Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

CẢM HỨNG NHÂN đạo và kí ức TUỔI THƠ QUA đoạn TRÍCH TRONG LÒNG mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.8 KB, 3 trang )

CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO VÀ KÍ ỨC TUỔI THƠ QUA ĐOẠN “TRONG LÒNG
MẸ”
Tuổi thơ thường để lại nhiều kỉ niệm khơng bao giờ phai. Đó là ngày đầu tiên đi
học (Thanh Tịnh) hay thời kì cùng vui chơi, chung “sống với đồng, với sông rồi
với bể” (Nguyễn Duy). Nhưng sâu đậm nhất đối với mọi ký ức bao giờ cũng là
hình ảnh người mẹ. Thể hiện những tình cảm sâu sắc của tình mẫu tử thiêng
liêng, văn bản “Trong lịng mẹ” trích từ “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) đã
để lại nhiều xúc động mạnh mẽ cho bạn đọc. Cảm hứng nhân đạo của tác giả
thấm đậm trong từng câu văn.
Nguyên Hồng đã “lôi kéo” chúng ta cùng sống lại với thời thơ ấu cay cực. Đó là
những trang hồi ký đầy nước mắt, là tiếng lịng thổn thức xót xa của một trái
tim khao khát tình thương. Từ nỗi niềm ấy, người đọc nhận ra ý nghĩa thiêng
liêng của tình mẫu tử - động lực giúp mọi người vượt qua khó khăn,chiến thắng
bất hạnh.
Đoạn trích Trong lịng mẹ là câu chuyện chân thực và cảm động về tình cảm
của một câu bé đối với người mẹ đáng thương phải chạy trốn hủ tục khắt khe
và bao định kiến nghiệt ngã. Từ tâm hồn nhạy cảm, trong trắng, thơ ngây ln
ln khát khao tình mẹ của nhân vật “tơi”, chúng ta hiểu thêm hồn văn giàu
lòng nhân ái của Nguyên Hồng.
Sinh ra trong một gia đình, sa xút, bất hạnh ở Nam Định, bé Hồng là kết quả
của cuộc hôn nhân khơng tình u. Bố bé Hồng nghiện ngập rồi chết mòn chết
mỏi bên bàn đèn thuốc phiện để lại sự túng quẫn. Mẹ bé Hồng phải mang đứa
con nhỏ vào Thanh Hóa cam chịu cảnh “tha phương cầu thực”. Sống với gia
đình bên nội nhưng Hồng bị hắt hủi, ghẻ lạnh đến cay nghiệt. Hàng ngày, cậu
phải nghe bà cơ bng lời nói xấu mẹ. “Bà cơ bên chồng” luôn luôn bộ lộ thái
độ khinh bỉ chị dâu. Chỉ có bé Hồng hiểu mẹ và yêu mẹ hơn tất cả. Số phận
thật trớ trêu - trong gia đình của mình mà bé Hồng khơng được vịng tay u
thương của mẹ chăm sóc. Nếu bà cơ là hiện thân của hủ tục, định kiến về người
phụ nữ trẻ goá bụa thì bé Hồng tiêu biểu cho những trẻ em giàu tình thương
u, kính trọng mẹ. Bà cơ thật ích kỷ, nhẫn tâm cố ý làm tổn thương tâm hồn
đứa cháu ruột. Mụ ta gieo rắc vào đầu bé Hồng bao nỗi hồi nghi. Hồng khơng


thể qn được giọng nói, “nụ cười rất kịch” của bà cô. Bị con người độc địa ấy
đầu độc hàng ngày, bé Hồng vẫn giữ được ngun vẹn lịng thương u, kính
mến mẹ. Điều này khẳng định tình cảm mẹ con thật bền chặt, khơng gì chia cắt
được.
Không thiếu thốn vật chất như những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, điều day dứt
bé Hồng là ở chỗ khơng nhận được tình thương từ họ hàng, người thân. Hơn
thế nữa, một chút tình dành cho mẹ cũng đang bị người khác tước đoạt mất. Bé
Hồng bị đầy đọa bởi sự ghen ghét, đố kị của nhiều người thân. Là đứa trẻ vô tư,
nhưng bé Hồng đã già trước tuổi khi căm tức hủ tục, quyết tâm bảo vệ mẹ đến
cùng. Và nhất là cố chống chọi lại sự xâm nhập của cái xấu.


