
nghĩa, tình trạng tài chính và đánh giá tổng thể về bản thân [5]; Bộ câu hỏi GIQLI
đánh giá CLCS của bệnh nhân sỏi túi mật gồm các khía cạnh về sức khỏe thể chất,
chức năng ruột già, các hạn chế do xúc động, chức năng đường tiêu hóa trên và khía
cạnh chướng bụng [10]; Bộ công cụ EORT QLQ-C30 gồm 28 câu hỏi về thể chất,
tinh thần, vận động, nhận thức sự hịa nhập xã hội và triệu chứng điển hình của ung
thư trong đánh giá CLCS của các bệnh nhân bị ung thư giai đoạn IV nằm tại bệnh


7

viện [8]. Thang đo chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe trẻ em Pediatric
Quality of Life (Peds QL) của Bệnh viện Nhi và Trung tâm sức khỏe Sandiego,
California [76]. Thang điểm này được xây dựng bởi W.Varni và cộng sự công bố
năm 2002, đã được sử dụng rộng rãi gần đây trong các nghiên cứu của Reinfjell và
cộng sự (2007) [68], Sitaresmi và cộng sự (2008) [71], Sung và cộng sự (2010)
[73], Litzelman và cộng sự (2011) [52]. PedsQL 4.0 là một công cụ đánh giá đa lĩnh
vực đã được xác định tính hiệu quả và độ tin cậy ở trẻ khỏe mạnh và trẻ bị ung thư.
Peds QL 4.0 gồm 23 mục về 4 lĩnh vực: sức khỏe thể chất; cảm xúc; quan hệ bạn bè
và học tập của trẻ. Thang được cho điểm nhằm đánh giá mức độ khó khăn của trẻ về
4 lĩnh vực trong một tháng qua. Điểm đánh giá về khó khăn của mỗi lĩnh vực bằng

tổng điểm của tất cả các mục trong lĩnh vực đó. Tổng điểm càng cao cho thấy mức
độ khó khăn càng cao, đồng nghĩa với chất lượng sống ở lĩnh vực đó càng thấp.
Chất lượng sống chung được đánh giá bằng tổng điểm của 4 lĩnh vực.
Hiện nay, trên thế giới, các nhà khoa học đang sử dụng những bộ công cụ
đánh giá chất lượng cuộc sống chung, áp dụng được cho nhiều đối tượng như Bộ
câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y tế thế giới WHOQOL (World
Health Organization Quality Of Life) và bản rút gọn WHOQOL-BREF, chất lượng
cuộc sống liên quan đến sức khỏe EQ-5D-3L, EQ-5D-5L, bảng hỏi SF-36 và các
phiên bản như SF-12, SF-8, SF-36 phiên bản 2,.... Bộ câu hỏi WHOQOL và bản rút
gọn WHOQOL-BREF là một trong những bộ câu hỏi đánh giá CLCS được sử dụng
nhiều. WHOQOL gồm 100 câu hỏi để đánh giá 24 khía cạnh về mức độ sảng khoái
về thể chất, mức độ sảng khoái về tâm thần, sự thoải mái trong các mối quan hệ xã
hội và sự thoải mái về môi trường sống [78]. Sau một thời gian, WHOQOL được
đánh giá là quá dài để sử dụng trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã xây dựng
WHOQOL-BREF với 26 câu hỏi về 24 khía cạnh như WHOQOL và 2 câu hỏi về
chất lượng cuộc sống tổng quát và sức khỏe chung [36].
Bộ EQ-5D là một thước đo chuẩn về tình trạng sức khoẻ do Nhóm EuroQol
phát triển nhằm cung cấp một cách đo lường sức khoẻ chung cho việc đánh giá lâm
sàng và kinh tế. EQ-5D được thiết kế để người trả lời có thể tự điền câu trả lời của


