Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 9, CHỦ ĐỀ "VÙNG BẮC TRUNG BỘ", TUẦN 13, ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHỦ ĐỀ: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (02 tiết)</b>


Ngày soạn: 24/11/2020


<b>Tiết: 25, 26</b>
Tuần dạy: 13,14


<b>I/ Nội dung chủ đề:</b>


<i>1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.</i>


<i>2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.</i>
<i>3. Đặc điểm dân cư xã hội.</i>


<i>4.Tình hình phát triển kinh tế:</i>
<b> </b> a/ Nông nghiệp.


<b>b/ Công nghiệp.</b>
<b> </b> c/ Dịch vụ.


<i>5/ Các trung tâm kinh tế.</i>
<b>II/ Mục tiêu: </b>


<i>1. Kiến thức:</i>


- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội.


- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó
khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.


- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát


triển của vùng.


- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung
Bộ.


- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm.


<i><b>- Hiểu được vai trò của các di sản đối với sự phát triển du lịch và quan hệ giữa sự phát</b></i>
<i><b>triển du lịch đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản.</b></i>


<b>- Biết các thiên tai thường xãy ra: bão, lũ, hạn hán, gió nóng Tây Nam, cát bay,…gây</b>
<b>nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.</b>


<i>2. Kĩ năng: </i>


- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng, các trung tâm công nghiệp của
vùng.


- Sử dụng các bản đồ Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Bắc Trung Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam
để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu của vùng
Bắc Trung Bộ.


- Phân tích các bảng thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, tình
hình phát triển một số ngành kinh tế của vùng.


<i><b>- Thông qua phương tiện trực quan (tranh ảnh, bản đồ…) và có thể trải nghiệm thực tế,</b></i>
<i><b>nhận biết được một số di sản. Liên hệ được vấn đề khai thác và bảo tồn các di sản này.</b></i>


<b>- Biết một số giải pháp phịng chống và ứng phó với thiên tai như bão, lũ, hạn hán, gió</b>
<b>nóng Tây Nam, cát bay ở BTB.</b>



<i><b>3. Thái độ: </b></i>


- Giáo dục ý thức bảo vệ rừng, phịng chống thiên tai.


<i><b>- Trân trọng, giữ gìn những di sản của địa phương và đất nước.</b></i>


<b>- Đồng cảm, chia sẽ với mọi người không may mắn khi bị những tai họa do thiên tai gây</b>
<b>ra. Ủng hộ, giúp đỡ nhân dân khi có thiên tai xảy ra.</b>


<i>4. Định hướng năng lực hình thành: </i>


- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử


dụng ngôn ngữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>III/ Xác định và mô tả các mức độ yêu cầu:</b>


<b>Chủ đề</b> <b>Nhận biết</b> <b>Thông hiểu</b> <b>Vận dụng thấp</b> <b>Vận dụng cao</b>


<b>Vùng</b>
<b>Bắc</b>
<b>Trung</b>


<b>Bộ</b>


- Nhận biết vị trí địa
lí, giới hạn lãnh thổ
và nêu ý nghĩa của
chúng đối với việc


phát triển kinh tế
-xã hội.


- Trình bày được đặc
điểm tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên
của vùng và những
thuận lợi, khó khăn
đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc
điểm dân cư, xã hội
và những thuận lợi,
khó khăn đối với
việc phát triển của
vùng.


- Trình bày được
tình hình phát triển
và phân bố một số
ngành sản xuất chủ
yếu ở Bắc Trung Bộ.
- Nêu được tên các
trung tâm kinh tế
lớn và chức năng
chủ yếu của từng
trung tâm.


- Sử dụng lược đồ
Địa lí tự nhiên vùng


Bắc Trung Bộ để
phân tích đặc điểm
tự nhiên, sự phân
bố một số ngành
sản xuất chủ yếu
của vùng Bắc Trung
Bộ.


