Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

sử 8-tiết 36

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.1 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày soạn:
Ngày giảng:


<b>Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918</b>
<b>Chương I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP</b>


<b>TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX</b>


<b>Bài 24: </b> <b>Tiết 36 </b>


<b>CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873</b>
<b>I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM</b>
<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC</b>


<i><b>1. Kiến thức: </b></i>


- Trình bày nguyên nhân TD Pháp xâm lược VN và nét chính về diễn biến
chiến sự tại Đà Nẵng.


- Trình bày được diễn biến chiến sự tại Gia Định và biết được nội dung cơ
bản một số điều khoản trong hiệp ước Nhâm Tuất.


<i><b>2. Kĩ năng:</b></i>


- Có kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tranh ảnh, biết so sánh nhận xét sự
kiện lịch sử.


* KNS: Tư duy sáng tạo, hợp tác
<b>3. Thái độ</b>


- HS thấy rõ bản chất tham lam tàn bạo của thực dân Pháp.


- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.


- Thấy được trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để mất nước vào
tay Pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

*Tích hợp gd đạo đức


Tinh thần đoàn kết. - Ý thức trách nhiệm khi tổ quốc bị xâm lăng.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


- GV: + Bản đồ chiến sự Đà Nẵng - Gia Định.
+ Một số tranh ảnh, bảng phụ.


- HS: đọc và nghiên cứu SGK.
<b>III. PHƯƠNG PHÁP</b>


- Sử dụng đồ dùng trực quan, đàm thoại, tường thuật, thảo luận, động não
<b>IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC</b>


<b>1. Ổn định tổ chức (1’)</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ: (4’)</b>


? Một bạn đứng tại chỗ cho cô biết, các bạn đã học bài các nước Đông Nam Á
cuối TK XIX – đầu TK XX, vậy, những nước nào là thuộc địa của Pháp?


-Đáp án: Việt Nam. Lào, Campuchia.
<b>3. Bài mới</b>


<b>*Giới thiệu bài: (1p) Ở học kì I các em đã được tìm hiểu phần lịch sử thế giới</b>
<b>cận, hiện đại, sang học kì II, chúng ta sẽ tìm hiểu tiến trình lịch sử Việt Nam</b>


<b>từ năm 1858 đến năm 1918 – là thời kì đất nước có nhiều biến động. Nội dung</b>
<b>lịch sử chủ yếu xoay quanh các vấn đề: cuộc xâm lược của thực dân Pháp và</b>
<b>các phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta. Vậy quá trình</b>
<b>thực dân Pháp xâm lược Việt Nam như thế nào và cuộc kháng chiến của</b>
<b>nhân ta chống Pháp diễn ra ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS</b> <b>NỘI DUNG CẦN ĐẠT</b>


<b>Hoạt động 1: Chiến sự ở Đà Nẵng những năm </b>
1858-1859. (15’)


- PP: trực quan, tường thuật, đàm thoại.
- KT: động não, khăn phủ bàn.


<b>GV : các em hãy nhớ lại kiến thức phần lịch sử thế giới </b>
Cận đại kết hợp theo dõi thông tin trong SGK trả lời cho
cô giáo câu hỏi đầu tiên:


<b>I. Thực dân Pháp xâm </b>
<b>lược Việt Nam</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>(?) Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ?</b></i>
<b>HS thảo luận theo nhóm bàn (1 phút)</b>


HS trả lời (KT tia chớp: lấy nhiều ý kiến sau đó GV
tổng hợp và nhận xét từng ý kiến một:


<b>GV: Chúng ta sẽ cùng đi giải đáp từng ý kiến một.</b>
GV chiếu lược đồ khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ
XIX: các em cùng quan sát lên lược đồ.