8

mình theo những hướng dẫn chi tiết đã ghi trong bộ công hỏi [67]. EQ-5D và các
phiên bản như EQ-5D-3L, EQ-5D-5L được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
đánh giá chất lượng sức khỏe của bệnh nhân [15, 22] hay đánh giá sự bất bình đẳng
CLCS giữa người đồng tính nữ, đồng tính nam và lưỡng tính và người dị tính [54].
EQ-5D và các phiên bản như EQ-5D-3L, EQ-5D-5L.... đã được chuẩn hóa và dịch
ra nhiều thứ tiếng trên thế giới để sử dụng [67].
Bảng câu hỏi SF-36 được áp dụng nhiều để đánh giá CLCSSK [51]. Cho đến

nay đã có nhiều nghiên cứu đánh giá bộ cơng cụ SF-36 [62], ví dụ như J. E. Brazier
và cộng sự (1992) đã thực hiện nghiên cứu nhằm thử nghiệm và chuẩn hóa bộ cơng
cụ này. Nghiên cứu được thực hiện trên 1980 bệnh nhân tuổi từ 16-74. Kết quả cho
thấy SF-36 là một công cụ tốt để đo lường nhận thức về sức khỏe của người dân.
SF-36 rất dễ sử dụng, được bệnh nhân chấp nhận và đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm
ngặt về độ tin cậy và tính hợp lệ [26]. Hay một nghiên cứu khác sử dụng bộ công cụ
SF-36 để điều tra trên đối tượng bệnh nhân hen suyễn của J Bousquet (1994) cũng
cho thấy đây là bộ công cụ đáng tin cậy và có giá trị trong việc khảo sát chất lượng
cuộc sống của những bệnh nhân mắc và không mắc hen suyễn [25]. Một số nghiên
cứu khác thực hiện trên đối tượng người lao động, những người thường gặp các
nguy cơ về sức khỏe như nghiên cứu của Melba Sheila D’Souza và cộng sự (2013)
thực hiện trên nhóm nữ cơng nhân ngành khai thác mỏ và nữ công nhân ngành nông
nghiệp tại Ấn Độ [30], Liu Y và cộng sự (2011) thực hiện trên 529 nông dân và 326
công chức của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc [80], nghiên cứu của Mohammad Agh và
cộng sự (2014) thực hiện trên hai nhóm cơng nhân ngành gỗ (có tai nạn lao động
(TNLĐ) và khơng có TNLĐ) [18], B Qu (2009) cùng cộng sự nghiên cứu trên nhóm
cơng nhân xây dựng ở khu vực đô thị Trung Quốc [64]..... đã khuyến nghị nên sử
dụng bộ công cụ SF-36 để đánh giá CLCSSK. SF-36 còn được dùng được đánh giá
CLCSSK trên cộng đồng dân cư như trong nghiên cứu của C Jenkinson (1994) điều
tra trên 13042 người 18-64 tuổi, được chọn ngẫu nhiên từ danh sách đăng kí online
dịch vụ sức khỏe gia đình (Family Health Services Authority) ở Berkshire,
Buckinghamshire, Northamptonshire và Oxfordshire. Mục đích của nghiên cứu
nhằm xác định tính hợp lệ tiêu chuẩn của SF-36 trong một mẫu cộng đồng lớn,


9

khám phá tính thống nhất nội bộ của cơng cụ và hiệu lực trong các nhóm báo cáo
tình trạng sức khỏe khác nhau. Kết quả cho thấy tính thống nhất nội bộ các lĩnh vực
trong bộ câu hỏi cao, có thể sử dụng SF-36 khi đánh giá ở các nhóm có tình trạng