- Phân tích các bảng
thống kê để hiểu và
trình bày đặc điểm
tự nhiên, dân cư, xã
hội, tình hình phát
triển một số ngành
kinh tế của vùng.


- Xác định trên
lược đồ tự nhiên
vùng BTB vị trí,
giới hạn của vùng.
- Xác định trên
lược đồ kinh tế
vùng BTB các
trung tâm công
nghiệp của vùng.


- Đánh giá ý nghĩa
vị trí địa lí của vùng
dựa vào lược đồ tự
nhiên vùng BTB.


- Nêu một số giải
pháp phòng chống
và ứng phó với thiên
tai như bão, lũ, hạn
hán, gió nóng Tây
Nam, cát bay ở
BTB.


<b>IV/ Biên soạn các câu hỏi và bài tập theo bảng mô tả: </b>
<i>Câu hỏi nhận biết:</i>


1/ Quan sát H23.1, hãy xác định vị trí địa lí và giới hạn của vùng.


2/ Quan sát H23.1 và kiến thức đã học, hãy cho biết dãy núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như
thế nào đến khí hậu ở BTB?


3/ Nêu đặc điểm địa hình phía Đơng và Tây của vùng BTB.
4/ Phân bố dân cư ở BTB có những đặc điểm gì?


5/ Dựa vào thơng tin SGK và kiến thức đã học, hãy cho biết thế mạnh trong nơng nghiệp của
vùng là gì ?


6/ Quan sát H24.3 cho biết cây lúa được trồng nhiều ở các tỉnh nào của vùng? Kể tên một số
cây công nghiệp của vùng.


7/ Quan sát hình 24.3, cho biết Sự phân bố nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở BTB.
8/ Quan sát H24.3, cho biết vùng phát triển những ngành công nghiệp nào? Phân bố?


9/ Quan sát H24.3 Cho biết các hoạt động dịch vụ chủ yếu ở BTB. Hãy kể tên một số địa
điểm du lịch nổi tiếng ở BTB.



10/ Cho biết thành phố nào là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng BTB. Nêu chức năng
của từng trung tâm kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

1/ Dựa vào H23.1 và H23.2, hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khống sản phía Bắc
và Nam dãy Hồnh Sơn?


2/ Điều kiện TN ở BTB có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển KT-XH?
3/ Quan sát bảng 23.1, hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa
phía Đơng và phía Tây của vùng BTB.


4/ Dựa vào bảng 23.2, hãy nhận xét sự chênh lệch chỉ tiêu của vùng so với cả nước.


5/ Dân cư, xã hội vùng BTB có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế
-xã hội?


6/ Quan sát H24.1, so sánh bình quân lương thực có hạt theo đầu người (1995 -2002) của
vùng so với cả nước. Nêu một số khó khăn trong sản xuất lương thực.


7/ Ý nghĩa của việc trồng rừng ở BTB.


8/ Dựa vào hình 24.3, giải thích vì sao nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của
vùng BTB?


9/ Dựa vào H24.2, nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở BTB.
<i>Câu hỏi vận dụng thấp:</i>


1/ Hãy xác định trên lược đồ tự nhiên vùng BTB vị trí địa lí và giới hạn của vùng.
2/ Xác định trên lược đồ kinh tế vùng BTB các vùng nông lâm kết hợp.



3/ Xác định trên lược đồ kinh tế vùng BTB vị trí các cơ sở khai thác khống sản: thiếc, crơm,
titan, đá vơi.


4/ Xác định trên lược đồ kinh tế vùng BTB vị trí các quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng
của các tuyến đường này.


5/ Xác định trên lược đồ kinh tế vùng BTB các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng BTB
và nêu những ngành CN chủ yếu của các thành phố này.


<i>Câu hỏi vận dụng cao:</i>


1/ Dựa vào H23.1, hãy đánh giá ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
2/ Hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở BTB


3/ Để phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ MT ở vùng BTB cần có những
giải pháp gì?


