Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NT ta trang trong truyen kieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.78 KB, 6 trang )

GS Vă Trươ

ệT

ật tả Tră



Tro

Tr yệ

ề .

Thanh Trì
Trăng là đề tài muôn thuở, là nguồn cảm hứng của biết bao văn nhân thi sĩ. Trăng đã cho ta nhiều bản nhạc
tình ca bất hủ. Trăng đã có mặt khắp nơi, khắp chốn. “ Khơng gian dày đặc tồn trăng cả, tôi cũng trăng mà
nàng cũng trăng “ ( Hàn Mặc Tử ) Trăng khơng những có mặt trong thi ca, trong văn chương, mà nó cịn góp
mặt trong các mơn nghệ thuật hội họa, tạo nên những bức tranh thủy mặc tuyệt tác. Đồng thời nó cũng cịn có
mặt rải rác khắp trong các Kinh điển của Phật giáo. Trăng là một hình ảnh thiết thân với đời sống con người.
Trăng đã giúp cho con người có nhiều cuộc sống thơ mộng. Trong đời người, khơng ai lại khơng có đôi lần
ngắm trăng và thưởng thức trăng. Tuy nhiên, sự ngắm nhìn thưởng thức đó, nó cịn tùy theo tâm cảnh, trình
độ nghệ thuật cao thấp, sâu cạn và sự rung động theo nhịp đập của con tim mà mỗi người nhìn ngắm trăng có
sai khác. Nhìn trăng dưới con mắt của các vị thiền sư đạt đạo, thì trăng là trăng. Cái nhìn đó, tuyệt đối khơng
có một khái niệm phân biệt. Cái nhìn của các Ngài đã đạt đến chổ siêu nghệ thuật. Nghĩa là:”Tâm cảnh nhứt
như.” Ngược lại, đối với các thi nhân thì lại khác. Vốn đ mang sẵn một tâm hồn nhạy cảm, đa tình, yêu nghệ
thuật, nên khi ngắm trăng, thì hình ảnh trăng sẽ linh hoạt theo lăng kính của thi nhân.
Đọc truyện Kiều từ đầu tới cuối, ta thấy cụ Nguyển Du đ nĩi đến trăng rất nhiều rải rác trong suốt câu chuyện.
Tính ra, có tất cả là 63 câu thơ nói về trăng. Tùy người, tùy cảnh, tùy vật, tùy nơi v.v... mỗi mỗi đều được tác
giả diễn tả sao cho thích hợp. Vì vậy, mà ánh trăng cũng theo đó lung linh huyền ảo biến dạng dưới mọi hình
thức. Dưới ngịi bút điêu luyện tài tình của tác giả, ta thấy, bất cứ hình ảnh nào tác giả cũng đều diễn tả rất nên


thơ duyên dáng và gợi cho người đọc có một cảm nhận rất đẹp về hình ảnh của vầng trăng, cũng như những
biến trạng của hoàn cảnh,và sự vật đã diễn ra một cách rất linh hoạt. Sau đây, xin mời bạn đọc cùng chúng tôi,
chúng ta sẽ tuần tự tìm hiểu sơ qua một vài nét về nghệ thuật diễn tả đó của tác giả.


