Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đo lường mức độ biểu hiện lo âu, trầm cảm của đợt bùng phát dịch COVID 19 đối với nhân viên y tế lâm sàng ở một số bệnh viện tại hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.09 KB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: Đo lường mức độ biểu hiện lo âu, trầm cảm của đợt bùng phát dịch COVID19 đối với nhân viên y tế lâm sàng ở một số bệnh viện tại Hà Nội năm 2020.

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thúy Liễu
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lã Ngọc Quang
Ths. Nguyễn Trung Kiên
Mã số đề tài: SV 19.20-07

Năm 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: Đo lường mức độ biểu hiện lo âu, trầm cảm của đợt bùng phát dịch COVID19 đối với nhân viên y tế lâm sàng ở một số bệnh viện tại Hà Nội năm 2020.

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thúy Liễu
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lã Ngọc Quang
Ths. Nguyễn Trung Kiên

Thành viên nhóm nghiên cứu
1. Phạm Ngọc Ánh

– CNCQ K16 - Trường Đại học Y tế Công cộng



2. Đặng Thị Vân Anh – CNCQ K16 - Trường Đại học Y tế Công cộng
3. Trần Đỗ Bảo Nghi – CNCQ K16 - Trường Đại học Y tế Công cộng

Cấp quản lý: Trường Đại học Y tế công cộng
Mã số đề tài: SV 19.20-07
Thời gian thực hiện: từ tháng 04 năm 2020 đến tháng 08 năm 2020
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 5.170.00
Trong đó: kinh phí SNKH

Năm 2020


MỤC LỤC
A. TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1
B. NỘI DUNG CƠNG TRÌNH ........................................................................................... 2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 4
3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................ 5
3.1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................................... 5
3.2. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu .................................................................... 6
3.3. Thực trạng áp lực tâm lý ở NVYT lâm sàng trong Đại dịch COVID19 năm 2020 trên
thế giới ................................................................................................................................. 7
3.3.1. Tình hình Đại dịch COVID19 trên thế giới ............................................................... 7
3.3.2. Một số nghiên cứu về tác động áp lực tâm lý do đại dịch SARS năm 2002 và
MERS năm 2012 gây ra với nhân viên y tế trên thế giới. ................................................... 8
3.3.3. Thực trạng áp lực tâm lý của nhân viên y tế lâm sàng trên thế giới trong Đại dịch
COVID19............................................................................................................................. 9
3.4. Thực trạng áp lực tâm lý ở nhân viên y tế lâm sàng trong Đại dịch COVID19 năm
2020 tại Việt Nam.............................................................................................................. 10

3.4.1. Tình hình Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. ......................................................... 10
3.4.2. Thực trạng áp lực tâm lý của nhân viên y tế lâm sàng ở Việt Nam trong Đại dịch
COVID19........................................................................................................................... 11
3.5.1. Đặc điểm nhân khẩu học ......................................................................................... 12
3.5.2. Yếu tố truyền thông, nguồn lực y tế và tâm lý trong thời gian diễn ra dịch………15
4. KHUNG LÝ THUYẾT.................................................................................................. 16
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 17
5.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ..................................................... 17
5.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 17
5.3. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu .............................................................. 17
5.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 17
5.5. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 18
5.7. Công cụ đo lường ....................................................................................................... 19


5.8. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................... 20
5.9. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................................... 20
6. Kết quả ........................................................................................................................... 22
7. Bàn luận ......................................................................................................................... 43
7.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................................ 43
7.2. Thực trạng lo âu, trầm cảm của NVYT do tác động của dịch COVID- 19 gây ra ..... 44
7.3. Một số yếu tố liên quan .............................................................................................. 44
8. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 48
8.1. Kết luận ....................................................................................................................... 48
8.2. Khuyến nghị................................................................................................................ 48
Phụ lục 1 ............................................................................................................................ 57
Phụ lục 2 ............................................................................................................................ 60


PHỤ LỤC BẢNG

Bảng 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. ........................................................ 22
Bảng 2. Tuổi, số năm công tác và thời gian làm việc của đối tượng nghiên cứu ............. 23
Bảng 3. Nguy cơ rủi ro của nhân viên y tế ........................................................................ 24
Bảng 4. Thực trạng rối loạn lo âu của đối tượng nghiên cứu ............................................ 25
Bảng 5. Mức độ rối loạn lo âu của đối tượng nghiên cứu ................................................. 26
Bảng 6. Thực trạng trầm cảm của đối tượng ngiên cứu .................................................... 26
Bảng 7. Mức độ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 28
Bảng 8. Sự kỳ thị của cộng đồng, xã hội ........................................................................... 29
Bảng 9. Lý do dẫn đến sự kỳ thị của cộng đồng ............................................................... 30
Bảng 10. Mức độ biểu hiện rối loạn lo âu theo thông tin chung của đối tượng ................ 32
Bảng 11. Mức độ biểu hiện trầm cảm theo thông tin chung của đối tượng ...................... 33
Bảng 12. Mức độ biểu hiện rối loạn lo âu theo nguy cơ rủi ro ......................................... 35
Bảng 13. Mức độ biểu hiện trầm cảm theo nguy cơ rủi ro ................................................ 36
Bảng 14. Mức độ biểu hiện rối loạn lo âu theo sự kì thị của cộng đồng. .......................... 37
Bảng 15. Mức độ biểu hiện trầm cảm theo sự kì thị của cộng đồng ................................. 39


1

ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN LO ÂU, TRẦM CẢM CỦA ĐỢT BÙNG
PHÁT DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ LÂM SÀNG TẠI MỘT SỐ
BỆNH VIỆN TẠI HÀ NỘI NĂM 2020
A. TĨM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Tính đến nay, tình hình dịch bệnh do COVID-19 gây ra đã lây lan ra hầu hết các khu vực
trên thế giới với tỷ lệ ca nhiễm và người tử vong tăng cao. Trước diễn biến phức tạp của
dịch bệnh, nhân viên y tế có nguy cơ phải chịu những áp lực tâm lý, thậm chí là rủi ro rất
lớn khi chăm sóc, bảo vệ cho sức khỏe của cộng đồng. Nghiên cứu cắt ngang được thực
hiện từ tháng 04/2020 đến 08/2020 với 341 nhân viên y tế lâm sàng tham gia. Nghiên cứu
nhằm tìm hiểu thực trạng lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan đối với NVYT lâm sàng
trong đại dịch COVID-19 tại bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Đống Đa và Đa khoa Đơng

