Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Thực trạng sức khỏe, các yếu tố liên quan nghề nghiệp của công nhân ngành môi trường đô thị hà nội và giải pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 161 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ

Nhiệm vụ

THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHỀ
NGHIỆP CỦA CÔNG NHÂN NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI
VÀ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thúy Quỳnh
Cấp quản lý: Thành phố
Mã số đề tài (nếu có): 01C-08/09-2016-3
Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2016 đến tháng 7/2019
Tổng kinh phí thực hiện đề tài 1200
Trong đó: kinh phí SNKH

triệu đồng

1200 triệu đồng

Nguồn khác (nếu có)

Hà Nội, 2019

0

triệu đồng




BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ
1. Tên đề tài: Thực trạng sức khoẻ, các yếu tố liên quan nghề nghiệp của công nhân
ngành môi trường đô thị Hà Nội và giải pháp can thiệp
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thúy Quỳnh
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế cơng cộng
4. Cơ quan quản lý đề tài: Sở KHCN Hà Nội
5. Phó chủ nhiệm đề tài (nếu có): Khơng
6. Danh sách nghiên cứu viên:

TT

Học hàm, học vị - Họ và Tên

Tổ chức cơng tác

Nội dung, CV
chính tham gia

1

TS. NguyễnThúy Quỳnh

Đại học Y tế công cộng

Chủ nhiệm đề tài

2


Ths. Trần Thị Thu Thủy

Đại học Y tế công cộng

Thư ký đề tài

3

Ths. Nguyễn Thị Minh Thành

Đại học Y tế công cộng

Thành viên

4

TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Y tế cơng cộng

Thành viên

5

Ths. Phan Văn Tiến

Đại học Y tế công cộng

Thành viên


6

Ths. Đỗ Thị Thu Hà

Trung tâm Y tế Cầu Giấy Thành viên

7

Ths. Lưu Quốc Toản

Đại học Y tế công cộng

Thành viên

8

Ths. Lê Thị Thu Hà

Đại học Y tế công cộng

Thành viên

9

Ths. Nguyễn Thanh Vân

Đại học Y tế công cộng

Thành viên


Đại học Y tế công cộng

Thành viên

10 Ths. Vũ Thái Sơn

7. Thư ký đề tài: Ths. Trần Thị Thu Thủy
8. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 7/2016 đến tháng 7/2019

ii


iii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... ix
DANH MỤC HỘP ............................................................................................................ ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... x
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. xii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 1
1.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
1.1. Tình trạng sức khỏe của công nhân môi trường đô thị ............................................. 3
1.1.1.

Nguy cơ mắc bệnh hô hấp ................................................................................... 3


1.1.2.

Nguy cơ mắc bệnh da liễu ................................................................................... 6

1.1.3.

Nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp ...................................................................... 7

1.1.4.

Nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý ......................................................................... 10

1.1.5.

Nguy cơ bị tai nạn thương tích trong lao động ................................................. 11

1.1.6.

Một số vấn đề sức khỏe khác ............................................................................. 12

1.2. Một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến sức khỏe công nhân môi trường đô thị 12
1.2.1.

Yếu tố vi khí hậu ................................................................................................ 13

1.2.2.

Yếu tố hóa học ................................................................................................... 14


1.2.3.

Yếu tố sinh học .................................................................................................. 14

1.2.4.

Yếu tố tâm sinh lý ecgonomy ............................................................................. 15

1.2.5.

Yếu tố gây tai nạn .............................................................................................. 18

1.3. Các giải pháp can thiệp ............................................................................................. 19
1.3.1.

Các giải pháp trên thế giới và hiệu quả can thiệp ............................................ 19

1.3.2.

Các chế độ cho công nhân môi trường đô thị tại Việt Nam .............................. 21

1.3.3.

Giới thiệu Mơ hình nơi làm việc lành mạnh của WHO..................................... 34

1.4. Các công cụ sàng lọc vấn đề sức khỏe...................................................................... 37
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 38
1.6.
2.


Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài....... 41

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 44
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 44
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 45

iv


2.3.1.

Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 45

2.3.2.

Điều tra thực trạng sức khỏe............................................................................. 45

2.3.3.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp ......................... 46

2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.............................................................................. 48
2.5. Xây dựng chương trình can thiệp và nội dung can thiệp ........................................ 50
2.5.1.

Nguyên tắc ......................................................................................................... 50

2.5.2.


Các bước xây dựng mơ hình can thiệp .............................................................. 51

2.5.3.

Giám sát thực hiện chương trình can thiệp ....................................................... 53

2.6. Cơng cụ và phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 54
2.6.1.
Mục tiêu 1 và 2: “Đánh giá tình trạng sức khoẻ” và “Điều kiện lao động liên
quan đến sức khoẻ của công nhân”.................................................................................. 54
2.6.2.

Mục tiêu 3: Xây dựng và thử nghiệm chương trình can thiệp........................... 55

2.7. Kiểm sốt chất lượng thơng tin ................................................................................. 55
2.8. Phương pháp xử lý số liệu. ....................................................................................... 56
2.8.1.

Thông tin định lượng (mục tiêu 1, 2, 3)............................................................. 56

2.8.2.

Thông tin thứ cấp về khám sức khoẻ ................................................................. 56

2.8.3.

Thông tin định tính (mục tiêu 3) ........................................................................ 56

2.9. Sai số và hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 57
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................................ 57

3.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................ 59
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................................... 59
3.1.1.

Một số thông tin cá nhân của công nhân MTĐT .............................................. 59

3.1.2.

Đặc điểm về điều kiện sống và kinh tế .............................................................. 60

3.1.3.

Đặc điểm về hành vi sức khỏe ........................................................................... 63

3.2. Thực trạng sức khỏe công nhân MTĐT Hà Nội...................................................... 65
3.2.1.

Thực trạng sức khỏe qua số liệu khám sức khỏe định kỳ .................................. 65

3.2.2.

Thực trạng sức khoẻ đánh giá qua cảm nhận của công nhân........................... 68

3.2.3.

Một số vấn đề sức khỏe đặc thù nghề nghiệp của công nhân MTĐT ............... 77

3.3. Thực trạng điều kiện lao động của công nhân MTĐT Hà Nội ............................... 79

3.3.1.

Các yếu tố về môi trường làm việc .................................................................... 79

3.3.2.

Các yếu tố về tổ chức lao động ......................................................................... 84

3.3.3.

Tư thế lao động và mối liên quan đến sức khoẻ của công nhân ....................... 85

3.3.4.