sức khỏe khác nhau [40].
Đến năm 1995, bộ công cụ SF-36 phiên bản 2 được giới thiệu với những bổ
sung, thay đổi những thiếu sót của phiên bản 1, cụ thể: các câu hỏi ngắn gọn và đơn
giản hơn, dễ hiểu hơn, được bố trí theo mẫu tự điền, giúp dễ dàng hơn trong việc
đọc và trả lời, giảm bớt việc bỏ trống câu trả lời. Bộ công cụ SF-36 phiên bản 2
được đánh giá là thích hợp hơn trong cách bố trí các câu hỏi và câu trả lời, độ tin
cậy và hiệu lực cao [46]. Bộ công cụ SF-36 phiên bản 2 đã được dịch ra nhiều thứ
tiếng và được chuẩn hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới như Ghana [34], Mông Cổ
[58], Hàn Quốc [43], Philippin [27], Ba Lan [83]... Giống như SF-36 phiên bản
trước đó, nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá bộ công cụ SF-36 phiên bản
2 cũng như sử dụng bộ công cụ này làm thước đo đánh giá CLCS liên quan đến sức
khỏe như nghiên cứu của Muhammad Atif (2013) đánh giá CLCS của người nhà
bệnh nhân lao ở Malaysia [20], nghiên cứu của Zhao L và cộng sự (2014) đánh giá
CLCS của cư dân đô thị tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc [46], nghiên cứu của
Motoyuki Nakao (2016) đánh giá tình trạng sức khỏe của người trưởng thành ở
Mông Cổ [58].
Hiện nay, tại Việt Nam, bộ công cụ SF-36 được sử dụng nhiều trong các
nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân mắc các bệnh mạn
tính như tăng huyết áp [1], viêm khớp dạng thấp [11], suy thận [3]... hoặc trên cộng
đồng dân cư [50], người cao tuổi. Một số nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ SF-36
để đánh giá CLCS của những người lao động có nguy cơ cao về sức khoẻ như của
nữ công nhân tại khu công nghiệp Đà Nẵng [12].
Tổ chức RAND, đơn vị xây dựng bộ công cụ SF-36 và các phiên bản, đồng ý
cho các nghiên cứu sử dụng bộ công cụ mà không cần sự cho phép bằng văn bản để
sử dụng bộ công cụ này, với điều kiện người dùng chấp nhận hoàn tồn trách nhiệm
trong việc thay đổi bộ cơng cụ, tính chính xác của bản dịch sang ngơn ngữ khác,


10


cũng như các vấn đề sai sót, hậu quả phát sinh khác [66].
Đề tài nghiên cứu gốc “Thực trạng sức khoẻ, các yếu tố liên quan nghề
nghiệp của công nhân ngành môi trường đô thị Hà Nội và giải pháp can thiệp” do
Trường Đại học Y tế công cộng chủ trì thực hiện đề tài sử dụng bộ cơng cụ SF-36
phiên bản 2 đã được chuẩn hóa và sử dụng qua các nghiên cứu trong nước và quốc
tế để đánh giá CLCSSK của người lao động thơng qua các khía cạnh liên quan chặt
chẽ đến sức khỏe [13].
1.3.

Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người lao động trên thế giới
và Việt Nam
1.3.1. Thực trạng về chất lượng cuộc sống người lao động trên thế giới và
Việt Nam
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về CLCS của nhiều nhóm người

lao động. Tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của công nhân
thu gom rác thải thì chưa có nhiều.
Nghiên cứu của Liu Y và cộng sự (2011) thực hiện đánh giá CLCSSK của lao
động nông nghiệp ở vùng nông thôn của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc bằng bộ câu hỏi
SF36. Nghiên cứu được thực hiện trên 529 nông dân và 326 công chức với nhóm
cơng chức là nhóm so sánh. Kiểm định “t” được sử dụng để so sánh điểm trung bình
CLCSSK của nơng dân với cộng đồng dân cư Trung Quốc và nhóm công chức. Kết
quả cho thấy điểm CLCSSK của công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước cao
hơn điểm CLCSSK của lao động nơng nghiệp (p<0,05) ở các khía cạnh Cảm giác
đau, Sinh lực/năng lượng, Hạn chế do sức khỏe thể chất [80].
Ở Đài Loan, nghiên cứu của Su-Ying Tsai (2012) thực hiện trên 156 nhân viên
là người Đài Loan đang phụ trách quản lý các công ty sản xuất đồ điện tử và đồ
nhựa tại Trung Quốc, những người được chỉ định làm việc dâu dài ở Trung Quốc
nhằm đánh giá CLCSSK, căng thẳng liên quan đến nghề nghiệp và những yếu tố
liên quan bằng bộ câu hỏi SF-36. Kết quả đánh giá cho thấy điểm CLCSSK của

