CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CỦA BÁN HÀNG.
1. Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Bán hàng là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị hàng hoá, dịch vụ. Hàng
được đem đi bán có thể là hàng hoá hay các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Bán hàng là kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với
thị trường. Đảm bảo hoạt động sản xuất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được diễn ra liên tục và nhằm mục đích đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội.
Bán hàng là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh và đó là chỉ tiêu quan
trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi vì có xác định được doanh thu bán hàng thì
mới có thể bù đắp được mọi chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh mà vẫn thu
được lợi nhuận tối đa và giữ được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường đầy cạnh
tranh.
Như vậy, bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình lưu chuyển hàng hoá
trong các doanh nghiệp. Là việc chuyển quyền sở hữu của hàng hoá, dịch vụ cho
khách hàng, nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền thu tiền từ khách hàng. Qúa
trình bán hàng là việc chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang
hình thái tiền tệ.
2.Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tiến hành sản xuất kinh doanh
đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Việc tổ chức tốt công tác kế toán
bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh có vai trò rất lớn đối với việc
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp tạo điều kiện để sản xuất phát triển, hạn chế được
sự thất thoát thành phẩm, phát hiện những mặt hàng tiêu thụ chậm, ưu tiên sản xuất
những mặt hàng tiêu thụ nhanh đem lại lợi nhuận cao. Từ đó đẩy nhanh quá trình
tuần hoàn vốn của doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện được quá trình tái sản xuất mở
rộng.
Từ những số liệu mà kế toán bán hàng cung cấp, doanh nghiệp có thể nắm
bắt và đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, giá thành tiêu thụ và
lợi nhuận, phát hiện kịp thời những thiếu sót mất cân đối trong từng khâu, từ đó có
biện pháp khắc phục kịp thời.
Từ số liệu báo cáo tài chính do kế toán bán hàng cung cấp, nhà nước có thể
nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của từng doanh
nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ đó thực hiện chức năng quản lý
và kiểm soát vĩ mô nền kinh tế. Đồng thời nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát việc
chấp hành luật pháp về kinh tế tài chính và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Đối với bạn hàng, qua số liệu kế toán bán hàng cung cấp, họ có thể biết được
khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, biết được
doanh nghiệp đó làm ăn tốt hay xấu... từ đó có những quyết định cho vay hay quyết
định đầu tư một cách hợp lý.
Như vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả sản
xuất kinh doanh giúp cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường, mở rộng quan hệ bạn hàng... giúp cho doanh nghiệp đẩy
nhanh quá trình tiêu thụ, nhanh chóng thu hồi được vốn, thực hiện tốt nghĩa vụ đối
với Nhà nước... Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể thực hiện được tái sản xuất mở
rộng và bắt đầu một chu kỳ sản xuất mới đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát
triển.
3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Hàng hoá của doanh nghiệp gồm nhiều chủng loại, nhiều mặt hàng nên yêu
cầu quản lí về mặt kế toán không giống nhau. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý
quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng, kế toán bán hàng có nhiệm vụ
sau:
- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời về tình hình lưu chuyển của hàng hoá ở
doanh nghiệp về mặt giá trị và hiện vật. Tính toán phản ánh đúng giá trị vốn hàng
nhập kho và trị giá vốn của hàng tiêu thụ.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hoá về quá
trình mua hàng, bán hàng. Xác định đúng kết quả kinh doanh hàng hoá, đồng thời
chấp hành đúng chế độ tài chính về chứng từ sổ sách nhập xuất kho và bán hàng
hoá, tính thuế. Cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin cần thiết về hàng hoá kịp
thời phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Theo dõi tình hình tồn kho hàng hoá giảm giá hàng hoá tổ chức kiểm kê hàng hoá
theo đúng quy định, báo cáo kịp thời hàng tồn kho.
- Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán ra
và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng
và các khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng.
- Lập và báo cáo kết quả kinh doanh đúng chế độ, kịp thời cung cấp các thông tin
kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, đồng thời định kỳ tiến hành phân tích
hoạt động tiêu thụ và xác định kết quả.
II. KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG.
1. Kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giản doanh thu.
1.1. Kế toán doanh thu bán hàng
1.1 .1. Khái niệm doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được về số hàng
hoá dịch vụ đã tiêu thụ hoặc thực hiện cho khách hàng theo giá thoả thuận.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được quy định như sau:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền
bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ chưa có thuế GTGT, bao gồm cả khoản phụ thu và
phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp hoặc không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền bán hàng tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả phụ thu
và chi phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở sản xuất kinh doanh được
hưởng (tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế)
- Đối với hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc
thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán
bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu.
1.1.2. Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng
Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về
hàng hoá, dịch vụ từ người bán hàng sang người mua, nói cách khác, thời điểm ghi
nhận doanh thu là thời điểm người mua trả tiền cho người bán hay người mua chấp
nhận thanh toán số hàng hoá, dịch vụ….mà người bán đã chuyển giao.
Theo chuẩn mực kế toán Việt nam số 14 doanh thu bán hàng hoá được ghi
nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu hàng hoá của người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu
hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng.
- Xác định được chi phí phát sinh liên quan đến giao dịch bán hàng.
1.1.3. Tài khoản sử dụng
Để phản ánh doanh thu bán hàng trong kỳ kế toán sử dụng tài khoản sau:
+ TK511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, có 5 tài khoản cấp 2
+ TK 511(1) “ Doanh thu bán hàng hoá”: Phản ánh doanh thu và doanh thu
thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của
doanh nghiệp.
+ TK 511(2) “ Doanh thu bán các thành phẩm”: Phản ánh doanh thu thuần của
khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh
nghiệp.
+ TK 511(3) “Doanh thu cung cấp dịch vụ”: Phản ánh doanh thu và doanh thu
thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho dịch vụ khách hàng
và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán.
+ TK 511(4) “ Doanh thu trợ cấp, trợ giá”: Dựng để phản ánh các khoản thu
từ trợ cấp, trợ giá của nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp
hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước.
+ TK 511(7) “ Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”
1.1.4. Chứng từ kế toán sử dụng.
- Hoá đơn bán hàng (hoá đơn GTGT)
- Hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho
- Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ
- Phiếu thu tiền mặt, giấy báo có
1.1.5. Phương pháp xác định doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng =
Khối lượng hàng hoỏ
Tiêu thụ
x
Giá bán đơn vị hàng hoá
dịch vụ được coi là tiêu
thụ
Doanh thu thuần về bán
hàng
= Doanh thu bán hàng -
Các khoản giảm trừ
doanh thu