Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tổng quan về Công ty cơ khí Ngô Gia Tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.22 KB, 9 trang )

Tổng quan về Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Công ty cơ khí Ngô Gia Tự là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp
nhân và có con dấu riêng để giao dịch, thuộc Tổng công ty cơ khí Giao thông vận
tải. Trụ sở và nơi đặt các phân xưởng sản xuất chính thức của công ty hiện tại ở địa
chỉ số 16-18 phố Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà nội. Công ty cơ khí Ngô
Gia Tự ngày nay được thành lập ngày 13 tháng 7 năm 1968 với cái tên “Nhà máy
ô tô Ngô Gia Tự” (nguyên là một bộ phận của nhà máy ô tô 1-5) theo quyết định số
2018/QĐ-TCCB của Bộ Giao thông vận tải. Sau 35 năm xây dựng và trưởng
thành, công ty đã 3 lần đổi tên. Đến ngày 15/12/1984 theo quyết định số 2836/QĐ-
TCCB của Bộ Giao thông vận tải, “Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự” được đổi tên thành
“Nhà máy sản xuất phụ tùng Ngô Gia Tự”. Sau đó theo quyết định thành lập lại
doanh nghiệp Nhà nước số 598/QĐ-TCCB ngày 5/4/1993 nhà máy lại được mang
tên là “Nhà máy Ngô Gia Tự” và giấy phép đăng ký kinh doanh số 108516 ngày
14/6/1993 với các ngành nghề cơ khí sản xuất phụ tùng phụ kiện của ngành giao
thông, lắp ráp xe gắn máy. Một lần nữa để phù hợp với cơ chế thị trường, tháng
6/1996 Nhà máy đổi tên là “Công ty cơ khí Ngô Gia Tự “ thuộc Tổng công ty cơ
khí giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải . Chức năng và nhiệm vụ chính của
công ty là sản xuất phụ tùng phụ kiện cho ngành giao thông vận tải, lắp ráp xe gắn
máy, sửa chữa và bảo dưỡng ôtô.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
2.1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Trước kia trong thời kỳ bao cấp công ty sản xuất theo kế hoạch của ngành,
của Nhà nước giao. Tuy nhiên khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế
thị trường thì công ty không còn được Nhà nước bao cấp và giao kế hoạch sản xuất
kinh doanh như trước nữa mà công ty tự tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
bằng nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp và vốn tự có của công ty. Công ty tự
tìm kiếm và sản xuất theo các đơn đặt hàng, tự tìm kiếm đầu vào cho sản xuất kinh
doanh. Dù vậy, lĩnh vực hoạt động của công ty không thay đổi vì nó vẫn dựa vào
nhà xưởng, máy móc thiết bị để lại từ trước. Lĩnh vực hoạt động của công ty hiện
nay là sản xuất phụ tùng, phụ kiện cho ngành giao thông, lắp ráp xe gắn máy và


