Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghiên cứu cải tiến chất lượng hầm gió (wind tunnel) hiện có ở phòng thí nghiệm cơ lưu chất báo cáo tổng kết kết quả đề tài khcn cấp trường msđt t ktxd 2013 60

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
FOG

BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI KHCN CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài:

Nghiên cứu cải tiến chất lượng hầm gió (Wind tunnel) hiện có
ở phịng thí nghiệm Cơ lưu chất

Mã số đề tài: T-KTXD-2013-60
Thời gian thực hiện: từ tháng 05/2013 đến tháng 05/2014
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quốc Ý
Cán bộ tham gia đề tài: PGS. TS. Nguyễn Thị Bảy, KS. Hà Phương

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 2/2014

1


Danh sách các cán bộ tham gia thực hiện đề tài
(Ghi rõ học hàm, học vị, đơn vị công tác gồm bộ môn, Khoa/Trung tâm)
1.
2.
3.

TS. Nguyễn Quốc Ý, Khoa KTXD, ĐH Bách Khoa Tp HCM
PGS. TS. Nguyễn Thị Bảy, Khoa KTXD, ĐH Bách Khoa Tp HCM
KS. Hà Phương, Khoa KTXD, ĐH Bách Khoa Tp HCM



2


MỤC LỤC
Trang
4

Lời cảm ơn
Tóm tắt

5

I. Hiện trạng hầm gió

6

II. Các nội dung nghiên cứu

10

III. Kết quả

18

IV. Kết luận

24

Tài liệu tham khảo


25

3


LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn sự tài trợ quý báu của Trường Đh Bách Khoa Tp
HCM Cho nghiên cứu này. Sản phẩm của đề tài (hầm gió) có ý nghĩa rất lớn đối với
Nhóm nghiên cứu về thơng gió tự nhiên ở PTN Cơ lưu chất thuộc Khoa KTXD.
Chủ nhiệm đề tài chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Bảy và đồng nghiệp Hà Phương
đã nhiệt tình tham gia và ủng hộ đề tài, hai em sinh viên Huỳnh Giác và Phan Phú
Quốc nhiệt tình tham gia trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp đại học ở PTN
Cơ lưu chất. Các đóng góp này giúp đề tài được hồn thành tốt.
Nhóm nghiên cứu cũng biết ơn các chuyên gia phản biện, các chuyên viên Phòng
KHCN & DA, Phòng KHTC của Trường Đh Bách Khoa Tp HCM hỗ trợ chun mơn
và hành chính cho việc thực hiện đề tài.
Nguyễn Quốc Ý

4


Tóm tắt
Đề tài thực hiện việc cải tiến các bộ phận chính của hầm gió hiện có ở PTN Cơ lưu
chất thuộc Khoa KT Xây Dựng, Đh Bách Khoa Tp HCM. Hầm gió hiện hữu loại hở
với kích thước vùng thử bằng 1m*1m và vận tốc gió lớn nhất bằng 10m/s. Các vấn đề
cần cải tiến bao gồm: bộ lọc nắn dòng (honey comb), miệng hút, và ống hội tụ. Mức độ
đồng đều và cường độ rối cũng cần được cải thiện. Các bộ phận trên được tính tốn,
thiêt kế, và gia cơng lại nhằm làm tăng vận tốc gió và giảm cường độ rối. Kết quả thử
nghiệm sau khi cải tiến cho thấy vận tốc gió lớn nhất đạt gần 15m/s, độ đồng đều tang

với độ lệch chuẩn nhỏ hơn 5% và cường độ rối giảm dưới 2%. Các giá trị này nằm
trong giới hạn thông thường của hầm gió hở.

