Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Xây dựng mô hình hệ thống thông tin quản lý thị trường lao động tại quận gò vấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

NGUYỄN THỊ MINH THI

XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG THƠNG TIN
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI QUẬN GỊ VẤP

Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Mã số: 60.34.48

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 11 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Bình

Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tài Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM

ngày 18 tháng 07 năm 2014

Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1 TS.Lê Thành Sách
2 TS.Lê Thanh Vân
3 TS.Nguyễn Chánh Thành
4 TS.Nguyễn Thanh Bình
5 TS.Nguyễn Tuấn Đăng
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Lê Thành Sách

TRƯỞNG KHOA
KHOA KHOA HỌC
VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Minh Thi

MSHV: 12321076


Ngày, tháng, năm sinh: 25/08/1987

Nơi sinh: Bình Thuận

Chun ngành: Hệ thống thơng tin quản lý

Mã số: 60.34.48

I. TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI QUẬN GỊ VẤP
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
- Tìm hiểu thực trạng quản lý thị trường lao động tại Quận Gị Vấp.
- Tìm hiểu ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào công tác quản lý thị trường lao
động.
- Xây dựng mơ hình quản lý thị trường lao động cho quận Gị Vấp.
- Xây dựng mơ hình hệ thống thơng tin thị trường lao động tại quận Gò Vấp.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/06/2013
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 22/11/2013
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THANH BÌNH
Nội dung và đề cương Luận văn đã được Hội đồng Chuyên ngành thông qua.
Tp. HCM, ngày 22 tháng 11 năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TRƯỞNG KHOA
KHOA KHOA HỌC
VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH

Nguyễn Thanh Bình



LỜI CẢM ƠN


Xun suốt q trình làm luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
quý Thầy cô trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, sự hỗ trợ tận tình của lãnh đạo
Phịng Lao động Thương Binh và Xã Hội Quận Gị Vấp, sự góp ý của Ban giám đốc
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, Tôi
trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc đến:
- Quý thầy cô Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã giảng dạy tận tình
và cung cấp những kiến thức chuyên ngành bổ ích cho tơi.
- TS. Nguyễn Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu,
thực hiện luận văn.
- Lãnh đạo phòng Lao động Thương binh và Xã hội Quận Gò Vấp: đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi khảo sát hiện trạng thực tế về nghiệp vụ quản lý lao động việc làm và cung cấp thông tin về những khó khăn, thuận lợi trong q trình thực
hiện cơng tác quản lý lao động thực tế tại địa bàn Quận.
- Ban giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thơng tin thị
trường lao động TP.HCM: đã góp ý bổ sung đề tài từ góc nhìn chun gia phân
tích lao động việc làm tại TP.HCM.
Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Minh Thi


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Với mục tiêu giải quyết việc làm, dự báo nguồn lực lao động, hỗ trợ thơng tin
cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, hoạch định chính
sách đào tạo theo nhu cầu xã hội, luận văn thực hiện các nội dung như sau:
- Tìm hiểu thực trạng quản lý thị trường lao động tại Quận Gò Vấp;
- Khảo sát ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thị trường lao
động Quận Gị Vấp;

- Xây dựng mơ hình quản lý thị trường lao động cho quận Gị Vấp;
- Xây dựng mơ hình hệ thống thơng tin quản lý thị trường lao động cho quận
Gò Vấp;
Đề tài được thực hiện thực tế tại Phòng Lao động Thương binh Xã hội Quận
Gò Vấp.


ABSTRACT
With the goal of resolving job, forecasting human resource, supplying
information for planning economic and social development policies and training
educational policies.
The contents of study include:
- Studying real management situation of the labor market in Go Vap district.
- Surveying applications of information technology about managing labor
market.
- Creating management of labor market model at Go Vap district.
- Creating Labor Management Information system at Vap district.
The reseach was done at Department of Labor- Invalids and Social Affairs Go
Vap district, Ho Chi Minh City.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài là quá trình nghiên cứu của riêng của bản thân.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Thi



-iMỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………………………………..i
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Nội dung đề tài .................................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.4 Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN
QUAN ......................................................................................................................... 5
2.1 Nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 5
2.2 Nghiên cứu ngoài nước ....................................................................................... 7
2.3 Một số khái niệm ................................................................................................ 9
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG
TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI QUẬN GÒ VẤP .................... 11
3.1 Thực trạng về quản lý thị trường lao động TP.HCM ....................................... 11
3.1.1 Thực trạng về thị trường lao động TP.HCM ............................................. 11
3.1.2 Thực trạng quản lý thị trường lao động tại TP.HCM ................................ 12
3.2 Thực trạng quản lý thị trường lao động Quận Gò Vấp ..................................... 15
3.2.1 Giới thiệu Quận Gò Vấp ............................................................................ 15
3.2.2 Thực trạng quản lý nguồn Cung lao động Quận Gò Vấp ....................... 21
3.2.3 Thực trạng quản lý nguồn Cầu lao động Quận Gò Vấp ......................... 23
3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thị trường lao động ....... 24
3.4.1 Tại TP.HCM .............................................................................................. 24
3.4.2 Tại Phòng lao động Thương binh Xã hội Quận Gị Vấp ........................... 25
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MƠ HÌNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
TẠI QUẬN GÒ VẤP ................................................................................................ 33



