Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Nghị luận về lối sống thụ động trong giới trẻ hiện nay - Văn mẫu lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.1 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Nghị luận về lối sống thụ động trong giới trẻ hiện nay</b>
<b>Hướng dẫn</b>


Sau khi trở về thăm cố hương, đã đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu
nguồn cội bằng trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt kiều mới nêu lên
nhận xét đó.


Theo Tran Hung John thì “thụ động", “đi theo”, “đi theo con đường đã được vẽ
sẵn” là tính cách của “phần nhiều người Việt Nam”.


Ý kiến đó đúng hay sai?


“Thụ động”, “đi theo” có phải là tính cách của số đơng, của “phần nhiều người
Việt Nam” không? Dân số nước ta hiện nay khoảng 90 triệu người, vậy cái con
số “phần nhiều” mà chàng trai Việt kiều nêu ra, chắc phải là bảy mươi, tám
mươi triệu, hay là hơn thế nữa?


“Thụ động” là chịu sự chi phối của người khác, chỉ biết nghe theo và làm theo
người khác mà thiếu suy nghĩ, thiếu chủ động sáng tạo. Vì thụ động nên mới
“đi theo”, mới a-dua. Kẻ thụ động và đi theo là loại người có mắt mà như mù,
có tai có miệng mà như câm điếc, có óc mà như bị lú lẫn!


Vậy, số đơng “phần nhiều người Việt Nam” có tính cách đó khơng? Có thể có
một bộ phận người Việt Nam nào đó sống thụ động và đi theo, nhưng phần
nhiều người Việt Nam khơng có tính cách đó. Tran Hung John đã có một cái
nhìn khơng đúng, thậm chí coi thường nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Cái “tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội” của chàng Việt Kiều sao mà đáng chê
thế!


Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam đẹp lắm chứ!



Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Nguyễn Trãi
Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên,… là những trang sử vàng chói lọi
được nhân dân Việt Nam viết nên bằng xương máu của hàng triệu con người,
của bao thế hệ “tuốt gươm khơng chịu sống quỳ” nên mới có giang sơn gấm
vóc như ngày nay.


“Nhân dân ta có lịng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước lại kết
thành một làn sóng vơ cùng to lớn, mạnh mẽ, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và bè lũ bán nước” (Hồ Chí Minh).
Thưa Tran Hung John, nếu ''phần nhiều” người Việt Nam sống “thụ động” và
“đi theo” thì khơng thể' tạo nên truyền thống cao đẹp đó.


Tám mươi năm bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước và cách
mạng như Đông Du (1950), phong trào chống sưu thuế ở Trung Kì (1909),
phong trào Xơ Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 và cuộc Cách mạng tháng Tám 1945
thể hiện chí khí gì của nhân dân Việt Nam?


Nói đến nhân dân là nói đến hàng triệu người, hàng chục triệu người, là nói đến
nguồn sức mạnh của động lực phát triển lịch sử, như Nguyễn Trãi đã từng ca
ngợi: “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (Thuyền bị lật mới tin dân mạnh như
nước).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

vạn chiến sĩ thanh niên xung phong trên con đường chiến lược Trường Sơn thời
chống Mỹ “Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng”.


Trong thời bình, trên mặt trận học tập, sản xuất cũng là thanh niên. Chính họ đã
đem tài trí và lịng u nước thương dân mà lập nên bao sự tích vẻ vang. Điện
khí hóa, cơng nghiệp hóa đất nước là thanh niên. Bảo vệ biên giới, trấn giữ
Trường Sa là thanh niên. Hàng vạn chiến sĩ Áo xanh, đội quân tình nguyên là


thanh niên. Ơng bạn Việt kiều Tran Hung John có biết? Hàng triệu thanh niên
Việt Nam đâu có “thụ động”, đâu có “đi theo” mà họ sống, lao động, học tập và
chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp.


