Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi... Đất Nước có từ ngày đó - Bài văn mẫu lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.29 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau đây trong đất nước (trích trường ca Mặt</b>
<b>đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có</b>
<b>rồi... Đất Nước có từ ngày đó</b>


<b>Bài làm</b>


Cùng một cách cảm nhận về đất nước, nhưng nếu ở những khổ thơ khác,
Nguyễn Khoa Điềm thường dùng các từ ngữ, hình ảnh tượng trưng, giàu chất
duy lý, thì ở khổ thơ mở đầu của chương Đất Nước: Khi ta lớn... Đât Nước có
từ ngày đó..., nhà thơ lại sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất quen thuộc, bình bị
trong đời sống người dân Việt Nam để trả lời cho câu hỏi: Đất nước được hình
thành như thế nào?


Dĩ nhiên với cách trả lời bằng thơ, không bao giờ là những phán đoán, suy luận
đơn giản, khổ thơ gợi lên trong lòng người đọc bao cảm xúc. Và, từ câu trả lời
đã gợi mở sự trả lời nhiều câu hỏi khác về đất nước, nhân dân.


Mở đầu cho khúc ca Đất Nước của bản trường ca Mặt đường khát vọng, nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:


<i>Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi</i>


<i>Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể</i>
<i>Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn</i>


Hai câu thơ diễn tả một ý khá rành mạch: Đất nước có từ rất lâu, ở trong những
cái “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Nhưng đây mới chỉ là hiển ngôn.
Đúng, đất nước đã từ lâu lắm rồi, không phải bây giờ, trước cả ngày ta mới
chào đời. Song vì sao lại là lớn lên mà không là sinh ra (Khi ta sinh ra)? Đất
nước cũng như dân tộc, nhân dân, và những điều thiêng liêng khác cần được
nhận thức. Lớn lên tức là trưởng thành, có hiểu biết. Ngày xưa, còn bé, ta chưa


biết. Khi lớn lên, ta ý thức sâu sắc về đất nước cũng như những điều thiêng
liêng, cao quý khác.


Đất nước thiêng liêng, nhưng đất nước cũng rất gần gũi. Đất nước không ở đâu
xa. Đất nước ở ngay trong câu chuyện cổ tích mẹ ta thường kể hằng đêm.
Không một câu chuyện cổ nào mẹ ta kể lại không bắt đầu bằng ngày xửa ngày
xưa. Câu chuyện ấy thuộc về một thế giới xa xăm, hàng nghìn đời trước.
Nhưng điều lạ là, qua lời kể của mẹ, thế giới ấy thật gần. Đất nước là như vậy
đó. Đất nước đã có rất lâu. Những câu chuyện về đất nước là những câu chuyện
rất xa. Nhưng cũng khơng có gì gần gũi, thân thiết bằng đất nước.


Những câu thơ kế tiếp hướng người đọc vào sự hình thành và phát triển của đất
nước:


<i>Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn</i>
<i>Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc</i>


<i>Tóc mẹ thì bới sau đầu</i>


<i>Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn</i>
<i>Cái kèo, cái cột thành tên</i>


<i>Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng</i>
<i>Đất Nước có từ ngày đó...</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nước có từ ngày đó... Như vậy, nếu có chia tách để phân tích, đoạn thơ được
cấu trúc thành: 2 + 6 + 1.


Sáu câu ở giữa có hai câu mang tính phán đốn:



<i>Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn</i>
<i>Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc</i>


<i>Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng</i>


Hai câu này cấu trúc giống nhau. Mỗi câu đều có một động từ (làm vị ngữ): bắt
đầu, lớn lên. Không ai nói chính xác đất nước ta bắt đầu từ bao giờ. Nhà sử
học, mỗi người nêu một số liệu. Và, ngay cả khi số liệu tưởng chừng rất chính
xác cũng khơng nói được đầy đủ về sự bắt đầu của đất nước. Nhà thơ nói theo
cách của mình: Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn. Ăn trầu là một
phong tục cổ xưa của người Việt, đến nay cịn tồn tại. Nó có thể là thú vui.
Nhưng trước hết nó là một tập tục văn hóa. Do đó, trong miếng trầu đơn sơ,
bình dị của người Việt hàm chứa một giá trị văn hóa (Vì thế, trong rất nhiều sự
kiện quan trọng của người Việt ln có mặt của miếng trầu: bàn thờ ngày giỗ,
việc hiếu hỷ...). Một đất nước được sinh thành, được gọi là đất nước khơng
phải chỉ có một dải non sơng và những con người tồn tại trên đó. Đất nước chỉ
thực sự là đất nước khi có văn hóa. Bởi vậy, cách cắt nghĩa đất nước được hình
thành từ bao giờ theo cách nói của nhà thơ hóa ra rất chính xác, được đông đảo
mọi người chấp nhận.


Nhưng đất nước không bao giờ đứng yên. Đất nước luôn phát triển. Nhà thơ
viết: Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Lớn lên cũng
có nghĩa là trưởng thành. Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân
tộc Việt Nam phải chống chọi với biết bao cuộc chiến tranh xâm lược. Song,
đất nước như một chàng trai tuấn tú, trải qua gian lao, thử thách, càng nhanh
chóng trưởng thành. Các cuộc chiến tranh đó khơng những khơng khuất phục
được dân tộc Việt Nam mà còn thúc giục dân tộc trở nên vững vàng hơn.