người lao động tại đây lần lượt là Khía cạnh SKTC 92,7 ± 13,6; điểm hạn chế do


11

sức khỏe thể chất 80,8 ± 34,3; cảm giác đau 81,1 ± 17,5; tình trạng sức khỏe chung
67,2 ± 17,1; hạn chế do sức khỏe tinh thần 62,4 ± 17,9; sinh lực, năng lượng 80,5 ±
14,4; khía cạnh SKTT 82,6 ± 33,7 và hoạt động xã hội 66,7 ± 15,0 [75].
Tác giả Melba Sheila D’Souza và cộng sự (2013) đã thực hiện nghiên cứu cắt
ngang tìm hiểu về CLCSSK của 145 nữ công nhân ngành khai thác mỏ và 133 nữ
công nhân ngành nông nghiệp tại Ấn Độ. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ SF-36 để
đánh giá CLCSSK của những cơng nhân này. Nhìn chung CLCSSK của cơng nhân
ngành nông nghiệp cao hơn ngành khai thác mỏ. Điều này đúng với thực tế điều
kiện làm việc khác nghiệt và áp lực trong mơi trường hầm lị khai thác mỏ. Tuy
nhiên CLCSSK công nhân cả hai ngành đều chỉ ở mức dưới trung bình (điểm trung
bình các khía cạnh đều nhỏ hơn 75,00 điểm). Các yếu tố nhân khẩu học, giáo dục,
kinh tế, áp lực môi trường…đều ảnh hưởng đến CLCSSK công nhân với mức ý
nghĩa thống kê p<0,05 [30].
DeSilva PV và cộng sự (2013) đánh giá tình trạng sức khỏe và CLCS của nữ
công nhân may mặc tại Sri Lanka bằng bộ câu hỏi WHOQOL. Kết quả cho thấy
15,5% nữ công nhân phàn nàn bị các vấn đề về cơ xương khớp, hơn 5% bị TNTT
khi làm việc và 68,3% trong số đó bị kim đâm. Với các vấn đề đó thì 18,4% cơng
nhân có CLCS rất tốt, 36% CLCS tốt và 44,9% CLCS bình thường [31].
Một nghiên cứu khác ở Bắc Iran của Mohammad Agh và cộng sự (2014) tìm
hiểu CLCSSK bằng bộ cơng cụ SF-36 trên 114 cơng nhân ngành gỗ chia làm hai
nhóm (có TNLĐ và khơng có TNLĐ). Kết quả cho thấy điểm trung bình của các
khía cạnh khác nhau của chất lượng cuộc sống trong nhóm khơng gặp TNLĐ và
nhóm có gặp TNLĐ là như sau: sức khỏe thể chất 67,23 ± 2,413 và 81,99 ± 2,193;
sức khoẻ tâm thần 59,12 ± 16,76 và 71,52 ± 18,14, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p <0,05 [18].