Xã hội Việt Nam hiện nay chưa phải đã hoàn toàn tốt đẹp. Nhân dân Việt Nam
cũng còn một bộ phận gây nên bao tệ nạn. Quyền dân chủ của nhân dân, đó đây
còn bị một số quan chức vi phạm. Tệ nạn tham nhũng cịn nặng nề. Nhưng hiện
tượng biểu tình của “phe áo đỏ” và “phe áo vàng”, lôi kéo hàng chục vạn người
thì khơng có; chuyện đánh bom tự sát và giết hại người vơ tội thì khơng có.
Ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào ta cịn sống trong khó khăn thiếu thốn. Trường
học, bệnh viện còn thiếu thốn. Khoa học, kĩ thuật của nước ta phải hai, ba thập
kỉ nữa, mới trở nên hiện đại. Và còn bao hậu quả chiến tranh, nặng nề.


Tran Hung John có nói: “Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã
được vẽ sẵn". Tôi và các bạn tôi, gần một triệu học sinh lớp 12 dự thi Cao
đẳng, Đại học năm 2017, việc chọn trường, chọn khối thi do chúng tơi tự chọn,
tự quyết định, đâu có chuyện “phái đi theo con đường đã được vẽ sẵn'


Ba năm trước đây (năm đó tơi đang học lớp 9) lần đầu tiên tôi được theo mẹ đi
dự lễ hội đền Hùng (mùng 10 tháng 3 Âm lịch). Trong dòng người hàng mấy
chục vạn, tơi nhìn thấy hàng trăm bà con Việt kiều từ bốn phương trời xa kéo
về dự lễ hội. Ai cũng mặt mày rạng rỡ, thành kính được hành hương về cội
nguồn. Chẳng có ai!à người “thụ động” đâu! Tran Hung John từng đi dọc đất
nước, và đã đi dự lễ hội đền Hùng chưa?


Vì thời gian hạn hẹp, nên tôi chưa thể trao đổi hết mọi ý nghĩ của mình với
Tran Hung John được.


Ba má tơi phải bán sào mía lấy tiền cho tơi đi thi Đại học. Tơi và nhiều bạn tơi,
trong túi khơng có nhiều đơ, nhưng nói đến nhân dân, nghĩ về nhân dân Việt


Nam, chúng tôi vô cùng tự hào, lúc nào cũng cảm thấy niềm tự hào dân tộc
dâng lên dào dạt!


<b>BÀI LÀM 2</b>


Người ta giới thiệu Tran Hung John là chàng trai Việt kiều, nên tơi mới gọi là
“anh" chứ đâu phải vì “Thấy người sang bắt quàng làm họ”.


Người ta bảo là “Hãy trao đổi với Tran Hung John và bày tỏ quan điểm sống
của chính mình”. Người ta hỏi chúng tơi có đồng tình với ý kiến của Tran
Hung John khơng? Đó là ý kiến anh nhận xét về nhân dân Việt Nam:


"Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ
không phải người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau
chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo
con đường đã được vẽ sẵn".


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Có phải "Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi
theo…” như Tran Hung John đã nhận xét khơng?


Bàn tay có ngón dài ngón ngắn. 90 triệu con người Việt Nam cũng vậy, có
người tiên phong, chủ động, cũng có một số ít người thụ động, đi theo. Anh
cho rằng “phần nhiều người Việt Nam” là thụ động, đi theo. Con số đó là
phỏng đốn khơng đúng mà cịn biểu thị một thái độ coi thường, thóa mạ đồng
bào mình, dân tộc mình.


Dưới thời Pháp thuộc, bọn thực dân gọi người Việt Nam là A-na-mít, bọn quan
lại tay sai gọi dân ta là cu-li, dân ngu khu đen một cách khinh bỉ! Gán một thế
kỉ sau, dưới con mắt Việt kiều Tran Hung John, dân Việt Nam cũng chỉ là loại
người “thụ động” và “di theo"'.