<b>? Em có nhận xét gì về khu vực Đơng Nam Á nửa </b>
<b>cuối TK XIX?</b>


-Đến cuối TK XIX, hầu hết các nước ĐNA đều trở
thành thuộc địa của thực dân phương Tây: Anh, Pháp,
Hà Lan, Tây Ban Nha, trừ duy nhất 1 nước là Xiêm
(Thái Lan) và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế
đó, nguy cơ bị xâm lược là không thể tránh khỏi.


<b>? Vậy, theo em, vì sao các nước tư bản phương Tây </b>
<b>đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông?</b>
HS trả lời:


GV: Đúng vậy, từ giữa TK XIX, chính sách đối ngoại
chủ yếu của các nước TB phương Tây là đẩy mạnh xâm
lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ
vét nguyên liệu, tìm kiếm nguồn nhân cơng rẻ mạt -> đó
là bản chất tàn bạo, tham lam của chủ nghĩa đế quốc,
thực dân.


<b>? mục đích thực dân Pháp xâm lược VN?</b>


Vậy, TD Pháp xâm lược Việt Nam từ giữa TK XIX do
nền kinh tế TBCN phát triển, Pháp cần nguyên liệu, thị
trường.


Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại
dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình
Dương và vành đai sinh khống Địa Trung Hải, trên


đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên
có tài ngun khống sản và tài nguyên sinh vật vô cùng
phong phú. VN nằm trong khu vực Đông Nam Á, trên
tuyến đường giao lưu hàng hải từ Tây sang Đông.


Vị trí địa lý này có ý nghĩa rất quan trọng phát triển


<b>a. Nguyên nhân Pháp </b>
<b>xâm lược Việt Nam</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

kinh tế, đồng thời cũng tạo điều kiện giao lưu với các
nước trong khu vực và trên thế giới…


GV: Vậy, nguyên nhân thứ hai đó là:


<b>? Tình hình chính trị Việt Nam lúc này như thế nào? </b>
HS trả lời: triều Nguyễn – đang nắm quyền lại rơi vào
tình trạng khủng hoảng, suy vong.


GV: Tư bản Pháp lăm le nổ súng xâm lược đúng vào lúc
chế độ phong kiến Việt Nam đang đi sâu vào giai đoạn
khủng hoảng trầm trọng cả về bộ máy chính trị, kinh tế ,
xã hội, tài chính, đời sống nhân dân cực khổ. Mâu
thuẫn giữa chế độ phong kiến thống trị với nhân dân-
chủ yếu là nông dân – đã trở nên vô cùng gay gắt và đã
bộc lộ ra ngoài một các sâu sắc với hàng loạt các cuộc
khởi nghĩa nông dân suốt mấy đời vua triểu Nguyễn.
Để duy trì chế độ, bảo vệ đặc quyền, đặc lợi, phong
kiến nhà Nguyễn đã ra sức củng cố trật tự bằng mọi
cách: Đối nội, chúng ra sức đàn áp khủng bố các phong


trào của quần chúng. Đối ngoại, chúng đẩy mạnh thủ
đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng như Cao
Miên, Lào làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc
gia và tài lực nhân dân bị khánh kiệt. Với những chính
sách trên, Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt và trở thành
miếng mồi ngon đối với các nước tư bản phương Tây,
trong đó có thực dân Pháp.


Vậy, nguyên nhân thứ 3 dẫn tới việc TD Pháp xâm lược
VN đó là:


<b>GVG: Trong lúc chế độ phong kiến VN suy yếu, âm </b>
mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp cũng đang
được tiến hành.


<b>? TD Pháp đã lấy cớ gì để xâm lược VN?</b>
<b>HS: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô.</b>


<b>-GVG: Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với VN </b>
là lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ
XVII, và ngày càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ,
đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX. Để thực hiện ý đồ xâm lược
của mình thực dân Pháp đã sử dụng các phần tử Công


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

giáo phản động đi trước một bước.


