Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TỔNG hợp 1 số mở bài HAY các tác PHẨM 12 và DẠNG CHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.97 KB, 22 trang )

Tổng hợp những mở bài cho các tác phẩm lớp 12 ( phần 1 )
Một số mở bài cho bài Tun ngơn Độc Lập –Hồ Chí Minh
MB 1.
Theo chiều dài bốn ngàn năm của lịch sử dân tộc có nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ gắn với sự
nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm. Một trong những mốc lịch sử trọng đại ấy là sự kiện Cách
mạng tháng 8 năm 1945 thành công, khai sinh ra nước VNDCCH. Để tuyên bố với nhân dân cả
nước và thế giới biết nước Việt Nam từ nay độc lập, Hồ Chí Minh đã viết tun ngơn độc lập. Một
văn kiện đặc biệt vừa tính văn học, vừa mang tính lịch sử.( dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. Hoặc
trích đoạn văn cần phân tích )
MB 2.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với đủ loại ngoại xâm: Từ Bắc xuống,
từ Nam lên, tứ Tây sang, từ Đông vào cho nên cùng với những chiến công hiển hách: phá Tống,
bình Nguyên, diệt Minh, đuổi Thanh; nền văn học chúng ta cũng đã có những áng văn kiệt tác
khẳng định đanh thép chủ quyền độc lập của dân tộc. Bên cạnh bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt
sang sảng ngâm trên sơng Như Nguyệt, Bình Ngơ đại cáo một thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi,
ngày nay chúng ta có Tuyến ngơn Độc lập y một áng văn chính luận mẫu mực, nổi tiếng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sơng. .( dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận.
Hoặc trích đoạn văn cần phân tích )
MB 3.
Em hãy phân tích nghệ thuật Bản Tun Ngơn Độc Lập của Hồ Chí Minh để thấy rõ nghệ
thuật lập luận đặc sắc của Bác Hồ?
Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người đã viết
thành cơng trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những
tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là
một cây bút xuất sắc, mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945.
“Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa
Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của
dân tộc vừa bác bỏ luận điểm xâm lược của kẻ thù. “Tun ngơn độc lập” là một áng văn chính
luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Cái tạo nên giá
trị nghệ thuật cao chính là ở bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, văn
phong xúc tích trong sáng.


MB 4.
Sinh thời Hồ Chí Minh khơng bao giờ nhận mình là nhà văn nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn
nghệ người yêu văn nghệ. Nhưng trên bước đường hoạt động cách mạng Người nhận thấy văn
chương có thể phụng sự đắc lực cho tuyên truyền. Cộng với một tài năng nghệ thuật và một tinh
thần nghệ sĩ chan chứa cảm xúc nên người đã sáng tác nên nhiều tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu
trong số nhưng tác phẩm đó phải kể đến tác phẩm tun ngơn độc lập. Nó khơng chỉ áng văn
chính luận hay sắc sảo với những lập luận chặt chẽ mà nó cịn mang ý nghĩa như tuyên ngôn
khẳng định cho một đất nước – đó chính là nước Việt Nam dân chủ cộng hịa. .( dẫn dắt nêu vấn
đề nghị luận. Hoặc trích đoạn văn cần phân tích )
MB 5:Bàn về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập
1


TNĐL là một tác phẩm chứa nhiều giá trị. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, giá trị nào của tác
phẩm này cũng , thật sâu sắc. Về mặt thể loại văn học, Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính
luận hào hùng, mẫu mực, đáng lưu truyền mn thuở. Một trong những nét nổi bật của bản Tuyên
Ngôn Độc Lập là lập luận sắc sảo, chặt chẽ tạo nên một sức thuyết phục rất lớn. Xuất phát từ
quan điểm sáng tác và đặc trưng thể loại của tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy được cội nguồn của
sức thuyết phục ấy.
Một số mở bài cho bài thơ Tây tiến -Quang Dũng
MB 1 :
Đề bài : Cảm nhận về đoạn thơ
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…..Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Ai đã từng đi qua một thời trận mạc chắc hẳn trong lòng thường lưu giữ những kỉ niệm khó quên.
Quang Dũng cũng vậy, những năm tháng gắn bó với binh đồn Tây tiến đã để lại ấn tượng không
thể phai mờ trong trái tim ông. Nỗi nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội , nhớ núi rừng thôi thúc ông viết
Tây tiến – bài thơ với những vần thơ đậm chất anh hùng ca bay lên từ hiện thực tàn khốc. Đoạn
đầu bài thơ chính là đoạn ghi lại những kỉ niệm những kỉ niệm đầy ắp và nỗi nhớ của nhà thơ về
những ngày tháng gắn bó cùng binh đồn:

Sơng Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…..Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
MB 2:
Đề bài : Chứng minh chất hiện thực và lãng mạn của bài thơ Tây tiến thơng qua đoạn thơ sau :
Tây tiến đồn binh khơng mọc tóc…..
Chín năm kháng chiến chống Pháp với bao gian khổ, hi sinh, mất mát nhưng đã để lại một dấu son
chói lọi trong lịch sử dân lộc. Những năm tháng đáng nhớ ấy là nguồn cảm hứng bất tận cho thi
ca. Nhiều bài thơ ra đời ngay từ những ngày đầu kháng chiến và tạo nên sức mạnh cho người lính
đi tới thắng lợi cuối cùng . Trong những bài thơ đặc sắc , chúng ta phải kể đến Tây Tiến của
Quang Dũng. Bài thơ giàu chất hiện thực nhưng lại dạt dào cảm hứng lãng mạn. Đoạn thơ sau dù
chỉ là trích đoạn, cũng cho thấy rất rõ đặc điểm ấy:
( Trích dẫn đoạn thơ )
MB3 :
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau
Tây tiến đồn binh khơng mọc tóc…
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được xem là một trong những tác phẩm xuất sác của thơ ca
Việt Nam giai đoạn sau 1945. Bài thơ cho chúng ta cảm nhận một cách rõ nét, sinh động vẻ đẹp
hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây. Đặc biệt bài thơ đã khắc sâu trong tâm trí người đọc
vẻ đẹp hình tượng người lính, vẻ đẹp ấy được thể hiện tập trung ở đoạn thơ:
Tây Tiến đoàn binh khơng mọc tóc
Quăn xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
2


Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành!

Đề bài :Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận, mỗi nhà thơ lại có cách khám phá thể
hiện riêng. Trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết:
“Tây Tiến đoàn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Trong Việt Bắc, Tố Hữu viết:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
Bài làm:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lịa”
Đã có những tháng ngày như thế, những tháng ngày đất nước hừng hực sục sơi trong khí thế của
cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Đã có những con người như thế, những con người nhỏ
bé nhưng tạo sức mạnh của những đoàn quân một thời làm khiếp sợ kẻ thù, ra trận với ý chí
“Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” để giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc. Cùng tái hiện vẻ đẹp
của những đồn qn ra trận, mỗi nhà thơ lại có cách khám phá và thể hiện riêng. Trong bài Tây
Tiến, Quang Dũng viết:
“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Trong Việt Bắc, Tố Hữu viết:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.
Một số mở bài cho Người lái đị sơng Đà– Nguyễn Tn
MB 1 :
Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ ngay đến “chủ nghĩa xê dịch”. Ơng tới miền Tây Bắc
rộng lớn, xa xơi khơng chỉ để thoả mãn cái thú tìm đến miền đất lạ cho thoả niềm khát khao “Xê
dịch” mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên và ở tâm hồn của người lao động. Những
trang viết hay nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội hoặc
những cảnh thiên nhiên đẹp một cách tuyệt đỉnh, tuyệt vời. “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm
tiêu biểu cho phong cách của nhà văn. Tác phẩm là những trang văn miêu tả rất tinh tế vẻ đẹp hình
tượng con sơng Đà vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình và lãng mạn.
3