Thực trạng sử dụng thiết bị bảo hộ lao động của công nhân ........................... 88

3.4. Thử nghiệm và đánh giá chương trình can thiệp ....................................................... 93
3.4.1. Đặc điểm chung của công nhân tham gia chương trình can thiệp......................... 93

v


3.4.2. Kết quả thực hiện chương trình can thiệp .............................................................. 96
4.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 115
4.1. Kết luận .................................................................................................................... 115
4.2. Khuyến nghị ............................................................................................................. 116
4.2.1.


Đối với công ty mô trường đô thị .................................................................... 116

4.2.2.

Đối với công nhân môi trường đô thị: ............................................................ 117

4.2.3.

Đối với CDC Hà Nội và TTYT các quận/huyện .............................................. 117

LỜI CÁM ƠN......................................................................................................................... 118
5.

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 126
Phụ lục 1: Bản hướng dẫn thảo luận nhóm tập trung .................................................... 126
Phụ lục 2: Phương pháp đánh giá một số vấn đề sức khỏe đặc thù theo thang đo quốc tế130
Phụ lục 3: Các bộ công cụ điều tra của nghiên cứu........................................................ 132

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1. Quy định bảo hộ lao động bắt buộc đối với công nhân MTĐT....................23
Bảng 1-2: Quy định tổng hợp công việc nặng nhọc, độc hại của ngành Vệ sinh môi
trường và văn bản tham chiếu .......................................................................................27
Bảng 2-1: Cơ cấu nhân sự công ty URENCO MTV Hà Nội ........................................40
Bảng 3-1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của cơng nhân MTĐT ...............................59
Bảng 3-2. Tình trạng hơn nhân và gia đình của cơng nhân MTĐT ..............................60
Bảng 3-3. Đặc điểm về điều kiện sống của công nhân MTĐT .....................................60
Bảng 3-4. Điều kiện kinh tế của công nhân MTĐT ......................................................62

Bảng 3-5. Thực trạng hút thuốc lá ở công nhân MTĐT ................................................63
Bảng 3-6. Thực trạng uống rượu/ bia ở công nhân MTĐT ...........................................63
Bảng 3-7. Kết quả phân loại sức khỏe của công nhân tại các chi nhánh URENCO tham
gia nghên cứu năm 2013-2014 ......................................................................................65
Bảng 3-8. Kết quả khám định kỳ tại các chi nhánh URENCO tham gia nghiên cứu năm
2013-2014 ......................................................................................................................66
Bảng 3-9. Kết quả phân loại sức khỏe của công nhân ở tất cả các chi nhánh công ty
URENCO năm 2016 ......................................................................................................67
Bảng 3-10. Kết quả khám định kỳ của tất cả các chi nhánh tại công ty URENCO năm
2016 ...............................................................................................................................68
Bảng 3-11. Triệu chứng sức khỏe sau ca làm việc của công nhân MTĐT ...................68
Bảng 3-12. Tỷ lệ cơng nhân có ít nhất một triệu chứng sau ca làm việc ......................71
Bảng 3-13. Mức độ của các triệu chứng sau ca làm việc ..............................................73
Bảng 3-14. Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính trong 12 tháng trước nghiên cứu........................74
Bảng 3-15. Tỷ lệ công nhân bị TNLĐ trong 12 tháng trước nghiên cứu ......................76
Bảng 3-16. Mức độ nguy cơ bị rối loạn cơ xương khớp mạn tính của công nhân MTĐT
đánh giá qua thang điểm Orebro ...................................................................................77
Bảng 3-17. Tỷ lệ cơng nhân có dấu hiệu hơ hấp mạn tính ............................................78
Bảng 3-18. Mức độ tiếp xúc các yếu tố tác hại trong môi trường làm việc của công
nhân MTĐT ...................................................................................................................79
Bảng 3-19. Mức độ ảnh hưởng sức khoẻ của các yếu tố tác hại trong môi trường làm
việc theo cảm nhận của công nhân MTĐT ....................................................................82
Bảng 3-20. Thông tin về cách tổ chức lao động của công nhân MTĐT .......................84
vii


Bảng 3-21. Tỷ lệ cơng nhân có tư thế lao động bất lợi theo thời gian ..........................85
Bảng 3-22. Trang bị bảo hộ cá nhân được cấp của công nhân ......................................89
Bảng 3-23. Đánh giá của công nhân về các trang bị bảo hộ cá nhân được cấp ............90
Bảng 3-24. Mối liên hệ giữa cường độ lao động và triệu chứng đau sau ca………….93

Bảng 3-25. Mối liên hệ giữa các yếu tố liên quan sức khỏe với ít nhất một triệu chứng
hơ hấp theo ATS của CNMTĐT……………………………………………………...94
Bảng 3-26. Một số đặc điểm nhân khẩu học của công nhân………………………….96
Bảng 3-27. Thông tin về công việc hiện tại của công nhân MTĐT ………………….96
Bảng 3-28. Danh mục các tài liệu can thiệp được xây dựng………………………...101
Bảng 3-29. Kết quả đào tạo tập huấn và truyền thông cho công nhân………………109
Bảng 3-30. Kết quả các hoạt động can thiệp tại các tổ………………………………110
Bảng 3-31. Tỷ lệ hiểu biết của công nhân về một số yếu tố tác hại nghề nghiệp trước
và sau can thiệp ……………………………………………………………………..112
Bảng 3-32. Chỉ số hiệu quả can thiệp (CSHQCT) liên quan đến kiến thức về yếu tố tác
hại nghề nghiệp của công nhân trước và sau can thiệp ……………………………..114
Bảng 3-33. Hiểu biết trước và sau can thiệp về các vấn đề sức khỏe do yếu tố có
hại……………………………………………………………………………………115
Bảng 3-34. Hiệu quả can thiệp Kiến thức của công nhân về các vấn đề sức khỏe do yếu
tố có hại ……………………………………………………………………………..117
Bảng 3-35. Hiệu quả can thiệp Kiến thức của công nhân về các vấn đề sức khỏe do yếu
tố có hại …………………………………………………………………………..…118
Bảng 3-36. Hiệu quả can thiệp Kiến thức về Bảo hộ lao động……………………...120

