Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.65 KB, 11 trang )

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TUYÊN QUANG.
3.1. Một số nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.
3.1.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm cuả Công ty.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan
trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Việc tập hợp đầy đủ, chính
xác chi phí sản xuất tạo điều kiện cung cấp thông tin thích hợp cho lãnh đạo
doanh nghiệp ra quyết định quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh đúng
đắn, kịp thời, hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường. Muốn sử dụng chỉ tiêu giá thành vào quản lý cần thiết
phải tổ chức đúng, đầy đủ giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp phản
ánh đúng tình hình kết quả tài chính, đồng thời nó phản ánh chính xác phần
chi phí của doanh nghiệp đã chi ra, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật và ngược
lại. Vì vậy, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa
quan trọng và thiết thực với việc tăng cường công tác quản lý nói riêng và
công cuộc quản lý kinh tế doanh nghiệp nói chung.
Quản lý kinh tế nói chung, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói
riêng là để đảm bảo tạo hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Trong thời gian qua, dưới góc độ là một sinh viên thực tập tìm hiểu các
phần hành kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm nói riêng tại Công ty phát triển công nghiệp Tuyên Quang,
trên cơ sở những kiến thức đã học, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến
đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty
Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang như sau:
Nhìn chung bộ máy kế toán của Công ty gọn nhẹ, đảm bảo yêu cầu về
toàn bộ thông tin kế toán trong Công ty. Việc phân chia công việc theo từng
phần hành kế toán đã giúp cho việc tổ chức công tác kế toán có hiệu quả,
tránh chồng chép trong công việc. Đội ngũ kế toán có trình độ, năng lực,


nhiệt tình và trung thực.
Công ty đã áp dụng hình thức kế toán là: Nhật ký chung đó là hình
thức kế toán với thống sổ sách, báo biểu gọn nhẹ, đơn giản phù hợp với việc
áp dụng kế toán máy, kế toán và tính giá thành tương đối đầy đủ, kịp thời,
phục vụ tốt cho công tác quản lý.
Việc phân loại chi phí sản xuất theo 3 khoản mục về cơ bản đáp ứng
được yêu cầu quản lý sản xuất.
Việc áp dụng kế toán máy đã đem lại những hiệu quả: giảm thiểu
được sự cồng kềnh của bộ máy kế toán, đáp ứng cung cấp thông tin nhanh,
chính xác, nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên phòng kế toán.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm kể trên, tổ chức công tác kế toán
nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
nói riêng ở Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu và tiếp tục
hoàn thiện.
3.1.2. Những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm của Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.
- Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu (mía cây) của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm. Tuy nhiên công tác quản lý thu hồi nguyên vật liệu ở Công
ty chưa được chặt chẽ, số lượng nguyên liệu mía cây nhập kho qua bàn cân
60 tấn của Công ty và cũng là số lượng xuất vào sản xuất đường không được
cân đo lại trước khi đưa vào sản xuất vì vậy không thể kiểm soát được lượng
hao hụt mặc dù lượng hao hụt không lớn
- Về nhân công trực tiếp:
Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công
nhân sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ. Điều này sẽ phản
ánh không đúng, không chính xác chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành
của sản phẩm.
- Về chi phí sản xuất chung:
Các loại công cụ dụng cụ như: lược các loại, bạc đồng, Van áp lực các

loại cánh bơm …. Là những loại công cụ phải phân bổ vào giá thành sản
phẩm nhiều kỳ nhưng Công ty không đưa những loại công cụ này vào
TK142 rồi phân bổ dần mà hạch toán toàn bộ vào giá thành sản phẩm cho 1
kỳ gánh chịu. Việc hạch toán như vậy chưa chính xác và sẽ làm chi phí của
kỳ hạch toán đó tăng lên.
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất là việc làm tất
yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại Công ty không
tiến hành công việc đó. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc ra các quyết
định quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Và vì vậy, Công ty sẽ không có
kế hoạch đúng đắn trong việc ra quyết định trong tương lai.
Mặc dù Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán trong công tác hạch
toán song phần mềm này còn nhiều bất cập. Chẳng hạn như: Việc tìm kiếm
mã vật tư hàng hoá, khách hàng còn mất nhiều thời gian, nhiều công đoạn,
điều đó làm giảm tốc độ cập nhật. Khi số lượng vật tư xuất lớn hơn số lượng
nhập chương trình vẫn chấp nhận cập nhật dẫn đến âm kho trên sổ sách.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghiệp
Tuyên Quang.
3.2.1. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trên bảng phân bổ nguyên vật liệu phụ của Công ty cho thấy vỏ bao
đựng đường tổng số xuất cho sản xuất đường của Công ty có 123.495 bộ.
Thực tế Công ty đã sản xuất được 6.270 tấn đường tương đương với
125.400 bộ ( quy cách đóng bao 50kg/1bộ vỏ bao). Vậy số lượng vỏ bao bị
thiếu là: 1.905 bộ thành tiền là: 4.778.502
đ
(1.905 bộ x 2.508,4 đồng). Điều
này cho thấy rằng trong quyết toán quý I/2006 chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp cho sản xuất đường đã bị thiếu 4.778.502 đồng.
Như vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất đường
sau khi hạch toán số lượng vỏ bao bị thiếu sẽ tăng thêm 4.7778.502

đ
hay nói
cách khác tổng giá thành sản xuất đường tăng thêm 4.778.502
đ
và giá thành
1tấn đường tăng thêm là:
4.778.502 đồng
= 762.12 đồng/1tấn
6.270 tấn
3.2.2. Về hạch toán trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép.
Trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của Công
ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp
sản xuất tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ. Trong khi đó, giải
quyết chế độ cho công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép thường vào tháng
hết mía. Vì vậy, tiền lương của công nhân cũng tập trung vào những dịp này.
Như vậy, sẽ gây khó khăn cho việc bố trí kế hoạch sản xuất và làm biến
động chi phí tiền lương trong giá thành. Vì vậy, để đảm bảo chi phí sản xuất
không biến động lớn giữa các kỳ, công ty nên thực hiện trích trước tiền
lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Quá trình thực hiện như
sau:
Hàng tháng hoặc hàng quý phòng hành chính tổ chức tiến hành việc
tính lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất đường có thể áp dụng
theo công thức như sau:
Mức trích tiền Tổng tiền lương Tỷ lệ lượng sản phẩm
lương nghỉ phép = nghỉ phép theo x của quý (tháng) so
lế tết theo kế hoạch với sản lượng năm
Tỷ lệ lượng sản phẩm Khối lượng SP sản xuất trong quý (tháng)
của quý (tháng) so = x 100%
với sản lượng năm Kế hoạch sản xuất sản lượng năm
Như vậy tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất đường

quý I/2006 của Công ty sẽ được tính như sau:
- Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch (riêng bộ phận sản xuất
đường) của Công ty là: 195.000.000
đ
.
- Khối lượng sản phẩm sản xuất trong quý I/2006 là: 6.270 tấn đường
- Kế hoạch sản xuất sản lượng của năm 2006 là: 9.000 tấn đường
Mức trích tiền 6.270
lương nghỉ phép = 195.000.000 x x 100% =134.550.000
lễ tết quý I/2006 9.000
Vậy chi phí nhân công trực tiếp sau khi hạch toán trích trước tiền
lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất đường quý I/2006 sẽ tăng
lên là: 134.550.000
đ
. Điều này sẽ làm cho tổng giá thành sản xuất tăng lên:
134.550.000
đ
hay giá thành một tấn đường sẽ tăng thêm:

×