5


I. Hiện trạng của hầm gió
Hầm gió hiện có ở PTN Cơ lưu chất, khoa KTXD là loại hầm gió hở, vận tốc thấp, với
kích thước và hình như trên Hình 1 và Bảng 1.
Hầm gió được thổi bởi quạt hướng trục có cơng suất 11KW, đường kính quạt 1.2m và
lưu lượng tối đa 60000m3/h. Khu vực thử có kích thước 1m*1m. Vận tốc gió tối đa ở khu
vực thử mà hầm gió có thể tạo được là khoảng 10m/s.
Hầm gió được xây dựng nhằm phục vụ và giảng dạy cho các môn học của sinh viên xây
dựng. Trước mắt, hầm gió phục vụ giảng dạy thí nghiệm các mơn học liên quan lĩnh vực
vật lý kiến trúc (thơng gió, tương tác gió và cơng trình…) của sinh viên hai ngành: Kiến
trúc và Tòa nhà & năng lượng. Về nghiên cứu, hầm gió phục vụ cho các nghiên cứu về
thơng gió tự nhiên cho cơng trình nhà ở, tương tác gió và cơng trình nhà ở, cầu…
Hầm gió được xây dựng từ kinh phí mua sắm thiết bị năm 2011 do Trường ĐH Bách
Khoa TpHCM cấp cho phịng thí nghiệm Cơ Lưu Chất với số tiền là 73.5 triệu đồng.
Kinh phí này là rất khiêm tốn so với các hầm gió đang được bán trên thị trường. Ví dụ,
cơng ty Techno lab equipmnets (Ấn độ) bán hầm gió hở có kích thước vùng thử
0.3m*0.3m và vận tốc lớn nhất là 30m/ với giá 55000 Euro (tương đương 1.5 tỷ đồng).
Do kinh phí hạn chế (chỉ đủ để mua máy móc: quạt, động cơ, máy đo lưu tốc… và vật tư:
gỗ, thép…) nên khơng có kinh phí cho việc thiết kế và thi công. Việc thiết kế và thi công
chủ yếu dựa vào các sinh viên làm đề tài tốt nghiệp [1,2] và tập thể nhân viên phịng thí
nghiệm và dựa theo các thiết kế có sẵn. Mặc dù điều này giúp tiết kiệm kinh phí, nhưng
do hạn chế về tay nghề thi cơng và máy móc nên chất lượng của hầm gió bị ảnh hưởng
rất lớn.
Bảng 1. Các kích thước cơ bản của hầm gió.
STT


Tên

Kích thước

1

Tiết diện miệng vịi phun

1,0 m x 1,0 m

2

Chiều dài ống hội tụ

1,5 m

3

Tiết diện buồng nắn dòng

1,8 m x 1,8 m

4

Chiều dài buồng nắn dịng

1,59 m

5


Chiều dài ống khuếch tán

1,0 m

6

Đường kính miệng hút

1,28 m

7

Chiều dài miệng hút

0,7 m

6


Hình 1. Kích thước (hình trên) và hình ảnh của hầm gió (ảnh dưới) hiện có ở PTN Cơ
Lưu Chất, khoa KT Xây Dựng.
1.1 Tính năng hiện tại của hầm gió ở PTN Cơ Lưu Chất
Hình 2 cho thấy sự thay đổi của vận tốc gió đo tại tâm của khu vực thử ở các tốc độ quạt
khác nhau.
Kết quả đo đạc cho thấy vận tốc gió lớn nhất mà quạt có thể tạo được là khoảng 10m/s ở
số vịng quay cực đại của động cơ bằng 1450rpm.

7



Hình 2 cũng cho thấy mức độ khơng ổn định (mức độ rối) của vận tốc trong khu vực thử
tăng lên khi vận tốc gió, hay tương ứng là tốc độ quay của quạt, tăng lên.
Cường độ rối tương ứng lên đến gần 3% ở vận tốc gió lớn nhất. Giá trị này gấp 10 lần so
với giá trị tiêu chuẩn của một hầm gió tốt [1].

Hình 2. Sự thay đổi của vận tốc gió đo tại tâm của khu vực thử ở các tốc độ quạt khác
nhau

Hình 3. Phân bố vận tốc theo phương ngang qua khu vực thử ở các số vòng quay khác
nhau.
8


Hình 3 Cho thấy mức độ đồng đều của phân bố vận tốc theo phương ngang ở tâm của
khu vực thử ở ba tốc độ quạt. Kết quả đo sơ bộ này cho thấy phân bố vận tốc chỉ đều ở
tốc độ 350rpm. Ở tốc độ lớn hơn, phân bố vận tốc khơng cịn đồng đều và đối xứng.
1.2 Nhu cầu cải thiện chất lượng hầm gió ở PTN Cơ lưu chất:
Các kết quả đo sơ bộ trên, Hình 2,3, cho thấy hầm gió hiện tại chưa thể đáp ứng tốt cho
nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu ở PTN Cơ lưu chất. Để phục vụ tốt hai nhu cầu này,
hầm gió cần được cải thiện 2 yếu tố sau:
1) Cường độ rối,
2) Mức độ đồng đều của phân bố vận tốc trong khu vực thử.
Đó cũng là mục tiêu nghiên cứu của đề tài này.