sửa chữa, bảo dưỡng ô tô. Công việc sửa chữa và bảo đưỡng ô tô cho các cá nhân,
đơn vị và tổ chức cũng dần trở nên có uy tín, việc sản xuất phụ tùng theo đơn đặt
hàng không chỉ bó hẹp vào một số mặt hàng chủ đạo của công ty mà còn có thể
đáp ứng cho nhiều mặt hàng đa dạng thuộc lĩnh vực giao thông vận tải mà công ty
có khả năng sản xuất như bánh răng, dải phân cách đường bộ, bu lông neo cáp làm
cầu, puligang...
Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính, với mặt bằng rộng để sử
dụng có hiệu quả công ty còn tiến hành một số hoạt động kinh doanh phụ như cho
thuê kiốt bán hàng, cho thuê kho, thuê văn phòng làm việc, nhận giữ xe và một số
loại hình dịch vụ khác. Các loại hình mới này không những tận dụng triệt để những
lợi thế về địa điểm, tránh lãng phí sử dụng đất không hết mà còn tạo ra một nguồn
thu đáng kể góp phần bổ sung vào thu nhập của công ty, cải thiện đời sống công
nhân viên chức trong công ty.
2.2 Thị trường kinh doanh
Với đặc thù kinh doanh là những sản phẩm thuộc nhóm ngành cơ khí chế tạo
đáng lẽ ra doanh nghiệp có thể có những khách hàng thường xuyên là các doanh
nghiệp sản xuất lắp ráp máy móc thiết bị và phương tiện giao thông. Tuy nhiên do
tình hình khó khăn về thị trường tiêu thụ đối với những sản phẩm sản xuất lắp ráp
trong nước đó nên công việc sản xuất chi tiết phụ tùng phụ kiện, gia công chế biến
những sản phẩm đó của công ty cơ khí Ngô Gia Tự cũng trở nên khó khăn và gần
như không có. Hiện tại doanh nghiệp chủ yếu đi tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm là những đơn đặt hàng sản xuất phụ kiện cho ngành giao thông vận tải.
Chẳng hạn như tìm hiểu được thông tin về một con đường mới đang hoặc sắp được
xây dựng, công ty sẽ liên hệ với Ban quản lý dự án hoặc đơn vị trúng thầu xây
dựng con đường đó để giới thiệu về sản phẩm công ty và xin nhận hoặc đấu thầu
công việc sản xuất những thanh tôn sóng (những thanh tôn dùng làm dải phân cách
giữa các làn đường, được sử dụng rộng rãi trên các đường quốc lộ, đường cao tốc
của ta hiện nay) hay công ty còn liên hệ hoặc cử cán bộ đến tận nơi thi công xây
dựng hoặc cải tạo các cây cầu để giới thiệu về sản phẩm neo cáp của công ty, một
bộ phận phục vụ cho xây dựng hoặc sửa chữa cầu. Hay bằng uy tín và sự tín nhiệm

tên tuổi lâu năm của công ty, một số công ty khác đến yêu cầu đặt hàng tại công ty
với yêu cầu cụ thể là sản xuất bánh răng xe máy...
Nói tóm lại, thị trường của công ty không bị bó hẹp trong một số khách hàng
chủ yếu với những sản phẩm quen thuộc mà nó trải dài trên khắp đất nước Việt
nam từ Nam ra Bắc, nơi có những con đường mới mở, những cây cầu đang xây,
khách hàng của công ty là Ban quản lý các dự án xây dựng, các Tổng công ty xây
dựng trúng thầu các dự án...và nói chung họ thường không phải là những khách
hàng thường xuyên. Chiến lược phân đoạn thị trường sản phẩm ở công ty cũng
chưa thực sự được chú trọng nhiều.
2.3 Kết quả hoạt động qua các thời kỳ
Để thấy rõ được kết quả hoạt động qua các thời kỳ ta có thể tìm hiểu bảng
Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây như
2000, 2001, 2002. Tuy nhiên do có sự ban hành bốn chuẩn mực kế toán vào tháng
1/2002 và thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực tháng 10/2002 của
Bộ tài chính nên một số chỉ tiêu trên bảng Báo cáo kết quả kinh doanh ngày
31/12/2002 có sự thay đổi. Để tiện việc so sánh kết quả hoạt động em xin điều
chỉnh một số chỉ tiêu của các Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000, 2001 về theo
mẫu Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002:
Biểu số 1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh đvt :đồng
Chỉ tiêu 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002
1.Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
2.Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
3.Lợi nhuận khác
4. Tổng lợi nhuận trước thuế
5.Thuế TNDN phải nộp
10.009.399.382
345.657.850
154.612.150

