BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: TỔNG QUAN MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ĐÃ CÓ TẠI VIỆT NAM NĂM 2019
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Vũ Thị Thanh Mai
Cơ quan (Tổ chức) chủ trì đề tài:
Đại học Y tế cơng cộng
Mã số đề tài (nếu có):
12.18-18.CS-HUPH
Năm 2020
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: TỔNG QUAN MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ĐÃ CÓ TẠI VIỆT NAM NĂM 2019
Chủ nhiệm đề tài: ThS Vũ Thị Thanh Mai
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
Cấp quản lý: Trường Đại học Y tế công cộnsg
Mã số đề tài (nếu có): 12.18-18.CS-HUPH
Thời gian thực hiện: từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020
Tổng kinh phí thực hiện đề tài
17,531,000 đồng
Trong đó: kinh phí SNKH
17,531,000 đồng
Nguồn khác (nếu có)
0 triệu đồng
Năm 2020
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
1. Tên đề tài: Tổng quan một số loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã
có tại Việt Nam năm 2019
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS Vũ Thị Thanh Mai
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Đại học Y tế công cộng
4. Cơ quan quản lý đề tài: Đại học Y tế công cộng
5. Thư ký đề tài: CN Nguyễn Thị Thu Thủy
6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có): Khơng
7. Danh sách những người thực hiện chính:
- TS. Dương Minh Đức
- ThS. Bùi Thị Phương
- ThS Nguyễn Thị Anh Vân
- ThS Đậu Thị Tuấn
- CN Nguyễn Thị Thu Thủy
8. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có): Khơng có
(a) Đề tài nhánh 1 (đề mục 1)
- Tên đề tài nhánh:
- Chủ nhiệm đề tài nhánh:
(b) Đề tài nhánh 2
- Tên đề tài nhánh
- Chủ nhiệm đề tài nhánh
9. Thời gian thực hiện: từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020
Những chữ viết tắt
BHYT
Bảo hiểm y tế
BKLN
Bệnh không lây nhiễm
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
ĐNA
Đơng Nam Á
NCT
Người cao tuổi
PHCN
TYT
Phục hồi chức năng
Trạm Y tế
Danh mục bảng, biểu đồ
Biểu đồ 2.1:
Khung lý thuyết thực trạng hoạt động mơ hình CSSK người cao tuổi
Bảng 4.1:
Các câu hỏi sàng lọc tên/tóm tắt của tài liệu trong bước sàng lọc thứ nhất
Bảng 4.2:
Các câu hỏi sàng lọc tên/tóm tắt của tài liệu trong bước sàng lọc thứ hai
Biểu đồ 5.1:
Kết quả tìm kiếm tài liệ
Bảng 5.1:
Thơng tin chi tiết các tài liệu được lựa chọn
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1
PHẦN A. Báo cáo tóm tắt nghiên cứu ...................................................................... 2
PHẦN B. Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài .................................................... 10
1.
Kết quả nổi bật của đề tài .............................................................................. 10
2.
Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội. ........................................................ 11
3.
Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê
duyệt 12
4.
Các đề xuất khác ........................................................................................... 12
PHẦN C. Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở .............. 13
1.
Đặt vấn đề...................................................................................................... 13
2.
Tổng quan ...................................................................................................... 14
3.
Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 21
4.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 22
5.
Kết quả .......................................................................................................... 27
6.
Bàn luận......................................................................................................... 50
7.
Kết luận và khuyến nghị ............................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 60
1
PHẦN A. Báo cáo tóm tắt nghiên cứu
Tổng quan một số loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã có
tại Việt Nam năm 2019
ThS Vũ Thị Thanh Mai
TS
Dương Minh Đức
Bộ môn Công tác xã hội – Đại học Y tế công cộng
Bộ môn Dân số sức khỏe sinh sản – Đại học Y tế công
cộng
ThS Bùi Thị Phương
Bộ môn Xã hội học sức khỏe – Đại học Y tế công cộng
ThS Nguyễn Thị Anh Vân
Bộ môn Sinh học – Di truyền – Đại học Y tế công cộng
ThS Đậu Thị Tuấn
Cục Trẻ em – Bộ LĐTB&XH
CN
Lớp ThS YTCC-22B – Đại học Y tế công cộng
Nguyễn Thị Thu Thủy
* Tóm tắt tiếng Việt
-
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Theo số liệu Tổng cục Thống kê năm 2012, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già khi số
người từ 60 tuổi trở lên chiếm đến 10,2% tổng dân số (24). Dự báo đến năm 2049, tỷ lệ
NCT sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một NCT. Khi đó, tỷ lệ
người trong độ tuổi lao động (15 - 59) sẽ giảm từ 65% năm 2015 xuống còn 57% năm
2049(3, 25).
Trong bối cảnh đó việc phát triển các loại hình dịch vụ CSSK NCT, đặc biệt là các loại
hình dịch vụ CSSK NCT phù hợp và kịp thời, để đảm bảo nền an sinh xã hội và đáp ứng
nhu cầu CSSK đang gia tăng nhanh chóng của NCT. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có
nhiều nghiên cứu tổng quan về thực trạng mơ dịch vụ CSSK NCT nhằm cung cấp các
bằng chứng khoa học xây dựng chính sách xã hội hóa các mơ hình dịch vụ CSSK hiệu
quả cho NCT. Tổng quan nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: Mô tả thực trạng
hoạt động các loại hình dịch vụ CSSK NCT đã có tại Việt Nam.