MB 2 :Đề bài: Cảm nhận của em về hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sơng
Đà của Nguyễn Tn
Tuỳ bút “Người lái đị sơng Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân được in
trong tập sông Đà (1960). Viết tuỳ bút này, Nguyễn Tuân tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng
mười của núi rừng Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười trong những con người đang nhiệt tình
gắn bó với cơng cuộc xây dựng q hương. Chất vàng mười i ấy chính là vẻ đẹp người lái đị sơng
Đà. Dưới ngịi bút tài hoa của Nguyễn Tuân người lái đò vừa là người anh hùng vừa là người nghệ
sỹ tài hoa trong nghề của mình.
MB3 : Cảm nhận về một đoạn văn trong tác phẩm Người lái đị sơng Đà
Nguyễn Tn là cây bút tài hoa , uyên bác , cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống . Ơng có
sở trường về thể loại tuỳ bút . Một trong những sáng tác tiêu biểu của ơng là tuỳ bút “ Người lái
đị sông Đà” . Tác phẩm đã khắc hoạ vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của con sơng Đà
và ca ngợi người lái đị giản dị mà kì vĩ trên dịng sơng . Đoạn trích dưới đây là đoạn tiêu biểu
của thiên tuỳ bút này: ( trích dẫn đoạn văn trong đề bài. Các em không cần chép đoạn trích vào
bài thi nhé ! chỉ chép câu đầu và chấm chấm (…) câu cuối của đoạn )
MB 4 : Phân tích nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tuỳ bút “Người
lái đò sông Đà”

Nguyễn Tuân là một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Mỗi tác phẩm
của ông là một bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người, đặc biệt là những người lao động
bình dị mà tài hoa. Bên cạnh đó, tác phẩm của ông được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách
nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo . “Người lái đị Sơng Đà ” là một bài tùy bút tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của ông.
Một số mở bài cho bài thơ Việt Bắc– Tố Hữu
MB 1 :
Đề bài: Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:
“Ta với mình, mình với ta
…Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.”
“Dẫu xi về phương bắc
…Hướng về anh một phương.”
Bài làm
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có ít nhất một niềm thương, nỗi nhớ. Niềm thương, nỗi
nhớ ấy luôn thường trực trong ta tạo nên những rung động mãnh liệt trong cảm xúc. Với các thi
nhân , cảm xúc lại là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó giúp cho các nhà thơ làm nên những thi phẩm
say đắm lịng người. Tiếng nói từ trái tim sẽ đến được với trái tim. Đoạn thơ:
” Ta với mình, mình với ta
Lịng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.”
trích trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu và đoạn thơ:
“Dẫu xuôi về phương bắc
4


Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.”
trích trong bài thơ “Sóng của Xn Quỳnh là những vần thơ dạt dào cảm xúc như thế.

( Bài viết của học sinh)
MB 2 :
Đề bài : Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau….
Bài làm:
Có thể nói Tố Hữu là nhà thơ vĩ đại của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông ghi dấu các
sự kiện, các dấu mốc của lịch sử quan trọng ở nước ta suốt hơn nửa thế kỉ. Việt Bắc là một trong
số những bài thơ tiêu biểu. Tác phẩm ghi lại sự kiện Đảng và Nhà nước chuẩn bị rời Việt Bắc về
Hà Nội sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Trong bài thơ của mình, Tố Hữu đã thể hiện
những tình cảm tha thiết của người đi – kẻ ờ, thể hiện những cảm nhận sâu sắc của tác giả về thiên
nhiên và con người Việt Bắc. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn thơ:
Ta về mình có nhớ ta,
….Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
MB 3 :
Đề bài:
”Việt Bắc” tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu và nghệ thuật biểu
hiện giàu tính dân tộc của thơ ơng.Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích hai mươi câu thơ đầu
của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Bài làm:
Việt Bắc – Một sáng tác thành công của nhà thơ Tố Hữu được viết ra như một bản anh hùng ca ,
ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bải thơ như lời hát tâm tình của mối tình tha
thiết và day dứt giữa đồng bào Việt Bắc với người cán bộ về xuôi. Tác phẩm không chỉ hấp dẫn
người đọc ở nội dung sâu sắc mà cịn bởi giọng thơ tâm tình ngọt ngào cùng nghệ thuật biểu hiện
giàu tính dân tộc.
MB 4 : Cảm nhận về đoạn thơ :
“Mình về mình có nhớ ta

Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay”
Bài làm :
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu thể
hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Thơ ơng đậm đà tính dân tộc trong nội

dung và hình thức thể hiện. Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao
của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Việt Bắc có nhiều đoạn thơ hay mà tiêu biểu là đoạn
thơ sau:
“Mình về mình có nhớ ta

Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay”
MB5 :
Việt Bắc là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp và cũng là đỉnh cao của thơ Tố Hữu là
bài thơ tiêu biểu cho phong cách này. Bằng cấu từ đầy màu sắc trữ tình dân gian, 1 thứ ngơn ngữ
ngọt ngào tha thiết, những hình ảnh rất giàu chất thơ Tố Hữu đã từ cuộc chia tay giữa những
5


người kháng chiến đối với đồng bào Việt Bắc mà tái hiện lại một Việt Bắc trong kháng chiến đầy
gian khổ hy sinh nhưng thấm đẫm nghĩa tình quần chúng giữa cách mạng với nhân dân, lãnh tụ
với dân tộc, miền ngược với miền xuôi, quá khứ, hiện tại, tương lai như hồ quyện vào nhau. Điều
đó đã được thể hiện ngay trong 8 câu thơ mở đầu bài thơ.
Một số mở bài cho bài thơ Sóng -Xuân Quỳnh
MB1 : Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau :
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Bản quyền bài viết này thuộc về . Mọi hành động sử dụng nội dung web xin
vui lòng ghi rõ nguồn
Bài làm :

Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trẻ xuất sắc trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ và
là một trong số ít những nhà thơ nữ viết rất nhiều và rất thành công về đề tài tình u. Một trong
những thành cơng xuất sắc về đề tài này của nữ sĩ là bài thơ “Sóng”, hai khổ thơ đầu bài thơ tác
giả viết:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sơng khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
MB2 :
Từ xa xưa, tình u ln là điều bí ẩn đối với con người. Có lẽ cũng vì thế mà mỗi nhà thơ đều có
cách lí giải và cảm nhận riêng về tình yêu. Ta bắt gặp một Xuân Diệu say đắm, nồng nàn, khao
khát được yêu đương mãnh liệt, một Nguyễn Bính chân chất của tình u đồng nội, gần gũi với
thơn q. Và có lẽ chắc chắn người đọc sẽ không quên được Xuân Quỳnh với nhiều trạng thái
cảm xúc vừa gần gũi, giản dị, vừa ồn ào, mãnh liệt. Bài thơ “sóng” là tiếng lịng chân chất, mộc
mạc và cũng đầy những bất an về tình yêu đôi lứa.. Bài thơ mở đầu bằng những cảm xúc khi yêu:
6


