Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.08 KB, 48 trang )

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY AASC
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty AASC
Hoạt động kiểm toán độc lập thực sự được hình thành và phát triển ở nước ta khi bản thân những nhân tố
nội tại của nền kinh tế đặt ra những đòi hỏi cấp thiết cho việc đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa đầu tư trong quá
trình chuyển đổi cơ chế kinh tế. Trước đòi hỏi đó ngày 13/5/1991 Bộ Tài chính đã ký hai Quyết định thành lập hai
Công ty. Quyết định số 164 TC/QĐ/TCCB ngày 13/5/1991 thành lập Công ty Dịch vụ Kế toán Việt Nam với tên
giao dịch là ASC, hoạt động theo giấy phép số 957/PPT của HĐBT nay là Chính phủ. Trong thời gian này công ty
ASC chỉ có chức năng cung cấp những dịch vụ về tài chính kế toán. Quyết định số 165 TC/QĐ/TCCB ngày
13/5/1991 thành lập Công ty Kiểm toán Việt Nam với tên giao dịch là VACO hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán.
Do đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế về nhu cầu kiểm toán và lành mạnh hoá hoạt động kinh doanh cùng
với những nỗ lực không ngừng của cán bộ, nhân viên Công ty ASC ngày 14/9/1993 Bộ trưởng Bộ Tài Chính ra
Quyết định số 639 TC/TCCB cho phép công ty ASC được cung cấp thêm dịch vụ kiểm toán. Lúc này công ty được
đổi tên thành Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán tên giao dịch là AASC (Auditing And
Accounting Financial Consultancy Service Company). Như vậy AASC là một trong các tổ chức hợp pháp đầu tiên
nhất tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán.
Mười hai năm một chặng đường từ chỗ chỉ là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kế toán với số lượng
cán bộ, nhân viên 8 người từ Bộ Tài Chính chuyển sang, trong một trụ sở nhỏ bé nằm tại số 1 Lê Phụng Hiểu – Hà
nội. Nay AASC đã lớn mạnh với hơn 300 cán bộ, kiểm toán viên và cộng tác viên hoạt động rộng khắp trên địa bàn
cả nước. Trong đó có trên 250 nhân viên được đào tạo chính quy và có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực thực tế
về tài chính, kế toán, ngân hàng tư vấn pháp luật. Hiện tại AASC có trên 230 nhân viên kiểm toán trong đó có 79
nhân viên đạt chứng chỉ kiểm toán viên cấp nhà nước (CPA) chiếm 13% trong tổng số kiểm toán viên được cấp
chứng chỉ kiểm toán viên cấp nhà nước trong toàn quốc, và được xếp thứ hai sau VACO về số lượng.

Nhằm không ngừng phát triển,AASC đã rất chú ý trong quan hệ hợp tác và phát triển lĩnh vực chuyên
ngành với các tổ chức kiểm toán trong và ngoài nước. AASC có có mối quan hệ chặt chẽ với các Bộ ngành, các Vụ
Viện các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học trong cả nước nhằm mục đích tăng cường nâng cao hiệu quả
công tác chuyên môn của mình. Đặc biệt AASC có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các hãng kiểm toán quốc tế
như E&Y, KPMG, PWC ...., thông qua mối quan hệ hợp tác này giúp công ty tiếp cận được những kiến thức quốc tế
và trao đổi phổ biến được các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của Việt Nam với các hãng kiểm toán quốc tế.