- Trong khi đó, triều Nguyễn lúc này lại lo sợ trước
sự xâm lược của tư bản phương Tây nên thi hành chính
sách “bế quan tỏa cảng”, cấm đạo, giết đạo. Trong số
một số giáo sĩ bị triều đình nhà Nguyễn giam cầm và


giết hại có giáo sĩ người Pháp. Và do vậy, sau nhiều lần
khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân
tiến đánh nước ta.


.


<b>? Pháp đã chọn địa điểm nào để tiến đánh nước ta </b>
<b>đầu tiên?</b>


<b>- Đà Nẵng.</b>


GV: Đúng vậy,chiều 31/8/1858, 3000 quân Pháp và
Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.


<b>? Tại sao lại có sự liên kết giữa Pháp với Tây Ban </b>
<b>Nha?</b>


<b>- Pháp liên minh với Tây Ban Nha vì có một số </b>
giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình Huế giam giữ
và giết hại. Tư bản Tây Ban Nha cũng nhiều lần
nhịm ngó các vùng Đồ Sơn, Quảng n ngồi
Bắc nên Tây Ban Nha sẵn sang câu kết với Pháp
trong cuộc viễn chinh này để kiếm lợi.


<b>- GV chiếu lược đồ hướng dẫn HS quan sát, xác </b>
<b>định vị trí Đà Nẵng.</b>


<b>- GV 1 câu hỏi được đặt ra đó là: Tại sao Pháp lại </b>
<b>chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên- là khởi điểm </b>
<b>trong cuộc tấn công xâm lược Việt Nam?</b>



GV cho HS thảo luận trong 1 phút (nhóm bàn)
GV gọi đại diện trả lời.


- HS trả lời.


GV nhận xét, kết luận:


GV hướng dẫn HS xác định vị trí Đà Nẵng trên bản đồ,
giới thiệu: Đà Nẵng nằm ở Nam Trung Bộ của Việt


- Chế độ phong kiến Việt
Nam khủng hoảng, suy
yếu.


- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia
Tô, Pháp đem quân
xâm lược Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Nam.


+ Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên
nhằm thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
+ vì: Đà Nẵng cách Huế 100km về phía Đơng Nam,
âm mưu của chúng là chiếm được Đà Nẵng rồi kéo
quân lên Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng, kết thúc
chiến tranh.


+ Cửa biển Đà Nẵng rộng sâu, kín gió tàu chiến của
Pháp có thể ra vào dễ dàng, hoạt động được.



+ Cảng Đà Nẵng có tầm quan trọng chiến lược đối
với Huế và cả khu vực biển Đông.


+ Cùng với hậu phương Quảng Nam( giàu có đơng
dân) Pháp có thể thực hiện được khẩu hiệu "lấy chiến
tranh nuôi chiến tranh".


+ Và chúng trông chờ vào sự ủng hộ của giáo dân
vùng này mà bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ đã báo là giáo
dân vùng này hoạt động khá mạnh.


=>Cho nên chúng có ý đồ: sau khi chiếm được Đà
Nẵng sẽ vượt đèo Hải Vân đánh thốc lên Huế, buộc
triều đình Huế phải đầu hàng kết thúc chiến tranh.
Toàn bộ kế hoạch trên được thông qua từ tháng
4/1857. Khi cuộc can thiệp của Pháp vào vùng biển
Trung Quốc tạm dừng với bản Hiệp ước Thiên Tân
(27/6/1858), hạm đội Pháp được lệnh kéo sang Việt
Nam.


<b> (?) Vậy, tình hình chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra như </b>
<b>thế nào?</b>


HS trả lời:


- Chiều 31.8.1858, liên quân Pháp -Tây Ban Nha dàn
trận trước cửa biển Đà Nẵng.


- Sáng 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước


ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, quân dân ta
đã anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại.
Sau 5 tháng xâm lược, quân Pháp chỉ chiếm được bán
đảo Sơn Trà.