Thụ động vì không biết suy nghĩ, khác chi con rối bị giật dây! Đi theo vì a dua!
Chỉ có những kẻ vong bản, mất gốc mới thóa mạ đồng bào mình như vậy!
Có thổ Tran Hung John sống nhiều năm ở xứ người, ăn cơm tây, ngủ nhà tây,
học trường tây, học sử tây, tiêu tiền tây,… nên mới nghĩ thế chăng? Tơi xin nói
với anh một vài sự kiện lịch sử.


Các nghĩa sĩ Cần Giuộc ngày xưa (1858) chỉ là dân ấp dân lân, chỉ với lưỡi dao
phay, ngọn tầm vông thế mà đã “chém rớt đầu quan hai họ”. Họ là những anh
hùng đã “mến nghĩa làm quán chiêu mộ”. Trương Định và hàng ngàn nghĩa
quân đâu phải “thụ động” và “đi theo”'. Họ là các anh hùng cứu quốc, tên tuổi
lưu danh sử sách muôn đời.


Ờ Bến Tre quê tôi, hàng ngàn cô, bác ba má trong đội quân tóc dài đâu phải là
những người “thụ động”, “đi theo” mà là những anh hùng của vườn dừa đã làm
nên “Dáng đứng Bến Tre”, làm cháy bùng ngọn lửa Đồng khởi (1959-1960)
thời chống Mỹ. Tự hào lắm chứ!


Tháng 6-1963, hàng ngàn Phật tử ở Huế đã kéo đến chùa Từ Đàm làm lỗ cầu
siêu thì bị Ngơ Đình Diệm và lũ tay sai “tắm múu” Ngơ Đình Nhu và mụ Lệ
Xuân thì bảo là “Việt Cộng nằm vùng”, “lũ dân q bị Việt Cộng giật dây!”.
Ngày 11-6-1963, Hịa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đường phố Sài
Gòn. Tiếp theo là hàng vạn học sinh, sinh viên Sài Gòn đấu tranh sơi sục chống
Ngơ Đình Diệm. Phải chăng đó là những người “thụ động” và “di theo”!


Ba mươi năm (1945-1975) đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng chục triệu chiến
sĩ, đồng bào ta đã anh dũng ngã xuống, nên mới có đất nước thống nhất như
ngày nay. Nếu “phần nhiều người Việt Nam "thụ động" và "di theo" thì làm sao
có thành quả tươi đẹp như ngày nay?



Trong cuộc sống đời thường, sản xuất lao động, nhân dân Việt Nam rất nhân
hậu và cần cù. Phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào thi đua sản xuất
hiện nay đã và đang diễn ra trên khắp mọi miền đất nước. Hơn 7 triệu tấn gạo
xuất khẩu mỗi năm là thành tích to lớn của hàng triệu dân cày. Họ cần cù sản
xuất để làm giàu, để ấm no hạnh phúc, đâu có phải “thụ động, di theo con
đường đã được vẽ sẵn!”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tấm lòng vàng. Những nhà hảo tâm xây cầu cho quê hương đều vì tình nghĩa,
đâu phải “đi theo con đường đã được vẽ sẵn”!


'khanh niên, học sinh, sinh viên Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh tuy có một số
bộ phận rất nhỏ ăn chơi đua địi, cịn đại đa số sống có chí hướng, chịu khó học
hành tu dưỡng lập thân, lập nghiệp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Hầu như bạn nhỏ nào cũng ước mong được đem tài trí
góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước!


Tơi bước vào tuổi 19 trên con đường học tập và hướng nghiệp. Tôi rất buồn khi
đọc một vài ý kiến của anh nói về “phần nhiều" con người Việt Nam biểu lộ
một thái độ “cạn tình nghĩa" đến thế!


Tơi cịn muốn viết dài, muốn trao đổi với anh về nhiều điều khác nữa, nhưng
thời gian hạn hẹp, không gian hạn hẹp nên xin dừng bút.