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1: : Mơ hình nơi làm việc lành mạnh ................................................................35
Hình 2-1: Khung lý thuyết của nghiên cứu ...................................................................43
Hình 4-1. Tỷ lệ tập thể dục của cơng nhân MTĐT .......................................................64
Hình 4-2. Phân bố nguyên nhân TNLĐ trong tổng số cơng nhân bị TNLĐ .................76
Hình 4-3. Thực trạng sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ cá nhân được cấp ...............90
Hình 4-4. Sơ đồ hệ thống chăm sóc sức khỏe người lao động doanh nghiệp ...............96


DANH MỤC HỘP
Hộp 4-1. Tài liệu Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cơng nhân ......................................100
Hộp 4-2. Tờ gấp dự phòng rối loạn cơ xương khớp cho công nhân môi trường đô thị
.....................................................................................................................................100
Hộp 4-3. Tờ gấp dự phịng bệnh hơ hấp cho cơng nhân mơi trường đơ thị ................101
Hộp 4-4. Tờ gấp dự phịng say nắng, say nóng cho cơng nhân mơi trường đơ thị .....101
Hộp 4-5. Tờ gấp dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn ..............................................102
Hộp 4-6. Tờ gấp dự phòng tai nạn giao thơng.............................................................102
Hộp 4-7. Dự phịng rối loạn cơ xương khớp ở công nhân môi trường đô thị .............103
Hộp 4-8. Dự phòng tổn thương vật sắc nhọn và cách xử lý ........................................103
Hộp 4-9. Dự phịng bệnh đường hơ hấp ở cơng nhân mơi trường đơ thị ....................103
Hộp 4-10. Dự phịng tai nạn giao thông ở công nhân môi trường đô thị ....................104
Hộp 4-11. Dự phịng tai nạn giao thơng ở công nhân môi trường đô thị ....................104
Hộp 4-12. Tài liệu hướng dẫn triển khai sử dụng Bảng kiểm tư thế lao động ............104

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

BNN

Bệnh nghề nghiệp

CBYT

Cán bộ y tế

CLB

Câu lạc bộ

COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

CN

Cơng nhân

CTR

Chất thải rắn

CSHQ


Chỉ số hiệu quả

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSYT

Cơ sở y tế

CXK

Cơ xương khớp

HQCT

Hiệu quả can thiệp

HTTV

Hội thảo tham vấn

HTX

Hợp tác xã

ILO

Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization)


KSK

Khám sức khỏe

MTĐT

Môi trường đô thị

MTLĐ

Môi trường lao động

NLĐ

Người lao động

PTTH

Phổ thông trung học

RLCXKNN

Rối loạn cơ xương khớp nghề nghiệp

TB/ĐLC

Trung bình/ Độ lệch chuẩn

TCCP


Tiêu chuẩn cho phép

TGCTRĐT

Thu gom chất thải rắn đô thị

THCS

Trung học cơ sở

THNN

Tác hại nghề nghiệp

TLN

Thảo luận nhóm

TNLĐ

Tai nạn lao động
x


TNTT

Tai nạn thương tích

TTYT


Trung tâm y tế

URENCO

Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường Đô thị
Hà Nội

VSN

Vật sắc nhọn

VSV

Vi sinh vật

WHO

Tổ chức y tế thế thới (World Health Organization)

xi


LỜI NĨI ĐẦU
Quản lý chất thải rắn đơ thị là một trong những vấn đề môi trường nổi cộm
trong nhiều năm qua. Theo thống kê, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh ở khu vực đô
thị khoảng 38.000 tấn/ngày với mức gia tăng trung bình 12% mỗi năm. Chất thải rắn
(CTR) sinh hoạt đơ thị có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54 - 77%, chất thải có thể tái chế
(thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 - 18%. Chất thải nguy hại còn bị thải
lẫn vào chất thải sinh hoạt mang đến bãi chôn lấp là 0,02 ÷ 0,82%. CTR y tế phát sinh

là 600 tấn/ngày với mức độ gia tăng khoảng 7,6% mỗi năm. Đối với CTR cơng nghiệp
khu vực đơ thị, hiện chưa có thống kê con số cụ thể nhưng ước tính khối lượng CTR
công nghiệp phát sinh trong các khu vực đô thị khá cao, tập trung ở các ngành cơ khí,
dệt may, da giầy và thực phẩm. Ước tính lượng chất thải nguy hại trong CTR công
nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 30%.
Trong những năm gần đây, công tác phân loại, thu gom và xử lý CTR đã đạt
được những kết quả nhất định. Tỷ lệ thu gom và xử lý CTR sinh hoạt trung bình đạt
khoảng 85% vào năm 2014 và tăng lên 85,3% trong năm 2015. Công nghệ xử lý CTR
sinh hoạt phổ biến là chôn lấp, ủ phân hữu cơ và đốt. Tại khu vực đô thị, tỷ lệ CTR
sinh hoạt được chôn lấp trực tiếp khoảng 34%, tỷ lệ CTR sinh hoạt được tái chế tại các
cơ sở xử lý đạt khoảng 42% và lượng CTR còn lại là bãi thải của q trình xử lý được
chơn lấp chiếm khoảng 24%. Công nhân môi trường đô thị là lực lượng đóng góp tạo
nên sự thay đổi tích cực ấy.
Công nhân môi trường đô thị, nhất là những người làm nghề thu gom rác, làm
việc trong môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Người quét rác sẽ phải đối mặt
với nhiều loại bệnh nguy hiểm liên quan đến hơ hấp và tiêu hóa; thậm chí phải đối mặt
với các bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác nếu tiếp xúc
với những vật dụng lây bệnh như: kim tiêm, ống chích. Cùng với đó, cơng việc này địi
hỏi nhiều hoạt động thể lực cao, động tác lặp đi lặp lại, tất cả những yếu tố tác hại này
đều gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động dẫn đến phát sinh bệnh
nghề nghiệp. Các rủi ro nghề nghiệp với người lao động có thể xảy ra ở tất cả các bước
trong quá trình quản lý rác thải, từ thu gom rác thải tại hộ gia đình tới khi vận chuyển
đến địa điểm tái chế hoặc tiêu hủy. Tất cả những yếu tố tác hại này đều có tác động
trực tiếp tới sức khỏe của công nhân môi trường đô thị.

