Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác địng kết quả kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.59 KB, 7 trang )

Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác địng kết quả kinh doanh
I . NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG:
1. Doanh Nghiệp thương mại
Trong sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, nghành thương mại
với những thế mạnh của mình trong công tác tổ chức, thúc đẩy lưu
thông hàng hoá, nối người sản xuất với người tiêu dùng , đã góp phần
đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Nghành thương
nghiệp được coi là nghành kinh tế có chức năng tổ chức lưu thông
hàng hoá thì doanh nghiệp thương mại chính là bộ phận của nghành
thương nghiệp thực hiện chức năng đó.
Trong hoạt động kinh doanh thương mại, tiêu thụ hàng hoá là giai
đoạn cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hoá. Hoạt động chính
của doanh nghiệp thương mại là mua vào các sản phẩm hàng hoá của
các doanh nghiệp sản xuất , sau đó thông qua hệ thống bán hàng của
mình cung cấp cho người tiêu dùng đồng thời thu được tiền nhờ vào
việc cung cấp hàng hoá đó. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
thương mại gồm ba khâu chủ yếu đó là: Mua vào, dự trữ và bán ra.
Trong đó quá trình vốn kinh doanh của doanh nghịêp vận động theo
mô hình T-H-T’.
Qúa trình vận động trên có mối liên hệ mật thiết và đều có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong đó khâu bán hàng là khâu cuối cùng trong chu
kỳ tuần hoàn vốn của doanh nghiệp. Khâu này có tác động rất lớn đến
tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp thương
mại.
2. Quá trình bán hàng
Trong doanh nghiệp thương mại, quá trình bán hàng được bắt đầu từ
khi doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm , hàng hoá . dịch vụ cho khách
hàng, đồng thời khách hàng trả hoặc chấp nhận trả một khoản tiền
tương ứng cho giá bán sản phẩm hàng hoá đó mà hai bên đã thoả
thuận. Quá trình này được coi là hoàn tất khi người bán đã nhận được
tiền và người mua đã nhận được hàng. Đối với doanh nghiệp thương


mại nói riêng và tất cả các doanh nghiệp nói chung hoạt động bán hàng
đảm bảo cho họ bù đắp các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình kinh
doanh và có thể tích luỹ. Có thể nói hoạt động bán hàng là lý do tồn
tại của các doanh nghiệp thương mại và nó có ý nghĩa to lớn đối với sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thương mại.
Hoạt động bán hàng phát triển sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp
mở rộng được thị trượng tiêu thụ, mở rộng kinh doanh, do đó tăng
được doanh thu giúp doanh nghiệp củng cố và khẳng định vị trí của
mình trên thị trường.
Quá trình bán hàng được thúc đẩy sẽ tăng nhanh vòng quay của vốn
lưu động, tiết kiệm được vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo thu hồi vốn
nhanh tạo điều kiện cho việc tái sản xuất mở rộng.
Bên cạnh đó tăng nhanh quá trình bán hàng cũng tạo điều kiện tăng thu
nhập của doanh nghiệp, nâng cao đời sống người lao động.
Đối với người tiêu dùng, quá trình bán hàng của doanh nghiệp
giúp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chỉ qua khâu bán hàng,
công dụng của hàng hoá, dịch vụ mới được xác định hoàn toàn, sự phù
hợp giữa thị hiếu người tiêu dùng với hàng hoá mới được khẳng định.
Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, khâu bán hàng cũng có ý nghĩa
rất lớn với sự phát triển của nền kinh tế. Với lợi thế riêng của mình đó
là tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, nên quá trình bán hàng có thể
nắm bắt tường tận nhu cầu , thị hiếu của người tiêu dùng.
Trong các doanh nghiệp thương mại bán hàng thường chia thành
hai hình thức, bán buôn và bán lẻ.
Theo hình thức bán buôn: các doanh nghiệp thường áp dụng các
phương thưc như: Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng và
gửi hàng đại lý ký gửi.
Theo hình thức bán lẻ: Bán hàng thu tiền trực tiếp, bán hàng thu
tiền tập chung.
3. Doanh thu bán hàng:

Doanh thu bán hàng là số tiền đã thu hoặc phải thu tính theo giá bán
của số sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ. Doanh
thu bán hàng của doanh nghiệp bao gồm:
Các khoản trợ giá, phụ thu theo qui định của nhà nước để sử dụng cho
doanh nghiệp đối với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ
trong kì được nhà nước cho phép.
Giá trị các sản phẩm , hàng hoá đem biếu tặng hoặc dùng trong
nội bộ doanh nghiệp.
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu bán hàng , cung cấp dịch vụ
là toàn bộ số tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ ( chưa có thuế GTGT)
bao gồm cả phụ thu và phí thêm ngoài giá bán (nếu có ) mà cơ sở kinh
doanh được hưởng.
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương
pháp trực tiếp và đối với hàng hoá không thuộc đối tượng nộp thuế
GTGT , doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền bán
hàng, cung cấp dịch vụ bao gồm cả phụ thu và phí bên ngoài giá bán
( nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng (tổng giá thanh toán bao
gồm cả thuế GTGT).
Thời điểm ghi nhận doanh thu cũng giống như trong doanh
nghiệp công nhgiệp nghĩa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về
hàng hoá từ người bán sang người mua. Hàng hoá tiêu thụ có thể được
người mua thanh toán ngay hoặc thanh toán chậm bằng tiền mặt hay
chuyển khoản, có thể bằng tiền VNĐ hoặc bằng ngoại tệ. Việc xác
định thời điểm ghi nhận doanh thu có ý rất quan trọng, có xác định
đúng thời điẻm mới xác định đúng điểm kết thúc quản lý bán hàng hoá
và phản ánh chính xác doanh thu bán hàng trong kỳ của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp thương mại thì doanh thu bán hàng được
chia làm hai loại là doanh thu nội bộ và doanh thu bán ra ngoài.
Ngoài ra theo phương thức bán hàng doanh thu còn được phân

loại thành doanh thu bán thanh toán tiền ngay, doanh thu người mua
chưa trả, doanh thu bán hàng trả góp , doanh thu bán hàng đại lý ,
doanh thu nhận trước.
Trong hoạt động kinh doanh thương mại các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh làm giảm doanh thu bán hàng bao gồm:
-Giảm giá hàng bán: là số tiền doanh nghiệp phải trả lại cho
khách hàng trong trường hợp hoá đơn bán hàng đã viết theo giá thường
, hàng đã được xác định là bán nhưng do chất lượng kém, khách hàng
yêu cầu giảm giá và doanh nghiệp chấp nhận hoặc do khách hàng mua
với số lượng lớn nên được giảm giá.
-Hàng bán bị trả lại : là số tiền doanh nghiệp phải trả lại cho
khách hàng trong trường hợp hàng đã xác định là bán nhưng do chất
lượng quá kém khách hàng trả lại số hàng đó.

×