-
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu tổng quan tìm kiếm các tài liệu nghiên cứu về các loại hình dịch vụ
CSSK NCT tại Việt Nam. Các loại hình dịch vụ CSSK NCT đề cập đến các yếu tố quản
2
trị/quản lý, nguồn nhân lực, tài chính, các hoạt động CSSK NCT. Tổng quan này sử dụng
thơng tin tìm kiếm được từ các nguồn sau: PubMed, Nasati, google Scholar... Từ khóa
tìm kiếm được cấu thành bởi ba thành phần: quần thể quan tâm (người cao tuổi), biến đầu
ra (loại hình dịch vụ CSSK NCT và các biến độc lập như: Quản lý; nguồn nhân lực, tài
chính, hoạt động dịch vụ CSSK NCT. Việc sàng lọc các tài liệu tìm thấy được thực hiện
qua hai bước: 1) Sàng lọc tiêu đề và tóm tắt của tài liệu và 2) Sàng lọc nội dung toàn văn
của tài liệu. Kết quả được báo cáo theo phân loại các biến đầu ra chính và từng yếu tố độc
lập.
-
Kết quả và phát hiện chính
Tổng cộng có 15 tài liệu hợp lệ được đưa vào phân tích. Trong nghiên cứu này của chúng
tơi chỉ ra 2 loại hình dịch vụ CSSK NCT đã có ở Việt Nam.
Thứ nhất là loại hình dịch vụ chăm sóc y tế tại các bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa
phương, chuyên về Lão khoa hoặc có Khoa lão do Bộ Y tế quản lý và các cơ quan, tổ
chức có liên quan phối hợp. Các nghiên cứu về các loại hình dịch vụ CSSK NCT đã chỉ
ra, nhu cầu sử dụng các dịch vụ CSSK của NCT là rất lớn. Tuy nhiên, quy mô tổ chức
của mạng lưới dịch vụ CSSK chuyên khoa lão và nguồn nhân lực đáp ứng u cầu chăm
sóc NCT cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế từ trung ương tới địa phương. Tổ chức và cơ
chế hoạt động của hệ thống y tế còn thiếu sự kết nối ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc
sức khoẻ tồn diện, liên tục cho NCT. Một số dịch vụ CSSK đặc thù cho NCT như
PHCN tại cộng đồng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời, chăm sóc tại nhà chưa được
quan tâm đúng mức. Mặc dù đã có nhiều chính sách để hỗ trợ cho CSSK người cao tuổi
song gánh nặng tài chính đối với các hộ gia đình có NCT vẫn cịn cao. Khả năng tiếp cận
dịch vụ y tế và bao phủ bởi bảo hiểm y tế ở NCT chưa cao. Đây chính là một trong yếu tố
rào cản lớn khiến NCT không được tiếp cận dịch vụ y tế do đó cần có chính sách về
BHYT cho NCT để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ NCT và bao phủ được nhóm đối
tượng này kịp thời và hiệu quả.
Thứ hai là các loại hình dịch vụ CSSK NCT tại các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung
tâm cơ sở CSSK tư nhân dành cho NCT do Bộ LĐTB&XH quản lý và các cơ quan, tổ
3
chức có liên quan phối hợp. Loại hình dịch vụ chăm sóc NCT cơng lập đó chính là các
Trung tâm bảo trợ xã hội công lập được thành lập ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước,
để tiếp nhận và chăm sóc những người lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói…trong
đó có đối tượng là NCT khơng có người phụng dưỡng, NCT khuyết tật và khơng thể sống
tự lập trong cộng đồng. Loại hình dịch vụ này được nhà nước bảo trợ và cung cấp dịch vụ
nuôi dưỡng, chăm sóc hàng ngày, chăm sóc sức khỏe ban đầu miễn phí nhằm đảm bảo
các vấn đề an sinh cho NCT. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên các trung tâm, cơ
sở chăm sóc NCT cơng lập mới đáp ứng được tỷ lệ rất nhỏ NCT có hồn cảnh đặc biệt
khó khăn trong tổng số NCT tại Việt Nam. Cùng với các trung tâm bảo trợ xã hội cơng
lập có tiếp nhận và chăm sóc đối tượng NCT có hồn cảnh đặc biệt, với sự phát triển và
nhu cầu CSSK NCT thì các trung tâm CSSK NCT tư nhân cũng được hình thành và phát
triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các hoạt động của các trung tâm CSSK NCT tư
nhân dựa trên cơ sở lấy thu bù chi và vì lợi nhuận và dựa trên nhu cầu và gói dịch vụ mà
NCT và gia đình họ đăng ký sử dụng. Chi phí dịch vụ CSSK tại các trung tâm tư nhân
thường rất cao nên mới chỉ đến được với đối tượng NCT có khả năng kinh tế, vượt ra
ngoài khả năng chi trả của số đơng NCT có nhu cầu sử dụng dịch vụ hiện nay tại Việt
Nam.
-
Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu tổng quan thực trạng các loại hình dịch vụ CSSK NCT tại Việt Nam dựa trên
các yếu tố về quản lý, nguồn nhân lực, tài chính và các hoạt động dịch vụ CSSK NCT.