Khi diễn tảgương mặt xinh đẹp của Thúy Vân, để thấy nét đẹp đó có đơi nét khác biệt với Thúy Kiều, thay vì
tác giả nói thẳng, nhưng khơng, ở đây tác giả lại mượn hình ảnh nên thơ duyên dáng của mặt trăng để diễn tả
gương mặt của Thúy Vân:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Như thế, ta có thể hình dung được gương mặt và cung cách nghiêm trang của Thúy Vân rồi. Tất nhiên là một
gương mặt tuyệt đẹp tròn trịa như trăng rằm. Hai chữ “ Đầy đặn” vừa nói lên ý nghĩa tròn trịa của một người
con gái đầy phúc hậu, mà cũng vừa diễn tả cái gương mặt cân đối với mày ngài.( Mày ngài dịch từ chữ Nga
Mi của Tàu. Con Ngài ( tức thứ bướm cắn kén tằm ra ) ở đầu có 2 cái râu nhỏ, dài và cong; người ta ví cái
lơng mày dài, thanh, cong cong bán nguyệt của người con gái đẹp với râu con ngài nên gọi là Nga Mi hay
mày ngài. Nét ngài nở nang, ý nói lơng mày của Thúy Vân cong cong, dài như mày ngài nhưng nở nang, tức là
lông mày hơi thô, to bản. Mặt dày dặn phúc hậu thì phải có lơng mày như thế mới xứng. ( Chú giải của Vân
Hạc ) Chỉ dùng hai chữ” khuôn trăng” là đủ gợi cho người đọc hình dung ra được cái gương mặt sáng láng
tuyệt đẹp của Thúy Vân.
Khi diễn tả dung mạo của một chàng thư sinh, thì:
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau lưng theo một vài thằng con con.
Bốn chữ:” lưng túi gió trăng”, dịch từ chữ Tàu Bán nang phong nguyệt, phong nguyệt hay gió trăng đây là chỉ
cho thi văn, vì các văn nhân thi sĩ thường hay ngâm thơ vịnh nguyệt. Túi gió trăng là có ý nói túi thơ, để ngầm
ám chỉ cho anh chàng thư sinh Kim Trọng. Đọc câu thơ trên, tác giả không dùng chữ thư sinh, mà chỉ dùng 4
chữ lưng túi gió trăng, để cho người đọc có thể tìm hiểu và hình dung ra được cái dáng dấp của anh chàng thư
sinh đó như thế nào. Thật là một nghệ thuật diển tả tài tình.
Nói về thời gian và khơng gian của sự việc xảy ra, tác giả viết:
Gương nga chênh chếch nhòm song,
Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.

Gương Nga tức là mặt trăng sáng như gương. Nga tức là thường Nga hay Hằng Nga là tên vợ Hậu Nghệ xưa
ăn vụng thuốc trường sinh của chồng trốn lên mặt trăng. Do điển tích nầy mà về sau người ta dùng trong văn
chương để chỉ cho mặt trăng. Ở đây, tác giả cho chúng ta thấy một hình ảnh tuyệt đẹp. Hai chữ chênh chếch là
diễn tả bóng mặt trăng chiếu soi xuyên qua cửa sổ vào trong nhà. Bấy giờ là đầu tháng ba. Mặt trăng đầu tháng
là mặt trăng lưỡi liềm, giống như là con mắt của con người. Mặt trăng lưỡi liềm soi vào lỗ cửa sổ, như con mắt
người ta dòm vào nhà.
Tả cảnh như thế thật là vừa sát nghĩa mà lại vừa linh động, cũng vừa nói lên khoảng thời gian rõ rệt. “ Vàng
gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân”. Câu nầy, tác giả cho chúng ta một hình ảnh thơ mộng tuyệt đẹp của đêm
trăng. Vàng là chỉ cho ánh trăng gieo xuống nước giống như thoi vàng, vì ánh trăng màu vàng. Hai chữ ngấn
nước là diễn tả mặt nước có hơi gợn sóng lăn tăn chớ khơng phải phẳng lặng như tờ. Vì gợn sóng lăn tăn, nên
mặt nước tạo thành như có ngấn. Cả câu có nghĩa là: ánh trăng gieo xuống dưới nước giống như thoi vàng và
bóng cây thì in đậm nét trên sân. Hai câu nầy, tác giả vừa tả cảnh mà cũng vừa tả tình. Nói lên tâm sự của
nàng Kiều . Tâm sự đó như thế nào ? Tâm sự đó đã được tác giả diễn tả qua 2 câu như sau:
Một mình lặng ngắm bóng Nga
Rộn đường gần với nỗi xa bời bời.
Hai chữ “ Một mình “, nói lên sự đơn độc, khơng những đơn độc về thể xác mà đơn độc cả tinh thần. Vì sau
khi Kiều đi dạo chơi gặp Kim Trọng, một chàng trai tuấn tú, không những đẹp trai mà cịn có học thức nữa,
thật xứng với Kiều. Cho nên lần đầu gặp gỡ đó, khơng phải gặp gỡ đơn thuần như khách qua đường mà
là:“Tình trong như đã mặt ngồi cịn e”. Hay “ khách đà lên ngựa, người còn nghé theo”. Mới lần đầu gặp
nhau mà lòng Kiều đã thấy xao xuyến luyến lưu rồi. Hoa tình yêu đã bắt đầu chớm nở trong lòng. Kể ra người
con gái kính cổng cao tường nầy cũng khá lãng mạn đó chứ ! Chính vì thế, mà giờ đây Kiều ngồi một mình
trong một căn phịng vắng lặng, nhớ lại hình ảnh tuyệt đẹp đầy mộng mơ vừa mới xảy ra hồi ban chiều, nên
Kiều bắt đầu có chút tư lự về hình bóng của chàng trai hào hoa thư sinh đó.