Cùng với thời gian AASC ngày càng phát triển và lớn mạnh. Các chi nhánh, văn phòng đại diện dần dần ra
đời và đi vào hoạt động trên khắp địa bàn cả nước. Hiện tại AASC có một trụ sở chính năm chi nhánh. Trụ sở chính
đặt tại số 1 phố Lê Phụng Hiểu, Hà nội. Năm chi nhánh được phân bổ rộng khắp cả nước là:
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí minh đặt tại 29 đường Võ Thị Sáu được thành lập vào cuối năm 1992 đầu
năm 1993.
Chi nhánh Vũng tàu đặt tại số 42 đường Thống Nhất Thành phố Vũng Tàu được thành lập vào năm 1995 để
đáp ứng yêu cầu về kiểm toán của Thành phố có tốc độ phát triển khá lớn trong thời gian này.
Chi nhánh Thanh Hoá đặt tại số 25 đường Phan Chu trinh Thàn phố Thanh Hoá được thành lập năm 1998
để nhằm cung cấp dịch vụ cho khu vực miền trung.
Chi nhánh Quảng Ninh đặt tại tầng II – Công ty vàng bạc đá quý đường Trần Hưng Đạo Thành phố Hạ
Long được thành lập năm 1998 nhằm cung cấp dịch vụ cho hai Thành phố lớn là Hạ Long và Hải Phòng.
Và mới đây ngày 1/1/2002 Văn phòng đại diện Hải Phòng được thành lập và đặt tại số 22 đường Trần Phú
Thành phố Hải Phòng. Đến 1/1/2003 Văn phòng đại diện này được nâng lên thành chi nhánh AASC Hải Phòng.
Có đội ngũ kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm, có chi nhánh rộng khắp trong cả nước AASC đã chiếm được
thiện cảm của rất đông các công ty, doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng khách hàng
của công ty là tương đối lớn, tỷ lệ trung bình năm nay tăng hơn năm trước là 20%. Hiện nay công ty có khoảng hơn
500 khách hàng thường xuyên và hàng trăm khách hàng không thường xuyên. Các khách thường xuyên tín nhiệm
cao đối với công ty gồm:
- Các ngành:
• Ngân hàng, Bảo hiểm và dịch vụ tài chính
• Năng lượng, Dầu khí
• Công nghiệp, Nông nghiệp
• Giao thông, Thuỷ lợi
• Hàng không và Hàng hải
• Than, Thép, Xi măng
• Khách sạn, Du lịch, Thương mại
• Xây dựng, Cao su, Cà phê
• Y tế
- Các loại hình doamnh nghiệp:
• Các doanh nghiệp nhà nước

• Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
• Các doanh nghiệp cổ phần Công ty TNHH và công ty tư nhân
• Dự án được tài trợ bởi các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như WB, ADB, IMF, SIDA, ODA
• Các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội.....
Cùng với lớn mạnh về số lượng nhân viên và các chi nhánh thì doanh thu của công ty tăng lên là một điều
tất yếu năm 1992 doanh thu của công ty là 840 triệu đồng đến năm 2000 doanh thu của công ty là 17.400 triệu đồng
và đến năm 2002 doanh thu của công ty là 21.000 triệu đồng.
Bảng 10: Sơ đồ biểu diễn doanh thu của công ty AASC qua các năm
Năm Doanh thu (Triệu VNĐ)
1992 840
1994 4.363
1996 4.920
1998 15.170
2000 17.4000
2001 18.700
2002 21.000
Trong đó doanh thu được phân bố chi tiết theo các loại hình dịch vụ như sau:
Bảng số 11: Phân bổ chi tiết doanh thu theo từng loại hình dịch vụ
Lĩnh vực hoạt động
Năm 2001 Năm 2002
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Kiểm toán Báo cáo tài chính 16.800 89.85% 17.400 83%
Tư vấn 800 4.27% 2.300 11%
Hoạt động khác 1.100 5.88% 1.300 6%
Như vậy hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động đem lại nhiều doanh thu cho Công ty nhất.
Nhưng so sánh giữa năm 2001 và 2002 ta thấy năm 2002 tỷ lệ doanh thu của hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính
thấp hơn so với năm 2001 còn các khoản khác thì tăng lên điều đó chứng tỏ các lĩnh vực khác của công ty cũng rất
mạnh và tốc độ tăng trưởng của nó lớn hơn tốc độ tăng trưởng của dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính. Song về số
lượng tăng trưởng thì kiểm toán Báo cáo tài chính đem lại doanh thu lớn hơn nhiều so với các dịch vụ khác.
Doanh thu liên tục tăng làm khoản đóng góp vào Ngân sách nhà nước ngày càng nhiều năm 2001 nộp ngân