Có hai loại hình dịch vụ CSSK NCT được đưa ra trong nghiên cứu này đó là loại hình
dịch vụ chăm sóc y tế tại các bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương chuyên về
Lão khoa hoặc có Khoa lão do Bộ Y tế quản lý và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối
hợp và các loại hình dịch vụ CSSK NCT tại các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm
cơ sở CSSK tư nhân dành cho NCT do Bộ LĐTB&XH quản lý và các cơ quan, tổ chức
có liên quan phối hợp. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu mới chỉ ra tình hình thực trạng
chung của các loại hình dịch vụ CSSK, và chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực
trạng chính sách dành cho NCT, chứ chưa có kết quả phân tích rõ ràng các yếu tố quản
4
trị, nguồn nhân lực, tài chính, các hoạt động dịch vụ của từng loại hình dịch vụ CSSK
NCT có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động CSSK NCT. Chính vì vậy, trong
tương lai cần có thêm các nghiên cứu thực trạng các loại hình dịch vụ CSSK tập trung
phân tích các yếu tố nêu trên và đánh giá khả năng tiếp cận, độ bao phủ, cũng như chất
lượng và hiệu quả của từng loại hình dịch vụ CSSK NCT.
5
The overview on several types of healthcare services for the elderly in
Vietnam, 2019.
Vu Thi Thanh Mai
Lecturer, Hanoi Unviersity of Public Health
Duong Minh Duc
Lecturer, Hanoi Unviersity of Public Health
Bui Thi Phuong
Lecturer, Hanoi Unviersity of Public Health
Nguyen Thi Anh Van
Lecturer, Hanoi Unviersity of Public Health
Dau Thi Tuan
Department of Labors, War Invalids and Social Affairs
Nguyen Thi Thu Thuy
MPH Student, Hanoi Unviersity of Public Health
Abstract
-
Background (including purposes)
According to the General Statistics Office of 2012, Vietnam entered an aging period
when the number of people aged 60 and over accounted for 10.2% of the total population
[42]. It is forecasted that by 2049, the proportion of elderly people will account for about
25% of the population, that is, one out of every four people in the elderly. Meanwhile, the
proportion of people of working age (15 - 59) will decrease from 65% in 2015 to 57% in
2049 [43, 23].
In this context, the development of appropriate and timely health care services for the
elderly, especially appropriate and timely health care services for the elderly, to ensure
social security and meet the rapidly growing health care needs of the elderly. However, in
Vietnam, there have not been many general studies on the current situation of health care
services for the elderly in order to provide scientific evidence to formulate policies to
socialize efficient health care service models for the elderly. This research overview is
conducted with the aim of describing the actual situation of activities of various types of
health care services for the elderly in Vietnam.
-
Materials and method
This is an overview to look for research materials on different types of health care
services for the elderly in Vietnam. Types of elderly health care refers to the elements of
6
administration/management, human resources, finance, and aged care activities. This
overview uses information obtained from the following sources: PubMed, NASATI,
Google Scholar and so on. Searching keywords are made up of three components: the
population of interest (the elderly), the output variable (Types of elderly health care
services and independent variables namely management, human resources, finance,
health care services for the elderly. There are two steps involved: 1) Refine the title and
summary of the document and 2) Refine the full text of the document. Results are
reported according to the classification of the main output variables and each independent
factor.
-
Results
A total of 15 valid documents were included in the analysis. In this study, we point out
and study about the two types of elderly health care in Vietnam.
The first type is health care service at hospitals ranging from local to central levels,
specializing in geriatrics or geriatric departments managed by the Ministry of Health and
coordinated with related agencies and organizations. Studies on the types of elderly
health care services have shown that the demand for using health care services for the
elderly is huge. However, the organizational scale of the geriatric health care service
network and the human resources to meet the care needs of the elderly still face many
difficulties and limitations from the central to local levels. The organization and
mechanism of operation of the health system lacks connectivity that affects the ability to
provide comprehensive and continuous health care for the elderly.
Some specific health care services for the elderly such as community rehabilitation,
palliative care, life-long care, and home care have not been paid enough attention.
Although there are many policies to support health care for the elderly, the financial
burden on elderly households is still high. The ability to access to health services and
coverage by health insurance in the elderly is not high. This is one of the major barriers
that prevent old people from accessing healthcare services, so it is necessary to have
7
policies on health insurance for the elderly to increase access to elderly and cover this
group of people timely and effectively.
The second type is health care services for the elderly at social protection centers, centers
for private health care for the elderly managed by MOLISA and coordinated with
relevant agencies and organizations. These types of public elderly care services are public
social protection centers established in most provinces and cities across the country to
receive and take care of those at risk, misfortune, poverty including those without
support, elderly people with disabilities and unable to live independently in the
community. This type of service is state-sponsored and provides free nurturing, daily
care, and primary health care to ensure welfare for the elderly.
However, due to the limited financial resources, public elderly care centers can only
provide for a small percentage of elderly people with extremely difficult living
circumstances among the elderly in Vietnam. Along with public social protection centers
that receive and take care of the elderly in special circumstances, with the development
and needs of health care for the elderly, private health care centers for seniors have also
been formed and flourished in recent years. Private elderly care centers operate on a feefor-profit and for-profit basis and are based on the needs and service packages registered
by the elderly and their families. The cost of health care at private centers is often high,
so it is only accessible to economically elderly people, which is beyond the ability of the
majorities of elderly people in need of healthcare service in Vietnam.
