Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BỒI DƯỠNG TUYỂN SINH vào lớp 10 môn NGỮ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.85 KB, 26 trang )

BỒI DƯỠNG TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN
DẠNG ĐỀ VIẾT ĐOẠN VĂN
A. Đoạn văn và cách trình bày đoạn văn.
I. Khái niện về đoạn văn.
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, được qui ước bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu
dòng đến chỗ chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn
thường do nhiều câu tạo thành.
- Về hình thức : bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng ( qua
hàng).
- Về nội dung:

Biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

II. Câu chủ đề:
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát của cả đoạn.
- Lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính.
- Đứng ở đầu câu hoặc cuối câu.
B. Cách trình bày đoạn văn

Có những cách dựng đoạn văn như sau :
- Dựng đoạn diễn dịch.
- Dựng đoạn quy nạp.
- Dựng đoạn song hành.
- Dựng đoạn móc xích.
- Dựng đoạn tổng hợp
1. Đoạn diễn dịch.
- Là cách trình bày đi từ ý chung, khái quát đến các ý chi tiết, cụ thể làm s/ tỏ cho ý chung
ý khái quát đó. Câu c/ đề đứng ở đầu đoạn văn , các câu sau triển khai làm rõ ý câu chủ đề.
- ĐV trình bày cách này cấu tạo gồm 2 phần : Mở đoạn – phát triển đoạn.
VD:
Phong cảnh miền Tây Bắc thật là hùng vĩ. Núi rừng trùng điệp nhấp nhơ một màu xanh


thẳm. Có những ngọn núi cao chót vót mây cuốn quanh sườn. Có những cao ngun chạy
dài mênh mơng. Có những thung lũng hình lịng chảo lọt vào giữa những khoảng núi đồi.
2. Đoạn quy nạp
1


- Là cách trình bày đi từ ý cụ thể, chi tiết đến ý chung, ý khái quát. Câu chủ đề đứng ở cuối
ĐV. Trước câu CĐ có thể dùng những từ ngữ chuyển tiếp mang ý TKKQ : tóm lại, vì vậy,
cho nên…
- Cấu tạo ĐV gồm 2 phần : Phát triển đoạn – Kết đoạn.
Ví dụ
. *.Đoạn văn quy nạp nói về vai trị và tác dụng của sách giáo khoa.
Sách là nơi hội tụ, tích luỹ những tri thức của nhân loại xưa nay, sách chứa đựng biết
bao nhiêu cái hay, cái đẹp về thiên nhiên, tạo vật, về cuộc sống của con người trên hành
trình vươn tới văn minh, tươi sáng. Sách mở ra trớc mắt chúng ta những chân trời. Có áng
thơ bồi đắp tâm hồn ta bao cảm xúc đẹp về tình yêu và lẽ sống. Có áng văn dẫn chúng ta
đi cùng những nhân vật phiêu lưu, ru hồn ta lạc vào bao mộng tưởng kì diệu. Sách giáo
khoa chẳng khác nào cơm ăn, áo mặc, nước uống, khí trời để thở... đối với học sinh chúng
ta. Cuộc đời sẽ vô vị bao nhiêu nếu thiếu hoa thơm và thiếu sách. Nhưng sách phải hay,
phải đẹp, phải tốt thì mới có giá trị và bổ ích. Thật vậy, mọi quyển sách tốt đều là ngư ời
bạn hiền.
3. Đoạn song hành.
Đoạn song hành là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cho nhau,
phối hợp nhau diễn để tả ý chung. đoạn song hành khơng có câu chủ đề.
Vd
Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ, vừa quen
thuộc, mờ mờ, ảo ảo. Chung quanh ta, sương bng tráứng xố. Con thuyền bơI trong
sương như bơi trong mây. Tiếng sóng vỗ long bong trên mạn thuyền. Tiếng gõ thuyền lộc
cộc của bạn chài săn
4. Đoạn tổng phân hợp.

- Là cách trình bày đoạn văn ngồi câu chủ đề đặt ở đầu đoạn ra cịn có câu kết mang nội
dung khái quát , tổng kết và nhấn mạnh chủ đề ĐV.
- ĐV có cấu tạo 3 phần :
+ Mở đoạn : Câu CĐ nêu ý chính, khái quát
+ Phát triển đoạn : Các câu chứa ý phụ triển khai làm rõ ý chính
+ kết đoạn : Câu kết khẳng định, tổng hợp lại vấn đề.
Ví d: Trong hoàn cảnh "trăm dâu đổ đầu tằm, ta càng thấy chị
Dậu thật là một ngời phụ nữ đảm đang tháo vát. Một mình chị
phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đơng đầu
2


với những thế lực tàn bạo : quan lại, cờng hào, địa chủ và tay sai của
chúng. Chị cú khóc lóc, có kêu trời nhng chị không nhắm mắt khoanh
tay mà tích cực tìm cách cứu đợc chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình
ảnh chị Dậu hiện lên vững chắc nh một chỗ dựa chắc chắn của
cả gia đình. ( Nguyễn Đăng Mạnh)
5. on vn múc xớch.
- on vn cú mơ hình kết câu móc xích là đoạn văn mà ý các câu gối đầu lên nhau, đan
xen nhau và được thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ ở câu trước trong câu sau.
Ví dụ: Đoạn văn móc xích, nội dung nói về vấn đề trồng cây xanh để bảo về môi trường
sống:
Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải trồng cây gây rừng. Trồng cây gây rừng
thì phải coi trọng chăm sóc, bảo vệ để có nhiều cây xanh bóng mát. Nhiều cây xanh bóng
mát thì cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất nước có hoa thơm trái ngọt bốn mùa, có nhiều lâm
thổ sản để xuất khẩu. Nước sẽ mạnh, dân sẽ giàu, mơi trường sống được bảo vệ.
Mơ hình đoạn văn: Các ý gối nhau để thể hiện chủ đề về môi trường sống. Các từ ngữ
được lặp lại: gỗ, trồng cây gây rừng, cây xanh bóng mát.
Bài tập 1 : Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính ” của tác
giả Phạm Tiến Duật bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).