<b>V/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>
<i>1. Chuẩn bị của giáo viên: </i>


- Lược đồ Tự nhiên Vùng BTB.
- Lược đồ KT vùng BTB…


- Hình ảnh hoặc bài viết về các di sản (nhà Bác Hồ, động Phong Nha, Cố đô Huế,...) sưu tầm.
<i>2. Chuẩn bị của học sinh:</i>


- Sưu tầm tranh ảnh và bài viết về các di sản (nhà Bác Hồ, động Phong Nha, Cố đô Huế,...) .
- Đọc sgk (bài 23, 24).


- Trả lời các câu hỏi in nghiêng sgk trang 81, 84, 85, 86, 87, 88, 89.


<b>VI/ Tổ chức các hoạt động học tập:</b>


<i><b>1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh.</b></i>
<i>2. Kiểm tra bài cũ: </i>


<b>- Tiết 1: thông qua.</b>
<b>- Tiết 2: </b>


<i>+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng BTB có những thuận lợi và khó khăn gì</i>
<i>cho việc phát triển kinh tế - xã hội?</i>


+ Em hãy cho biết vùng có những di sản văn hóa thế giới được UNESCO cơng nhận?
<i>3. Thiết kế tiến trình dạy học:</i>


<b>3.1. Hoạt động khởi động:</b>


- Mục tiêu: HS nhận biết được vùng BTB qua tranh ảnh.
- Phương thức: Câu hỏi.


Hoạt động cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>+ Em hãy cho biết các ảnh đó thuộc tỉnh, vùng kinh tế nào của nước ta?</i>


<i><b> Dự kiến sản phẩm: vùng Bắc Trung Bộ (động Phong Nha – Quảng Bình, Cố đơ Huế </b></i>
-Thừa Thiên Huế, Ngơi nhà Bác – Nghệ An).


- GV nhận xét, đánh giá và vào bài mới.
<b>3.2/ Hoạt động hình thành kiến thức:</b>


<b>Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng BTB. </b>


- Mục tiêu:


+ Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội.


+ Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
- Phương thức: Trực quan; đàm thoại, gợi mở.


Hoạt động cặp đôi.
- Các bước hoạt động:


* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục I, quan sát hình 23.1 sgk trang 82, kết hợp với LĐ
treo bảng. Sau đó thảo luận cặp đơi (3 phút):


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Quan sát H23.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí đị lí của vùng.</i>
* HS đọc thông tin mục I, quan sát 23.1 sgk và LĐ treo bảng.


<i><b>* Dự kiến sản phẩm: </b></i>


- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: lãnh thổ hẹp ngang; tiếp giáp vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và Lào.


- Ý nghĩa vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của
các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông - Tây của Tiểu vùng sông
Mê Công.


* HS nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, thảo luận cặp đơi. Đại diện cặp đơi trình bày. Các cặp cịn
lại nhận xét, bổ sung.


* GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS tự ghi bài:



<b>Hoạt động 2. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.</b>
- Mục tiêu:


+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó
khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.


<b>+ Biết các thiên tai thường xãy ra: bão, lũ, hạn hán, gió nóng Tây Nam, cát bay,…gây</b>
<b>nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.</b>


+ Sử dụng LĐ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để phân tích và trình
bày về đặc điểm tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ.


- Phương thức: Trực quan; đàm thoại, gợi mở; so sánh.
Hoạt động cá nhân, nhóm.


- Các bước hoạt động:


* GV yêu cầu HS đọc thơng tin, kết hợp quan sát hình 23.1 và 23.2 trong SGK (trang 81, 82,
83), thực hiện nhiệm vụ sau:


<i>+ Quan sát H23.1 và kiến thức đã học, hãy cho biết dãy núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như</i>
<i>thế nào đến khí hậu ở BTB?</i>


<i>+ Dựa vào H23.1 và H23.2, hãy so sánh tiềm năng tài ngun rừng và khống sản phía Bắc</i>
<i>và Nam dãy Hoành Sơn?</i>


<i>+ Bằng kiến thức đã học, hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở BTB.</i>
* HS đọc thông tin mục II, quan sát 23.1, 23.2 sgk.