500.270.000
160.086.400
12.656.431.017
545.540.531
4.535.421
550.075.952
176.024.304
17.822.763.573
608.366.500
12.015.400
620.381.900
198.522.208
6. Lợi nhuận sau thuế 340.183.600 374.051.648 421.859.692
(* * Lợi nhuận thuần từ HĐKD năm 2000, 2001 khác so với trong báo cáo tài chính
của doanh nghiệp do đã qua điều chỉnh bao gồm cả hoạt động tài chính để tiện so
sánh).
3. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh ở công ty
3.1 Đặc điểm lao động của công ty
Do đặc điểm công ty vốn là một doanh nghiệp sản xuất nên cơ cấu lao động
có thể chia theo hai loại cơ bản là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao
động trực tiếp là những công nhân hiện đang làm việc tại các phân xưởng của công
ty, họ là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Còn lao động gián tiếp là các
quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, các cán bộ công nhân viên chức làm công tác
quản lý và dịch vụ.
Trước đây trong thời kỳ bao cấp tỷ trọng công nhân sản xuất trong tổng số
lao động của công ty là tương đối cao. Tuy nhiên thời gian gần đây do có khó khăn
trong việc tiêu thụ sản phẩm nên số lượng công nhân trực tiếp sản xuất cũng bị thu
hẹp chỉ chiếm khoảng hơn 50% trong tổng số lao động thực tế đang làm việc của
công ty. Số còn lại chủ yếu chuyển sang phát triển loại hình dịch vụ ở công ty như
phát triển phân xưởng sửa chữa, bảo dưỡng ô tô; dịch vụ trông giữ xe máy...và

nghỉ không lương.
3.2 Tổ chức quản lý và sản xuất ở công ty
Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng và theo cơ cấu trực tuyến-
chức năng. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc
và 2 Phó giám đốc , 9 phòng, ban và 6 phân xưởng phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện qua Sơ đồ số 7 (Phụ lục số 1),
trong đó:
-Giám đốc: Do Tổng giám đốc của Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải
bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Đảng uỷ và lấy ý kiến tín nhiệm của cán bộ
công nhân viên . Giám đốc là người đứng đầu điều hành mọi hoạt động của công
ty, có nhiệm vụ tiếp nhận, sử dụng và bảo toàn vốn nhà nước giao. Quản lý vĩ mô
các phòng, ban
-Hai Phó Giám đốc: làm tham mưu cho Giám đốc về điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty cũng như tư vấn cho giám đốc về các quyết định
liên quan đến kỹ thuật. Tham gia vào công tác quản lý các phòng ban
-Các phòng ban chức năng là các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ nhất định,
có mối liên quan chặt chẽ với nhau và với các phân xưởng sản xuất trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Mỗi phòng ban đều có một trưởng phòng và một phó phòng
giúp việc. Các trưởng phòng trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Ban
giám đốc về hoạt động của phòng mình, đồng thời phục vụ cho việc ra quyết định
quản lý và chỉ đạo kinh doanh kịp thời của Giám đốc. Chẳng hạn như:
+Phòng kế hoạch đầu tư có chức năng:
Giúp Giám đốc quản lý, điều hành mọi hoạt động đầu tư của công ty. Tổ
chức thực hiện các hoạt động đầu tư cho công ty, tìm kiếm nguồn vật tư, tiến hành
lựa chọn, đàm phán, ký kết các hợp đồng mua vật tư cho công ty đồng thời xem xét
và lên kế hoạch đầu tư vào các tài sản khác với sự giúp đỡ của các phòng ban khác
có liên quan.
+Phòng tài chính kế toán có chức năng:
Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của công

ty và tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước. Theo dõi và
phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, từ đó lập các Báo cáo tài
chính, các bảng thống kê hàng quý, hàng năm và các Báo cáo quản trị đột xuất theo
yêu cầu của Ban giám đốc và của Tổng công ty.
+Phòng khoa học công nghệ có chức năng:
Nghiên cứu việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất của các phân xưởng.
Giúp Ban giám đốc quản lý các phân xưởng về mặt kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra
các phân xưởng về kỹ thuật sản xuất trong gia công chế tạo sản phẩm ...Kiểm tra
chất lượng nguyên vật liệu, thành phẩm trước khi nhập kho.

×