<b>BÀI LÀM 3</b>


Tran Hung John, một Việt kiều về thăm cố hương, với sự “trải nghiệm của
chính mình", với tâm nguyện “tìm hiểu nguồn cội", anh đã có nhận xét: “Phần
nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ khơng
phải người tiên phong. Nếu có ai dó đi trước và thử trước, tơi sẽ theo sau chứ
không hao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến hạn phải đi theo con


đường đã được vẽ sẵn ”.


Trước hết, ta phải tìm hiểu qua một vài từ ngữ. Phần nhiều: số đông, đa số. Thụ
động: bị động, chỉ biết nghe theo, làm theo như cái máy mà khơng hề có sự suy
nghĩ. Đi theo: cũng có ý nghĩa như làm theo; tục ngữ có câu: "Ăn cỗ đi trước,
lội nước theo sau". Có ngờ nghệch hoặc khốn vật mới có cách sống "đi theo"
như bầy đàn! Người tiên phong: người đi đầu, dẫn đầu. Người dẫn đường:
người lãnh đạo, người chì huy.


Câu nói của Việt kiều Tran Hung John vừa chê vừa coi khinh số đơng con
người Việt Nam khơng có bản lĩnh, khơng biết tự làm chủ bản thân mình, chỉ
biết "di theo”, "di theo con đường đã được vẽ sẵn".


Dân số Việt Nam hiện nay (2013) là khoảng 90 triệu người, vậy "phần nhiều
người Việt Nam" là bao nhiêu? Chắc là một con số rất lớn (89 triệu chăng?).
Một cách nói hàm hồ với thái độ coi thường, khinh miệt nhân dân ta. Thật đáng
chê trách! Chỉ có những con người mất gốc mới ăn nói hồ đồ như thế, mới có
cách nghĩ vong bân, xằng bậy như vậy!


"Thụ động" và "đi theo" có phải là tính cách của "phần nhiều người Việt Nam"
không?


Nếu nhân dân Việt Nam sống "thụ động" và "đi theo” thì đất nước ta, dân tộc ta
sao lại có những trang sử vàng chói lọi như cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng,
Bà Triệu, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên, tiêu diệt 20 vạn quân xâm
lược của Tôn Sĩ Nghị? Sao lại có chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa
cầu", và ngày lịch sử 30-4-1975 quét sạch thù trong giặc ngoài, đất nước thống
nhất liền một dải?


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

“bị động”, không “đi theo” như chàng trai Việt kiều đã mỉa mai! Trái lại, ta


thấy, nhân dân ta giàu lòng yêu nước; các phong trào thi đua ái quốc đã chứng
tỏ “lực lượng nhân dân, sức mạnh quần chúng là vô cùng to lớn, rất hùng hậu
và vô địch”.


Những phong trào hiện nay cũng vậy, như “Phong trào thanh niên tình
nguyện”, phong trào cứu giúp đồng bào ở vùng sâu vùng xa, cứu giúp các nạn
nhân chất độc da cam, cứu giúp học sinh nghèo,… đã cho ta biết tình tương
thân tương ái, lòng nhân hậu “thương người như thể thương thân” của nhân dân
ta là một truyền thống vô cùng cao quý, rất đáng tự hào.


Tôi đã đôi ba lần vào thăm ngoại tôi ở Hậu Giang; tôi đã từng run run đi qua
những chiếc cầu tre, cầu khỉ lắt lẻo, và gần đây thấy nhiều cầu “V.K” bằng xi
măng, bằng sắt thép khá hoành tráng bắc qua kênh rạch, để bà con xóm thơn đi
chợ, đi làm ăn. để trẻ em đi học được thuận lợi. Ngoại tôi và các em tôi cho biết
các cầu “V.K” là do Việt kiều xây dựng nên.


Anh Tran Hung John đã có việc làm nào thể hiện tình nghĩa đối với bà con, đối
với cố hương, đối với quê cha đất tổ? Hay anh chỉ nghĩ là “phần nhiều người
Việt Nam có tính cách thụ động”, và chỉ biết “đi theo”…


</div>

<!--links-->

×