Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên Cứu Và Đề Xuất Phương Pháp Đánh Giá Nhanh Tính Kết Nối Sinh Thái Của Các Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới Tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.92 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH </b>


<b>TÍNH KẾT NỐI SINH THÁI CỦA CÁC KHU DỰ TRỮ </b>



<b>SINH QUYỂN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM</b>



<b>Nguyễn Hồng Trí </b>


<i>Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Mơi trường, </i>
<i>Trường Đại học Sư phạm Hà Nội </i>


<b>Tóm tắt </b>


<i>Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu và đề xuất một phương pháp đánh giá nhanh </i>
<i>được thực hiện trên 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thực tế </i>
<i>quản lý các khu dự trữ sinh quyển, nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học. </i>
<i>Phương pháp đánh giá nhanh tính kết nối sinh thái (Ecological Connectivity) dựa trên sự </i>
<i>lựa chọn và cho điểm các nhân tố điều kiện môi trường sống, bao gồm: diện tích, sự có </i>
<i>mặt của con người, đa dạng sinh học, nhu cầu kết nối, dạng kết nối, phân tầng thực vật và </i>
<i>thực vật bản địa. Để dễ dàng cho việc so sánh, đánh giá giữa các khu dự trữ sinh quyển, </i>
<i>mỗi nhân tố được cho điểm từ thấp nhất (1) đến cao nhất (8) theo thang 1-8. Hiệu quả tính </i>
<i>kết nối của mỗi khu vực được xác định bằng tổng số điểm của mỗi khu vực. Kết quả nghiên </i>
<i>cứu cho thấy, hiệu quả kết nối sinh thái được thể hiện cao nhất tại Khu Dự trữ Sinh quyển </i>
<i>Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai. Khi tính kết nối sinh thái được đảm bảo, thì mơi trường sống </i>
<i>được duy trì và đa dạng sinh học được bảo tồn. Việc kết nối giữa 3 vùng lõi (Vườn Quốc </i>
<i>gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai và Khu Bảo tồn Đất ngập </i>
<i>nước Nội địa Trị An) với đa dạng môi trường sống và cảnh quan, đã mang lại khả năng </i>
<i>duy trì đa dạng sinh học cao của vùng sinh quyển rộng lớn này. Mặc dù có tổng số điểm </i>
<i>thấp nhất (15), Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ vẫn thể hiện sự cần thiết và hiệu quả của </i>
<i>tính kết nối sinh thái, đặc biệt là sự kết nối giữa vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp. </i>
<i>Như vậy, kết quả nghiên cứu đã mang lại giá trị so sánh giữa các khu dự trữ sinh quyển </i>
<i>trong việc phân vùng chức năng để duy trì tính kết nối sinh thái. Các nhà quản lý có thể </i>


<i>dựa vào kết quả này để thấy rõ những thách thức và khó khăn cũng như ưu thế của khu vực </i>
<i>mình để có thể thiết kế những kế hoạch quản lý cho phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp </i>
<i>đánh giá nhanh cũng thể hiện những bất cập do hạn chế về đo đạc và phụ thuộc nhiều vào </i>
<i>trọng số, nên kết quả chỉ mang tính tham khảo, cần nhiều số liệu thực địa để bổ sung, điều </i>
<i>chỉnh và hoàn thiện. </i>