<i><b>* Dự kiến sản phẩm: </b></i>


- Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc: sườn đón gió, bão vào mùa hạ gây lũ quét. Chịu ảnh
hưởng của gió Tây Nam, nhiệt độ cao, khơ, nóng kéo dài vào mùa hè.


- Có sự khác biệt về tài ngun thiên nhiên: phía bắc Hồnh Sơn giàu tài ngun rừng chiếm
61%, khống sản có nhiều loại như sắt, vàng, mangan, crôm, titan, thiếc, đá vôi, sét, cao lanh. Cịn ở
phía nam Hồnh Sơn tài ngun rừng kém hơn chiếm 39%, ít tài ngun khống sản nhưng lại giàu
về tài nguyên du lịch như động Phong Nha-Kẻ Bàng, cố đô Huế, bãi tắm Lăng Cô,...


- Thiên tai thường xãy ra: bão, lũ, hạn hán, gió nóng Tây Nam, cát bay.
<b>I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ.</b>


- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: lãnh thổ hẹp ngang; tiếp giáp vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và Lào.


- Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của
các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông - Tây của Tiểu vùng
sông Mê Công.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>



Lũ lụt


* GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.


* Tiếp theo GV yêu cầu HS quan sát hình 23.1, 23.3, 23.3 trong SGK (trang 81, 82, 83). Sau
đó thảo luận nhóm (6 nhóm) với thời gian 5 phút:


<i>+ Nêu đặc điểm địa hình phía Đơng và Tây của vùng BTB.</i>



<i>+ Điều kiện TN ở BTB có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển KT-XH? </i>
<i>+ Quan sát H23.3, nêu những giải pháp khắc phục khó khăn về điều kiện TN ở BTB.</i>


<i><b>* </b></i>HS quan sát


hình 23.1, 23.3, 23.3 trong SGK (trang 81, 82, 83).
<i><b>* Dự kiến sản phẩm: </b></i>


- Từ tây sang đơng: núi, gị đồi, đồng bằng, biển. Gây khó khăn cho hoạt động giao thơng vận
tải, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt…


- Thuận lợi: có 1 số tài nguyên quan trọng như rừng, khống sản, du lịch, biển. Khó khăn:
thiên tai thường xãy ra (bão, lũ, hạn hán, gió nóng Tây Nam, cát bay).


- Giải pháp: bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, trồng rừng phòng hộ, xây dựng hệ thống hồ
chứa nước, các cơng trình thủy lợi.


* HS nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, thảo luận nhóm. Đại diện 3 nhóm trình bày. Các nhóm cịn
lại nhận xét, bổ sung.


* GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS tự ghi bài:


<b>Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm dân cư xã hội.</b>
- Mục tiêu:


+ Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát
triển của vùng.


+ Phân tích các bảng thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.


- Phương thức: Quan sát; đàm thoại, gợi mở; so sánh; nhận xét.


Lũ quét
Hạn hán


Hạn


<b>Hình 23.3. Cơng trình thuỷ lợi ở Hưng Lợi, Nghệ </b>


<b>II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.</b>


- Đặc điểm: thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía Bắc và phía Nam Hồnh Sơn, từ đơng
sang tây (từ tây sang đơng tỉnh nào cũng có núi, gị đồi, đồng bằng, biển).


- Thuận lợi: Có một số tài nguyên quan trọng như rừng, khống sản, du lịch, biển (nhiều
bãi tơm, bãi cá, bãi tắm đẹp, khống sản có nhiều loại như sắt, vàng, mangan, crôm, titan…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
- Các bước hoạt động:


* GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III, kết hợp quan sát bảng 23.1 và 23.2 (SGK trang 84),
thực hiện nhiệm vụ sau:


<b>Bảng 23.1. Một số khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ</b>


<b>Các dân tộc</b> <b>Hoạt động kinh tế</b>


Đồng bằng
ven biển phía
đơng



Chủ yếu là người kinh Sản xuất lương thực, trồng cây CN hàng
năm, đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Sản
xuất CN, thương mại, dịch vụ,...