Anh.
Kết quả: Có 33,1% đối tượng tham gia nghiên cứu gặp tình trạng rối loạn lo âu. Đối tượng
làm việc tại khoa Truyền nhiễm có nguy cơ có biểu hiện lo âu cao hơn gấp 4,96 lần so với
đối tượng làm việc ở khoa cấp cứu (OR = 4,96, KTC 95%: 1,4 – 17,23). Bên cạnh đó, tình
trạng thiếu nhân lực hay sự kì thị của cộng đồng tác động trực tiếp tới gia đình của nhân
viên y tế cũng làm gia tăng tình trạng lo lắng của họ (p< 0,001 và p = 0,007, tương ứng).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 23,2% nhân viên y tế có biểu hiện trầm cảm từ nhẹ
đến rất nặng. Nhân viên làm việc tại khoa Truyền nhiễm có khả năng có biểu hiện trầm
cảm cao hơn gấp 5,9 lần so với nhân viên làm việc ở khoa cấp cứu (OR= 5,5, KTC 95%:
1,5 – 22,9). Ngoài ra, nhân viên gặp phải tình trạng thiếu vật tư, trang thiết bị tại nơi làm
việc hay không được tham gia các hoạt động của gia đình trong thời gian diễn ra dịch bệnh
cũng ảnh hưởng tới tình trạng trầm cảm của họ (p=0,008 và p<0,001, tương ứng).
Kết luận: Có 33,1% NVYT lâm sàng tham gia vào nghiên cứu có biểu hiện lo âu, 23,2%
nhân viên có biểu hiện trầm cảm từ nhẹ đến rất nặng. Các yếu tố về khoa làm việc, nguy
cơ rủi ro tại nơi làm việc và sự kì thị của cộng đồng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
tới mức độ biểu hiện lo âu, trầm cảm của NVYT lâm sàng.
Từ khóa: COVID-19, lo âu, trầm cảm, nhân viên y tế, yếu tố liên quan, Hà Nội.


2

B. NỘI DUNG CƠNG TRÌNH
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những ngày đầu tháng 12 năm 2019, tại Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã ghi
nhận những ca mắc Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) gây ra bởi virus SARSCoV-2 (1), căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với nhóm người cao tuổi và nhóm bệnh
nhân có bệnh lý mạn tính nặng (2). Vào ngày 11 tháng 03 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế
giới (World Health Organization-WHO) đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp và công bố COVID19 là Đại dịch trên toàn cầu (3). Đại dịch COVID-19 là một thách thức lớn của hệ thống y
tế tồn cầu nói chung và hệ thống y tế tại các quốc gia nói riêng. Tính đến thời điểm ngày
9/10/2020 tồn thế giới có tổng cộng hơn 28.000.000 ca mắc Covid-19 và hơn 900.000
người tử vong do căn bệnh này (4). Mức độ lây lan bởi chủng virus này đã khiến lồi người

phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, gánh nặng về bệnh tật và tử vong nhanh chóng trở
thành sự khủng hoảng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ (2).
Tại Việt Nam, q trình kiểm sốt bệnh tật được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên
với 16 bệnh nhân mắc, được phát hiện và điều trị kip thời; Giai đoạn thứ 2 bắt đầu với ca
mắc số 17 và cho đến ngày 19/04/2020 Bộ Y tế đã ghi nhận tổng số ca mắc là 268 ca và
khơng có ca tử vong. Và đến giai đoạn thứ ba, ổ dịch tại Đà Nẵng do không rõ nguyên nhân
bùng phát. Tính đến ngày 10/9/2020 theo thống kê của bộ y tế Việt Nam tổng số người
nhiễm bệnh là 1059 và có 35 người tử vong (4,5).
Hiện nay, một số bệnh viện tuyến cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội được chọn là nơi
tiếp nhận và cách li những bệnh nhân có nguy cơ cao với COVID-19 (6). Việc vừa phải
thực hiện các công tác chuyên môn vừa luôn trong tư thế sẵn sàng với chỉ đạo tuyến từ
tuyến trung ương và tuyến tỉnh để tham gia chống dịch tạo những ảnh hưởng trực tiếp lên
tâm lý của nhân viên y tế tại các bệnh viện này, điển hình nhất là những triệu chứng về
trầm cảm, lo âu và căng thẳng. Trong hồn cảnh trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định thực
hiện đề tài “ Đo lường mức độ biểu hiện lo âu, trầm cảm của đợt bùng phát dịch COVID19 đối với nhân viên y tế ở một số bệnh viện tại Hà Nội năm 2020” để tìm hiểu thực trạng


3

tâm lý mà nhân viên y tế tại các tuyến cơ sở đang đối mặt cũng như một số yếu tố liên quan
đến tâm lý của họ


4

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế lâm sàng tại bệnh viện Đa
Khoa Đống Đa và Đa khoa Đông Anh trong đợt bùng phát dịch COVID-19 năm 2020,
Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu trầm cảm của nhân viên y
tế lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa và Đa khoa Đông Anh trong đợt bùng phát

dịch COVID-19 năm 2020.


5

3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.1.

Các khái niệm cơ bản

Trầm cảm
Theo WHO, “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất
đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thấn, bị rối loạn
giấc ngủ hoặc ăn uống hoặc kém tập trung” (7).
Rất nhiều người dùng từ ‘trầm cảm’ để mô tả cảm giác buồn hoặc mất mát. Những cảm
giác này thường qua đi sau vài giờ hoặc vài ngày. Trong giai đoạn đó, mọi người vẫn có
thể giải quyết mọi việc bình thường. Y học định nghĩa trầm cảm khác với cảm giác buồn
nhất thời. Trầm cảm là một chứng rối loạn, trong đó cảm giác buồn diễn ra rất mạnh và
kéo dài, có thể ảnh hưởng đến cơng việc, gia đình và cuộc sống xã hội của con người (8,9).
Trầm cảm có thể tác động ở nhiều khía cạnh khác nhau. Một số triệu chứng phổ biến bao
gồm:
 Ngủ không ngon giấc
 Thay đổi thói quen ăn uống
 Đau nhức cơ thể
 Thiếu năng lượng hoặc động lực
 Bứt rứt, khó chịu, bực mình
 Cảm thấy tội lỗi
 Khó tập trung tư tưởng
Lo âu
Lo âu là một cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác căng thẳng, suy nghĩ lo lắng và thay đổi thể

chất như tăng huyết áp (10).
Từ ‘lo âu’ được sử dụng để mô tả phản ứng của cơ thể và tâm thần đối với những tình
huống sợ hãi và lo sợ. Sự phản ứng này thể hiện thông qua các dấu hiệu như cảm giác run
rẩy, nghẹt thở, tim đập nhanh, vã mồ hôi, cảm giác hão huyền…Lo âu là một cảm giác


6

thường gặp ở tất cả mọi người khi đương đầu với các tình huống căng thẳng như: st bị ơ
tơ đâm, đang ngồi trong phịng thi, thuyết trình trước đám đông (10,11).
Một số triệu chứng của lo âu thường xuất hiện như sau:
 Những phản ứng lo âu xuất hiện thường xuyên
 Sự sợ hãi không tương ứng với một tình huống nào đó xảy ra
 Bắt đầu tránh né những tình huống lo sợ
 Lo âu ảnh hưởng đến cơng việc, cuộc sống gia đình và xã hội
3.2.

