BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN NGỌC TÂM
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MỘT SỐ
PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC SARCOPENIA
Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – 2020
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ Sarcopenia của quần thể nghiên cứu theo các tiêu chuẩn
khác nhau ................................................................................ 74
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ Sarcopenia theo nhóm tuổi theo tiêu chuẩn vàng của Hiệp
hội Sarcopenia châu Á - AWGS ............................................... 75
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ Sarcopenia theo tình trạng dinh dưỡng, hoạt động thể lực
và hội chứng dễ bị tổn thương theo tiêu chuẩn vàng của Hiệp hội
Sarcopenia châu Á – AWGS 2019 ............................................ 76
Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC của ba phương pháp sàng lọc khi so sánh với
tiêu chuẩn vàng AWGS 2019: toàn bộ quần thể nghiên cứu ..... 84
Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC của ba phương pháp sàng lọc khi so sánh với
tiêu chuẩn vàng AWGS 2019: ở nam ........................................ 85
Biểu đồ 3.6. Đường cong ROC của ba phương pháp sàng lọc khi so sánh với
tiêu chuẩn vàng AWGS 2019: ở nữ .......................................... 86
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở người bệnh cao tuổi theo
tình trạng Sarcopenia: theo dõi dọc 18 tháng ............................ 97
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ xuất hiện ngã mới ở người bệnh cao tuổi trong 18 tháng
theo dõi..................................................................................... 99
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ xuất hiện mới tình trạng phụ thuộc các chức năng hoạt
động hàng ngày ở người bệnh cao tuổi trong 18 tháng theo dõi
............................................................................................... 102
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sarcopenia được định nghĩa là tình trạng mất khối cơ và chức năng hoạt
động một cách liên tục 1. Đó là do cấu trúc cơ mỡ của cơ thể thay đổi theo sự gia
tăng của tuổi 2. Thêm vào đó, chất lượng cơ cũng có sự suy giảm theo tuổi, bao gồm
giảm sức mạnh cơ và giảm khả năng thực hành động tác3. Hiện nay, Sarcopenia
được coi là một bệnh và có mã bệnh riêng biệt theo Phân loại bệnh tật quốc tế ICD10-CM: M62.84 4. Ở người cao tuổi, tỷ lệ Sarcopenia là 9,9% tới 40,4%, tùy theo
quần thể nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán 5. Sarcopenia liên quan tới nhiều biến
cố bất lợi về sức khỏe, bao gồm ngã và chấn thương, giảm chức năng hoạt động
hàng ngày, nhập viện, tái nhập viện và tử vong 6-8.
Chẩn đốn sớm Sarcopenia là vơ cùng quan trọng giúp việc điều trị và
kiểm soát bệnh bằng chế độ ăn giàu protein kết hợp với hoạt động thể lực đạt
được hiệu quả tối ưu 9-11. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, Sarcopenia thường
được chẩn đốn muộn bởi nó được coi như một phần của “q trình lão hóa
bình thường” với tốc độ giảm khối lượng và sức mạnh cơ rất chậm 12. Các tiêu
chuẩn chẩn đoán Sarcopenia được sử dụng trên thế giới việc đo khối lượng cơ
là yêu cầu bắt buộc
13-16
. Việc áp dụng các biện pháp chẩn đốn xác định
Sarcopenia thường quy là khơng khả thi là do: (1) Sự khơng sẵn có của các cơng
cụ giúp đo lường khối lượng cơ (như máy DXA - Dual-energy X-ray
absorptiometry, BIA - bio-impedance analysis, máy chụp cắt lớp vi tính hay máy
cộng hưởng từ); (2) Người bệnh và nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm tia X
cao hơn khi sử dụng máy DXA hoặc cắt lớp vi tính một cách thường quy để chẩn
đốn Sarcopenia. Vì vậy, phương pháp sàng lọc Sarcopenia dễ thực hiện, có giá
trị và rẻ tiền là rất cần thiết trong thực hành lâm sàng một cách thường quy cho
người cao tuổi tại cộng đồng cũng như tại cơ sở y tế, các đơn vị khám bệnh ngoại
trú.
2
Có nhiều biện pháp đã được xây dựng nhằm sàng lọc Sarcopenia ở giai
đoạn sớm một cách rộng rãi
17
. Trong đó, bộ câu hỏi sàng lọc SARC-F
(Strength, Assistance in walking, Rise from a chair, Climb stairs, Falls), bộ
công cụ sàng lọc SARC-CalF (gồm bộ câu hỏi SARC-F kết hợp với vịng bắp
chân) và cơng thức Ishii được khuyến cáo trong sàng lọc Sarcopenia bởi Hiệp
hội Sarcopenia châu Á và Hiệp hội Sarcopenia châu Âu 15,18. Các phương pháp
này đã được chứng minh giá trị của trong sàng lọc Sarcopenia qua nhiều nghiên
cứu tại Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Braxin, Hàn Quốc và Hồng Kơng 19-21.
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số” năm 2017, theo
số liệu của UNFPA (United Nations Population Fund)22. Tỷ lệ người cao tuổi (từ
60 tuổi trở lên) ước tính gia tăng từ 11,78% năm 2019 lên 26% năm 2049
22,23
.
Tuy nhiên, cho tới nay chưa có nghiên cứu về tỷ lệ bệnh Sarcopenia cũng như
đánh giá giá trị của các phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở quần thể người
bệnh cao tuổi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu áp dụng một số
phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi”, với ba mục tiêu:
1.
Ước tính tỷ lệ Sarcopenia và một số yếu tố liên quan tới Sarcopenia ở
người bệnh cao tuổi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung
ương.
2.
Đánh giá giá trị của SARC-F, SARC-CalF và công thức Ishii trong sàng
lọc Sarcopenia cho người bệnh cao tuổi điều trị ngoại trú.
3.