Miền núi, gị


đồi phía tây Chủ yếu là các dân tộc: Thái,Mường, Tày, Mông,.. Nghề rừng, trồng cây CN lâu năm, canhtác trên nương rẫy, chăn ni trâu, bị đàn
<b>Bảng 23.2. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội Bắc Trung Bộ, năm 1999</b>


<b>Tiêu chí</b> <b>Đơn vị<sub>tính</sub></b> <b>Bắc Trung<sub>Bộ</sub></b> <b>Cả nước</b>


Mật độ dân số Người/km2 <sub>195</sub> <sub>233</sub>


Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số % 1.5 1.4


Tỉ lệ hộ nghèo % 19.3 13.3


Thu nhập bình quân đầu người một tháng Nghìn đồng 212.4 295.0


Tỉ lệ người lớn biết chữ % 91.3 90.3


Tuổi thọ trung bình Năm 70.2 70.9


Tỉ lệ dân thành thị % 12.4 23.6


<i>+ Quan sát bảng 23.1, hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa </i>
<i>phía Đơng và phía Tây của vùng BTB.</i>


<i>+ Dựa vào bảng 23.2, hãy nhận xét sự chênh lệch chỉ tiêu của vùng so với cả nước.</i>


<i>+ Phân bố dân cư ở BTB có những đặc điểm gì?</i>


* HS đọc thông tin mục III, quan sát bảng 23.1 và 23.2 SGK.
<i><b>* Dự kiến sản phẩm: </b></i>


+ Ở đồng bằng ven biển phía đơng: chủ yếu là người Kinh, hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng
cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản xuất cơng nghiệp,
thương mại, dịch vụ. Cịn ở miền núi, gị đồi phía tây: chủ yếu là các dân tộc Thái, Mường, Tày,
Mông,... hoạt động kinh tế là nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy,
chăn ni trâu bị đàn,...


+ Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội thấp hơn nhiều so với cả nước. Tuy nhiên tỷ lệ người lớn
biết chữ lớn hơn mức trung bình của cả nước, thể hiện truyền thống hiếu học của người dân trong
vùng.


+ Đặc điểm: là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác
biệt từ đơng sang tây.


* HS nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, trình bày, nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS tự ghi bài:


<b>III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

* Tiếp theo GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi (3 phút):


<i>+ Dân cư, xã hội vùng BTB có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế </i>
<i>-xã hội? </i>


<i><b>+ Em hãy cho biết vùng có những di sản văn hóa thế giới được UNESCO cơng nhận. Em</b></i>
<i><b>biết gì về những di sản đó? </b></i>



* HS lắng nghe nhiệm vụ.
<i><b>* Dự kiến sản phẩm: </b></i>


- Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động, cần cù, giàu nghị lực và
kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.


- Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.
- Vùng có nhiều di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận:




- Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng:


+ Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) nằm ở khu vực núi
đá vôi rộng khoảng 200.000 ha, với 300 hang động, dài hơn 80km, các nhà thám hiểm người Anh và
VN chỉ mới thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.


+ Động Phong Nha là động giữ nhiều kỉ lục: hang nước dài nhất; cửa hang cao và rộng nhất;
Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; hồ ngầm đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; dịng sơng ngầm
dài nhất VN; hang khơ rộng và đẹp nhất thế giới.


+ Năm 2003 được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.


* HS nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, thảo luận cặp đơi. Đại diện 2 cặp trình bày. Các cặp cịn
lại nhận xét, bổ sung.


* GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS tự ghi bài:


<b>TIẾT 2</b>


<b>Hoạt động 4. Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế.</b>
- Mục tiêu:


+ Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung
Bộ.


+ Sử dụng LĐ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ hoặc Atlat Địa
lí Việt Nam để phân tích và trình bày về sự phân bố một
số ngành sản xuất chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ.