sách nhà nước 2.7 tỷ VNĐ đến năn 2002 nộp Ngân sách nhà nước 3.2 tỷ VNĐ. Thu nhập bình quân đầu người của
cán bộ nhân viên công ty cũng được cải thiện, từ mức 2,1 triệu đồng năm 2001 đến năm 2002 đã lên tới 2.3 triệu
đồng.
2. Phương châm hoạt động và mục đích hoạt động của công ty
AASC hoạt động với phương châm đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mọi lĩnh vực. AASC hiểu vai trò của
kiểm toán viên trong hoạt động của mình đó là:
Độc lập, trung thực, khách quan và bảo mật
Tuân thủ các Quy định của nhà nước Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận
chung.
Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
AASC hoạt động với mục tiêu:
- Nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất
- Đảm bảo quyền lợi cao nhất của khách hàng.
- Cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý kinh tế tài chính và điều hành công việc
sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cao nhất.
Chính do những nguyên tắc và mục tiêu này mà qua 12 năm hình thành và phát triển Công ty AASC đã
chứng tỏ một khả năng phát triển mạnh mẽ, đồng thời thể hiện là một Công ty đầu tiên và lớn nhất hoạt động trong
lĩnh vực tài chính kế toán và kiểm toán.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty AASC
a. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu công ty là tổng giám đốc: Ông Ngô Đức Đoàn
Tổng Giám đốc có trách nhiệm điều hành chung toàn bộ công việc trong công ty, sau đó là các Phó Tổng Giám đốc :
Ông Tạ Quang Tạo
Ông Lê Đăng Khoa
Ông Nguyễn Thanh Tùng
Các Phó Tổng Giám đốc này có trách nhiệm điều hành các hoạt động chuyên môn trong Tổng Công ty và
trợ giúp Tổng Giám đốc trong việc điều hành công ty. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc làm việc tại trụ sở
chính.
Tại các chi nhánh đứng đầu là Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của chi nhánh
mình. Tiếp đó là các Phó Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm giúp Giám đốc chi nhánh trong việc điều hành hoạt

động. Cơ cấu tổ chức được mô tả theo sơ đồ 12.
Việc phân chia các phòng ban của Công ty với mục tiêu phục vụ công tác quản lý, trên thực tế trong mỗi
cuộc kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán Công ty có thể huy động nhân viên từ các phòng, ban khác nhau. Và do
AASC là doanh ngiệp có quy mô vừa cộng với đặc điểm kinh doanh của Công ty không đòi hỏi sự phức tạp trong
công tác kế toán do vậy Công ty không có phòng tài chính kế toán riêng mà chỉ tổ chức thành tổ tài chính kế toán.
b. Các lĩnh vực hoạt động
AASC hoạt động trong các lĩnh vực sau:
• Kiểm toán
• Kế toán
• Công nghệ thông tin
• Tư vấn tài chính, quản trị kinh doanh
• Tư vấn thuế
• Đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng
• Giám định tài chính, kế toán
Trong lĩnh vực kiểm toán AASC hiện đang cung cấp các dịch vụ: Kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên;
kiểm toán hoạt động của các dự án; kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản; kiểm
toán xác định vốn, giá trị doanh nghiệp; kiểm toán các tuân thủ luật định; kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm
yết trên thị trường chứng khoán; kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá; kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước phục vụ công tác
cổ phần hoá và giám định các tài liệu tài chính kế toán. Hoạt động kiểm toán của công ty luôn tuân thủ Chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực kế toán AASC hiện đang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ kế toán chủ yếu sau: Mở sổ
và ghi sổ kế toán, lập các Báo cáo tài chính định kỳ, xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán; trợ giúp việc
chuyển đổi hệ thống kế toán và Báo cáo tài chính phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và đồng thời đảm bảo
tính tuân thủ các quy định của nhà nước Việt Nam hoặc các nguyên tắc kế toán quốc tế được chấp nhận. Đặc biệt
AASC thường xuyên hướng dẫn cho khách hàng trong việc áp dụng các chế độ kế toán tài chính và tư vấn, trợ giúp
trong việc lựa chọn đăng ký chế độ kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Các dịch vụ kế toán này
sẽ giúp cho khách hàng quản lý, kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Trong lĩnh vực Dịch vụ tư vấn và quản trị kinh doanh AASC hiện đang cung cấp các dịch vụ: tư vấn soạn
thảo phương án đầu tư; đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp mới; tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản;
tư vấn quyết toán vốn đầu tư; tư vấn tiến hành cổ phần hoá, niêm yết chứng khoán, sát nhập hoặc giải thể; tư vấn

tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách tài chính…
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo ra nhiều cơ hội
mới cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng sản lượng, thị phần và lợi nhuận của các doanh
nghiệp. AASC với một đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin nhiều kinh nghiệm đã tạo ra rất nhiều sản phẩm có
giá trị giúp đỡ kế toán viên trong quá trình làm việc như các phần mềm: A- ASPlus 3.0 phục vụ kế toán hành chính
sự nghiệp; E -ASPlus 3.0 phục vụ kế toán doanh nghiệp; P- ASPlus phục vụ kế toán các dự án ….
Trong lĩnh vực Đào tạo hỗ trợ tuyển dụng gồm dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng và dịch vụ đào tạo.
Trong lĩnh vực tư vấn thuế AASC hiện đang cung cấp cá dịch vụ sau: Lập kế hoạch thuế; đăng ký, tính toán
và kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế; rà soát đánh giá việc vận dụng các saắc lệnh, chính sách thuế hiện hành
tại Việt Nam.
Như vậy AASC là một công ty kiểm toán mạnh trong tất cả các lĩnh vực thuộc chuyên ngành tài chính kế
toán và kiểm toán.
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ, VAY.
Trong một môi trường cạnh tranh, để tạo nên uy tín và thu hút được nhiều
khách hàng thì AASC luôn hoạt động với phương châm coi uy tín và chất lượng
cuộc kiểm toán là hàng đầu. Từ đó, AASC đã xây dựng một chương trình kiểm
toán của riêng mình và tuỳ từng đối tượng kiểm toán mà có các thủ tục áp dụng
phù hợp.
Kiểm toán các khoản nợ, vay là một phần của hoạt động kiểm toán Báo cáo
tài chính vì thế quy trình kiểm toán các khoản nợ, vay cũng giống như quy trình
kiểm toán BCTC gồm ba bước công việc là lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện
kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Tất cả các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính đều
được AASC thực hiện theo một trình tự sau:
SƠ ĐỒ 13: TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI AASC
Thực hiện kiểm toán
Ho n thià ện v là ập Báo cáo kiểm toán
Lập kế hoạch tổng quát
Công việc thực hiện trước kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Công việc sau kiểm toán

1. Công việc thực hiện trước kiểm toán
Tiếp cận với khách hàng là bước khởi đầu của cuộc kiểm toán. Với những
khách hàng mới AASC tiến hành gửi thư chào hàng đến Ban Giám đốc Công ty
khách hàng. Trong thư chào hàng, AASC tự giới thiệu về mình, về các loại hình
dịch vụ mà Công ty thực hiện cùng với phương thức tiến hành kiểm toán phù hợp
với đơn vị khách hàng. Với những khách hàng thường xuyên hoặc những khách
hàng mới thì nhóm kiểm toán sẽ là những người có kinh nghiệm, hiểu rõ về ngành
nghề kinh doanh của khách hàng thực hiện. Nhưng không nhất thiết phải là nhóm
kiểm toán năn trước thực hiện.
Kết quả của việc gửi thư chào hàng là đề nghị kiểm toán của Công ty khách
hàng. Để xem xét có tiếp tục kiểm toán (đối với khách hàng cũ) hoặc có tiếp nhận
kiểm toán (đối với khách hàng mới) hay không, Ban Giám đốc Công ty AASC
thường sẽ cử một thành viên của Ban Giám đốc hoặc trưởng phòng nghiệp vụ, là
người có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm tới khảo sát, đánh giá khả
năng chấp nhận kiểm toán đối với Công ty khách hàng. Sau đó hai bên sẽ tiến hành
ký kết hợp đồng kiểm toán. Khi hợp đồng kiểm toán được ký kết AASC sẽ tiến
hành phân công kiểm toán viên của mình phục vụ cuộc kiểm toán đó.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 đoạn 04 “Hợp đồng kiểm toán
phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo
vệ lợi ích của khách hàng và của Công ty kiểm toán”. Hợp đồng kiểm toán này
đóng vai trò là một hợp đồng kinh tế, đơn vị được kiểm toán là bên A còn AASC là
bên B. Hợp đồng này quy định rõ nội dung chính, điều kiện, trách nhiệm của mỗi
bên, thời gian thực hiện cuộc kiểm toán.
Dựa vào đánh giá khảo sát thu thập được và dựa vào hợp đồng kiểm toán
AASC sẽ phân công kiểm toán viên thích hợp cho cuộc kiểm toán. Để đảm bảo
chất lượng cuộc kiểm toán khi chọn kiểm toán viên thực hiện AASC đưa ra một
bảng đánh giá về tính độc lập của kiểm toán viên. Kiểm toán viên có đủ điều kiện
về tính độc lập mới được chọn thực hiện cuộc kiểm toán.
Bảng 14: Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên
STT Bước công việc Thực hiện