- Đoạn văn minh hoạ:

“ Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” (1969) là tác phẩm thuộc chùm thơ

của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 – 1970,
sau in trong tập “ Vầng trăng - Quầng lửa” (1). Năm1964, rời mái trường Đại học Sư
phạm Hà Nội với tuổi 23, chàng sinh viên quê Phú Thọ Phạm Tiến Duật bước vào đời lính
chiến đấu và hoạt động (cơng tác tuyên huấn) trên con đường chiến lược Trường Sơn những
năm tháng đánh Mĩ ác liệt nhất (2). Thơ ca của Phạm Tiến Duật không phải là sự chắt ra
từ đời sống mà là toàn vẹn đời sống thường nhật ở chiến trường( 3). Khói lửa chiến trường,
chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, những cô gái thanh niên xung phong, những chiến sĩ lái xe
dũng cảm,…in dấu chói lọi, kì vĩ như những tượng đài trong thơ ơng (4). Ơng đã góp vào
vườn thơ đất nước một hình tượng người lính khá độc đáo với “ Bài thơ về tiểu đội xe
khơng kính” - người chiến sĩ lái xe dũng cảm, lạc quan và có chút bốc tếu ngang tàng trên
tuyến đường huyết mạch Trường Sơn thời đánh Mĩ (5).
Bài tập 2: Tóm tắt truỵên ngắn “ Làng” của Kim Lân bằng một đoạn văn tổng phân
hợp, trong đó có sử dụng câu ghép.
3


-

Đoạn văn minh hoạ:
Nhân vật ông Hai tiêu biểu cho những người nơng dân thời kì đầu kháng chiến chống

Pháp có sự chuyển biến mới trong nhận thức và tình cảm: tình u làng q gắn bó với tình
u đất nước và tinh thần chiến đấu chống xâm lăng. Ông Hai là người làng Chợ Dầu ở
Bắc Ninh. Ông tự hào, kiêu hãnh về cái làng Chợ Dầu quê ông – cái gì cũng hơn hẳn các
làng khác. Ơng mắc tật “ khoe làng” với mọi người. Theo lệnh của uỷ ban kháng chiến, ông
Hai phải đưa vợ con đi tản cư, tránh những cuộc càn quét bất ngờ của giặc Pháp. Ở nơi tản

cư, ông luôn nhớ tới làng, mong muốn được trở về cùng du kích lập làng kháng chiến.
Nghe tin làng Chợ Dầu làm “ Việt gian” theo giặc, ông Hai đau đớn, phẫn nộ và tủi nhục,
khơng dám gặp ai, nhìn ai. Ơng rơi vào tâm trạng đầy mâu thuẫn: vừa yêu thương, vừa căm
giận, vừa tin tưởng, vừa ngờ vực. Được chủ tịch xã thông báo dân làng Chợ Dầu vẫn bền
gan chiến đấu chống Pháp, ông Hai vui mừng khôn xiết, lại hớn hở đi khắp nơi cải chính tin
đồn thất thiệt và hết lời ca ngợi dân làng Chợ Dầu yêu nước. Ông Hai đã buồn vui, sướng
khổ, đã kiêu hãnh tự hào về làng Chợ Dầu q hương ơng. Đó chính là vẻ đẹp mới trong
tâm hồn người nơng dân thời kì kháng chiến chống pháp đã được nhà văn kim Lân khám
phá và thể hiện rất thành công.
Bài tập3:
Viết một đoạn văn ngắn phân tích hiệu quả nghệ thuật được sử dụng trong hai câu
thơ sau (
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
( “ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm)
Đoạn văn minh hoạ:
Trong chiến tranh gian khổ, xuất hiện những con người giàu đức hi sinh, cống hiến
hết mình cho đất nước. Tiêu biểu cho những con người đó là bà mẹ Tà – ơi, Nguyễn
Khoa Điềm đã khắc hoạ hình ảnh của bà mẹ:
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Với hai câu thơ này, người đọc thấy hiện ra trước mắt hình ảnh bà mẹ Tà – ôi địu con
lên núi Ka – lưi trỉa bắp thật thân thương. Trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm có dãy núi
hoang sơ, có nương bắp đang trồng, có mặt trời trên đỉnh núi, có “ mặt trời” trên lưng
mẹ. Hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của tự nhiên, của vũ trụ toả sáng
đem sự sống đến cho vạn vật. Còn ở câu thơ thứ hai, hình ảnh mặt trời mang ý nghĩa ẩn
4


dụ thật độc đáo. Em bé Cu – tai nằm trên lưng mẹ được tác giả ví như “ mặt trời của

mẹ”. Em là mặt trời bé bỏng, đáng yêu, ấm áp của lòng mẹ. Em là ánh sáng là niềm vui,
là báu vật, là hạnh phúc của đời mẹ. Hai hình ảnh sóng đơi “ mặt trời của bắp”, “ mặt
trời của mẹ” tạo nên một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị. Mặt trời có ý nghĩa với mn
lồi thế nào thì em Cu – tai có ý nghĩa thiêng liêng với đời mẹ như thế. Với cách viết
như vậy, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một câu thơ hay, độc đáo trong thơ hiện đại.
Bài tập4:
Viết một đoạn văn qui nạp ( khoảng 10 câu), nêu lên vai trò và tác dụng của sách
trong đời sống con người.
Đoạn văn tham khảo:
Gợi ý :
a, Thân đoạn :
- Vai trò của sách : Từ lâu con người đã biết đến sự kì diệu của sách.
+ Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên.
+ Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ
khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con
người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong nuốn về cuộc sống cần gửi đến cho
mọi người và trao gửi đến mai sau.
+ Sách là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá,
chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của thời
đại, những hồi bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người.
- Tác dụng của sách :
+ Sách đã vượt qua được giới hạn của không gian và thời gian: có sách, các thế kỉ và
các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau.
+ Sách khoa học giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của
nó.
+ Sách xã hội học giúp ta hiểu biết vrrf đời sống con người trên các vùng đất khác
nhau với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát
vọng.
+ Sách văn học giúp ta hiểu biết về thế giới bên trong của con người với những vui
buồn, hạnh phúc và đau khổ, khát vọng và tranh đấu, giúp ta phát hiện ra chính mình,…

b, Kết đoạn ( Câu chủ đề ) :
- Sách là người bạn thân thiết có ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta.
5