- Phương thức: Quan sát; trực quan; đàm thoại, gợi mở;
nhận xét.


Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
- Các bước hoạt động:


* GV yêu cầu HS đọc thông tin mục IV, quan sát 24.1 và
24.3 (SGK trang 86, 87), kết hợp với LĐ treo bảng, thực
hiện nhiệm vụ sau:


Cố Đô Huế Động Phong Nha – Kẻ Bàng Nhã nhạc cung đình Huế


- Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động, cần cù, giàu nghị lực
và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>+ Dựa vào thông tin SGK, hãy cho biết thế mạnh trong nơng nghiệp của vùng là gì ?</i>


<i>+ Quan sát H24.1, so sánh bình qn lương thực có hạt theo đầu người (1995 -2002) của</i>
<i>vùng so với cả nước. Nêu một số khó khăn trong sản xuất lương thực.</i>



<i>+ Quan sát H24.3 cho biết cây lúa được trồng nhiều ở các tỉnh nào của vùng?</i>
* HS đọc thông tin mục IV, kết


hợp quan sát 24.1 và 24.3.
<i><b>* Dự kiến sản phẩm: </b></i>


- Thế mạnh trong nông nghiệp của vùng là trồng lúa, trồng rừng và cây cơng nghiệp.


- Bình qn lương thực có hạt theo đầu người thấp hơn rất nhiều so với cả nước, chỉ đạt
333,7 kg/người (năm 2002).


- Khó khăn:


+ Diện tích đất canh tác ít, đất xấu.


+ Khí hậu khắc nghiệt lại diễn biết thất thường, nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây
Nam).


<b> </b>



+ Dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển; đời sống dân cư khó khăn nhất là ở miền núi, gị
đồi phía tây.


* HS nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, trình bày, nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS tự ghi bài:


* Tiếp theo GV yêu cầu HS quan sát 24.3, thực hiện nhiệm vụ sau:
<i>+ Xác định các vùng nơng lâm kết hợp.</i>


Hình 24.1. Biểu đồ lương thực có hạt bình qn đẩu người, thời kì 1995-2002



Lũ quét Lũ lụt Cháy rừng Cát bay


<b>IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.</b>
<i>1/ Nông nghiệp:</i>


- Lúa:


+ Tình hình sản xuất: năng suất lúa cũng như bình qn lương thực có hạt (lúa, ngơ)
theo đầu người ở mức thấp so với cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>+ Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở BTB</i>
<i>+ Kể tên một số cây công nghiệp của vùng.</i>
* HS quan sát 24.3.


<i><b>* Dự kiến sản phẩm: </b></i>


- Vùng nông lâm kết hợp: vùng đất cát pha duyên hải và vùng gị đồi phía tây.


- Ý nghĩa: phịng chống lũ qt; hạn chế bão, lũ lụt, cát bay, xói mịn đất; bảo vệ MT sinh
thái.


- Một số cây công nghiệp của vùng: Lạc, vừng,...


* HS nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, trình bày, nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS tự ghi bài


* Tiếp theo GV yêu cầu HS quan sát hình 24.3, thực hiện nhiệm vụ sau:
<i>+ Sự phân bố nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở BTB.</i>



+ <i>Vì sao nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng BTB?</i>


<i><b>+ Để phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ MT ở vùng BTB cần có những</b></i>
<i><b>giải pháp gì?</b></i>


* HS quan sát H.24.3.
<i><b>* Dự kiến sản phẩm: </b></i>


- Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản: vùng ven biển phía đơng.


- Giải thích: vì phía đơng của vùng có nhiều sơng, có đường bờ biển dài gần 700 km, nhiều
đầm phá thuận lợi cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. Dãy cồn cát ven biển hiện đang được
sử dụng làm hồ nuôi tôm trên cát.


- Giải pháp:


+ Đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp, trồng 1 số cây cơng nghiệp hàng năm với diện
tích lớn.