(Có/không)
Người
thực
hiện
Ngày
tháng
1 Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong
Công ty đang kiểm toán không?
2 Kiểm toán viên có vay vốn của khách
hàng không?
3 Kiểm toán viên có cho khách hàng vay
vốn không?
4 Kiểm toán viên có là cổ đông của khách
hàng không?
5 Kiểm toán viên có ký hợp đồng gia công
sản phẩm cho khách hàng không?
6 Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật
liệu hay dịch vụ nào cho khách hàng
không?
7 Kiểm toán viên có làm đại lý bán sản
phẩm cho khách hàng không và ngược
lại?
8 Kiểm toán viên có quan hệ họ hàng thân
thiết với những người trong bộ máy quản
lý (Thành viên Hội đồng quản trị, Ban
Giám đốc, các trưởng phó phòng và
những người tương đương) của khách
hàng không? Cụ thể:
- Bố, mẹ (cả bố, mẹ vợ hoặc chồng)
- Vợ (hoặc chồng)

- Con
- Anh, chị em ruột
9 Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp
ghi sổ kế toán, giữ sổ kế toán và lập Báo
cáo tài chính cho khách hàng không?
10 Kết luận
Kiểm toán viên tham gia kiểm toán đã
đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức
nghề nghiệp kiểm toán về tính độc lập.
Tiếp đó để phục vụ cho công tác kiểm toán AASC gửo thư yêu cầu Công ty
khách hàng chuẩn bị tài liệu phục vụ cuộc kiểm toán.
Để minh hoạ cho nội dung của chuyên đề thực tập này, em xin được lấy ví
dụ kiểm toán cho Công ty ABC làm dẫn chứng.
Bảng 15: Yêu cầu chuẩn bị tài liệu đối với Công ty ABC cho việc kiểm toán
Báo cáo tài chính.

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN T I CH NH KÀ Í Ế TO N V KIÁ À ỂM TO NÁ
Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty ABC
Phòng kế toán Công ty ABC
Để phục vụ cho công tác kiểm toán Báo cáo t i chính kà ết thúc ng yà
31/12/2002 của quý Công ty. Chúng tôi yêu cầu quý Công ty chuẩn bị các t i lià ệu
sau:
STT
T i lià ệu
1
Bảng cân đối phát sinh các t i khoà ản năm 2002
2
Biên bản họp Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị.
3
Biên bản đối chiếu hoặc xác nhận công nợ phải thu, phải trả.

4
Các hợp đồng nợ, vay.
5
Bảng kê chi tiết vay, nợ từng đối tượng
6
Bảng tổng hợp tăng, giảm t i sà ản trong năm.
2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Kế hoạch kiểm toán tổng quát được lập cho toàn bộ cuộc kiểm toán Báo cáo
tài chính nên các thông tin được thu thập trên phạm vi toàn bộ hoạt động của
Doanh nghiệp. Tuy nhiên trong chuyên đề thực tập này chỉ đi sâu vào các thông tin
có liên quan đến kiểm toán các khoản nợ, vay. Cụ thể lập kế hoạch kiểm toán tổng
quát gồm các bước sau: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, Tìm hiểu
về hệ thống kế toán của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách hàng.
2.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Đây là một công việc rất quan trọng không chỉ thực hiện trong giai đoạn lập
kế hoạch kiểm toán mà nó được thực hiện xuyên suốt cuộc kiểm toán.
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng thực chất là kiểm toán
viên tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn, sản phẩm
chính, nhà cung cấp của đơn vị khách hàng ...
Kiểm toán viên công ty AASC luôn cho rằng phần mở đầu có ý nghĩa quan
trọng nhất trong việc lập kế hoạch kiểm toán là hiểu được một cách đầy đủ về
khách hàng và môi trường hoạt động của khách hàng. Quá trình này sẽ giúp kiểm
toán viên đưa ra được một bối cảnh về cả vai trò hiện tại lẫn định hướng tương lai
của đơn vị khách hàng.
Kiểm toán viên công ty kiểm toán AASC thu thập thông tin về hoạt động
kinh doanh của khách hàng qua các nguồn sau:
Với khách hàng thường xuyên: Kiểm toán viên thu thập thông tin về hoạt
động kinh doanh của khách hàng thông qua hồ sơ kiểm toán năm trước, đồng thời
trao đổi với ban lãnh đạo công ty khách hàng về những thay đổi trong hoạt động