xii


Trước tình hình đó, đề tài “Thực trạng sức khoẻ, các yếu tố liên quan nghề
nghiệp của công nhân ngành môi trường đô thị Hà Nội và giải pháp can thiệp” được

thực hiện nhằm mơ tả tình trạng sức khỏe của công nhân môi trường đô thị, điều kiện
lao động liên quan đến sức khỏe và đề xuất một số giải pháp can thiệp nhằm bảo vệ và
nâng cáo sức khỏe cho cơng nhân.
Báo cáo bao gồm 5 chương chính và phụ lục với các nội dung như sau:
1. Chương 1: Đặt vấn đề : Nêu rõ tính cấp thiết và lý do thực hiện đề tài và mục
tiêu của đề tài
2. Chương 2 : Tổng quan tài liệu : Trình bày kết quả rà sốt tổng hợp các y văn về
các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu, thực trạng các vấn đề sức khỏe thường
gặp trong công nhân môi trường đô thị, điều kiện lao động đặc thù và các giải
pháp ATVSLĐ hiện có có thể áp dụng cải thiện và bảo vệ sức khỏe công nhân.
3. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng hai phương pháp
nghiên cứu chính là điều tra dịch tễ học để mô tả thực trạng sức khỏe và điều
kiện lao động đáp ứng mục tiêu 1, và phương pháp can thiệp đánh giá trước sau
có đối chứng nhằm thử nghiệm mơ hình tại nơi làm việc an tồn cho các tổ thu
gom rác. Nghiên cứu tập trung vào các công nhân thu gom rác thải của một số
đơn vị trên địa bàn Hà Nội, áp dụng các bộ công cụ quốc tế đánh giá một số vấn
đề sức khỏe đặc thù (Rối loạn cơ xương khớp, hơ hấp mạn tính), các phương
pháp thơng kê phù hợp để đảm bảo tính khoa học của kết quả.
4. Chương 4 : Kết quả và bàn luận : Các kết quả của nghiên cứu được trình bày
thành 3 phần theo 3 mục tiêu. Phần 1 về thực trạng sức khỏe công nhân bao
gồm các triệu chứng sau ca, bệnh mạn tính, tai nạn lao động, các vấn đề cơ
xương khớp và hô hấp mạn tính và kết quả khám sức khỏe định kỳ. Phần 2 mô
tả đánh giá chủ quan của công nhân về điều kiện lao động của họ, các yếu tố tác
hại nghề nghiệp và mức độ tiếp xúc trong lao động, các tư thế lao động bất lợi,
v.v. Và phần 3 mơ tả kết quả chương trình can thiệp, các sản phẩm truyền thông
đề tài xây dựng và hiệu quả lên kiến thức, thực hành ATVSLĐ của công nhân.
5. Chương 5 : Kết luận và khuyến nghị : Phần này đề cập đến những kết quả
chính, nổi bật của nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe, điều kiện lao động và
hiệu quả can thiệp. Từ đó, làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho các


xiii


bên liên quan trong cơng tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho công nhân môi
trường đô thị.

xiv


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, q trình đơ thị hóa nhanh chóng đã
và đang tạo ra những vấn đề y tế công cộng liên quan đến chất lượng mơi trường sống,
trong đó có vấn đề rác thải đơ thị. Theo một số tác giả trên thế giới đã dự báo, đến năm
2025, khối lượng chất thải đơ thị tồn cầu sẽ tăng lên gấp đôi mỗi ngày [1], [2]. Tại
Việt Nam, theo báo cáo môi trường quốc gia 2011, từ năm 2003 đến năm 2008, chất
thải rắn sinh hoạt đô thị tăng trên 200% và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới [3].
Với ước tính tốc độ đơ thị hóa của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 là 3,1%
thì tốc độ phát sinh chất thải được dự tính sẽ tăng khoảng 8-10% mỗi năm [4]. Trong
khi đó, khác với các nước phát triển, hầu hết quá trình làm sạch đường phố đã được cơ
giới hóa, ở nước ta với nguồn lực hạn chế thì quá trình làm sạch đường phố chủ yếu
được thực hiện bằng sức người với các trang thiết bị thơ sơ (chổi, xẻng, xe đẩy,.) [5].
Do đó, có thể thấy, chất thải đơ thị phát sinh càng nhiều thì càng tạo áp lực lớn đối với
các cơng ty mơi trường đơ thị nói chung và đối với cơng nhân mơi trường đơ thị nói
riêng. Mặt khác, tình trạng chất thải không được phân loại đúng tại nguồn, không được
xử lý ban đầu một cách phù hợp, khiến công nhân môi trường đô thị phải tiếp xúc trực
tiếp với bụi bẩn, các sinh vật lây nhiễm và các hố chất độc hại trong mơi trường lao
động [6], [7]. Bên cạnh đó, một số điều kiện lao động đặc thù như phải làm việc ngoài
trời, trên đường phố trong mọi điều kiện thời tiết, làm ca đêm liên tục, khơng có ngày
nghỉ lễ,… cũng tạo ra những nguy cơ sức khoẻ rất cần được quan tâm đối với công
nhân môi trường đô thị.

Với số lượng các nghiên cứu về tình trạng sức khoẻ và điều kiện lao động của
cơng nhân mơi trường đơ thị ở Việt Nam cịn ít, nghiên cứu “Thực trạng sức khoẻ, các
yếu tố liên quan nghề nghiệp của công nhân ngành môi trường đô thị Hà Nội và giải
pháp can thiệp” là cần thiết để trả lời các câu hỏi: Thực trạng sức khoẻ của công nhân
môi trường đô thị Hà Nội hiện nay như thế nào? Những nguy cơ sức khoẻ nào thường
gặp ở công nhân môi trường đô thị? Những yếu tố liên quan đến nghề nghiệp nào ảnh
hưởng đến sức khoẻ công nhân mơi trường đơ thị?, qua đó cung cấp số liệu và đề xuất
các giải pháp can thiệp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà quản lý y tế, các
nhà hoạch định chính sách liên quan đến sức khoẻ nghề nghiệp nhằm bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ công nhân môi trường đô thị.
1


Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng sức khoẻ của công nhân ngành môi trường đô thị Hà Nội (20162017)
2. Phân tích một số yếu tố liên quan nghề nghiệp đối với sức khoẻ của công nhân
ngành môi trường đô thị Hà Nội
3. Đề xuất và thử nghiệm giải pháp can thiệp

