Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2016 - 2017 - Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.1 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD&ĐT</b>
<b>TAM ĐẢO</b>


<b>ĐỀ THI THỬ LẦN 1 TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT</b>
<b>Năm học 2016-2017</b>


<b>Môn: Ngữ văn</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, (khơng tính thời gian giao đề)</i>
<i><b>Câu 1 (2,0 điểm)</b></i>


Cho đoạn văn sau:


<i>Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất;</i>
<i>được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn</i>
<i>sơng dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh</i>
<i>khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ</i>
<i>nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là</i>
<i>nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.</i>


(Ngữ văn 8, tập hai, trang 49, NXBGD 2004)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?


<i>b) Em hiểu từ “thắng địa” trong đoạn văn đã cho như thế nào? </i>


c) Hãy xác định thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần biệt
lập gì?


<i>Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất;</i>
<i>được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.</i>



d) Hãy chỉ rõ phép thế liên kết câu trong đoạn văn trên.
<i><b>Câu 2 (2,0 điểm)</b></i>


<i>Khổ cuối bài thơ “Bếp lửa”, Bằng Việt viết:</i>
<i>“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu”</i>
a) Chép chính xác 3 câu thơ cịn lại của khổ thơ.
b) Những câu thơ vừa chép nói lên nội dung gì?


<i>c) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”.</i>
<i><b>Câu 3 (6,0 điểm)</b></i>


<i>Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi</i>
<i>sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.</i>


<i></i>


<i>---Hết---Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm!</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ LẦN 1 VÀO LỚP 10 THPT</b>
<b>Năm học 2016-2017</b>


<b>Môn: Ngữ văn</b>


<b>Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>1</b>


<i>a) Đoạn văn đã cho được trích từ văn bản “Chiếu dời đơ” (“Thiên đơ</i>
<i>chiếu”) của tác giả Lí Cơng Uẩn.</i>



<i><b>Tiêu chí cho điểm:</b></i>


- Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời được yêu cầu trên;


- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chỉ trả lời đúng tên văn bản hoặc tên tác
giả;


- Mức khơng đạt (0 điểm): Trả lời sai hồn tồn hoặc khơng làm bài.


0,5


<i>b) “Thắng địa”: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.</i>
<i><b>Tiêu chí cho điểm:</b></i>


- Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời được yêu cầu trên;


<i>- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chỉ trả lời đúng “phong cảnh đẹp” hoặc</i>
<i>“địa thế đẹp”;</i>


- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hồn tồn hoặc khơng làm bài.


0,5


<i>c) Thành phần biệt lập: “kinh đô cũ của Cao Vương”. Đây là thành phần</i>
phụ chú.


<i><b>Tiêu chí cho điểm:</b></i>


- Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời được yêu cầu trên;



<i>- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chỉ trả lời đúng “kinh đô cũ của Cao</i>
<i>Vương” hoặc “thành phần phụ chú”;</i>


- Mức khơng đạt (0 điểm): Trả lời sai hồn tồn hoặc không làm bài.


0,5


<i>d) Phép thế liên kết câu trong đoạn văn: “nơi này” (câu 5) thay thế cho</i>
<i>“thành Đại La, kinh đơ cũ của Cao Vương” (câu 1).</i>


<i><b>Tiêu chí cho điểm:</b></i>


- Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời được yêu cầu trên;


<i>- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chỉ trả lời đúng “nơi này” (câu 5) thay thế</i>
<i>cho “thành Đại La” (câu 1) hoặc “kinh đô cũ của Cao Vương” (câu 1);</i>
- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hồn tồn hoặc khơng làm bài.