Hoặc :Những trang sách hay, có ích khơng chỉ làm tăng thêm hiểu biết, giá trị và sức mạnh
của mỗi cá nhân mà nó cịn phát huy tác dụng kì diệu, “mở rộng những chân trời mới” cho
cả nhân loại.
DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
* Nghị luận xã hội :
+ Nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống.
+ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
+ Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
A. Nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống.
I. Kiến thức cơ bản.
1. Đề tài:
Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm. Ví dụ :
- Chấp hành luật giao thông.
- Tệ nạn xã hội .
- Bạo lực học đường.
- Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn.
- Ơ nhiễm mơi trường.
- Những tấm gương người tốt việc tốt.
2. Dàn bài chung:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào bài.
- Giới thiệu khái quát sự việc, hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập.
b. Thân bài:
* Giới thiệu sự việc, hiện tượng đời sống nêu ở đề bài ( Nêu các biểu hiện, thực trạng
của vấn đề nghị luận). Phần này cần lưu ý, khi phán ánh các biểu hiện, thực trạng, cần đưa

ra những thơng tin cụ thể, tránh lới nói chung chung, mơ hồ mới tạo ra được sự thuyết
phục.
* Phân tích, bàn luận những nguyên nhân – lợi ích hoặc tác hại của sự việc, hiện
tượng trong đời sống đã nêu ở trên.
* Phê phá, bác bỏ một số quan niệm và nhân thức sai lầm có liên quan đến hiện
tượng đang nghị luận.
6


* Đề xuất những giải pháp khắc phục hiện tượng. Phần này cần dựa vào nguyên nhân để
tìm ra giải pháp khắc phục.
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã nghị luận.
- Bài học nhân thức và hành động rút ra từ vấn đề nghị luận.
II. Luyện tập.
Đề 1: Trình bày suy nghĩ của về vấn đề bạo lực học đường hiện nay bằng một bài viết
ngắn.
1. Mở bài:
Dẫn dắt- đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.
VD: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một
vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời cũng vì thế mà khơng ý thức được
sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng,
con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng
gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối
khiến mọi người khơng khỏi bàng hồng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo
“sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và
hành động như thế nào?
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc

phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong
phạm vi trường học.
Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế
giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở VN.Do đó đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng
của toàn xã hội.
b. Thực trạng:
Bạo lực học đường là một biểu hiện “xuống cấp” nghiêm trọng về đạo đức cũng như lối
sống bất cẩn của một bộ phận học sinh. Điều này đã được nhà trường cũng như các bậc cha
mẹ quan tâm tăng cường giáo dục, nhất là đối với những học sinh có những biểu hiện phát
triển khơng bình thường. nhưng cho đến nay tình trạng đó vẫn chưa có chiều hướng thun
giảm.
VD cụ thể có thể tìm trên báo chí, internet,...
7


c. Biểu hiện:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh
thần con người thơng qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông
qua những hành vi bạo lực.
Cụ thể các hình thức:
d. Giải pháp.
- Gia đình, nhà trường luôn quan tâm đến giáo dục nhân cách học sinh.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh bổ ích, tạo sự đồn kết u thương giúp
đỡ lẫn nhau.
3. Kết bài:
- Phê phán bác bỏ vấn đề bạo lực học đường nhằm xây dựng môi trường học đường lành
mạnh tốt đẹp.
Đề 2: Viết một bài văn ngắn trình suy nghĩ của em về lịng khoan dung. (Viết không quá
một trang giấy thi)

Gợi ý lập dàn ý:
1. Mở bài : Dẫn dắt, giới thiệu đức tính khoan dung trong đời sống con người Việt Nam.
2. Thân bài.
+ Khoan dung là tha thứ, là sự rộng lượng với người khác…
+ Một số biểu hiện của lòng khoan dung: Ứng xử độ lượng; biết hi sinh, nhường
nhịn; tôn trọng và thơng cảm với mọi người; chấp nhận thói quen, sở thích, cá tính của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội; sẵn sàng tha thứ cho những khuyết điểm, lỗi
lầm của người khác khi họ hối hận và sửa chữa…
+ Khoan dung là phẩm chất, là thái độ, lẽ sống cao đẹp của con người. Nhưng khoan dung
khơng có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm sai trái.
+ Người có lịng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, tôn trọng.
+ Trong cuộc sống chúng ta phải khoan dung bởi:
- Con người ai cũng có lúc mắc sai lầm vì thế rất cần có sự cảm thơng, đối xử rộng lượng…
- Khi tha thứ cho người nào đó thì chẳng những ta giúp họ có cơ hội thay đổi mình,
trở thành người tốt hơn mà bản thân ta cũng được thanh thản, nhẹ lòng, bớt đi những nỗi
buồn, sự thù hận. Xã hội vì thế cũng tốt đẹp hơn.
8


- Lòng khoan dung đã trở thành một truyền thống đẹp của dân tộc mà mỗi người cần
trân trọng, phát huy.
+ Trong xã hội ngày nay, hiện tượng vô cảm, thiếu trách nhiệm đang có chiều hướng
gia tăng nên mỗi người càng cần phải có lịng khoan dung.
+ Nêu một số hành vi, việc làm để bồi đắp lòng khoan dung.
3. Kết bài : Khẳng định lại tầm quan trọng của lòng khoan dung và lời khuyên lời
nhắn nhủ với mọi người.
DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ VĂN HỌC
A. Kiến thức cơ bản:
- Nghị luận về văn học :
+ Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
+ Nghị luận về một bài thơ đoạn thơ.

I. Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
1. Các dạng đề.
Dạng đề I: Suy nghĩ, phân tích về nhân vật hoặc một khía cạnh nhân vật.
Ví dụ như các đề
+ Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn: “Làng” của Kim Lân.
+ Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ.
Dạng đề II: Suy nghĩ , Phân tích tác phẩm hoặc một khía cạnh về tác phẩm.
Ví dụ như các đề:
- Phân tích tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
+ Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở truyện
Người con gái Nam Xương ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9 trang 65).
+ Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua tuyện ngắn Chiếc lược ngà
của Nguyễn Quang Sáng (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 trang 65)
2. Dàn bài chung.
a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện hay một đoạn trích (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề
bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình .
b. Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích,
chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
c. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
9


VD: “Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân”, giáo viên có
thể hướng dẫn học sinh lập dàn bài như sau:
1. Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai – nhân vật chính của tác
phẩm, một trong những nhân vật thành cơng bậc nhất của văn học thời kì kháng chiến
chống Pháp .
2. Thân bài:
a. Triển khai các nhận định về tình u làng, u nước của nhân vật ơng Hai và nghệ

thuật đặc sắc của nhà văn.
* Tình yêu làng, u nước của nhân vật ơng Hai là tình cảm nổi bật xuyên suốt toàn
truyện
+ Chi tiết đi tản cư nhớ làng
+ Theo dõi tin tức kháng chiến
+ Tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây
+ Niềm vui tin đồn được cải chính
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện diễn biến tâm trạng nhân
vật
+ Các chi tiết miêu tả nhân vật
+ Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại…)
b. Nhận xét, đánh giá về nhân vật:
Nhân vật ơng Hai đã có những chuyển biến mới trong tình cảm của người nơng
dân (Những nhận thức mới, những tình cảm mới mẻ: Sự nhiệt tình, hăng hái tham gia
kháng chiến, lòng tin tưởng tuyệt đối vào kháng chiến, vào lãnh tụ …).
Tình yêu làng đã được nâng lên thành tình yêu nước, sẵn sàng hy sinh tình cảm
riêng, của cải riêng (nhà ông bị Tây đốt nhẵn ông vẫn vui sướng, tự hào).
Là nhân vật để lại nhiều tình cảm đẹp trong lịng người đọc: Sự u mến, trân
trong và cảm phục.
3. Kết bài :
Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành cơng của nhà văn khi xây dựng
hình tượng nhân vật ơng Hai.
II. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Dạng đề:
Dạng 1: Phân tích một bài thơ.
10


Dạng 2: Phân tích một đoạn thơ.

