Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN LỊCH SỬ LỚP 8Năm học 2017- 2018Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.97 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC</b>
<b>TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ</b>


<b>ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN</b>
<b>MÔN LỊCH SỬ LỚP 8</b>


<b>Năm học 2017- 2018</b>


<i>Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề )</i>


<b>Câu 1 (2,5 điểm):</b>


a) Nêu ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.


b) Hãy nhận xét về các cuộc cách mạng tư sản qua đoạn trích dưới đây của Chủ
tịch Hồ Chí Minh:


“Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách
mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hịa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục
(tức tước đoạt) cơng nơng, ngồi thì áp bức thuộc địa”.


c) Theo em tại sao nước ta không đi theo con đường cách mạng tư bản chủ nghĩa
như nhiều nước khác trên thế giới ?


<b>Câu 2 (2,5 điểm).</b>


Trình bày ngun nhân, kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914-1918).


<b>Câu 3 (2,5 điểm) </b>



Từ 1858 đến 1884, triều đình Huế đã phải kí với thực dân Pháp những hiệp ước
nào ? Nêu nội dung cơ bản của hai hiệp ước cuối cùng mà triều đình Huế đã kí
<b>với thực dân Pháp trong thời gian này.</b>


<b>Câu 4 (2,5 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN SỬ 8</b>
<b>NĂM HỌC 2017-2018</b>


<b>Câu 1 (2,5 điểm):</b>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<i>a) Ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. </i> <b>1,0</b>
- Cách mạng tư sản đã thủ tiêu chế độ phong kiến lỗi thời, đưa giai cấp tư


sản lên cầm quyền, xác lập được quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển
nhanh…


<i>0,5</i>


- Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản có sức ảnh hưởng rộng rãi với
các nước trên thế giới, tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ, từ đó con
người đã sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại…


<i>0,5</i>
<i>b) Nhận xét về các cuộc cách mạng tư sản qua đoạn trích …của Chủ tịch</i>


<i>Hồ Chí Minh:</i>



<b>1,0</b>
- Qua nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những hạn chế của các


cuộc cách mạng tư sản.


<i>0,25</i>
+ Các cuộc cách mạng tư sản đều không triệt để, không giải quyết được triệt


để vấn đề ruộng đất cho nông dân…


<i>0,25</i>
+ Về thể chế nhà nước tư sản là cộng hòa và dân chủ nhưng thực chất quyền


tự do, dân chủ của nhân dân bị thu hẹp..


<i>0,25</i>
+Nhà nước tư bản xác lập hình thức bóc lột mới của giai cấp tư sản, quần


chúng nhân dân không được hưởng quyền lợi …. Sau thắng lợi của các cuộc
cách mạng tư sản, giai cấp tư sản các nước đẩy mạnh xâm lược và bóc lột
thuộc địa (trong nước thì bóc lột cơng nhân, nơng dân, ngồi nước thì bóc
lột nhân dân các nước thuộc địa)…


<i>0,25</i>


<i>c) Nước ta không đi theo con đường cách mạng tư bản chủ nghĩa như nhiều</i>
<i>nước khác trên thế giới vì:</i>


<b>0,5</b>


- Chế độ tư bản không phù hợp với cách mạng nước ta, không đáp ứng được


nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân Việt Nam, nhà nước tư bản là nhà
nước của giai cấp tư sản, mọi quyền lợi đều thuộc về giai cấp tư sản…


0,25


- Mục tiêu của cách mạng nước ta là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì
dân, mọi quyền lợi đều thuộc về nhân dân…


0,25
<b>Câu 2 (2,5</b> điểm).


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<i><b>a) Nguyên nhân: </b></i> <b>1</b>


- Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các
nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực
lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới
các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: chiến tranh Mĩ- Tây Ban Nha
(1898); chiến tranh Anh-Bô-ơ (1899-1902); chiến tranh Nga- Nhật
(1904-1905).


0,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

minh gồm Đức, Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước gồm Anh, Pháp,
Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh
giành nhau làm bá chủ thế giới.



0,25
- Sau sự kiện Thái tử Áo- Hung bị một người Séc-bi ám sát (ngày


28-6-1914), từ ngày 1 đến 3 tháng 8-1914, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.
Ngày 4-8-1914, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất
bùng nổ.


