MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp
xây dựng là một ngành sản xuất độc lập có những điểm đặc thù về mặt kinh
tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật chi phối trực tiếp đến việc tổ chức sản xuất thi
công và tổ chức công tác kế toán. Các doanh nghiệp xây dựng cũng có những
đặc điểm khác biệt so với những doanh nghiệp sản xuất khác. Sự khác biệt này
có những ảnh hưởng, chi phối nhất định đến việc tổ chức kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm. Sự chi phối này được thể hiện như sau:
- Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất theo đơn đặt hàng. Sản phẩm xây lắp
mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi đối tượng xây lắp đòi hỏi yêu cầu kỹ
thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng thích hợp cụ thể trên từng thiết
kế dự toán của từng đối tượng xây lắp riêng biệt.
Do đó, kế toán phải hạch toán chi phí, tính giá thành và xác định kết quả cho
từng loại sản phẩm xây lắp riêng biệt (từng công trình hạng mục công trình
hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp)
- Đối tượng sản xuất xây dựng cơ bản thường có khối lượng lớn, giá trị lớn,
thời gian thi công tương đối dài.
- Sản xuất xây dựng mang tính thời vụ. Do chịu tác động trực tiếp của môi
trường tự nhiên nên phải có biện pháp bảo quản máy thi công và vật liệu,
ngoài ra còn có thể gặp nhiều rủi ro bất ngờ (mưa gió, bão lụt phải phá đi
làm lại, ngừng thi công…) gây thiệt hại, khi đó phải tổ chức theo dõi và hạch
toán phù hợp với nguyên nhân gây ra.
- Sản xuất thi công xây dựng được thực hiện trên các địa điểm cố định. Sản
xuất xây dựng cơ bản mang tính chất ổn định, gắn liền với địa điểm xây
dựng, khi hoàn thành thì không nhập kho như sản phẩm thuộc ngành sản
xuất khác.
- Trong quá trình thi công, các công cụ, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho thi công
phải di chuyển. Ngoài ra còn phải có các công trình tạm thời phục vụ cho
công nhân và việc thi công, chi phí chuẩn bị và dọn dẹp mặt bằng thi công…
Kế toán cần phản ánh chính xác các chi phí này và tổ chức phân bổ hợp lý.
II. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
xây lắp
1. Chi phí sản xuất xây lắp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng phải có
đầy đủ ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: Tư liêu lao động,
đối tượng lao động và sức lao động. Sự kết hợp ba yếu tố này trong quá
trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu
của con người . Việc tiêu hao một lượng nhất định về các yếu tố trên để
sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ đó gọi là chi phí.
Như vậy, chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ hao phí về lao động sống
và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình XDCB cấu thành nên giá
thành xây lắp (với khối lượng xây lắp đã hoàn thành). Trong điều kiện
nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh mọi chi phí trên đều
được thể hiện bằng tiền. Trong đó chi phí về tiền công, BHXH, BHYT,
KPCĐ được biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, còn chi phí
về khấu hao TSCĐ, nguyên nhiên vật liệu là biểu hiện bằng tiền của hao
phí lao động vật hoá.
CPSX trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm nhiều loại khác nhau,
công dụng và mục đích của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác
nhau.
2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp
2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố
Theo cách phân loại này các chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp
chung vào cùng một yếu tố không kể chi phí phát sinh ở đâu hay dùng
vào mục đích gì trong quá trình sản xuất. Đối với doanh nghiệp xây lắp
bao gồm các yếu tố chi phí sau;
- Chi phí về nguyên vật liệu bao gồm: vật liệu chính như xi măng, sắt
thép… nhiên liệu như xăng, dầu… và công cụ dụng cụ như quần áo bảo
hộ lao động.
- Chi phí về nhân công bao gồm: tiền lương và các khoản trích theo
lương của công nhân viên.
- Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của các
loại TSCĐ như: nhà xưởng, vật kiến trúc, máy thi công, máy vận chuyển
và các TSCĐ dùng trong quản lý…
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện nước, điện thoại…
- Chi phí bằng tiền khác
Cách phân loại này cho ta biết tỷ trọng của từng loại chi phí đã chi ra
trong quá trình sản xuất. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch,
định mức về vốn lưu động trong các thời kỳ và xác định mức tiêu hao vật
chất, thu nhập quốc dân.