Phân tích mối liên quan giữa các chỉ số SARC-F, SARC-CalF và công
thức Ishii ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với một số biến cố bất lợi về sức
khỏe ở người bệnh cao tuổi sau 18 tháng theo dõi.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Già hóa dân số tại châu Á và ở Việt Nam
1.1.1. Già hóa dân số ở châu Á
Hầu hết các nước châu Á đều đã bước vào giai đoạn già hóa dân số. Theo
cơng bố của United Nations, tỷ lệ người cao tuổi tại châu Á có thể đạt 24% vào
năm 2050, gấp đôi so với năm 2012. Và châu Á trở thành khu vực già nhất thế
giới với 62% người cao tuổi trên toàn khu vực.
Năm 2013, 15 – 20% dân số Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản và
khoảng 30% dân số Nhật Bản là từ 60 tuổi trở lên. Tới năm 2050, ở tất cả các
nước đang phát triển khoảng 40% dân số của họ sẽ ở độ tuổi 60 trở lên. Ở
Indonesia, Malaysia, Philipines, khoảng 8% dân số là người cao tuổi và dự đoán
sẽ tăng gấp 3 lần trong 40 năm tới.
1.1.2. Già hóa dân số tại Việt Nam
Sau tuổi 60, cơ thể đã bước vào thời kỳ lão hóa, người cao tuổi luôn đứng
trước nguy cơ bệnh tật và suy giảm chức năng, việc chăm sóc sẽ gặp rất nhiều
khó khăn và tốn kém. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo đảm
các quyền lợi về vật chất và tinh thần của người cao tuổi. Hiến pháp năm 2013
đã đề cập một cách đầy đủ và khẳng định mục tiêu phát triển hệ thống an sinh
xã hội, bảo đảm bình đẳng, cơng bằng cho mọi thành viên trong xã hội, lần đầu
tiên thuật ngữ “Người cao tuổi” được nhắc đến trong bản Hiến pháp năm 2013
tại khoản 2 Điều 59 và khoản 3 Điều 37. Luật người cao tuổi năm 2009 đã đưa
ra nội hàm của khái niệm người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên, đây
chính là căn cứ cho việc ban hành và thực hiện các chính sách xã hội đối với
người cao tuổi.
Tại Việt Nam, người cao tuổi gia tăng cả về chỉ số tuyệt đối cũng như tỷ
4
lệ trong dân số. Trong giai đoạn 1979-2009, số người cao tuổi gia tăng khoảng
2,12 lần. Theo thống kê của General Statistics Office (GSO, năm 2010), tỷ lệ
người cao tuổi chiếm khoảng 10% năm 2017, và Việt Nam chính thức bước
vào giai đoạn già hóa. Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11,95% năm 2018 và dự kiến
gia tăng lên tới 26% năm 2049 22,23.
1.2. Đại cương về bệnh Sarcopenia
1.2.1. Khái niệm Sarcopenia
Năm 1989, Irwin Rosenberg lần đầu tiên mô tả sự giảm khối cơ và chức
năng của cơ liên quan đến tuổi, khái niệm mất cơ “Sarcopenia” xuất phát từ Hy
Lạp, “sarx” nghĩa là cơ và “penia” nghĩa là mất 24.
Năm 2010, theo Hiệp hội Sarcopenia châu Âu - EWGSOP, Sarcopenia
được định nghĩa: “Sarcopenia là một hội chứng được đặc trưng bởi sự mất liên
tục và không ngừng của khối lượng cơ và sức mạnh cơ, với nguy cơ xuất hiện
các biến cố bất lợi như suy giảm chức năng, giảm chất lượng cuộc sống và tử
vong” 25. Định nghĩa mới của Sarcopenia dựa trên cả khối lượng cơ và sức mạnh
cơ chứ không chỉ dựa trên khối lượng cơ như trước. Và cả hai yếu tố này đều được
sử dụng để chẩn đoán bệnh Sarcopenia, bởi thực tế khối lượng cơ và sức mạnh cơ
không luôn luôn giảm đồng thời cùng với nhau 3,26.
Theo Hiệp hội Sarcopenia châu Á (AGWS), Sarcopenia được định nghĩa
là “tình trạng mất khối lượng cơ liên quan tới tuổi kết hợp với sức mạnh cơ
và/hoặc khả năng thực hành động tác” 18.
Các nghiên cứu về bệnh Sarcopenia được thực hiện ngày càng nhiều. Giúp
cho các bác sĩ lâm sàng hiểu biết về bệnh hơn. Bệnh đã có mã bệnh trong danh
mục Mã bệnh quốc tế ICD-10-CM (M62.84) từ tháng 9, 2016 (www.prweb.comprweb13376057)4.
5
1.2.2. Phân loại Sarcopenia theo nguyên nhân
Sarcopenia là tình trạng lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc
dù Sarcopenia chủ yếu được chẩn đoán và xác định ở người cao tuổi, tuy nhiên
cũng có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi, giống như các trường hợp bệnh sa sút trí
tuệ và lỗng xương.
Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân của bệnh. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp khác, bệnh Sarcopenia lại khơng chẩn đốn được
ngun nhân rõ ràng. Vì vậy, việc phân loại Sarcopenia nguyên phát và thứ
phát có vai trị quan trọng và có giá trị trong nghiên cứu cũng như trong thực
hành lâm sàng. Sarcopenia có thể được coi là tiên phát (hay liên quan tới tuổi)
khi khơng có ngun nhân hoặc bằng chứng nào gây ra bệnh mà nó lại được
chẩn đốn ở người lớn tuổi, còn các trường hợp khác được coi là Sarcopenia
thứ phát 25. Tuy nhiên, ở rất nhiều bệnh nhân có nhiều yếu tố cùng tham gia gây
ra bệnh và khơng thể xác định chắc chắn đó là Sarcopenia tiên phát hay thứ
phát. Trong các trường hợp đó, chúng ta coi Sarcopenia là một hội chứng lão
khoa do nhiều nguyên nhân.