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu

Hiện nay trên thế giới đã có một số nghiên cứu sử dụng thang đo GAD-7 và PHQ-9 để
đánh giá sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19 (12). Do đó trong
nghiên cứu này nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng PHQ-9 để đánh giá mức độ trầm cảm
và Thang đánh giá rối loạn lo âu tổng quát GAD-7 để đánh giá mức độ lo âu của nhóm đối
tượng đích.
Bộ câu hỏi đánh giá mức độ biểu hiện của trầm cảm PHQ-9:
Bộ câu hỏi PHQ – 9 đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trên thể giới để đánh giá rối
loạn trầm cảm (13)(14). Tại Việt Nam cũng đã có nghiên cứu đánh giá sơ bộ giá trị của bộ
câu hỏi này trong việc sàng lọc trầm cảm (15,16). Có thể kể đến như nghiên cứu của Đặng
Duy Thanh vào năm 2011 tại một bệnh viện ở tỉnh Khánh Hòa cho kết quả “Các câu hỏi
của bảng PHQ – 9 phiên bản tiếng Việt có độ nhất quán nội tại cao trong việc đánh giá

trầm cảm” với các hệ số α-Cronbach dao động từ 0,823 đến 0,867 (17). Một số ưu điểm
của bộ câu hỏi này có thể kể đến như tính gắn gọn và chẩn đốn hiệu quả các bệnh nhân
mắc trầm cảm tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong trường hợp thiếu hụt các
chuyên gia về sức khỏe tâm thần được đào tạo chuyên sâu (18).

Thang đánh giá rối loạn lo âu tổng quát GAD-7:


7

GAD-7 được Spitzer RL cùng các cộng sự giới thiệu vào năm 2006 gồm tiểu 7 mục với
tổng điểm từ 0 – 21 (19). Trên thế giới cũng đã có khá nhiều nghiên cứu sử dụng thang đo
này để đánh giá mức độ lo âu (20-22). Tại Việt Nam bộ cơng cụ này đã được chuẩn hóa và
sử dụng trong một số nghiên cứu để đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần. Có thể kể đến
nghiên cứu của Trần Thành Nam, 2016, nghiên cứu sử dụng thang GAD-7 để đánh giá tình
trạng sức khỏe tâm thần của bệnh nhân trầm cảm đang điều trị thuốc. Hay trong một nghiên
cứu khác tại Đà Nẵng vào năm 2019 nhóm tác giả đã đưa ra kết quả hệ số Cronbach's alpha
của GAD-7 là 0,698 (23).
3.3.

Thực trạng áp lực tâm lý ở NVYT lâm sàng trong Đại dịch COVID19 năm

2020 trên thế giới
3.3.1. Tình hình Đại dịch COVID19 trên thế giới
Từ đầu thế kỷ thứ XXI, con người đã trải qua một số sự kiện y tế công cộng nghiêm trọng
do các mầm bệnh lây truyền từ động vật hoang dã hoặc vật nuôi trong nhà sang người
chẳng hạn như hội chứng hô hấp cấp tính nặng coronavirus (SARS-CoV), hội chứng hơ
hấp Trung Đông coronavirus (MERS-CoV) và virut cúm A (H1N1) (24). Vào cuối năm
2019, Vũ Hán, một thành phố ở Trung Quốc với dân số khoảng 11 triệu người, đã chứng
kiến sự bùng phát của bệnh viêm phổi bất thường (25).Nó phát triển từ động vật hoang dã

và có thể gây sốt và hội chứng hô hấp nghiêm trọng ở người (26). Vào ngày 11 tháng 2
năm 2020, virus được đặt tên là hội chứng hơ hấp cấp tính nặng coronavirus 2 (SARSCoV-2) bởi Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV). SARS-CoV-2 là thành viên thứ bảy
trong họ coronavirus có thể lây nhiễm cho người sau khi xuất hiện hội chứng hơ hấp cấp
tính nặng coronavirus (SARS-CoV) và coronavirus hội chứng hô hấp Trung Đông (MERSCoV). Tổ chức Y tế Thế giới đã thông báo rằng dịch bệnh viêm phổi coronavirus mới do
SARS-CoV-2 gây ra đã được phân loại là một trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng vào
ngày 30 tháng 1 năm 2020. Bệnh coronavirus mới gây ra bởi SARS-CoV-2 được đặt tên là
bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) (27) . Hiện nay dịch đang diễn biến hết sức phức tạp.
Báo cáo về số ca mắc và số ca tử vong trên toàn thế giới đang tăng tốc, với tốc độ tăng gấp
đôi cứ sau 3-4 ngày. Sự lan rộng ra bên ngoài Trung Quốc ban đầu đến các quốc gia khác


8

ở châu Á, nổi bật nhất là Hàn Quốc, sau đó đến Trung Đơng, nổi bật nhất là Iran, sau đó
đến miền nam châu Âu, nổi bật nhất là Ý và Tây Ban Nha, sau đó đến phía bắc châu Âu,
Anh và sau đó đến tâm chấn gần đây nhất là Mỹ tại thời điểm viết (28).
3.3.2. Một số nghiên cứu về tác động áp lực tâm lý do đại dịch SARS năm 2002 và
MERS năm 2012 gây ra với nhân viên y tế trên thế giới.
Thời điểm sau khi dịch SARS và MERS xảy ra đã có rất nhiều các báo cáo và nghiên cứu
tiến hành đánh giá tác động tâm lý của dịch đối với nhân viên y tế. Tại Đài Loan, một cuộc
khảo sát của Yamei Bai và các cộng sự vào năm 2004 nhằm đánh giá mức độ căng thẳng
của NVYT liên quan đến việc bùng phát dịch SARS cho ra kết quả: Trong số 218 nhân
viên y tế và 79 nhân viên hành chính hồn thành khảo sát, với tỷ lệ phản hồi tương ứng là
54 và 51%. Mười bảy nhân viên (5%) đã đáp ứng các tiêu chí cho một rối loạn căng thẳng
cấp tính, 17% nhân viên y tế có dấu hiệu lo lắng, 14% trầm cảm (29). Tại Canada, nghiên
cứu của William J Lancee và cộng sự cho thấy một đến hai năm sau khi giải quyết dịch
SARS ở Canada, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm mới ở những nhân viên y tế vẫn còn làm việc là
4% (năm trong số 133 người tham gia) và tỷ lệ mắc mới khởi phát PTSD là 2%. Tỷ lệ mắc
bất kỳ khởi phát mới của rối loạn tâm thần là 5% (30).
Tại Hồng Kông, mức độ căng thẳng trong đợt bùng phát là 18,6 (SD 4,9) đối với nhân viên

