Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa “kết quả”, “tổng kết” tiếng việt và tiếng anh (trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.89 KB, 28 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
*****************

NGUYỄN THỊ TỐ HOA

ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA
"KẾT QUẢ", "TỔNG KẾT"TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
(TRÊN CƠ SỞ CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI)

Ngành: Ngơn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9.22.20.24

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2021


Cơng trình đƣợc hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Tình

Phản biện 1: GS.TS. Đinh Văn Đức
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hƣơng
Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Tuyết Minh

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh
Xn,


Hà Nội.
Vào hồi……..giờ…….ngày……tháng…….năm 20

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thƣ viện Quốc gia
2. Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội


CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.

Nguyễn Thị Tố Hoa (2019), “Nhóm từ nối câu trong tiếng Việt và tiếng
Anh”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 4 (60), tr. 127-130.

2.

Nguyễn Thị Tố Hoa (2020), “Nhóm từ nối mang ý nghĩa kết quả - tổng
kết trong tiếng Việt và tiếng Anh”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội,
số 1(80), tr. 99-107.

3.

Nguyễn Thị Tố Hoa (2020), “Một số mơ hình liên kết của nhóm từ nối
theo phạm trù khái qt hố trong văn bản”, Tạp chí Ngơn ngữ và đời
sống, số 2 (294), tr. 37-42.



1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1.Trong văn bản (VB), tính liên kết đƣợc xem là một đặc trƣng nổi trội,
nhờ nó mà giữa các phát ngơn trong VB có mối liên hệ chặt chẽ, gắn kết với
nhau.
Trong phƣơng thức liên kết nối, từ ngữ nối (TNN) chính là phƣơng tiện
ngôn ngữ quan trọng thực hiện chức năng liên kết giữa các câu/phát ngôn theo
một mối quan hệ ngữ nghĩa xác định, nghĩa là nó chỉ ra một cách tƣờng minh
mối liên hệ giữa các phát ngôn trong VB. Với chức năng liên kết, TNN đóng
vai trị rất quan trọng trong việc định hƣớng và tạo ra cấu trúc ngữ nghĩa của các
thành phần trong VB, từ đó tạo nên tính mạch lạc, logic cho các phát ngơn.
1.2.Trong tiếng Việt và tiếng Anh đều có các TNN biểu thị các phạm trù
ngữ nghĩa khác nhau khá đa dạng. Thực tế đã có một số nghiên cứu về các đơn
vị TNN theo các phạm trù nói trên, nhƣng nghiên cứu một cách có hệ thống
thì vấn đề này hiện nay vẫn cịn bỏ ngỏ, đặc biệt là nhóm TNN biểu thị ý
nghĩa kết quả, tổng kết đƣợc sử dụng trong các VBKH thì hầu nhƣ chƣa đƣợc
quan tâm nghiên cứu.
Thơng qua đề tài này, luận án mong muốn làm sáng tỏ các đặc điểm và
chức năng của nhóm TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết, đặc biệt là giá trị
liên kết của chúng trong các VBKH tiếng Việt và tiếng Anh. Kết quả nghiên
cứu sẽ giúp ích thiết thực cho việc dạy - học tiếng Việt cũng nhƣ tiếng Anh ở
bậc đại học, đặc biệt trong việc hiểu rõ chức năng liên kết của từ ngữ nối biểu
thị kết quả, tổng kết trong cả hai ngơn ngữ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án nhằm đối chiếu về đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa và liên kết - lập luận
của nhóm TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết đƣợc sử dụng trong các
VBKHXHTV và VBKHXHTA trên cơ sở lý thuyết phân tích diễn ngơn, Đồng
thời, khẳng định vai trị quan trọng của nhóm TNN trong việc tạo giá trị liên kết VB.
Nhiệm vụ của luận án bao gồm: i) Xây dựng cơ sở lý luận cho toàn bộ
nghiên cứu, xác định khái niệm TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết và các
tiêu chí nhận diện. ii) Miêu tả, phân tích và đối chiếu đặc điểm cấu trúc - ngữ

nghĩa của nhóm từ nối này thông qua việc xem xét đặc điểm cấu tạo, vị trí chức
năng ngữ pháp và ngữ nghĩa của chúng đƣợc sử dụng trong các VBKHXH tiếng
Việt và tiếng Anh iii) Miêu tả, phân tích và đối chiếu đặc điểm liên kết - lập luận
của nhóm các TNN trên đƣợc sử dụng trong các VBKHXH tiếng Việt và tiếng
Anh. Qua đó chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của nhóm TNN này trong các
VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh từ các bình diện trên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết đƣợc sử
dụng trong các VBKHXHTV và VBKHXHTA.
Luận án giới hạn khảo sát nhóm TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết đƣợc
sử dụng không nằm trong phát ngơn giao tiếp (lời nói), cũng khơng phải là các
phát ngôn riêng lẻ (bậc dƣới câu), mà là trong cả chuỗi phát ngôn trong VB.


2
4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Tư liệu
Luận án giới hạn lựa chọn một hình thức VB chung cho cả tiếng Việt và tiếng
Anh, đó là các bài báo khoa học (xuất bản từ năm 2010 đến 2018), cụ thể là khảo
sát là các TNN mang nghĩa kết quả, tổng kết đƣợc trích xuất từ các 60 VB thuộc
các lĩnh vực KHXH tiếng Việt và 50 VB thuộc các lĩnh vực KHXH tiếng Việt (do
các bài báo tiếng Anh thƣờng có số lƣợng từ nhiều hơn tiếng Việt).
Dựa trên các tiêu chí nhận diện, luận án đã lọc ra đƣợc 115 từ ngữ nối tiếng
Việt và 136 từ nối tiếng Anh với các tần suất sử dụng khác nhau.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp:
- Phương pháp phân tích diễn ngơn: dùng để xem xét sự hành chức của các
TNN này gắn liền với cảnh cụ thể khi phân tích ngữ nghĩa hay đặc điểm liên kết
và quan hệ lập luận của chúng trong VBKH.
- Phương pháp miêu tả: dùng để miêu tả các đặc điểm về cấu trúc - ngữ

nghĩa và liên kết - lập luận của nhóm TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: dùng để đối chiếu giữa TNN biểu thị ý
nghĩa kết quả, tổng kết trong tiếng Việt với tiếng Anh, qua đó tìm ra sự tƣơng
đồng và khác biệt giữa chúng ở các bình diện này.
- Thủ pháp phân tích logic ngữ nghĩa-ngữ dụng: dùng để xem xét vai trị
của TNN trong từng VB khác nhau khi phân tích ngữ nghĩa, quan hệ lập luận
hay giá trị liên kết của chúng trong VBKH.
Thủ pháp thống kê phân loại: dùng để tập hợp và phân loại các TNN từ các
nguồn khác nhau. Đây là cơ sở để chúng tôi đƣa ra các bảng biểu, số liệu
nhằm minh họa cho các miêu tả, phân tích, nhận xét, kết luận của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là cơng trình đối chiếu chun sâu khá tồn diện và hệ thống về một
mối quan hệ ngữ nghĩa cụ thể của TNN trên phƣơng diện cấu trúc ngữ nghĩa,
liên kết lập luận và trong phạm vi của nguồn ngữ liệu là các VBKHXH.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm lý thuyết về các phép liên kết
và phƣơng tiện liên kết trong tiếng Việt và tiếng Anh; góp phần làm phong phú
thêm nguồn dữ liệu chuyên ngành ngơn ngữ học so sánh đối chiếu nói chung.
Các kết quả nghiên cứu, ở chừng mực nào đó đã tạo tiền đề cho việc so sánh đối
chiếu giữa các ngôn ngữ về mặt cấu trúc - ngữ nghĩa - liên kết - lập luận ở các phạm
vi nghiên cứu cụ thể.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị hữu ích trong thực
tiễn sử dụng ngơn ngữ: có thể ứng dụng để biên soạn giáo trình chun khảo,
giảng dạy ngơn ngữ, giúp bản thân hiểu và sử dụng chính xác ngơn ngữ tiếng Việt
và tiếng Anh phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy tiếng Anh tại nơi tác giả công tác.
7. Kết cấu luận án