-ii4.1 Mơ hình quản lý thị trường lao động tại Quận Gị Vấp .................................... 33
4.1.1 u cầu mơ hình ........................................................................................ 33
4.1.2 Mơ hình quản lý thị trường lao động tại quận Gị Vấp ............................. 33
4.2.1 Mơ hình quản lý nguồn Cung lao động tại Quận Gị Vấp ......................... 36
4.2.2 Mơ hình quản lý nguồn Cầu lao động tại Quận Gị Vấp ........................... 38
CHƯƠNG 5: MƠ HÌNH HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG TẠI QUẬN GÒ VẤP .......................................................................... 41
5.1 Các thành phần của hệ thống thông tin thị trường lao động ............................. 41
5.2 Kiến trúc của hệ thống quản lý thơng tin thị trường lao động Quận Gị Vấp .. 44
5.3 Mơ hình tổng thể hệ thống thơng tin quản lý thị trường lao động Quận Gò
Vấp .......................................................................................................................... 45
5.4 Mơ hình Cơ sở dữ liệu hệ thống thơng tin quản lý thị trường lao động ........... 47
5.5 Quy trình nghiệp vụ quản lý nguồn Cung lao động Quận Gị Vấp .................. 50
5.5.1 Qui trình nghiệp vụ quản lý nguồn Cung lao động Quận Gò Vấp ............ 50
5.5.2 Cơ chế cập nhật thông tin cho Cung lao động Quận Gị Vấp ................... 52
5.5.3 Tiêu chí thống kê cho nguồn Cung lao động Quận Gị Vấp ..................... 52
5.6 Quy trình nghiệp vụ quản lý Cầu lao động Quận Gò Vấp ............................... 53
5.7 Các phân hệ chính của Hệ thống thơng tin quản lý thị trường lao động tại
Quận Gò Vấp .......................................................................................................... 55
5.7.1 Phân hệ quản lý Cung lao động ................................................................. 56
5.7.2 Phân hệ quản lý Cầu lao động ................................................................... 58
5.7.3 Phân hệ thông tin cơ sở đào tạo ................................................................. 60
5.7.4 Phân hệ thông tin văn bản pháp lý............................................................. 61
5.7.5 Phân hệ Dự báo thông tin thị trường lao động .......................................... 62
5.7.6 Phân hệ thông tin thị trường lao động ....................................................... 62
5.7.7 Phân hệ Thông tin tiền lương, tiền công ................................................... 64
5.7.8 Phân hệ Thông tin kỹ năng nghề ............................................................... 65
5.8 Giải pháp cơng nghệ của mơ hình .................................................................... 66
5.8.1 Phân bổ nguồn lực con người .................................................................... 66



-iii5.8.2 Phần mềm hệ thống ................................................................................... 66
5.8.3 Phần cứng cho hệ thống ............................................................................ 67
5.9 Tổ chức thực hiện ............................................................................................. 67
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................... 69
6.1 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 69
6.2 Kiến nghị........................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 72
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 81
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ....................................................................................... 98


-ivDANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức phịng LĐTBXH Gị Vấp................................................... 18
Hình 3.2: Quy trình điều tra Cung lao động thực tế tại Quận Gị Vấp ................... 222
Hình 3.3: Quy trình điều tra Cầu lao động thực tế tại Quận Gị Vấp ..................... 244
Hình 3.4: Mơ hình kết nối mạng thực tế tại Phòng Lao động Thương binh Xã hội . 31
Hình 4.1: Mơ hình quản lý Cung Cầu lao động Quận Gị Vấp đề xuất. ................... 34
Hình 4.2: Mơ hình quản lý nguồn Cung lao động đề xuất ........................................ 37
Hình 4.3: Mơ hình quản lý nguồn Cầu lao động đề xuất. ......................................... 39
Hình 5.1: Mơ hình các thành phần hệ thống thông tin thị trường lao động .............. 41
Hình 5.2 Kiến trúc hệ thống ...................................................................................... 44
Hình 5.3: Mơ hình tổng thể hệ thống ........................................................................ 45
Hình 5.4: Mơ hình cơ sở dữ liệu của hệ thống .......................................................... 47
Hình 5.5: Quy trình xây dựng Cơ sở dữ liệu nguồn Cung lao động ......................... 50
Hình 5.6: Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn Cầu lao động ............................ 55
Hình 5.7: Mơ hình chức năng của hệ thống .............................................................. 56
Hình 5.8: Mô tả chức năng phân hệ quản lý Cung lao động..................................... 57
Hình 5.9: Mơ tả chức năng phân hệ quản lý Cầu lao động ....................................... 58

Hình 5.10: Mơ tả chức năng phân hệ Thông tin cơ sở đào tạo ................................. 60
Hình 5.11: Mơ tả chức năng phân hệ Thơng tin văn bản pháp lý ............................. 61
Hình 5.12: Mơ tả chức năng phân hệ Dự báo thông tin thị trường lao động .......... 662
Hình 5.13: Mơ tả chức năng phân hệ thơng tin thị trường lao động ......................... 63
Hình 5.14: Mô tả chức năng phần hệ Thông tin tiền lương, tiền cơng ..................... 64
Hình 5.15: Mơ tả chức năng phân hệ Thơng tin kỹ năng nghề ................................. 65
Hình 6.1: Mơ hình đề xuất hệ thống thơng tin quản lý thị trường lao động thành phố71


-vDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

STT

Diễn giải

1

TP

Thành phố

2

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

3


CNTT

Cơng nghệ thơng tin

4

GTVL

Giới thiệu việc làm

5

ILO

International Labour Organization

6

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

7

HKTT

Hộ khẩu thường trú

8


CNKT

Cơng nhân kỹ thuật

9

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

10



Lao động

11

BHXH

Bảo hiểm xã hội

12

QLLĐ

Quản lý lao động

13


HK

Hộ khẩu

14

CA

Công an

15

ĐH,CĐ,TC

Đại học, Cao đẳng, Trung cấp

16

KT-XH

Kinh tế xã hội

17

GD - ĐT

Giáo dục đào tạo

18


ĐHQG

Đại học quốc gia

19

VH,TT&DL

Văn hóa, Thơng tin & Du lịch

20

GTVT

Giao thơng vận tải

21

LĐLĐVN

Liên đồn lao động Việt Nam

22

LĐTB-XH

Lao động Thương binh - Xã hội

23


NN&PTNT

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

24

TN&MT

Tài nguyên & Môi trường


-1CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn, nơi tập trung nguồn lực lao
động dồi dào, phong phú, đa dạng. Nguồn lao động thành phố có tốc độ tăng trưởng
trung bình khoảng 3,5%/năm và tăng dần qua các năm. Năm 2012, tổng nguồn lao
động (bao gồm những người trong độ tuổi lao động và những người ngồi độ tuổi
lao động vẫn có khả năng lao động) theo số liệu thống kê có 5,5 triệu người chiếm
tỷ lệ 70,6% dân số. Ngoài ra, hằng năm thành phố thu hút một lực lượng lao động
nhập cư khá lớn từ các tỉnh. Theo số liệu thống kê giai đoạn 2008 -2013 của Chi cục
thống kê và Sở lao động Thương Binh và Xã hội TP.HCM bình quân mỗi năm trên
30.000 lao động nhập cư vào thành phố, trong đó Quận Gị Vấp là quận thu hút bình
quân trên 5000 lao động mỗi năm. Ưu thế về tiềm năng nguồn lực là động lực kích
thích phát triển kinh tế xã hội thành phố. Tuy vậy, tiềm năng nguồn lực cũng đặt ra
nhiều vấn đề nan giải như giải quyết việc làm, cân đối thị trường lao động.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo từ đào tạo nghề
đến Đại học. Theo số liệu thống kê cuối năm 2011 có 48 trường Đại học (trong đó
40 trường cơng lập; 12 trường ngồi cơng lập và 6 trường đại học có cơ sở 2 tại
thành phố Hồ Chí Minh); 26 trường Cao đẳng (trong đó có 18 trường cơng lập và 8

trường ngồi cơng lập); 55 trường đào tạo nghề. Các cơ sở đào tạo ngày càng phát
triển nhanh về số lượng với sự đa dạng về ngành nghề đào tạo. Số lượng sinh viên
tốt nghiệp ra trường bám trụ lại thành phố làm việc góp phần làm tăng thêm nguồn
lực lao động đồng thời đặt ra vấn đề giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động
mới tham gia vào thị trường lao động.
Biến động về số lượng doanh nghiệp thành lập, phá sản lớn. Theo số liệu Cục
việc làm điều tra năm 2013 thành phố có 73.327 doanh nghiệp trong đó số doanh
nghiệp thành lập năm 2013 là 15.619 doanh nghiệp và 57.708 doanh nghiệp thành
lập từ năm 2012 trở về trước, so với năm 2012 số lượng doanh nghiệp giảm 3.885
doanh nghiệp. Riêng Gò Vấp năm 2013 tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Quận là
5766 giảm 203 doanh nghiệp so với năm 2012. Các doanh nghiệp luôn tích cực phát
triển năng động, quan tâm các chính sách thu hút nguồn nhân lực đặc biệt nguồn


-2nhân lực có trình độ chun mơn kỹ thuật. Sự đa dạng ngành nghề và phát triển của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ là môi trường phù hợp thu hút lao động. Sự phát triển
nhanh về số lượng doanh nghiệp đặt ra vấn đề cung ứng lao động phù hợp với các
tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp.
Tóm lại thuận lợi về nguồn lực dồi dào, cơ sở đào tạo đa dạng đồng hành với
những vấn đề khó khăn về giải quyết việc làm, bố trí việc làm phù hợp với ngành
nghề đào tạo và các chính sách đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội. Để giải
quyết các khó khăn trên thành phố cần có nguồn thơng tin thị trường lao động đầy
đủ, kịp thời và chính xác. Nguồn thơng tin thị trường lao động đó bao gồm thông tin
về nguồn Cung Cầu lao động và biến động Cung Cầu lao động trên thị trường lao
động; tình trạng, xu hướng việc làm; thông tin về tiền lương tiền cơng. Chính nguồn
thơng tin thị trường lao động này sẽ hỗ trợ người lao động tìm kiếm cơng việc phù
hợp; hỗ trợ người sử dụng lao động tuyển dụng được nguồn lực đáp ứng yêu cầu; hỗ
trợ cơ quan nhà nước hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ cơ sở
đào tạo định hình chiến lược đào tạo ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội phát
triển của xã hội.