Bảng 1.1. Phân loại Sarcopenia theo nguyên nhân
Sarcopenia tiên phát
Sarcopenia liên quan
tới tuổi
Khơng có bằng chứng của ngun nhân nào khác
ngoài tuổi cao
Sarcopenia thứ phát
Sarcopenia liên quan Là hậu quả của việc nghỉ trên giường lâu, lối sống
tới giảm hoạt động
thể lực
tĩnh tại, khơng luyện tập hoặc tình trạng hoạt động
khơng sức cản
Sarcopenia liên quan
tới bệnh mạn tính
khác
Liên quan tới tình trạng suy nặng các cơ quan (tim,
phổi, gan, thận, não), bệnh lý viêm, bệnh ác tính
hoặc bệnh lý nội tiết
6
Sarcopenia liên quan
tới dinh dưỡng
Là hậu quả của chế độ dinh dưỡng không phù hợp
về năng lượng và/hoặc protein, như tình trạng rối
loạn hấp thu, bệnh lý dạ dày ruột hoặc sử dụng các
thuốc gây ra tình trạng chán ăn.
Nguồn: Cruz-Jentoft et al. (2010) Sarcopenia: European consensus on
definition and diagnosis. Age and aging 25.
1.2.3. Sinh lý bệnh Sarcopenia
Mất khối lượng cơ là hậu quả của sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp
protein và quá trình hủy protein. Khối lượng cơ và chức năng của nó phụ thuộc
vào quá trình liên tục tái tạo protein của cơ thể. Thơng thường, tốc độ tổng hợp
protein giảm dần theo tuổi với tốc độ khoảng 3,5% mỗi 10 năm từ 20 tới 90
tuổi 27.
Giảm noron
thần kinh vận
động
Thay đổi nồng
độ hormone
Lối sống tĩnh
tại
Thay đổi số
lượng/ chức
năng tế bào
Thay đổi bất
thường hoạt
động ty thể
Biến đổi quá
trình phân giải
protein
Tăng quá trình
viêm
Sơ đồ 1.1. Sinh lý bệnh Sarcopenia
Nguồn: Picca A et al. (2018) Update on mitochondria and muscle aging: all
wrong roads lead to Sarcopenia. Biological chemistry 28.
7
Tuổi cao và tình trạng bệnh lý mạn tính gia tăng theo tuổi gây ra giảm khối
lượng cơ và sức mạnh cơ ở người cao tuổi.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh Sarcopenia ở mức tế bào, bao gồm: sự gia tăng
các cytokine viêm, phản ứng stress oxy hóa, hormone chuyển hóa, và gia tăng
các tổn thương yếu tố thần kinh, giảm sự lưu thơng của dịng máu, các hormone
chuyển hóa yếm khí 29.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh Sarcopenia ở mức mô: Các cơ chế ảnh hưởng
tới đặc điểm của hệ cơ xương và tình trạng bệnh Sarcopenia bao gồm tăng chết
các tế bào cơ, tăng hủy protein, tăng xơ hóa các tế bào cơ, tăng lipid trong tế
bào cơ, giảm tổng hợp protein, giảm chức năng các nơ ron vận động, giảm hệ
thống ty thể và giảm tái sinh các tế bào vệ tinh.
1.2.3.1. Sự thay đổi của tế bào và mô
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự mất cơ là do q trình thối hóa về thần
kinh, giảm sản xuất hormon đồng hóa và sự thay đổi tình trạng viêm. Nói chung,
sự lão hóa làm thay đổi khối cơ, thành phần cơ, sự co cơ, tính chất của mơ cơ,
cũng như chức năng của gân. Sự thay đổi bao gồm giảm sức mạnh của cơ và
chức năng của cơ dẫn đến giảm q trình vận động, tăng tính dễ gãy của xương,
tăng các nguy cơ gây ngã, chấn thương và tàn tật.
Cơ vân bao gồm 2 loại sợi cơ. Typ II là nhóm co cơ nhanh, có hàm lượng
cao, khả năng sử dụng glycogen tốt, và sự đáp ứng nhanh hơn so với typ I là
nhóm co cơ chậm. Typ I được biết tới là nhóm chống lại sức nặng bởi đặc điểm
của nó là chứa nhiều ty thể, mao quản và số lượng myoglobin. Hầu hết các cơ
đều chứa cả 2 loại sợi cơ này. Trong các hoạt động chậm, có cường độ thấp hầu
hết là do sợi cơ typ I đảm nhận, trong khi đó các hoạt động cường độ cao là do
nhóm cơ typ I và typ II thực hiện. Theo tuổi, sự teo cơ chủ yếu xảy ra ở sợi cơ
typ II 30.
8
1.2.3.2. Sự lão hóa thần kinh cơ:
- Sự lão hóa thần kinh cơ tiến triển và là q trình khơng thể đảo ngược
tăng dần theo tuổi 31. Quá trình lão hóa liên quan tới tuổi này là một trong các
yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự xuất hiện bệnh Sarcopenia. Có nhiều mức
độ trong hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng bởi tuổi, bao gồm các nơ ron vận
động, tủy sống, thần kinh ngoại biên và các nơi tiếp giáp giữa các sợi thần kinh
32-34
.
- Tại tủy sống, có sự giảm đáng kể các tế bào thần kinh vận động alpha, vì
vậy dẫn tới sự giảm các đơn vị đáp ứng vận động nhanh của cơ thể.
- Ở mức độ thần kinh ngoại vi, các sợi thần kinh ngoại vi bị giảm số lượng
theo tuổi, kèm theo đó là sự thay đổi của hệ thống myelin.
- Sự lão hóa làm thay đổi thần kinh cơ ở chỗ nối liền, giảm số lượng nhưng
tăng kích thước của ống dẫn thần kinh dẫn đến giảm số lượng các túi synap.
Bên cạnh đó, sự thay đổi hình thái học của cơ với những bệnh thần kinh mạn
tính gây ảnh hưởng lớn tới sự giảm các sợi cơ và khối cơ.
- Sự tái tạo của tế bào gốc cơ xương ở người già chậm hơn người trẻ tuổi.
Điều này do sự di cư của tế bào gốc sang vùng tái tạo chậm hơn do giảm
intergrin ở người già, intergrin là receptor màng trung gian giữa tế bào và xung
quanh nó. Ở mức độ phân tử, sự rối loạn chức năng sinh học ty thể hoặc sản
phẩm của chất hữu cơ mới trong ty thể làm suy giảm hoạt động cơ xương và
góp phần gây teo cơ.
