Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chu de 8 nguoi than cua em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.39 KB, 5 trang )

CHỦ ĐỀ 8: Người thân của em (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Thực hành, sáng tạo về chủ đề Người thân của em qua hình thức vẽ, đắp nổi, nặn và làm
thiệp tặng người thân ở mức độ đơn giản.
2. Năng lực
Sau chủ đề này, HS làm được:
- Biết tìm ý tưởng thế hiện chủ đề Người thân của em qua quan sát hình ảnh từ cuộc sống xung
quanh và sản phẩm mĩ thuật thể hiện về chủ đề;
- Biết sử dụng hình ảnh, sắp xếp được vị trí trước, sau để thực hành, sáng tạo trong phần thực
hành vẽ theo chủ đề Người thân của em ;
- Biết vận dụng kĩ năng đã học và sử dụng vật liệu sẵn có để trang trí một tấm thiệp;
- Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu, an toán để thực hành, sáng tạo;
- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
- Tăng cường và có ý thức thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình;
- Có ý thức chuyên cần chăm chỉ trong học tập, chuẩn bị, sưu tầm tranh vẽ, ảnh thể hiện về người
thân;
- Sử dung được vật liệu sẵn có, cơng cụ an tồn, phù hợp để thực hành, sáng tạo;
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Một số ảnh chụp, bức tranh, bài hát, bài thơ ngắn về chủ đề gia đình, người thân;
- Một số mẫu thiệp chúc mừng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1:
a) Mục tiêu:
- HS liên tưởng, nhớ về hình ảnh về người thân qua việc quan sát bức ảnh chụp một số sinh hoạt
trong gia đình;
- HS nhận biết cách thể hiện về người thân qua một số sản phẩm mĩ thuật;
- Củng cố lại nguyên lý tạo hình đối xứng, nhắc lại trên SPMT.
b) Nội dung hoạt động :
- HS quan sát ảnh chụp, SPMT về người thân được minh họa trong sách (hoặc tư liệu do GV


chuẩn bị thêm);
- HS biết được cách thể hiện về chủ đề qua phân tích trên SPMT (thể hiện một nhân vật hay
nhiều nhân vật);
c) Sản phẩm học tập
Có hiểu biết về hình dáng, màu sắc thể hiện về nhân vật ở mức đơn giản.


d) Tổ chức hoạt động
- GV yêu cầu HS kể lại một vài kỉ niệm đáng nhớ của mình với những người thân.
- GV yêu cầu HS kể tên những hoạt động của người thân mà mình ấn tượng nhất.
GV ghi lại một số ý kiến phát biểu của HS lên bảng (không đánh giá).
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, ảnh minh họa trong SGK Mĩ thuật 1, trang 56 – 57 – 58; Vở
bài tập Mĩ thuật 1 trang 38 – 39 – 40, hoặc đã chuẩn bị sẵn, và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em thấy những hình vẽ trong các bức tranh, ảnh?
+ Màu sắc nào đã được sử dụng trong các bức tranh?
+ Em sẽ dùng hình vẽ và màu sắc gì để thể hiện về người thân của em?
GV ghi lại một số ý kiến phát biểu của HS lên bảng (không đánh giá).
- Căn cứ vào ý kiến phát biểu của HS, GV chốt ý:
Có rất nhiều cách để thể hiện về chủ đề Người thân của em như: diễn tả lại một hoạt
động mà em ấn tượng, một kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh,
chị, em, bạn bè,..).
Chú ý: Khi quan sát hình ảnh về người thân qua một số bức tranh trong SGK trang 58, GV lưu ý
HS tính đối xứng thể hiện ở khuôn mặt như: đôi mắt, đôi tai, hoa tai, má hồng; cũng như yếu tố
xen kẽ, nhắc lại ở các họa tiết trên trang phục.
2. Hoạt động 2: Thể hiện
a) Mục tiêu
HS thực hiện SPMT thể hiện về người thân mà mình u thích.
b) Nội dung hoạt động
- HS thực hành, sáng tạo.
- GV quan sát, hỗ trợ gợi ý với HS gặp khó khăn trong thể hiện.