Tuy vậy, sức chịu đựng của trẻ cũng chỉ có hạn. Bà cơ đã phần nào đạt được
mục đích khi xốy sâu vào vết thương lịng của đứa cháu mồ cơi. Những giọt
nước mắt “rịng rịng rớt xuống hai bên mép rồi chan hồ đầm đìa ở cằm và cổ”
là hiện thân của tủi nhục và mặc cảm. Hồng “im lặng cúi đầu xuống đất”, lòng
thắt lại, khoé mắt cay cay. Giọt nước mắt ấy lay động bao tấm lòng trắc ẩn.
Thế rồi, trên dường đi bất ngờ gặp một người giống mẹ, bé Hồng bật tiếng gọi :
“Mợ ơi… mợ ơi… mợ ơi!”, Những lời thống thiết ấy lay động không gian. Tiếng
kêu vội vã, kéo dài thể hiện nỗi khát khao tình thương. Cất tiếng gọi nhưng bé
vẫn lo lắng, hồi hộp vì sợ nhận nhầm. Khơng có xúc cảm mãnh liệt thôi thúc
không thể cất lên tiếng gọi như thế. Nhưng sự “ngờ ngợ” ấy đã không còn mơ
hồ nữa, người phụ nữ dừng xe và bé Hồng nhanh chóng nhận ra mẹ sau bao
ngày xa cách. Mẹ về trong niềm vui, hân hoan và hạnh phúc . Một lần nữa, bé
Hồng lại khóc. “Mẹ tơi vừa kéo tay tơi, xoa đầu … thì tơi ồ lên khóc rồi cứ thế
nức nở”. Nếu những lần trước là tiếng khóc kìm nén thì giờ đây tiếng nức nở
làm vơi đi bao uất ức, tủi cực. Tiếng khóc khơng xót xa mà tràn trề hạnh phúc.
Nước mắt bé Hồng và mẹ trong giây phút này, là hiện thân của tình mẫu tử.
Qua đơi mắt của bé Hồng, mẹ vẫn đẹp một cách lạ lùng. Vẻ đẹp ấy không rực
rỡ mà giản dị và vô cùng thân thương. Bởi trong cái nhìn của Hồng, mẹ bao giờ

cũng là người đẹp nhất! Từ đó, đoạn văn đánh thức niềm ước mơ của bao người
con khi đứng trước mẹ. Ai cũng muốn bé lại để lăn vào lòng người mẹ, “áp mặt
vào bầu sữa nóng của mẹ, để mẹ “vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở
sống lưng cho…” Từng chữ, từng câu đều đầy ắp cảm xúc êm ái. Cuộc gặp gỡ
bất ngờ mãi mãi để lại niềm hạnh phúc trong trái tim nhân vật và người đọc.
Không bi thảm như truyện “Lão Hạc”, kết cục có hậu của đoạn văn là sự bù đắp
cho tâm hồn thánh thiện của người con hiếu thảo
.Trang hồi kí đã thể hiện những số phận cơ cực, đặc biệt là hai mẹ con một
người phụ nữ bị ràng buộc bởi hủ tục phong kiến. Từ nội dung trên, tác giả
phản ánh bộ mặt xấu xa của xã hội đương thời, lên tiếng bảo vệ những người
bất hạnh. Đoạn văn thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả. Từng câu chữ, hình
ảnh đều khắc hoạ sâu sắc tình mẫu tử thiêng liêng. “Trong lịng mẹ” tiêu biểu
cho phong cách “văn nóng” (văn giàu cảm xúc) của Ngun Hồng.
Trước chơng gai, nhiều tình cảm mặn nồng cũng đổ vỡ. Nhưng tình mẫu tử
thiêng liêng của bé Hồng đã khơng hề suy xuyển. Đó là sự nhắc nhở chúng ta
phải biết luôn luôn thương yêu kính trọng mẹ . Trong lịng mẹ nói
riêng Những ngày thơ ấu nói chung sẽ mãi mãi trường tồn. Bạn đọc mn
đời khơng chỉ tìm thấy ở đó những tình cảm nhân đạo sâu sắc mà còn nhận
đươc một bài học triết lí về giá trị tình mẫu tử - chất thơ giữa cuộc đời còn
nhiều cay cực.
LUYỆN TẬP: Cảm nhận của em về tiếng khóc, giọt nước mắt của bé Hồng
(đoạn trích Trong lịng mẹ - Ngun Hồng)




×