-
Conclusion
The overview of the current situation of elderly health care services in Vietnam is based
on management, human resources, finance and health care services for the elderly. There
are two types of health care services mentioned in this study. The first one is health care
services at central and local hospitals specializing in geriatrics or geriatric departments
managed by the Ministry of Health and coordinated with relevant agencies and
organizations. The second one is many elderly healthcare services at social protection
centers and private health care centers for the elderly, managed by the Ministry of Labor,
8
War Invalids and Social Affairs and coordinated with relevant agencies and
organizations. However, most of the new studies show the general situation of the types
of health care services, analyze and assess the current situation of policies for the elderly.
They failed to produce results with analysis of factors such as administration, human
resources, finance and service activities of each type of health care services for elderly.
Therefore, in the future, there should be more researches on the current situation of health
care types focusing on analyzing the above-mentioned factors and assessing accessibility,
coverage, as well as quality and effectiveness of each type of health care for the elderly.
9
PHẦN B. Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
1. Kết quả nổi bật của đề tài
(a) Đóng góp mới của đề tài
Đây là nghiên cứu thực hiện theo phương pháp tổng quan tài liệu dựa trên các bằng
chứng đã được công bố của các nghiên cứu khác. Do đó, kết quả từ các tổng quan tài liệu
được xem là có tính khái qt và có khả năng tham khảo tốt hơn so với các nghiên cứu
đơn lẻ.
Tổng cộng có 15 tài liệu hợp lệ được đưa vào phân tích. Nghiên cứu đã đưa ra phân tích
và bàn luận về 02 loại hình dịch vụ CSSK NCT là: các loại hình dịch vụ chăm sóc y tế tại
các bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương chuyên về Lão khoa hoặc có Khoa lão
do Bộ Y tế quản lý và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp; các loại hình dịch vụ
CSSK NCT tại các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm CSSK tư nhân dành cho đối
tượng NCT do Bộ LĐTB&XH quản lý và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp.
Nghiên cứu mô tả thực trạng các loại hình dịch vụ CSSK NCT dựa trên các yếu tố quản
trị, nguồn nhân lực, tài chính, dịch vụ CSSK NCT, của các loai hình dịch vụ chăm sóc
NCT, nhóm tác giả phân tích những điểm mạnh và điểm hạn chế của từng loại hình dịch
vụ CSSK NCT đã được đề cập. Dựa trên cơ sở đó đưa ra được các khuyến nghị cần thực
hiện các nghiên cứu sâu hơn về các loại hình, mơ hình dịch vụ CSSK NCT trong tương
lai nhằm cung cấp các bằng chứng khoa học cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra
được những chính sách phù hợp cũng như có thể đưa vào áp dụng hoặc nhân rộng các
loại hình dịch vụ hay mơ hình dịch vụ CSSK NCT phù hợp với tình hình thực tiễn tại
Việt Nam nhằm tiến tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh cho dân số Việt Nam.
(b) Kết quả cụ thể (Các sản phẩm cụ thể)
- Báo cáo kết quả nghiên cứu
- 01 bản thảo bài báo tiếng Việt gửi trên tạp chí Nghiên cứu sức khoẻ và phát triển
(JHDS) về chủ đề Thực trạng một số loại hình dịch vụ chăm sóc y tế NCT tại Việt
Nam, năm 2019.
10
- Dự kiến khai thác dữ liệu thực trạng một số loại hình dịch vụ CSSK NCT tại Việt
Nam gửi tạp chí Asia Social Work.
(c) Hiệu quả về đào tạo
Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, điều phối hoạt động nghiên cứu cùng giảng viên
của Trường Đại học Y tế công cộng. Kiến thức về NCT và các loại hình CSSK NCT tại
Việt Nam, giúp cho các giảng viên có thêm kiến thức thực tế áp dụng vào cơng tác giảng
dạy và nghiên cứu.
Nâng cao năng lực cho sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học cho
học viên cao học Nguyễn Thu Thủy lớp ThsYTCC22-1B là thành viên của nhóm nghiên
cứu. Học viên Nguyễn Thu Thủy đã tham gia từ khâu thu thập tài liệu liên quan đến chủ
đề nghiên cứu từ đầu tháng 10/2019, tham gia viết bản thảo cho các nội dung được phân
công liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Bên cạnh đó học viên hỗ trợ chủ nhiệm đề tài
trong các hoạt động hành chính và tài chính triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng để tham khảo cho các học viên/sinh viên/nhà nghiên
cứu liên quan đến NCT. Độc giả có thể tham khảo về quy trình, cách thực hiện một tổng
quan tài liệu.
(d) Hiệu quả về xã hội
Các kết quả trong nghiên cứu này đóng góp bằng chứng khoa học về thực trạng các loại
hình dịch vụ CSSK NCT hiện có ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này thông tin hữu ích
được cung cấp giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được các chính sách, và điều
chỉnh phù hợp nhằm cải thiện, và phát triển hiệu quả hoạt động của các loại hình dịch vụ
CSSK NCT nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK NCT hiện nay.