c) Sản phẩm học tập
SPMT thể hiện về người thân theo hình thức vẽ, đắp nổi, nặn.
d) Tổ chức hoạt động
- Đối với SPMT 2D, GV yêu cầu HS thực hành vẽ hoặc xé, dán một bức tranh về chủ đề Người
thân của em vào phần khung tương ứng trong Vở bài tập Mĩ thuật 1, trang 41, hoặc giấy A4.
- Đối với SPMT 3D, GV yêu cầu HS thực hành đắp nổi hay nặn sản phẩm vào bảng hoặc một
mảnh bìa/ giấy A4.
Chú ý:
- GV nhắc nhở HS tạo hình cần to, rõ ràng;
- GV lưu ý HS cách tô màu sáp đã được hướng dẫn ở các bài trước để bài thực hành được sinh
động (sử dụng màu có màu chính – màu phụ).
3. Hoạt động 3: Thảo luận
a) Mục tiêu


Củng cố kiến thức, kĩ năng liên quan đến thực hiện SPMT trong chủ đề Người thân của em.
b) Nội dung hoạt động
- HS thảo luận, trao đổi và giới thiệu về SPMT cá nhân/nhóm;
- Chia sẻ hiểu biết về màu sắc, hình vẽ, cách tạo hình… của SPMT về người thân;
- Phản hồi nhận xét của nhóm bạn
c) Sản phẩm học tập
- Trình bày kết quả sản phẩm;
- Ý kiến của nhóm/cá nhân về SPMT thực hiện ở hoạt động Thể hiện.
d) Tổ chức hoạt động
- Căn cứ vào bài thực hành của HS ở mục 2, GV cho HS thực hiện phần thảo luận ở mục 3 theo
hình thức cá nhân và nhóm. Lúc này, GV là người hướng dẫn các cá nhân và nhóm HS thực hiện
thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Hình vẽ trong SPMT của bạn giúp em liên tưởng đến điều gì?
+ Bạn đã sử dụng những màu sắc nào để thực hiện SPMT của mình?
+ Em thích SPMT nào nhất?

+ Em dự định sẽ trưng bày SPMT của mình ở nhà như thế nào?
- Kết thúc phần thảo luận, nếu còn thời gian, GV nói về việc tăng cường mối quan hệ, thể hiện
tình cảm với người thân như:
+ Giúp đỡ việc nhà;
+ Cùng chia sẻ, đi chơi,...
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu
Biết làm một tấm thiệp chúc mừng người thân đơn giản.
b) Nội dung hoạt động
- GV hướng dẫn HS các bước cơ bản để làm một tấm thiệp qua quan sát hình minh họa trong
SGK Mĩ thuật 1, trang 62, 63.
- HS thực hiện làm một tấm thiệp theo cách phù hợp với khả năng của bản thân.
c) Sản phẩm học tập
Làm và trang trí một tấm thiệp.
d) Tổ chức hoạt động
- Căn cứ vào những nội dung đã thể hiện, GV yêu cầu HS thiết kế và trang trí một tấm thiệp để
tặng người thân. GV đặt câu hỏi gợi ý HS quy trình làm tấm thiệp theo các bước:
+ Em làm tấm thiệp này để tặng ai?
+ Em lựa chọn chất liệu gì để thực hiện? (từ chất liệu sẽ ra cách làm: vẽ, cắt/ xé, dán,
…).


- GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 1, trang 61 – 63, phần tham khảo: Thiếp chúc mừng cho
HS quan sát một số tấm thiệp mẫu cũng như cách làm một tấm thiệp chúc mừng Ngày Quốc tế
Phụ nữ. Ngồi ra, GV có thể cho HS trực tiếp thị phạm cách làm một tấm thiệp chúc mừng với
những vật liệu sẵn có để các em thuận tiện theo dõi. Trước khi thực hành, GV yêu cầu HS vẽ ý
tưởng tạo dáng và trang trí tấm thiệp vào Vở bài tập Mĩ thuật 1, trang 43.
- GV chốt ý các bước thiết kế và trang trí tấm thiệp:
+ Tạo dáng thiệp;
+ Trang trí thiệp;

+ Hồn thiện tấm thiệp.
- GV cho HS thực hành.
* Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
− GV dành năm phút cuối tiết cho HS giới thiệu phần thực hành của mình theo các gợi ý:
+ Tấm thiệp này em làm để tặng ai?
+ Sản phẩm mĩ thuật này được tạo nên qua những bước nào?
− GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm trên tinh thần động viên, khích lệ HS là chính.
Gợi ý phân phối tiết và tổ chức hoạt động trong chủ đề
Nội dung biên soạn trong SGK có tính mở, thuận tiện cho thầy cơ chia từng tiết hợp lí
theo nhiều phương án.
Phương án 1:
Tiết 1:
Hoạt động Quan sát: tìm hiểu, mơ tả hình ảnh về người thân của em;
Hoạt động Thể hiện: Vẽ về chủ đề người thân của em.
Tiết 2:
Hoạt động Quan sát: tìm hiểu cách thể hiện hình ảnh về người thân qua một số
bức tranh;
Hoạt động Thể hiện: Thể hiện một sản phẩm mĩ thuật về chủ đề người thân theo
cách mình u thích.
Tiết 3:
Hoạt động Thảo luận:
Hoạt động Vận dụng:
Tiết 4:
Hoạt động Vận dụng (tiếp theo)
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
Phương án 2:
Tiết 1:
Hoạt động Quan sát: tìm hiểu, mơ tả hình ảnh về người thân của em qua ảnh,
SPMT;
Hoạt động Thể hiện: Thực hiện SPMT 2D.

Tiết 2:
Hoạt động Quan sát: tìm hiểu cách thể hiện hình ảnh về người thân qua một số
SPMT 3D;


Hoạt động Thể hiện: Thực hiện SPMT 3D.
Tiết 3:
Hoạt động Thảo luận:
Hoạt động Vận dụng:
Tiết 4:
Hoạt động Vận dụng (tiếp theo)
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
… như vậy, thầy cơ sẽ có nhiều cách chia tiết để dạy chủ đề 8 theo nhiều hình thức khác nhau
nhưng xin lưu ý rằng việc chia tiết cần phù hợp với khả năng tổ chức, năng lực thực hiện của học
sinh của cơ sở giáo dục, sao cho học sinh có đủ thời gian thực hiện sản phẩm của mình. Qua
quan sát thực tế và dự giờ thì xin đưa ra một tỉ lệ phân bổ thời gian để các thầy cô tham khảo khi
triển khai các hoạt động trong 1 tiết học.
- Các hoạt động hướng đến tiết học (Trò chơi, quan sát, đặt câu hỏi,..): 10 phút
- Các hoạt động hướng đến thực hành của học sinh: 20 phút
- Các hoạt động hướng đến trưng bày, nhận xét: 5 phút
Như vậy, ở chủ đề này có một số kĩ năng học sinh được thực hành thông qua các hoạt
động như:
SPMT tạo hình 2D, 3D
SPMT ứng dụng: tấm thiệp
Lưu ý: ở một số trường, ở chủ đề này, giáo viên cho một số nhóm học sinh sử dụng hình
thức in lá cây, củ, quả,… nhằm giúp cho học sinh có thêm những cách thể hiện SPMT tấm thiệp
khác nhau, tạo sự hứng thú cũng như từng bước xóa bỏ định kiến mĩ thuật là vẽ của khơng ít
người.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×