2


1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình trạng sức khỏe của công nhân môi trường đô thị
Công nhân môi trường là xương sống của hệ thống vệ sinh của bất kỳ xã hội
nào. Tại các nước phát triển, hầu hết các quá trình làm sạch đường phố đã được cơ giới
hóa, tuy nhiên tại nước đang phát triển, như Ấn Độ hoặc Việt Nam, với nguồn lực hạn
chế, hầu hết các q trình làm sạch trên địa bàn đơ thị vẫn được thực hiện bằng sức
người. Ngoài ra, với tình trạng rác thải khơng được phân loại tại nguồn, không được
xử lý ban đầu một cách phù hợp, công nhân môi trường đô thị phải trực tiếp tiếp xúc

với bụi bẩn, các sinh vật lây nhiễm, hoá chất, phân động vật, và vật sắc nhọn. Những
yếu tố này khiến cho cơng nhân có nguy cơ cao mắc phải những vấn đề về da, tiêu
hóa, hơ hấp và chấn thương [8], [5].
1.1.1. Nguy cơ mắc bệnh hô hấp
Theo kết quả nghiên cứu tại Calcutta cho thấy tỷ lệ bị các bệnh về đường hô
hấp ở công nhân Thu gom chất thải rắn đơ thị (TGCTRĐT) là 71%, trong khi trong
nhóm đối chứng, tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp chỉ chiếm 34%. Trong nghiên
cứu của tác giả Hala Samir Abou-AlWafa tại Ai Cập, 25% nhóm cơng nhân thu gom
CTR bị các bệnh về đường hô hấp, cao hơn hẳn so với nhóm cơng nhân dịch vụ
(12,2%) [9]. Trong khi đó, theo nghiên cứu của tác giả Thayyil là 7,78% [10], nghiên
cứu của Diggika U. A. tại Pune cũng phát hiện tỷ lệ bị các bệnh về đường hô hấp ở
công nhân quét rác đường phố cao hơn với nhóm so sánh là nhân viên văn phịng [11].
Các nghiên cứu cũng cho thấy các bệnh đường hô hấp thường gặp trong công
nhân TGCTRĐT là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính, hen phế
quản, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, nhiễm trùng đường hô hấp trên, bệnh hơ hấp
mạn tính.
Kết quả nhiều nghiên cứu khác nhau tại các quốc gia trong nhóm cơng nhân
TGCTRĐT cho thấy có sự suy giảm một số chỉ số về chức năng phổi. Tác giả Smilee
Johncy S. và các cộng sự nghiên cứu tại Ấn Độ trong nhóm chứng và công nhân trước
và sau khi quét rác cho thấy thông khí phổi giảm đáng kể ở cơng nhân qt rác so với
nhóm chứng, cho thấy bệnh phổi hạn chế và tắc nghẽn phổi ở cơng nhân qt rác có
thể là do hít phải hỗn hợp bụi, tác nhân gây ảnh hưởng đến đường hô hấp theo nhiều
cách khác nhau [12]. Tác giả Jordi Sunyer tiến hành nghiên cứu trên công nhân quét
3


rác tại Tây Ban Nha cũng cho thấy nhóm cơng nhân này có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính [13]. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng được tìm thấy trong nghiên
cứu của tác giả Halim Issever tại Thổ Nhĩ Kỳ, với 22,1% cơng nhân có dấu hiệu bị
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [14]. Nghiên cứu của tác giả Nku CO và cộng sự trên nữ

công nhân quét rác đường phố tại Nigeria cho thấy tất cả các giá trị chức năng phổi
đều giảm một cách rõ ràng, mặc dù khơng có ý nghĩa thống kê [15]. Trong nghiên cứu
được thực hiện trên những công nhân làm việc tại bãi đổ rác tại Chennai, Ấn Độ, chức
năng phổi của công nhân quét rác giảm đáng kể so với những người khuân vác và
những người lái xe, công nhân nữ có giá trị chức năng phổi thấp hơn đáng kể so với
công nhân nam, chức năng phổi của công nhân thấp hơn so với những người dân sống
gần bãi đổ rác [16]. Tác giả Yanhong Gong và cộng sự đã theo dõi chức năng phổi của
30 công nhân MTĐT và 30 giáo viên trong thành phố thuộc tỉnh Fujian, Trung Quốc
trong vòng 10 năm, kết quả cho thấy, tất cả các giá trị đo chức năng phổi ở cơng nhân
TGCTRĐT đều giảm đáng kể so với nhóm giáo viên sau 10 năm theo dõi, các chỉ số
giảm ở công nhân nam nhiều hơn so với công nhân nữ, chức năng phổi ở công nhân
tương quan nghịch với thời gian làm việc của họ [17]. Các nghiên cứu trên đều cho
thấy, giá trị đo chức năng phổi của công nhân TGCTRĐT đô thị bị giảm rõ rệt, thời
gian làm việc càng lâu thì chức năng phổi càng yếu.
Bệnh viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh dẫn tới các dấu hiệu
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong nghiên cứu của tác giả Yogesh D Sabde tại thành
phố Nagpur, Ấn Độ cho thấy 5,9% công nhân TGCTRĐT bị bệnh viêm phế quản mạn
tính, nhóm cơng nhân qt rác đường phố bị bệnh viêm phế quản mạn tính cao hơn
đáng kể so với nhóm chứng (OR=4,2; p<0,05) [18].
Hen phế quản cũng là một trong những bệnh dẫn tới dấu hiệu tắc nghẽn mạn
tính của phổi. Theo nghiên cứu của tác giả Yogesh D Sabde tại thành phố Nagpur, Ấn
Độ cho thấy 1,8% công nhân TGCTRĐT mắc hen phế quản, cao hơn nhiều so với
nhóm chứng (0,7%) [18]. Hen phế quản cũng được phát hiện trong nghiên cứu của tác
giả Isa Halim tại Thổ Nhĩ Kỳ với tỷ lệ là 2,8% [14]. Nghiên cứu của tác giả RaaschouNielsen O qua phỏng vấn bằng bộ câu hỏi cho thấy có 3,66% cơng nhân MTĐT được
chẩn đốn có thể bị hen phế quản, tỷ lệ công nhân làm sạch đường phố tại thành phố
Copenhagen, Đan Mạch bị viêm phế quản và bệnh hen suyễn cao hơn so với công
nhân dọn dẹp trong nghĩa trang [19]. Theo tác giả Krajewski JA nguyên nhân dẫn đến
4