Nghiên cứu ở nhóm cơng nhân đường sắt tại Trung Quốc (2016), thu thập số
liệu qua bộ công cụ SF-36 phiên bản 2 cho thấy điểm CLCS khá thấp, cụ thể nhóm
cơng nhân mặt đất có điểm CLCS thể chất trung bình là 48,33; CLCS tinh thần
trung bình là 41,46; nhóm người bán vé có điểm CLCS thể chất trung bình thấp hơn
là 47,41; CLCS tinh thần trung bình là 40,14; và thấp nhất là nhóm lái tàu với điểm


12

CLCS thể chất và tinh thần trung bình lần lượt là 47,01 và 34,86 [82].
CLCS của nữ ngư dân tại Brazil được đánh giá là thấp hơn so với CLCS trung
bình của cộng đồng trong nghiên cứu của Juliana dos Santos Müller và cộng sự
(2016), sử dụng bộ công cụ SF-36, cụ thể điểm sức khỏe thể chất 65,7; điểm những
hạn chế do sức khỏe thể chất 47,3; cảm giác đau 50,44; tình trạng sức khỏe chung
51,2; những hạn chế do sức khỏe tinh thần 54,5; Sinh lực, năng lượng 66,4; Sức
khỏe tinh thần 62,4 và Hoạt động xã hội 64,8; so với điểm CLCS trung bình của
người dân Brazil từ 66,85 (những hạn chế hoạt động do vấn đề tinh thần) đến 82,45
(chức năng thể lực) [57].
Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người lao động tại Việt Nam chưa có
nhiều. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh và cộng sự (2016), sử dụng bộ
công cụ SF-36, cho thấy công nhân nữ làm việc tại các khu cơng nghiệp có CLCS ở
mức trung bình (74,0±12,2). Xét về từng khía cạnh, các khía cạnh sinh lực/năng
lượng, sức khỏe chung có điểm trung bình thấp nhất, lần lượt là 65,9±18,6 và
63,7±16,2, cao nhất là khía cạnh sức khỏe thể chất 87,6±17,0 [9].
1.3.2. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống người lao động
1.3.2.1.

Các yếu tố nhân khẩu học

Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của công nhân đã được tiến hành trên

nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực trên thế giới, các kết quả cho thấy có nhiều mối
liên quan giữa CLCS của công nhân và các yếu tố nhân khẩu học.
Tuổi
“Nghiên cứu về căng thẳng công việc và chất lượng cuộc sống của nữ công
nhân phần mềm tại Bangalore, Ấn Độ” của L.Ranjit và cộng sự (2012) thực hiện
trên 201 đối tượng với bộ câu hỏi tự điền. Bộ công cụ được dùng để đánh giá CLCS
trong nghiên cứu là bộ công cụ của D.L.Dubey, Verma.S.K. Kết quả phân tích
tuyến tính giữa tuổi và CLCS cho thấy tuổi càng cao thì CLCS càng giảm (r= 0,35) [47].
Theo Liu Y và cộng sự (2011), các yếu tố liên quan đến CLCSSK của người


13

nơng dân được đánh giá qua mơ hình hồi quy tuyến tính tổng qt (GLM) và mơ
hình phương trình cấu trúc (SEM). Kết quả cho thấy CLCSSK của người nông dân
thấp và chủ yếu có liên quan đến tuổi, tuổi càng cao thì CLCSSK càng thấp [80].
Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Francisca Aline Arrais
Sampaio Santos và cộng sự (2016) đánh giá CLCS của 153 nhân viên y tế cộng
đồng ở Brazil (CLCS của nhóm nhân viên trên 40 tuổi thấp hơn so với nhóm dưới
40 tuổi) [69]. Nghiên cứu trên nhóm đối tượng kỹ sư điều hành tại Hàn Quốc của
Choi, Seung Hee và cộng sự (2012) cũng cho thấy tuổi già có liên quan và làm giảm
CLCS của các kỹ sư này [29]. Nghiên cứu cắt ngang của Melba Sheila D’Souza về
CLCSSK của công nhân ngành khai thác mỏ và ngành nông nghiệp tại Ấn Độ, kết
quả phân tích ANOVA, MANOVA và hồi quy tuyến tính tổng quát GLM đã cho
thấy CLCS tăng khi tuổi giảm với mức ý nghĩa thống kê p<0,05 [30].
Giới tính
Maxwell O Adibe thực hiện nghiên cứu ở Nigeria (2014) đánh giá chất lượng
cuộc sống của công nhân viên chức phi chính phủ và chính phủ bằng bộ cơng cụ
SF-36 cho thấy nhìn chung nam cơng nhân phi chính phủ có CLCS tinh thần tốt hơn
nữ [17]. Tương tự nghiên cứu của Liu Y và cộng sự (2011), cho thấy CLCSSK của