3
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Ngữ liệu khảo sát và Phụ

lục, luận án gồm 3 chƣơng. Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở
lý thuyết; Chƣơng 2: Đối chiếu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ
nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA; Chƣơng
3: Đối chiếu đặc điểm liên kết - lập luận của nhóm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết
quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÈ PHÉP NỐI
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phép nối, từ nối ở nước ngoài
Ở nƣớc ngoài, việc nghiên cứu phép nối trong quan hệ với các phép liên
kết khác đã đạt đƣợc những kết quả đáng chú ý, tiêu biểu là một số cơng trình
của của Halliday & Hasan (1976), Halliday (1998), Martin (1992), Nunan
(1993), Collins & Hollo (2000)… Đây có thể xem là nền tảng quan trọng về
mặt lý luận để tiến hành nghiên cứu phép nối theo các mối quan hệ nghĩa khác
nhau và trong các VB cụ thể.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phép nối, từ nối ở Việt Nam
Trong nƣớc, những vấn đề lý thuyết về phép nối cũng sớm đƣợc các nhà
nghiên cứu quan tâm, tiêu biểu: Trần Ngọc Thêm (1985, tái bản: 1999, 2006),
Diệp Quang Ban (1998)… Bên cạnh đó, cũng có một vài nghiên bƣớc đầu đi vào
tìm hiểu một số phạm trù ngữ nghĩa của phép nối do TNN đảm nhiệm (ví dụ: từ
nối chỉ sự tương phản - nhượng bộ; hợp - tuyển…), nhƣng chƣa có cơng trình
nào nghiên cứu đối chiếu các TNN theo từng mối quan hệ nghĩa mà chúng
biểu thị, cũng nhƣ nhóm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong các
VBKHXHTV và VBKHXHTA.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2.1. Văn bản và liên kết
1.2.1.1. Câu và phát ngơn
Nói đến câu là nói đến trạng thái cơ lập, tĩnh tại và việc phân tích câu
thƣờng chỉ tập trung vào mặt cấu tạo ngữ pháp. Nhƣng xét về phƣơng diện sử
dụng, mỗi câu ln gắn liền với một tình huống cụ thể nhằm một mục đích

giao tiếp nhất định và biểu thị một ý nghĩa cụ thể thì đƣợc gọi là phát ngơn.
Nhƣ vậy, phát ngơn chính là câu trong hoạt động giao tiếp. Trong VB, phát
ngơn chính là đơn vị nhỏ nhất của VB.
1.2.1.2. Văn bản và diễn ngơn. Phân tích văn bản và phân tích diễn ngơn
VB và diễn ngơn thực chất là tên gọi của cùng một đối tƣợng ở hai thời kỳ
khác nhau, nên khó có sự phân biệt rạch ròi. Nhƣng khi muốn nhấn mạnh tới
mặt hành chức hay mặt hình thức của ngơn ngữ thì vẫn có sự phân biệt.
Tƣơng tự, khi nói đến phân tích VB và phân tích diễn ngơn cũng là đề cập
đến hai giai đoạn nghiên cứu của cùng một đối tƣợng: ngôn ngữ học VB. Giai
đoạn đầu, do VB đƣợc hiểu nhƣ tập hợp câu, nên các nhà nghiên cứu sử dụng
các phƣơng pháp và lý thuyết của câu theo quan điểm cấu trúc hình thức vào


4
việc nghiên cứu VB nên gọi là phân tích văn bản. Giai đoạn sau, VB đƣợc
hiểu nhƣ đơn vị của nghĩa, nên tên gọi phân tích diễn ngơn đƣợc sử dụng
nhiều hơn. Việc giải thích các từ ngữ bằng mối quan hệ của chúng với ngữ
cảnh tình huống và ý định của ngƣời nói thuộc về diễn ngơn là một phần quan
trọng trong phân tích diễn ngơn.
Trong luận án này, mặc dù chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ “văn bản”
giống nhƣ ở giai đoạn đầu (và VB để chỉ ngôn ngữ viết) nhƣng chức năng liên
kết của từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết mà chúng tôi nghiên cứu trong
VBKH sẽ thuộc về vấn đề của phân tích diễn ngơn
1.2.1.3. Đặc trưng của văn bản
VB có cấu trúc, có nội dung, có mục đích, có mạch lạc và liên kết, có yếu
tố chỉ lƣợng và có định biên (tính trọn vẹn), trong đó tính liên kết là một trong
những đặc trƣng rất quan trọng, thậm chí quyết định “chất” của VB.
1.2.1.4. Liên kết và vai trò của liên kết trong văn bản
Liên kết (cohesion) đƣợc xem là một trong những đặc trƣng quan trọng
nhất của VB. Nhờ có tính liên kết mà giữa các phát ngơn trong VB có mối liên

hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau.
1.2.15. Liên kết và mạch lạc
Liên kết và mạch lạc là hai vấn đề cơ bản và hai phạm trù khác nhau trong
phân tích diễn ngơn nhƣng có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mạch lạc đƣợc
tạo nên bởi nhiều yếu tố trong đó có liên kết. Sự xuất hiện của liên kết trong
VB có tác dụng làm cho các quan hệ nghĩa đƣợc rõ ràng, từ đó tạo mạch lạc
cho VB.
1.2.1.6. Phương thức liên kết và phương tiện liên kết
Phƣơng thức liên kết (hay phép liên kết) là cách sử dụng các phƣơng tiện
ngôn ngữ để tạo ra liên kết VB. Ý nghĩa chung mà các phƣơng tiện liên kết
cùng thể hiện sẽ tạo thành một phƣơng thức liên kết nhất định.
Phƣơng tiện liên kết là sự hiện thực hố phép liên kết nào đó bằng những
phƣơng tiện ngơn ngữ nhƣ đại từ, số từ, quán ngữ, kết cấu ngữ pháp… Đây
chính là phƣơng tiện hay cơng cụ giúp VB thực hiện chức năng liên kết.
1.2.2. Phép nối và từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết
1.2.2.1. Phép nối - phương thức liên kết văn bản
Halliday (1998) chỉ ra rằng, bản chất của phép nối là việc sử dụng các từ
ngữ có khả năng chỉ quan hệ để làm bộc lộ kiểu quan hệ nghĩa giữa các phát
ngơn và bằng cách đó chúng liên kết với nhau. Nhờ có phép nối mà ý nghĩa
của các mệnh đề, câu hay đoạn văn trở nên đƣợc sáng rõ, tƣờng minh.
1.2.2.2. Phân loại phép nối
Phép nối thƣờng đƣợc phân thành nối lỏng và nối chặt. Ngồi ra có thể
phân thành: nối đơn và nối phức; nối liên tục và nối gián đoạn.
1.2.2.3. Từ ngữ nối và phân loại từ ngữ nối
a. Từ ngữ nối - dấu hiệu chỉ dẫn liên kết
TNN chính là yếu tố, phƣơng tiện để liên kết giữa các câu/phát ngôn
trong cùng một VB. Trong tiếng Việt, TNN đƣợc thể hiện ra bằng những


5

tên gọi khác nhau nhƣ: liên từ, kết từ, quan hệ từ, đại từ thay thế, quán
ngữ, tổ hợp từ ngữ... Trong tiếng Anh, mặc dù các TNN chủ yếu đƣợc
phân loại về mặt ngữ nghĩa nhƣng chúng cũng có những tên gọi khác nhau,
khá linh hoạt nhƣ: conjunctions, linking words, connectors....
b. Phân loại từ nối
Ngoài việc phân loại các TNN dựa vào tiêu chí hình thức và ý nghĩa
ngữ pháp, các TNN chủ yếu đƣợc phân loại theo quan hệ ngữ nghĩa cơ
bản mà các yếu tố tham gia liên kết Ví dụ: từ nối chỉ sự tƣơng phản (tuy
nhiên, nhưng, trái lại...), thứ tự trình bày (thứ nhất, hai), từ ngữ nối chỉ kết
quả hoặc hệ quả: vì vậy, cho nên, chính vì thế, thành thử, kết quả là…
(tiếng Việt); therefore, so, thus, hence, for this reason, consequently…
(tiếng Anh).
1.2.2.4. Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết
a. Vị trí của TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong sự phân loại của
các nhà nghiên cứu
TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết đều có mặt trong sự phân loại của
các nhà nghiên cứu và với những tên gọi tƣơng tự nhau. Chúng bao gồm
những TNN không chỉ dùng để đƣa ra kết luận/tổng kết (summative) mà còn
đƣa ra ý khái quát (generalising), kết quả (resultive).
b. Khái niệm TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết
Từ những vấn đề lý luận về phép nối, TNN và việc phân loại từ ngữ nối,
luận án đƣa ra định nghĩa mang tính chất làm việc: TNN biểu thị ý nghĩa kết
quả, tổng kết là một tiểu nhóm thuộc TNN có hình thức là từ, cụm từ và mệnh
đề được dùng liên kết giữa các phát ngôn, các đoạn văn trong VB với chức
năng nêu ra kết quả trực tiếp của sự việc hoặc nguyên nhân vừa được nói đến
trước đó; tổng kết lại những ý chính, những điều cơ bản, chủ yếu của những
nội dung cụ thể mà các phát ngôn trước đã đề cập đến hoặc đưa ra những,
nhận định chung, khái quát.
1.2.2.5. Bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng
a. Ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu

Ngữ nghĩa của ngôn ngữ trƣớc hết là nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái. ngồi
tình thái thuộc phạm vi nghĩa học, cịn có loại tình thái thuộc phạm vi dụng
học, vốn chỉ bộc lộ đầy đủ khi xét đến tình huống sử dụng. Nhƣ vậy, nghĩa
tình thái là phần nghĩa có vai trị quan trọng và gắn liền với ngữ dụng học.
b. Ngữ nghĩa - ngữ dụng của từ ngữ nối liên kết
Nói đến ngữ nghĩa của phép nối là nói đến các quan hệ ý nghĩa cơ bản. Các
kiểu quan hệ nghĩa này đƣợc hiện thực hoá bằng các phƣơng tiện TNN cụ thể.
Tuy nhiên, các phƣơng tiện nối không phải mang ý nghĩa tự thân mà thể hiện
chức năng, công dụng thông qua việc biểu đạt ý nghĩa nào đó trong một văn
cảnh cụ thể - ngữ dụng. Khi đặt vào từng văn cảnh, các phƣơng tiện nối sẽ bộc
lộ những mối quan hệ ý nghĩa cụ thể, lúc đó, chúng ta mới thấy rõ chức năng
thực sự của chúng.