kinh doanh của đơn vị trong năm qua.
Với khách hàng mới: Kiểm toán viên thu thập thông tin về hoạt động kinh
doanh của khách hàng thông qua việc trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc Công ty,
kế toán trưởng hoặc nhân viên của đơn vị được kiểm toán. Ngoài ra kiểm toán viên
AASC còn trao đổi với cac kiểm toán viên khác và với các nhà tư vấn đã cung cấp
dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán.
Công ty ABC là một khách hàng thường xuyên của AASC, chính vì vậy
thông qua Hồ sơ kiểm toán năm trước các kiểm toán viên AASC nắm bắt được
những thông tin sau về hoạt động kinh doanh của Công ty ABC.
Công ty ABC là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty AMCF
Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1027/QĐ/TCCB – LĐ ngày 18 – 6 –
1995 của Bộ GTVT.
Hoạt động chính của công ty là:
- Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu hàng may mặc, dệt, hàng thủ công mỹ
nghệ, hàng dân dụng.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng
- Sản xuất kinh doanh hàng giải khát, đồ hộp, ăn uống công cộng.
- Kinh doanh du lịch, đại lý bán vé máy bay.
- Trực tiếp tổ chức tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng người lao động trước khi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài.
Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm:
Công ty ABC có một trụ sở chính đóng tại Thị trấn Đức Giang Gia Lâm Hà Nội, và một chi nhánh đóng tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội đồng quản trị gồm ba thành viên trong đó hai thành viên của Công ty và Một thành viên của Bộ Giao
Thông Vận Tải.
- Ban Giám đốc gồm có 1 Tổng Giám Đốc là Ông Trạch Văn Đoành và 2 phó Tổng Giám đốc.
- Ban kiểm soát gồm ba thành viên trong đó 2 thành viên chuyên trách, 1 thành viên kiêm nghiệm trong đó
có một người là của Tổng Công ty AMCF Việt Nam.
2.2 Tìm hiểu về môi trường kiểm soát
Môi trường hoạt động bao gồm môi trường pháp lý và các quy chế, các đối

thủ cạnh tranh của đơn vị khách hàng, các đối tác kinh doanh, các khách hàng hiện
nay cũng như các khách hàng trong tương lai của khách thể kiểm toán.Trong quá
trình lập kế hoạch kiểm toán các kiểm toán viên sẽ trau dồi thêm những hiểu biết
của mình nhằm xác định rõ các yếu tố có ảnh hưởng lớn tới khách thể kiểm toán,
và Công ty AASC sẽ phân tích vị trí cạnh tranh của khách hàng, đánh giá khả năng
cạnh tranh dự kiến trong trong lai của đơn vị khách hàng.
Đối với khách hàng mới, để có thể đạt được sự hiểu biết về môi trường kiểm soát chủ nhiệm kiểm toán sẽ
tiến hành những buổi gặp gỡ trực tiếp với Ban Giám đốc công ty khách hàng, qua đó Ban Giám đốc công ty
khách hàng sẽ cung cấp cho chủ nhiệm kiểm toán những thông tin về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành cho
nội bộ đơn vị mình. Đồng thời, qua việc tiếp súc này, chủ nhiệm kiểm toán cũng hiểu được phần nào về đặc
điểm, phong cách làm việc của Ban lãnh đạo, một yếu tố cấu thành quan trọng trong môi truờng kiểm soát của
công ty khách hàng. Qua đó kiểm toán viên có thể đánh giá tổng thể về thái độ, nhận thức hoạt động của nhà
lãnh đạo khách hàng nhằm khẳng định tính hợp lý của độ tin cậy và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Đối với khách hàng thường niên, các thông tin về môi trường kiểm soát ít khi thay đổi qua các năm, vì vậy
nhóm kiểm toán của AASC sẽ cập nhật thông tin này trong hồ sơ kiểm toán năm trước.
Công ty ABC là một khách hàng thường xuyên của AASC, các thông tin về
cơ cấu tổ chức và điều hành của công ty được cập nhật từ hồ sơ kiểm toán năm
trước như sau:
Hiện tại, Hội đồng quản trị của công ty đã xây dựng một hệ thống văn bản
quy định rõ chức năng và quyền hạn của các cấp quản lý trong công ty như Tổng
Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và các trưởng phòng. Các văn bản
này góp phần tăng cường tính hiệu quả và trách nhiệm trong việc thực hiện của
mỗi cá nhân.
Về phân bố nhân sự ở phòng kế toán: Đứng đầu là trưởng phòng chịu trách
nhiệm điều hành chung. Tiếp đó là phó phòng chịu trách nhiệm làm kế toán tổng
hợp và các nhân viên kế toán có trách nhiệm phụ trách từng phần hành cụ thể.
Mỗi quý, ban Giám đốc và các trưởng phòng tiến hành họp để đánh giá kết
quả kinh doanh trong quý, đối chiếu với các kế hoạch mà Hội đồng quản trị đã
thông qua và phát hiện những vấn đề bất thường xảy ra. Trên cơ sở đó tìm hiểu
nguyên nhân và tìm cách xử lý.