0,5


<b>2</b> a) Chép chính xác 3 câu thơ cịn lại của khổ thơ:
<i> “Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả</i>
<i>Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:</i>
<i>- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”</i>
<i><b>Tiêu chí cho điểm:</b></i>


- Mức tối đa (0,75 điểm): Chép chính xác theo yêu cầu trên (lưu ý dấu câu
chính xác vì đó là dấu hiệu nghệ thuật);


- Mức chưa tối đa:



+ Cho 0,5 điểm: Chép chính xác được 2 câu thơ trong 3 câu thơ trên;
+ Cho 0,25 điểm: Chép chính xác được 1 câu thơ trong 3 câu thơ trên;


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Mức không đạt (0 điểm): Chép khơng chính xác 3 câu thơ trên hoặc
khơng làm bài.


b) Nội dung của đoạn thơ: Những thành quả ngày hơm nay cháu có được là
nhờ tình u thương, sự chăm sóc của bà. Cháu đã lớn khơn, được hưởng cuộc
sống với niềm vui rộng mở nhưng vẫn nhớ về bà với niềm thương nhớ khơn
ngi và lịng biết ơn sâu nặng.


<i><b>Tiêu chí cho điểm:</b></i>


- Mức tối đa (0,25 điểm): Trả lời được yêu cầu trên;


- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hồn tồn hoặc khơng làm bài.


0,25


<i>c) Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”:</i>


<b>- Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành,</b>
<i>bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình</i>
bà cháu, đồng thời thể hiện lịng kính yêu trân trọng và biết ơn của người
cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước. (0,5
điểm)


<b>- Nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả,</b>
tự sự và bình luận. Thành cơng của bài thơ cịn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp


lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm,
cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu. (0,5 điểm)


<i><b>Tiêu chí cho điểm:</b></i>


- Mức tối đa (1,0 điểm): Trả lời được yêu cầu trên;
- Mức chưa tối đa:


+ Cho 0,75 điểm: Cơ bản trả lời được yêu cầu trên nhưng còn mắc các lỗi
nhỏ;


+ Cho 0,5 điểm: Trả lời được 1/2 yêu cầu trên, có thể mắc các lỗi nhỏ;
+ Cho 0,25 điểm: Trả lời được một vài nội dung theo yêu cầu trên, mắc
nhiều lỗi diễn đạt, chưa thể hiện rõ ràng;


- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hồn tồn hoặc khơng làm bài.


1,0


<b>3</b> <b>* u cầu về hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện</b>
(nhân vật văn học); bố cục ba phần đảm bảo rõ ràng, mạch lạc, lập luận
chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng,
đúng chính tả, ngữ pháp.


<b> * Yên cầu về nội dung: Thí sinh có thể kết cấu bài viết theo nhiều cách</b>
khác nhau, hoặc có thể phát biểu cảm nhận theo cách riêng của mình về
<i>nhân vật Phương Định, miễn là làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật, nhưng</i>
nhìn chung phải đảm bảo được các nội dung chính sau đây:


<i><b>a) Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nội dung chủ đề của tác</b></i>


phẩm; giới thiệu được khái quát vẻ đẹp của nhân vật: Vẻ đẹp của Phương
Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng
chiến chống Mĩ.


<i><b>b) Thân bài:</b></i>


- Là một cô gái Hà Nội vào chiến trường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ
quốc (từng có thời học sinh vơ tư ở bên mẹ; vào chiến trường đã ba năm,


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

quen với bom đạn và nguy hiểm, giáp mặt với cái chết nhưng vẫn hồn
nhiên, trong sáng, đầy khát khao mơ ước);


- Vẻ đẹp của Phương Định qua sự tự nhận xét, đánh giá về cuộc sống của
mình:


+ Là cơ gái trẻ với nhiều ấn tượng sâu sắc về ngoại hình rất nữ tính (một cơ
gái khá, hai bím tóc dày, mềm; cổ cao kiêu hãnh, đôi mắt đẹp; được nhiều
người để ý nhưng chưa dành tình cảm riêng cho ai...);


+ Hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính, nhiều sở thích (hay mơ mộng, thích làm
duyên, mê hát, thích mưa đá, hướng về những kỉ niệm đẹp ở thành phố và
thời thiếu nữ...);