9


II. Các nội dung nghiên cứu
2.1 Tính tốn thiết kế miệng hút

Theo thiết kế ban đầu thì khung bao cánh quạt là hình vng. Khi hầm gió hoạt động tạo
dịng rối tại 4 góc của khung và gây tiếng ồn lớn và thất thốt lưu lượng. Vì vậy, cần cải
tiến đầu hút gió để triệt tiêu bớt dịng rối, giảm tiếng ồn, thất thốt và dẫn gió từ bên ngồi
một cách ổn định.
2.1.1 Thơng số cơ bản
Đầu hút gió đặt trong khung bao cánh quạt hình vng có tiết diện 1300 mm × 1300 mm
và bao qt tồn bộ cánh quạt để đảm bảo an toàn cho cánh quạt khi hoạt động. Khi thiết
kế, cần tạo khoảng hở giữa thành trong của đầu hút và đường kính ngồi của cánh quạt
(1200mm).
2.1.2 Các phương án thiết kế
Có 3 phương án được xem xét.
Phương án 1:

Hình 4. Bản vẽ phác thảo 3D phương án 1
Khi đi vào q trình gia cơng thì phương án này gần như là bất khả thi do chi phí quá cao.
10


Phương án 2 :

Hình 5. Bản vẽ phác thảo 3D phương án 2.
Phương án này được đưa ra lần này thì việc gia cơng đã khả quan hơn nhưng một vấn đề
mới phát sinh là khối lượng của đầu hút gió quá lớn và giá thành cao (tiêu tốn nhiều vật
liệu).
Phương án 3:
Cuối cùng qua các phương án đã đề xuất, để tối ưu giữa thiết kế và chế tạo cũng như giá
thành phương án kết hợp giữa phương án 1 và phương án 2 được lựa chọn. Để tiện cho
việc gia cơng, các rảnh nhỏ được bố trí trên phần loe ra của đầu hút gió. Để lắp ráp chính
xác đầu hút gió vào khung bao và bệ đỡ động cơ ta phải cắt phần dưới đầu hút thêm 2 rãnh
lớn với bản vẽ và thiết kế sau như trên Hình 6.


11


Hình 6. Bản vẽ phác thảo 3D phương án 3.

Hình 7. Hình ảnh miệng hút sau khi hồn thiện.

12


2.2 Cải tiến bộ lọc (honeycomb)
Chức năng chính của lưới tổ ong là triệt tiêu thành phần vận tốc quay và làm giảm cường
độ rối của dịng khí từ quạt hướng trục. Theo Mehta và Bradshaw [3], kích thước lớn nhất
của ô trên lưới tổ ong nên bằng 1/150 đường kính thủy lực Dh của buồng nắn dịng và
chiều dài lưới tổ ong nên bằng từ 6 đến 8 lần kích thước ơ. Trong thiết kế của chúng tơi,
với Dh = 1,8 m, đường kính mỗi ơ nên nhỏ hơn 12 mm.
Để tiết kiệm chi phí, chúng tơi thử nghiệm hai phương pháp: dùng tấm thấm nước và dùng
ống hút nước giải khát bằng nhựa, như trên Hình 3. Kết quả đo đạc đặc tính dịng khí sau
khi hồn thiện cho thấy giải pháp dùng tấm thấm nước cho vận tốc dịng khí lớn nhất chỉ
khoảng 10 m/s trong khi giải pháp dùng ống hút cho vận tốc lớn nhất bằng 14 m/s. Hơn
nữa, giải pháp dùng ống hút tạo ra tiếng ồn ít hơn. Do đó, chúng tơi chọn ống hút có đường
kính bằng 10 mm để làm lưới tổ ong. Chiều dài ống hút (bằng chiều dài lưới tổ ong) bằng
80 mm, hay 8 lần đường kính ống. Các ống hút được liên kết nhau bằng keo.
Ống hút nước cũng đã được sử dụng để làm lưới tổ ong cho hầm gió trên thế giới, ví dụ
như hầm gió của Boureau [4].