Hiện tại, thông tin thị trường lao động thành phố nằm phân tán dưới hình thức
dữ liệu hành chính tại nhiều đơn vị, chưa có cơ chế tổng hợp thống nhất thành
nguồn thơng tin chung đầy đủ và chính xác để thành phố cập nhật kịp thời và khai
thác hiệu quả. Cơ chế quản lý thông tin thị trường lao động hiện tại phân tán và
quản lý chồng chéo nhau tại nhiều cơ quan, đơn vị hồn tồn chưa có sự liên thơng
kết nối nhằm hồn chỉnh hệ thống thơng tin thị trường lao động cho toàn thành phố.
Tại đơn vị cơ sở - Quận/ huyện vẫn quản lý theo các báo cáo hành chính định kỳ;
việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin chưa được ứng dụng hiệu quả.
Với mong muốn kết hợp giữa ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý thông
tin thị trường lao động nhằm tạo lập một hệ thống thông tin thị trường lao động chặt
chẽ từ quận/huyện đến thành phố, Tơi chọn đề tài: “Xây dựng mơ hình Hệ thống
thông tin quản lý Thị trường lao động tại Quận Gò Vấp”.
1.2 Nội dung đề tài
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu:


-3- Thiết lập một cơ chế quản lý nguồn số liệu Cung Cầu lao động trên địa bàn
Quận hiệu quả.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý về lao động việc làm.
- Xây dựng mơ hình hệ thống thông tin thị trường lao động tại đơn vị Quận
nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động; Cung ứng lao động cho người
sử dụng lao động; hỗ trợ thông tin cho công tác hoạch định chính sách phát triển
kinh tế - xã hội tại Quận; hỗ trợ thông tin cho công tác đào tạo nguồn lực của các cơ
sở đào tạo tại địa bàn Quận.
- Cung cấp nguồn cơ sở dữ liệu Cung Cầu lao động hỗ trợ công tác dự báo nhu
cầu nhân lực và xu hướng việc làm tại cấp Quận và cấp thành phố.
Với những mục tiêu như trên đề tài thực hiện các nội dung cụ thể như sau:
1.

Tìm hiểu thực trạng quản lý thị trường lao động tại Quận Gò Vấp;


2.

Tìm hiểu ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng tác quản lý thị

trường lao động;
3.

Xây dựng mơ hình quản lý thị trường lao động Quận Gị Vấp;

4.

Xây dựng mơ hình hệ thống thơng tin thị trường lao động tại Quận Gò

Vấp.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thị trường lao động ở TP. Hồ Chí Minh
nói chung và Quận Gị Vấp nói riêng. Từ đó, xây dựng mơ hình hệ thống thông tin
quản lý thị trường lao động cho đơn vị Quận Gị Vấp. Đây là mơ hình thể hiện cơ
chế quản lý lao động tại Quận thông qua các nhân tố trung gian phần mềm, phần
cứng lưu trữ và cách thức giao tiếp các thành phần trong hệ thống.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: thị trường lao động Quận Gò Vấp.
- Phương pháp nghiên cứu: kết hợp 3 phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu q trình:
o

Thu thập thơng tin về quản lý nghiệp vụ lao động – việc làm tại Quận

o


Thực hiện khảo sát về hiện trạng quản lý lao động – việc làm tại

Gò Vấp.

Quận.


-4o

Tìm hiểu hiện trạng quản lý thơng tin thị trường lao động thực tế tại

Quận Gị Vấp.
+ Nghiên cứu mơ tả: Tìm hiểu mơ hình hệ thống thơng tin thị trường lao
động hiện có trong nước và thế giới.
+ Nghiên cứu so sánh: Tìm điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống
thông tin quản lý thị trường lao động đã có trên thế giới từ đó xây dựng mơ hình hệ
thống thơng tin quản lý thị trường lao động cho Quận Gị Vấp.
1.4 Đóng góp của luận văn
Hiện tại TP.HCM chưa có nghiên cứu cụ thể về hệ thống thông tin quản lý thị
trường lao động tại từng đơn vị hành chính Quận/ Huyện và cả thành phố nói
chung. Đây chính điểm mới của luận văn.