chăm sóc sức khỏe và 18.3 (SD 5.6) cho các đối tượng kiểm soát sức khỏe; điều này thể
hiện nhiều hơn khoảng 50% so với giá trị quy chuẩn là 13. Chúng tôi quan sát thấy rằng
điểm PSS và tác động tâm lý tiêu cực từ SARS có mối tương quan đáng kể (Spearman’srho
= 0.4, p< 0.001). Tuy nhiên, 89% số nhân viên chăm sóc sức khỏe (n = 241) cũng có kết
quả âm tính di chứng như mệt mỏi (71%), lo lắng về sức khỏe (59%),và sợ tiếp xúc xã hội
(46%). Những nhân viên chăm sóc sức khỏe tự tin về kiểm sốt nhiễm trùng (74%, n =
179) có mức độ căng thẳng thấp hơn (mẫu thử nghiệm độc lập t, p = 0,001) và ít hơn tác
động tiêu cực (independent samples t test, 2-tailed, p = 0,004) (31). Nghiên cứu của
Antoinette M Lee, PhD và cộng sự cho ra kết quả: trong thời gian dịch bệnh, nhân viên y
tế và nhân viên chăm sóc sức khỏe khơng phải là nhân viên y tế sống sót sau khi mắc SARS
có điểm PSS-10 tương tự (trung bình 20,1, SD 5,2, cho nhân viên y tế SARS sống sót, so
với trung bình 19,6, SD 4,8, cho nhân viên chăm sóc sức khỏe khơng phải là nhân viên y


9

tế). Một năm sau dịch bệnh, nhân viên y tế sống sót sau SARS có điểm PSS-10 cao hơn
đáng kể (trung bình 22,8, SD 5,9), so với với các đối tác nhân viên chăm sóc sức khỏe
khơng phải là nhân viên y tế (trung bình 18.4, SD 6,2, F3,83 = 3.7, p <0,01). Những nhân
viên y tế sống sót sau SARS có điểm trầm cảm DASS cao hơn đáng kể (trung bình 15,1,
SD 7,9), được so sánh với những người sống sót khơng phải là nhân viên chăm sóc sức
khỏe SARS (trung bình 9,0, SD 9,0, F3,86 = 3,9, p <0,01). Họ cũng có điểm số DASS
Anxiety cao hơn đáng kể (trung bình 14,6, SD 7,9, so với giá trị trung bình 8.2, SD 7.1, đối
với nhân viên chăm sóc sức khỏe không phải là nhân viên y tế (32).Tại Hàn Quốc, nghiên
cứu của Sang Min Lee và cộng sự năm 2015 cho thấy trong số tất cả những người được
hỏi ở cuộc khảo sát thứ 1, 230 (64,1%) nhận được điểm từ 18 trở lên, cho thấy sự hiện diện
của các triệu chứng giống PTSD, trong khi có 183 người được hỏi (51,5%) vượt quá số
điểm 25 cho chẩn đoán PTSD. Trong cuộc khảo sát thứ 2, 42 người được hỏi (54,5%) có
các triệu chứng giống PTSD và 31 (40,3%) là đủ điều kiện để chẩn đoán PTSD (33).
3.3.3. Thực trạng áp lực tâm lý của nhân viên y tế lâm sàng trên thế giới trong Đại

dịch COVID19.
Trong những đợt dịch lớn, nhu cầu về nhân viên chăm sóc sức khỏe tăng lên ngay cả khi
những áp lực cực độ mà họ phải đối mặt gây ra tình trạng giảm khả dụng (27) .Ngoài các
rủi ro nhiễm trùng trực tiếp phát sinh do tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân và / hoặc đồng
nghiệp có khả năng lây nhiễm trong đại dịch COVID-19, nhân viên y tế cũng đang gia tăng
căng thẳng và rủi ro về sức khỏe tâm thần, như trường hợp dịch SARS (34) .Hầu hết các
chuyên gia y tế làm việc trong các đơn vị cách ly và bệnh viện thường không được đào tạo
để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần (35) .Trong một nghiên cứu của Lijun
Kang và cộng sự năm 2020 trong số 994 nhân viên y tế và điều dưỡng làm việc tại Vũ Hán,
36,9% bị rối loạn sức khỏe tâm thần dưới ngưỡng (trung bình PHQ-9: 2,4), 34,4% bị rối
loạn nhẹ (trung bình PHQ-9: 5,4), 22,4% có rối loạn trung bình (trung bình PHQ-9: 5,4) 9: 9,0) và 6,2% bị xáo trộn nghiêm trọng (trung bình PHQ-9: 15,1) ngay sau khi dịch bệnh
COVID-19 xảy ra (36). Trong quá khứ khi chiến đấu với sự xuất hiện đột ngột của hội
chứng hơ hấp cấp tính nặng (SARS), sự đau khổ tâm lý trong nhân viên y tế xuất hiện dần
dần: nỗi sợ hãi và lo lắng xuất hiện ngay lập tức và giảm trong giai đoạn đầu của dịch,