13



Hình 8. Hai giải pháp cho lưới tổ ong: tấm thấm nước (trên) và ống hút nước (dưới).
2.3 Tính tốn thiết kế lại Ống hội tụ
Ống hội tụ có tác dụng làm tăng vận tốc dịng khí nhờ chênh lệch diện tích đầu ra và đầu vào.
Bên cạnh đó, việc tăng vận tốc dòng cũng làm giảm cường độ rối của dịng [3]. Ba thơng số
quan trọng của ống hội tụ là: hình dạng, tỉ số co hẹp diện tích và chiều dài. Ba yếu tố này cần
được tính tốn để không xảy ra hiện tượng tách rời lớp biên bên trong ống hội tụ, hạn chế bề
dày của lớp biên ở đầu ra của ống, và làm cho chiều dài ống nhỏ đến mức có thể để tiết kiệm
chi phí và khơng gian.
Bell và Mehta [5] đề xuất các biên dạng của ống hội tụ cho hầm gió có vận tốc thấp dưới
dạng các hàm đa thức bậc 3 đến bậc 7. Chúng tôi chọn biên dạng hàm đa thức bậc 5:
y(x) = Hi – (Hi – He) [6(x’)5 – 15 (x’)4 +10(x’)3]
trong đó:
- x và y là tọa độ theo phương ngang và phương đứng tính từ tâm lối vào ống hội tụ,
- Hi là ½ chiều cao lối vào, bằng 1,8 m/2 = 0,9 m,
- He là ½ chiều cao lối ra, bằng 1,0 m/2 = 0,5 m,
- x' = x/L, với L là chiều dài ống hội tụ.
14

(1)


Với hầm gió hiện tại, tỉ số co hẹp diện tích của ống hội tụ bằng (1,8 m x 1,8 m)/ (1,0 m x
1,0 m) = 3,24. Bell và Mehta [5] và Mehta và Bradshaw [3] chỉ ra rằng với tỉ số co hẹp nhỏ
hơn 9, chiều dài của ống hội tụ nên nằm trong khoảng [0,89 – 1,76]Hi. Hầm gió hiện tại có Hi
= 0,9 m, chiều dài L được chọn bằng 1,5 m nên L = 1,67Hi.
Việc thi cơng chính xác biên dạng theo phương trình (1) địi hỏi máy CNC. Trước tiên,
các thanh định hình bằng thép được cắt theo biên dạng phương trình (1). Sau đó, các thanh này
được hàn thành khung bao theo các kích thước của ống hội tụ. Cuối cùng, thép tấm với bề dày
bằng 1 mm được hàn vào các thanh định hình để tạo thành biên dạng ống hội tụ.
Hình 9 cho thấy bản vẽ thiết kế 3D và sản phẩm hồn thiện của ống hội tụ.


Hình 9. Bản vẽ thiết kế (trên) và ống hội tụ hoàn thiện (dưới).

15


Hình 10. Hầm gió hồn thiện.

Hình 10 cho thấy hình ảnh của hầm gió sau khi hồn thiện.
2.4 Đo đạc đặc tính sau khi cải tiến
Vận tốc dịng khí được đo tại nhiều vị trí trên mặt cắt miệng vịi phun. Thiết bị đo vận tốc
dạng sử dụng sợi nhiệt của Kanomax với độ chính xác và độ phân giải 1 cm/s được sử
dụng. Thời gian lấy mẫu là 1 giây và 600 mẫu được lấy cho mỗi lần đo. Tần số lấy mẫu là
1 Hz.
Hình 11, 12, và 13 cho thấy các hình ảnh của quá trình đo.

Hình 11. Thiế bị dùng để đo vận tốc.

Máy đo
16


Vùng đo dạc

Cảm biến

Máy tính

Hình 12. Sơ đồ đo vận tốc.


Hình 13 Cách thức đo.