bệnh viêm phế quản mạn tính và bệnh hen phế quản là do công nhân phải tiếp xúc với
bụi và các chất độc hại từ phương tiện giao thông cao hơn so với TCCP [20].
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là một nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp
trong công nhân TGCTRĐT. Kết quả nghiên cứu của tác giả Yogesh D Sabde tại
thành phố Nagpur, Ấn Độ cho thấy có 7,3% công nhân TGCTRĐT bị nhiễm trùng
đường hô hấp trên ; 8,1% cơng nhân bị bệnh hơ hấp mạn tính, cao gấp 3,8 lần so với
nhóm chứng là nhân viên văn phòng (p<0,05) [21]. Trong nghiên cứu của tác giả
Diggikar U. A. tại thành phố Pune, Ấn Độ, 10,2% công nhân TGCTRĐT bị nhiễm
trùng đường hô hấp tái phát được phát hiện [11].
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số triệu chứng về bệnh hô hấp mà công nhân
TGCTRĐT thường mắc phải như ho, khó thở, thở khị khè, khô mũi, viêm mũi, viêm
xoang, tức ngực, đau họng, đau đầu, có đờm và hắt hơi.
Triệu chứng khó thở ở công nhân TGCTRĐT được phát hiện trong nhiều
nghiên cứu, 11,7% cơng nhân TGCTRĐT bị khó thở trong nghiên cứu của tác giả
Halim Issever tại Thổ Nhĩ Kỳ [22], nghiên cứu của tác giả Hala S. A. tại Ai Cập (12%)
[9], nghiên cứu của tác giả Tandon R tại Ai Cập (26%) [23], nghiên cứu của tác giả
Mariammal tại Ấn Độ (31,7%) [24]. Tỷ lệ cơng nhân bị khó thở trong nghiên cứu của
tác giả Mariammal cao hơn nhiều so với các nghiên cứu cịn lại, có thể giải thích là do
đối tượng nghiên cứu là những công nhân làm việc trên 15 năm, qua đó có thể cho
thấy thời gian làm việc tỷ lệ thuận với triệu chứng khó thở ở công nhân [24].
Tác giả Prisca S. tiến hành nghiên cứu trên 102 công nhân TGCTRĐT và 85
người bán rau cho thấy tỷ lệ cơng nhân TGCTRĐT bị thở khị khè cao hơn rất nhiều so
với nhóm người bán rau (32,4% so với 14,1%) [25]. Nghiên cứu của tác giả
Mariammal tại Ấn Độ cũng cho thấy nhóm cơng nhân TGCTRĐT có tỷ lệ thở khị khè
cao hơn nhiều so với nhóm cơng nhân xây dựng (31,7% so với 15%) [24].
Có đến 25% công nhân TGCTRĐT bị ho được phát hiện trong nghiên cứu của
tác giả Tandon R tại Ấn Độ [23]. 14,2% công nhân bị ho kéo dài được phát hiện trong
nghiên cứu của tác giả Halim Issever tại Thổ Nhĩ Kỳ [22]. Tác giả Nayera S. tiến hành
so sánh nhóm cơng nhân TGCTRĐT và nhóm chứng cho thấy, tỷ lệ cơng nhân
TGCTRĐT có triệu chứng ho cao hơn so với nhóm chứng (17,5% so với 5,8%) [26].

Triệu chứng ho ở công nhân TGCTRĐT cao hơn so với nhân viên văn phòng cũng
5


được tìm thấy trong nghiên cứu của tác giả Ewis AA tại Ai Cập (18,1% so với 7,1%)
[27]. Nghiên cứu của tác giả Prisca S cũng cho thấy công nhân TGCTRĐT có triệu
chứng ho cao hơn so với những người bán rau (54,9% so với 12,9%) [25].
Công nhân TGCTRĐT thường gặp phải các triệu chứng về mũi như viêm mũi,
tắc nghẽn mũi, viêm xoang, mũi khó chịu, chảy nước mũi, sổ mũi. 2,5% công nhân
TGCTRĐT bị tắc nghẽn mũi được phát hiện trong nghiên cứu của tác giả Hala Samir
tại Ai Cập [9]. 33% công nhân TGCTRĐT bị viêm mũi trong nghiên cứu của tác giả
Athanasiou M. tại Ấn Độ, cao hơn so với nhóm chứng (27%) [28]. 36,3% cơng nhân
TGCTRĐT có triệu chứng mũi khó chịu được phát hiện trong nghiên cứu của tác giả
Prisca S, cao hơn rất nhiều so với nhóm người bán rau (4,7%) [25]. Tác giả
Mariammal tiến hành nghiên cứu trên công nhân TGCTRĐT so với công nhân xây
dựng làm việc trên 15 năm cho thấy công nhân thường gặp các triệu chứng như viêm
xoang (60% so với 40%), chảy nước mũi (17,3% so với 10%) và sổ mũi (14,3% so với
30%) [24].
Ngoài các triệu chứng trên, cơng nhân TGCTRĐT cịn gặp phải các triệu chứng
như tức ngực, viêm họng, đau đầu, có đờm và hắt hơi. Có 14,2% cơng nhân
TGCTRĐT bị tức ngực kéo dài 1 năm được phát hiện trong nghiên cứu của tác giả
Halim Issever tại Thổ Nhĩ Kỳ [22]. Tác giả Athanasiou M. phát hiện các triệu chứng ở
công nhân TGCTRĐT và nhóm chứng tại Ấn Độ là viêm họng (17% so với 8%,
p<0,05) và đau đầu (36% so với 33%) [28]. Tác giả Prisca S tiến hành nghiên cứu trên
công nhân TGCTRĐT và người bán rau cho thấy công nhân bị các triệu chứng hơ hấp
như có đờm (39,2% so với 7,1%) và hắt hơi (63,7% so với 8,2%) [25].
1.1.2. Nguy cơ mắc bệnh da liễu
Công nhân vệ sinh đường phố đặc biệt dễ bị một loạt các vấn đề về da do đặc
điểm nghề nghiệp của họ. Nguy cơ của vấn đề này là do làm việc ngoài trời trong thời
gian dài và tiếp xúc với những vi sinh vật (VSV), hóa chất, chất thải của con người và

