Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CP TIN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.74 KB, 7 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CP TIN HỌC
I . ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG
HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CP TIN HỌC:
Trong những năm đầu thành lập công ty gặp không ít những khó khăn do bộ
máy quản lý của Công ty chưa quen với công việc kinh doanh, đặc biệt là kinh
doanh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Nhưng với sự cố
gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và sự đóng góp của
một số lãnh đạo giỏi, Công ty đã dần dần mở rộng và phát triển hơn.
Bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng không ngừng được
hoàn thiện, đặc biệt là bộ phận kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh
doanh, đã cung cấp thông tin kịp thời, chi tiết tình hình nhập, xuất kho hàng hoá,
doanh thu bán hàng đồng thời theo dõi quá trình tiền hàng của khách hàng đảm bảo
số liệu kế toán được phản ánh một cách trung thực, hợp lý, rõ ràng. Trong hạch
toán hạn chế được việc ghi chép trùng lặp không cần thiết.
Về tổ chức sổ sách kế toán và luân chuyển sổ sách hợp lý, khoa học, đảm
bảo nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với khả năng và trình độ của
đội ngũ cán bộ kế toán trong Công ty, với đặc điểm quản lý, kinh doanh của Công
ty. Ngoài ra, Công ty luôn chấp hành đúng, đầy đủ các chính sách, chế độ kế toán,
tài chính của Nhà nước, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, Công ty luôn chủ động nắm bắt nhu cầu
khách hàng, tạo điều kiện cho việc mua và thanh toán tiền hàng của khách hàng
được thực hiện một cách hợp lý, thuận tiện, đảm bảo yêu cầu chất lượng từ đó
nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường.
Do nắm vững được thị trường nên công ty đã chiếm được vị trí đáng kể trên
thị trường, ngày càng phát triển với đội ngũ kế toán có trình độ cao. Với những mặt
hàng đa dạng, phong phú, phức tạp nhưng do kế toán trưởng đã chỉ đạo phòng kế
toán làm việc một cách khoa học nên đã đáp ứng được đầy đủ và theo dõi sát sao
để tham mưu cho ban giám đốc xem xét quá trình hoạt động kinh doanh của Công
ty.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác kế toán bán hàng và xác định kết


quả kinh doanh của Công ty còn một số hạn chế cần khắc phục.
NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN NỘI
DUNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY :
Cùng với những kiến thức đã học ở trường và thời gian tìm hiểu thực tế tại
Công ty cổ phần tin học-thiết bị giáo dục TVT , em xin mạnh dạn đưa ra một số ý
kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác
định kết quả kinh doanh
Vấn đề thứ nhất: về việc sử dụng tài khoản:
Khi bán hàng cho dù khách hàng trả tiền ngay hay chấp nhận thanh toán kế
toán cũng phản ánh trên TK 131. Việc hạch toán như vậy trùng lặp làm cho khối
lượng công việc tăng lên. Do vậy, để giảm bớt khối lượng công việc bị trùng lặp
thì kế toán chỉ sử dụng TK 131 khi thời đIểm khách hàng mua hàng thanh toán
ngay bằng tiền mặt hoặc bằng tiền gửi Ngân hàng thì kế toán ghi:
Nợ TK liên quan (TK lll, l12)
Có TK 511 ''Doanh thu bán hàng''
Có TK 3331 (33311) ''Thuế GTGT phải nộp''
Đồng thời phản ánh vào Bảng kê số l nếu khách hàng thanh toán bằng tiền
gửi ngân hàng (Bảng kê số l và bảng kê số 2 có mẫu theo quy định của Bộ tài
chính)
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Các khoản chi phí này phải được hạch toán
trên tài khoản 641 ''Chi phí bán hàng''. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp là những
khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà
không tách riêng cho bất cứ một hoạt động nào. Các khoản chi phí quản lý doanh
nghiệp được kế toán phản ánh trên tài khoản 642 ''Chi phí quản lý doanh nghiệp''
Nhưng tại Công ty TVT , kế toán lại sử dụng TK 642 để theo dõi tất cả các
chi phí này. Việc hạch toán như vậy là chưa theo quy định của chế độ kế toán
doanh nghiệp và không phản ánh đúng nội dung, bản chất của từng loại chi phí.
Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát các khoản chi thuộc hai loại