Cả câu: “ Một mình lặng ngắm bóng nga “. tác giả vừa cho chúng ta biết thời gian mà cũng vừa nói lên một
khía cạnh tâm lý thật là độc đáo. Thơng thường, người ta có một tâm sự gì buồn phiền mà khơng biết phải bày
tỏ cùng ai, và ai là người để cho mình bày tỏ, tức nỗi lòng biết ngõ cùng ai, nhứt là người mang tâm sự đó lại
là một cơ gái, đang ở vào cái tuổi mộng mơ, cho nên những lúc có tâm sự như thế nầy, thì chỉ biết ngồi một
mình than thở nhìn ngắm ánh trăng, như để thổ lộ tâm sự giải bày nỗi lòng cùng với chị Hằng. Và để cho chị

Hằng chia xẽ phần nào cái nỗi lòng trắc ẩn bi thương tâm sự đó của mình. Nhưng niềm tâm sự đó, khơng phải
chỉ đơn thuần là nhớ người khách thư sinh đó thơi; mà cịn nhớ đến thân phận của nàng con gái hồng nhan bạc
phận: không cha không mẹ,không cửa không nhà, không một người thân thuộc, đem thân làm ca nữ mua vui
cho khách đa tình, cuối cùng rồi chỉ cịn trơ lại một nấm mồ hoang lạnh vơ chủ khơng người săn sóc. Người
con gái bạc phận vơ phúc đó,chính là Đạm Tiên.
Thấy người nằm đó, chạnh lịng mà nghĩ đến ta. Vì vậy cho nên, bao nhiêu những ý nghĩ gần xa ngổn ngang
rộn lên trong lịng Kiều. Cảnh thương nhớ cũng có, cảnh buồn tủi cũng có, tất cả như quyện vào nhau tạo
thành một tâm sự bất an. Thế là, chỉ có một buổi chiều ra ngồi ngoạn cảnh mà Kiều đã trở thành người con
gái mất hẳn đi tính chất hồn nhiên ngây thơ . Kiều đã bắt đầu có nội kết. Một nội kết khởi điểm mà cũng là
một nội kết kéo dài suốt cuộc đời sau nầy.
Rồi cũng nói về thời gian, nhưng lại ở một thời điểm khác, tác giả viết:
Chênh chênh bóng nguyệt xế mành,
Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu.
Câu thơ trên, tác giả cho chúng ta biết thời gian đã khuya. Do đâu biết thế ? Do vì những chữ chênh chênh và
xế mành. Nhưng chữ xế mành mới là quan trọng. Vì xế mành có nghĩa là bóng trăng chiếu vào tấm mành
mành treo ở cửa. Hai câu nầy, tác giả cũng cho chúng ta biết về thời gian thì đã khuya, về nhơn vật Thúy Kiều
thì vẫn cịn ngồi một mình bên can ( triện ) dần dần ngủ đi lúc nào khơng hay biết.
Ở một đoạn khác, cũng nói về thời gian, nhưng sự tình thì có khác:
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
Tuần trăng khuyết, ý nói là một tháng qua. Vì trăng hết tròn rồi lại khuyết. Trăng tròn là vào giữa tháng ( rằm )
càng về sau trăng càng khuyết dần, khuyết cho đến khi nào hết thấy trăng là biết đã vào cuối tháng ( 30 ) . Còn
đĩa dầu hao là ý nói: Kim Trọng sau khi gặp Kiều trao đổi tâm tình, từ đó bị tiếng sét ái tình đánh trúng tim
đen, làm cho chàng Kim ta ngày đêm mong nhớ, cho nên đêm đêm không ngủ được, vì chơng đèn ngồi đó
thức rất khuya mà khơng có học hành gì nỗi, chỉ làm phí đi nhiên liệu dầu đốt một cách vơ ích mà thơi.
Ngày nay, chắc cũng có nhiều chàng Kim thời đại, cũng mơ mộng ngồi đó tưởng nhớ đến nàng, sách vở thì
xếp lại để trên bàn, chỉ có điều khác là Kim Trọng bị tốn hao dầu, còn bây giờ đèn điện, nên chỉ tốn tiền điện,
mà tiền điện thì có cha mẹ trả lo gì. Mặt mơ tưởng mặt, ý tác giả dùng hai chữ mặt trùng điệp như thế, mục
đích là để nhấn mạnh Kim Trọng luôn luôn mơ tưởng đến gương mặt tuyệt đẹp của Thúy Kiều. Đã nhớ như
thế, thì cịn tâm trí đâu mà học với hành.