động vật, cũng như các vật sắc nhọn (VSN). Các triệu chứng về bệnh về da thường
gặp là khô da, nứt nẻ, sẩn ngứa, viêm da, chàm, dị ứng, nấm…
Theo nghiên cứu của Sudhir Nayak năm 2013 tại Ấn Độ, trên đối tượng công
nhân MTĐT cho thấy bệnh lang ben và nhiễm trùng nấm đã được ghi nhận với tỷ lệ
cao (18% và 16%), điều này có thể do Ấn Độ là vùng có khí hậu nhiệt đới với độ ẩm
6


và nhiệt độ cao. Một lý do khác có thể là vệ sinh cá nhân kém dẫn đến các vấn đề về
ghẻ, ngứa, mụn nhọt. Những trường hợp sạm da, viêm da vùng mặt nhấn mạnh sự cần
thiết của việc sử dụng các biện pháp bảo vệ khi làm công việc ngoài trời. Nghiên cứu
cũng cho thấy điều kiện kinh tế xã hội thấp của những công nhân MTĐT cũng gây nên
tình trạng dinh dưỡng kém khiến họ dễ bị mắc các bệnh khác nhau [29].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Ngô Minh Phương trên nữ công nhân MTĐT từ năm
1998 cho thấy hầu hết 100% công nhân quét rác và quét dọn vệ sinh công cộng gặp
phải các bệnh về da [30]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Đoàn
Tuyết Nhung năm 1995 trong nghiên cứu đối chứng giữa công nhân trực tiếp thu gom
rác và cơng nhân khối văn phịng làm đối chứng. Nghiên cứu 2172 hồ sơ sức khỏe của
công nhân trực tiếp thu gom rác và 111 hồ sơ sức khỏe công nhân khối văn phịng cho
thấy tỷ lệ nữ cơng nhân thu gom rác bị dị ứng sẩn ngứa dao động từ 14,8% đến 18,3%
trong khi nhóm đối chứng khơng có trường hợp nào có vấn đề tương tự [31].
1.1.3. Nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp
Các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ xương khớp là một trong những vấn đề
sức khỏe phổ biến nhất ở công nhân TGCTRĐT. Rối loạn cơ xương khớp nghề nghiệp
(RLCXKNN) là những chấn thương và các rối loạn gây cảm giác đau đớn tới cơ bắp,
gân và dây thần kinh ; ảnh hưởng đến cử động hoặc hệ thống cơ xương khớp của cơ
thể NLĐ [32], [33]. Đây là một loạt các tình trạng viêm và thối hóa ảnh hưởng đến
các cơ bắp, gân, dây chằng, khớp, thần kinh ngoại biên và sự lưu thông của mạch máu
; thường tiến triển chậm và kết hợp với cảm giác đau [34], [35], [36]. Hội chứng bao
gồm các vấn đề như “chấn thương do căng cơ lặp đi lặp lại”, “hội chứng quá sức nghề

nghiệp”, “chấn thương lưng”, “viêm xương khớp”, “đau lưng”, “đau thần kinh tọa”,
“trượt đĩa đệm”, “hội chứng ống cổ tay” và một số hội chứng khác. Các bệnh toàn thân
như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, bệnh lupus và bệnh tiểu đường cũng có thể ảnh
hưởng đến hệ cơ xương khớp và thần kinh ngoại vi nhưng không liên quan đến công
việc nên khơng thuộc nhóm này [34].
u cầu lao động thể lực cao, thời gian làm việc kéo dài và tư thế lao động bất
lợi khiến công nhân MTĐT gặp nhiều vấn đề về cơ xương khớp hơn các đối tượng lao
động khác, trong đó TGCTRĐT là một trong những cơng việc có nguy cơ mắc
RLCXKNN cao nhất. RLCXKNN xuất hiện và tiến triển khi các cơ bắp hoạt động
7


nhiều lần hoặc trong một thời gian dài mà không được nghỉ ngơi. Nguy cơ chấn
thương sẽ tăng lên nếu lực tác dụng lớn hoặc công nhân phải làm việc trong tư thế bất
lợi. Hầu hết RLCXKNN liên quan đến cơng việc là những rối loạn tích lũy, do phơi
nhiễm lặp đi lặp lại với cơng việc có cường độ cao hoặc thấp trong một thời gian dài,
tiến triển từ từ, tích lũy theo thời gian [37]. Do hầu như tất cả các cơng việc đều địi
hỏi việc sử dụng cánh tay và bàn tay, nên RLCXKNN ở chi trên, cổ và vai thường phổ
biến hơn. RLCXKNN cũng có thể gây ảnh hưởng đến chân, hông, mắt cá chân và bàn
chân trong trường hợp điều kiện cơng việc địi hỏi sử dụng chân và các khớp chân
nhiều [32]. RLCXKNN là kết quả của sự kết hợp tổng hòa và tương tác giữa nhiều yếu
tố nguy cơ nêu trên chứ không phải từ một nguy cơ đơn lẻ, tiến triển theo giai đoạn từ
nhẹ đến nặng, từ không thoải mái đến đau đớn, từ lúc chỉ xảy ra khi đang làm việc cho
đến khi xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi [32]. Các triệu chứng có thể biến mất nhanh
chóng sau ca làm việc, sau đó xuất hiện ngày càng dai dẳng, ngay cả khi không làm
việc [38].
RLCXKNN xuất hiện và tiến triển khi các cơ bắp hoạt động nhiều lần hoặc
trong một thời gian dài mà không được nghỉ ngơi. Nguy cơ chấn thương sẽ tăng lên
nếu lực tác dụng lớn hoặc công nhân phải làm việc trong tư thế bất lợi. Hầu hết
RLCXKNN liên quan đến công việc là những rối loạn tích lũy, do phơi nhiễm lặp đi

lặp lại với cơng việc có cường độ cao hoặc thấp trong một thời gian dài [37].
RLCXKNN tiến triển từ từ, tích lũy theo thời gian. Hầu như tất cả các cơng việc
đều địi hỏi việc sử dụng cánh tay và bàn tay. Do đó, RLCXKNN ở chi trên, cổ và vai
là phổ biến. RLCXKNN cũng có thể gây ảnh hưởng đến chân, hông, mắt cá chân và
bàn chân trong trường hợp điều kiện cơng việc địi hỏi sử dụng chân và các khớp chân
nhiều [39]. RLCXKNN là kết quả của sự kết hợp tổng hòa và tương tác giữa nhiều yếu
tố nguy cơ nêu trên chứ không phải từ một nguy cơ đơn lẻ [39].
RLCXKNN tiến triển theo giai đoạn từ nhẹ đến nặng, từ không thoải mái đến đau
đớn, từ lúc chỉ xảy ra khi đang làm việc cho đến khi xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.
Các triệu chứng có thể biến mất nhanh chóng sau ca làm việc, sau đó xuất hiện ngày
càng dai dẳng ngay cả khi khơng làm việc [40]. Có 3 giai đoạn tiến triển RLCXKNN
là giai đoạn sớm, giai đoạn trung gian và giai đoạn cuối [39], [40]. Mỗi cá nhân có thể
trải qua các giai đoạn với thời gian và mức độ khác nhau. Trong thực tế, khơng thể xác
định chính xác khi nào một giai đoạn kết thúc và bắt đầu gia đoạn tiếp theo [32].
8