<b>1. MỞ ĐẦU </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

học (Damschen và nnk., 2006; Fagan và Calabrese, 2006). Ở nhiều nước cũng như ở nước ta,
toàn bộ cảnh quan đã bị thay đổi hoặc biến dạng phù hợp với những mục đích của con người,
điều này gây sức ép ghê gớm lên đa dạng sinh học. Môi trường sống của các loài sinh vật bị phân
mảnh, mất tính kết nối (Rouget và nnk., 2006; Schumaker, 1996). Đây là nguyên nhân quan
trọng nhất làm suy giảm đa dạng sinh học do các loài sinh vật mất đi khả năng phát tán, khu
phân bố bị thu hẹp hoặc phân rã, tập tính lồi bị thay đổi, giao lưu và sinh sản, tăng giao phối cận
huyết, gây xói mịn đa dạng di truyền… Khu dự trữ sinh quyển ra đời do Tổ chức UNESCO đề
xướng và cơng nhận có 3 chức năng cơ bản: bảo tồn, phát triển và hỗ trợ, được thực hiện dựa
trên q trình kế hoạch hóa cảnh quan, trong đó sự kết nối sinh thái được thể hiện trong phân
vùng chức năng khu dự trữ sinh quyển. Hầu hết các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đều
được thiết kế dựa trên cách tiếp cận mới SLIQ (Tư duy hệ thống, Kế hoạch hóa cảnh quan, Điều
phối liên ngành, Kinh tế chất lượng). Tuy nhiên, do điều kiện và hoàn cảnh của từng địa phương,
sự phân vùng chức năng của khu sinh quyển vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cao nhất cho
bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là sự đảm bảo tính kết nối sinh thái - nhân tố quan trọng nhất
trong việc duy trì đa dạng sinh học. Đánh giá tính kết nối sinh thái của khu dự trữ sinh quyển dựa
trên phương pháp đánh giá nhanh sẽ tạo ra một cơ sở phương pháp luận trong việc áp dụng tư
duy hệ thống vào trong quy hoạch hóa cảnh quan nói riêng và xây dựng kế hoạch hóa tổng thể
cho khu dự trữ sinh quyển nói chung (UNESCO, 1995; 2002). Kết quả nghiên cứu sẽ khẳng định
tầm quan trọng và sự cần thiết phải duy trì tính kết nối sinh thái, tạo nên mơi trường sống thích
hợp cho các lồi sinh vật và duy trì đa dạng sinh học một cách bền vững. Đây cũng là những cứ
liệu quan trọng và hết sức cần thiết giúp cho các nhà quản lý xây dựng mới kế hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học, cũng như điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch bảo tồn đã có trong sự nghiệp


phát triển bền vững của địa phương cũng như của đất nước.


<b>2. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


Địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam (Hình 2.1), bao
gồm các Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ, Đồng Nai, Châu thổ Sông Hồng, Cát Bà, Kiên Giang,
Tây Nghệ An, Cù Lao Chàm và Mũi Cà Mau.


<b>Phương pháp nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>Hình 2.1. Vị trí các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam </b></i>
<b>3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN </b>


<b>3.1. Phương pháp đánh giá nhanh tính kết nối sinh thái và việc lựa chọn các tiêu chí đánh </b>
<b>giá </b>


Việc đề xuất phương pháp đánh giá nhanh tính kết nối sinh thái dựa trên cơ sở lý thuyết tư duy
hệ thống và những nguyên lý cơ bản trong sinh thái học hệ thống. Nếu mỗi hệ sinh thái là một hệ
thống, thì các yếu tố trong đó bao gồm cả những yếu tố sống và không sống đều là các thành
phần của hệ thống. Các thành phần này luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên chức năng
và các dịch vụ hệ sinh thái. Khi cảnh quan, các hệ sinh thái bị chia cắt để thỏa mãn các nhu cầu
của con người như đường sá, nông nghiệp, cơng nghiệp… thì hệ sinh thái bị đảo lộn. Tình trạng
phân mảnh, cơ lập này ngăn cản những hoạt động tự nhiên, vốn có của các lồi sinh vật, đặc biệt
là các quá trình phát tán quả, hạt, thụ phấn của thực vật, sự vận động, kiếm ăn, di cư, giao phối,
sinh sản của động vật. Chúng tác động trực tiếp, gây trở ngại cho khu phân bố, quá trình lai xa bị
ngăn trở, lai cận huyết gia tăng, làm đa dạng di truyền bị xói mịn. Đó là những ngun nhân cơ
bản gây suy giảm đa dạng sinh học. Để đảm bảo tính kết nối sinh thái, việc lựa chọn các tiêu chí
cơ bản của môi trường sống được dựa trên cả về cơ sở lý luận và thực tiễn. Các tiêu chí cụ thể
như sau:



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>+ Sự có mặt của con người: Sự có mặt của con người bao gồm cả những hoạt động và ngay cả </i>
khơng có hoạt động nào cũng đều ảnh hưởng tới các loài sinh vật, đặc biệt là động vật. Sự có mặt
của con người làm thay đổi tập tính kiếm ăn, giao phối, sinh sản của hầu hết các lồi, đặc biệt là
sâu bọ, lưỡng cư, bị sát, chim và thú. Điều này ảnh hướng tới đa dạng sinh học của một khu vực
cụ thể.