6
1.2.3. Thể loại văn bản khoa học
Là thể loại VB phản ánh hiện thực bằng tƣ duy logic, nội dung diễn đạt
thƣờng mạch lạc, logic, thiên về lập luận. Vì thế, việc dùng các từ ngữ liên
kết, đặc biệt là từ ngữ nối, là rất cần thiết và quan trọng trong VBKH. Nhờ có
từ ngữ nối mà tính chất luận điểm trong VB đƣợc nổi rõ và liên kết trong VB
đƣợc tăng cƣờng và vì thế, tính logic, chặt chẽ đƣợc bảo đảm và thể hiện rõ nét.
1.2.4. Ngôn ngữ học đối chiếu
Trong ngôn ngữ học đối chiếu, các nhà nghiên cứu đã nêu rõ các nguyên
tắc, phạm vi đối chiếu và các phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp cho đối
chiếu. Đây là cơ sở lý luận để luận án áp dụng vào việc đối chiếu giữa từ ngữ
nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
1.3. TIỂU KẾT
Chƣơng này, ngoài việc tổng quan tình hình nghiên cứu về phép nối, TNN,
luận án cũng hệ thống hoá một số vấn đề lý thuyết để làm cơ sở lý luận cho toàn
bộ nghiên cứu, đồng thời xác lập đƣợc định nghĩa về từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa

kết quả, tổng kết có tính chất làm việc.
CHƢƠNG 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC- NGỮ NGHĨA
CỦA NHÓM TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ KẾT QUẢ, TỔNG KẾT
TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
2.1. TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA KẾT
QUẢ, TỔNG KẾT TRONG VBKHXHTV VÀ VBKHXHTA
2.1.1. Tiêu chí nhận diện TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt
TNN biểu thị ý nghĩa kết quả tổng kết trong VBKHXHTV có những đặc
trƣng đáng chú ý về dấu hiệu nhận diện nhƣ: về vị trí cú pháp (đứng đầu kết
ngơn, bên ngồi mệnh đề câu đó nghĩa là khơng phải thành phần cú pháp bắt
buộc trong câu); về chức năng (liên kết giữa các câu, các đoạn văn trong một
VB, đồng thời nó chỉ ra mối quan hệ kết quả hoặc tổng kết giữa câu sau/đoạn
văn sau với câu trƣớc/đoạn văn trƣớc); về ngữ nghĩa (nêu ra kết quả hoặc chỉ
ra sự đánh giá chung có ý nghĩa tổng kết, khái quát).
2.1.2. Tiêu chí nhận diện TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Anh
Trong tiếng Anh, một số đặc trƣng của các TNN cũng đƣợc chỉ ra để giúp
cho việc nhận diện chúng, gồm: conjunctions (liên từ), ví dụ nhƣ so (vì vậy);
connectors (kết tố) kiểu nhƣ: therefore (vì vậy)... Các từ nối có tên gọi kết tố
của tiếng Anh tƣơng tự nhƣ kiểu các từ nối có tên gọi là kết từ của tiếng Việt
nhƣ: cuối cùng, bỗng nhiên, thậm chí....Loại thức ba đƣợc gọi là phụ ngữ liên
từ hay goi là các trạng ngữ, các cú đoạn (phrasal conjunctions, prepositional
phrases) có chức năng liên kết và tạo lập VB. Có thể thấy phụ ngữ liên từ trong
tiếng Anh khá giống với thành chuyển tiếp tiếng Việt, chẳng hạn: in the end (cuối
cùng), as a result (kết quả là), as a matter of fact (thực ra là)…
2.2. ĐỐI CHIẾU SỐ LƢỢNG VÀ TẦN SUẤT SỬ DỤNG TỪ NGỮ NỐI BIỂU
THỊ Ý NGHĨA KẾT QUẢ, TỔNG KẾT TRONG VBKHXHTV VÀ VBKHXHTA
2.2.1. Số lượng và tần suất sử dụng TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết


7

2.2.1.1. Trong tiếng Việt
Dựa trên nguồn tƣ liệu là 60 VBKHXH tiếng Việt, cụ thể là 60 bài báo
trích xuất từ các tạp chí KHXH khác nhau, chúng tơi đã thống kê đƣợc danh
sách gồm 115 TNN mang nghĩa kết quả, tổng kết.
2.2.1.2. Trong tiếng Anh
Tƣơng tự, dựa trên nguồn tƣ liệu là 50 VBKHXH tiếng Anh, cụ thể là 50 bài
báo đƣợc trích xuất từ các tạp chí KHXH khác nhau, chúng tôi đã thống kê đƣợc
danh sách gồm 136 TNN mang nghĩa kết quả, tổng kết.
Bảng 2.1. Số lƣợng và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng
kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA
Loại VB
Số lƣợng TNN
Tần suất
Trung bình
VBKHXHTV
115
469 lần
4,1 lần
VBKHXHTA
136
728 lần
5,4 lần
Sơ bộ kết quả bảng 2.1 cho thấy số lƣợng và tần suất xuất hiện của TNN
trong VBKHXHTA cao hơn trong VBKHXHTV.
Bảng 2.2. Số lƣợng và tần suất xuất hiện của TNN chỉ kết quả, tổng kết
trong VBKHXH TV và VBKHXHTA theo nhóm
Tần suất cao (từ Tần suất TB Tần suất thấp
Tổng
Loại VB
10 lần trở lên) ( từ 2 đến 9 lần)

(1 lần)
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
lệ
VBKHXHTV
11
9,6%
32 27,8%
72 62,6% 115 100%
VBKHXHTA
14
10,3%
46 33,8% 76 55,9% 136 100%
Sơ bộ kết quả bảng 2.2 cho thấy, tỉ lệ nhóm TNN có tần số xuất hiện cao và
trung bình ở tiếng Anh cao hơn tiếng Việt, trong khi ở tiếng Việt, tỉ lệ nhóm từ
ngữ nối có tần số xuất hiện thấp chiếm nhiều hơn.
2.2.2. Một số nhận xét chung về số lƣợng và tần suất xuất hiện TNN
biểu thị ý nghĩa kết quả tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA
2.2.2.1. Về số lượng của TNN
Số lƣợng TNN mang nghĩa kết quả, tổng kết đƣợc sử dụng trong VBKHXHTA
nhiều hơn so với VBKHXHTV, tuy nhiên tỉ lệ chênh lệch là khơng lớn.
Trong cả hai ngơn ngữ, nhóm TNN này đƣợc sử dụng với tần suất cao thấp
khác nhau giữa các VB. Điều này có thể phụ thuộc vào cách tổ chức VB hoặc
phong cách sử dụng ngôn ngữ riêng của từng tác giả trong việc sử dụng các từ

ngữ nối một cách hợp lý, phù hợp với việc truyền đạt thông tin trong từng bối
cảnh để nhằm đạt đƣợc hiệu quả nhất định nào đó.
2.2.2.2. Về tương quan số lượng TNN nguyên cấp và TNN biến thể
Trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh đều có những TNN đƣợc tạo
bằng cách tách các thành tố của TNN ban đầu và chêm xen thêm một số yếu tố
khác ở các vị trí đầu, cuối khác nhau: như vậy  như vậy là; do vậy + mà 
do vậy mà, kết quả là  kết quả của các mối quan hệ xã hội hình thành là...;
as a result  as a result of this...


8
Đối với tiếng Việt, đây là đặc trƣng phổ biến hơn. Tiếng Việt với đặc trƣng
là phân tích tính nên với bất cứ từ ngữ nào, ngƣời Việt cũng có thể dễ dàng
tách từ hay thêm từ (tức là thay đổi vị trí) để tạo ra những tổ hợp từ mới mà
vẫn đƣợc chấp nhận. Còn ở tiếng Anh, do từ biến đổi hình thái nên việc thay
đổi trật tự từ ít xảy ra hơn.
2.2.2.3. Về tần suất xuất hiện của các TNN trong các VBKHXH
Cả hai ngôn ngữ đều các TNN đƣợc sử dụng với tần suất cao thấp khác nhau.
Nhƣng nếu so sánh 10 TNN có tần xuất sử dụng cao nhất trong hai ngôn ngữ
(bảng 2.3 dƣới đây) thì TNN trong tiếng Anh có tần suất xuất hiện cao hơn hẳn.
Bảng 2.3. So sánh tần số xuất hiện của 10 TNN có tần số sử dụng cao
nhất trong VBKHXH TV và VBKHXHTA
Tiếng Việt
Tiếng Anh
STT
TNN có tần suất
Tần
TNN có tần suất
Tần
xuất hiện cao nhất

suất
xuất hiện cao nhất
suất
1.
Như vậy
68 lần Therefore - vì vậy
121 lần
2.
Điều này cho thấy
31 lần Thus - do đó
118 lần
3.
Vì vậy
30 lần Finally - cuối cùng
37 lần
4.
Tóm lại
30 lần In deed - thật vậy
30 lần
5.
Do đó
24 lần Hence - do đó
28 lần
6.
Vì thế
20 lần As a result - kết quả là
25 lần
7.
Chính vì vậy
20 lần In fact - trong thực tế