<b>GVG: chiếu hình chiều 31/8: liên quân Pháp-Tây </b>
<b>Ban Nha dàn trận trước cửa Hàn- Đà Nẵng- chuẩn </b>
<b>bị tấn cơng.</b>


<b>Giảng: Lực lượng tham gia tấn cơng Đà Nẵng có gần </b>
3000 quân Pháp và Tây Ban Nha.


<b>GV chiếu lược đồ chiến trường Đà Nẵng năm 1858 </b>
<b>và giới thiệu kí hiệu trên lược đồ:</b>


+ Mũi tên xanh đậm: quân Pháp và Tây Ban Nha tấn
công Đà Nẵng.


+ Mũi tên xanh nhạt: quân Pháp rút vào Gia Định
+ Mũi tên màu đỏ: quân ta chặn đánh.


+ Hình chữ nhật màu nâu: thành lũy của ta.


+ Phần gạch chéo màu trắng: chướng ngại vật cản tàu
địch.


<b> GVG: - Sáng 1/9/1858, quân Pháp gửi tối hậu thư cho </b>
quan trấn thủ Trần Hồng u cầu nộp thành khơng


điều kiện và phải trả lời trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
Nhưng chưa đến giờ hẹn chúng đã nã đại bác như mưa
vào các đồn lũy của quân ta.


<b> Chiếu hình quân Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng.</b>
<b>Quân dân ta chiến đấu dưới sự chỉ huy của Nguyễn </b>
<b>Tri Phương đã anh dũng chống trả.</b>


<b> Chiếu hình:Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873) </b>


<b> Tên thật là Nguyễn Văn Chương, quê tỉnh Thừa Thiên. </b>
Xuất thân trong một gia đình nơng dân, Bắt đầu từ chân
thơ lại ở cấp huyện, do tài năng mà được tiến cử lên
triều đình Minh Mạng, lần lượt giữ nhiều chức vụ trọng
yếu suốt ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông
là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống
lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà
Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

GV yêu cầu HS tìm hiểu về Nguyễn Tri Phương.


- Khi Nguyễn Tri Phương được cử làm tổng chỉ huy
mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng, ông đã áp dụng kế
hoạch gồm hai điểm:


+ Triệt để sơ tán, làm "vườn không nhà trống",
bất hợp tác với giặc.


+ Xây dựng phòng tuyến cản giặc từ Hải Châu
(chân đèo Hải Vân) đến Thạch Giản dài hơn 4km.


(Đồng thời cho tăng quân tiếp viện, xây thành đắp lũy)
Được sự ủng hộ và phối hợp chiến đấu của nhân
dân Nguyễn Tri Phương tạm thời ngăn chặn được quân
Pháp không cho chúng tiến sâu vào đất liền.


<b>(?)So với âm mưu ban đầu, TD Pháp có thực hiện </b>
<b>được ý định của mình hay khơng?</b>


- HS nhận xét.


GV kết luận: Sau 5 tháng xâm lược, liên quân Pháp –
Tây Ban Nha chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.Kế
hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu đã
bị thất bại.


GVG: Tháng 2/1859, sau khi thất bại trong âm mưu
đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng, Pháp chuyển
hướng tấn công, để lại một lực lượng nhỏ giữ Sơn Trà,
còn lại kéo quân vào Gia Định.


Chúng ta cùng chuyển sang phần 2, tìm hiểu chiến sự ở
Gia Định năm 1859.


<b>Hoạt động 2: Chiến sự ở Gia Định năm 1859 (20’)</b>
- PP: trực quan, đàm thoại.


- KT: động não, khăn trải bàn.


<b>- GV chiếu lược đồ giới thiệu thành Gia Định, chỉ vị </b>
trí địa lí của Gia Định- thành phố HCM hiện nay: thành


phố sau đó hình thành nhờ cơng cuộc khai phá miền
Nam của nhà Nguyễn.Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh
<b>cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. </b>
Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công


- Quân ta dưới sự chỉ huy
của Nguyễn Tri Phương,
anh dũng chống trả.