- Sarcopenia có liên quan với sự giảm số lượng đơn vị tế bào thần kinh cơ,
mà số lượng lớn đơn vị tế bào thần kinh cơ này xuất hiện để thực hiện hoạt
động vật lý của cơ.
- Mặt khác, có sự khơng cân xứng của sự giảm tổng hợp protein tăng theo
tuổi và sự mất sợi cơ typ 2, là chất được dự trữ cho nguồn năng lượng tiêu thụ
9
cao và quãng ngắn. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm dần
tốc độ đi bộ ở người già.
1.2.3.3. Sự ảnh hưởng của hormon
Sự duy trì khối lượng cơ cần phải có sự cân bằng giữa tổng hợp cơ và sự
mất cơ, khi sự cân bằng này bị phá vỡ sẽ gây ra mất cơ. Sự lão hóa đi kèm với
sự thay đổi một số hormon có thể ảnh hưởng tới sự đồng hóa và sự dị hóa của
chuyển hóa protein, gây giảm khối lượng và sức mạnh cơ. Các hormone được
được trình bày trong Sơ đồ 1.2 dưới đây, như growth hormone (GH), insuslinlike growth fartor - 1 (IGF-1), cortisone, insulin, androgen, estrogen,
testosteron, vitamin ,… 35.
Sơ đồ 1.2. Sự ảnh hưởng của các yếu tố nội tiết với Sarcopenia
Nguồn: Vitale G et al (2016) Aging of the endocrine system and its potential
impact on Sarcopenia. European Journal of Internal Medicine.35
10
Testosterone:
Có nhiều con đường đã được nêu ra khi giải thích sự ảnh hưởng của
testosteron lên khối lượng cơ.
- Ở các nghiên cứu trên người cho thấy, sử dụng testosterone làm tăng sợi
cơ typ I và typ II 36. Tăng kích thước sợi cơ là kết quả của việc tăng tổng hợp
protein tại cơ và được kích thích bởi testosterone làm tăng việc tái sử dụng
amino acid tại tế bào 37. Testosterone cịn có chức năng kích thích hoạt động
phân bào, nhờ vậy làm gia tăng kích thước sợi cơ.
- Một số giả thuyết còn cho rằng testosterone hoạt hóa các receptor của
protein G với tăng nồng độ ion canxi trong tế bào, giúp tế bào tăng trưởng 38.
- Một cơ chế nữa được đưa ra là testosterone làm tăng sự biểu hiện của tế
bào với IGF – 1, làm tăng kích thước tế bào.
Estrogens
Mãn kinh liên quan tới giảm rõ rệt nồng độ estrogen ở nữ giới. Sự thay
đổi nồng độ hormon này có ảnh hưởng tới khối cơ và vì vậy giải thích một phần
tình trạng giảm khối lượng cơ và sức mạnh cơ thường gặp ở nữ giới độ tuổi
mãn kinh. Thật vậy, estrogen có tác dụng tốt đối với sức mạnh cơ, làm giảm
đáp ứng viêm 39.
Insulin:
Cuối cùng, ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin lên sự mất cơ liên quan
tới tuổi được đưa ra. Chúng ta đều biết sự tăng khối lượng mỡ trong tế bào cơ
liên quan tới tình trạng kháng insulin tăng lên theo tuổi. Sự suy giảm đáp ứng
với insulin phản ánh tình trạng giảm hoạt động của insulin hoặc giảm nồng độ
insulin trong máu. Đái tháo đường có tỷ lệ ngày càng gia tăng và khoảng 70%
bệnh nhân có khó khăn trong thực hiện các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là
giảm khả năng hoạt động của chi dưới, và đái tháo đường được coi là một trong
những nguyên nhân chính của nhiều hội chứng lão khoa 40. Mặc dù, các bệnh
11
lý mắc kèm như bệnh lý tim mạch, béo phì cũng góp phần làm gia tăng tình
trạng teo yếu cơ.
Tác động trực tiếp của đái tháo đường lên hệ thống cơ. Có nghiên cứu đã
cho thấy sự giảm các chức năng vận động có liên quan tới bệnh đái tháo đường
ở người cao tuổi. Trên các nghiên cứu cắt ngang cũng như nghiên cứu theo dõi,
sự mất khối lượng và giảm chức năng cơ được ghi nhận trên bệnh nhân đái tháo
đường với thời gian mắc bệnh dài hơn, hoặc có HbA1c cao hơn 29,41. Thời gian
mắc đái tháo đường dài hơn có liên quan với tình trạng giảm sức mạnh cơ tứ
đầu đùi ở bệnh nhân đái tháo đường 50 tuổi trở lên.
Tình trạng kháng insulin và đái tháo đường xuất hiện với tỷ lệ cao hơn ở
người cao tuổi hơn là người trẻ và nó liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương
làm gia tăng các hậu quả như mất khả năng độc lập và tử vong 42. Tình trạng
kháng insulin làm giảm con đường tổng hợp protein, và làm tăng khởi động
q trình giáng hóa protein, từ đó gây ra tình trạng mất cơ ở bệnh nhân đái tháo
đường typ 2.
Béo phì là tình trạng tích trữ mỡ bất thường hoặc quá mức có tác dụng xấu
tới sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng giảm chiều cao, giảm khối lượng cơ và tăng
khối lượng mỡ xuất hiện theo tuổi có thể khơng liên quan với BMI và béo phì
và có liên quan với nguy cơ tử vong. Giảm chiều cao có thể làm gia tăng BMI
hoặc sự tính tốn q mức khối lượng mỡ trong khi khối lượng cơ khơng được
xác định một cách chính xác. Mặc dù BMI là chỉ số đánh giá tình trạng thừa
cân hoặc béo phì nhưng một số tác giả lại cho rằng có thể nó khơng liên quan
tới nguy cơ tử vong ở người cao tuổi. Sarcopenia và béo phì có thể cùng xuất
hiện và giảm chức năng của bệnh nhân và gây ra nhiều biến chứng. Có nhiều
cơ chế của béo phì trùng hợp với Sarcopenia liên quan với tuổi cao.