10

nhưng trầm cảm, các triệu chứng tâm sinh lý và các triệu chứng căng thẳng sau chấn thương
xuất hiện sau đó và kéo dài trong một thời gian dài, dẫn đến những tác động sâu sắc (37,38)
.Tại Bệnh viện thứ hai Xiangya của Đại học Trung Nam, Trung Quốc trong đợt bùng phát
dịch COVID-19 một kế hoạch can thiệp tâm lý chi tiết đã được xây dựng. Tuy nhiên, việc
thực hiện các dịch vụ can thiệp tâm lý gặp trở ngại, nhân viên y tế không muốn tham gia
vào các can thiệp tâm lý nhóm hoặc cá nhân được cung cấp cho họ. Hơn nữa, các y tá riêng
lẻ cho thấy sự dễ bị kích thích, cáu kỉnh, khơng muốn nghỉ ngơi và có dấu hiệu đau khổ
tâm lý, nhưng từ chối bất kỳ trợ giúp tâm lý nào và tun bố rằng họ khơng có vấn đề gì
(39).Các trường hợp tự tử đã được báo cáo ở Ấn Độ và ở các quốc gia khác, bao gồm cả
Ý, nơi hai y tá người Ý bị nhiễm bệnh tự tử trong khoảng thời gian vài ngày nguyên nhân
có thể là do sợ lây truyền COVID-19 cho bệnh nhân. Có thể là nỗi sợ hãi và lo lắng về việc
ngã bệnh hoặc chết, bất lực sẽ làm tăng tỷ lệ tự tử năm 2020 (40). Một cuộc khảo sát sức

khỏe tâm thần của Hoang JZ và cộng sự năm 2020 đã cho thấy trong số 230 nhân viên y tế
tham gia khảo sát, 63 nhân viên y tế bị rối loạn căng thẳng, tỷ lệ mắc bệnh là 27,39%, 53
người lo lắng, với tỷ lệ mắc là 23,04%. Trong số đó, 5 người có lo lắng nặng, 11 người có
lo lắng vừa phải và 37 người có lo lắng nhẹ. Tỷ lệ mắc lần lượt là 2,17%, 4,78% và 16,09%
(12). Nghiên cứu của Jianbo Lai và cộng sự năm 2020 chỉ ra rằng: Trong số 1257 người
tham gia hoàn thành khảo sát một tỷ lệ đáng kể những người tham gia đã báo cáo các triệu
chứng trầm cảm (634 [50,4%]), lo lắng (560 [44,6%]), mất ngủ (427 [34,0%]) và đau khổ
(899 [71,5%]) (41).
3.4.

Thực trạng áp lực tâm lý ở nhân viên y tế lâm sàng trong Đại dịch COVID19

năm 2020 tại Việt Nam
3.4.1. Tình hình Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Đại dịch COVID19 bùng phát với virus SAR-CoV2 từ Vũ Hán, Trung Quốc vào khoảng
tháng 1 năm 2020. Ngày 23/01/2020, Việt Nam xuất hiện ca mắc đầu tiên tại Nha Trang
(Khánh Hòa), bệnh nhân là người Trung Quốc đến du lịch tại Việt Nam. Đại dịch đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tất cả lĩnh vực kinh tế-xã hội, y tế, chính trị trên cả thế giới. Tại
Việt Nam, tính đến thời điểm 18h00 ngày 25/08/2020, số ca dương tính với SAR-CoV-2


11

được Bộ Y tế cơng bố chính thức là 1029 ca bệnh, trong đó có 592 ca đã bình phục hoàn
toàn và 27 bệnh nhân tử vong (42).
Trong giai đoạn từ ngày 23/01/2020 đến ngày 18/04/2020, Việt Nam có tổng số 268 ca
dương tính với SARS-CoV-2. Chính Phủ Việt Nam đã quyết định thực hiện Cách ly xã hội
trên toàn quốc từ 1/4/2020. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định Cách li toàn
xã hội với các văn bản, quyết định, chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn
số 79-CV/TW ngày 30/1/2020; của Bộ Chính trị tại Thơng báo số 172-TB/TW ngày

21/3/2020; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị: số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020;
06/CT-TTg ngày 31/1/2020, số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, số 16/CT-TTg ngày
31/3/2020. Với biện pháp mạnh mẽ này, dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát và đẩy lùi.
3.4.2. Thực trạng áp lực tâm lý của nhân viên y tế lâm sàng ở Việt Nam trong Đại
dịch COVID19.
Theo Tổng quan Quốc Gia về Nhân lực y tế tại Việt Nam năm 2018 của Tổ chức Y tế Thế
giới (World Health Organization-WHO) tại Việt Nam báo cáo, Việt Nam có trên 400.000
nhân viên làm việc trong hệ thống y tế công. Nhân lực chủ yếu gồm bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng,
kỹ thuật viên và lương y chiếm khoảng 80% (43). Đây là các loại nhân lực cần có chứng
chỉ hành nghề theo quy định của luật có hiệu lực từ năm 2011. Mật độ bác sĩ của Việt Nam
là 7,61/1 vạn dân (năm 2013), tỷ lệ điều dưỡng/BS tăng lên đáng kể từ 1,19 (năm 2008)
lên 1,34 (năm 2012). Tại Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của
nhân viên y tế vẫn còn là lĩnh vực nghiên cứu mới. Ở Việt Nam, rối loạn tâm thần đã được
nghiên cứu trong một số ngành nghề. Tuy nhiên, các nghiên cứu được công bố về nghề
điều dưỡng chỉ báo cáo về các rối loạn tâm thần, chẳng hạn như căng thẳng, lo lắng và trầm
cảm (10)(44-48). Trong khi đó, bệnh viện tỉnh Việt Nam được đặc trưng bởi môi trường
làm việc căng thẳng, khối lượng công việc lớn, thiếu nhân viên y tế lành nghề và cơ sở hạ
tầng và trang thiết bị y tế không đầy đủ (49,50). Các yếu tố cơng việc như vậy có thể được
dự kiến sẽ liên quan đến sự phát triển giữa điều dưỡng và nhân viên khác của nhiều loại
vấn đề sức khỏe tâm thần.


12

Theo nghiên cứu của Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh, “Tình hình stress
nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng” (43). Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích trên
378 nhân viên điều dưỡng (NVĐD) bị stress nghề nghiệp tại bệnh viện đa khoa Trung ương
Cần Thơ (BVĐKTWCT), bệnh đa khoa thành phố Cần Thơ (BVĐKTPCT) và bệnh viện đa
khoa Châu Thành – Hậu Giang (BVĐKCT-HG), đồng thời xác định các yếu tố có thể gây
stress nghề nghiệp cho người điều dưỡng ở 3 tuyến bệnh viện này. Kết quả nghiên cứu cho

thấy: Tỉ lệ stress nghề nghiệp trong nhóm nghiên cứu khá cao với 45,2%, hầu hết ở mức
trung bình 42,8%. Có sự khác biệt về tỉ lệ stress giữa các bệnh viện thuộc 3 tuyến: trung
ương, tỉnh thành, quận huyện với khuynh hướng tuyến trên bị nhiều hơn. Cụ thể, BV ĐKTW
CT cao nhất với 53,1%, rồi đến BV ĐKTPCT 33,9% và thấp nhất là ở BV ĐKCT-HG với
32,5%. Theo nghiên cứu của Tác giả Trần Thị Thu Thủy về Căng thẳng, lo âu và tram cảm
của nhóm nhân viên y tế lâm sàng tại Việt Nam năm 2019 đã chỉ ra rằng tỷ lệ căng thẳng tự
báo cáo, lo lắng và trầm cảm lần lượt là 18,5%, 39,8% và 13,2%. 45,3% người tham gia báo
cáo có các triệu chứng của ít nhất một loại rối loạn tâm thần , 7,3% có cả ba hình thức trên
(51).
Như vậy, các vấn đề về áp lực tâm lý trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng
đầu trong cuộc chiến với Đại dịch toàn cầu COVID19. Kết quả của các nghiên cứu đi trước
là minh chứng cho sự khẩn cấp về tình trạng sức khỏe tâm thần của các nhân viên y tế đang
trực tiếp làm việc với các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 trên toàn thế giới, đặc
biệt là tại Việt Nam trong điều kiện cơ sở vật chất y tế chưa hoàn thiện.
3.5.