+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa nông nghiệp. Kết hợp nông - lâm - ngư
nghiệp như trồng rừng đầu nguồn, trên vùng đồi cát ven biển, xây dựng hồ chứa nước, gia có kênh
mương nội đồng nhằm giảm nhẹ tác hại của thiên tai và bảo vệ MT. Nuôi trồng thủy sản ở đầm phá,
nuôi tôm trên cát.


* HS nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, trình bày, nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS tự ghi bài:


* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2 SGK trang 86, 88 kết hợp quan sát H24.2, 24.3:
<i>+ Dựa vào H24.2, nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở BTB.</i>



<i>+ Quan sát H24.3, xác định vị trí các cơ sở khai thác khóang sản: thiếc, crơm, titan, đá vôi.</i>
<i>+ Vùng phát triển những ngành công nghiệp nào? Phân bố?</i>


- Trồng rừng và cây CN:


+ Cây CN: Lạc, vừng,.. được trồng ở vùng cát pha duyên hải. Cây ăn quả,cây CN lâu
năm trồng ở vùng đồi gị phía tây.


+ Trồng rừng: ở phía tây và đơng của vùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

* HS quan sát H. 24.2, 24.3.
<i><b>* Dự kiến sản phẩm: </b></i>
- Nhận xét:


+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, đạt 9883,2 tỷ đồng năm 2002 nhưng giá trị vẫn
cịn nhỏ


+ GDP cơng nghiệp năm 2002 tăng gấp 2,7 lần năm 1995.


- Phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng
- Phân bố: Thanh Hóa,Vinh, Huế.


* HS nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, trình bày, nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, đánh


giá và hướng dẫn HS tự ghi bài


* Tiếp theo GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 3 SGK trang 88 quan sát hình 24.3, 24.4,
sau đó thảo luận cặp đôi (4 phút):



<i>+ Cho biết các hoạt động dịch vụ chủ yếu ở BTB.</i>


<i>+ Quan sát H24.3, xác định vị trí các quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến</i>
<i>đường này.</i>


<i>+ Hãy kể tên một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở BTB.</i>


* HS quan sát H. 24.3, 24.4.
<i><b>* Dự kiến sản phẩm: </b></i>


- Dịch vụ chủ yếu là giao thơng vận tải và du lịch.
- Vị trí và tầm quan trọng của quốc lộ 7, 8, 9:


+ Quốc lộ 7 nối liền cửa khẩu Nậm Căn với đường HCM và QL 1A; quốc lộ 8 nối cửa khẩu
Cầu Treo với đường HCM và QL 1A; quốc lộ 9 nối cửa khẩu Lao Bảo với đường HCM và QL 1A.


+ Ý nghĩa: quốc lộ 7, 8, 9 là các tuyến đường Đông - Tây, tạo điều kiện phát triển kinh tế
trong vùng, nối các vùng khai thác phía tây với các cảng chế biến và xuất khẩu ở phía đơng, nối liền
cửa khẩu biên giới Việt-Lào và cảng biển nước ta. Các tuyến đường này có tầm quan trọng về mặt
quốc phịng đối với tồn vùng


và cả nước.


* HS nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, thảo luận cặp đơi. Đại diện 4 cặp trình bày, các cặp cịn lại
nhận xét, bổ sung.


* GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS tự ghi bài:


Hình 24.2. Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc
Trung Bộ, thời kì 1995-2002 (giá so sánh



<i>2/ Công nghiệp:</i>


- Phát triển CN khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng
- Phân bố: Thanh Hóa,Vinh, Huế.


Hình 24.4. Ngôi nhà Bác Hổ tại Kim Liên, Nam Đàn,
Nghệ An


<i>3. Dịch vụ:</i>


+ Địa bàn trung chuyển một khối lượng lớn hàng hóa và hành khách giữa hai miền Nam
- Bắc đất nước, từ Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan ra biển Đông và ngược lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Hoạt động 5. Tìm hiểu các trung tâm kinh tế.</b>
- Mục tiêu:


+ Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm.
+ Xác định được trên lược đồ các trung tâm công nghiệp của vùng.