12
Vitamin D
Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều công bố đã đưa ra vai trò của
vitamin D trên hệ cơ, bao gồm tác dụng trên thay đổi hình thái cơ, sức mạnh cơ
và khả năng thực hiện động tác 43. Cơ chế tác dụng bảo vệ của vitamin D trên
cơ xương chưa được sáng tỏ. Tuy nhiên, quan sát trên chuột cho thấy giảm
nồng độ Vitamin D có liên quan tới tăng tình trạng hủy protein.
GH và IGF-1:
Giảm nồng độ GH và IGF-1 là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi 44. Sự
thay đổi này diễn ra đồng thời với sự biến đổi các chỉ số khối cơ thể, tăng khối
lượng mỡ và giảm khối lượng cơ của cơ thể.
Cortisol
Sự thay đổi các chỉ số cơ thể cịn được nêu ra liên quan với cortisol, trong
đó tỷ lệ cortisol-GH được coi là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới
những thay đổi đó. Nồng độ cortisol buổi tối được cho là có liên quan tới tuổi
và sự thay đổi này đặc biệt thể hiện ở nam. Điều này có thể dẫn tới sự gia tăng
này dẫn tới sự tăng nhạy cảm của nhiều mô với corticoid có liên quan với tuổi.
1.2.3.4. Thay đổi các yếu tố viêm
- Nồng độ của các yếu tố hoại tử u alpha (TNF-α), interleukin (IL)-6, IL1β và protein phản ứng viêm (CRP) tăng lên ở người cao tuổi và liên quan đến sự
giảm sút sức mạnh cơ, khả năng đi bộ và tỷ lệ tàn tật. Sự gia tăng các yếu tố tiền
viêm này làm tăng nhiều tình trạng bệnh có ảnh hưởng tới người cao tuổi như
Sarcopenia, lỗng xương, giảm chức năng miễn dịch và kháng insulin.
- Các yếu tố tiền viêm này làm gia tăng sự mất cơ một cách trực tiếp bằng
làm tăng sự hủy protein tại các sợi cơ và giảm tổng hợp protein 45. Việc làm
tăng sự hủy protein này là do sự hoạt hóa các hệ thống hủy protein bởi TNF
kích hoạt hàng loạt các kinase và các yếu tố bên trong tế bào khác bao gồm cả
13
yếu tố NF B (I B). IL6 cũng tham gia vào quá trình hủy protein tại cơ và được
coi là một cytokine chuyển hóa.
- Hiện nay, việc tham gia của của nhiều yếu tố gây viêm có ảnh hưởng tới
quá trình làm mất cơ. Liên quan tới quá trình chuyển hóa, leptin làm giảm tốc
độ tổng hợp protein trong các tế bào cơ. IL6 và resistin cũng có ảnh hưởng tới
hoạt động tại mơ mỡ, điều mà có liên quan tới chuyển hóa tại cơ.
- Một điều quan trọng là, sự giảm khối lượng cơ liên quan tới tuổi có thể
khơng có ảnh hưởng tới cân nặng, bởi có sự gia tăng khối lượng mỡ bù trừ. Vì
vậy, sự gia tăng mỡ bụng có thể là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển
hóa và các chức năng của cơ.
- Sự tồn tại của các bệnh mạn tính: bệnh thận, bệnh tim làm suy giảm khối
lượng cơ và làm Sarcopenia trầm trọng hơn có thể liên quan tình trạng viêm
mạn tính. Tình trạng viêm của các bệnh mạn tính thường đi kèm với sự teo cơ
như sự sụt cân do ung thư, rối loạn miễn dịch, sự giáng hóa protein các tế bào
cơ và gây ra sự tổng hợp các tế bào cơ bị giảm đi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng
việc điều trị các bệnh mạn tính làm giảm trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng viêm
đều phịng được sự mất khối cơ.
1.2.4. Dự phòng và điều trị Sarcopenia
1.2.4.1. Mục tiêu
Dự phịng đóng vai trị quyết định trong kiểm soát bệnh Sarcopenia:
trong các khuyến cáo hiện nay các biện pháp dự phịng khơng dùng thuốc (bao
gồm chế độ dinh dưỡng hợp lý phối hợp với luyện tập) đã được nghiên cứu và
đưa ra bằng chứng về giá trị trong lâm sàng. Các phương pháp điều trị dùng
thuốc hiện nay đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được khuyến cáo là
bước đầu tiên trong dự phòng và điều trị bệnh.
14
Mục tiêu của các phương pháp dự phòng và điều trị:
- Giảm thiểu sự mất cơ
- Bảo tồn sức mạnh cơ
- Cải thiện tình trạng yếu cơ, giảm thực hiện động tác và các chức năng
hoạt động hàng ngày.
1.2.4.2. Khuyến cáo điều trị và dự phòng Sarcopenia
Sarcopenia là bệnh có thể dự phịng, làm chậm tiến triển và điều trị được
nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm 10,11.
Khuyến cáo quốc tế về điều trị Sarcopenia đã được đưa ra năm 2018
(International Clinical Practice Guidlines for Sarcopenia – ICFSR) 9. Nội dung
của khuyến cáo này về vấn đề điều trị Sarcopenia như sau:
(1) Hoạt động thể lực: ở bệnh nhân có Sarcopenia, kê đơn hoạt động thể lực với
bài tập trở kháng được hướng dẫn có thể có hiệu quả làm cải thiện khối lượng
cơ, sức mạnh cơ và khả năng thực hiện động tác.
(2) Protein:
- Khuyến cáo các bác sỹ lâm sàng xem xét bổ sung protein hoặc một chế
độ ăn giàu protein cho người cao tuổi mắc Sarcopenia.
- Các nhà thực hành lâm sàng cần thảo luận với bệnh nhân về vai trò quan
trọng của chế độ năng lượng và protein hợp lý.
- Can thiệp chế độ ăn (protein) nên thực hiện đồng thời cùng với can thiệp
bằng hoạt động thể lực.
(3) Vitamin D, hormone và can thiệp dùng thuốc:
- Hiện tại, chưa có đủ bằng chứng lâm sàng khẳng định vai trò của vitamin
D và hormone trong kiểm soát bệnh Sarcopenia.