Các yếu tố liên quan đến áp lực tâm lý của nhân viên y tế trong đại dịch

COVID19
3.5.1. Đặc điểm nhân khẩu học
3.5.1.1.

Giới tính

Một cuộc khảo sát sức khỏe tâm thần của Hoang JZ và cộng sự năm 2020 đã cho thấy: Tỷ
lệ lo lắng ở nữ nhân viên y tế cao hơn nam [25,67% (48/187) so với 11,63% (5/43), Z = 2,008, p = 0,045], điểm số của SAS ở nữ nhân viên y tế là cao hơn so với nam [(43,78 ±
11,12) so với (39,14 ± 9,01), t = -2,548, p = 0,012]. Điểm số PTSD-SS ở nữ nhân viên y tế


13


cao hơn nam [(44,30 ± 18,42) so với (36,91 ± 13,95), t = -2,472, p = 0,011 ] (12). Tương
tự nghiên cứu của Jianbo Lai và cộng sự năm 2020 cũng chỉ ra rằng: Các y tá, phụ nữ, nhân
viên tuyến đầu và những người ở Vũ Hán báo cáo đã trải qua các triệu chứng trầm cảm, lo
âu, mất ngủ và đau khổ nghiêm trọng hơn. Ví dụ lo lắng nghiêm trọng giữa nam và nữ: 10
[3,4%] so với 56 [5,8%]; p = 0,001, trầm cảm nặng ở phụ nữ: OR = 1,94; KTC 95%: 1,26
-2,98; p = 0,003 (41).
3.5.1.2.

Nghề Nghiệp

Khảo sát sức khỏe tâm thần của Hoang JZ và cộng sự năm 2020 đã cho thấy: Tỷ lệ lo lắng
ở y tá cao hơn so với bác sĩ [26,88% (43/160) so với 14,29% (10/70), Z = -2,066,p = 0,039]
và điểm số của SAS ở các y tá cao hơn so với các bác sĩ [(44,84 ± 10,42) so với (38,50 ±
10,72), t = -4,20, p <0,001]. Tỷ lệ mắc rối loạn căng thẳng ở nhân viên y tế là 27,39%
(63/230) và điểm số của PTSD-SS là (42,92 ± 17,88) (12). Nghiên cứu của Jianbo Lai và
cộng sự năm 2020 chỉ ra rằng: trầm cảm nặng giữa bác sĩ và y tá: 24 [4,9%] so với 54
[7,1%]; p = 0,01 (41).
3.5.1.3.

Trình độ chuyên môn

Nghiên cứu của Jianbo Lai và cộng sự năm 2020 chỉ ra rằng: lo lắng nghiêm trọng trong
số những người có trình độ chun mơn trung cấp: OR = 1,82; KTC 95%: 1,38 2,39; p <0,001) (41).
3.5.1.4.

Nơi làm việc

Rõ ràng, những nhân viên liên quan đến chăm sóc sức khỏe đang ở tuyến đầu về nguy cơ
nhiễm trùng và tử vong, như trường hợp của nhiều bệnh dịch truyền nhiễm trước đây, như

hội chứng hơ hấp cấp tính nặng (SARS) và Ebola (28). Nghiên cứu của Jianbo Lai và cộng
sự năm 2020 chỉ ra rằng: các triệu chứng như mất ngủ trầm trọng ở nhân viên y tế tiền
tuyến so với nhân viên y tế tuyến hai: 9 [1,7%] so với 3 [0,4%]; p  <0,001; So với những
người làm việc trong các bệnh viện đại học, những người tham gia làm việc tại các bệnh
viện thứ cấp có nhiều khả năng báo cáo các triệu chứng trầm cảm nặng hơn (53 [5,6%] so
với 25 [7,7%]; p  = 0,003), lo lắng (48 [5,1%] so với 18 [5,5%]; p  = .046) và mất ngủ (10
[1,0%] so với 2 [0,6%]; p  = 0,02) nhưng không bị suy nhược. So với làm việc ở vị trí thứ
hai, làm việc ở tuyến đầu điều trị trực tiếp bệnh nhân mắc COVID-19 dường như là một


14

yếu tố nguy cơ độc lập cho tất cả các triệu chứng tâm thần sau khi điều chỉnh (trầm cảm,
OR = 1,52; KTC 95%: 1,11 - 2,09; p  =0,01; lo lắng, OR = 1,57; KTC 95%: 1,22 2,02; p  <0,001; mất ngủ, OR = 2,97; KTC 95%: 1,92-4,60; p  < 0,001; đau khổ: OR = 1,60;
KTC 95%: 1,25 – 2,04; p  < 0,001. Tuy nhiên nghiên cứu của Zhenyu Li và cộng sự năm
2020 lại chỉ ra rằng các y tá tuyến đầu có điểm chấn thương gián tiếp (62 điểm) thấp hơn
đáng kể so với các y tá công cộng và ngoài chiến tuyến (75,5 điểm) (52). Nguyên nhân của
sự khác có thể do thiết kế nghiên cứu hoặc bộ công cụ đánh giá.
3.5.1.5.

Khoa làm việc

Tại Trung Quốc, Nghiên cứu của Yingjian và các cộng sự, 2020 cho thấy một số nhân
viên đã trải qua các triệu chứng trầm cảm có ý nghĩa lâm sàng theo các ngưỡng được thiết
lập. Khơng có sự khác biệt đáng kể về điểm số giữa các nhân viên trong các bộ phận liên
quan đến COVID-19 ( t-test, t SDS = 0,77, df SDS = 95, P SDS = 0,44; t -test, t SAS = 1,03,
df SAS = 95, P SAS = 0,31) (45). Nghiên cứu của Tung Ping Su và cộng sự năm 2003 cũng
chỉ ra điều tương tự: Những người tham gia y tá đến từ hai đơn vị SARS và hai đơn vị
không tham gia điều trị SARS. Người tham gia định kỳ tự đánh giá trầm cảm, lo lắng, căng
các triệu chứng thẳng sau chấn thương , rối loạn giấc ngủ, thái độ đối với SARS và hỗ trợ

gia đình. Kết quả cho thấy, trầm cảm (38,5% so với 3,1%) và mất ngủ (37% so với 9,7%),
tương ứng, lớn hơn ở các y tá đơn vị SARS so với các y tá đơn vị không điều trị SARS
(46).
3.5.1.6.