Theo yêu cầu, cô viết tiếp mở bài tham khảo cho Rừng Xà nu và Những đứa con trong gia đình
Một số mở bài cho tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành
MB1 . Dùng cho nhân vật T Nú :
Rừng xà nu là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào Tây Nguyên trong
kháng chiến chống Mĩ. Tái hiện chân thực cuộc chiến đâu kiên cường của nhân dân Tây Nguyên
trong những ngày đánh Mỹ, nhà văn tập trung miêu tả hình thành của một thê hệ tiếp nối, phát
huy truyền thống anh hùng của cha ơng, và qua đó nhà văn cũng phản ánh sự trưởng thành của
nhân dân Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mới là đế quốc Mỹ. Tiêu

biểu cho thế hệ thanh niên đó là Tnú.
MB 2 : Dùng cho đề bài : cảm nhận của anh/ chị về đoạn văn sau :
Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi
sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối….Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết
tầm mắt cũng khơng thấy gì khác ngồi những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.
Bài làm:
Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành viết vào mùa hè 1965 khi đến quốc Mỹ bắt đầu đổ quân
ào ạt vào miền Nam nước ta. Tác phẩm rất thành công trong việc khắc hoạ hình ảnh rừng xà numột lồi cây hùng vĩ, cao thượng, man dại, trong sáng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho người dân Tây
Nguyên nói riêng, con người Việt Nam nói chung. Ngay ở đoạn văn mở đầu truyện, ta bắt gặp
hình ảnh rừng xà nu hùng vĩ, để lại ất tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Mở bài khác :
Mỗi nhà văn dường như đều gắn bó với một vùng quê nhất định . Nếu như Nguyên Hồng tha
thiết với Hải Phòng –thành phố hoa phượng đỏ, Nam Cao gắn bó cả cuộc đời với làng Vũ Đại qua
những trang văn sắc lạnh mà thấm đẫm nước mắt, thì Nguyễn Trung Thành dường như có một
niềm yêu thiết tha và mối giao cảm kì lạ với Tây Nguyên. Trong suốt hai cuộc kháng chiến, chính
mảnh đất và con người nơi đây là nguồn cảm hứng lớn lao cho sáng tác của ông, làm nên tác
phẩm “Rừng xà nu”- một bản anh hùng ca thời hiện đại. Đến với “Rừng xà nu”, ngay ở đoạn văn
mở đầu truyện, ta bắt gặp hình ảnh rừng xà nu hùng vĩ, để lại ất tượng sâu sắc trong lòng người
đọc.
Một số mở bài cho tác phẩm Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
MB 1 : Cảm nhận về đoạn văn trong tác phẩm: “Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú
cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. …. Lần đầu tiên Việt mới thấy lịng mình rõ như thế. Cịn mối thù
thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”.
Nhắc tới Nguyễn Thi, người đọc không thể không nhắc tới ” Người mẹ cầm súng, ” Khi mẹ vắng
nhà”, và đặc biệt là truyện ngắn ” Những đứa con trong gia đình” . Trong tác phẩm, cảm động
nhất là đoạn văn kể chuyện chị em Chiến, Việt làm cơm cúng má rồi dời bàn thờ má sang nhà chú
Năm. Đoạn truyện đã đem lại những rung động sâu xa cho người đọc trước vẻ đẹp tâm hồn của
con người Việt Nam trong kháng chiến: ” Cúng mẹ và cơm nước xong….”
MB 2 : So sánh Việt và Tnú
7



Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của
Nguyễn Thi là 2 tác phẩm xuất sắc, phản ánh cuộc chiến đấu của con người Việt Nam trong kháng
chiến. Tnú và Việt là hai nhân vật chính , tiêu biểu cho phẩm chất người cộng sản kiên cường.
Qua hai nhân vật, tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã khắc họa thành công vẻ đẹp
con người Việt Nam trong kháng chiến. Ở mỗi nhân vật đều có những vẻ đẹp riêng, hấp dẫn người
đọc.
Một số mở bài cho bài Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm
MB 1 :
Đề bài yêu cầu cảm nhận 9 câu thơ đầu trong bài Đất Nước, ta có thể tham khảo mở bài sau:
“Đất Nước” từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca nói riêng và văn học nói chung. Nếu
như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ
hay cảm hững về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi,
quen thuộc bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm
ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vơ ngần. Vẻ đẹp ấy được
hiện lên sâu sắc nhất qua chín câu thơ đầu. (trích thơ)
MB2 : So sánh Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Trải suốt chiều dài lịch sử văn học, hình tượng đất nước đã bắt nhịp trái tim của không biết bao
nhiêu nghệ sĩ để đi vào thơ với vẻ đẹp thiêng liêng và niềm tin yêu sâu sắc. Hồn thiêng đất nước,
tinh thần dân tộc hào hùng được bắt nguồn từ “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Tuyên ngôn
Độc lập”… và tiếp nối bền vững qua mỗi thời kì. “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và “Đất
nước” của Nguyễn Khoa Điềm gặp gỡ nhau ở đề tài ấy. Hai đoan thơ tiêu biểu ở hai bài thơ đã
góp phần thể hiện rõ….
MB 3 :Đề bài: Nhận xét về chương V Đất Nước cuả Nguyễn Khoa Điềm có ý kiến cho rằng:” Tác
giả đã phát biểu tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân, ĐN của ca dao thần thoại” và tư tưởng này
chi phối cả nội dung và hình thức nghệ thuật của bản trường ca”.Từ đoạn trích ĐN anh chị hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bài làm
Nhắc đến lối thơ trữ tình chính luận ta khơng thể khơng nhắc đến Nguyễn Khoa Điềm- một nhà

thơ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. “Mặt đường
khát vọng” được viết năm 1971 là tác phẩm tiêu biểu nhất của ơng. Trong đó chương V là chương
trung tâm kết nối mạch ngầm của văn bản bằng hình tượng nghệ thuật trung tâm là Đất Nước.
Nhận xét về chương này có ý kiến cho rằng: “Tác giả đã phát biểu tư tưởng “Đất Nước của Nhân
Dân, ĐN của ca dao thần thoại” và tư tưởng này chi cả nội dung và hình thức nghệ thuật của bản
trường ca”.
Một số mở bài cho bài thơ Đàn ghi ta của Lor-Ca – Thanh Thảo
1. Đề bài: ” Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh
Thảo.
Bài làm:
Cùng với Xuân Quỳnh, Thanh Thảo cùng thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến
chống Mỹ nhưng trang thơ Thanh Thảo lại có dấu ấn rất riêng. Ơng là người đi đầu trong phong
8


trào cách tân thơ Việt, con đường mà ông lựa chọn để cách tân thơ Việt là việc đào sâu cái tơi nội
cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức những câu thơ tự do, phá bỏ mọi ràng
buộc, khuôn sáo. Thanh Thảo đi theo trường phái thơ tượng trưng siêu thực có nguồn gốc từ
phương Tây mà Lor-ca là một đại biểu đi đầu trong trường phái thơ đó. Bài thơ “Đàn ghi ta của
Lor-ca” được rút ra từ tập “Khối vng ru bích”, bài thơ đã xây dựng thành cơng hình tượng nhân
vật Lor-ca.
2. Đề Bài:
Phân tích hình tương nhân vật Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh
Thảo.
Bài Làm:
Bài viết của Mơ Cao, học sinh trường THPT Bình Minh, Kim Sơn Ninh Bình
Thanh Thảo là một nhà thơ khốc áo lính, ơng sinh ra tại Quảng Ngãi, tốt nghiệp khoa văn
trường Đại Học Tổng Hợp nhưng sau đó vào chiến trường miền Nam công tác. Thanh Thảo luôn
nỗ lực tìm tịi hướng để cách tân thơ Việt. Ơng đi theo trường phái thơ tượng trưng siêu thực có
nguồn gốc từ phương Tây mà Lor-ca là một trong những người đi đầu trong trường phái thơ đó.

Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” đã xây dựng thành cơng hình tượng nghệ sĩ Lor-ca.
Một số mở bài cho tác phẩm Người lái đị Sơng Đà – Nguyễn Tn (trích)
1.

Đề bài:Phân tích hình tượng sơng Đà trong tùy bút Người lái đị sông Đà của Nguyễn
Tuân

Bài làm
Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm của
ông viết bằng cái “ngông” và bằng tình u tha thiết. “Người lái đị sơng Đà” là bài tùy bút lấy
cảm hứng từ chuyến đi thực tế. Hình ảnh con sơng Đà được nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sỹ
với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng độc đáo đối với người đọc. Nguyễn Tn đã rất
thành cơng khi xây dựng hình tượng sơng Đà bằng chất liệu ngơn ngữ và tình cảm tha thiết.
( Sưu tầm)
2. cảm nhận đoạn : “Thuyền tôi trôi trên sơng Đà… trên dịng trên”.
Nói đến Nguyễn Tn trước Cách mạng tháng Tám, người ta phải nhắc Vang bóng một thời cũng
như sau cách mạng tháng Tám, nhắc đến Nguyễn Tuân người ta không thể quên tập tùy bút Sơng
Đà của ơng. Thơng qua Sơng Đà, bằng ngịi bút tài hoa, già dặn của mình, Nguyễn Tn khơng
chỉ phác họa được bức chân dung ơng lái đị trên sơng Đà, bức chân dung người lao động trên
sông nước được nâng lên ngang tầm nghệ sĩ, mà còn đem đến con sông Đà một cái hồn người
thực sự: cũng biết vui, buồn, giận dỗi, phẫn nộ, nhớ thương… Nhưng, gấp lại trang sách, đọng lại
trong tôi vẫn là đoạn này: “Thuyền tơi trơi trên sơng Đà… trên dịng trên”.
( sưu tầm)
3.
Về đoạn trích tuỳ bút Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Đó là một cơng
trình khảo cứu cơng phu. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là một áng văn giàu tính thẩm
mĩ.
9



Từ việc phân tích đoạn trích tuỳ bút, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên
Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, am hiểu sâu rộng về nhiều lĩnh vực và là người nghệ sĩ đặc biệt
giàu cảm hứng trước những vẻ đẹp kì vĩ, phi thường, dữ dội . NLĐSĐ là tác phẩm được rút từ tập
truyện Tây Bắc (1960), là kết quả nhiều lần lên Tây Bắc và trong chuyến đi thực tế 1958 của
Nguyễn Tuân.Về tác phẩm này ,có ý kiến cho rằng “đó là một cơng trình khảo cứu cơng phu”, ý
kiến khác lại cho rằng “đó là một áng văn giàu tính thẩm mĩ”. Phải chăng đó là hai ý kiến trái
ngược nhau?
Một số mở bài cho bài Ký Ai đã đặt tên cho dòng sơng – Hồng Phủ Ngọc Tường (trích)
Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong bài :Ai đã đặt tên cho dịng sơng của Hồng Phủ Ngọc
Tường
Con sơng Hương thơ mộng của xứ Huế đã làm ngẩn ngơ khơng ít những tâm hồn nhạy cảm và
cũng làm “khổ” khơng ít bậc nghệ sĩ tài hoa. Ta bắt gặp sông Hương ở muôn mặt của nghệ thuật:
thơ, ca, nhạc, hoạ. Đến với bút kí Ai đã dặt tên cho dịng sơng của Hoàng Phủ Ngọc Tường một
lần nữa ta cảm nhận vẻ đẹp sông Hương và sự đam mê của tác giả khi viết về dịng sơng.
( sưu tầm)
Một số mở bài cho tác phẩm Vợ chồng A – Phủ – Tô Hồi (trích)
1.Phân tích giá trị nhân đạo của truyện Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi
BÀI LÀM
Có ai đó đã từng nhận xét: suy cho cùng thì ý nghĩa thực sự của văn học là góp phần nhân đạo hố
con người. Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người, do con người làm ra để đáp
ứng nhu cầu của nó. Vì vậy tác phẩm văn học chỉ thực sự cóđ giá trị khi nó lên tiếng vì con người,
ca ngợi và bảo vệ con người. Với ý nghĩa đó một tác phẩm lớn trước hết phải là một tác phẩm
có giá trị nhân đạo sâu sắc. Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tơ Hồi là một tác phẩm như thế.
2. Đề bài :
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn văn trích sau đây trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi:
“Ngày Tết, MỊ cũng uống rượu, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt
ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lịng MỊ thì đang sống về ngày trước…..
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai làng đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ
vách ra rừng chơi, Mị nín khóc. Mị lại bồi hồi.”
BÀI LÀM

Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám.
Hiện thực và nhân đạo là nội dung nổi bật của thiên truyện này. Nội dung ấy lại được thể hiện
bằng giọng văn trần thuật, miêu tả và thể hiện tâm trạng, tính cách nhân vật hết sức tinh vi và sâu
sắc. Đoạn vân trên thể hiện rất rõ tài năng của Tơ Hồi trong việc mô tả và khắc họạ tâm trạng
nhân vật Mị, một nhân vật trung tâm của thiên truyện Vợ chồng A Phủ.
Một số mở bài cho tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân
1, Đề bài :
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh:
10


Đột nhiên thị thấy thống hiện ra một cái lị gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại
qua…
(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155)
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh:
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32)
Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.
Mở bài tham khảo nhé :
Dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam thường khai thác một khía cạnh phổ biến đó là tình
cảnh bi thảm của người nơng dân trước cách mạng tháng Tám .Trong số những trang văn cảm
động về người nông dân phải kể đến hai truyện ngắn nổi bật : Chí Phèo của nhà văn Nam Cao và
Vợ nhặt của Kim Lân .Mỗi truyện đều có một cách kết thúc riêng ,song mỗi cách kết thúc đều
mang những giá trị riêng. Truyện ngắn Chí Phèo kết thúc bằng hình ảnh:
Đột nhiên thị thấy thống hiện ra một cái lị gạch cũ bỏ khơng, xa nhà cửa, và vắng người lại
qua…Truyện ngắn Vợ nhặt kết thúc bằng hình ảnh:
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới
2. Đề bài : cảm nhận của anh / chị về cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ Tràng với nàng con dáu qua
đoạn ván trích sau đây trong tác phẩm Vợ nhặtt của Kim Lân:
“Tràng nhắc mẹ:

Kia nhà tơi nó chào u….
… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau!”
Bài làm :
Đã rất nhiều lầ n đọc truyện Vợ nhặt của Kim Lân nhưng lần nào cũng thế, cứ đọc đến đoạn miêu
tả cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa bà cụ Tứ (mẹ Tràng) với người “con dâu mới” mà con trai bà vừa
“nhặt” được về là tôi lại thấy lịng mình rưng rưng cảm động. Với những lời văn trần thuật giản dị
và mộc mạc, tác giả đã dựng được lại rất sinh động những diễn biến tâm lý tinh vi và phức tạp
đang diễn ra trong tâm trạng của một bà mẹ nghèo, trước một tình huống éo le không hiểu nên
mừng hay lo, là hạnh phúc hay tai họa.
3.Phân tích tình huống truyện Vợ Nhặt- Kim Lân
BÀI LÀM
Nói đến nghệ thuật truyện ngắn, người ta thường coi ba yếu tố sau đây là cơ bản nhất: tình huống
truyện, nhân vật truyện và cách trần thuật. Có nhiều truyện ngắn, sự sáng , tạo tình huống đóng
vai trị then chốt. Đặt vào tình huống ấy, nhân vật truyện bộc lộ sâu sắc tâm lý, tính cách. Tư
tưởng của thiên truyện cũng nhờ thế mà được thể hiện đậm đà. Và xoay quanh tình huống ấy, các
tình tiết cũng trở nên hấp dẫn.Truyện Vợ nhặt của Kim Lân thuộc loại tác phẩm như thế.
4. Đề bài : Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện Chí Phèo ( Nam Cao) và
bát cháo cám trong truyện Vợ nhặt ( Kim Lân).
Mở bài tham khảo:
Nam cao và Kim Lân đều là những cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm
động về đề tài nông thôn và người nông dân. Điểm chung của hai nhà văn là họ đều có những
truyện ngắn giản dị nhưng chứa chan tinh thần nhân đạo.Hình ảnh bát cháo hành trong Chí
Phèo và bát cháo cám trong Vợ nhặt đều là những hình ảnh đặc sắc, góp phần thể hiện rõ nét nội
dung tư tường của các tác phẩm và tài năng của các nhà văn.

11


12



Một số mở bài mẫu tham khảo (p2)
MỞ BÀI CHO DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT
Cách 1: “Đối tượng của văn học vốn là thân phận con người, nên chỉ có kẻ nào đọc và hiểu nó sẽ
hóa thành khơng phải là một chuyên gia nghiên cứu văn học mà là một kẻ hiểu biết con người một
cách sâu sắc”. ( Văn chương lâm nguy, Todorov).
Quả thực, con người luôn là nơi bắt đầu và cũng là nơi đi đến của văn học. Với mỗi thế giới khác
nhau của mỗi một tác phẩm, người đọc lại có một thể nghiệm riêng về con người. Và trong tác
phẩm…….., nhà văn/nhà thơ ……..đã dùng ngịi bút của mình để mang đến những trang văn neo
đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật…….
Cách 2: Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh
sang, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của
người cầm bút”. Và nhà văn/nhà thơ…….. đã để tiếng lòng của mình cất lên, để linh hồn của tác
phẩm ………bay lên qua hình tượng
nhân vật……..
Cách 3: Nhà phê bình văn học G.Jung từng viết “Từ sự không thỏa mãn với đương thời, nỗi buồn
sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vơ thức mình cái ngun
tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại.” Và trong tác
phẩm…..…, nhà văn/nhà thơ đã để
nguyên tượng ấy hiện lên đầy sống động qua nhân vật…….
Cách 4: Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Trong tác phẩm
…….., nhà văn/nhà thơ ……..đã để ngòi bút của mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả đó qua
hình tượng nhân vật………thật ấn tượng.
Cách 2: Nếu phải tìm bản nhạc hay nhất, có lẽ tơi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến với văn
chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện quan niệm của chính
mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu cảm xúc với nhiều cung bậc. Và tác giả…..
đã để tác phẩm …….. của mình là nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hịa tấu của văn học, đặc biệt
là đoạn trích…..
MỞ BÀI CHO DẠNG ĐỀ SO SÁNH CÁC TÁC PHẨM
Mở bài cần nêu được khái quát tên tác phẩm, tác giả và đối tượng cần so sánh. Có thể dẫn từ

những câu nhận định văn học sau:





Nếu tác giả khơng có lối đi riêng thì người đó khơng bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh
khơng có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ (Sê – Khôp)
Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đồi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách
mới lạ, thu hút người đọc. (LLVH)
Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái giọng riêng của
chính mình mà khơng thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác. (Tuốc– ghê –

13


nhép)Khơng có tiếng nói riêng khơng mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết
dẫm theo đường mịn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết. (Lêonit Lêonop)
CÁCH MỞ BÀI CHO DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
Có thể nói văn học thời kì là một bộ phận của công cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, đã có
những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Với trách nhiệm xã hội đó, mặc nhiên
tinh thần yêu nước là nội dung bao trùm của toàn bộ nền văn học. Phẩm chất u nước ấy có từ
văn học của cha ơng qua các thời đại, mỗi khi dân tộc đứng trước họa xâm lăng, nhưng đến văn
học giai đoạn chống Mỹ được thể hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất, biến thành sức mạnh vật chất
cụ thể nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tồ quốc. Và ở đó ngời sáng vẻ đẹp của những chiến sĩ
anh dũng,kiên cường, một lòng hướng về dân tộc. Người đọc có thể sống trọn với những ngày
tháng hào hùng ấy qua hình ảnh người lính……trong tác phẩm……của………
MỞ BÀI VỀ NGƯỜI NÔNG DÂN / NHỮNG CON NGƯỜI BẤT HẠNH
Cách 1: “Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống

cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ cịn lóng lánh giọt nước
mắt ở đời.” (Trích trong Nhất ký của Nguyễn Văn Thạc). Có lẽ ta khơng thể cảm nhận trọn vẹn
“niềm sầu buồn” hay “giọt nước mắt” đó nếu nhà văn/nhà thơ……..khơng dùng ngịi bút của
mình để in dấu tất cả qua hình tượng nhân vật………. với đầy những áp bức, bóc lột và bất cơng
nhưng trên hết những người nơng dân ấy vẫn giữ trọn vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn.
Cách 2: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những
con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con
người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con
người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người khơng có ai để
bênh vực.”(Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật…….trong tác phẩm…….., nhà văn/nhà
thơ…………. đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy.
MỘT SỐ DẠNG MỞ BÀI CHUNG
1. Như cây đàn mất đi một dây, vườn hoa mất đi những bông hoa giàu hương sắc, như bầu trời
thiếu vắng những vì sao, khơng có Huygơ, Bandắc, Puskin hay Nguyễn Du, Nguyễn Tuân, Nam
Cao… nền văn học của nhân loại sẽ trống trải biết nhường nào. Bởi lẽ những tác giả ấy thực sự đã
tìm được “giọng nói của riêng mình”. Và đó chính là “điều cịn lại đối với mỗi nhà văn”, điều làm
nên vị trí của họ trong lịng người đọc.
2. Ai đó đã từng nói rằng hoa hồng ở lại giữa cuộc đời nhờ hương thơm say đắm, không nồng nàn
như hoa cúc hay ngọt ngào như ngọc lan; loài chim sơn tước ở lại giữa đời bởi tiếng hót thiết tha
vút lên giữa dàn đồng ca của núi rừng. Câu chuyện ấy gợi nhắc trong lịng người đọc nỗi băn
khoăn: “Có phải điều cịn lại với mỗi nhà văn chính là giọng điệu của riêng mình”.
3. Có ai đó đã từng ví mỗi nhà văn như một loài hoa, một thứ chim trong cánh rừng đại ngàn văn
học. Mỗi loài hoa tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi thứ chim cất lên một giọng hót riêng.
Mỗi nhà văn sẽ chỉ sống được trong lịch sử văn học, trong tâm hồn người đọc khi anh ta tạo ra
được một giọng hót, một hương thơm riêng của mình. Bởi lẽ, điều cịn lại đối với mỗi nhà văn,
14


chính là giọng nói của riêng mình.
4. “Thơ hay giống như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống với nhau lâu là