- Các can thiệp dùng thuốc không được khuyến cáo là bước điều trị đầu
tiên trong kiểm soát bệnh Sarcopenia.
Can thiệp bằng chế độ ăn và tập luyện là hai biện pháp cho thấy có hiệu
quả nhất hiện nay trong dự phòng và điều trị bệnh Sarcopenia. Và hai biện pháp
15
này có hiệu quả hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Bổ sung protein và vitamin D, kết
hợp với hoạt động thể lực là những yếu tố quan trọng nhất trong dự phòng
Sarcopenia hoặc khi yếu tố nguy cơ của bệnh được xác định
10,11
. Có một số
loại thuốc có hiệu quả dự phịng và chưa có nghiên cứu thử nghiệm nào cho
thấy hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh Sarcopenia 4.
1.3. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ bệnh Sarcopenia
Tỷ lệ Sarcopenia được xác định ở nhiều quần thể, thay đổi giữa các
nghiên cứu, phụ thuộc vào tuổi của đối tượng nghiên cứu, phương pháp chẩn
đoán xác định Sarcopenia 46.
1.3.1. Dịch tễ học
1.3.1.1. Dịch tễ học Sarcopenia ở người cao tuổi tại cộng đồng
Theo phân tích gộp các nghiên cứu được thực hiện với tổng số người tham
gia là 58 404 người cho thấy tỷ lệ Sarcopenia là 10% (95%CI: 8-12%) ở nam và
khoảng 10% (95%CI: 8-13%) ở nữ. Tỷ lệ này thấp hơn ở người châu Á so với các
dân tộc khác ở cả hai giới (10% và 11% ở nam, 9% và 13% ở nữ)46.
Tỷ lệ Sarcopenia ở người cao tuổi trên thế giới khoảng 6 - 22 %, thay đổi
theo độ tuổi và địa bàn nghiên cứu 47. Ở các nước châu Âu, tỷ lệ Sarcopenia ở
người cao tuổi ≥ 65 là khoảng 20%, và tỷ lệ này tăng lên 50 - 60% ở người ≥
80 tuổi 48. Ở các nước châu Á, nghiên cứu phân tích hệ thống cho thấy tỷ lệ
Sarcopenia nói chung là từ 5,5% to 25,7%, và tỷ lệ cao hơn ở nam giới (5,1%21,0% ở nam so với 4,1%-16,3% ở nữ)18.
16
Bảng 1.2. Tỷ lệ Sarcopenia ở người cao tuổi tại cộng đồng
Phương pháp
Quần thể
Cỡ mẫu
nghiên cứu
đánh giá khối
lượng cơ
Tỷ lệ Sarcopenia (%)
Tổng
Nam
Nữ
Htun NC và cs (2014)
1921
DXA
13,3
10,34
16,56
Borg ST và cs (2016)
227
BIA
23,0
22,73
23,93
Brown
4425
BIA
36,0
44,8
30,24
Chan R và cs (2017)
3957
DXA
7,3
9,3
5,3
Jung HW và cs (2016)
382
BIA
27,8
28,1
27,44
Han DS và cs (2014)
878
BIA
3,3
6,7
0,4
Spira D và cs (2014)
1405
DXA
4,1
6,4
2,3
Bianchi
538
BIA
10,20
7,6
12,5
657
DXA
9,7
9,7
9,8
cs
731
DXA
6,8
9,3
4,1
Siva Neto LS và cs
70
DXA
10,0
16,1
5,1
1069
BIA
9,3
6,4
11,5
316
DXA
29,75
26,2
33,55
JC
và
cs
(2016)
L
và
cs
(2014)
Han P và cs (2015)
Huang
CY
và
(2016)
(2017)
Han P và cs (2017)
Wang
(2014)
YL
và
cs
17
1.3.1.2. Dịch tễ học Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi tại cơ sở y tế
Tỷ lệ Sarcopenia - được coi như một bệnh đồng mắc - trong một số nghiên
cứu đã được đưa ra 49. Quần thể các nghiên cứu bao gồm: 17 206 người có bệnh
mắc kèm (với tuổi trung bình 65,3 ± 1,6 năm, 49,9% là nữ); 22 375 người
khơng có bệnh mắc kèm (tuổi trung bình 54,6 ± 16,2 năm, 53,8% đối tượng là
nữ). Tỷ lệ Sarcopenia tương đối cao ở người có bệnh tim mạch mạn tính, sa sút
trí tuệ, đái tháo đường và bệnh lý hơ hấp mạn tính. Tỷ lệ Sarcopenia ở nhóm có
bệnh lý tim mạch mạn tính là 31,4%. Tỷ lệ này ở người có đái tháo đường
31,1%, cao gần gấp 2 lần so với nhóm khơng mắc đái tháo đường (16,2%).
26,8% người có bệnh lý hơ hấp mạn tính được chẩn đốn Sarcopenia, cao hơn
so với nhóm chứng là 13,3%. Tỷ lệ Sarcopenia ở đối tượng sa sút trí tuệ là
26,4%, cao gấp 3 lần so với nhóm chứng (8,3%)49.
Trong nghiên cứu thực hiện ở đơn vị phục hồi chứng năng, tỷ lệ
Sarcopenia được mô tả trong khoảng 28% tới 69% 50. Các nghiên cứu thực hiện
tại các đơn vị dành cho người cao tuổi khác, Sarcopenia được chẩn đoán trên
khoảng 32,8% người cao tuổi tại nhà dưỡng lão và 25,3% ở bệnh viện lão
khoa6,51.