Ngày xưa, nếu đã lở thương nhau mà không điều kiện cơ hội để gặp mặt nhau, thì đành phải ơm ấp cái hình
ảnh của người đẹp để tương tư mơ tưởng, chớ đâu phải như bây giờ thời đại tân tiến nguyên tử có mobile
phone nằm trên giường nói chuyện với em cho thỏa lịng mong nhớ. Nếu khơng dùng mobile thì chỉ cần mở
máy computer, tức tốc nói chuyện với người yêu bằng email thôi. Do vậy, nghĩ lại cũng thật thương và tội
nghiệp cho anh chàng họ Kim sanh ra không đúng thời, để rồi phải ôm ấp một khối yêu ngồi đó mơ tưởng đến
người đẹp, để phải hao tốn dầu một cách vơ ích. Thật là tội nghiệp !
Để diễn tả thời gian yêu thương kéo dài, cụ viết:
Nhẫn từ quán khách lân la,
Tuần trăng thấm thoắt nay đà thêm hai.
Hai câu nầy, ý nói: Kể từ khi Kim Trọng thuê nhà của một ông thương gia để tạm trú học hành, ngôi nhà trọ
nầy lại ở gần của nhà Kiều, tính từ lúc mới đến ở trọ đến nay, thời gian khoảng 2 tháng, tức 2 tuần trăng.
Theo dịng thời gian chảy trơi, ngày lại tháng qua, hết xuân tới hạ, để diển tả về thời tiết, cụ viết:
Lần lần ngày gió đêm trăng,


Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua.
Ngày gió đêm trăng là chỉ cho thời gian cứ thầm lặng đắp đổi thay nhau hết đêm tới ngày, hết ngày tới đêm...
Câu dưới là tác giả lấy ý từ trong câu: Lục ám hồng hi xuân khứ dã. Câu nầy ở trong sách Tây Sương Ký, có
nghĩa là: màu xanh um lên, mầu đỏ ít đi, xuân đi vậy. Thưa hồng ( hồng hi ) nghĩa là hoa đỏ ít đi, rậm lục (lục
ám ) nghĩa là lá xanh mọc rậm lên, ý nói mùa xuân sắp hết, mùa hạ sắp sang. Đã chừng là đã đến lúc, đến kỳ,
đến độ. (Chú thích của cụ Vân hạc)

***********
c
T

ào là và

ồ 7 c


và và

a ạ
BS
tro

T
Dục Tro Tr yệ
c D y –T

8



ề?

Trong lúc trà dư tửu hậu, nói chuyện cao dao, văn chương trong tình dục, thì một anh bạn có đưa ra cho tôi hai
câu hỏi qua mấy câu thơ mà Tú Bà dạy cho nàng Kiều:
Này con thuộc lấy nằm lịng
Vành ngồi bảy chữ, vành trong tám nghề
Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẫn đời
Câu thứ nhất: Thế nào là vành ngoài 7 chữ và vành trong 8 nghề?
Câu thứ hai: Nàng Kiều rơi vào thân phân của gái lầu xanh, tại sao nàng không mang thai, lúc đó dã có biện
pháp phịng tránh thai chưa? Hay là Tú bà đã giúp cho các cô gái lầu xanh bí quyết gì để khơng mang bầu?
Là một người nghiên cứu về tình dục tơi cũng phải chới với hai câu hỏi này
Câu chuyện của Truyện Kiều là một câu chuyện đời thật hay là nàng Kiều là một nhân vât hư cấu, dù thật hay
hư cấu thì cũng phải giải thích thơi.
Hiện tại thì người quan niệm rằng Tình dục là một khoa học nghiên cứu về tính dục của con người, một bộ
môn vừa thuộc khoa hoc xã hội nhân văn vừa thuộc Y Học, nó giúp cho con người hiểu biết thêm về các vấn