chi phí này và khó xác định được ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh. Việc hạch toán chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp trên hai tài khoản riêng biệt (TK 641 và TK 642) sẽ khắc
phục được những hạn chế trên. Việc theo dõi hai loại chi phí riêng biệt trên hai tài
khoản khác nhau (TK 641, TK 642) sẽ phản ánh được một cách chi tiết rõ ràng
hơn, tiện cho việc kiểm tra, giám sát, tránh tình trạng những khoản chi không cần
thiết, không hợp lý đồng thời có biện pháp tiết kiệm hai loại chi phí này.
Vấn đề thứ hai: Về việc lập dự phòng các khoản thu khó đòi và dự phòng
giảm giá hàng tồn kho:
Khái niệm thận trọng của kế toán chỉ ra rằng: Kế toán phải tính vào lỗ những
khoản có khả năng mất đi và không được tính vào lãi nhưng khoản chưa chắc.
Hơn thế nữa, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng
suôn sẻ, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường.
Doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt rủi ro. Chẳng hạn trong quá trình tiêu thụ
doanh nghiệp có thể gặp tình trạng một số khách hàng chấp nhận thanh toán song
vì một lý do nào đó họ không có khả năng thanh toán (lâm vào tình trạng phá sản,
làm ăn thua lỗ. . .). Cụ thể năm 2001, một khách hàng ở Ninh Bình có mua của
Công ty một lượng hàng trị giá 300 triệu đồng nhưng chưa thanh toán được cho
công ty do đang gặp phải khó khăn trong việc tranh chấp tiền hàng với một bạn
hàng khác. Ngoài ra, có một số khách hàng của Công ty là các tư nhân nhỏ ở các
tỉnh, vốn kinh doanh của họ ít nên khả năng thanh toán của họ còn phụ thuộc vào
việc có bán được hàng hoặc có thu được tiền hàng của khách hàng hay không. Để
có một khoản tài chính nhằm bù đắp cho các khoản mất mát có thể xảy ra doanh
nghiệp cần phải tiến hành trích lập dự phòng đối với một số khách hàng được coi
là ''đáng ngờ'. Dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi trên TK 139 ''Dự phòng
phảI thu khó đòi'' và được hạch toán như sau''
+ Căn cứ vào quy định của cơ chế tài chính, cuối niên độ kế toán, tính dự
phòng cho các khoản phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 642 (6426) ''Chi phí quản lý doanh nghiệp''
Có TK 139 ''Dự phòng phải thu khó đòi''

+ Trong kỳ hạch toán, nếu có khoản nợ phải thu khó đòi đã thực sự không
thể thu nợ được, căn cứ vào các văn bản xác nhận có chứng cứ pháp lý doanh
nghiệp làm thủ tục xoá nợ theo quy định. Khi được phép xoá nợ, ghi:
Nợ TK 642 ''Chi phí quản lý doanh nghiệp''
Có TK 131 ''Phải thu của khách hàng'' hoặc
Có T Ki38 ''Phải thu khác''
Đồng thời ghi vào bên nợ TK 004 và theo dõi khoản nợ này trong 5 năm.
+ Khi tính số dự phòng cho niên độ sau, ghi:
Trường hợp số dự phong cần lập cho niên độ sau nhiều hơn số dự phòng đã
lập của niên độ trước thì số chênh lệch được hoàn toàn nhập vào thu nhập bất
thường:
Nợ TK 139
Có TK 642
Trường hợp số dự phòng cần lập cho niên độ sau nhiều hơn số dự phòng đã
lập của niên độ trước thì số chênh lệch được hoàn toàn nhập vào thu nhập bất
thường:
Nợ TK 642
Có T K139
+ Đối với những khoản phải thu khó đời đã được xử lý xoá nợ nếu khách
hàng trả lại khi thu tiền, ghi:
Nợ TK lll. 112
Có TK 711
Đồng thời ghi bên có TK 004
vấn đề thứ ba: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Để tăng doanh số tiêu thụ doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các thông tin
về thị trường, nhu cầu thị trường về loại hàng hoá mà doanh nghiệp đang kinh
doanh, phải dự đoán được lượng tiêu thụ trên thị trường để từ đó có chiến lược
kinh doanh thích hợp, tổ chức mua hàng hợp lý tránh tình trạng hàng tồn đọng
trong kho quá nhiều sẽ làm cho chi phí lưu kho, bảo quản và một số phí khách có
liên quan lớn.

Doanh nghiệp phải tăng cường phát triển quan hệ với bạn hàng, xúc tiến
trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, tranh thủ khai thác triệt để thị trường truyền
thống đồng thời có những biện pháp mở rộng thị trường mới.
Thêm vào đó để có thể giảm được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp doanh nghiệp cần phải thực hiện nguyên tắc chi đúng, chi đủ mức cần thiết
lựa chọn phương thức bán hàng hợp lý để có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng.
Đối với khoản chi phí này phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy quản lý của doanh
nghiệp: Tổ chức sắp xếp nhân sự, phân công quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ
phận trong doanh nghiệp.
Như vậy để có thể tăng nhanh doanh số tiêu thụ và kết quả kinh doanh,
doanh nghiệp buộc phải kết hợp hài hoà, hợp lý giữa các biện pháp trên để phù hợp
với điều kiện thực tế của Công ty và để giúp cho Công ty có chiến lược kinh doanh
đúng đắn, chủ động thích ứng với môi trường kinh doanh, quyết định kịp thời khi
có cơ hội xuất hiện, huy động hiệu quả các nguồn lực hiện có và chủ động nguồn

×