(e) Các hiệu quả khác
Nghiên cứu này khơng có các hiệu quả khác ngồi những hiệu quả đã nêu ở trên.
2. Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội.
Kết quả nghiên cứu này cung cấp bằng chứng khoa học về việc cần thiết có các nghiên
cứu sâu hơn về các loại hình, các mơ hình cung cấp dịch vụ CSSK NCT tại Việt Nam, để
11
từ đó có các phân tích, so sánh và đánh giá loại hình dịch vụ CSSK nào có hiệu quả và
phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam.
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt
(a) Tiến độ
Đề tài xin gia hạn 01 lần kéo dài thời gian thực hiện thêm 3 tháng.
(b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu được thực hiện đầy đủ trong báo cáo nghiên cứu
(c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương
Đạt được so với dự kiến của đề cương nghiên cứu
(d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí
Kinh phí của đề tài được sử dụng hợp lý và trong định mức được phê duyệt.
4. Các đề xuất khác
Khơng có
12
PHẦN C. Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
1. Đặt vấn đề
Dân số Việt Nam có nhiều biến động cả về cấu trúc và số lượng. Xu hướng già hóa dân
số thể hiện một cách rất rõ nét từ thập niên 80 trở lại đây. Chỉ số già (60 trở lên) tăng từ
18,3% năm 1989 lên đến 43,3% năm 2014, chỉ số này cao hơn so với trung bình của các
nước Đơng Nam Á (30%). Số lượng người cao tuổi tăng từ 7,1% năm 1989 lên đến
10,2% năm 2014 (26). Dự báo đến năm 2049, tỷ lệ NCT sẽ chiếm khoảng 25% dân số,
tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi. Khi đó, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động
(15 - 59) sẽ giảm từ 65% năm 2015 xuống còn 57% năm 2049 (3).
Người cao tuổi đang phải đối mặt với các thách thức sức khỏe đặc biệt, nhiều người đang
bị mất đi khả năng sống một cách độc lập vì họ bị hạn chế về vận động, yếu về thể chất
hoặc các vấn đề xã hội khác mà địi hỏi phải có sự chăm sóc lâu dài (12). Thực tế, NCT
rất cần được khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc và quản lý bệnh tật, xác định các yếu tố
nguy cơ, phòng tránh và phát hiện sớm bệnh tật để chữa trị kịp thời, đặc biệt là đối với
các bệnh không lây nhiễm (BKLN). Theo một khảo sát, có tới 95% NCT có nhu cầu chữa
bệnh, nhưng chưa hồn tồn được đáp ứng (20). Có nhiều lý do khác nhau làm cho việc
khám chữa bệnh kịp thời đối với NCT vẫn còn hạn chế, ngay cả với những người thường
xuyên đau ốm, bệnh tật thì việc khám chữa bệnh của họ cũng có những trở ngại. Bên
cạnh đó,tỷ lệ NCT sống một mình hoặc chỉ sống với vợ/chồng ngày càng tăng, theo đó tỷ
lệ NCT sống cùng con cái giảm do hiện tượng di dân từ các vùng nơng thơn ra thành thị
để học tập, tìm kiếm việc làm và sự chuyển đổi từ gia đình đa thế hệ sang mơ hình gia
đình hạt nhân (3, 28). Điều này dẫn đến tình trạng NCT gặp hạn chế trong khả năng chăm
sóc hoặc khơng có người chăm sóc khi tuổi già, sức yếu, ốm đau, bệnh tật ngày càng tăng
lên.
Trong bối cảnh đó, việc phát triển các loại hình chăm sóc NCT, đặc biệt là các loại hình
dịch vụ CSSK NCT phù hợp và kịp thời, để đảm bảo an sinh và đáp ứng nhu cầu CSSK
đang gia tăng nhanh chóng của NCT. Câu hỏi đặt ra, có những loại hình dịch vụ CSSK
NCT nào và thực trạng hoạt động của các loại hình CSSK NCT hiện nay như thế nào tại
13
Việt Nam? Và trên thực tế ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu tổng quan tài liệu về
thực trạng các loại hình dịch vụ CSSK NCT, để cung cấp các bằng chứng khoa học cho
việc xây dựng chính sách và xã hội hóa các loại hình dịch vụ CSSK NCT. Chính vì lý do
nêu trên, chúng tơi thực hiện nghiên cứu tổng quan này với mục tiêu: mô tả thực trạng
các loại hình CSSK NCT đã có tại Việt Nam.
2. Tổng quan
2.1 Các khái niệm nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm sức khỏe: Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO (2006): Sức khỏe là trạng
thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có
tình trạng khơng có bệnh hay thương tật.
2.1.2 Khái niệm Người cao tuổi: theo Liên hợp quốc, NCT là những người từ 60 tuổi trở
lên. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm NCT theo Luật Người cao tuổi là từ
60 tuổi trở lên, tính cả đối với nam và nữ1.
2.1.3 Khái niệm dịch vụ
Theo Kinh tế học: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi
vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn
về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ (nguồn trích dẫn wikipedia.org)
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất
định của số đơng, có tổ chức và được trả cơng2.
Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh
và sinh hoạt. Do nhu cầu rất đa dạng và tùy theo sự phân công lao động mà có nhiều loại
dịch vụ: Dịch vụ sản xuất, kinh doanh; dịch vụ phục vụ sinh hoạt công cộng; Dịch vụ cá
nhân dưới hình thức dịch vụ gia đình; dịch vụ tinh thần dựa trên những nghiệp vụ đòi hỏi
khả năng đặc biệt (hoạt động nghiên cứu, môi giới, quảng cáo); những dịch vụ liên quan
1
Quốc hội. Số: 39/2009/QH12 Luật Người cao tuổi, ngày 23 tháng 11 năm 2009.
2
Từ điển Tiếng Việt (2004), chủ biên, NXB Đà Nẵng, tr. 256
14
đến đời sống và sinh hoạt công cộng (sức khỏe, giáo dục, giải trí); những dịch vụ về chỗ
ở,...
Dịch vụ xã hội là những hoạt động dịch vụ nhằm thực hiện chính sách xã hội, hướng vào
các nhóm đối tượng của chính sách xã hội, đối tượng ưu tiên, ưu đãi và yếu thế nhằm đáp
ứng các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của họ (7).
Khái niệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT là những dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK NCT
một cách có tổ chức của nhà nước, cộng đồng hoặc các cá nhân nhằm trợ giúp NCT có
một đời sống khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Trong nghiên cứu này chúng tơi đề cập
đến 02 loại hình dịch vụ CSSK NCT đó là: loại hình dịch vụ chăm sóc y tế tại các bệnh
viện từ tuyến trung ương đến địa phương chuyên về Lão khoa hoặc có Khoa lão do Bộ Y
tế quản lý và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp; loại hình dịch vụ CSSK NCT
tại các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm cơ sở CSSK tư nhân dành cho NCT do Bộ
LĐTB&XH quản lý và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp.
2.1.4 Khái niệm quản trị/quản lý
Theo James Stoner và Stephen Robins định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản trị
là “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của
các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt
được mục tiêu đề ra”. “Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối
tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước”.
Khái niệm quản trị/quản lý mơ hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:
Từ cách hiểu nêu trên, quản trị/quản lý mơ hình, dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT là tiến
trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động CSSK NCT và sử dụng
các nguồn lực khác nhằm cung cấp các dịch vụ CSSK nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK
NCT.
15
2.1.5 Khái niệm nguồn nhân lực
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức
và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển
kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”.
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của
một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác
nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có
kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ chế
chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH”. [35, tr.269].
Từ cách hiểu trên, trong nghiên cứu này nguồn nhân lực dịch vụ CSSK NCT là các yếu tố
liên quan đến đội ngũ cán bộ, trình độ chuyên môn, kiến thức và năng lực của người lao
động làm việc trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT.
2.1.6 Khái niệm tài chính
Theo WHO, tài chính y tế là một chức năng của hệ thống y tế, thực hiện việc huy động,
tập hợp và phân bổ nguồn kinh phí cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, cho cá
nhân và cộng đồng (48).
Tài chính y tế khơng chỉ là tạo đủ nguồn kinh phí cho CSSK, mà cịn là việc tạo nguồn tài
chính sao cho cơng bằng (ai đóng góp và đóng góp bao nhiêu), và sử dụng nguồn tiền có
được sao cho có hiệu quả nhất. Hơn thế nữa, năm 2007, WHO cho rằng “một hệ thống tài
chính y tế tốt huy động đủ tiền để người dân có thể sử dụng dịch vụ y tế khi cần, và được
bảo vệ trước chi phí y tế thảm họa hoặc bảo vệ khơng bị nghèo hóa do phải chi trả chi phí
y tế. Hệ thống tài chính y tế tốt khuyến khích cung ứng và sử dụng dịch vụ một cách hiệu
quả”.
Cũng theo WHO (2010), mục đích của hệ thống tài chính y tế mà mọi quốc gia, giàu
cũng như nghèo hướng tới là tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho tất cả
mọi người dân mà không ai phải đối mặt với chi phí y tế lớn. Ba nhiệm vụ cốt yếu của hệ
thống tài chính y tế là: huy động đủ nguồn tài chính; loại bỏ rào cản tài chính và giảm bớt
16
nguy cơ chi phí y tế lớn đối với người dân khi sử dụng dịch vụ y tế; Sử dụng nguồn tài
chính hiệu quả hơn.
Từ những khái niệm nêu trên, nghiên cứu này đề cập đến vấn đề tài chính tập trung ở hai
khía cạnh đó là khả năng tiếp cận với mơ hình, dịch vụ CSSK của NCT và độ bao phủ
của bảo hiểm y tế (BHYT) trong CSSK NCT.
2.2 Tình hình nghiên cứu mơ hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên thế giới
Già hóa dân số hiện đang diễn ra ở tất cả các khu vực và mọi quốc gia với tốc độ khác
nhau. Già hóa dân số gia tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển, bao gồm cả các
nước có nhóm dân số trẻ. Giai đoạn 2010-2015, tuổi thọ trung bình của các nước phát
triển là 78 tuổi và của các nước đang phát triển là 68 tuổi. Đến những năm 2045-2050, dự
kiến tuổi thọ trung bình sẽ tăng lên đến 83 tuổi ở các nước phát triển và 74 tuổi ở các
nước đang phát triển (45). Già hóa dân số nhanh chóng cùng với tỷ lệ người già bị suy
giảm đáng kể về năng lực nội tại, đã tạo ra những thách thức lớn cho các hệ thống y tế
trong cung cấp dịch vụ CSSK(46).