25 lần
8.
Theo đó
20 lần So - cho nên
21 lần
9.
Có thể nói
13 lần Accordingly - theo đó
21 lần
10.
Do vậy
12 lần In other words - nói cách khác
18 lần
Tổng
268 lần
444 lần
Trung bình 1 TNN
26,8 lần
44,4 lần
Nhìn chung, TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và
tiếng Anh là một nhóm từ khơng lớn xét về mặt số lƣợng, nhƣng đƣợc sử dụng
linh hoạt và thƣờng xuyên trong các VBKH cả tiếng Việt và tiếng Anh.
2.3. ĐỐI CHIẾU VỀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ NỐI
BIỂU THỊ Ý NGHĨA KẾT QUẢ, TỔNG KẾT TRONG VBKHXHTV VÀ VBKHXHTA
Khi miêu tả đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của nhóm TNN này, chúng tôi sẽ
tiếp cận theo đƣờng hƣớng của ngữ pháp cấu trúc kết hợp ngữ pháp chức năng,
qua đó thấy đƣợc rõ nhất đặc điểm cấu trúc và vai trò của chúng trên các
phƣơng diện: vị trí, quan hệ cú pháp và đặc điểm cấu tạo mà các TNN này thể
hiện. Từ đó luận án tiến hành đối chiếu để xác định đƣợc những điểm tƣơng
đồng và khác biệt của chúng trong hai ngơn ngữ

2.3.1. Vị trí của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong phát ngôn
Trong VB tiếng Việt, tất cả TNN loại này đều xuất hiện ở vị trí đầu kết
ngơn.Trong VB tiếng Anh, vị trí của các TNN này linh hoạt hơn, vì chúng
khơng chỉ xuất hiện ở vị trí đầu kết ngơn mà chúng cịn đứng ở vị trí giữa phát


9
ngôn nhƣng vẫn đảm nhận chức năng liên kết giữa câu chứa chúng với một
hoặc những phát ngơn trƣớc nó.
2.3.2. Yếu tố đi kèm TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong phát ngôn
Trong cả VBKHXHTV và VBKHXHTA, các yếu tố đi kèm TNN loại này
thƣờng là sự có mặt của dấu câu, cụ thể là dấu phẩy. Dấu phẩy có tác dụng
ngăn cách từ nối loại này và phần sau của chúng trong một phát ngôn.
2.3.3. Chức năng cú pháp của TNN chỉ kết quả, tổng kết trong câu/ phát ngôn
2.3.3.1. Là thành phần chuyển tiếp
Thành phần chuyển tiếp thuộc loại thành phần phụ ngồi nịng cốt, nó
mang tính chất “chêm xen” [Trần Ngọc Thêm 1985: 205]. Việc thêm hoặc bớt
nó khơng ảnh hƣởng gì đến cấu trúc nịng cốt của phát ngơn. Nhƣng xét về
mặt ngữ nghĩa thì hồn tồn khác bởi vì sự có mặt của các TNN chỉ ra sự liên
kết của phát ngôn chứa chúng với chủ ngôn, nên đồng thời chúng cũng làm mất
đi tính hồn chỉnh của phát ngơn về mặt nội dung nếu chúng vắng mặt.
2.3.3.2. Đóng vai trị là trạng từ
Một số TNN mang nghĩa kết quả, tổng kết cịn đóng vai trị là những trạng
từ chỉ cách thức bổ nghĩa cho câu/phát ngôn và đƣợc dùng để liên kết với
những phát ngơn trƣớc đó, chẳng hạn: tóm lại, nói chung, nhìn chung, nói tóm lại,
nói cách khác, nhìn một cách tổng quát, rõ ràng, rõ ràng là...
Trong tiếng Anh, khá nhiều TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết vừa
đƣợc sử dụng để liên kết giữa các phát ngơn vừa đóng vai trị là trạng từ nhƣ:
accordingly (theo đó), actually (thực sự), consequently (do đó), finally (cuối
cùng), generally (nói chung), lastly (cuối cùng), obviously (rõ ràng)...

Nhƣ vậy có thể thấy, xét về chức năng liên kết và chức năng cú pháp của
TNN giữa hai ngôn ngữ khá gần gũi nhau vì chúng đều có chức năng bổ nghĩa
tình thái cho câu/ phát ngơn.
2.3.3.4. Đóng vai trị là đề tình thái
Dƣới góc nhìn của ngữ pháp chức năng, TNN mang nghĩa kết quả, tổng kết
trong tiếng Việt và tiếng Anh cịn đóng vai trị nhƣ là đề ngữ trong cấu trúc của
câu/ phát ngôn, cụ thể là đề tình thái, có chức năng bổ nghĩa tình thái cho câu/
phát ngơn.. Ví dụ: có lẽ, quả vậy, quả thật, thật ra, có thể nói, có thể khẳng định,
có thể nhận thấy, dễ thấy rằng..
Một số đề tình thái trong tiếng Anh đáng chú ý nhƣ: maybe (có lẽ), maybe
it's just (có lẽ đó chỉ là), without doubt, it certainly is (khơng cịn nghi ngờ gì
nữa, chắc chắn là)...
Nhƣ vậy, về mặt vị trí và chức năng cú pháp, rõ ràng chúng là những TNN,
nhƣng xét về nghĩa, đặc biệt là quan hệ nghĩa giữa các phát ngôn và tổ chức cú
pháp, các TNN này lại tạo nên một mối quan hệ khác biệt, bởi chúng còn tham
gia vào tổ chức cấu trúc của phát ngôn, là một trong hai thành phần quan trọng
của tổ chức phát ngôn: đề ngữ.
2.3.5. Đặc điểm cấu tạo - ngữ nghĩa của TNN biểu thị ý nghĩa kết quả,
tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA


10
Phần này, luận án lần lƣợt trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm TNN có
hình thức là từ, cụm từ và mệnh đề trong VBKHXHTV và VBKHXHTA về số
lƣợng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của chúng
trong VB. Trên cơ sở đó, luận án tiến hành đối chiếu để xác định những điểm
tƣơng đồng và khác biệt của nhóm từ nối này trên các phƣơng diện nói trên.
2.3.5.1. Từ nối chỉ kết quả, tổng kết có hình thức là từ
a. Trong VBKHXHTV
Kết quả khảo sát từ ngữ nối có cấu tạo là từ trong VBKHXHTV đƣợc thể

hiện trong bảng 2.4 dƣới đây:
Bảng 2.4: Số lƣợng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất
xuất hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTV có hình thức là từ
Hình thức
Chức năng ngữ nghĩa
Số lƣợng
Tần suất
cấu tạo
SL
Tỉ lệ T.suất Tỉ lệ
Đơn Đại từ biểu thị sự kết thúc hoặc khái quát
1
0,9%
6
1,3%
Tổng (1):
1
0,9%
6
1,3%
Quan hệ từ, đại từ biểu thị kết quả nêu 15 13%
139 29,6%
Từ
ra là có lý do hoặc nguyên nhân
Quan hệ từ, đại từ biểu thị sự kết
2
1,7%
70 14,9%
Ghép thúc hoặc khái quát
Từ tình thái chỉ mức độ đánh giá

7
6,1%
13
2,8%
Từ tình thái biểu thị kết quả nêu ra là có
1
0,9%
1
0,2%
lý do hoặc nguyên nhân
Động từ và tính từ biểu thị sự kết
5
4,3%
31 6,6 %
thúc hoặc khái quát
Tổng (2):
30 26,1%
254 54,1%
Tổng (1) + (2)
31 27%
260 55,4%
b. Trong VBKHXHTA
Kết quả khảo sát từ ngữ nối có cấu tạo là từ trong VBKHXHTA đƣợc thể
hiện trong bảng 2.5 dƣới đây:
Bảng 2.5: Hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện
của từ nối trong VBKHXHTA có hình thức là từ
Hình thức
Chức năng ngữ nghĩa
Số lƣợng
Tần suất

cấu tạo
SL
Tỉ lệ T.suất
Tỉ lệ
Trạng từ chỉ mức độ đánh giá
7
4,4%
12
1,6%
Đơn Trạng từ chỉ sự phỏng đoán
1
1,5%
1
0,1%
Trạng từ biểu thị kết quả nêu ra là
7
5,1%
324 44,5%
có lý do hoặc nguyên nhân
Trạng từ biểu thị sự kết thúc/ khái quát
5
3,7%
53
7,3%
Từ
Tổng (1):
20 14,7%
390 53,5 %
Trạng từ chỉ mức độ đánh giá
2