18
Bảng 1.3. Tỷ lệ Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi
Tác giả đầu
Địa điểm
nghiên cứu
Bekfani
Khoa khám
(2016)
bệnh
Harada (2017) Khoa nội trú
Izawa (2016)
Bệnh lý
Cỡ mẫu
Suy tim
Bệnh mạch
ngoại vi
Bệnh mạch
ngoại vi
Suy tim
Đột quỵ
Đột quỵ
Khoa khám
bệnh
Onoue (2016) Khoa nội trú
Ryan (2017) Cộng đồng
Shiraishi
Khoa nội trú
(2018)
Huang (2015) Cộng đồng Sa sút trí tuệ
Sugimoto
Khoa khám Sa sút trí tuệ
(2017)
bệnh
Bouchi (2017) Khoa khám
Đái tháo
bệnh
đường
Celiker (2018) Khoa khám
Đái tháo
bệnh
đường
Murata (2018) Khoa khám
Đái tháo
bệnh
đường
Osaka (2018) Khoa khám
Đái tháo
bệnh
đường
Costa (2018) Khoa khám Bệnh phổi
bệnh
tắc nghẽn
mạn tính
Hwang (2017) Cộng đồng
Bệnh phổi
tắc nghẽn
mạn tính
Tỷ lệ Sarcopenia
Tổng Nam Nữ
19,7
7,9 25,3
132
29,6
50,0
16,3
67
37,3
-
37,3
119
190
202
68,9
16,8
53,5
63,0
16,2
49,5
72,6
17,2
57,0
731
343
6,8
18,3
4,1
-
9,3
-
208
13,3
-
-
56
21,4
-
-
288
15,3
15,3
15,2
285
8,8
13,5
5,0
121
12,4
-
-
777
5,3
-
5,3
19
1.3.2.Yếu tố nguy cơ của bệnh Sarcopenia
1.3.2.1. Dinh dưỡng
- Các yếu tố xã hội, người dân tộc thiểu số, giao thơng khơng thuận tiện,
cách ly xã hội, sống một mình, tình trạng bị lạm dụng ở người cao tuổi gây ra
tình trạng thiếu thực phẩm
- Đói nghèo, thực phẩm khơng an tồn, giảm protein trong khẩu phần ăn,
nghiện rượu…
- Khơng có khả năng chuẩn bị và nấu các bữa ăn hoặc tự ăn, khơng có khả
năng mua sắm.
- Suy dinh dưỡng: Người cao tuổi thường chán ăn, ăn ít hơn nên dễ bị suy
dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể gây ra sự thiếu hụt protein, làm giảm nhanh
khối lượng cơ. Nghiên cứu của Houston DK (2008) cho thấy protein giúp duy
trì khối lượng cơ ở người từ 70-79 tuổi và chỉ ra rằng những người có tiêu thụ
lượng protein hàng ngày cao hơn thì sẽ bị giảm khối lượng cơ ít hơn 40% so
với những người có tiêu thụ ít protein hơn 52.
1.3.2.2. Mức độ hoạt động thể lực thấp
- Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc Sarcopenia : Một lối sống ít
vận động sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Khi cơ không hoạt động sẽ làm giảm
khối lượng cơ, ngay cả ở những người trẻ khỏe. Những người ít vận động sẽ có
nguy cơ mắc Sarcopenia cao hơn những người hoạt động nhiều 53.
- Người cao tuổi có chế độ ít vận động có nguy cơ cao mắc sarcopenia.
Các nghiên cứu cho thấy sức mạnh cơ và khả năng thực hiện động tác có thể
cải thiện rõ rệt sau một thời gian tập luyện ngắn có chỉ dẫn 54. Điều này là do
khả năng tổng hợp protein được cải thiện rõ rệt khi có tăng sự co cơ, kể cả ở
bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương. Như vậy, bệnh sarcopenia (khối
lượng và chức năng của cơ) ở người cao tuổi có khả năng cải thiện khi thực
hiện các bài tập kháng trở và/hoặc bài tập sức bền.
20
- Gia tăng các bài tập trở kháng kích thích sự tổng hợp protein tại cơ và
cho thấy lợi ích làm cải thiện khối lượng cơ, sức mạnh cơ và thực hiện động
tác ở người cao tuổi. Việc luyện tập ở người cao tuổi nhằm gia tăng khối lượng
và sức mạnh cơ và đồng thời cần làm gia tăng sức bền và các hoạt động chức
năng ở người cao tuổi.
1.3.2.3. Các yếu tố do bệnh hoặc do thuốc
- Các yếu tố do bệnh: Bệnh lý về tuyến giáp; suy tim; bệnh đường tiêu hóa
ảnh hưởng đến sự hấp thu hoặc giảm lượng thức ăn đưa vào như nơn, tiêu chảy,
khó nuốt, táo bón, viêm dạ dày; lo âu - trầm cảm, hoang tưởng; Bệnh răng
miệng như răng giả; ung thư; mất nhận thức và trí nhớ; người có vấn đề về các
giác quan như nghe kém, giảm thị lực, mất khứu giác, vị giác.
- Các loại thuốc: Thuốc gây buồn nôn/nôn (kháng sinh, opioids), thuốc
gây chán ăn (thuốc kháng sinh, digoxin, thuốc kháng cholinergic), thuốc làm
giảm khả năng ăn uống (thuốc an thần, thần kinh), thuốc gây khó nuốt, thuốc
gây táo bón (opiates, thuốc lợi tiểu), gây tiêu chảy (thuốc nhuận tràng, kháng
sinh).
1.4. Chẩn đoán Sarcopenia
1.4.1. Chẩn đoán sàng lọc Sarcopenia
1.4.1.1. Khuyến cáo về sàng lọc Sarcopenia
Các hướng dẫn và khuyến cáo thực hiện sàng lọc Sarcopenia được phát
triển dựa trên các bằng chứng lâm sàng, qua các nghiên cứu và được thực hiện
bởi các Hiệp hội Sarcopenia quốc tế 9.
21
(1) Người cao tuổi cần được sàng lọc Sarcopenia hàng năm, hoặc sau khi
xuất hiện một biến cố lớn về sức khỏe
Việc sàng lọc Sarcopenia thường xuyên cho người cao tuổi nên được thực
hiện vì nhiều lý do 9:
- Tất cả các đối tượng cao tuổi đều có nguy cơ mắc Sarcopenia, đặc biệt
là ở người ít hoạt động thể lực.
- Sarcopenia xuất hiện tương đối phổ biến ở người cao tuổi nhưng tình
trạng này có thể cải thiện và trở về bình thường nếu được chẩn đốn ở giai đoạn
sớm.