<i>+ Đa dạng sinh học: Chỉ tiêu này dựa vào số liệu điều tra của các nhà khoa học, tri thức bản địa </i>
của người dân và kế hoạch bảo tồn, phát triển kinh tế-xã hội của các cấp chính quyền.


<i>+ Nhu cầu kết nối: Nhu cầu kết nối đạt mức cần thiết cao nhất là sự kết nối của các khu bảo vệ, </i>
vườn quốc gia riêng rẽ, sau đó là sự kết nối giữa vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
<i>+ Dạng kết nối: Dạng kết nối được thể hiện theo kiểu hành lang nối kết giữa các vùng lõi tách </i>
biệt hoặc theo các tuyến kiếm ăn, di chuyển, di cư của một số loài sinh vật chủ yếu. Dạng kết nối
theo kiểu mở rộng vòng đồng tâm từ vùng lõi ra các vùng ngoại vi (vùng đệm và vùng chuyển
tiếp) tạo điều kiện cho việc duy trì và mở rộng khu phân bố của các loài sinh vật.


<i>+ Phân tầng thực vật: Sự phân tầng của lớp phủ thực vật tạo điều kiện cho đa dạng ổ sinh thái </i>
duy trì đa dạng sinh học cao. Sự phân tầng cũng hỗ trợ duy trì nguồn gen tái tạo lại môi trường
sống sau khi bị đảo lộn bởi các nhân tố thiên tai và nhân tai.


<i>+ Thực vật bản địa: Thực vật bản địa duy trì đa dạng sinh học do q trình thích nghi lâu đời </i>
của các lồi sinh vật với mơi trường sống. Điều này lý giải sự duy trì những cánh rừng nguyên
sinh sẽ nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học cao gấp nhiều lần so với việc trồng mới và
du nhập các loài ngoại lai.


Ngồi các tiêu chí cơ bản trên, phương pháp đánh giá nhanh phụ thuộc rất nhiều vào cách nhìn
chủ quan của người đánh giá. Điều này tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu
sắc vấn đề. Đây là phương pháp ‘chi phí, hiệu quả’ nên ít tốn kém và kết quả thu được trong một
thời gian ngắn. Dưới đây là kết quả nghiên cứu thu được:



<i>Kết quả đánh giá: Kết quả đánh giá tính kết nối sinh thái ở 8 khu dự trữ sinh quyển được tóm tắt </i>


trong Bảng 3.1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>Bảng 3.1. Các tiêu chí mơi trường sống và trọng số đánh giá tính kết nối sinh thái </b></i>


<i>của 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam </i>


<b>Khu </b>
<b>DTSQ </b>
<b>Diện </b>
<b>tích </b>
<b>Có mặt </b>
<b>của con </b>
<b>người </b>
<b>Đa dạng </b>
<b>sinh học </b>
<b>Nhu </b>
<b>cầu kết </b>
<b>nối </b>
<b>Dạng </b>
<b>kết nối </b>
<b>Phân </b>
<b>tầng </b>
<b>thực vật </b>
<b>Thực </b>
<b>vật bản </b>
<b>địa </b>
<b>Tổng </b>
<b>số </b>