2. Dàn bài chung:
1. Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (bài thơ), nêu nhận xét chung (khát quái nội dung cảm xúc).
2. Thân bài: Lần lượt trình bày từng khía cạnh của cảm xúc chung, thơng qua phân tích,
thẩm bình cụ thể (cảm thụ) các chi tiết cảm xúc trong đoạn thơ (bài thơ).
3. Kết bài : khát quái giá trị ý nghĩa của đoạn thơ (bài thơ).
Đề 1: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái
Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
* Gợi ý:
a. Mở bài:
- DDVĐ: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Giới thiệuVẻ đẹp, đức hạnh và số phận của Vũ Nương.
b. Thân bài:
- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.
- Phẩm hạnh của Vũ Nương:
+ Thuỷ chung, yêu thương chồng (khi xa chồng ...)
+ Mẹ hiền (một mình ni con nhỏ ...)
+ Dâu thảo (tận tình chăm sóc mẹ già lúc yếu đau, lo thuốc thang ...)
- Những nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.
+ Cuộc hơn nhân bất bình đẳng.
+ Tính cách và cách cư sử hồ đồ, độc đốn của Trương Sinh.
+ Tình huống bất ngờ (lời của đứa trẻ thơ ...)
- Kết cục của bi kịch là cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
- Ý nghĩa của bi kịch: Tố cáo xã hội phong kiến.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
b. Kết bài:
- Khẳng định lại phẩm chất, vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Gợi ý dàn bài:

I. Mở bài:
11


- Giới thiệu về Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều : Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của
dân tộc ta. Tác phẩm Truyện Kiều là kiệt tác của nền thơ ca cổ sáng ngời tinh thần nhân
đạo. Một áng văn mẫu mực tuyệt vời về phương diện nghệ thuật.
- Một trong những phương diện nghệ thuật góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm
là tả người. Đoạn trích « Chị em Thúy Kiề » là đoạn trích hay khắc họa thành cơng vẻ đẹp
của hai chị em.
II. Thân bài :
1. Vị trí đoạn trích : Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm: “Gặp gỡ và đính ước”
2. Phân tích, cảm nhân vẻ đẹp hai chị em.
a. Giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Kiều - Vân
“Đầu lòng hai ả tố nga”.
Thúy Kiều là chị em l à Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ muời phân vẹn mười.
- Cách gọi: Tố Nga (người con gái xinh đẹp) => Thúy Kiều và Thúy Vân là hai người con
gái đầu long trong gia đinh họ Vương. Họ xinh đẹp như những nàng trên cung trăng. Thúy
Kiều là chị còn Thúy Vân là em.
- Họ có vẻ đẹp hình dáng thanh tú như cây mai, tâm hồn trong trằng như tuyết, mỗi người
có những vẻ, những nét riêng nhưng đều hoàn hảo, mĩ mãn.
- Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của thơ cổ điển để làm toát lên vẻ cao quý
của 2 chị em T. Kiều và bộc lộ lòng yêu mến, trân trọng của ông đối với nhân vật.
b. Vẻ đẹp của Thuý Vân.
- Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

- Tác giả đã sử dụng các biện pháp ẩn dụ, so sánh đặc sắc, kết hợp với những thành ngữ dân
gian để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Vân, qua đó, dựng lên một chân dung khá nhiều chi
tiết có nét hình, có màu sắc, âm thanh, tiếng cười, giọng nói.
- Sắc đẹp của Thuý Vân sánh ngang với nét kiều diễm của hoa lá, ngọc ngà, mây tuyết,…
toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời. Th Vân là cơ gái có vẻ đẹp đoan
trang, phúc hậu.
12


- Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp hài hồ với thiên nhiên, tạo hố. Thiên nhiên chỉ
“nhường” chứ khơng “ghen”, khơng “hờn” như với Th Kiều. Điều đó dự báo một cuộc
đời êm ả, bình yên.
3. Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.
- Nghệ thuật đòn bẩy: Vân là nền để khắc hoạ rõ nét Kiều.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
=> Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh đòn bẩy để khẳng định vẻ đẹp vượt trội của Thuý
Kiều.
- Đặc tả đôi mắt của Kiều:
Ln thu thu, nột xuõn sơn.
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
=> Miêu tả khái quát. Đôi mắt sang, trong trẻo như làn nước mùa thu, đôi lông mày tươi
tắn, sắc nét, thanh tú như dáng núi mùa xuân. Kiều có vẻ đẹp lộng lẫy khiến hoa phải ghen,
liễu phải hờn, thiên nhiên phải ghen ghét huống chi con người. Nghệ thuật ẩn dụ, dùng điển
cố: “Nghiêng nước nghiêng thành”.
=> Kiều là một trang tuyệt sắc với vẻ đẹp độc nhất vô nhị.
- Kiều thông minnh, đa tài:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
=> Kiều không chỉ đẹp về nhan sắc mà là 1 con người thông minh đầy tài năng : thi, hoạ, ca
ngâm, chơi đàn…, và tài năng nào cũng đạt đến đỉnh cao. Đặc biệt, nàng đã tự soạn một
bản nhác riêng : “ Bạc mệnh”. Ai nghe cũng phải xúc động.
=> Tác giả đã hết lời ca ngợi tài sắc của Kiều: một người con gái có tâm hồn đa cảm, tài sắc
toàn vẹn.
- Chữ tài chữ mệnh khéo mà ghét nhau
- Chữ tài đi với chữ tai một vần.
=> Qua vẻ đẹp và tài năng quá sắc sảo của Kiều, dường như tác giả muốn báo trước một số
phận trắc trở, sóng gió.
c. Cc sèng vµ ®øc h¹nh cđa hai chi em.
13