đức hạnh. Nhanh sắc của thơ là chữ nghĩa, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ.” Qua việc đi tìm
hiểu tác phẩm… ta thấy nhận định trên lại càng khẳng định được giá trị của mình. ( Nêu phần đề
bài yêu cầu).
5. Các tác phẩm về đề tài đất nước, Cách mạng
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ như cha như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngơi nhà ngọn núi dịng sơng”
Lịch sử dân tộc ta đã trải qua những năm tháng kháng chiến trường kỳ gian khổ để có được độc
lập tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay. Trong những tháng ngày mưa bom bão đạn, những
giây phút thiêng liêng một thời khói lửa, ta càng trân trọng hơn những tiếng thơ hay của các văn
nghệ sĩ viết về quê hương đất nướ, về cách mạng. Một trong số đó khơng thể khơng kể tới….
6. Đề tài tình u
Suốt cả chặng đường dài sáng tác của mình, có rất nhiều những người nghệ sĩ cứ đeo đuổi giấc
mơ, tìm hiểu và cắt nghĩa về tình yêu. Thế nhưng, câu trả lời vẫn cứ là một con số khó đốn định.
Trong nền văn học Việt Nam, ta biết tới ơng hồng thơ tình Xuân Diệu với những vần thơ tình
đắm đuối, nồng nàn. Trên thế giới, bản thân ta cũng không thể nào quên đi một trong những bài
thơ tình nổi tiếng – “Tôi yêu em” của nhà thơ Puskin. Và giữa biết bao chơng chênh cuộc đời, ta
lại tình cờ xơ trái tim mình vào tiếng thơ giản dị, gần gũi nhưng vô cùng ấm áp và sâu sắc của
Xuân Quỳnh. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh không thể không kể tới – với
tựa đề vô cùn giản dị: “Sóng”.

15


Tổng hợp những mở bài về các tác phẩm lớp 12 ( phần 3 )
1, Việt Bắc
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)

Đã từ lâu mảnh đất Tây Bắc – Điện Biên được coi là quê hương của kháng chiến, quê hương của
những anh hùng,
đây là mảnh đất trung du nghèo khó mà nặng ân tình khiến aiđã đặt chân đến đây cũng phải bồi
hồi, xuyến xao. Mảnh đất ấy đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ cho những ai đã từng đến rồi lại
phải đi. Có người đã từng nói : “ Thơ chỉ trào ra khi trong tim anh mọi thứ đã thật ứ đầy”, chính
những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấyđã tạo ra những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để
rồi nhà thơ Tố Hữu – Một ngườ lính đã từng gắn bó với mảnh đất này viết nên tác phẩm “Việt
Bắc” – tuyệt tác của đời mình. Tác phẩm là một khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc
kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ được viết ra như lời hát tâm tình của một mối tình
thiết tha
đầy lưu luyến giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc được thể hiện qua lăng kính trữ tìnhchính trị, đậm tính dân tộc và ngịi bút dạt dào cảm xúc của thi nhân.
2, Tây Tiến
“Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai bồng

“Khi Tổ Quốc cần họ biết sống xa nhau””
( Cuộc chia ly màu đỏ – Nguyễn Mỹ)
Chiến tranh đi qua đã để lại cho chúng ta những hoài niệm về những tháng năm khơng thể nào
qn, đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, là để báo thù, đó là
những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ, việc học hành, tình cảm cá nhân vị kỉ để đi theo tiếng
gọi của Tổ Quốc… Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như những huyền thoại
của thế kỉ 20 mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện
thật xuất sắc thơng qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình qua bài thơ
Tây Tiến. Tác phẩm đã khắc họa thành công bức tượng đài người lính Tây Tiến trong những năm
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.
3, Sóng
Từ trước đến nay, tình u ln là thứ khơng thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con
người. Xuân Diệu đã từng viết:
“Làm sao sống được mà ko yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”

( Bài thơ tuổi nhỏ – Xuân Diệu)
16


Đó cũng là lý do tình u được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn cảm
hứng bất tận với nhiều thi nhân. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn từng viết về tình yêu nhưng
có lẽ sâu sắc nhất phải kể đến 2 cây bút thơ tình xuất sắc của nền văn học Việt Nam, đó là Xuân
Diệu và Xuân Quỳnh. Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khiến người đọc nhớ mãi khi
đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với “Biển” thì Xuân Quỳnh – một nhà thơ trưởng
thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm người con gái qua hình ảnh “Sóng”.
Khi nhắc đến tên tuổi của Xuân Quỳnh, từ trong tiềm thức của mỗi người yêu văn chương đều
biết tiếng thơ chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và tha thiết khát vọng hạnh
phúc đời thường. Một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Quỳnh phải kể đến tập
“Hoa dọc chiến hào” với linh hồn là bài thơ “Sóng” được tác giả viết nhân một chuyến đi thực tế
ở biển Diêm Điền năm 1967.
4, Tùy bút người lái đị Sơng Đà
MB1:
“Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xơi gấp mấy vẫn lên đường.
Sống ở thủ đơ mà dạ để mười phương.
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.”
( Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Hịa chung với khơng khí sơi nổi của cả nước khi Miền Bắc tiên lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội
với xu hướng đi đến những vùng cao để phục hồi kinh tế với tiếng hát đầy sơng, đầy cầu thì
Nguyễn Tn đã lựa chọn Tây Bắc làm miền đất hứa để viết lên tuyệt tác của đời mình. Ơng
khơng đi theo lối mịn khi viết về những “cái tơi” cịn buồn như Huy Cận, Chế Lan Viên – Những
“cái tôi” luôn cô đơn trước vũ trụ, cơ đơn giữa dịng đời. Nguyễn Tn đã khéo léo để “cái tơi” cá
nhân của mình hịa chung với “cái ta” của cộng đồng và mở ra một trào lưu văn học mới để rồi tất
cả được kết tinh trong tập “Tùy bút Sông Đà” mà linh hồn của nó chính là “ Tùy bút Người lái đị
Sơng Đà”. Nguyễn Tuân là một nhà văn cả đời say mê đi tìm cái đẹp, cái đẹp ở đây chính là nghệ

thuật, mà khi nói đến nghệ thuật cũng chính là cái đẹp, với Nguyễn Tuân, con người chính là tác
phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng. Cái đẹp ấy được Nguyễn Tuân phát hiện
ra trong “ thứ vàng mười đã qua thử lửa” của Tây Bắc, ở những con người đang gắn bó với cơng
cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Chất vàng mười ấy chính là vẻ đẹp của người lái đị sơng Đà,
dưới ngịi bút điêu luyện của Nguyễn Tn đó vừa là người anh hùng, vừa là nghệ sĩ tài hoa trên
chính nghề nghiệp của mình.
MB2:
“ Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lịng ta đã hóa những con tàu”
( Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến với nơi đây để tìm cho mình những nguồn
cảm hứng mới. Ta từng biết đến Tơ Hồi với tập “truyện Tây Bắc” mà nổi bật là truyện ngắn “Vợ
Chồng A Phủ”, hay Nguyễn Khải cũng đã từng xơn xao lịng mình với “Mùa Lạc” thì Nguyễn
Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập “Tùy bút Sông Đà” với linh hồn là bài kí “Người lái
đị Sơng Đà”. Là một nhà văn đi theo chủ nghĩa xê dịch, dấu chân của Nguyễn Tuân đã đi khắp
mảnh đất hình chữ S này, nhưng ông lại chọn Tây Bắc làm nơi cho ra đời đưa con đẻ tinh thần của
17


mình là bởi chỉ có nơi đây mới thỏa mãn thực đơn cho nhãn quan sáng tác của ông. Tùy bút sông
Đà là những trang văn được viết bằng ngôn ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo cao, vực sâu, thác
nước dữ dội, hoặc cảnh thiên nhiên đẹp đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp lánh giữa những vẻ đẹp ấy là
hình ảnh con sông Đà hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.
5, Tuyên Ngôn Độc Lập
“Nam quốc sơn hà nam đế cứ
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Là những lời thơ thần của Lý Thường Kiệt vang dội trên sông Như Nguyệt để đánh đuổi quân