-Kết quả: Sau 5 tháng
xâm lược, pháp chỉ chiếm
được bán đảo Sơn Trà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gịn được </b>
thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một
trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh
danh Hịn ngọc Viễn Đơng hay Paris Phương Đông.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam
thống nhất quyết định đổi tên Sài Gịn thành "Thành
phố Hồ Chí Minh"


<b>- HS thảo luận nhóm bàn (1p): Vì sao Pháp lại đem </b>
<b>quân vào đánh chiếm Gia Định?</b>


<b>- HS thảo luận và báo cáo kết quả. </b>


<b>- Giảng: Sau 5 tháng ở Đà Nẵng, thực dân Pháp hầu </b>
như dẫm chân tại chỗ, khó khăn ngày càng nhiều vì
qn lính khơng hợp khí hậu, ốm đau, chết q nhiều,
thuốc men, lương thực thực phẩm thiếu thốn. Tiến thoái


lưỡng nan, cuối cùng tháng 2/1859, Giơ-nui-y chuyển
hướng tấn công, để lại một lực lượng nhỏ giữ Sơn Trà,
còn đại quân kéo vào chiếm Gia Định, nhằm 3 mục
tiêu:


+ Nam Kì là kho lúa gạo của triều đình, nếu chiếm
vựa lúa Nam Kì, cắt đứt nguồn lương thực của triều
đình Huế sẽ gây khó khăn.


+ Pháp phải hành động ngay, vì Anh đang ngấp
nghé đánh Sài Gòn. Pháp muốn đi trước Anh một bước
trong việc làm chủ các cảng biển quan trọng ở miền
Nam.


+ Pháp muốn chiếm xong Nam Kì sẽ đánh chiếm
Cao Miên (Campuchia) rồi dò đường sang miền Nam
Trung Quốc- ngược sông Mê Kông


+ Ngoài ra: theo chúng, thì lực lượng quân triều
đình ở đây mỏng, cảng rộng sâu, tàu chiến của chúng có
thể hoạt động được…


<b>(?) Chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào?</b>


<b>Cho cô biết, sự kiện quan trọng đầu tiên trong diễn </b>
<b>biến chiến sự tại Gia Định?</b>


HS trả lời:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>- 17.2.1859, Pháp tấn công thành Gia Định.</b>


<b>- Chiếu lược đồ chiến trường Gia Định 1859-1861</b>
<b>GV giới thiệu qua về thành Gia Định: có từ thời </b>
Nguyễn Ánh, là thành lớn nhất ở Nam Kì, sức chứa tới
1 vạn qn, trong thành có nhiều lương thảo khí giới,
xưởng đóng tàu, dinh thự, kho hầm.


<b>GVG: Ngày 9/2/1859, quân Pháp tập trung ở Vũng </b>
Tàu. Sớm ngày 10/2, quân Pháp bắt đầu theo đường
thủy tiến lên Gia Định. Sáng 17/2, hỏa lực địch tập
trung bắn vào thành Gia Định.


<b>? Khi Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều </b>
<b>đình chống trả ra sao?</b>


<b>- Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã, mặc </b>
dù có nhiều binh khí , lương thực.


<b>- Trước sức tấn công mạnh mẽ của địch trấn thủ </b>
thành là Vũ Duy Ninh ra lệnh rút quân, một số
quan lại tự sát, một số bỏ chạy về Vĩnh Long.
<b>(?) Trong lúc quan quân nhà Nguyễn bỏ thành mà </b>
<b>chạy, thái độ của nhân dân như thế nào?</b>


<b>- Nhân dân căm thù giặc.</b>


<b>- Nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh </b>
giặc khiến chúng khốn đốn.