Nhu cầu CSSK của NCT ngày càng tăng do mắc các bệnh mãn tính và các vấn đề sức
khỏe khác. Vì thế hệ thống y tế cần phải được tổ chức và thiết kế để đảm bảo mô hình
CSSK NCT tích hợp các dịch vụ chăm sóc tồn diện NCT. Ở hầu hết các quốc gia, điều
này đòi hỏi việc cải tổ cơ bản và rộng khắp các cơ sở y tế nhằm thay đổi cách tiếp cận và
triển khai mơ hình cung cấp dịch vụ CSSK hiện có, cũng như trong hoạt động tổ chức và
phân bổ kinh phí nhằm tăng cường độ bao phủ của dịch vụ CSSK cho NCT.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại loại hình dịch vụ CSSK cho NCT. Về cơ bản có
hai loại mơ hình chăm sóc cho NCT đó là mơ hình chăm sóc y tế cung cấp dịch vụ thăm
khám, điều trị chuyên sâu về y tế và mơ hình chăm sóc dài hạn cung cấp các dịch vụ
chăm sóc hàng ngày, chăm sóc về mặt tinh thần xã hội cho NCT. Các mơ hình đều nhằm
mục đích cung cấp các dịch vụ cho NCT (33, 36).
Theo đánh giá từ một số nghiên cứu về hoạt động tổ chức CSSK NCT thì hệ thống y tế
hiện nay còn thiếu sự phối hợp giữa các nhà cung cấp dịch vụ và phân mảnh dịch vụ.
Điều này đã làm ảnh hướng tới hiệu quả trong cung cấp dịch vụ và cải thiện sức khỏe
17
NCT. Trong một khảo sát về người cao tuổi ở 11 quốc gia có thu nhập cao, có tới 41%
báo cáo có vấn đề với sự phối hợp chăm sóc trong hai năm qua (42). Sự phân mảnh các
dịch vụ như vậy dẫn đến những hạn chế trong đáp ứng nhu cầu CSSK NCT mà cịn dẫn
đến tăng chi phí đáng kể cho NCT và là gánh năng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe (35).
Đối với hầu hết NCT, chăm sóc cần có các mơ hình CSSK tích hợp bao gồm các dịch vụ
phòng ngừa và điều trị phối hợp các tình trạng sức khỏe mãn tính và cấp tính. Các dịch
vụ xã hội này cần được tích hợp với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cần được tài trợ
(39).
Phân tích từ các nghiên cứu cũng cho thấy, các mơ hình CSSK NCT cần phải được thiết
kế tích hợp giữa các hoạt động chăm sóc y tế và chăm sóc dài hạn để có thể đáp ứng nhu
cầu chăm sóc tồn diện cho NCT. Mơ hình chăm sóc sức khỏe tích hợp cần dựa trên sự
đánh giá lão khoa tồn diện vào chăm sóc y tế và điều dưỡng tối ưu cho bệnh nhân trong
môi trường đa ngành. Nhóm đa ngành tập trung vào việc cung cấp dịch vụ chăm sóc phù
hợp vào đúng thời điểm, chức năng của bệnh nhân và an toàn cho bệnh nhân. Cân nhắc
được đưa ra cho tồn bộ hành trình của bệnh nhân từ khi nhập viện, qua bệnh viện và
theo dõi và chăm sóc tại gia đình, cộng đồng hay tại cơ sở bảo trợ xã hội nơi NCT sinh
sống. Nếu mơ hình tích hợp được tính tốn và thực hiện sẽ mang lại hiệu quả tích cực
trong chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần NCT. Đặc biệt là với nhóm đối tượng NCT
mắc các bệnh mãn tính NCT (32, 38, 40, 41, 43, 47) và giảm tỷ lệ nhập viện cũng như
giảm chí phí chăm sóc sức khỏe NCT.
2.3 Tình hình nghiên cứu mơ hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình – Bộ Y tế, 2015 cho biết Việt
Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với 10 triệu người cao
tuổi, chiếm 11% dân số. Dự báo đến năm 2030, tỉ trọng người cao tuổi ở nước ta sẽ
chiếm 17% (19 triệu người) và sẽ nâng lên 25% vào năm 2050 (28 triệu người). Điều này
đặt ra những thách thức lớn, có tác động lâu dài cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh
tế - xã hội, một trong những thách thức phải kể đến là thách thức trong công tác CSSK
NCT.