đề liên quan đến các hoạt động tình dục, học nghệ thuật kiềm chế, giải tỏa những ức chế dễ làm cho cuộc sống
tốt đẹp hơn, thoải mái và hạnh phúc hơn.
Trong lịch sử thì Tính dục được lồi người nghiên cứu, viết ra, đã từng lưu hành ở khắp nơi, qua mọi thời đại
như Kama-Sutra (Ấn Độ), Nhục Bồ Đoàn, Đạo Ma Mật Truyền, Ngọc Phịng Bí Kiếp (Trung Hoa),trong Đại
Viết Sử Ký Tồn Thư, Khâm định Việt Sử Thơng Giám Cương Mục cũng đã nói đến trường hợp của Hồng
Đế Trần Dụ Tơng ( 1325) vua Lê Uy Mục...cịn trong các sách y học của Tuệ Tỉnh, Hãi Thượng Lãn Ơng,
Nguyễn Đình Chiểu của nước ta các y sư đó cũng đã đề cập đến và đưa ra phương thuốc điều trị.
Bản chất của tính dục thì có một. Cảm quan tính dục thì khác nhau, tuỳ cách tuỳ người, tuỳ thời.
Vì thế muốn căn kẻ vấn đề tình dục trong một tác phẩm văn chương tuyệt tác như Truyện Kiều quả thật rất
khó.
Khơng biết khi viết tác phẩm Truyện Kiều thì nhà đại thi hào Nguyễn Du có nghiên cứu sách Tố Nữ Kinh
khơng, một quyển sách về Tình Dục của Trung Quốc được viết từ thế kỷ thứ 5 mà thời bấy giờ người ta gọi là
Dâm thư, có lẽ Nguyễn Du một người uyên bác như thế hẳn đã có liếc mắt xem qua vì 7 chữ và 8 nghề đều có
thấy nói đến trong sách ấy.
"Bảy chữ, tám nghề" là những mánh khóe, thủ đoạn mà Tú bà dạy cho nàng Kiều khi ở lầu xanh thuộc nằm
lòng để áp dụng phải làm sao cho khách làng chơi mê mẩn mà đổ hết bạc tiền, tiêu hết cơ nghiệp vào trò chơi
hương phấn mà người thủ lợi là Tú bà.


Ta có thể lý giải "vành ngồi" là nghệ thuật khiêu gợi bằng ngơn ngữ,tình cảm, nói năng, hát xướng bằng
những cái liếc mắt đưa tình, bằng những ơm ấp nhẹ nhàng nũng nịu, một loại yêu đương da diết đam mê tột
cùng.
Còn "vành trong" là nghệ thuật chăn gối.
Bảy chữ thuộc "vành ngồi", gồm:
ốc: Có nghĩa là khóc, dùng nước mắt để làm động lòng thương cảm của khách làng chơi. Phải khóc lóc như
thật để chứng tỏ mình thành tâm, thiệt ý. Tú bà đã dạy Kiều dùng nước gừng sống tẩm vào khăn tay để lau
nước mắt thì nước mắt sẽ khơng khơ mà cịn tn ra như suối.
T ễ : Có nghĩa là cắt. Rủ khách cùng mình mỗi người cùng cắt một mớ tóc, kết thành một sợi rồi chia cho
nhau buộc vào hai cánh tay, làm lể "kết tóc" biểu tỏ thủy chung bền chặt, khách sẽ tưởng là mình chân thành
mà khơng nở bỏ.