+ Giàu tình cảm yêu mến đồng đội trong tổ và trong đơn vị (lo lắng và đỡ
chị Thao bị ngã; cứu chữa, chăm sóc khi Nho bị thương; dành tình yêu và
niềm cảm phục cho tất cả các chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp...);


- Vẻ đẹp của Phương Định trong chiến đấu: là một nữ chiến sĩ cẩn thận,
thông minh, can đảm và vơ cùng anh dũng (một khí phách lẫm liệt được
thể hiện trong hoàn cảnh phá bom);



- Vẻ đẹp Phương Định được hiện lên qua nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc
sắc của nhà văn: Chọn ngôi kể thứ nhất (nhân vật chính là người kể
chuyện), tạo điều kiện để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những
cảm xúc và suy nghĩ (tâm lí) của nhân vật;


- Đánh giá nhân vật: Vẻ đẹp của Phương Định cũng là vẻ đẹp của thế hệ trẻ
Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.


<i><b>c) Kết bài:</b></i>


- Nhận định khái quát thành công xây dựng nhân vật Phương Định; một cơ
gái có nhiều cá tính, tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm, hồn nhiên nhưng
can đảm, anh dũng, giàu tình yêu nước;


- Phát biểu cảm nghĩ, liên hệ.
Tiêu chí cho điểm:


* Mức tối đa (6 điểm): Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ
năng; bố cục chặt chẽ, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hợp lí; trình bày đầy đủ,
khai thác nhân vật sâu sắc theo hướng đề bài yêu cầu; nhận biết được
những vẻ đẹp tiêu biểu của nhân vật trong đoạn trích; biết chọn lọc dẫn
chứng hợp lí; diễn đạt lưu lốt, trình bày sạch đep.


* Mức chưa tối đa:


- Từ 4,25 đến 5,75 điểm: Trình bày tương đối đầy đủ các yêu cầu, khai thác
nhân vật sâu sắc; nhận biết được những vẻ đẹp của nhân vật; biết đặt nhân
vật trong tác phẩm để xem xét; biết chọn lọc dẫn chứng hợp lí; diễn đạt lưu
lốt, lập luận chặt chẽ; trình bày sạch đep, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt


nhưng không nghiêm trọng;


- Từ 3,25 đến 4 điểm: Hiểu tác phẩm và nhân vật, lập luận chặt chẽ nhưng
chưa biết vận dụng kiến thức vào yêu cầu cụ thể của bài viết, chưa biết đặt
nhân vật trong tác phẩm để xem xét; trình bày sạch đẹp;


- Từ 2,25 đến 3 điểm: Có kiến thức về tác phẩm và nhân vật, diễn đạt chưa
rõ ý, còn chung chung; biết tổ chức bài văn, không mắc những lỗi nghiêm
trọng về ngữ pháp và chính tả, nhớ được văn bản và dẫn chứng;


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

rõ nghĩa, mắc nhiều lỗi ngữ pháp, trình bày;


- Từ 0,25 đến 1 điểm: Khơng có kiến thức về tác phẩm và nhân vật, không
hiểu đề nhưng vẫn viết được một số ý có liên quan đến tác phẩm và nhân
vật; hoặc diễn đạt quá kém, viết không rõ câu, đoạn, bài văn.


* Mức không đạt (0 điểm): Bỏ giấy trắng, hoặc bài viết hoàn toàn lạc đề, kĩ
năng diễn đạt và ngữ pháp đều kém.


<i>Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản về cách chấm. Thí sinh có thể trình bày bài</i>
<i>viết khơng theo trật tự trên, nhưng nếu có đủ ý và diễn đạt tốt thì vẫn cho điểm hoặc cho</i>
<i>điểm tối đa. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có tính sáng tạo. Điểm của tồn</i>
<i>bài là tổng điểm của các câu cộng lại lẻ đến 0,25.</i>


</div>

<!--links-->

×