“ Phong lưu nhất mực hồng quần

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
- Nếp sống của hai chị em Kiều được miêu tả ở bốn câu thơ cuối là một nếp sống thật
phong lưu, n bình, đoan chính, khn phép mẫu mực theo gia phong nền nã, tinh nguyên,
trong sạch, đoan chính.
3. Đánh giá khái quát:
- Nghệ thuật tả người từ khái quát đến tả chi tiết; tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo
số phận.
- Ngơn ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh ước lệ, các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, dùng
điển cố.
- Nguyễn Du đã XD thành cơng hình tương Thúy Vân và Thúy Kiều về tài sắc và số phận.
III. Kết bài:
- Đây là đoạn thơ hay về nghệ thuật tả người.
- Nguyễn Du đã khắc họa thật sinh động hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều mỗi

người một vẻ riêng, tốt lên từng tính cách từng số phận riêng, không lẫn vào nhau không
thể phai nhạt trong tâm hồn người đọc.
- Qua đó chúng ta càng thấy taam phục trân trọng tài hoa của đại thi hao dân tộc Nguyễn
Du.
Đề 2 : Phân tích hình tượng nhân vật Quang Trung trong hồi thứ 14 trích “ Hồng Lê nhất
thống chí” của Ngơ gia văn phái.
Gợi ý dàn bài:
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí”:
( Trong nền văn học cổ Việt Nam, tác phẩm “Hồng Lê nhất thống chí” được coi là một cuốn tiểu
thuyết tiêu biểu viết bằng chữ Hán của Ngô Thì Chí, Ngơ Thì Du. Đó là một bức tranh hiện thực
rộng lớn về XHPK Việt Nam khoảng 30 năm cuối TK 18 và mấy năm đầu TK 19)

- Ở hồi thứ 14, các tác giare đã tái hiện sinh động, chân thực hình ảnh người anh hùng dân
tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh
II. Thân bài: Phân tích hình tượng Nguyễn Huệ với những nét phẩm chất của người anh
hùng.
1)Nguyễn Huệ là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước
những biến cố lớn.
14


- Nhận được tin giặc chiếm Thăng Long thì “giận lắm”,”định thân chinh cầm quân đi
ngay”.
- Chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm rất nhiều việc lớn:
2) Con người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trước thời cuộc:
- Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc, thế tương quan giữa ta và địch. Trong
lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An:
- Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Thể hiện qua cách xử trí vừa có lí vừa có
tình với các tướng sĩ tại Tam Điệp.Ông rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi,

khen chê đúng người đúng việc.
3). Con người có ý chí quết thắng và tầm nhìn xa trơng rộng:
- Mới khởi binh, chưa lấy được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã tuyên bố chắc
nịch“phương lược tiến đánh đã có sẵn”, “Chẳng qua mươi ngay có thể đuổi được người
Thanh”.
- Biết trước kẻ thù “lớn gấp mười nước mình”, bị thua một trận “ắt lấy làm thẹn mà lo
mưu báo thù” khiến việc binh đao khơng bao giờ dứt nên Nguyễn Huệ cịn tính sẵn cả kế
hoạch ngoại giao sau chiến thắng để có thời gian “yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”, làm
cho nước giàu quân mạnh.
4) Con người có tài dụng binh như thần:
- Tổ chức cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy:
- Hành quân xa liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi, rã rời.
- Tổ chức các trận đánh hợp lí, ít hao tổn binh lực:
5) Hình ảnh vị anh hùng lẫm liệt trong chiến trận:
- Là một tổng chỉ huy chiến dịch trực tiếp cầm, hoạch định chiến lược, sách lược, vừa trực
tiếp tổ chức quân sĩ, bài binh bố trận, vừa tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi
đốc thúc, xông pha nơi trận tiền.
- Hình ảnh người thủ lĩnh ấy đã làm quân sĩ có niềm tin quyết chiến quyết thắng, đồng thời
khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía, rơi vào cảnh đại bại nhanh chóng.
III. Kết bài :
- Tác phẩm “Hồng Lê nhất thống chí” hồi thứ 14 là một sự cống hiến vô giá của các
tác giả về những trang tư liệu hào hùng trong lịch sử dân tộc qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của
hình tượng người anh hùng Quang Trung.
- Vẻ đẹp của Quang Trung trong khúc khải hoàn ca chiến thắng còn in dấu trong
những câu thơ của Ngô Ngọc Du một nhà thơ đương thời:
15


Đề 3: Phân tích đoạn trích “ Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga” trích trong “
Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.

Gợi ý lập dàn bài:
I. Mở bài:
- Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có giá trị đạo lí cao cả, phổ biến trong
nhân dân.
- Đoạn “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga gợi tả sinh động, nêu nổi bật tính cách tốt đẹp
của hai nhân vật chính trong truyện.
II. Thân Bài.
1. Nhân vật Lục Vân Tiên.
- LVT là chàng trai 16 tuổi, siêng năng học hành, văn võ song toàn, một chàng trai đầy lí
tưởng.
- LVT hăm hở bước vào đời, mơng muốn thi thố tài năng cwuis người giúp đời. Việc đầu
tiên chàng gặp trong đời là việc đáng tan bọn cướp Phong Lai để cứu người dân lương
thiên.
a. Lục Vân Tiên đánh cướp:
- Lời nói: Thẳng thắn vạnh trần hành động dã man, bất nhân của lũ cướp, chàng xuất phát
từ lòng yêu thương con người ghét sự tàn ác bảo vệ người lương thiện.
“ Kêu rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
- Hành động tự nguyện khơng tính tốn, khơng do dự sẵn sáng đương đầu với nguy hiểm=>
LVT một người có chí khí, lịng dũng cảm, có phẩm chất của người anh hùng dám vì dân
trừng trị bọn hại dân.
“ VT ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xơng vơ”
- Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp,thật oai hùng. Bọn cướp “bốn
phía bủa vây bịt bùng” nhưng Vân Tiên không chút nao núng:
Vân Tiên tả đột hữu xơng,
Khác nào Triệu Tử phá vịng Đương Dang.
-> Khơng tả tỉ mỉ trận chiến, chỉ bằng mấy dòng thơ ngắn gọn mà đặc sắc cùng nghệ thuật
so sánh, tác giả đã làm nổi bật một dũng tướng đánh nhanh, kín võ, sánh ngang Triệu Tử
Long thời Tam Quốc trong trận phá vòng vây quân Tào bảo vệ ấu chúa. Sức mạnh của