Tống xâm lược cũng như khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta dưới thời nhà Lý. Sau hàng
nghìn năm nhân dân Việt Nam sống dưới chế độ quân chủ, trăm năm Pháp thuộc, 5 năm phát
xít… thì giờ đây thực dân Pháp đang âm mưu quay lại cướp nước ta lần nữa dưới chiêu bài lừa
bịp công luận quốc tế “bảo hộ” và “khai hóa”, để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta
cũng như vạch mặt, tố cáo thực dân Pháp thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ra đời Bản Tuyên Ngôn
Độc Lập. Đây là một áng văn chính luận mẫu mực của nền văn học Việt Nam hiện đại, kết tinh
những tinh hoa của dân tộc và khí phách non sơng, mang giá trị pháp lí, giá trị lịch sử và cả giá trị
nghệ thuật cao cả. Trước sự chứng kiến của hơn 50 vạn đồng bào cả nước tại Quảng trường Ba
Đình lịch sử, bằng bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn và giọng đọc
đặc biệt thì Bản Tun Ngơn độc lập đã khơi dậy lịng u nước nồng nàn, thấm nhuần vào từng
con tim, khối óc con người Việt Nam.
6, Ai đã đặt tên cho dòng sông
Một lần anh đến Huế thơ
Gặp cô gái đẹp say mơ giấc nồng
Sơng Hương quyến rũ lạ lùng
Em chồng tỉnh giấc ngượng ngùng nhìn tơi
Sơng Hương đã đi vào thơ ca nghệ thuật như một niềm cảm hứng bất tận đối với tất cả văn nghệ
sĩ, nhưng dù là trong tác phẩm nào đi chăng nữa sông Hương vẫn luôn mang một dáng vẻ vô cùng
dịu dàng, quyến rũ khiến ai cũng phải mê đắm ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Có lẽ Hồng Phủ
Ngọc Tường đã “phải lịng” sông Hương – xứ Huế như một lần gặp gỡ định mệnh để rồi gắn bó
với mảnh đất này hơn 40 năm. Trước những rung động của một mối tình say đắm trong những
trang Kiều để từ đó nhà văn dành cho sơng Hương một bài kí trang trọng. Cả bài kí dường như là
cuộc hành trình tìm kiếm cho câu hỏi đầy khắc khoải “Ai đã đặt tên cho dịng sơng” .Và cuộc tìm
kiếm, lý giải cái tên của dịng sơng đã trở thành cuộc tìm kiếm đầy hào hứng và say mê khơng chỉ
vẻ đẹp của diện
mạo hình hài mà còn là độ lắng sâu của tâm hồn và rung động. Con sông xứ Huế hiện lên trong
cuộc tim kiếm của Hồng Phủ Ngọc Tường đã khơng chỉ là con sông địa lý mà là một sinh thể,
một con người “sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều” vừa xinh đẹp, vừa tài hoa, vừa thăng
trầm chìm nổi cùng lịch sử lại vừa đằm thắm lắng sâu với nền văn hố riêng của nó.


18


7, Hồn Trương Ba- Da Hàng Thịt
Gió và tình u thổi trên đất nước tôi
Như tiếng gọi ngàn đời không khuất phục
Đất nước giống như con thuyền xuyên gió mạnh
Những mối tình trong gió bão tìm nhau.
(Gió và tình u thổi trên đất nước tôi…– Lưu Quang Vũ )
Từ những năm 60 của thế kí trước, Lưu Quang Vũ đã khẳng định tên tuổi của mình bằng việc
sáng tác thơ ca, ngay từ đầu ông đã tạo được dấu ấn về một lối viết tài hoa, nồng nàn cảm xúc tốt
lên tình u q hương, đất nước tha thiết, mà Hoài Thanh đã từng nhận định rằng “Thơ anh là
một tiếng nói nhỏ nhẹ mà sâu”. Từ năm 1978, Lưu Quang Vũ bắt đầu chuyển sang lĩnh vực sân
khấu. Có thể khẳng định “Sân khấu mới là mảnh đất của người nghệ sĩ tài ba này”.. Cảm hứng
chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái đẹp, cái thiện, cái tơi hồ tan
trong cái ta. Ở đó tính thời sự được kết hợp với những vấn đề muôn thuở của nhân loại mà tiêu
biểu đó là vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Đó là cuộc giao tranh giữa cái thiện và cái ác, cuộc
giao tranh này là muôn đời muôn kiếp từ khi khai sinh cho đến ngày khơng cịn trái đất thì vẫn
cịn giao tranh thiện ác. Cho nên có người đã từng nói “kịch Lưu Quang Vũ là có tính vĩnh cửu”
8, Đất Nước
Đất nước đã nghiêng vào trong thơ ca, nghệ thuật như một điểm hẹn về tâm hồn của rất nhiều văn
nghệ sĩ. Xuân Diệu đã từng viết:
Tổ quốc tơi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau
Hay Chế Lan Viên đã khơng kìm được lịng mình mà thốt lên rằng:
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng
Chưa đâu và cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
Thì Nguyễn Khoa Điềm – Một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ đã gặp gỡ đề tài

này bằng tập thơ “ Trường Ca mặt đường khát vọng” Trong đó chương V là chương trung tâm kết
nối tác phẩm bằng hình tượng nghệ thuật trung tâm là Đất Nước.Bằng phong cách thơ trữ tình
chính luận,thơ Nguyễn Khoa Điềm lôi cuốn người đọc bởi xúc cảm lắng đọng, giàu chất suy tư,
thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Nguyễn
Khoa Điềm đã chọn cho mình điểm nhìn gần gũi, quen thuộc, bình dị, khác hẳn với những nhà thơ
cùng thời để miêu tả về Đất Nước và để thể hiện quan niệm vô cùng mới mẻ và sâu sắc:\
“Đất nước này là của nhân dân
Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao, thần thoại”.