1,5%
32
4,4%
Ghép Trạng từ chỉ sự phỏng đoán
1
0,7%
2
0,3%


11
Trạng từ biểu thị sự kết thúc/khái quát
Tổng (2):
Tổng

3
6
26

2,2%
4,4%
19,1%

34
68
458

4,7
9,4%
62,9%


c. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo - ngữ nghĩa của từ ngữ nối biểu thị kết quả,
tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA có hình thức là từ
(i) Những điểm tương đồng
Trong VBKHTV và VBKHXHTA đều sử dụng các từ nối có cấu tạo là từ,
trong đó bao gồm cả từ đơn và từ ghép. Xét về số lƣợng, cả 2 ngôn ngữ đều có số
lƣợng từ nối có hình thức là từ chiếm tỉ lệ thấp, nhƣng xét về tần suất xuất hiện, chúng
lại nhóm từ nối có tần suất xuất hiện cao nhất (tiếng Việt 55,4% và tiếng Anh 62,9%).
Các phƣơng tiện ngơn ngữ đóng vai trị là các từ nối có hình thức là từ
trong cả hai ngơn ngữ đều khá đa dạng, thể hiện rõ đặc trƣng loại hình của
từng ngơn chúng bao gồm là đại từ, tổ hợp quan hệ từ, từ tình thái, động từ
(tiếng Việt) và trạng từ (tiếng Anh).
Xét về mặt chức năng ngữ nghĩa, các phƣơng tiện ngơn ngữ đóng vai trị là
các từ nối có hình thức là từ đều đƣợc sử dụng nhằm truyền tải nhiều mục đích
phát ngơn với các chức năng ngữ nghĩa khác nhau. Trong đó, cả hai ngơn ngữ
đều có xu hƣớng tập trung sử dụng từ nối loại này để biểu thị phạm trù ngữ
nghĩa: kết luận đƣợc nêu ra là có cơ sở từ một lý do hoặc nguyên nhân nào đó.
(ii) Những điểm khác biệt
Trong tiếng Việt, loại từ nối có hình thức là từ đơn không phổ biến nhƣ tiếng
Anh cả về số lƣợng và tần suất xuất hiện Trái lại, loại từ nối có hình thức là từ
ghép lại đƣợc dùng khá phổ biến trong tiếng Việt, do vậy chúng có số lƣợng và
tấn suất xuất hiện nhiều hơn hẳn so với tiếng Anh.
Trong tiếng Việt, nhóm TNN có cấu tạo là từ ghép chủ yếu là nhóm từ ghép
hƣ (khơng có từ trung tâm). Mặc dù nếu tách ra chúng có thể là những hình vị
thực, nhƣng khi kết hợp trở thành đơn vị ghép chúng đã bị hƣ hoá và khơng có quan
hệ cú pháp nội bộ, ví dụ: cuối cùng, dường như, cho nên.... Cịn trong tiếng Anh, hình
thức ghép của từ nối thƣờng có hai thành tố có mối quan hệ chính phụ và đƣợc tạo bởi
ít nhất hai hình vị gốc, ví dụ: therefore...
Trong VBKH, ngƣời Việt có xu hƣớng sử dụng nhiều phƣơng tiện nối là
đại từ, quan hệ từ để biểu thị các phạm trù ngữ nghĩa nhƣ: biểu thị sự kết thúc

hoặc đƣa ra những kết luận/ nhận định mang tính khái quát, hoặc biểu thị kết
quả nêu ra là có lý do hoặc nguyên nhân. Trong khi ngƣời Anh lại có thiên
hƣớng sử dụng các trạng từ chủ yếu để bộc lộ những đánh giá về mức độ
chính xác, chắc chắn hay phỏng đoán đối với kết luận/ nhận định nêu ra. Điều
này có thể lí giải đƣợc là do tiếng Anh và tiếng Việt thuộc hai nền văn hoa
khác nhau, đã ảnh hƣởng đến cách tƣ duy ngơn ngữ, văn hóa ứng xử và cách
nói của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc cũng khác nhau.
Mặc dù các phƣơng tiện ngơn ngữ đóng vai trị là các từ nối có hình thức là
từ đều đƣợc sử dụng nhằm truyền tải nhiều mục đích phát ngôn với các chức


12
năng ngữ nghĩa khác nhau, nhƣng trong VBKHXHTA, các phạm trù ngữ
nghĩa đƣợc thể hiện phong phú hơn tiếng Việt.
Xét về tần suất xuất hiện, mặc dù đều là nhóm xuất hiện nhiều nhất và cùng
biểu thị một phạm trù chức năng ngữ nghĩa (kết luận đƣợc nêu ra là có cơ sở
từ một lí do hoặc ngun nhân), nhƣng số lần xuất hiện của các từ nối thể hiện
phạm trù này trong VBKHXHTA vẫn cao hơn rất nhiều trong VBKHXHTV.
Ngồi ra quan sát chi tiết hơn có thể thấy, nếu nhƣ trong VBKHXHTV,
phƣơng tiện ngơn ngữ đóng vai trị là từ nối biểu thị phạm trù này là quan hệ
từ và đại từ, thì trong VBKHXHTA lại là trạng từ.
2.3.5.2. Từ nối chỉ kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA
có hình thức là cụm từ
a. Trong VBKHXHTV
Kết quả khảo sát từ ngữ nối có cấu tạo là cụm từ trong VBKHXHTV đƣợc
thể hiện trong bảng 2.6 dƣới đây:
Bảng 2.6: Số lƣợng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất
xuất hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTV có hình thức là cụm từ
Hình thức
Chức năng ngữ nghĩa

Số lƣợng
Tần suất
cấu tạo
SL
Tỉ lệ T. suất Tỉ lệ
Cụm
Biểu thị mức độ đánh giá đối với kết
5
4,4%
26
5,5%
từ cố
quả/nhận định
định
Giải thích, đính chính kết quả/nhận định
3
2,6%
10
2,1%
Quán Biểu thị sự kết thúc hoặc kết luận/
ngữ
nhận định mang tính khái quát
2
1,7%
5
1,1%
Biểu thị kết quả nêu ra là có lý do
1
0,9%
4

0,9%
hoặc nguyên nhân
Tổ hợp Nhấn mạnh kết quả/ nhận định
6
5,2
25
5,4%
quan Biểu thị sự kết thúc hoặc kết luận/
1
0.9%
2
0,4%
hệ từ nhận định mang tính khái quát
Tổng (1):
18 15,7% 72 lần 15,4%
Nhấn mạnh kết quả/ nhận định
Cụm Cụm Giải thích, đính chính kết quả/nhận định
từ tự
từ
20%
34
7,2%
Thể hiện mức độ đánh giá đối với kết 23
do
phái quả, nhận định
sinh Thể hiện sự che chắn, giảm nhẹ đối với
tính đúng/sai trong nhận định/kết luận
Cụm Nhấn mạnh kết quả/ nhận định
từ
Thể hiện sự che chắn, giảm nhẹ

nối
9
7,8%
23
4,9%
đối với tính đúng/sai trong nhận
đôi
định/kết luận
Tổ hợp quan hệ từ hoặc đại từ biểu thị
Các sự nhấn mạnh kết quả/ nhận định.
kết
5
4,3%
6
1,3%
Tổ hợp quan hệ từ hoặc đại từ biểu
hợp thị sự kết thúc hoặc kết luận/ nhận
khác định mang tính khái quát


13
Cụm từ có cấu tạo là hành vi hỏi
nhằm thăm dò thái độ của ngƣời
1
0.9%
1
0,2%
đọc/nghe đối với kết luận/nhận định
Tổng (2):
38

33%
64 13,6%
Tổng (1) + (2)
56 48,7%
136
29%
b. Trong VBKHXHTA
Kết quả khảo sát từ ngữ nối có cấu tạo là cụm từ trong VBKHXHTA đƣợc
thể hiện trong bảng 2.7 dƣới đây:
Bảng 2.7: Số lƣợng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất
xuất hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTA có hình thức là cụm từ
Hình thức
Chức năng ngữ nghĩa
Số lƣợng
Tần suất
cấu tạo
SL
Tỉ lệ T.suất Tỉ lệ
Biểu thị mức độ đánh giá đối với
2
1,5% 2 lần 0,3%
kết luận/nhận định
Cụm
từ cố Quán Giải thích, đính chính kết quả/nhận định
11 8,1% 34 lần 4,7%
ngữ Biểu thị sự kết thúc hoặc kết luận/ 17
định
12,5 58 lần
8%


Cụm
từ tự
do

nhận định mang tính khái quát
Biểu thị kết quả nêu ra là có lý do
hoặc nguyên nhân
Tổng (1):
C.từ Biểu thị kết quả nêu ra là có lý do
phái hoặc nguyên nhân
sinh
C.từ
nối
Nhấn mạnh kết quả/ nhận định
đôi
Tổ hợp giới từ hoặc đại từ biểu thị
Các
sự nhấn mạnh kết quả/ nhận định.
kết
Tổ hợp danh từ, động từ, trạng từ... giải
hợp
thích, đính chính kết quả/nhận định
khác Tổ hợp danh từ, động từ, trạng
từ... biểu thị mức độ đánh giá
Tổng (2):
Tổng (1) + (2)

3

2,2% 28 lần


3,8%

33 24,3% 122 lần 16,8%
1
0,7
1 lần 0,1%

2

1,5%

2

0,2%

5

3,7%

23
lần

3,2%

7

5,1%

8 lần


1,1%

15
48

11% 34 lần 4,6%
35,3%
156 21,4%

c. Đối chiếu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của từ ngữ nối biểu thị kết quả,
tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA có hình thức là cụm từ
(i) Những điểm tương đồng
Xét về số lƣợng, đây đều là nhóm TNN chiếm tỉ lệ khá cao trong cả hai
ngôn ngữ. Xét về tần suất xuất hiện, chúng đều chỉ có số lần xuất hiện ở mức
trung bình.
Xét về đặc điểm cấu tạo và chức năng ngữ nghĩa, trong VBKHXHTA, các
tác giả cũng thƣờng xuyên sử dụng một số cụm từ nối kiểu giống nhƣ quán