16


chàng là kết tinh sức mạnh của nhân dân , của điều thiện nên nó vơ địch:
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
-> Lời thơ chân chất, mộc mạc song hồn thơ thì chan chứa dạt dào. Nó nêu bật một chân lý:
kẻ bất nhân độc ác thì thảm bại, người anh hùng làm việc nghĩa tất yếu sẽ chiến thắng. Vân
Tiên đã chiến thắng bởi sức mạnh của nhân nghĩa, của lẽ phải, sức mạnh của tình u
thương và lịng dũng cảm kiên cường. Chàng chính là hiện thân của người anh hùng thượng
võ, sẵn sàng cứu khốn phò nguy, dám bênh vực kẻ yếu, tiêu diệt mọi thế lực bạo tàn.
b. Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga:
- Cách cư xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con
người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài cũng rất từ tâm nhân hậu.
- Thấy hai cơ gái cịn chưa hết sợ hãi, Vân Tiên “động lịng” thương xót,ân cần hỏi han,an
ủi họ:
Vân Tiên nghe nói động lịng
Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la.
- Khi nghe trong kiệu vọng ra tiếng nói muốn được tạ ơn, Vân Tiên vột gạt đi ngay:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.
=> Câu thơ này vừa chứa đựng sự câu nệ của lễ giáo phong kiến “nam nữ thụ thụ bất
thân”,vừa thể hiện suy nghĩ trong sáng của Vân Tiên: “Làm ơn há dễ trông người trả
ơn”. Chàng không muốn nhận những cái lạy tạ của hai cô gái và từ chối lời mời về thăm
nhà của Nguyệt Nga. Sau đó, chàng khơng nhận chiếc trâm vàng nàng tặng mà chỉ cùng
nàng xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vương vấn. Dường như đối với
Vân Tiên, làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Con người trọng nghĩa khinh tài ấy
không coi đó là cơng trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh

hùng hảo hán:
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trơng người trả ơn.
=> Với phẩm chất cao đẹp, Lục Vân Tiên đã trở thành một hình tượng lí tưởng để Nguyễn
Đình Chiểu gửi gắm vào đó niềm tin và ước vọng của mình.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
17


a. Phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga được tác giả thể hiện qua lời lẽ chân
thành mà nàng giãi bày với Lục Vân Tiên. Đó là lời lẽ của một tiểu thu khuê các, thùy mị,
nết na và có học thức:
- Cách xưng hơ của nàng vừa trân trọng, vừa khiêm nhường:
- Trình bày rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục
Vân Tiên, vừa thể hiện niềm cảm kích chân thành đối với ân nhân cứu mạng:
b. Nguyệt Nga là người chịu ơn. Lục Vân Tiên không chỉ cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc
đời trong trắng của nàng. Đối với người con gái, điều đó cịn quý hơn tính mạng:
=> Nhân vật Kiều Nguyệt Nga đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân,
những con người luôn đặt ân nghĩa lên hàng đầu, coi ân nghĩa là gốc rễ của đạo đức.
III. Kết bài.
- Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga là mẫu người “ Trung hiếu, nhân nghĩa, tiết hạnh”.
- Đoạn thơ có giá trị đạo lí cao, giáo dục người đời diệt ác, hướng thiện.
- Kể, tả sinh động lời văn mộc mạc, bình dị mang phong cách dân gian Nam Bộ.
Đề 4: Phân tích bài thơ “ Đồng chí” của chính Hữu.
Đề: Phân tích bài Đồng chí để chứng tỏ bài thơ đã diến tả sâu sắc tình đồng chí cao q
của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp.
1- Mở bài:
- Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đồn Thủ
đơ, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội
trong chiến dịch Việt Bắc.

- Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)
2- Thân bài:
a) Nguồn gốc cao quý của tình đồng chí:
+ Xuất thân nghèo khổ: nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá.
+ Chung lí tưởng chiển đấu: súng bên súng, đầu sát bên đầu.
+ Từ xa cách, họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn: đơi người xa lạ, chẳng quen
nhau, đêm rét chung chăn: đôi tri kỉ.
+ Kết thúc đoạn là dịng thơ chỉ có một từ: đồng chí(một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm
xúc).
b) Tình đồng chí trong cuộc sónh gian lao:
+ Họ cảm thơng, chia sẻ tâm tư, nỗi nhở quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo
neo( ruộng nương..gửi bạn, gian nhà không...lung lay), từ mặc kệ chỉ là cách nói, cịn tình

18


phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của cao dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ
thắm thiết.
+ Cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rét rưng hiểm nguy hiểm:những
chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tơi vói anh biết từng cơn ớn lạnh) ; từng cặp
thơ sóng đơi như hai đồng chí : áo anh rách vai / quần tơi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt
giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay).
+ Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu thương nhau nắm lấy bàn tay ( tình đồng chí
truyền hơi ấm, vượt qua bao gian lao , bệnh tật).
- Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc:
+ Cảnh chờ giặc căng thẳng căng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
+ Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ : chơ giặc.
+ Cuối đoạn mà cũng là cuối bài, cam xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp: Đầu súng
trăng treo ( như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao q nhất của tình đồng
chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thân chiến sĩ vừa

là tâm hồn thi sĩ,...).
c- Kết bài:
+ Đề tài dễ khơ han được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai
thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ viết về
người lính thời đó.
+Viết về bộ đội mà khơng tiếng súng, nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người
lính vẫn cao cả, hào hùng.
Đề 5: Em hãy phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật.
Gợi ý
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phm.
+ Ông là gơng mặt tiêu biểu của các thế hệ nhà thơ trẻ trởng
thành trong cuộc kháng chiến chống MÜ.
+ Thơ ông thể hiện một giong thơ: sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh, tnh
nghịch mà đặc sắc.
- Khái quát nội dung của tác phẩm.( Tác giả ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng
cảm, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm; niềm vui trẻ trung, sơi nổi cùng quyết tâm chiến
đấu vì miền Nam của các chiến sỹ lái xe Trường Sơn.)
II. Thân bài:
19