18
Người cao tuổi đang phải đối mặt với các thách thức sức khỏe đặc biệt, nhiều người già
đang bị mất đi khả năng sống một cách độc lập vì họ bị hạn chế về vận động, yếu về thể
chất hoặc các vấn đề xã hội khác mà đòi hỏi phải có sự chăm sóc lâu dài (12). NCT cần
được khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc và quản lý bệnh tật, xác định các yếu tố nguy cơ,
phòng tránh và phát hiện sớm bệnh tật để chữa trị kịp thời. Đặc biệt là đối với các bệnh
không lây nhiễm (BKLN) như: tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ung thư…vì các
bệnh này nếu được điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa biến chứng, giảm tác động và gánh
nặng bệnh tật lên gia đình và xã hội. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác nhau (từ chính ý
thức tự bảo vệ sức khỏe NCT, khó khăn trong tiếp cận cơ sở y tế đến chi phí cho khám
chữa bệnh, lo ngại về chất lượng dịch vụ y tế đến hiệu quả điều trị..) làm cho việc khám
chữa bệnh kịp thời đối với NCT vẫn còn hạn chế. Ngay cả với những người thường
xuyên đau ốm, bệnh tật thì việc khám chữa bệnh của họ cũng có những trở ngại. Theo
một khảo sát, có tới 95% NCT có nhu cầu chữa bệnh, nhưng chưa hồn tồn được đáp
ứng (20).
Gia đình truyền thống và cộng đồng có vai trị quan trọng trong chăm sóc NCT. Tuy
nhiên, các kết quả nghiên cứu cho thấy, những biến đổi về cấu trúc, quy mô, các giá trị,
chuẩn mực và cách ứng xử từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại đang làm xuất
hiện nhiều khó khăn của gia đình trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng cao và
đa dạng của NCT. Mặt khác, do tỷ lệ NCT trong dân số không ngừng gia tăng, nhà nước
cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng về chăm sóc NCT, do
đó, việc phát triển các mơ hình dịch vụ chăm sóc NCT ngồi gia đình khơng những bổ
sung cho chăm sóc của gia đình, mà cịn hỗ trợ cho nhà nước trong chức năng chăm sóc
NCT, đáp ứng nhu cầu đa dạng về chăm sóc của NCT hiện tại và tương lai (10).
Ở Việt Nam, hiện nay có rất nhiều các mơ hình chăm sóc NCT được triển khai dưới
nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, có 2 dạng mơ hình CSSK NCT được thể hiện rõ
19
trong đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước đó là mơ hình chăm sóc y
tế và mơ hình chăm sóc dài hạn NCT34
Mơ hình chăm sóc y tế là mơ hình chun cung cấp dịch vụ CSSK từ cấp trung ương đến
địa phương dưới sự quản lý Bộ Y tế và mơ hình chăm sóc dài hạn dưới sự quản lý của Bộ
LĐTB&XH cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc hàng ngày, chăm sóc tinh thần và xã
hội. Chăm sóc y tế tại cơ sở chăm sóc dài hạn cịn rất hạn chế trong mơ hình chăm sóc tập
trung tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà dưỡng lão (10).
2.4 Khoảng trống thông tin đang tồn tại – Lý do thực hiện tổng quan
Việt Nam đã triển khai nhiều loại hình dịch vụ chăm sóc NCT nhằm đáp ứng nhu cầu
CSSK NCT. Đã có một vài nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá về thực trạng hoạt động của
các mơ hình, loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ
yếu phân tích chung chung chưa có mơ tả thực trạng cụ thể về hoạt động của các mơ
hình, loại hình dịch vụ chăm sóc NCT hoặc chỉ tập trung phân tích các chương trình,
chính sách trong chăm sóc NCT. Chưa có nhiều nghiên cứu thực trạng hoạt động các loại
hình dịch vụ CSSK NCT và nghiên cứu tổng hợp các nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm
hệ thống hóa lại các kết quả nghiên cứu về các mơ hình dịch vụ chăm sóc NCT. Chính vì
vậy, nhóm nghiên cứu thực hiện tổng quan này với mong muốn trả lời các câu hỏi thực
trạng hoạt động các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT tại Việt Nam hiện nay như
thế nào? dựa trên các biến số về quản lý, nguồn nhân lực, tài chính, các hoạt động dịch vụ
và có những đánh giá về ưu điểm và hạn chế của từng loại hình dịch vụ CSSK NCT tại
Việt Nam.
2.5 Khung lý thuyết (Tham khảo khung Block của WHO )
Khung lý thuyết mô tả nội dung nghiên cứu của đề tài đáp ứng mục tiêu nghiên cứu nhằm
mô tả thực trạng hoạt động của các loại hình dịch vụ CSSK NCT đã có tại Việt Nam.
3
4
Bộ Y Tế. Thơng tư số 39/2017/TT-BYT Quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.
Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 1781/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người
cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020, ban hành ngày 22/11/2012.
20
Thực trạng hoạt động của các loại hình dịch vụ CSSK NCT dựa trên mô tả các yếu tố
quản lý/điều hành, nguồn nhân lực, vấn đề tài chính và các hoạt động dịch vụ CSSK NCT
của các loại hình dịch vụ CSSK NCT đã có tại Việt Nam như thế nào?
Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu được thể hiện như sau:
Quản lý/quản trị
Loại hình dịch
vụ chăm sóc sức
Nguồn nhân lực
khỏe người cao
tuổi:
+ Chăm sóc y tế
tại bệnh viện
+ Trung tâm bảo
Tài chính
trợ xã hội cơng
lập và trung tâm
CSSK NCT tư
nhân
Các hoạt động dịch vụ
Biểu đồ 2.1: Khung lý thuyết thực trạng hoạt động mơ hình CSSK người cao tuổi
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả thực trạng hoạt động các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã có NCT tại Việt
Nam
21