0,25


<i><b>b) Kết cục:</b></i> <b>1,25</b>


- Chiến tranh gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn
20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường xá bị phá
hủy,... chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đơ la.


0,5
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất


là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa,
Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình.


0,5
- Tuy nhiên vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng


thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của Cách
mạng tháng Mười Nga.


0,25
<i><b>c) Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc,</b></i>



phi nghĩa


<b>0,25</b>
<b>Câu 3 (2,5 điểm)</b> Từ 1858 đến 1884, triều đình Huế đã phải kí với thực dân Pháp
những hiệp ước nào ? Nêu nội dung cơ bản của hai hiệp ước cuối cùng mà triều đình
Huế đã kí với thực dân Pháp trong thời gian này.


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<i>1. Từ 1858 đến 1884, triều đình Huế đã phải kí với thực dân Pháp </i>
<i>những hiệp ước là:</i>


<i>1,0</i>


- Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5-6-1862 0,25


- Hiệp ước Giáp Tuất ngày 15-3-1874 0,25


- Hiệp ước Quý Mùi ngày 25-8-1883 (Hiệp ước Hác-măng) 0,25


- Hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6- 6-1884 0,25


<i>2. Nội dung cơ bản của hai hiệp ước cuối cùng mà triều đình Huế đã kí </i>
<i>với thực dân Pháp:</i>


<i>1,5</i>
<i>* Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng: </i>


- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và
Trung kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì


thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh được sáp nhập vào Bắc kì.


0,5
- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung kì, nhưng mọi việc đều


phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế…. Mọi việc giao thiệp với
nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế
phải rút quân đội ở Bắc Kì về trung Kì.


0,5


<i>* Nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6- 6-1884:</i>


- Hiệp ước Pa-tơ-nốt có nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-
măng, chỉ sửa đổi đơi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu
dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Hiệp ước Pa- tơ- nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến
nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ
thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.


0,25


<b>Câu 4 (2,5 điểm)</b>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<i><b>1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở</b></i>


<i><b>Bắc Kì trong những năm 1873-1883</b></i> <b>1</b>



<i><b>a) Kháng chiến năm 1873:</b></i>


- Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. 7000 quân triều
đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã cố gắng cản giặc nhưng thất
bại….


<i>0,25</i>
- Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên


kháng chiến. Đêm đêm, các tốn nghĩa binh bí mật vào thành phố quấy rối
địch… Một đội nghĩa binh, dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ, chặn đánh
địch quyết liệt tại cửa ô Thanh Hà. Họ đã hi sinh đến người cuối cùng. Khi
giặc chiếm được tỉnh thành Hà Nội, tổ chức Nghĩa hội của những người yêu
nước được thành lập


<i>0,25</i>


- Tại các tỉnh đồng bằng, đi tới đâu quân Pháp cũng vấp phải sự kháng cự


của nhân dân ta…. <i>0,25</i>


- Ngày 21-12-1873, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy, nhân dân
phấn khởi đứng lên chống Pháp, quân Pháp hoảng sợ, hoang mang. Giữa lúc
đó triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874),
gây bất bình lớn trong nhân dân…


0,25


<i><b>b) Kháng chiến năm 1883:</b></i> <b>1</b>



- 1882, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Quân ta dưới sự chỉ huy của Tổng
đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chống trả, nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi
sáng….


<i>0,25</i>
- Khi qn Pháp nổ súng tấn cơng Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực


phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến. Ở Hà Nội, nhân dân tự tay
đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc…Cuộc chiến đấu trong lịng địch
diễn ra sau đó vơ cùng quả cảm.


<i>0,25</i>
- Tại các địa phương, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm


chông, cạm bẫy… chống Pháp <i>0,25</i>


- Ngày 19-5-1883, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai, làm
cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng
triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng địch sẽ rút
quân…


<i>0,25</i>


<i><b>2. Cuộc kháng chiến chống thực Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế</b></i>
<i><b>kỉ XIX chưa giành được thắng lợi vì:</b></i>


<b>0,5</b>
- Thực dân Pháp là đế quốc mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự, chúng quyết tâm



xâm lược để biến nước ta thành thuộc địa. .Chế độ phong kiến Việt Nam rơi
vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc…


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

×