1. Nhan đề bài thơ:
- Hai chữ Bài thơ nói lên cách khai thác hiện thực - (Không phải chỉ viết về những chiếc xe
khơng kính, hay chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu khai thác) chất
thơ vút lên từ hiện thực, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của
chiến tranh.
2. Hình ảnh những chiếc xe khơng kính:
- " Khơng có kính… kính vỡ đi rồi"
- Thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo, nổi bật trong bài thơ - Những chiếc xe khơng kính

vẫn băng băng ra chiến trường.
→ Chiếc xe khơng kính là h/ả có thực, thực đến trần trụi, tg giải thích nguyên nhân cũng rất
thực: “ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Xe khơng có kính vì kính đã bị vỡ do sức ép,
sức rung của bom.
- Hai câu thơ rất gần với văn xuôi, giọng điệu tinh nghịch, vui đùa pha chút ngang tàng biểu
lộ thái độ bình thản, chấp nhận gian khó.
- “Xe khơng kính, khơng đèn, khơng mui, thùng có xước...”
-> Chiến tranh cịn làm cho chiếc xe biến dạng thêm.
=> Hình ảnh xe khơng kính vốn khơng hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy
cảm, rất lính của tác giả mới cảm nhận được vẻ khác lạ của nó, khiến nó trở thành hình
tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ.
Hơn thế nữa tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang,
dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh.
3. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe: Hiện lên với những phẩm chất cao đẹp.
a. Đẹp ở tư thế ung dung mà hiên ngang, khí phách:
+ “Ung dung...
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
-> Điệp từ “nhìn” thể hiện niềm sảng khoái bất tận, tư thế hiên ngang sẵn sàng vượt qua
mọi khó khăn, thử thách.
+ Cảm giác của người lính khi lái chiếc xe khơng kính:
“Nhìn thấy gió...
...Như sa như ùa vào buồng lái”
-> Diễn tả về tốc độ chiếc xe đang lao nhanh với cảm giác mạnh, đột ngột (bởi xe khơng
có kính chắn gió) nhưng vơ cùng lãng mạn (khiến người đọc hình dung được rõ ràng
những ấn tượng, cảm giác như chính mình đang ngồi trên chiếc xe khơng kính đó).
20


b. Đẹp ở thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy:
“ Khơng có kính, ừ thì có bụi, ướt áo

...Chưa cần rửa,
Chưa cần thay...
-> Giọng điệu ngang tàng, nghịch ngợm.
-> Cấu trúc lặp: ừ thì, chưa cần
→ Dường như mọi gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh không mảy may ảnh hưởng đến
tinh thần của họ- trái lại- họ xem là một dịp thử sức mạnh và ý chí mình. Bất chấp gian khổ
khó khăn để vượt lên hồn thành nhiệm vụ.
c. Đẹp ở tinh thần sơi nổi, vui nhộn, lạc quan của những người lính:
+“ Gặp bè bạn...Võng mắc chông chênh”
-> Sẵn sàng thân ái, chia sẻ gian nguy, tâm hồn cởi mở.
+...“Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
-> Câu thơ với năm thanh bằng và điệp ngữ lại đi tạo âm điệu thanh thản, nhẹ nhàng. Hình
ảnh bầu trời xanh phơi phới một niềm lạc quan, yêu đời.
Khẳng định khó khăn, gian khổ ngày càng tăng nhưng nhiệm vụ đánh giặc vẫn là trên hết.
Khơng có khó khăn nào, kẻ thù nào cản nổi xe ta đi. Đơn giản vì trong xe có một trái tim
của người chiến sĩ lái xe anh hùng.
d, Ý chí lịng u nước :
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.
Chỉ cần trong xe có một trái tim
=> Cách kết thúc bài thơ rất bất ngờ nhưng cũng rất giàu sức thể hiện: mặc cho bom rơi,
đạn nổ, mặc cho gió, mưa quất thẳng vào buồng lái, mặc cho muôn vàn thiếu thốn, hiểm
nguy, những chiếc xe vẫn chạy, “chỉ cần trong xe có một trái tim”. Đó là trái tim yêu
nước,mang lý tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước.
Hình ảnh người chiến sĩ lái xe gắn liền với sự hy sinh gian khổ của những cô gái thanh niên
xung phong.
c. Kết bài:
-“Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” đã khắc hoạ hình ảnh các chiến sỹ lái xe Trường
Sơn bằng tình cảm yêu mến và lòng cảm phục chân thành.


21


- Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên và giàu cảm xúc. Tác giả đã phát hiện và ca ngợi phẩm
chất anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh giữ nước đau thương mà
oanh liệt vừa qua.
Đề 6: Cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của
Nguyễn Quang Sáng.
I) Mở bài:
- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Quang Sáng và truyền ngắn “ Chiếc lược ngà”
- GIới thiệu nhân vật bé Thu có tình u thương cha sâu sắ, cảm động.
II. Thân bài:
Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu - nhân vật chính của đoạn trích “Chiếc
lược ngà’’ một cơ bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh nhưng u thương ba sâu
sắc.
- Khái quát được cảnh ngộ của gia đình bé Thu, đất nước có chiến tranh, cha đi cơng tác
khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần gặp ba được ba chăm sóc u thương,
tình u Thu dành cho ba chỉ gửi trong tấm ảnh ba chụp chung cùng má.
- Diễn biến tâm lý của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là cha:
+ Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu, trước những hành động vội vã thái độ xúc
động, nơn nóng của cha…Thu ngạc nhiên lạ lùng, sợ hãi và bỏ chạy….những hành động
chứa đựng sự lảng tránh đó lại hồn tồn phù hợp với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của
Thu anh Sáu là người đàn ơng lạ lại có vết thẹo trên mặt giần giật dễ sợ.
+ Trong hai ngày sau đó Thu hồn tồn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu thương
của cha, nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những cảnh huống mời ba vào ăn
cơm, xử lí nồi cơm sơi, và thái độ hất tung cái trứng cá trong bữa cơm…Từ cự tuyệt nó đã
phản ứng mạnh mẽ….nó căm ghét cao độ người đàn ơng măt thẹo kia, nó tức giận, và khi
bị đánh nó đã bỏ đi một cách bất cần…. đó là phản ứng tâm lí hồn tồn tự nhiên của một
đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ… Hành động tưởng như vơ lễ đáng trách của Thu lại hồn tồn
khơng đáng trách mà còn đáng thương, bởi em còn quá nhỏ chưa hiểu được những tình thế

khắc nghiệt éo le của đời sống. Đằng sau những hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương
ba, sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba.
- Diễn biến tâm lý của Thu khi nhận ba:
+ Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, không ương bướng mà buồn rầu nghĩ ngợi
sâu xa, ánh mắt cử chỉ hành động của bé Thu như thể hiện sự ân hận, sự nuối tiếc, muốn
nhận ba nhưng e ngại vì đã làm ba giận.
22


+ Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu nói “Thơi ba đi
nghe con”. Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng Ba trong những hành động vội vã:
Chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên, hơn ba nó cùng khắp, trong lời ước nguyện mua
cây lược, tiếng khóc nức nở…Đó là cuộc hội ngộ chia tay đầy xúc động, thiêng liêng đã tác
động sâu sắc đến bác Ba, mọi người …
- Khẳng định lại vấn đề: Ngòi bút miêu tả tâm lý khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế thể
hiện được ở bé Thu một cô bé hồn nhiên ngây thơ, mạnh mẽ cứng cỏi yêu ghét rạch ròi.
Trong sự đối lập của hành động thái độ trước và sau khi nhân ba lại là sự nhất quán về tính
cách về tình u thương ba sâu sắc.
- Những năm tháng sống gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, trái tim nhạy cảm, nhân hậu,
am hiểu tâm lý của trẻ thơ đã giúp tác giả xây dựng thành công nhân vật bé Thu.
- Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh, trân trọng tình cảm gia
đình trong cuộc sống hôm nay.
III. Kết bài:
- Nhân vật bé Thu có một cuộc đời và vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn tiêu biểu cho thiếu
nhi miền Nam thời chống Mĩ
- Những cử chỉ hồn nhiên, chân thật, xúc động, thắm tình cha con ấy đã góp phần khẳng
định tình cha con là thiêng liêng cao đẹp, nhất là trong hồn cảnh chiến tranh khốc liệt , vì
thế nó càng có giá trị nhân văn sâu sắc.
Đề 7 :
Hãy phân tích nhân vật ơng Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang

Sáng (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một – NXB Giáo dục) để thấy được tình cảm
sâu nặng mà người cha dành cho con.
Gợi ý:
I. Mở bài:
- Là nhà văn Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng am hiểu và gắn bó với mảnh đất Thành đồng
cùng những người con gái trung kiên trên mảnh đất ấy. Truyện của ông hầu như chỉ viết về
cuộc sống con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình.
- Sáng tác năm 1966, trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt,
“Chiếc lược ngà” ngợi ca tình cha con, tình đồng chí của những người cán bộ Cách mạng –
cũng là tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Nhân vật ông Sáu trong truyện đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng– người cha yêu
thương con sâu nặng.
23


II.Thân bài:
1. Tình cảm của ơng Sáu với con trong những ngày ông được nghỉ phép:
+ Sau tám năm xa cách, khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông vồ vập đến với con (…).
+ Những ngày nghỉ phép, ông tìm mọi cách để gần con, q nóng ruột, khơng kìm được
mình, ơng đánh con (…). Giây phút chia tay, được nghe con gọi “ba”, ông sung sướng, xúc
động nghẹn ngào khơng cầm được nước mắt (…).
2. Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của
truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ:
+ Ơng ln day dứt, ân hận đã đánh con khi nóng giận. Lời dặn của con lúc chia tay: “Ba
về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc
lược ngà dành cho con.
+ Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi dành hết tâm lực vào việc
làm cây lược (“Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công
như người thợ bạc”, “Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng,
tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”). Chiếc lược ngà đã thành một vật

q giá, thiêng liêng với ơng Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình
cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha với đứa con xa cách.
+ Bị thương nặng trong một trận càn của địch, trước khi nhắm mắt, ông cố sức lấy chiếc
lược, nhờ đồng đội trao lại cho con gái (“Trong giờ phút cuối cùng, khơng cịn đủ sức trăng
trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi,
móc cây lược, đưa cho tơi và nhìn tơi một hồi lâu”). Đến phút cuối của cuộc đời, người cha
ấy vẫn chỉ nghĩ đến con, dành trọn vẹn tình cảm cho con.Þ Như vậy thường trực, đau đáu
trong cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, hành động, cử chỉ của ông Sáu từ khi được gặp con đến
khi vĩnh biệt cuộc đời là hình ảnh đứa con yêu dấu.
3. Đánh giá chung:
+ Bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng
thành công nhân vật ông Sáu. Tác giả để nhân vật này hiện lên qua lời kể mộc mạc, chân
thật của người kể chuyện là ông Ba (bạn thân của ông Sáu); đặt nhân vật vào tình huống bất
ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí; miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật sâu sắc; sáng tạo hình ảnh
chiếc lược ngà mang nhiều ý nghĩa.
+ Nhân vật ơng Sáu đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng chủ đề của truyện. Qua nhân vật
này, nhà văn đã khẳng định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu
24


sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên sự huỷ diệt tàn bạo của
chiến tranh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
III. Kết bài:
- Hình ảnh ơng Sáu – người chiến sĩ Cách mạng, người cha trong truyện “Chiếc lược ngà”
đã để lại bao thổn thức trong lịng người đọc về tình phụ tử sâu sắc.
- Ơng là hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập dân
tộc, thống nhất đất nước.
Đề 8: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa
của Nguyễn Thành Long.
a. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

+ Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Ơng là cây bút chun viết truyện ngắn và kí. Ơng là một cây bút cần mẫn và nghiêm
túc trong lao động nghệ thuật, lại rất coi trọng thâm nhập thực tế đời sống. Sáng tác của
Nguyễn Thành Long hầu như chỉ viết về những vẻ đẹp bình dị của con người và thiên nhiên
đất nước.
+ Tác phẩm:
Truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm
1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.
+ Cảm nhận chung của em về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
b. Thân bài:
- Truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” viết về những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lí
tưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ khoa học mà
nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó.
- Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy tự nguyện rời nơi phồn hoa đô hội lên
công tác ở đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt, vất vả
nhưng bằng lịng u nghề, tình u cuộc sống đã khiến anh quyết định gắn bó với cơng
việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
- Khó khăn nhất mà anh phải vượt qua chính là sự cơ đơn lạnh lẽo đến mức “thèm
người” và được bác lái xe mệnh danh là “người cơ độc nhất thế gian”.
- Ngồi là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên cịn có một tâm hồn trong sáng,
u đời, u cuộc sống.
- Có niềm vui đọc sách, trồng rau, trồng hoa, nuôi gà cải thiện cuộc sống. Biết sắp xếp
công việc, cuộc sống một cách ngăn nắp, chủ động.
- Ở anh thanh niên cịn tốt lên bản tính chân thành, khiêm tốn, cởi mở, hiếu khách, ln
biết sống vì mọi người.
- Qua lời kể của anh thanh niên, ông kĩ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào, anh kĩ sư lập
bản đồ chống sét… đều là những người sống thầm lặng trên mảnh đất SaPa mà lao động
cần mẫn, say mê qn mình vì cơng việc.
- Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ. Tạo nên sự

hấp dẫn, tị mị tìm hiểu của người đọc. Ơng họa sĩ là nhân vật hóa thân của nhà văn - người
25


×