<b>- Tuy chiếm được chưa đầy một buổi sáng nhưng </b>
quân Pháp đã không thể giữ nổi thành trước


phong trào kháng chiến tự động của nhân dân ta.
<b>? Lực lượng của Pháp lúc này ra sao? Đánh giá về </b>
<b>lực lượng của Pháp lúc này?</b>


<b>- 7/1860 phần lớn quân Pháp bị điều động sang </b>
chiến trường châu Âu và Trung Quốc ,chúng chỉ
để lại ở Gia Định chưa đến 1000 quân, dàn mỏng
trên phòng tuyến dài 10km.


<b>(?) Sau khi mất thành Gia Định, triều đình Huế </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>chống Pháp như thế nào?</b>


<b>- Triều đình khơng có quyết tâm chống giặc, chỉ </b>
thủ hiểm ở Chí Hịa.


<b>Chiếu: chiến trường Gia Định 1858-1861 </b>
<b> GV chiếu hình ảnh Đại đồn Chí Hịa </b>


– giới thiệu: Đại đồn Chí Hịa nằm ở làng Chí Hịa
thuộc Gia Định xưa. Vào thời kỳ đó, đây là một hệ
thống đồn lớn nhất Việt Nam , do tướng Nguyễn Tri
Phương sai dựng nhằm cản ngăn và đánh bại các cuộc
tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha trên đất
Việt vào năm 1860-1861. Đại đồn dài 3.000m, rộng
1.000m, được chia làm năm khu bằng nhau, ngăn cách
bằng một bờ rào gỗ có cửa.


<b>(?) Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp xâm </b>
<b>lược của triều đình Huế? </b>



<b>- Thái độ khơng kiên quyết, khơng quyết tâm chống </b>
giặc ngay từ đầu, không nắm được thời cơ để hành
động khi lực lượng của địch yếu mà lại chủ trương
phòng thủ . quan quân nhà Nguyễn vẫn án binh bất
động, khi nào bị đánh mới chống trả, nếu không đánh
thì thơi. Trong lúc phong trào kháng chiến của nhân
dân Gia Định rất mạnh, địch bị tập kích, đột kích khắp
nơi, chúng khơng dám đóng qn xa ngồi tầm đại bác
và đóng qn trên tàu chiến ở song Sài Gịn. Nhưng
triều đình khơng biết dựa vào dân chống giặc, tập trung
lực lượng xây dựng Đại đồn Chí Hịa.


Chính tướng giặc là Giơ-nui-y phải nhận rằng:
Nếu họ (triều đình Huế) đánh mạnh thì họ đã đánh bại
chúng tôi lâu rồi.


<b> Thái độ sai lầm của triều đình Huế dẫn tới hậu quả </b>
<b>gì?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>(?) Thực dân Pháp đã tấn cơng Đại đồn Chí Hòa </b>
<b>như thế nào?</b>


HS trả lời:


- GV sử dụng kênh hình 84 SGK mơ tả qn Pháp tấn
cơng Đại đồn Chí Hịa: Đêm 23, rạng sáng 24/2/1861,
Pháp mở đợt tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hịa.
<b>Chiếu hình: qn Pháp tấn cơng đại đồn Chí Hịa.</b>
Qn ta chiến đấu rịng rã hai ngày liền nhưng không


thắng nổi hỏa lực của địch. Cuối cùng thành vỡ,


Nguyễn Tri Phương chạy về Thuận Kiều cố thủ. Thuận
Kiều mất, quân ta lui về Biên Hòa. Pháp thừa thắng lần
lượt chiếm Định Tường (12/4/1861), Biên Hòa


(18/12/1861) và Vĩnh Long (23/31862).
<b>Chiếu lược đồ lục tỉnh Nam Kì -> Chỉ</b>


GV: Sau những thất bại liên tiếp, triều đình kí với Pháp
Hiệp ước 5/6/1862, thường gọi là hiệp ước Nhâm Tuất
hay Hiệp ước Hòa bình và Hữu Nghị.