2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí các loại vật liệu chính, vật
liệu phụ, vật liệu sử dụng luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm xây
lắp
- Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương cơ bản, các khoản phụ
cấp lương, phụ cấp có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp sản xuất
cần thiết để hoàn thành sản phẩm xây lắp
- Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí sử dụng máy để hoàn thành sản
phẩm xây lắp, gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí thường xuyên
máy móc thi công, động lực, tiền lương của công nhân điều khiển máy và
chi phí khác của máy thi công
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí cho bộ máy quản lý thuộc tổ đội, các
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ…
Theo cách phân loại này mỗi loại chi phí thể hiện điều kiện khác nhau của
chi phí sản xuất, thể hiện nơi phát sinh chi phí, đối tượng chịu chi phí. Đồng
thời cách phân loại này tạo điều kiện để xác định mức ảnh hưởng của các nhân
tố khác nhau và giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác kế hoạch hoá và tính
giá thành sản phẩm.
2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản
xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia làm hai loại:
- Chi phí trực tiếp là những chi phí có liên quan trực tiếp với quá trình
sản xuất ra một loại sản phẩm, một công trình nhất định bao gồm nguyên
vật liệu xây dựng, tiền lương chính của công nhân sản xuất, khấu hao
thiết bị thi công.
- Chi phí gián tiếp là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất ra
nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc. Kết cấu của chi phí gián tiếp cũng
tương tự như chi phí trực tiếp nhưng những chi phí này phát sinh ở bộ
phận quản lý đội, phân xưởng sản xuất của đơn vị xây lắp, vì vậy kế toán
phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu thức
thích hợp.
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc tập hợp chi phí và phân bổ chi
phí cho các đối tượng một cách hợp lý.
Mỗi loại chi phí trên có tác dụng khác nhau đến khối lượng và chất
lượng công trình nên việc định rõ hai loại chi phí này có ý nghĩa thực tiễn
cho việc đánh giá tính hợp lý của chi phí sản xuất và tìm biện pháp không
ngừng giảm chi phí gián tiếp, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của doanh
nghiệp, việc đưa ra quyết định đầu tư vốn vào bộ phận nào là hợp lý
III. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp là phạm vi, giới hạn mà
các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo phạm vi giới hạn đó.
Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh
nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố sau :
- Tính chất sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
(sản xuất giản đơn hay phức tạp)
- Loại hình sản xuất: sản xuất đơn chiếc
- Đặc điểm tổ chức sản xuất: có hay không có phân xưởng, bộ phận công
trường, tổ đội thi công
- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp
- Đơn vị tính gía thành áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp
Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong
các doanh nghiệp xây lắp thường được xác định là từng công trình, hạng
mục công trình hay theo đơn đặt hàng
2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất xây lắp
Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh ở các địa điểm xây dựng, lắp đặt khác
nhau, có nội dung kinh tế khác nhau, có mối quan hệ khác nhau đối với
các đối tượng chịu chi phí. Vì vậy có hai phương pháp tập hợp chi phí
cho các đối tượng như sau:
- Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng các chi phí có liên quan trực
tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định, thường chỉ liên
quan đến một đối tượng chịu chi phí (một công trình hoặc hạng mục công
trình)
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng khi một loại chi phí có liên quan
đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực
tiếp cho từng đối tượng được, do đó phải phân bổ theo tiêu thức hợp lý cho
các đối tượng tập hợp chi phí.
3. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp
3.1 Tài khoản kế toán sử dụng
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp xây lắp
thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, do đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất sử dụng các tài khoản sau:
- TK621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK622: Chi phí nhân công trực tiếp
- TK623: Chi phí sử dụng máy thi công
- TK627: Chi phí sản xuất chung
- TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như:TK155,
632, 334, 214, 111, 112
3.2 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xây lắp bao gồm giá thực tế toàn bộ
vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình
sử dụng trong quá trình sản xuất xây lắp từng công trình, hạng mục công
trình. Nó không bao gồm giá trị vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi
công và vật liệu sử dụng cho quản lý đội công trình. Chi phí vật liệu trực
tiếp còn bao gồm cả các chi phí về công cụ, dụng cụ được sử dụng nhiều
lần
Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực
tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Trường hợp không tách
riêng được phải tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công
trình theo định mức tiêu hao vật liệu, hoặc theo khôí lượng thực hiện. Do
đó, để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất, có hai phương pháp:
- Phương pháp tập hợp trực tiếp: chỉ liên quan đến từng đối tượng tập
hợp chi phí.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau không thể tập hợp trực tiếp
cho từng đối tượng. Khi đó sử dụng công thức sau:
∑C
Ci = x T
i
∑T
i
Trong đó
C
i
: Chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho đối tượng thứ i
∑C: Tổng chi phí NVL đã tập hợp cần phân bổ
∑T
i
: Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
Chi phí nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài có
thể chọn tiêu thức phân bổ là : Chi phí định mức, chi phí kế hoạch,
khối lượng sản phẩm sản xuất.. Để tính toán tập hợp chính xác, cần