Thích: Có nghĩa là đâm, chích. Lấy cây trâm chích vào cổ tay hay trên bắp đùi mấy chữ "Thân phu mỗ nhân"
(người chồng thân yêu tên là mỗ), khách thấy vậy càng thêm yêu quý, tin tưởng ta.
Thiêu: Có nghĩa là đốt, dùng hương đốt vào sáu huyệt của chàng và nàng. Sau khi thề thốt, cả hai áp người
vào nhau cùng đốt các huyệt trên bụng, trên cánh tay, cổ tay. phải là người cao tay ấn mới xữ dụng thủ pháp
này
Giá: Có nghĩa là cưới hỏi làm vợ chồng. Sau khi điều tra biết khách là kẻ giàu có thì thủ thỉ, rủ rê, bàn chuyện
cưới nhau. Tất nhiên khách muốn cưới thì phải bỏ ra một số tiền lớn để chuộc mình ra.
Tẩ : Có nghĩa là chạy. Đây là kế "đà đao". Nếu thấy dan diếu đã lâu, khách hết tiền, muốn chuộc khơng có
tiền mà muốn chơi cũng khơng cịn tiền đâu chơi tiếp thì chỉ cịn cách tống khứ khách đi cho rãnh. Lúc ấy phải
giả vờ rủ khách đi trốn, hẹn giờ hẹn chỗ nhưng khơng đến, đánh tiếng cho lính đi bắt kẻ bỏ trốn, thế tất khách
phải sợ mà… trốn thật.
Tử: Có nghĩa là chết. Chết giả chứ khơng phải chết thật. Thề thốt cho họ tin là mình yêu họ, chỉ biết có họ
thơi, nếu khơng tin thì chết ngay tại chỗ, trước mắt cho chàng thấy. Nếu biết y có thê thiếp rối, khơng thể lấy
mình được thì càng làm già đến độ rủ y "cả hai cùng chết hơn là chẳng lấy được nhau!". Lúc đó, có tán gia bại
sản, đem hết bạc tiền ra dâng cho mình, y cũng khơng tiếc.
Tám nghề thuộc "vành trong" gồm những động tác, tư thế tạo khoái cảm nhục dục cho khách làng chơi, theo
thư tịch cổ thì Cửu Pháp có mục đích dưỡng sinh cịn Tam Thập Pháp trái lại là những vị thế rất cơ bản trong
sinh hoạt tình dục lấy sự khối cảm làm mục đích chính.
Đó là 8 tư thế cơ bản như: chính thường vị , thân triển vị ,cao yêu vị,khuất khúc vị, nữ thượng vị,phản vị, kỵ
thừa vị và ngọa chiếu vị cho những biến thế sau:
Tự trù mâu (Quấn quít, nam nữ quyện lấy nhau).Thân khiển quyển(Nam, nữ thân mật nắm tay nhau vuốt ve.)
Bạo tự ngư, Kỳ lân giác,Toản mặc cẩm, Long uyển chuyển, Ngư tỉ mục,Yến đồng tâm, Phỉ thuý giao, Un
ương hợp, Khơng phiên diệp,Bối phi cưu, hồng ngạc túc, Mã dao đề, Bạch hổ thắng, Côn kê lâm trường,
Miêu thử đồng huyệt.....
Có người giải thích vành trong 8 nghề của Tú Bà là các tư thế giao hợp như sau:
1. Kích cổ thơi hoa (đánh trống giục hoa)
2. Kim liên song tỏa (sen vàng khóa chặt hai vế)
3. Đại triển kỳ cô (mở tung cờ trống)
4. Màn đã khinh xao (chậm đánh khẽ rung)
5. Khẩn soan tam trật (ơm chặt ba chân)

6. Tả chi hữu trì (tạy mặt ôm, tay trái giữ)
7. Tả tâm truy hồn (khóa lấy tâm, theo dõi thần hồn)
8. Nhiếp thần siểm tỏa (thu hết tinh thần làm ra vẻ dún dẩy)
Lối giải thích này e rằng không phù hợp, bởi các tư thế hoạt động tình dục có thể là 30, 36 hay 72 tư thế khác
nhau, nhung nó chỉ là biến hóa từ 8 tư thế căn bản mà Tú bà có thể coi như một tay uyên bác trong lãnh vực
này, chi cần thành thạo 8 tư thế đó thì nó sẽ là thiên vạn hóa.
Tóm lại, đây là những ngón nghề thuộc giới "chẩm thượng" (trên gối) ám chỉ giới làng chơi, mỗi nghề trên áp
dụng cho mỗi loại khách, mỗi loại nguời, cũng tùy theo khách là người nhỏ yếu hay lớn con, dai dẳng. Người
nơn nóng, sơi nổi, hay xìu xìu, ển ển của bệnh nhân bị bệnh Liệt Dương, bất lực hay xuất tinh sớm cũng đều
có thể điều trị theo cách giao hợp theo các tư thế…


Khách đã vào Lầu Xanh thì các cơ gáiphải làm thỏa mãn đòi hỏi của khách chơi trong quan hệ tình dục cho dù
khách là một người bị bệnh liệt dương mà nếu thỏa mãn dược tình dục thì số tiền mà tú bà thu vào không kễ
xiết
Tú Bà đã nói với Kiều như sau:
Khi khóe hạnh khi nét ngài
Khi ngâm ngơi nguyệt khi cười cợt hoa
Điều là nghề nghiệp trong nhà
Đủ ngần ấy nếp mới là người soi
Dạy cho nàng Kiều biết phối hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo pha lẫn với nỗi đam mê, tình yêu và
nghệ thuật chăn gối quả thật Tú Bà là môt tay bản lãnh trong xử lý các tình huống rắc rối trong tình dục của
mọi loại khách làng chơi và điều đó nếu áp dụng trong đời sống vợ chồng thì có lẽ sẽ khơng có những vụ ly
hơn ly dị hay ngoại tình do những trục trặc do hay khơng đồng bộ trong hoạt động tình dục gây nên.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×