người nơng dân thấp và có liên quan đến giới tính, nữ giới có CLCSSK thấp hơn so
với nam giới [80].
Trình độ học vấn
Theo L.Ranjit và cộng sự (2012) nghiên cứu trên nhóm đối tượng nữ cơng
nhân phần mềm tại Bangalore, Ấn Độ, kết quả kiểm định ANOVA cho thấy có sự
khác biệt về điểm CLCS của những nhóm cơng nhân có trình độ học vấn khác nhau
(p<0,01), trình độ học vấn càng cao thì CLCS càng tốt [47]. Kết quả tương tự cũng
được tìm thấy trong nghiên cứu của Francisca Aline Arrais Sampaio Santos và cộng
sự (2016) đánh giá CLCS của 153 nhân viên y tế cộng đồng ở Brazil (CLCS của
nhóm nhân viên có trình độ học vấn từ PTTH trở xuống thấp hơn so với nhóm có
trình độ học vấn cao hơn) [69]. Juliana dos Santos Müller và cộng sự thực hiện
đánh giá CLCSSK trong nhóm nữ ngư dân ở Brazil (2016) bằng bộ công cụ SF-36


14

cũng cho thấy trình độ học vấn thấp làm giảm CLCSSK [57].
Tình trạng hơn nhân
Nghiên cứu của L.Ranjit và cộng sự (2012) cho thấy những người đã kết hơn
có CLCS (66,08) kém hơn những người chưa kết hôn (71,85) (t=2,74), lý do có thể
vì trách nhiệm quản lý gia đình và công việc đã ảnh hưởng lớn đến CLCS của họ
[47]. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Maxwell O Adibe thực hiện ở
Nigeria (2014) với kết luận cơng nhân viên phi chính phủ đã kết hơn có CLCS tinh
thần thấp hơn so với những người chưa kết hôn [17]. Nghiên cứu của Liu Y và cộng
sự (2011) cũng kết luận những người đã kết hơn có CLCSSK kém hơn những người
chưa kết hôn [80]. Nghiên cứu trên nhóm đối tượng kỹ sư điều hành tại Hàn Quốc
của Choi, Seung Hee và cộng sự (2012) cũng cho thấy việc kết hơn có liên quan và
làm giảm CLCS của các kỹ sư này [29].
Tuy nhiên trong một nghiên cứu khác của Imhonde, H O và cộng sự (2010),
kết quả cho thấy rằng CLCS của công nhân nữ đã kết hôn tốt hơn so với công nhân

nữ chưa kết hôn [38]. Giống với kết quả nghiên cứu của Kyungeun Park và cộng sự
(2015) thực hiện trên nông dân Hàn Quốc cho thấy những người đã kết hơn có
CLCS tốt hơn [60].
Điều kiện kinh tế
Nghiên cứu của Liming Lu và cộng sự (2016) đánh giá CLCSSK trên nhóm
người di cư Trung Quốc làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng bộ cơng
cụ SF-12, kết quả phân tích SEM cho thấy những người có mức lương cao hơn thì
CLCSSK cao hơn [53].
Tình trạng sức khỏe
* Các vấn đề cơ xương khớp:
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy mối liên quan giữa việc mắc các
vấn đề cơ xương khớp với CLCSSK. Nghiên cứu của Johan Hviid Andersen và
cộng sự (2002) nhấn mạnh công nhân nữ bị đau cổ vai gáy cao gấp 1,8 lần so với
công nhân nam, tuổi từ 45 trở lên có nguy cơ đau cổ vai gáy gấp 0,8 đến 1,5 lần so