14
ngữ trong tiếng Việt. Chúng không chỉ giống nhau về hình thức cấu tạo, vị trí
mà cịn giống nhau cả về chức năng cú pháp trong phát ngôn. Chẳng hạn, nói
chung, nói tóm lại, nói một cách tổng quát; generally speaking, practically
speaking, broadly speaking... Những cụm từ nối này nhƣ là một dấu hiệu tình
thái, chỉ ra sự kết luận cuối cùng khá chắc chắn của ngƣời viết/ nói về kết
luận/ nhận định đƣa ra.
Trong cả hai ngôn ngữ đều có các TNN có hình thức là cụm từ tự do đƣợc
hình thành từ nhiều kiểu kết hợp khác nhau, trong đó đáng chú ý là có một số
cụm từ nối đƣợc hình thành từ biến thể của từ và cụm từ cố định Sở dỹ, ngƣời

viết/nói thƣờng tìm cách tạo ra biến thể về ngôn ngữ khác nhau này là để tạo
ra những cách diễn đạt phong phú và tinh tế khác nhau phù hợp với từng văn
cảnh, tình huống, từ đó tạo ra những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau, nhƣ: để
nhấn mạnh; giải thích, đính chính kết quả/nhận định; hoặc để chỉ mức độ đánh giá
khác nhau đối với kết quả, nhận định đƣa ra hoặc để thể hiện sự che chắn, giảm
nhẹ của tác giả đối với tính đúng/sai trong nhận định đƣa ra.
Trong cả hai ngôn ngữ, các tác giả đều sử nhiều cụm từ cố định có dạng
quán ngữ và cụm từ tự do để thực hiện các chức năng tình thái đối với các kết
luận/nhận định khoa học của mình. Trong số đó, nổi trội vẫn là các cụm từ cố
định dạng quán ngữ tình thái đƣợc sử dụng nhiều nhất trong cả hai ngôn ngữ.
(ii) Những điểm khác biệt
Xét về tổng thể, trong VBKHXHTV, số lƣợng nhóm TNN có hình thức là cụm
từ chiếm tỉ lệ lớn nhất so với nhóm TNN có hình thức là từ và mệnh đề, cịn trong
VBKHXHTA, mặc dù chúng cũng chiếm tỉ lệ khá cao nhƣng chƣa phải lớn nhất.
Trong VBKHXHTV, phƣơng tiện từ vựng tham gia cấu tạo cụm từ nối có
dạng của quán ngữ (cụm từ cố định) phổ biến nhất là các cụm động từ, theo
mơ hình của cụm từ nối có dạng của quán ngữ, có thể thấy phổ biến nhất là các
cụm động từ nhƣ: nói cách khác; nói tóm lại..., còn trong tiếng Anh phổ biến
nhất lại là các cụm giới từ (prepositional phrase), chẳng hạn: after all (rốt
cuộc), at last (cuối cùng), in conclusion (tóm lại, kết luận lại)…
Mặc dù cả hai ngơn ngữ đều có một số cụm từ nối đƣợc hình thành từ biến
thể của từ và cụm từ cố định và sự kết hợp của cụm từ nối sóng đơi, nhƣng ở
VBKHXHTA, những cấu trúc này rất ít, khơng phổ biến nhƣ trong VBKHXHTV.
Sự khơng phổ biến của cụm từ là sự kết hợp của các cụm từ sóng đơi hoặc từ
sự thêm bớt, chêm xen một số thành trong từ hoặc cụm từ cố định trong tiếng
Anh là điều dễ hiểu bởi do tính chất loại hình ngơn ngữ tiếng Anh là liền khối,
nên khó có thể bóc tách, chêm xen để tạo thành những biến thể từ ngữ mới.
Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy, các phạm trù ngữ nghĩa do TNN biểu thị
trong VBKHXHTV phong phú hơn tiếng Anh. Cụ thể, ngoài 5 phạm trù ngữ
nghĩa nhƣ tiếng Anh (biểu thị các mức độ khẳng định hoặc sự chắc chắn; giải

thích, đính chính; nhấn mạnh kết luận/ nhận định và biểu thị sự kết thúc hoặc kết
luận/ nhận định mang tính khái quát), trong VBKHXHTV, các tác giả còn sử
dụng các cụm từ ngữ nối nhằm mục đích che chắn, giảm nhẹ đối với tính


15
đúng/sai trong nhận định/kết luận và thăm dò thái độ của ngƣời đọc/nghe đối
với kết luận/nhận định.

2.3.5.2. Từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết trong VBKHTV và tiếng Anh có
hình thức là mệnh đề (cấu trúc C-V)
a. Trong VBKHXHTV
Kết quả khảo sát từ ngữ nối có cấu tạo là mệnh đề trong VBKHXHTV
đƣợc thể hiện trong bảng 2.8 dƣới đây:
Bảng 2.8: Số lƣợng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất
xuất hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTV do mệnh đề đảm nhiệm
Hình thức
Chức năng ngữ nghĩa
Số lƣợng
Tần suất
cấu tạo
SL
Tỉ lệ T.suất Tỉ lệ
Nhân Nhấn mạnh vai trò cá nhân đối
4
3,5%
5
1,1%
xưng với các kết luận/ nhận định
Biểu thị sự không chắc chắn đối

Mệnh
với kết luận/ nhận định
4
3,5%
4
0,9%

đề
nhân Biểu thị q trình suy luận dẫn đến kết
xưng quả/nhận định nghiêng về tính khách quan
15
13%
59 12,6%
Khẳng định, thừa nhận kết quả/
3
2,6%
3
0,6%
nhận định.
Giải thích, đính chính kết quả/nhận
2
1,7%
2
0,4%
định nêu ra
Tổng
28 24,3% 73 lần 15,6%
b. Trong VBKHXHTA
Kết quả khảo sát TNN có cấu tạo là mệnh đề trong VBKHXHTA đƣợc thể
hiện trong bảng 2.8 nhƣ sau:

Bảng 2.9: Số lƣợng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất
hiện của từ ngữ nối trong VBKHXHTA do mệnh đề đảm nhiệm
Hình thức
Chức năng ngữ nghĩa
Số lƣợng
Tần suất
cấu tạo
SL
Tỉ lệ T.suất Tỉ lệ
Nhân Nhấn mạnh vai trò cá nhân đối 10 7,4% 13 lần 1,8%
xưng với các kết luận/ nhận định
Biểu thị sự không chắc chắn đối
8
5,9% 11 lần 1,5%
với kết luận/ nhận định nêu ra
Biểu thị quá trình suy luận dẫn 29 21,3% 53 lần 7,3%
đến kết quả/nhận định nghiêng về
Mệnh

tính khách quan
đề
nhân Khẳng định, thừa nhận kết quả/
9
6,6% 12 lần 1,6%
xưng nhận định.
Giải thích, đính chính kết quả/nhận
4
2,9% 21 lần 2,9%
định nêu ra
Biểu thị kết luận nêu ra đƣợc trên

2
1,5% 3 lần 0,4%
cơ sở những nguyên nhân, lý do


16
Tổng

62 45,6% 113lần 15,5%

c. Đối chiếu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của từ ngữ nối biểu thị kết quả,
tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA có hình thức là mệnh đề
(i) Điểm tương đồng
Loại TNN này trong cả hai ngơn ngữ đều có tần suất xuất hiện thấp nhất.
Cấu trúc của các TNN loại này trong cả hai ngôn ngữ thƣờng chứa nhiều
yếu tố và kết hợp với nhau một cách tự do; chủ yếu là cấu trúc nhân xƣng và
cấu trúc vơ nhân xƣng, trong đó cấu trúc vơ nhân xƣng là nhóm có số lƣợng và
tần suất xuất hiện cao, áp đảo.
Điều này chứng tỏ các tác giả khoa học ngƣời Việt và ngƣời Anh đều có xu
hƣớng sử dụng nhiều các cấu trúc vô nhân xứng đóng vai trị là TNN để bộc lộ
quan điểm học thuật của mình, giúp che đi cái tơi cá nhân ngơn, nhờ đó giúp
cho các kết luận/ nhận định của các tác giả nêu ra đƣợc cách khách quan hơn.
(ii) Điểm khác biệt
Trong VBKH tiếng Anh, các tác giả có xu hƣớng ƣa dùng nhiều cấu trúc
mệnh đề hơn, đặc biệt là cấu trúc vơ nhân xƣng. Vì thế, các cấu trúc vơ nhân
xƣng của nhóm TNN trong tiếng Anh đa dạng hơn tiếng Việt: chúng gồm các
cấu trúc với chủ ngữ giả bắt đầu với There, This, that...(These results are
indicative, This is why...); bắt đầu bằng It (It is already quite clear that, It is
possible to say that ...); hoặc cấu trúc bị động: It can be summarized that; It is
understandable that…

Ngồi ra, có sự khác biệt trong việc sử dụng các cấu trúc nhân xƣng và cấu
trúc vô nhân xƣng đóng vai trị là các TNN để biểu thị các mục đích phát ngơn
giữa hai ngơn ngữ. Kết quả bảng 2.8. và 2.9 cho thấy, sự thể hiện các phạm trù
ngữ nghĩa của các TNN có hình thức là mệnh đề trong VBKHXHTA phú hơn
VBKHXHTV.
2.4. TIỂU KẾT
TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA
có những đặc trƣng đáng chú ý về dấu hiệu nhận diện, đặc điểm cấu trúc và
ngữ nghĩa. Trong VBKH, các phƣơng tiện nối này đƣợc các tác giả sử dụng
một cách đa dạng và linh hoạt nhằm thực hiện các chức năng tình thái đối với
các kết luận/nhận định khoa học đƣợc nêu ra.
CHƯƠNG 3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM LIÊN KẾT - LẬP LUẬN CỦA
NHÓM TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA KẾT QUẢ, TỔNG KẾT
TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
3.1. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM LIÊN KẾT CỦA TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA
KẾT QUẢ, TỔNG KẾT XÉT TRONG VBKHXHTV VÀ VBKHXHTA
3.1.1. Đặc trƣng liên kết của TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết
Từ ngữ nối mang ý nghĩa kết quả, tổng kết đƣợc xem là loại quan hệ logic
gắn liền với tƣ duy, lập luận chứ không chỉ đơn giản là loại logic thuần tuý. Vì


17
thế, đây là nhóm từ ngữ nối có vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức VB,
giúp cho sự liên kết giữa các phát ngôn chặt chẽ.
3.1.2. Cấu trúc liên kết của TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết
Ở cấp độ VB, liên kết luôn đƣợc thể hiện ở chỗ mỗi phát ngơn ln có mối
quan hệ đồng thời với nhiều phát ngơn khác xung quanh nó. Cho dù liên kết
thực hiện giữa hai hay nhóm phát ngơn thì các thành tố trong cấu trúc liên kết
của TNN chỉ kết quả, tổng kết bao giờ cũng bao gồm: chủ ngôn (CN), kết
ngôn (KN) và phương tiện liên kết giữa chúng.