<b>Chiếu hình: </b>


<b>+ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp – 2 trọng </b>
<b>quan của triều đình được vua Tự Đức giao nhiệm vụ</b>
<b>đại diện triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất</b>
<b>+ Hình hiệp ước (Tiếng Pháp)</b>


<b>- GV gọi HS đọc nội dung Hiệp ước và tóm tắt nội </b>
<b>dung cơ bản của Hiệp ước: có 12 điều khoản trong đó </b>
có những điểm chính sau:


+ Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3
tỉnh miền Đơng Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên
Hịa )và đảo Cơn Lơn.


+ Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho
Pháp vào buôn bán.



+ Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho phép người Pháp và Tây
Ban Nha vào truyền đạo.


+ Bồi thường chiến phí cho Pháp.


+ Pháp trả lại thành Vĩnh Long nếu triều đình buộc


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

được dân chúng ngừng kháng chiến chống Pháp.


+ Triều đình nước Nam khơng được tự ý cắt đất giảng
hòa với bất cứ nước nào nếu như chưa được Pháp ưng
thuận


<b>Chiếu ND hiệp ước: 3slide.</b>


<b>Chiếu: Em có nhận xét gì về nội dung bản hiệp ước?</b>
<b>- HS nhận xét theo ý hiểu</b>


<b>- GV gợi ý chốt: Đem lại lợi ích cho Pháp, </b>
nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi


<b>?Hiệp ước có vi phạm chủ quyền nước ta như thế </b>
<b>nào?</b>


+ Vi phạm chủ quyền dân tộc: Cắt đất cho giặc.
<b>- VN mất một phần chủ quyền và lãnh thổ</b>


<b>? Hiệp ước có điều gì phi lý khơng?</b>



+ Có nhiều điều phi lý: Bồi thường chiến phí, bắt
dân chúng ngừng kháng chiến…


<b>? Hiệp ước có ảnh hưởng gì đến phong trào kháng </b>
<b>chiến của nhân dân ta không?</b>


+ Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
gặp nhiều khó khăn.


GVG: Sau hiệp ước được kí kết, triều đình phái người
đi kêu gọi nhân dân các tỉnh miền Đơng Nam Kì ngừng
kháng chiến.


<b>(?) Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí Hiệp </b>
<b>ước Nhâm Tuất 5/6/1862?</b>


<b>HS: muốn bảo vệ quyền lợi của mình, muốn n ổn, </b>
khơng ảnh hưởng đến sự cầm quyền của mình.


-Nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai
cấp và dòng họ-> đặt lợi ích của giai cấp, dịng họ lên
trên lợi ích của dân tộc


-Rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nơng
dân khởi nghĩa ở phía Bắc.


<b>GVG: Việc kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất là biểu hiện </b>


->thừa thắng chiếm Định
Tường, Biên Hòa và


Vĩnh Long.


- 5.6.1862, triều đình kí
với Pháp Hiệp ước Nhâm
Tuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

cho hành động của nhà Nguyễn từng bước trượt dài trên
con đường đầu hàng Pháp xâm lược.


GV: Để ghi lại những giâyphút đau thương này,


Nguyễn ĐÌnh Chiểu đã khơng kìm lịng thốt lên những
lời xót xa qua bài Chạy giặc:


Tuy nhiên thái độ của triều đình khơng làm nhân dân
nản chí. Cuộc kháng chiến từ đây có thêm những đặc
điểm mới, khơng ngừng lan rộng và dâng cao.


<b>*Tích hợp gd đạo đức</b>


Tinh thần đoàn kết. - Ý thức trách nhiệm khi tổ quốc bị
xâm lăng.


?Bản thân mỗi người cân làm gì để bảo vệ Tổ quốc?
-Phải xác định trách nhiệm với đất nước…


<b>4. Củng cố (2’)</b>


<b>- BT1 : điền vào chỗ trống</b>



-BT2: Dự đoán sau hiệp ước Nhâm Tuất
<b>5. Hướng dẫn về nhà (1’)</b>


- Học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: phần II.
<b>V. RÚT KINH NGHIỆM</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×