Cần Giờ 1 6 4 1 1 1 1 15


Đồng Nai 6 7 8 6 8 8 8 51


CT sông
Hồng


2 1 3 7 3 3 3 22


Cát Bà 4 8 6 8 6 6 6 44


Kiên
Giang


8 2 5 5 5 5 5 35


Tây Nghệ
An


7 5 7 4 7 7 7 44


Cù Lao
Chàm


3 4 2 2 2 2 2 17


Mũi Cà
Mau



5 3 1 3 4 4 4 24


<i>Nguồn: Khảo sát đánh giá nhanh EC, 2010-2012. </i>


Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà và Tây Nghệ An đều đạt 44 điểm, đứng thứ 2 sau Đồng Nai. Tính
kết nối sinh thái ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà được thể hiện qua sự liên tục giữa hai vùng lõi.
Thực chất hai quần thể Voọc - loài quý hiếm bị chia cắt sau khi thành lập Vườn Quốc gia đã ảnh
hưởng tới hiệu quả sinh sản của loài. Việc kết nối mang lại mơi trường sống, nơi tìm kiếm giao
phối và sinh sản giữa 2 quần thể loài, hiệu quả là chỉ trong một thời gian ngắn, 5 cá thể Voọc con
đã ra đời, hiệu quả bảo tồn đã có kết quả trơng thấy. Sự kết nối sinh thái được thể hiện ở Khu Dự
trữ Sinh quyển Tây Nghệ An được thể hiện bằng hành lang kết nối 3 vùng lõi: Vườn Quốc gia
Pù Mát, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt và Pù Huống. Sự kết nối đã mang lại mơi trường sống
cho nhiều lồi sâu bọ, chim và đặc biệt là loài Dê sừng dài có nguy cơ tuyệt chủng. Mặc dù chỉ
được đánh giá có 15 điểm, Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ vẫn thể hiện tính kết nối thơng qua
việc duy trì mơi trường sống cho bảo tồn đa dạng sinh học. Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển
rộng nhất, tính kết nối được thể hiện trên toàn bộ khu dự trữ sinh quyển và số điểm đánh giá đạt
35 điểm. Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm đạt 17 điểm và Mũi Cà Mau chỉ đạt 24 điểm.
Điều này cũng khơng có nghĩa là các khu dự trữ sinh quyển này không thể hiện được tính kết
nối. Số điểm chỉ thể hiện được mức độ so sánh tính kết nối sinh thái trong 8 khu dự trữ sinh
quyển với nhau mà thôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

số còn thể hiện quan điểm chủ quan của người đánh giá, nên các kết quả chưa được thể hiện chi
tiết bằng các số liệu đo đạc thực địa, mang tính thuyết phục cao.


<b>4. KẾT LUẬN </b>


Tính kết nối sinh thái là khái niệm không mới, nhưng rất quan trọng và thường bị bỏ qua trong
các nghiên cứu sinh học bảo tồn và sinh thái học hệ thống. Một nguyên nhân quan trọng vì đây là
khái niệm khá phức tạp, nên việc đánh giá rất khó khăn, đặc biệt trên thực địa. Việc áp dụng
phương pháp đánh giá nhanh dựa trên các chỉ tiêu môi trường sống đã và đang mang lại những


kết quả bước đầu trong việc đánh giá và giám sát tính kết nối trong các khu dự trữ sinh quyển nói
riêng và trong cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung. Phương pháp đánh giá nhanh cần
được bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện để có thể áp dụng trong các nghiên cứu sau này. Các khu
dự trữ sinh quyển khi thiết kế và phân vùng chức năng đã phải thể hiện tính kết nối sinh thái cao
nhất trong từng điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương (theo hướng dẫn của hồ sơ đề cử của
UNESCO). Tuy nhiên, việc đánh giá, giám sát và nâng cao hiệu quả của tính kết nối cũng là
những nhiệm vụ vơ cùng quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học, đóng
góp vào sự nghiệp bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững của đất nước.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Damschen E.I., N.M. Haddad, J.L. Orrock, J.J. Tewksbury and D.J. Levey, 2006. Corridors
Increase Plant Species Richness at Large Scales. Science, 313: pp. 1284-1286.


2. Fagan W.F. and J.M. Calabrese, 2006. Quantifying Connectivity: Balancing Metric
<i>Performance with Data Requirements. In: Crooks K. and M.A. Sanjayan (Eds.). </i>
Connectivity Conservation. Cambridge University Press, Cambridge, UK: pp. 297-317.
3. Rouget M., R.M. Cowling, A.T. Lombard, A.T. Knight and G.I.H. Kerley, 2006. Designing


Large-Scale Conservation Corridors for Pattern and Process. Conservation Biology, 20: pp.
549-561.


4. Schumaker N.H., 1996. Using Landscape Indices to Predict Habitat Connectivity. Ecology,
77: pp. 1210-1225.


5. UNESCO, 1995. Biosphere Reserves. The Seville Strategy and the Statutory Framework of
the World Network, UNESCO, Paris, France: 18 p.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Summary </b>



<b>THE RAPID ASSESSMENT OF ECOLOGICAL CONNECTIVELY OF </b>
<b>WORLD BIOSPHERE RESERVES IN VIETNAM </b>


<b>Nguyen Hoang Tri </b>


<i>Center for Environmental Research and Education, </i>
<i>Hanoi National University of Education </i>


</div>

<!--links-->

×