-5CHƯƠNG 2: CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM
LIÊN QUAN
2.1 Nghiên cứu trong nước
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý thị trường
lao động đã được các cơ quan chủ quản lao động – việc làm từ trung ương đến địa
phương triển khai thực hiện khá lâu và có những kết quả nhất định.
Tại trung ương Bộ lao động Thương binh – Xã hội đã phối hợp với Tổ chức

lao động quốc tế ILO triển khai dự án Thị trường lao động từ năm 2007. Đây là dự
án xây dựng cơ sở dữ liệu Cung Cầu lao động (Cơ sở dữ liệu thị trường lao động(1))
chung cho cả nước, nguồn dữ liệu thu thập thơng qua hình thức điều tra khảo sát
trực tiếp định kỳ hằng năm tại các địa phương. Sau quá trình điều tra dữ liệu văn
bản được nhập liệu trên công cụ phần mềm Cung và phần mềm Cầu của Cục việc
làm chuyển giao cho địa phương nhập liệu offline. Khi hồn tất q trình cập nhật
dữ liệu tại địa phương thì dữ liệu được truyển tải về Cục dưới định dạng các file
xml và cuối cùng Cục việc làm cập nhật lên hệ thống thông tin thị trường lao động
của cả nước hay còn gọi là hệ thống cổng thông tin việc làm Việt Nam. Cụ thể cách
thức cập nhật dữ liệu Cung Cầu lao động của dự án như sau:
- Đối với nguồn dữ liệu Cầu: Thông qua cuộc tổng điều tra khảo sát cập nhật
Cầu lao động tổ chức mỗi năm 1 lần.Thông tin cập nhật bao gồm tên doanh nghiệp,
loại hình doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, tổng số lao động
của doanh nghiệp, phân loại lao động theo các tiêu chí, nhu cầu cần tuyển dụng lao
động của doanh nghiệp tại thời điểm khảo sát. Công cụ hỗ trợ cập nhật thông tin
Cầu được Cục việc làm hỗ trợ - đó là ứng dụng trên Winform được cài đặt tại các
máy trạm để nhập liệu. Sau quá trình nhập liệu các máy trạm chép dữ liệu bằng thao
tác thủ công để chuyển về Cục việc làm. Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2013, cơ
sở dữ liệu Cầu lao động của cả nước được tích hợp lưu trữ tại
quản lý bởi Cục việc làm - Bộ Lao động

(1 )

: Cơ sở dữ liệu thị trường lao động bao gồm 2 phần: Cung lao động và Cầu lao động. Đơn vị thu thập

thông tin của Cung lao động là hộ gia đình, Cầu lao động là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ
kinh doanh cá thể để nắm bắt tình hình sử dụng lao động, chỗ làm việc trống…


-6Thương Binh Xã hội. Các chức năng chính của hệ thống lưu trữ Cầu lao động:

Quản lý doanh nghiệp; Khai thác dữ liệu Cầu.
- Đối với nguồn dữ liệu Cung: Thông qua cuộc tổng điều tra Cung theo Thông
tư 25 mỗi năm một lần. Đối tượng điều tra là hộ gia đình và các thành viên thuộc hộ
từ 10 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú hay hộ khẩu KT3 ở các Tỉnh trong cả nước.
Thông tin cần điều tra là thơng tin về gia đình bao gồm địa chỉ hộ gia đình, loại
thường trú và thơng tin các thành viên trong hộ như: Họ tên, giới tính, tuổi, trình độ
văn hóa, trình độ chun mơn kỹ thuật, tình trạng tham gia của các thành viên về
hoạt động kinh tế (nếu tham gia hoạt động kinh tế thì xác định rõ nghề nghiệp
ngược lại xác định nguyên nhân không tham gia hoạt động kinh tế). Tính đến thời
điểm tháng 11 năm 2013, cơ sở dữ liệu Cung lao động cả nước được tích hợp lưu
trữ tại Website quản lý bởi Cục việc làm – Bộ
Lao động Thương binh – Xã hội. Mỗi Tỉnh được phân quyền truy cập vào xem
thông tin Cung của Tỉnh. Một số chức năng chính của hệ thống: Quản lý hộ gia
đình; Quản lý danh mục hành chính; Tiện ích; Phân quyền người dùng.
- Thời gian cho các cuộc điều tra khảo sát kéo dài hơn 5 tháng.Vì thế nguồn
dữ liệu thu thập khơng được cập nhật thường xuyên các biến động xảy ra tại mọi
thời điểm. Toàn bộ dữ liệu Cung Cầu lao động sau quá trình điều tra được chuyển
về Cục việc làm trực thuộc Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội để tiến hành tích
hợp lên hệ thống Cung Cầu lao động và cuối cùng được tích hợp lên hệ thống chung
của cả nước tại Website . Đến thời điểm tháng 11
năm 2013 hệ thống vẫn còn ở trong giai đoạn xây dựng cơ sở dữ liệu chưa thể cung
cấp thông tin về thị trường lao động cũng như chưa hỗ trợ nhiều cho việc hoạch
định kế hoạch phát triển nền kinh tế, định hướng đào tạo nghề nghiệp theo nhu cầu
xã hội.
 Đánh giá hệ thống thông tin thị trường lao động của Cục việc làm
Qua quá trình tương tác với hệ thống Cung và Cầu lao động của Cục việc làm,
các chuyên viên của Sở lao động Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, các
chuyên viên Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
TP.HCM nhận thấy hệ thống có những ưu và nhược điểm như sau:



-7Ưu điểm
- Tập hợp được nguồn dữ liệu Cung Cầu lao động cả nước đảm bảo quản lý
tập trung nguồn Dữ liệu Cung Cầu lao động quốc gia.
- Cơ chế thực hiện cơng tác thu thập có hiệu lực cao.
Nhược điểm
- Tốn khá nhiều chi phí và thời gian trong việc chuyển đổi số liệu từ các tỉnh
về Cục việc làm. Hiện tại chưa có cơ chế tích hợp dữ liệu trực tuyến qua hệ thống
mà phải thao tác thủ cơng.
- Chất lượng dữ liệu chưa thực sự chính xác do phương thức thực hiện áp chế
từ trên xuống sẽ gây áp lực về thời gian hoàn thành nên việc điều tra đơi khi là hợp
thức hóa dữ liệu điều tra nhằm đảm bảo tiến độ.
- Chưa hỗ trợ cho địa phương cụ thể là cấp Quận/ Huyện của địa phương khai
thác nguồn số liệu.
- Hệ thống chưa thấy được tương tác giữa người lao động và người sử dụng
lao động với hệ thống.
- Chưa kết xuất thông tin về nhu cầu việc làm và nguồn lực lao động đang tìm
việc.
Từ những hạn chế về hệ thống thơng tin đang được xây dựng trong nước, đề
tài nghiên cứu của tôi sẽ dựa trên những ưu điểm của hệ thống đã có và khắc phục
các hạn chế từ hệ thống đã có nhằm xây dựng hệ thống thơng tin quản lý thị trường
lao động cấp Quận cụ thể là tại Quận Gị Vấp.
2.2 Nghiên cứu ngồi nước
Trên thế giới hệ thống thông tin thị trường lao động đã được xây dựng khá lâu,
phần lớn các hệ thống này được xây dựng trên nền Web.
Điển hình nhất là hệ thống thơng tin thị trường lao động tại bang Alabama.
Đây là hệ thống thông tin cung cấp:
- Thông tin lao động: Thể hiện số lượng lao động từng khu vực của bang; kết
xuất đưa ra các báo cáo định kỳ nhận định về lao động; phân hoạch lao động rõ tại
khu vực phi nông nghiệp và nông nghiệp.



-8- Thông tin cơ hội nghề nghiệp: Những ngành nghề cần nhiều lao động; thông
tin về nghề nghiệp rõ ràng; cung cấp kỹ năng cần thiết cho từng cơ hội; cơ hội nghề
nghiệp được đăng tải chi tiết giúp người lao động dễ dàng tìm kiếm cơ hội. Thống
kê ngành nghề theo từng khu vực giúp người lao động tìm kiếm cơ hội tại khu vực
mình mong muốn.
- Thơng tin chất lượng lao động và chế độ tiền lương: thống kê chi tiết lao
động chia theo từng ngành qua mỗi tháng, quý, năm; chi tiết chế độ tiền lương chi
trả cho các dịch vụ lao động.
- Thông tin thất nghiệp: thống kê chi tiết thất nghiệp theo từng khu vực trong
bang qua mỗi tháng.
- Định hướng phát triển lực lượng lao động: Cung cấp thông tin đầy đủ về sự
phát triển kinh tế xã hội trong từng khu vực để phát triển lực lượng lao động.
- Thông tin điều kiện lao động: Cung cấp mẫu khai báo online để người lao
động khai báo về điều kiện làm việc. Đồng thời cung cấp đến người lao động chuẩn
cần có nơi làm việc để người lao động biết.
Nước Cộng hòa Rwanda (là một quốc gia nhỏ nằm kín trong lục địa tại Vùng
hồ lớn Trung Đông Phi với dân số xấp xỉ 9 triệu người) là nước nông nghiệp tự
cung tự cấp nhưng đã xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm hỗ trợ:
- Chính phủ: đưa thơng tin các chính sách hoạt động về thị trường lao động;
đánh giá kết quả của các chính sách và các chương trình liên quan đến lao động;
Cung cấp các chỉ số chính của Cung và Cầu lao động ở Rwanda.
- Người lao động đang làm việc và người tìm việc: Cung cấp các thông tin cần
thiết để định hướng đưa ra các quyết định nghề nghiệp tương lai; Tiếp cận các cơ
hội việc làm; Đưa ra các phân tích thị trường lao động dựa trên sự phát triển kinh tế
của Rwanda.
- Cơ sở đào tạo: điều chỉnh các khóa đào tạo dựa trên các phân tích và khuynh
hướng thị trường lao động.
- Người sử dụng lao động: Đưa ra các cải thiện kỹ năng lao động; Thơng tin

các kỹ năng có trên thị trường lao động; Cung cấp thơng tin chính sách lao động.