15

với tuổi thấp hơn. Điều này ảnh hưởng rõ rệt đến CLCS của công nhân. Biểu hiện
càng đau, CLCS càng giảm mạnh trong tất cả 8 khía cạnh của CLCS [19]. Nghiên
cứu của McDonald, Margaret và cộng sự (2011) cho tìm ra mối liên quan giữa viêm
khớp, đau lưng và đau cơ với CLCS thấp ở mức có ý nghĩa lâm sàng sau khi phân
tích số liệu khảo sát sức khỏe của gần 31.000 công nhân Hoa Kỳ [84]. Nghiên cứu
của Julie Bodin và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu so sánh CLCSSK của ba
nhóm cơng nhân bị đau vai hoặc không đau vai kéo dào hơn 1 tháng trong 12 tháng
trước đó, bao gồm nhóm 1 – khơng đau vai, nhóm 2 – đau vai nhưng khơng đau cổ,
khuỷu tay và cổ tay kéo dài hơn 1 tháng trong 12 tháng trước đó, nhóm 3 – đau vai
và đau cổ, khuỷu tay và cổ tay kéo dài hơn 1 tháng trong 12 tháng trước đó. Kết quả
phân tích trung bình điểm SF36 cho thấy cơng nhân trong nhóm 2 có điểm số SKTC
thấp hơn so với nhóm 1, bất kể giới tính. Cơng nhân nhóm 3 có điểm số SKTC và

SKTT thấp hơn so với nhóm 1. Như vậy có thể thấy cơng nhân bị đau vai và đau cổ,
khuỷu tay và cổ tay có CLCS kém hơn so với công nhân không bị đau tại các vị trí
này [23]. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của T.Morken
(2002) trên công nhân khu công nghiệp ở Na Uy [56] và nghiên cứu của Velasco
Garrido M (2015) ở công nhân môi trường đô thị tại Đức [77].
* Các bệnh đường hô hấp:
Một trong những bệnh hay gặp khác trong nhóm đối tượng cơng nhân thu gom
rác là các bệnh đường hô hấp do họ phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi.
Nghiên cứu của Dhamane, Amol D. (2016) cho thấy mức độ trầm trọng của bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính của mối liên quan nghịch với CLCS, với p <0,001. Mức độ
mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính càng trầm trọng thì CLCS của họ càng thấp [32].
* Các bệnh da liễu:
Các vấn đề da liễu cũng ảnh hưởng đến CLCS người lao động. Nghiên cứu
của Rita Pichardo và cộng sự (2009) kết luận mụn trứng cá làm giảm CLCS của
những công nhân nam tại Mỹ [61].
* Sức khỏe tinh thần:


16

P. Michel và cộng sự (1997) thực hiện nghiên cứu đánh giá gánh nặng của
chứng đau nửa đầu với năng suất công việc và CLCS của người lao động của cơng
ty điện khí đốt quốc gia Pháp bằng bộ cơng cụ SF36. Kết quả cho thấy CLCS ở
nhóm đau nửa đầu thấp hơn so với nhóm khơng bị đau nửa đầu. Chứng đau nửa đầu
là nguyên nhân chủ yếu làm giảm CLCS của những công nhân này [55]. Choi,
Seung Hee và cộng sự (2012) đã tìm hiểu và xác định tình trạng có bệnh tật, trầm
cảm có liên quan và làm giảm chất lượng cuộc sống của các kỹ sư điều hành tại Hàn
Quốc [29]. Nghiên cứu của Liu Y và cộng sự (2011) thực hiện trên nhóm nơng dân
cho thấy những người mệt mỏi nhiều có CLCSSK kém hơn những người ít mệt mỏi
[80].