17


III. Kết quả
3.1 Đặc tính dịng khí sau khi cải tiến
Hình 14 cho thấy vận tốc tại tâm của vịi theo thời gian và theo số vòng quay của quạt.
Kết quả trên Hình 14 được phân tích và thể hiện dưới hai dạng: quan hệ giữa vận tốc trung
bình ở miệng vòi phun theo số vòng quay quạt và phân bố cường độ rối theo vận tốc dịng
khí, như trên Hình 15.
Giá trị vận tốc trung bình Vi ứng với mỗi tốc độ quay của quạt được tính theo cơng thức
[6]:

(2)
trong đó N = 600 là tổng số mẫu cho một tốc độ quay của quạt và vj là giá trị vận tốc của
mẫu thứ j.
Cường độ rối ứng với giá trị vận tốc trung bình Vi được tính theo cơng thức [5]:

(3)
Hình 15 cho thấy vận tốc trung bình ở miệng vịi tăng tuyến tính với tốc độ quay của quạt.
Ở tốc độ quạt bằng 1300 vòng/phút, vận tốc trung bình của dịng khí bằng 13 m/s. Lưu ý
rằng tốc độ lớn nhất của quạt là 14600 vòng/phút.
Cường độ rối trong dãy vận tốc từ 2 m/s trở lên luôn nhỏ hơn 1,8%. Tuy nhiên, ở giá trị
vận tốc 1 m/s, cường độ rối lên đến 2,2%. Điều này có thể hiểu là do ở giá trị vận tốc thấp,
bất kỳ nhiễu động nào xuất hiện trong dịng khí (do lưới tổ ong, lưới làm thẳng dòng hay
độ nhám bề mặt ống hội tụ…) đều ảnh hưởng lớn đến dịng khí.
Ghorbanian và cộng sự [7] đo cường độ rối trong hai hầm gió hở và cho thấy cường độ rối
thay đổi từ 1,4% đến 2,0% trong dãy vận tốc từ 5 m/s đến 15 m/s. Chong và cộng sự [8]
thiết kế hầm gió hở với các chi tiết được gia cơng với độ chính xác cao có thể đạt được

cường độ rối bằng 0,1%, tuy nhiên ở vận tốc 60 m/s. Kết quả của chúng tơi trên Hình 15
cho thấy cường độ rối có xu hướng giảm khi vận tốc dịng khí tăng lên.
18


Hình 16 cho thấy phân bố vận tốc trung bình trên mặt cắt miệng vòi theo phương đứng và
phương ngang ở tốc độ quạt bằng 900 vòng/phút. Theo cả hai phương, vận tốc có xu
hướng tăng dần từ tâm ra. Điều này có thể hiểu là do dịng khí bị co hẹp trong ống hội tụ
nên vận tốc gần thành tăng nhiều hơn vận tốc gần tâm vòi. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của
phân bố vận tốc này là không q 4,5%.

Hình 14. Vận tốc dịng khí ở tâm vịi theo thời gian và tốc độ quay của quạt.

Hình 15. Vận tốc trung bình và cường độ rối theo tốc độ quay của quạt.
19


Hình 16. Phân bố vận tốc trên mặt cắt miệng vòi ở tốc độ quạt bằng 900 vòng/phút.
3.2 Một số ứng dụng
Hầm gió đã được sử dụng để thực hiện một số nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý kiến trúc,
ví dụ [9, 10].
Nghiên cứu thực nghiệm đặc tính của thiết bị thơng gió tự nhiên cho cơng trình xây dựng
dựa trên Hiệu ứng Bernoulli của dịng khí [9] được trình bày trên Hình 17. Nghiên cứu
được thực hiện với phiên bản trước của hầm gió (có thêm vùng thử nghiệm và ống phân kỳ
đầu ra). Dịng khí từ hầm gió thổi qua ống nằm ngang của thiết bị gây ra áp suất âm bên
trong thiết bị và tạo ra dịng khí lưu thơng trong ống thẳng đứng của thiết bị.