3.1.3. Các mơ hình liên kết
3.1.3.1. Mơ hình liên kết chung
Trong VB, các phát ngơn có chứa TNN chỉ nghĩa kết quả, tổng kết luôn
đứng sau chủ ngôn. Vì vậy, đặc trƣng liên kết của phát ngơn chứa TNN này
thuộc về loại liên kết hồi quy - chỉ ra sự liên kết với phần trƣớc của VB. Do
vậy, mơ hình chung của TNN này thể hiện trong VB là: A r B trong đó A:
phát ngơn đóng vài trị là chủ ngơn; B: phát ngơn đóng vai trị là kết ngôn; r:
phƣơng tiện nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết.
3.1.3.2. Các mơ hình liên kết cụ thể
Qua thống kê, khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận diện đƣợc 4 mối
quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn trong VBKHXHTV và KHXHTA nhƣ sau:
(1) Mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ 1:1 (Chủ ngôn
là 1 phát ngôn và tƣơng ứng ở kết ngôn cũng là 1 phát ngôn).
(2) Mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ n:1 (Chủ ngôn
là 2 phát ngôn trở lên nhƣng tƣơng ứng ở kết ngôn chỉ là 1 phát ngôn).
(3) Mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ 1:n (Chủ ngôn
là 1 phát ngôn nhƣng tƣơng ứng ở kết ngôn là 2 phát ngôn trở lên).
(4) Mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ n:n (Chủ ngôn
là 2 phát ngôn trở lên và tƣơng ứng ở kết ngơn cũng có từ 2 phát ngơn trở lên).
Từ 4 mối quan hệ này, luận án đã nhận chỉ ra 8 mơ hình liên kết của TNN
này trong các VBKHXHTV và VBKHXHTA dựa trên mối quan hệ giữa chủ
ngôn và kết ngôn và đi vào miêu tả, phân tích chúng:
(1) A1 → r B1 (2 chủ ngơn + từ nối + 1 kết ngôn)
(2) A1 A2 → r B1 (2 chủ ngôn + từ nối + 1 kết ngôn).
(3) A1 A2 A3 → r B1 (3 chủ ngôn + từ nối + 1 kết ngôn)
(4) A1 A2 A3...An → r B1 (n chủ ngôn + từ nối + 1 kết ngôn)
(5) A1 → r B1 r B2 (1 chủ ngôn + từ nối + kết ngôn1+ từ nối + kết ngôn 2)
(6) A1 A2 → r B1 r B (2 chủ ngôn + từ nối + kết ngôn 1+ từ nối + kết ngôn 2)
(7) A1 A2 A3 → r B1 r B (3 chủ ngôn + từ nối + kết ngôn 1 + từ nối + kết ngôn 2)
(8) A1 A2 A3... → r B1 r B (n chủ ngôn + từ nối + kết ngôn 1+ từ nối + kết ngôn2)

3.1.4. Một số nhận xét chung về các mối quan hệ liên kết của TNN biểu
thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA
Từ những miêu tả và phân tích đặc điểm liên kết trên cho thấy, hầu hết mối
quan hệ liên kết của TNN này trong cả hai ngôn ngữ đều thuộc mối quan hệ


18
n:1 và 1:1 là chủ yếu. Điều này phản ánh đặc trƣng của các nghiên cứu khoa
học: những kết quả, kết luận hay những nhận định thƣờng đƣợc rút ra trên cơ
sở của rất nhiều chứng cứ, luận cứ. Điều này có tác dụng tạo ra tính chặt chẽ,
logic của VBKH. Và chính điều này đã góp phần tạo nên sự liên tục, liền
mạch, đặc biệt là tính chính xác của VB.
Bảng 3.1: Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong mối quan
hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn ở các VBKHXHTV và VBKHXHTA
STT Mối quan hệ giữa chủ
Từ ngữ nối TV
Từ ngữ nối TA
ngôn và kết ngôn
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
1.
CN: KN theo quan hệ 1:1
154
35,2%
193
35,9%
2.
CN: KN theo quan hệ 1:n
12
2,7%
28

5,2%
3.
CN: KN theo quan hệ n:1
234
53,6%
265
49,2%
4.
CN: KN theo quan hệ n:n
37
8,5%
52
9,7%
Tổng
437
100%
538
100%
Các mơ hình liên liên kết của TNN này trong cả hai ngôn ngữ khá đa dạng.
Chúng cho thấy rõ mối quan hệ đối ứng giữa chủ ngôn và kết ngơn là rất linh
hoạt, bởi vì số lƣợng các phát ngôn tham gia vào từng bên là không đều nhau và
điều này sẽ phụ thuộc vào từng mối quan hệ liên kết cụ thể của chúng ở trong VB.
Là nhóm TNN có độ liên kết mạnh, nên chúng có khả năng liên kết với
những phát ngôn ở rất xa, không chỉ là liên kết giữa 2 phát ngôn (phát ngôn
chứa nó với phát ngơn trƣớc nó) mà cịn có khả năng liên kết giữa các đoạn
văn và thậm chí với toàn bộ VB. Chẳng hạn, chúng liên kết giữa các mục, các
phần xuyên suốt giữa các đoạn văn với nhau trong VB với khoảng cách hàng
chục trang với vô số các phát ngôn khác nhau và tạo thành một chỉnh thể
thống nhất trong toàn bộ VB.
3.2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM LẬP LUẬN CỦA TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý

NGHĨA KẾT QUẢ, TỔNG KẾT TRONG CÁC VBKHXHTV VÀ VBKHXHTA
3.2.1. Giá trị liên kết của TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết có tác
dụng tạo ra quan hệ lập luận cho văn bản
Việc sử dụng các TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết có tác dụng tạo ra
giá trị lập luận cho VB. Trong VBKH, các TNN chỉ kết quả, tổng kết đóng vai
trị nhƣ là “kết tố” định hƣớng lập luận hay chỉ dẫn lập luận, trong khi lập luận
giữ vai trò hết sức quan trọng đối với các VBKH.
3.2.2. Đặc điểm lập luận của TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết
3.2.2.1. TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết là kết tử của lập luận
(phương tiện chỉ dẫn lập luận)
Trong VBKH, lập luận rất đang dạng nhƣng cũng khá phức tạp. Để đạt
đƣợc mục đích và thuyết phục, để cho lập luận đƣợc chặt chẽ, để dẫn chứng
đƣa ra mang sức thuyết phục và để thể hiện mối quan hệ giữa luận cứ với luận
cứ, giữa luận cứ với kết luận, các tác giả đã sử dụng các TNN này nhƣ là các
kết tử lập luận. Kết tử lập luận là yếu tố ngôn ngữ đƣợc tác giả thƣờng xuyên
sử dụng nhằm làm cho quan hệ lập luận đƣợc rõ ràng, tạo mạch lạc cho VB,


19
giúp ngƣời tiếp nhận hiểu đƣợc ý đồ, quan điểm của ngƣời viết. Kết tử lập luận
có vai trị quan trọng trong lập luận, giúp ngƣời nghe, ngƣời đọc nhận ra phát
ngơn/chuỗi phát ngơn nào đó có phải là một lập luận hay không, đồng thời cũng
phát hiện ra đƣợc mối quan hệ giữa các thành phần của lập luận. Trong VBKH,
với tƣ cách là kết tử lập luận, các TNN này sẽ giúp cho việc thể hiện quan hệ
giữa các thành phần của lập luận đƣợc rõ ràng, mang sức thuyết phục.
3.2.2.2. Kiểu quan hệ lập luận do TNN kết quả - tổng kết biểu thị
Ngữ liệu khảo sát cho thấy, tất cả các TNN thể hiện ý nghĩa kết quả, tổng
kết tiếng Việt và tiếng Anh đều thể hiện kiểu lập luận quy nạp. Đây là kiểu
lập luận dựa trên logic tự nhiên: đi từ luận cứ đến kết luận, vì thế kết luận rút
ra mang sức thuyết phục. Đồng thời, đây cũng là kiểu lập luận đặc trƣng của