Bốn câu thơ còn lại bổ sung cho luận đề về sự hình thành và phát triển của đất
nước:



<i>Tóc mẹ thì bới sau đầu</i>


<i>Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn</i>
<i>Cái kèo, cái cột thành tên</i>


<i>Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Khi viết về đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ kể về sự giàu đẹp
của đất nước. Nhà thơ chú trọng nói về quá trình hình thành và phát triển của
đất nước với biết bao vất vả, gian lao, mồ hôi, nước mắt của hàng hàng lớp thế
hệ nối tiếp nhau. Nhìn rộng ra, trong cả bài thơ Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm
luôn nhất qn với cách nhìn như thế. Đấy cũng chính là điều nhà thơ muốn
nhắn gửi với thế hệ trẻ trong những tháng năm dân tộc ta phải dồn sức vào cuộc
chiến tranh khốc liệt, một mất một còn với kẻ thù. Lời nhắn gửi cho thế hệ trẻ
ngày ấy đến nay hẳn vẫn còn tha thiết đối với thế hệ hơm nay.


<b>Bài làm 2</b>


Có được lớn lên từ mái ấm gia đình, từ tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ ta
mới thấy câu ca dao "gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau" là lời nhắn nhủ,
dặn dò quý giá biết bao. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đang tìm cho mình một
cách cảm nhận mới về đất nước vốn là một đề tài rất cũ, một hình ảnh rất quen
trong chín câu đầu của trường ca:


<i>Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi</i>


<i>Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể.</i>
<i>Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn</i>



<i>Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc</i>
<i>Tóc mẹ thì bới sau đầu</i>


<i>Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn</i>
<i>Cái kèo, cái cột thành tên</i>


<i>Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng</i>
<i>Đất Nước có từ ngày đó...</i>


Muốn hiểu về Đất Nước nhưng "khi ta lớn lên đất nước đã có rồi": lời thơ
khẳng định đất nước ra đời từ rất lâu như ta thường bảo 4000 năm lịch sử. Câu
thơ cũng khẳng định sự trường tồn của đất nước sau bao nhiêu thăng trầm, bao
nhiêu lần đánh giặc ngoại xâm, chống lại nội thù để bảo vệ đất nước. Nhưng
câu thơ cũng nói lên nỗi lịng băn khoăn của nhà thơ vì làm sao hiểu được đất
nước khi đất nước đã có từ lâu, đã cách ta quá xa, đã "có từ ngày xửa ngày
xưa...": một cụm từ vô cùng quen thuộc, thân thương vì ai trong chúng ta
khơng từng được đắm mình trong những câu chuyện cổ tích thần tiên" mẹ
thường hay kể". Những câu chuyện kể, những lời ru của mẹ đưa con về với đất
nước yêu dấu.


"Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn", câu thơ của Nguyễn Khoa
Điềm khiến con nhớ đến câu chuyện cảm động "Sự tích trầu cau" mẹ kể con
nghe về tình nghĩa gia đình thắm thiết, ven trịn, hồ quyện nhau như màu đỏ
huyết thống thiêng liêng. Đấy chính là nền tảng để xây dựng gia đình, để khởi
đầu đất nước hay đây cũng chính là bài học đầu tiên về đất nước. Miếng trầu
bình thường bà vẫn ăn hàng ngày sao bỗng dưng trở thành thiêng liêng, thấp
thống đâu đó dáng hình đất nước qua tập tục ăn trầu thân quen.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tranh bất khuất của người xưa dẫu ko có vũ khí tương xứng nhưng đã để lại cho
con cháu một bài học: muốn đất nước lớn lên vững vàng thì dân mình phải biết


trồng tre để chuẩn bị thành vũ khí đánh giặc. Bài học lịch sử quý giá này cháu
con luôn ghi nhớ và đang vận dụng trong những ngày đánh Mỹ ác liệt để bảo
vệ đất nước với "gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong
vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa
chín" (Thép mới)


Mỗi một đất nước đều có riêng những phong tục tập quán và dân tộc ta cũng
thế. Hình ảnh" tóc mẹ thì bới sau đầu" đã nói lên một nét đẹp của phong tục
Việt Nam ta từ xưa còn lưu lại đến bây giờ dù đất nước đã phải trải qua bao
năm bị ngoại bang đô hộ và đồng hoá nhưng dân tộc này vẫn giữ được tập quán
riêng của đất nước mình.


Có được lớn lên từ mái ấm gia đình, từ tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ ta
mới thấy câu ca dao "gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau" là lời nhắn nhủ,
dặn dò quý giá biết bao. Với Nguyễn Khoa Điềm "cha mẹ thương nhau bằng
gừng cay muối mặn" để con được hưởng hạnh phúc đầy đủ, cho con hiểu thêm
một nét đẹp đạo lí dân tộc là tình nghĩa ln thuỷ chung, son sắc.


Từ cái nhà con ở khi "cái kèo, cái cột thành tên" đến hạt gạo con ăn"phải một
nắng hai sương xay, giã, giần, sàn" ta hiểu được bao thế hệ mẹ cha đã lao động
vất vả, chắt chiu, dành dụm để tạo dựng cuộc sống cho những đứa con nên
người và góp phần dựng xây đất nước. Tất cả chính là đất nước. Thế thì đất
nước ko phải đâu xa lạ, vơ hình mà là những vật dụng, những hình ảnh hàng
ngày ta vẫn thấy quanh đây rất đỗi thân quen đã từng gắn bó với ta từ thời thơ
bé khi bên ta có bà, có mẹ , có cha. Nhưng chính những câu chuyện cổ tích mẹ
kể con nghe, chính những lời ru ca dao đã đưa con vào thế giới sâu nặng nghĩa
tình của đất nước thiêng liêng với bao truyền thống, tập quán tốt đẹp.


</div>

<!--links-->

×