Thời gian làm việc

Trong khi dịch bùng phát, các nhân viên chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ làm việc nhiều giờ
dưới áp lực đáng kể. Góp phần thêm vào sự lo lắng trong đợt bùng phát COVID-19 hiện
nay là việc phát hiện ra sự lây nhiễm từ người sang người qua giọt nước, tiếp xúc và truyền
fomite và đặc biệt là sự tồn tại của những người khơng có triệu chứng mắc bệnh SARSCoV-2. Do đó thời gian làm việc càng lâu nguy cơ lây nhiễm càng cao mức độ lo lắng ở
nhân viên y tế cũng gia tăng theo. Bên cạnh đó nhân viên y tế trẻ hơn (30 tuổi) có điểm
SDS cao hơn nhân viên lớn tuổi nhưng sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê. ( t test, t SDS = 1,64, df SDS = 83, P SDS = 0,11; t -test, t SAS = 0,31, df SAS = 83, P SAS = 0,76)
(45).


15

3.5.2. Yếu tố truyền thông, nguồn lực y tế và tâm lý trong thời gian diễn ra dịch.
Các của nhân viên chăm sóc sức khỏe, giống như những người khác, dễ bị tổn thương cả
về căn bệnh này và những tin đồn và thơng tin khơng chính xác làm tăng mức độ lo lắng
của họ. Xã hội siêu kết nối ngày nay làm cho việc kiểm sốt thơng tin trở nên khó khăn
hơn, với kết quả là thơng tin thường được phóng đại hoặc gây hiểu lầm làm trầm trọng
thêm những lo lắng đã tồn tại giữa các của nhân viên chăm sóc sức khỏe. Cho đến ngày 25
tháng 2 năm 2020, Trung Quốc đã báo cáo có 3397 nhân viên chăm sóc sức khỏe bị nhiễm
bệnh ở Hồ Bắc, ít nhất 18 người trong số họ đã chết, gây ra mối lo ngại ngày càng tăng
trong số các nhân viên chăm sóc sức khỏe (48).
Với nguồn lực thường khơng đủ, đồng thời chấp nhận những nguy hiểm vốn có khi tương
tác chặt chẽ với bệnh nhân bị bệnh. Do trong nghiên cứu về dịch SARS năm 2003, chúng
tôi đã phát hiện ra rằng, ở các mức độ khác nhau ở cả Trung Quốc và Đài Loan, mức độ lo

lắng của nhân viên chăm sóc sức khỏe đã tăng lên khi phản ứng với các trường hợp nhân
viên chăm sóc sức khỏe bị ốm hoặc chết. Nhân viên lo lắng về sự thiếu hụt thiết bị bảo vệ
và cảm giác khơng có khả năng khi phải đối mặt với các bệnh nhân bị bệnh nặng. Do đó,
nhân viên chăm sóc sức khỏe ngày càng không muốn làm việc (53)
Số bệnh nhân bị nhiễm và bệnh nặng đang leo thang cũng như số nhân viên y tế bị phơi
nhiễm đang tự cách ly, vì họ đã bị nhiễm COVID-19 hoặc đã tiếp xúc với một trường
hợp. Điều này dẫn đến khối lượng công việc và căng thẳng lớn hơn nhiều đối với những
người còn lại trong lực lượng lao động chăm sóc sức khỏe và làm suy yếu nghiêm trọng
dịch vụ y tế được cung cấp. Rủi ro về sức khỏe tâm thần càng trầm trọng hơn do tình trạng
thiếu thiết bị bảo vệ được báo cáo cho nhân viên y tế ở nhiều nơi trên thế giới (28).
Nỗi lo lắng của của nhân viên chăm sóc sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự kỳ thị
ngày càng tăng và sự mất lịng tin của chính cộng đồng của họ. Những điều kiện tồi tệ hơn
gây ra sự lo lắng là mất lịng tin cao độ với chính phủ trong số các nhân viên chăm sóc sức
khỏe, trong một số trường hợp đã từ chối làm việc (39).


16

4.

KHUNG LÝ THUYẾT

Cá nhân
 Đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới tính,
nghề nghiệp, trình độ chun mơn, nơi
làm việc, khoa làm việc, tình trạng hơn
nhân, thâm niên)
 Thời gian làm việc trong ngày.
 Sống ở khu vực cách ly tập trung


Mức độ rủi do
 Nguy cơ nhiễm bệnh.
 Trang thiết bị, vật tư y tế.
 Nguồn nhân lực

Trầm cảm, lo âu ở NVYT lâm
sàng do dịch COVID-19 gây ra.

Xã hội
 Sự kỳ thị của cộng đồng
 Mức độ chính xác của thông tin về dịch
bệnh nhận được.


17

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1.

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

5.2.

Đối tượng nghiên cứu

5.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân viên y tế bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, hộ lý của các khoa lâm sàng

(khoa Cấp cứu, khoa Truyền nhiễm, khoa Nội, khoa Ngoại và các Chuyên khoa lẻ)
tại bệnh viện Đa khoa Đống Đa và bệnh viện Đa khoa Đông Anh
5.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
-

Đang làm việc liên tục tối thiểu 1 năm và có hợp đồng lao động với bệnh viện

5.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ

5.3.

-

Làm việc thời vụ, thực tập, khơng có hợp đồng lao động với bệnh viện

-

NVYT đang đi học dài hạn, đang nghỉ chế độ (nghỉ ốm, nghỉ thai sản).
Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu

5.3.1. Thời gian: Từ tháng 04/2020 đến tháng 07/2020
5.3.2. Địa điểm tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 2 bệnh viện: Đa
khoa Đống Đa và Đa khoa Đông Anh
5.4.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

5.4.1. Cỡ mẫu
Áp dụng phương pháp mẫu toàn bộ, toàn bộ nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng
của 2 bệnh viện được mời tham gia nghiên cứu. Tổng số nhân viên y tế lâm sàng

qua số liệu cung cấp của cả 2 bệnh viện là 341 người (Đa khoa Đông Anh là 190
người, Đa khoa Đống Đa là 161 người).
5.4.2. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu toàn bộ được áp dụng. Toàn bộ nhân viên y tế thuộc các
khoa lâm sàng của cả 2 bệnh viện được mời tham gia nghiên cứu qua zalo, email.