Các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty hiện nay là các công ty nước
ngoài đang hoạt động trong cùng lĩnh vực như công ty FAL của Pháp, AAL của Mỹ
hay công ty HAL của Hồng Kông.
2.3 Tìm hiểu hệ thống kế toán của khách hàng
Việc hiểu biết về hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng không những có tác dụng cho kiểm toán viên
trong việc xử lý các số liệu khi kiểm toán mà còn giúp kiểm toán viên đánh giá về tính hiệu quả của hệ thống kế
toán một yếu tố hết sức quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ, và từ đó quyết định có tin tưởng vào hệ thống
kiểm soát nội bộ để tiến hành kiểm toán không và đưa ra một kế hoạch phù hợp.
Để tìm hiểu các quy trình kế toán áp dụng tại công ty khách hàng, nhóm
kiểm toán viên sẽ yêu cầu kế toán trưởng cung cấp các tài liệu về các chính sách kế
toán, hệ thống tài khoản và sơ đồ hạch toán của đơn vị mà đã được Bộ Tài chính
chấp thuận đồng thời kiểm toán viên xem xét việc hạch toán thực tế hàng ngày tại
phòng kế toán để đánh giá xem việc hạch toán này có tuân thủ các quyết định đã
được Bộ Tài Chính phê chuẩn hay không.
Đối với Công ty ABC. Hệ thống kế toán được kiểm toán viên thu thập như
sau:
Công ty ABC áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo
Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính Việt nam,
Quyết định 167/2000/QĐ - BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài Chính Việt nam.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của công ty được soạn thảo tuân thủ
theo các quy định của chế độ kế toán hiện hành tại Việt nam, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Kết quả hoạt động kinh doanh
- Bảng lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của công ty được bắt đầu từ ngày 01 tháng
01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong BCTC và sổ kế toán của công ty
là đồng Việt nam (VNĐ).

Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng USD
được chuyển đổi thành đồng Việt nam theo tỷ giá mua bán thực tế của ngân hàng
ngoại thương tại thời điểm phát sinh. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong
kỳ được hạch toán vào thu nhập (chi phí ) hoạt động tài chính trong kỳ. Cuối niên
độ kế toán, số dư của các tài khoản tiền và công nợ có gốc bằng USD được chuyển
đổi thành đồng VN theo tỷ giá liên ngân hàng do ngân hàng Ngoại thương Việt
nam công bố tại thời điểm 31/12/2002, số dư của tài khoản tiền gửi có gốc bằng đô
la Hồng Kông được chuyển đổi thành VNĐ theo tỷ giá bán do ngân hàng ngoại
thương công bố tại ngày 31/12/2002.
Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi sổ theo giá gốc và được hạch toán
theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trị giá của hàng hoá tồn kho được xác
định theo phương pháp đích danh (đối với mặt hàng thép, nhựa), phương pháp bình
quân gia quyền (đối với mặt hàng khác).
Phương pháp ghi nhận doanh thu:
- Đối với hàng hoá: Doanh thu được xác định trên cơ sở hàng hoá hoàn thành
và người mua chấp nhận thanh toán.
- Đối với dịch vụ:
+ Đại lý vé máy bay: Doanh thu là phí hoa hồng được hưởng theo quy định.
Đối với vé máy bay cho tuyến nước ngoài hoa hồng là 7% trên giá bán. Đối với vé
máy bay trong nước phí hoa hồng là 3% trên giá bán.
+ Dịch vụ du lịch, xuất khẩu lao động, cho thuê ôtô doanh thu ghi nhận khi
dịch vụ đã hoàn thành và người mua chấp nhận thanh toán. Riêng đối với dịch vụ
xuất khẩu lao động thêm tiêu thức thực thu tiền về.
- Đối với hoạt động thu, trả hộ (điện, nước) doanh thu được ghi nhận trên cơ
sở chỉ số thực tiêu thụ trên đồng hồ và đơn giá theo giá bán của công ty công
trình hàng không.
Thuế:
- Thuế GTGT đầu ra:
Các loại Doanh thu Mức thuế (%)
Bán hàng hoá nhập khẩu 5 –10