- Sarcopenia gây ra nhiều gánh nặng cho bản thân bệnh nhân, người chăm
sóc và cả hệ thống y tế
- Việc sàng lọc Sarcopenia là có giá trị
Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng trực tiếp ủng hộ cho việc nên
sàng lọc Sarcopenia bao lâu một lần.
(2) Các biện pháp sàng lọc Sarcopenia
Hiệp hội Sarcopenia trên thế giới đã đưa ra các biện pháp sàng lọc bệnh lý này
9,15,18
. Các biện pháp sàng lọc Sarcopenia cần thực hiện nhanh và đơn giản.
- Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sarcopenia Châu Á - AWGS 2019, các
hướng dẫn cập nhật về vấn đề chẩn đoán và điều trị Sarcopenia đã được đưa ra
18
. Chu vi bắp chân, bộ câu hỏi SARC-F hoặc SARC-Calf được khuyến cáo sử
dụng để phát hiện sớm Sarcopenia trong các trường hợp sau 18:
+ Cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và đơn vị dự phịng tại cộng đồng
+ Và tại các cơ sở chăm sóc y tế cấp hoặc mạn tính hoặc tại các đơn vị
nghiên cứu.
- Theo khuyến cáo cập nhật mới nhất của Hiệp hội Sarcopenia châu Âu ở
người cao tuổi năm 2019 – EGWSOP2, về vấn đề chẩn đoán và điều trị
Sarcopenia 15,20,55:
22
+ Bộ câu hỏi SARC-F là một biện pháp sử dụng để sàng lọc Sarcopenia
trong thực hành lâm sàng cũng như trong nghiên cứu;
+ Công thức Ishii được khuyến cáo là biện pháp sàng lọc Sarcopenia
trong thực hành lâm sàng.
- Tốc độ đi bộ được khuyến cáo sử dụng là phương pháp sàng lọc
Sarcopenia theo khuyến cáo của EWGSOP 2010 25,56.
(3) Những người được chẩn đốn sàng lọc là có mắc Sarcopenia cần được
chỉ định làm các xét nghiệm sâu hơn để chẩn đoán xác định bệnh lý.
Tất cả các hướng dẫn quốc tế đều khẳng định tầm quan trọng của việc
thăm dị sâu hơn để chẩn đốn xác định Sarcopenia sau khi bệnh nhân được
sàng lọc dương tính với tình trạng này 14-16,57.
1.4.1.2. Các biện pháp sàng lọc Sarcopenia
Các nghiên cứu về Sarcopenia đã và đang gia tăng đáng kể. Và kết quả
của nó đang được từng bước đưa vào thực hành lâm sàng trong chẩn đoán và
điều trị Sarcopenia. Việc đưa ra các phương pháp sàng lọc Sarcopenia giúp cho
việc phát hiện sớm tại cộng đồng và cơ sở y tế
Một biện pháp sàng lọc được coi là lý tưởng khi nó có đầy đủ các đặc điểm
là có giá trị cao giúp định hướng chẩn đốn, dễ áp dụng trong thực hành lâm
sàng, không yêu cầu đào tạo chuyên sâu và chi phí thấp. Biện pháp sàng lọc đó
hỗ trợ cho việc chẩn đốn sớm và dễ dàng hơn bệnh Sarcopenia ở tuyến chăm
sóc sức khỏe ban đầu. Giá trị của một phương pháp sàng lọc được đánh giá bởi
độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính và giá trị dự báo dương tính. Theo
hướng dẫn thơng thường, biện pháp sàng lọc có giá trị “loại trừ” khi nó có độ
nhạy cao và giá trị dự báo âm tính cao, trong khi biện pháp có giá trị “dự báo
có bệnh” cao khi nó có độ đặc hiệu và giá trị dự báo dương tính cao. Các biện
pháp sàng lọc Sarcopenia đa số là có giá trị “loại trừ”, xác định đối tượng không
23
có nguy cơ cao mắc Sarcopenia tại cộng đồng. Hiện tại, chưa xác định được
một phương pháp sàng lọc ưu việt nhất cho cộng đồng.
(1) Bộ câu hỏi SARC-F
* Lịch sử phát triển:
+ Bộ câu hỏi này là bộ công cụ sàng lọc Sarcopenia đầu tiên trên thế
giới. SARC-F đã được Malmstrom và cộng sự phát triển là bộ câu hỏi tự trả lời
vào năm 2013 để sàng lọc bệnh Sarcopenia 19. Trong bệnh lý lỗng xương , có
thể xây dựng mơ hình FRAX (Fracture Risk Assessment Tool) là cơng cụ sàng
lọc thay vì bắt buộc đo mật độ xương một cách thường quy. Tác giả nhận thấy
tương tự như vậy, có thể xây dựng bộ câu hỏi đơn giản để sàng lọc đánh giá
nguy cơ mắc sarcopenia ở người cao tuổi. Dựa theo định nghĩa được sử dụng
trước đây về sarcopenia là tình trạng suy giảm chức năng nên nội dung các câu
hỏi của bộ câu hỏi SARC-F hướng tới là về các khía cạnh của hoạt động chức
năng của bệnh nhân.
+ SARC-F là viết tắt của năm thành tố mà bộ câu hỏi hướng tới bao gồm:
Sức mạnh cơ (Strength), hỗ trợ khi đi bộ (Assistance in walking), đứng dậy từ ghế
(Rise from a chair), leo cầu thang (Climb stairs) và ngã (Falls) 19: Với mỗi lĩnh
vực đạt điểm 0 nếu độc lập và điểm 2 nếu phụ thuộc. Tổng điểm ≥ 4 được coi
là yếu tố dự báo bệnh Sarcopenia.
* Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Sử dụng 5 câu hỏi người bệnh tự trả lời không u cầu đo đạc
+ Có tính đặc hiệu và giá trị dự đoán các biến cố bất lợi tương đương
với các đồng thuận của Mỹ, châu Âu và châu Á cần xác định các chỉ số đo đạc
trên lâm sàng.
+ Sàng lọc nhanh và chi phí thấp
- Nhược điểm: Bộ câu hỏi có độ nhạy thấp