19


9, Vợ Chồng A Phủ
MB 1:
“Tinh thần và sức mạnh bất khuất của cả nước được nuôi dưỡng và phát triển trong những cánh
rừng đại ngàn Tây Bắc. Sống với những ngọn thác dữ dội, những núi đá hùng vĩ, những vạt rừng
âm u là các dân tộc thiểu số anh em. Đời sống sinh hoạt của họ khác nhau nhưng tinh thần kháng
Pháp thì là một.” Đó là lời chia sẻ về cuộc sống những ngày đi thực tế ở Tây Bắc đã để lại trong
Tơ Hồi những điều để thương, để nhớ nhất. Những cảm xúc ấy đã được kết tinh thành tập
“Truyện Tây Bắc” mà lấp lánh nhất có lẽ là truyện ngắn “ Vợ Chồng A Phủ”, Tác phẩm được tổ
chức chặt chẽ, rất sinh động và tự nhiên, không cần những nút thắt quá biến động những vấn thu
hút được bạn đọc là bởi tác giả đã có cái nhìn hiện thực sắc bén. Nhà văn Nga Sê-khốp nói: “Một
nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”. Thông qua lăng kính đầy tình u
thương, lịng nhân ái tác giả đã thể hiện được chủ nghĩa nhân đạo tích cực, mới mẻ chưa từng có
trên diễn đàn văn chương Việt Nam. Được thể hiện thông qua cuộc đời, số phận 2 nhân vật Mị và
A Phủ. Hai nhân vật trung tâm từ trong bóng tối đau khổ, ơ nhục đã vươn ra ánh sáng của hạnh
phúc, tự do.\
MB2:
Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con
người. . Bởi Nam Cao đã từng nói “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật

không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp
sống lầm than” ( Trăng Sáng). Chúng ta đặc biệt trân trọng những tác phẩm được kết tinh bước
phát triển của chặng đường văn học này, trong đó xuất sắc nhất vẫn phải kể đến “ Vợ Chồng A
Phủ” của nhà văn Tổ Hồi.
10, Vợ Nhặt
Kim Lân được ví như một loại đồ cổ quý hiếm cất giữ trong đó là những hạt bụi vàng văn hóa
thẳm sâu của nền văn minh sơng Hồng. Ơng trở thành nhà văn của những số phận thiệt thòi,
những kiếp người cùng khổ của làng quê Việt Nam giữa thế kỉ XX. Các nhân vật của ơng đều
mang hình bóng của tác giả, là con người hiền hậu,chất phác và giàu yêu thương, tình nghĩa. Vợ
Nhặt là một tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được in trong tập Con Chó Xấu Xí năm 1962. Nhà
văn đã dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ
nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lịng.
11, Rừng Xà Nu

“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lịa”
Đã có những tháng ngày như thế, những tháng ngày đất nước hừng hực sục sơi trong khí thế của
cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Mảnh đất Tây Nguyên đã đi vào văn chương như một
20


huyền thoại về những con người “đẹp từ như trong chân lí sinh ra”, những con người mang vẻ
đẹp, sức sống mãnh liệt như những Cây xà nu cao lớn chống lại kẻ thù để bảo vệ quê hương, đất
nước. Nguyễn Trung Thành đã tái hiện xuất sắc vẻ đẹp đậm tính sử thi ấy thơng qua truyện ngắn
“Rừng xà nu” được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Rừng xà nu đã
đem lại ngỡ ngàng cho người đọc khi một truyện ngắn mà phản ánh được cả một cuộc đầu tranh
chống Mỹ ngụy của người dân Tây Ngun, vì vậy tính sử thi càng được tô đậm rõ nét hơn thông
qua cách xây dựng nhân vật, hình tượng cây xà nu và ngơn ngữ của tác phẩm.

12, Những đứa con trong gia đình
Viết về lịng yêu nước, sự chuyển giao thế hệ cầm súng để đánh giặc có lần ta đã từng bắt gặp
trong thơ Tố Hữu ở hình ảnh:
“Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành”
( Tiếng hát sang xuân)
hay Nguyễn Quang Sáng với tác phẩm “Chiếc lược ngà” với hình ảnh cơ giao liên Thu nhanh
nhẹn, thơng minh, vào chiến trường để vừa trả thù cho cha vừa đánh giặc cứu nước. Thì đến với
tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi tác giả đã viết về một gia đình
lớn với những nét tính cách khơng giống nhau nhưng cùng chung một lí tưởng lớn:
“ Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng”
Nhân vât của Nguyễn Thi hiện ra như những bức chân dung rõ rệt, sống động qua bút pháp miêu
tả nhân vật điêu luyện. Đó là những người nơng dân Nam bộ sống bộc trực, thẳng thắn, nghĩa tình,
họ là những con người yêu nước nồng nàn, có lịng căm thù giặc cao độ,họ đẹp trong chiến đấu,
họ đẹp trong đời thường, họ đẹp như những dịng kênh nước bạc nơi đây. Tồn bộ vẻ đẹp ấy được
kết tinh trọn vẹn nhất ở hai nhân vật Chiến và Việt.
13, Chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ, vì vậy nhãn quan và ngịi bút của ơng cũng xoay vần theo những biến động của lịch sử. Sự
nghiệp văn chương của Nguyễn Minh Châu tỏa sáng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ khi ông
viết về thế hệ con người Việt Nam trong chiến tranh hào hùng, phi thường, dũng cảm, dám gạt bỏ
ước mơ của mình để cống hiến cho độc lập dân tộc, ta đã từng bắt gặp những con người như thế,
đó là Nguyệt và Lãm trong truyện ngắn“Mảnh trăng cuối rừng”. Nhưng đến những năm 80 của
thế kỉ XX, Nguyễn Minh Châu lại một lần nữa mở ra cánh cửa văn chương của mình khi ơng
chính là người đã tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, nhà văn đã nhìn cuộc đời bằng cái
nhìn khác, bằng đơi mắt
khác và bắt đầu cho mình cảm hứng mới về đạo đức, thế sự mà phản ánh chính bằng con người.
Dù ở hồn cảnh nào thì Nguyễn Minh Châu cũng có cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và
mối âu lo với con người, bởi vậy trong Trăng sáng, Nam Cao đã nêu quan điểm nghệ thuật vị nhân

sinh của mình: nhà văn phải thấy rằng dưới cõi nhân gian mà ánh trăng đang bao phủ ruột nà, nơi
người nghệ sĩ mặc sức cho trí tưởng tượng của mình bay bổng là bao cuộc đời cực nhục, vất vả.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có thể coi như là một sự minh họa
tiếp tục cho quan điểm ấy.
21


14, Đàn ghi ta của Lorca
Thanh Thảo là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông là một nhà thơ có xu
hướng cách tân thơ Việt để tạo cho mình những tiếng nói riêng ấn tượng. Thanh Thảo đã từng
quan niệm: “ Với những bài thơ hay, thi sĩ phải sáng tạo bằng cả thể xác lẫn tâm linh mình.. phần
tích điện, phần thu góp là cả một quá trình nhưng sáng tạo thì lại là khoảnh khắc. Khoảnh khắc ấy
càng xảy ra càng đột ngột bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu”. Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca là một
sản phẩm tuyệt vời của quá trình tích điện, thu góp và sáng tạo ấy. Bài thơ tái hiện vẻ đẹp của
người nghệ sĩ Gracia Lorca- Nhà thơ vĩ đại nhất Tây Ban Nha thế kỉ XX, qua đó thể hiện những
suy nghiệm thâm trầm về nỗi đau và niềm hạnh phúc của những cuộc đời đã hiến dâng cho cái
đẹp. Nhà thơ đi sâu vào biểu hiện cái tôi nội cảm với những đổi mới về hình thức nghệ thuật qua
thể thơ siêu thực tượng trưng độc đáo những năm 80 thế kỉ XX.

--------TÀI LIỆU SƯU TẦM---------

22



×