- Phương thức: Quan sát; đàm thoại, gợi mở; trực quan.
Hoạt động cá nhân.


- Các bước hoạt động:


* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục V, kết hợp quan sát H.24.3 (SGK trang 87, 88, 89),
thực hiện nhiệm vụ sau:


<i>+ Cho biết thành phố nào là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng BTB. Nêu chức năng của</i>
<i>từng trung tâm kinh tế.</i>



<i>+ Xác đinh trên h24.3, những ngành CN chủ yếu của các thành phố này.</i>
* HS quan sát H. 24.3.


<i><b>* Dự kiến sản phẩm: </b></i>


- Trung tâm công nghiệp Thanh Hóa (cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực
phẩm), Vinh (cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản, hàng tiêu dùng), Huế (cơ
khí, hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm).


- Chức năng: thành phố Thanh Hóa là trung tâm cơng nghiệp lớn ở phía Bắc của BTB, thành
phố Vinh là hạt nhân để hình thành trung tâm cơng nghiệp và dịch vụ của cả vùng BTB, thành phố
Huế là trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và cả nước.


* HS nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, trình bày, nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS tự ghi bài


<i>3.3/Hoạt động luyện tập. </i>


- Mục tiêu: Xác định được trên LĐ 1 số khoáng sản (sắt, vàng, mangan, crôm, titan, thiếc, đá
vôi, sét cao lanh); Giải thích được du lịch là thế mạnh kinh tế của BTB.


- Phương thức: Câu hỏi


Hoạt động cá nhân.


Tiết 1


<i>+ Xác định trên LĐ 1 số khống sản (sắt, vàng, mangan, crơm, titan, thiếc, đá vơi, sét cao</i>
<i>lanh) của vùng BTB.</i>



Tiết 2
<i>+ Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của BTB.</i>


<i><b>- </b><b>Dự kiến sản phẩm: </b></i>


+ Xác định trên LĐ khoáng sản sắt, vàng, mangan, crôm, titan, thiếc, đá vôi, sét cao lanh.
+ Vùng có nhiều tài nguyên du lịch và các loại hình dịch vụ du lịch đa dạng như bãi biển Sầm
Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lị (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế); vườn
quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Phong Nha-Kẻ Bàng, cố đơ Huế, ngôi nhà Bác
Hồ ở Kim Liên,...


- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.
<i>3.4 Hoạt động vận dụng:</i>


- Mục tiêu: Biết được ý nghĩa trồng rừng ở địa phương; Xác định được 1 số địa điểm du lịch
nổi tiếng của vùng.


<i> - Phương thức: Câu hỏi. </i>


Hoạt động cá nhân.


Tiết 1
<b>V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>+ Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở địa phương.</i>
Tiết 2


<i>+ Xác định trên LĐ 1 số địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng.</i>



<i><b>- </b><b>Dự kiến sản phẩm: </b></i>


+ Hạn chế cát bay, xâm thực nước biển, sạt lở đất,…


<i>+ Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lị (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa</i>
Thiên Huế); vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Phong Nha-Kẻ Bàng, cố đơ
Huế


- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.
<i>3.5 Hoạt động tìm tịi mở rộng: </i>


- Mục tiêu: Sưu tầm được tư liệu về vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (hoặc thành phố
Huế); Khu di tích quê Bác Hồ tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.


<i> - Phương thức: Câu hỏi</i>


Hoạt động cá nhân.


<i> Em hãy sưu tầm tư liệu về vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (hoặc thành phố Huế); Khu</i>
<i>di tích quê Bác Hồ tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.</i>


<i><b> - Dự kiến sản phẩm: sưu tầm tư liệu trên Internet.</b></i>
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động.


<b> DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ CM GIÁO VIÊN BỘ MÔN</b>


</div>

<!--links-->

×