VBKH trong cả tiếng Việt và tiếng Anh. Hầu hết các lập luận với sự xuất hiện
của TNN loại này đều có luận cứ là đồng hƣớng, nghĩa là ngƣời viết đƣa ra
luận cứ là một ý kiến hay một vấn đề nào đó. Sau đó tiếp tục đƣa ra các luận
cứ khác để làm rõ cho luận cứ vừa nêu, trên cơ sở đó rút ra kết luận.
3.2.2.3. Các loại quan hệ lập luận do TNN mang nghĩa kết quả - tổng kết biểu thị
Ngữ liệu cho thấy, TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết với vai trò là kết
tử lập luận thể hiện quan hệ giữa luận cứ với kết luận có thể chia thành hai
nhóm: nhóm chỉ quan hệ nguyên nhân và nhóm chỉ sự tổng kết, tóm tắt.
Bảng 3.2. Các kiểu quan hệ lập luận do nhóm từ ngữ nối mang nghĩa kết
quả, tổng kết biểu thị trong VBKHXHTV và VBKHXHTA
VBKHXHTV
VBKHXHTA
Kiểu quan hệ
Số lượng
Tần suất
Số lượng
Tần suất
lập luận
SL
Tỉ lệ Tần Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ Tần Tỉ lệ
suất
suất
Lập luận theo hƣớng 21 18,3% 155 33%
18
13,2 365 50,1%
nhân quả
%
Lập luận theo hƣớng 94 81,7% 314 67% 118 86,8% 363 49,9%

kết thúc
Tổng
115 100% 469 100% 136 100% 728 100%
(i) Nhóm TNN diễn đạt quan hệ lập luận theo hướng nhân - quả
Các TNN biểu thị mối quan hệ nhân quả có tần suất xuất hiện cao trong
tiếng Việt và tiếng Anh nhƣ: do đó (24 lần), vì thế (20 lần), chính vì vậy (20
lần), theo đó (20 lần)... (tiếng Việt); therefore - vì vậy (121 lần), thus - do đó
(118 lần), as a result - kết quả là (25 lần), so - vì thế (21 lần)...
Việc sử dụng các TNN loại này để chỉ quan hệ nhân - quả trong VBKHXH
giúp ngƣời viết trình bày nội dung một cách rõ ràng, cũng nhƣ sắp xếp luận cứ
và kết luận một cách logic, từ đó tăng thêm tính thuyết phục cho VB, giúp cho
ngƣời đọc tiếp nhận văn bản đƣợc dễ dàng và có thể hiểu đúng đích giao tiếp
của ngƣời viết.
(ii) Nhóm TNN diễn đạt quan hệ lập luận theo hướng kết thúc


20
Trong VBKH, lập luận có rất nhiều cấp độ và việc xuất hiện của các từ nối
chỉ sự kết thúc - tổng kết có tác dụng tƣờng minh cho sự kết thúc của mỗi lập
luận bộ phận, cũng nhƣ nó báo hiệu sự kết thúc của trình tự diễn đạt giữa luận
cứ và kết luận ở trong VB, ví dụ: như vậy, tóm lại, nhìn chung... Việc sử dụng
các TNN chỉ sự kết thúc khơng chỉ có tác dụng liên kết giữa các câu về mặt
hình thức mà cịn giúp cho vấn đề, nội dung trình bày đƣợc sáng rõ, mạch lạc
theo tiến trình tuần tự, logic, đồng thời qua đó thể hiện quan điểm, thái độ, tƣ
tƣởng của ngƣời viết.
3.2.2.4. Các mơ hình lập luận do TNN chỉ kết quả, tổng kết biểu thị
Tƣơng ứng 4 mối quan hệ liên kết, luận án cũng chỉ ra 7 mơ hình lập luận
của TNN này thể hiện trong VBKH của cả hai ngôn ngữ. Trong số này, đáng
chú ý là một số mơ hình thuộc cấu trúc lập luận phức, trong đó các luận cứ và
lập luận đƣợc nối tiếp nhau theo quan hệ chuyển tiếp: kết luận của lập luận thứ

nhất chuyển thành luận cứ cho lập luận thứ hai và cứ thế cho đến lập luận cuối
cùng. Trong mạng lập luận này, các TNN mang nghĩa kết quả, tổng kết đƣợc
sử dụng ở đầu phát ngôn chứa các kết luận góp phần vào việc tăng hiệu quả
cho lập luận.
3.2.2.5. Một số nhận xét về giá trị lập luận của từ ngữ nối mang nghĩa kết
quả, tổng kết trong các VBKHXH
Rõ ràng TNN mang nghĩa kết quả, tổng kết không chỉ thực hiện 1 chức năng.
Trong cùng một lúc, nó có thể thực hiện cả 2 chức năng khác nhau. Chúng vừa
có chức năng liên kết vừa có chức năng tình thái. Tuy nhiên, để thấy đƣợc
hiệu lực giao tiếp cuối cùng của TNN này, đôi khi ngƣời tiếp nhận khơng thể
tách bạch khái niệm liên kết và tình thái ra làm hai phạm trù rõ ràng mà phải
tri nhận chúng trong chức năng kép: vừa liên kết, vừa phản ánh tình thái.
3.2.3. Đối chiếu đặc điểm liên kết và lập luận của TNN biểu thị ý nghĩa kết
quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA
3.3.3.1. Những điểm tương đồng
Đặc điểm liên kết và giá trị lập luận của TNN này ở cả VBKHXHTV và
VBKHXHTA cơ bản là tƣơng đồng nhau:
Trong cả hai ngôn ngữ, khả năng liên kết của TNN mang nghĩa kết quả,
tổng kết biểu hiện khá đa dạng. Đồng thời chúng còn thể hiện sự liên kết phức
tạp trong VB, vai trị chức năng của TNN ln có sự thay đổi: chúng vừa đóng
vai trị là kết ngơn của mối quan hệ này nhƣng xét trong mối quan hệ với các
câu đi sau chúng lại đóng vai trị là chủ ngôn, là tiền đề cho một mối liên kết
khác.
Xét về giá trị lập luận, việc sử dụng các TNN mang nghĩa kết quả, tổng kết
trong VBKHXHTV và VBKHXHTA đều có tác dụng tạo ra giá trị lập luận
cho VB. TNN mang nghĩa kết quả, tổng kết với chức năng là kết tử lập luận là
yếu tố ngôn ngữ đƣợc thƣờng xuyên sử dụng trong VBKHXH tiếng Việt và
tiếng Anh nhằm làm cho quan hệ lập luận đƣợc rõ ràng, tạo mạch lạc cho VB,
giúp ngƣời tiếp nhận hiểu đƣợc ý đồ, quan điểm của ngƣời viết.



21
3.3.3.2. Những điểm khác biệt
Trong VBKH tiếng Việt và tiếng Anh, mặc dù các tác giả đều có xu hƣớng
sử dụng nhiều TNN theo quan hệ lập luận theo hƣớng kết thúc (tóm tắt, khái
quát, kết luận), tuy nhiên xét về tần suất xuất hiện, số lần xuất hiện của các từ
nối thể hiện quan hệ lập luận này trong VBKHXHTV vẫn cao hơn trong
VBKHXHTA. Cụ thể ở tiếng Việt, tần suất xuất hiện của quan hệ lập luận
theo hƣớng kết thúc tóm tắt, khái quát, kết luận) trong VB chiếm 67%, trong
khi ở tiếng Anh, tỉ lệ này chỉ là 49,9%.
Ngƣợc lại, ở quan hệ lập luận theo hƣớng nhân quả, trong VBKHXHTV,
các tác giả có xu hƣớng sử dụng ít hơn loại quan hệ này (so với quan hệ lập
luận theo hƣớng kết thúc) vì tần suất xuất hiện của chúng chỉ là 33%, trong khi
ở tiếng Anh, loại quan hệ lập luận này vẫn chiếm tỉ lệ đáng kể với 50,1%.
Điều này cho thấy rằng, ở VBKHXHTA, các tác giả có xu hƣớng sử dụng các
TNN nhằm biểu thị các loại quan hệ lập luận một cách cân bằng hơn, cịn
trong VBKHXHTV, các tác giả lại có xu hƣớng nghiêng về quan hệ lập luận
nhân quả nhiều hơn.
Bảng 3.1. cũng cho thấy mặc dù hầu hết mối quan hệ liên kết của TNN này
trong cả hai ngôn ngữ đều thuộc mối quan hệ n:1 và 1:1 là chủ yếu, còn tần
suất xuất hiện của mối liên kết theo quan hệ n:n và 1:n chỉ chiếm tỉ lệ thấp
nhất, tuy nhiên đi vào chi tiết, tỉ lệ này vẫn khác nhau giữa VBKHXHTV và
VBKHXHTA.
3.4. TIỂU KÊT
Một số phƣơng diện về đặc điểm liên kết và lập luận của nhóm TNN biểu
thị ý nghĩa kết quả, tổng kết đã đƣợc nghiên cứu ở chƣơng này. Kết quả cho
thấy, mối quan hệ liên kết của nhóm TNN này biểu thị trong VB khá đa dạng
và linh hoạt. Với vai trò là kết tử của lập luận, việc sử dụng các TNN này giúp
cho quan hệ của các thành phần lập luận trở nên rõ ràng, cũng nhƣ nội dung
trình bày đƣợc sáng rõ, mạch lạc theo tiến trình tuần tự, logic, qua đó thể hiện

quan điểm, thái độ, tƣ tƣởng của ngƣời viết.

KẾT LUẬN
Dựa trên hệ thống lý luận về VB, diễn ngôn và liên kết cũng nhƣ một số
vấn đề lý thuyết liên quan, luận án đã chọn nhóm TNN biểu thị quan hệ kết quả,
tổng kết trong các VBKHXHTV và VBKHXHTA làm đối tƣợng nghiên cứu và
chọn cách tiếp cận theo khung lý thuyết của phƣơng pháp phân tích diễn ngơn
để xem xét sự đặc điểm cấu trúc và chức năng của các TNN này trong VB.
1. Trong các nhóm TNN, TNN biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết là một
trong những nhóm TNN cơ bản và phổ quát bởi nó đều có mặt trong sự phân
loại của các nhà nghiên cứu. Dựa trên cơ sở lý thuyết, đặc biệt là phép nối,
luận án đã xác định đƣợc quan hệ kết quả, tổng kết là một trong các kiểu quan
hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối đƣợc xây dựng dựa trên các phƣơng tiện


×