18

5.5.

Phương pháp thu thập số liệu
 Phương pháp thu thập: Khảo sát online với các nhân viên thuộc các khoa lâm
sàng của cả 2 bệnh viện. Link khảo sát được gửi tới cán bộ y tế phụ trách phối
hợp tại các bệnh viện, cụ thể là phòng Kế hoạch tổng hợp/Nghiên cứu khoa học,
sau đó phịng gửi tới email cá nhân/zalo của các nhân viên y tế lâm sàng tại bệnh
viện.
 Công cụ thu thập thông tin: Công cụ thu thập thông tin là bộ câu hỏi online được
tạo trên phần mềm Kobotool box, được thiết kế sẵn dựa trên mục tiêu và các
biến số nghiên cứu. Mức độ trầm cảm và lo âu lần lượt được đánh giá qua thang
sàng lọc trầm cảm gồm 9 tiểu mục (9-item Patient Health Question PHQ-9) và
thang sàng lọc lo âu gồm 7 tiểu mục (7-iteam General Anxiety Disorder). Bộ câu
hỏi trước khi chính thức đưa vào tiến hành nghiên cứu đã được thử nghiệm trên
nhóm đối tượng đích và được chỉnh sửa, bổ sung nội dung phù hợp với đối tượng
đích.
 Thời gian thu thập: Theo lịch cụ thể ngày thu thập số liệu đã dự kiến. Đối tượng
nghiên cứu điền thông tin vào bộ câu hỏi online bất cứ thời điểm nào trong
khoảng thời gian diễn ra quá trình thu thập

5.6.


Biến số nghiên cứu

5.6.1. Nhóm biến số độc lập
 Các yếu tố cá nhân bao gồm: giới tính, tuổi, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, khoa làm việc (khoa Cấp cứu, khoa Truyền nhiễm, khoa Nội, khoa
Ngoại và các Chuyên khoa lẻ), số năm công tác, số thời gian làm việc 1 ngày, số
thời gian tiếp xúc với bệnh nhân trong 1 ngày.
 Các yếu tố nguy cơ rủi ro bao gồm: bệnh nhân mắc COVID-19, bệnh nhân nghi
nhiễm COVID-19, vật tư, trang thiết bị y tế; quá tải bệnh nhân, công việc.
 Các yêu tố xã hội bao gồm: sự kì thị của cộng đồng, thơng tin sai lệch về dịch bệnh


19

5.6.2. Nhóm biến số phụ thuộc
Mức độ các vấn đề áp lực tâm lý của nhân viên y tế bao gồm mức độ lo âu; trầm
cảm
Bảng : Biến số sử dụng trong nghiên cứu (phụ lục 1)
5.7.

Công cụ đo lường

 Công cụ đo lường áp lực tâm lý: sử dụng 22 thang đo PHQ-9; GAD-7 để đánh giá
tình trạng lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế:
 PHQ-9 đã được chuẩn hóa tại Việt Nam và được sử dụng trong những nghiên cứu
đánh giá về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trong môi trường bệnh viện (54). Đây là
bộ công cụ tự báo cáo được sử dụng để đánh giá mức độ trầm cảm gồm 9 tiểu mục,
điểm cho mỗi tiểu mục từ 0 đến 3 điểm, cụ thể: 0 điểm tương ứng với khơng hồn
tồn; 1 điểm tương ứng với vài ngày mới xuất hiện các dấu hiệu; 2 điểm tương ứng

với các dấu hiệu xuất hiện hơn nửa ngày; 3 điểm tương ứng ứng với các dấu hiệu
xuất hiện gần như mỗi ngày. Mức độ nghiêm trọng của trầm cảm đánh giá theo
thang đo được phân loại như sau:
Không trầm cảm

0 – 4 điểm

Trầm cảm nhẹ

5 – 9 điểm

Trầm cảm vừa

10 – 14 điểm

Trầm cảm vừa phải nặng

15 – 19 điểm

Trầm cảm rất nặng

20 – 27 điểm

 Tại Việt Nam thang đo GAD-7 đã được chuẩn hóa và sử dụng trong một số nghiên
cứu để đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần. Có thể kể đến nghiên cứu của Trần
Thành Nam năm 2016, nghiên cứu sử dụng thang GAD-7 để đánh giá tình trạng sức
khỏe tâm thần của bệnh nhân trầm cảm đang điều trị thuốc (55). Đây là thang đo
đánh giá về mức độ nghiêm trọng của sự lo lắng, gồm 7 tiểu mục, điểm cho mỗi tiểu
mục từ 0 đến 3 điểm, cụ thể: 0 điểm tương ứng với khơng hồn tồn; 1 điểm tương
ứng với vài ngày mới xuất hiện các dấu hiệu; 2 điểm tương ứng với các dấu hiệu



20

xuất hiện hơn nửa ngày; 3 điểm tương ứng ứng với các dấu hiệu xuất hiện gần như
mỗi ngày. Mức độ nghiêm trọng của sự lo lắng đánh giá theo thang đo được phân
loại như sau:

Không lo lắng

0 – 4 điểm

Lo lắng nhẹ

5 – 9 điểm

Lo lắng vừa phải

10 – 14 điểm

Lo lắng nghiêm trọng

15 – 21 điểm

 Chúng tôi phân loại biểu hiện lo âu, trầm cảm như sau:

5.8.

Không có biểu hiện trầm cảm


0 – 4 điểm

Có biểu hiện trầm cảm:

5 – 27 điểm

Khơng có biểu hiện rối loạn lo lắng:

0 – 4 điểm

Có biểu hiện rối loạn lo lắng:

5 – 21 điểm

Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích số liệu:

 Thống kê mô tả sử dụng để mô tả các đặc điểm thông tin chung, thực trạng lo âu,
trầm cảm và các yếu tố nguy cơ, sự kì thị của cộng đồng đối với NVYT
 Sư dụng mơ hình hồi quy Logistic nhị phân để tìm hiểu mối liên quan tới biểu hiện
lo âu, trầm cảm của NVYT lâm sàng với kết quả biểu thị dưới dạng OR, KTC 95%
và p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

5.9.

Đạo đức nghiên cứu

 Đề cương nghiên cứu đã được xét duyệt bởi Hội đồng khoa học trường Đại học Y
tế công cộng số 020-201/DD-YTCC
 Đối tượng được lựa chọn tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện. Tất cả các đối

tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích và nội dung


×