-9Hiện tại, nước ta nói chung chỉ mới giai đoạn đầu xây dựng cơ sở dữ liệu
Cung Cầu lao động và TP. Hồ Chí Minh nói riêng chưa có một hệ thống thông tin
về thị trường lao động thực hiện các chức năng trên.
2.3 Một số khái niệm
- Thị trường lao động: Theo định nghĩa của ILO thị trường lao động (hoặc
thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao
động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao
động), thơng qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền lương, tiền công) và các
điều kiện làm việc khác trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng
miệng hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.
- Lực lượng lao động: là dân số trong độ tuổi lao động, bao gồm tất cả những
người 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp trong thời kỳ quan sát.
- Cung lao động: là số lượng lao động chưa qua đào tạo hoặc đã được đào tạo
có nghề nghiệp, có trình độ, năng lực chun mơn, kỹ thuật khác nhau sẵn sàng
tham gia (sẵn sàng bán sức lao động của mình) trên thị trường lao động.
- Cầu lao động: là nhu cầu về sức lao động của một nền kinh tế (hoặc của một
ngành, địa phương, doanh nghiệp…) ở một thời kỳ nhất định bao gồm cả mặt số
lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm.
- Giá cả lao động: Là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động.
Hình thức biểu hiện là mức tiền lương, tiền công do thị trường lao động quyết định.
- Thông tin thị trường lao động: bao gồm các thông tin, cả về định tính lẫn
định lượng, về trạng thái, quy mô và cơ cầu của phần Cung lao động(1), Cầu lao
động(2), giá cả sức lao động(3), thể chế (4)cũng như các điều kiện để thực hiện sự trao
đổi trên thị trường lao động hiện tại, quá khứ và tương lai.
 Các chỉ tiêu về thị trường lao động
(1)


: lực lượng lao động, giới tính độ tuổi, trình độ chun mơn kỹ thuật, trình độ học vấn, kỹ năng, nghề

nghiệp, năng lực xã hội, nhu cầu tìm việc.
(2)

: nhu cầu sử dụng lao động theo: loại hình kinh tế, giới tính, độ tuổi, trình độ chun mơn kỹ thuật, trình

độ học vấn, kỹ năng, điều kiện tuyển dụng.
(3)

: Tiền công, tiền lương.

(4)

: các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc làm, tuyển dụng và sử dụng lao động.


-10- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: là thước đo quy mơ của một quốc gia có
số dân trong độ tuổi lao động và tham gia tích cực vào thị trường lao động, kể cả
người đang làm việc và người đang tìm việc.
- Tỷ lệ người có việc làm trên dân số: là tỷ lệ người trong độ tuổi lao động
có việc làm. Nếu tỷ lệ cao cho biết phần lớn dân số có việc làm ngược lại cho biết
dân số không tham gia trực tiếp vào những hoạt động liên quan đến thị trường lao
động.
- Vị thế công việc: cho biết cơ cấu của lực lượng lao động và được thể hiện
dưới dạng phần trăm. Chỉ tiêu về vị thế cơng việc phân chia nhóm dân số có việc
làm thành 4 nhóm nhỏ: lao động làm cơng ăn lương (nhân viên); lao động tự làm;
lao động cho hộ gia đình (hay cịn gọi là lao động cho gia đình khơng được trả
lương); những người lao động khơng thể phân loại theo vị thế (Nhóm khác).
-Việc làm theo ngành: chỉ tiêu việc làm theo ngành phân chia việc làm theo

ba nhóm hoạt động kinh tế: nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ. Thông tin việc
làm theo ngành giúp chúng ta xác định những chuyển dịch về việc làm.


-11CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG
TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI QUẬN GÒ VẤP
3.1 Thực trạng về quản lý thị trường lao động TP.HCM
3.1.1 Thực trạng về thị trường lao động TP.HCM
Thị trường lao động tại TP. HCM gồm có thực trạng về nguồn Cung và Cầu
lao động; Tình trạng, xu hướng việc làm; Thông tin tiền lương, tiền công. Theo
nguồn niên giám thống kê TP.Hồ Chí Minh năm 2012 và phân tích kết quả điều tra
lao động việc làm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP năm 2010 – 2012
cho thấy:
 Thực trạng nguồn Cung lao động, tình trạng việc làm
- Nguồn lao động thành phố có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng
3,5%/năm và tăng dần qua các năm. Năm 2012, tổng nguồn lao động (bao gồm
những người trong độ tuổi lao động và những người ngồi độ tuổi lao động vẫn có
khả năng lao động) theo số liệu thống kê có 5,5 triệu người chiếm tỷ lệ 70,6% dân
số.
- Tổng số lao động từ 20 tuổi đến 45 tuổi chiếm 65,81% trong các nhóm tuổi
tham gia lao động, nhóm tuổi 20-24 chiếm cao nhất 16,7%, nhóm tuổi 25-29 chiếm
15,18%, nhóm tuổi 30-34 chiếm 17,58%.
- Tổng số lao động Nữ chiếm tỷ lệ 52,41% tổng số lao động, tỷ lệ lao động Nữ
trong các nhóm tuổi ln cao hơn tỷ lệ lao động Nam.
- Trình độ học vấn của nguồn lao động TP số tốt nghiệp trung học phổ thông
trở lên tỷ lệ 47,6%; tốt nghiệp trung học cơ sở tỷ lệ 27,34%.
- Tổng số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ 59% tổng số lao động.
- Hàng năm tại thành phố có 55.000 sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng
tốt nghiệp ra trường kể cả số học viên trung cấp, công nhân kỹ thuật, đào tạo ngắn
hạn có khoảng 180.000 người, trong đó các ngành nghề chuyên môn kỹ thuật chiếm

40%, các ngành nghề chuyên môn quản lý nghiệp vụ chiếm 60% tổng số được đào
tạo.
- Tổng số lao động đang làm việc có trên 04 triệu người chiếm tỷ lệ 72,89% so
tổng nguồn lao động. Trong tổng số lao động đang làm việc chuyên môn kỹ thuật