* Tai nạn lao động:
Các vấn đề TNLĐ cũng đã được chứng minh có mối liên quan chặt chẽ đến
CLCS. Nghiên cứu cắt ngang có nhóm chứng của Fereydoon Laal và cộng sự
(2017) thực hiện tại Đơng Nam Iran đã cho thấy điểm trung bình CLCS của nhóm
có gặp TNLĐ là 37,61±14,29, thấp hơn hẳn so với nhóm khơng gặp TNLĐ (74,92 ±
12,95), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001 [48]. Một nghiên cứu khác ở
Bắc Iran của Mohammad Agh và cộng sự (2014) thực hiện trên hai nhóm cơng nhân
ngành gỗ (có TNLĐ và khơng có TNLĐ). Kết quả cho thấy điểm trung bình của các
khía cạnh khác nhau của CLCS trong nhóm khơng gặp TNLĐ và nhóm có gặp
TNLĐ là như sau: sức khỏe thể chất 67,23 ± 2,413 và 81,99 ± 2,193; sức khoẻ tinh
thần 59,12 ± 16,76 và 71,52 ± 18,14, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
Điều kiện làm việc khơng an tồn và hành vi nguy cơ cao của người lao động dẫn
đến TNLĐ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và CLCS của họ [18].
Tương tự nghiên cứu của Baragaba Basim và cộng sự (2016) cũng cho thấy những
công nhân bị TNLĐ có điểm sức khỏe thể chất và tinh thần thấp hơn lần lượt là 3 và
1 điểm so với những công nhân không bị TNLĐ [21].
Như vậy có thể thấy, các vấn đề sức khỏe, tình trạng sức khỏe của người lao
động ảnh hưởng rất lớn đến CLCSSK của họ.
1.3.2.2.

Các yếu tố nghề nghiệp


17

Các yếu tố về công việc, cụ thể là làm việc ca kíp, thời gian làm việc kéo dài,
loại hình công việc nặng nhọc, môi trường làm việc... ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và CLCS của người lao động.
Thời gian làm việc
Nghiên cứu của Yu HM và cộng sự (2008) thực hiện trên nhóm cơng nhân

ngành than bụi của Trung Quốc đã tìm thấy yếu tố giờ làm việc có liên quan đến
CLCS, cụ thể thời gian làm việc của cơng nhân càng dài thì CLCS càng giảm (r = 1,26 đối với CLCS thể chất; r = - 1,49 đối với CLCS xã hội; r = - 1,524 đối với
CLCS môi trường) [81].
Thâm niên nghề
Tác giả L.Ranjit (2012) cũng chỉ ra rằng thâm niên nghề nghiệp ảnh hưởng
đáng kể đến CLCS của người lao động nữ phần mềm (r = - 0,27), thâm niên nghề
càng nhiều thì càng làm giảm CLCS của công nhân nữ [47]. Kết quả tương tự cũng
được tìm thấy trong nghiên cứu của Francisca Aline Arrais Sampaio Santos và cộng
sự (2016) đánh giá CLCS của 153 nhân viên y tế cộng đồng ở Brazil (CLCS của
nhóm nhân viên có thâm niên trên 10 năm thấp hơn so với nhóm có thâm niên ít
hơn) [69].
Cơng việc ca kíp
WANG Xiao-kai và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu trên 782 công nhân
thép tại Trung Quốc đã tìm thấy mối liên quan của cơng việc ca kíp đến CLCS của
những công nhân tiếp xúc với nhiệt độ cao [79], tương tự kết quả nghiên cứu của
Xiaona Zhang trên đối tượng công nhân đường sắt (2016) [82].
Công việc có nhiều nguy cơ sức khỏe
Nghiên cứu của Maxwell O Adibe và cộng sự (2014) thực hiện ở Nigeria đã
đánh giá CLCS của cơng nhân viên phi chính phủ bằng bộ công cụ SF-36 cho thấy
những người nhận thấy công việc của họ dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe thì có
CLCS tinh thần thấp hơn so với những người khơng thấy có nguy cơ sức khỏe trong
cơng việc [17].


×