Bán hàng hoá xuất khẩu 0
Bán hàng hoá thương nghiệp 5 – 10
Xuất khẩu uỷ thác 10
Lắp ráp bếp gas 10
Cung cấp dịch vụ (hoa hồng đại lý máy bay) 0
Cung cấp nội bộ (khăn) 10
Dịch vụ du lịch 10
Dịch vụ giao nhận 10
Xuất khẩu lao động 0
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đơn vị áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định là 32%.
Những thay đổi trong chính sách kế toán: Nguyên tắc nhất quán được áp dụng
trong chính sách kế toán của công ty.
Trong quá trình tìm hiểu về hệ thống kế toán của khách hàng, kiểm toán viên
cần phải nắm vững được cách hạch toán, phân loại các nghiệp vụ chủ yếu. Đối với
các khoản nợ, vay tại công ty ABC các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản
vay, nợ ngắn hạn, các khoản vay, nợ dài hạn được hạch toán như sau:
Sơ đồ 16: Sơ đồ tổ chức hạch toán các khoản nợ, vay.
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái TK 311,315,
331, 341,342
Báo cáo t i chínhà
Bảng tổng hợp chi tiết
Nhật ký chung
Chứng từ gốc
(Hợp đồng vay,nợ) .
Sổ kế toán chi tiết TK 311.315, 331, 341,342

Ghi chú: :Ghi hàng ngày
: Ghi định kỳ vào cuối tháng

: Đối chiếu
2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát
Đây là kỹ thuật kiểm toán được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn kiểm toán.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, kiểm toán viên thực hiện phân
tích sơ bộ để có cái nhìn tổng quát tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
Các kiểm toán viên của AASC thường thực hiện kiểm tra, đánh giá Báo cáo tài
chính của đơn vị khách hàng để đảm bảo rằng:
- Các báo cáo tài chính này có nhất quán với sự hiểu biết của kiểm toán viên
về đơn vị, về từng số dư tài khoản không?
- Có nhất quán với các bằng chứng kiểm toán được thu thập hay không?
- Có bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kế toán hay không?
- Các nguyên tắc kế toán của đơn vị có được tuân thủ khi lập Báo cáo tài
chính hay không?
Các thủ tục phân tích mà AASC thực hiện thường là phân tích sự biến động
số dư tài khoản năm nay so với năm trước; Phân tích tỷ suất như cơ cấu vốn, khả
năng sinh lời ....
Cụ thể kiểm toán viên thực hiện phân tích tổng quát với các khoản nợ, vay
của Công ty ABC như sau:
Bảng 17: Phân tích sơ bộ tình hình nợ vay
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch
(VNĐ)
Chênh
lệch (%)
1. Phải trả nhà
cung cấp
1.295.771.943 6.984.260.371 5.688.488.428 439
2.Vay ngắn hạn. 86.061.513.632 97.554.536.69
3
11.493.023.061 13.35
3. Vay dài hạn

đến hạn trả
0 657.429.594 657.429.594 -
4. Vay, nợ dài
hạn
0 2.486.718.378 2.486.718.378 -
Căn cứ vào bảng trên, kiểm toán viên nhận thấy các khoản nợ, vay của
Công ty có sự biến động lớn, nợ nhà cung cấp tăng 5.688.488.428 (439%) so với
năm trước, vay ngắn hạn tăng 13.35%, các khoản vay ngắn hạn đến hạn trả và vay
dài hạn năm trước không phát sinh năm nay phát sinh tăng là 657.429.594 đối với
nợ dài hạn đến hạn trả và 2.486.718.378 đối với vay dài hạn. Điều này là hoàn toàn
hợp lý vì theo những thông tin mà kiểm toán viên thu thập được trong qua trình
trao đổi với khách hàng thì trong năm 2002 Công ty ABC đang tiến hành xây dựng
nhà máy dệt và một số coong trình xây dựng cơ bản.
Cùng với việc thực hiện phân tích ngang kiểm toán viên còn tiến hành phân
tích tỷ suất.
Bảng 18: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát hoạt động của doanh nghiệp
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm trước Năm nay
1 Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1 Bố trí cơ cấu tài sản
1.1.1 Tài sản cố định/ Tổng tài sản % 16.52 20.6
1.1.2 Tài sản lưu động/ Tổng tài sản % 83.48
79.4
1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn
1.2.1 Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn % 85.15
88.25
1.2.2 Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn % 14.85
11.75
2 Khả năng thanh toán

2.1 Khả năng thanh toán hiện hành lần 1.17
1.1
2.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 1.02
0.98
2.3 Khả năng thanh toán nhanh lần 0.01
0.0092
3 Tỷ suất sinh lời
3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
3.1.1Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu % 0.08
0.09
3.1.2
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 0.06
0.07
3.2
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

×