RLCXKNN khơng đe dọa tính mạng nhưng có thể làm suy giảm chức năng của
cơ thể, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người lao động [41]. Việc suy
giảm chức năng của cơ thể khiến cho người lao động gặp khó khăn khi thực hiện
những sinh hoạt cơ bản nhất [34]. RLCXKNN có thể khiến người lao động phải thay
đổi công việc hoặc không thể lao động được nữa [41]. RLCXKNN cịn gây ra những
khoản chi phí cao cho lao động như vắng mặt, mất năng suất, tàn tật, tăng các chi phí
về chăm sóc sức khỏe và bồi thường lao động [42]. RLCXKNN được báo cáo là chiếm
khoảng một phần năm tổng trường hợp nghỉ ốm của người lao động trong ngành công
nghiệp rác thải [43], [44].
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ công nhân TGCTRĐT mắc
RLCXKNN khá cao dao động với tỷ lệ khoảng 45%-70% [45], [46], [47], [48], [10].
Trong đó, tỷ lệ RLCXKNN ở công nhân TGCTRĐT cao nhất là 72,2% trong nghiên
cứu ở Hàn Quốc [46] và 71% tại Ấn Độ [48].

Tùy vào công việc cụ thể, thời gian và mức độ phơi nhiễm khác nhau mà cơng
nhân có các tổn thương RLCXKNN ở những bộ phận khác nhau. Kết quả tổng hợp các
nghiên cứu cho thấy triệu chứng đau xuất hiện thường xuyên hoặc thỉnh thoảng ở cổ,
cánh tay trên, thắt lưng, lưng, mông. Số người đau ở chân, đùi, hông là thấp nhất. Đặc
biệt, đau ở cổ, vai, cánh tay, mông và vùng lưng tăng lên rõ ràng theo độ tuổi [37].
Trong số các trường hợp báo cáo, triệu chứng đau vùng lưng và thắt lưng được phản
ánh nhiều nhất dao động từ 30%-73% [49], [46], [47], [48]. Theo sau đó là các triệu
chứng đau chi trên chiếm 39,6% [46], đau vai 37% [48], đau chi dưới 27,4% [46], đau
hông 1% [48]. Một nghiên cứu cắt ngang tại Ấn Độ năm 2009 cho thấy tỉ lệ mắc
RLCXKNN ở các vị trí cổ tay, cổ và đầu gối khá thấp chỉ từ 2-12% [48]. Tuy nhiên,
một số nghiên cứu khác tại Ấn Độ và Ghana lại báo cáo kết quả lớn hơn nhiều với tỷ
lệ đau cổ tay chiếm 48,2% [47], đau cổ chiếm 44,7% [47] và đau đầu gối là 39% [10].
Bên cạnh các triệu chứng trên, công nhân cịn gặp khó khăn khi cử động cánh tay, đầu
và cổ, cử động đầu gối đặc biệt là uốn gối (34%), leo cầu thang và mang vác nặng
(18%). Khoảng 54% cảm thấy sự yếu đi của cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân [48].
Tại Việt Nam, hiện có rất ít nghiên cứu về RLCXKNN ở nhóm cơng nhân
TGCTRĐT được cơng bố. Nghiên cứu của Đồn Tuyết Nhung (1995) cho thấy khoảng
10% - 20% công nhân quét rác, xúc rác, qt dọn vệ sinh cơng cộng và thu gom phân
có triệu chứng đau cơ và viêm khớp, tỷ lệ này cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng là
9


nhân viên văn phòng [31].
1.1.4. Nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý
Căng thẳng nghề nghiệp là sự tương tác giữa các điều kiện lao động với đặc
trưng của người lao động (NLĐ) khiến cho các chức năng bình thường về tâm lý hay
sinh lý hoặc cả hai bị thay đổi. Nói cách khác căng thẳng nghề nghiệp là những địi hỏi
lao động vượt q năng lực ứng phó của NLĐ [50]. Các nghiên cứu đã kết luận có 3
biểu hiện do căng thẳng gây ra [50] là:
Những rối nhiễu tâm lý do căng thẳng: lo lắng, sợ hãi, cảm giác hụt hẫng, quá

nhạy cảm trong cảm xúc, giảm hiệu quả trong giao tiếp, cảm giác bị xa lánh và ghét
bỏ, mất tập trung, mất tính tự chủ, v.v.
Những triệu chứng thực thể: tăng nhịp tim và huyết áp, bệnh đường tiêu hóa (loét
dạ dày, tá tràng), sự mệt mỏi tồn thân, bệnh tim mạch, chứng bệnh về hơ hấp, chứng
nhức đầu, đau mỏi cơ xương, v.v.
Triệu chứng ứng xử: né tránh công việc, tăng lạm dụng rượu và ma túy, chán ăn
và giảm cân đột ngột, các quan hệ với bạn bè và gia đình xấu đi, tự sát và ý định tự sát,
v.v.
Một nghiên cứu ở Brazil cho thấy có sự rối loạn tâm thần nhẹ xảy ra ở 44,7%
công nhân làm việc quét dọn vệ sinh trong các khu phố có mật độ dân trung bình, với
các dấu hiệu trầm cảm và lo âu. Nghiên cứu của Venkatesh, C.D (2014) đã tập trung
vào nữ công nhân quét rác tại Bangalore thuộc bang Karnataka, Ấn Độ về sức khỏe và
điều kiện kinh tế của họ. Nghiên cứu này chỉ rõ rằng làm công việc thu gom rác, nữ
công nhân phải tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn có ảnh hưởng
đến da, đơi mắt, chân tay, hơ hấp và hệ thống tiêu hóa. Kết quả nghiên cứu về gánh
nặng tâm lý, cho thấy 56,7% nữ công nhân làm công việc thu gom rác bị căng thẳng
tâm lý với các biểu hiện lo âu.
Kết quả điều tra công nhân vệ sinh môi trường tại Kathmandu, Nepal cho thấy
53,4% cơng nhân có dấu hiệu căng thẳng tâm lý. Nghiên cứu chỉ ra nhiều nguyên nhân
ảnh hưởng đến tâm lý người công nhân như tuổi, biến cố trong cuộc sống, khối lượng
công việc và sự kỳ thị của xã hội đối với nghề nghiệp, v.v. Trong đó, tác giả nhấn
mạnh sự kỳ thị cộng đồng với nghề nghiệp này chủ yếu là do tính chất cơng việc
10


×