20



Hình 17. Thí nghiệm nghiên cứu đặc tính của thiết bị thơng gió tự nhiên [9]: (trái) hệ
thống thí nghiệm, (phải) vận tốc cảm ứng bên trong ống thẳng đứng theo vận tốc gió bên
ngồi.
Hình 18 mơ tả nghiên cứu bài tốn thơng gió tự nhiên cho nhà xưởng. Nhiều mơ hình nhà
xưởng với kích thước khe thơng gió và hình dạng mái khác nhau được khảo sát trong
nhiều điều kiện gió bên ngồi để tìm ra ảnh hưởng của các yếu tố đó lên dịng khí lưu
thơng tự nhiên qua cơng trình.

21


Hình 18. Mơ hình thí nghiệm - mơ hình tính tốn (trái) và kết quả đo (EXP) – tính tốn
(CFD) của vận tốc gió xuyên qua nhà đối với vận tốc gió bên ngồi.

Hầm gió cũng đang được sử dụng để giảng dạy Thí nghiệm Vật lý kiến trúc cho các
lớp PFIEV và Kiến trúc. Hình 19 cho thấy hình ảnh thí nghiệm của bài thí nghiệm
Thơng gió tự nhiên.

22


Hình 19. Hình ảnh Bài thí nghiệm Thơng gió tự nhiên.

23


VI: Kết luận
Hầm gió hở dạng vịi phun đã được tính tốn cai3 tiến thiết kế, chế tạo và thử nghiệm ở Phịng
thí nghiệm Cơ lưu chất thuộc ĐH Bách Khoa Tp HCM. Tiết diện vòi phun bằng 1 m2 và vận
tốc lớn nhất bằng 14 m/s. Kết quả đo vận tốc ở miệng vòi phun cho thấy cường độ rối của

dịng khí dưới 1,8% trong dãy vận tốc từ 2 m/s đến 13 m/s. Độ lệch chuẩn của phân bố vận tốc
ở miệng vịi dưới 4,5%. Hầm gió chủ yếu được sử dụng để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu
trong lĩnh vực vật lý kiến trúc.

Tp.HCM, ngày .... tháng .... năm ...
Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên)

Tp.HCM, ngày .... tháng .... năm ...
TL. HIỆU TRƯỞNG

24


Tài liệu tham khảo
1. Từ Huỳnh Ngân, Thiết kế hoàn chỉnh, thi cơng và kiểm nghiệm hầm gió hở, Luận văn tốt
nghiệp ngành KT Hàng Không ĐH Bách Khoa TpHCM (TS. Nguyễn Quốc Ý hướng dẫn)
(2011).
2. Trương Thế Phương & Nguyễn Tăng Huỳnh Phi, Thiết kế hồn chỉnh-thi cơng và đo đạc kiểm
nghiệm hầm gió hở, Luận văn tốt nghiệp ngành Cơ tin kỹ thuật ĐH SPKT TpHCM (TS. Nguyễn
Quốc Ý hướng dẫn) (2011).
3. Mehta R.D. and Bradshaw P., “Design rules for small low speed wind tunnels”, The
aeronautical journal of the aeronautical society, 443-449 (1979).
4. Boudreau III H.S., Design, construction, and testing of an open atmospheric boundary layer
wind tunnel, Bachelor Thesis, University of Florida (2009).
5. Bell J. H. and Mehta R. D., Contraction design for small low-speed wind tunnels, Report,
Stanford University (1998).
6. Pope S.B., Turbulent flows, Cambridge University Press (2002).
7. Ghorbanian K, Soltani M.R., Manshadi M.D., “Experimental investigation on turbulence
intensity reduction in subsonic wind tunnels”, Aerospace science and technology, 15, 137 – 147

(2011).
8. Chong T.P., Joseph P.F., Davies P.O.A.L, “Design and performance of an open jet wind tunnel
for aerospace-ascoustic measurement”, Applied ascoustics, 10, 605 – 614, 2009.
9. Nguyễn Quốc Ý và Hà Phương, “Experimental and numerical study on performance of a new
ventilation device powered by hybrid wind and photovoltaic energy”, Hội nghị cơ học toàn
quốc lần thứ 9, 8-9/12/2012, Hà Nội (2012).
10. Truong H.T. Thao – Tran Q. Duc – Than N. Hai, Nguyen Quoc Y, “A two-dimensonal study on
wind-driven ventilation of buildings”, The 14th congress of fluid mechanics – 14ACFM, October
15 – 19, 2013, HaNoi, Vietnam (2013).

25


×