-12bậc cao chiếm 11,40%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 6,44%; các nghề giản
đơn và thợ chiếm 49,28% và các loại công việc khác chiểm 32,88%.
- Tỷ lệ lao động Nữ đang làm việc chiếm tỷ lệ 44%; lao động Nữ đang làm
việc trong các ngành Công nghiệp Dệt may, Giày da, Tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ
lệ 46%; tỷ lệ lao động Nữ làm việc trong các ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp
chiếm tỷ lệ 34,7%.
- Tỷ lệ lao động thất nghiệp tại thành phố bình quân ở mức 5,10%.
 Thực trạng nguồn Cầu lao động, xu hướng việc làm
- Cơ cấu lao động đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh theo 3 ngành kinh tế như
sau:
+ Khu vực sản xuất cơng nghiệp, xây dựng có 1,8 triệu người, chiếm tỷ lệ
46,29% tổng số lao động đang làm việc.
+ Khu vực thương mại, dịch vụ có 2 triệu người, chiếm tỷ lệ 51,78% tổng số
lao động đang làm việc.
+ Khu vực nơng nghiệp có trên 700.000 người, chiếm tỷ lệ 1,83% tổng số lao
động đang làm việc.
- Cơ cấu lao động đang làm việc nhóm ngành Dịch vụ; ngành Thương nghiệp
– Khách sạn – Nhà hàng chiếm 55,18%; Vận tải – Kho bãi- Thông tin chiếm
15,15%; Tài chính – Ngân hàng chiếm 2,81%.
- Về tiền lương và giá nhân công vẫn thể hiện thực trạng chênh lệch giữa các
khu vực kinh tế, ngành kinh tế. Bình quân giá cả sức lao động của các khu vực, các
ngành kinh tế so thực tế đảm bảo nhu cầu đời sống người lao động thấp hơn từ 40%
- 50%.
- Theo số liệu của Cục thống kê Thành phố, trong giai đoạn 2005-2010, năng

suất lao động của cả 03 khu vực kinh tế đều tăng. Năng suất trung bình của khu vực
nông nghiệp đạt 22,87%, khu vực công nghiệp – xây dựng có năng suất lao động
cao nhất đạt 82,12%, khu vực thương mại – dịch vụ đạt 77,35%.
3.1.2 Thực trạng quản lý thị trường lao động tại TP.HCM
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam
có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, cơ cấu kinh tế thành phố và một phần cơ cấu


-13nguồn nhân lực đã và đang chuyển dịch phù hợp định hướng q trình đơ thị hóa.
Do đó việc phát triển hệ thống thơng tin thị trường lao động có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng của thành phố cũng như trong khu vực.
- Trên cơ sở đó thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều chính sách, giải pháp
quản lý thông tin thị trường lao động nhằm thực hiện công tác định hướng, dự báo
trong lĩnh vực đào tạo nghề, tư vấn nghề nghiệp, giải quyết việc làm… Những hoạt
động thu thập thông tin thị trường lao động đã thực hiện qua các kênh như sau:
+ Hoạt động điều tra, khảo sát Cung – Cầu lao động: đây là hoạt động tạo
nguồn dữ liệu quốc gia để phân tích, đánh giá nguồn lao động, dự báo nhu cầu nhân
lực cả nước. Hoạt động điều tra, khảo sát được thực hiện định kỳ hằng năm thông
qua các cuộc điều tra khảo sát: điều tra lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao
động trong các loại hình doanh nghiệp; tổng điều tra Cung Cầu của Bộ lao động –
Thương binh và Xã hội. Bên cạnh đó thành phố cũng thực hiện một số cuộc điều tra
mẫu hàng năm được thực hiện bởi 2 đơn vị trực thuộc Sở Lao động Thương binh và
Xã hội là Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực - Thông tin thị trường lao động
TP.HCM và Trung tâm giới thiệu việc làm. Đây là điều tra mẫu nhằm đánh giá tình
hình lao động, tình trạng việc làm, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa
bàn. Những thông tin thu nhận được là số liệu cơ sở để thực hiện công tác đánh giá
thị trường lao động ngắn hạn, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các
cơ sở đào tạo định hình chính sách đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội.
+ Hoạt động thu thập thông tin thị trường lao động qua các hoạt động giao
dịch việc làm, đây là hoạt động được các đơn vị giới thiệu việc làm, trường đại học,

quận/ huyện, đồn thể tiến hành tổ chức thơng qua ngày hội nghề nghiệp, hội chợ
việc làm, ngày hội việc làm. Thông qua các hoạt động này để nâng cao năng lực
hoạt động của các tổ chức giới thiệu việc làm, tăng cường hoạt động đào tạo nghề
trên địa bàn và giúp các cơ quan liên quan thực hiện công tác thu thập thơng tin thị
trường lao động. Từ đó cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao
động và người sử dụng lao động trên địa bàn thành phố. Hiện nay hoạt động này
được tổ chức trên quy mơ lớn hơn, mang tính chun nghiệp hơn so với trước đây.
Bên cạnh việc kết nối Cung Cầu lao động, sàn giao dịch cịn chú trọng cơng tác tư


×