Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Báo cáo khoa học kĩ thuật lĩnh vực xã hội hành vi đề tài tiềm năng du lịch địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 45 trang )

1
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
LĨNH VỰC: XÃ HỘI HÀNH VI
Lời cảm ơn
Học tập, nghiên cứu khoa học là một hoạt động bổ ích, là niềm vui của bản
thân chúng em và củng như các bạn học sinh khác. Trong quá trình thực hiện đề tài,
bản thân chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chỉ dạy và giúp đỡ.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm chúng em xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới: Ban quản lí di tích lịch sử Đơi bờ Hiền Lương, ban quan lí di
tích Địa đạo Vĩnh Mốc, quán lí Miếu bà Chúa đã tạo điều kiện cho chúng em đến
thực địa tìm hiểu về khu di tích, đồng thời cung cấp cho em nhiều thơng tin hữu ích
là nguồn tư liệu để viết bài.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo Trường THCS..........đã chỉ bảo và dạy dỗ em
trong suốt bốn năm học vừa qua. Em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những
người đã hỗ trợ và động viên để em có thêm niềm tin và sự cố gắng hơn nữa.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn: Thầy giáo
Trương Đình Hải - người thầy đã ln quan tâm, chỉ bảo tận tình khơng chỉ về kiến
thức mà còn cả phong cách cũng như thái độ làm việc nghiêm túc, để chúng em có
thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

.........., ngày 10 tháng 12 năm 2020
Trưởng nhóm

1


2
PHẦN THỨ 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
I.1. Lí do về lí luận


Vĩnh Linh là mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa độc đáo. Đây từng
là nơi được Bác hồ tặng câu thơ: Đánh cho giặc mỹ tan tành, 5 châu khen ngợi Vĩnh
Linh anh hùng
Vốn là mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa, truyền thống anh hùng, du lịch văn
hóalịch sử chính là một trong những thế mạnh, loại hình du lịch đặc trưng của huyện
Vĩnh Linh. Hiện huyện Vĩnh Linh có trên 180 di tích đã được cơng nhận di tích lịch sử
văn hóa các cấp. Trong đó có nhiều di tích đặc biệt cấp quốc gia, di tích cấp quốc gia
và trên 160 di tích cấp tỉnh.
Nhiều di tích thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan mỗi năm, như : Cụm Di
tích lịch sử đặc biệt quốc gia Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (xã Vĩnh Thành); Địa đạo
Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh (xã Vĩnh Thạch); Bến đò B Tùng Luật (xã
Vĩnh Giang), Trận địa tên lửa T5, nơi bắn rơi máy bay B52 của Mỹ đầu tiên ở Việt
Nam (thị trấn Bến Quan)… Mang trong mình sứ mệnh là cầu nối giữa quá khứ, hiện
tại và tương lai, những địa danh này đã trở thành nơi giáo dục truyền thống cách
mạng, lịng u nước cho thế hệ hơm nay và mai sau; là điểm đến hấp dẫn của nhiều
du khách muốn tìm hiểu về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam
I.2. Lí do về thực tiển
Trên thực tế trong những năm qua, việc khai thác, quy hoạch tổng thể những tài
nguyên này phục vụ cho du lịch của tỉnh chưa được chú trọng và quan tâm đầu tư
đúng mức, điều đó đả làm cho một số cơng trình bị phá hủy do các yếu tố khách quan
như thời gian, cơ sở vật chất vẫn chưa được đầu tư, tơn tạo lại; một số người dân
qun góp tiền bạc tự ý làm quán phục vụ khách, một số trò chơi dân gian bị mai một,
cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch còn yếu kém… Đồng thời hoạt động du lịch
tại điểm đến này còn diễn ra một cách tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể đồng bộ,
chưa có chiến lược quy mơ để quảng bá cho khách thập phương, điều đó dẫn đến chưa
thu hút được khách du lịch đến với vĩnh linh..
I.3.Tính cấp thiết của đề tài
2



3
Đề tài nhằm cung cấp một cái nhìn tương đối đầy đủ, hệ thống và chi tiết về các
cơng trình di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại huyện Vĩnh Linh. Đồng thời, trên cơ
sở vận dụng những kiến thức hiện có được học vào trong thực tiễn để phân tích những
bất cập trong hiện trạng khai thác hiện nay, từ đó đề xuất những biện pháp mà bản thân
chúng em ở lứa tuổi học sinh có thể thực hiện được góp phần cho việc phát triển du
lịch của địa phương trong thời gian tới.
Do được xây dựng trên cơ sở vận dụng từ lý thuyết đến thực tế và sử dụng thực tế
để kiểm chứng lý thuyết nên đề tài này không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà cịn có ý
nghĩa triển khai thực dụng. Về mặt khoa học, kết quả đề tài có thể phục vụ cơng tác
quản lí, sử dụng làm tài liệu tham khảo và làm cơ sở cho công tác quản lý tài nguyên,
làm tư liệu trong việc xây dựng các tour du lịch một cách khoa học cũng như tài liệu
hữu ích đối với du khách trong việc lựa chọn những điểm du lịch trên địa bàn huyện
Vĩnh Linh.
Tạo ra sản phẩm để du khách có thể lấy đó làm vật lưu niệm (Poster ảnh giới
thiệu về các địa điểm..)
Việc tìm hiểu hiện trạng du lịch địa phương và đưa ra những giải pháp khắc phục
những tồn tại, là những gợi ý nhằm giúp cho công tác quản lý và sử dụng hữu hiệu các
tài nguyên, qua đó góp phần làm tăng thu nhập, tăng khả năng đóng góp của du lịch
vào sự phát triển kinh tế của huyện nhà.
Từ những lí do trên nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu
giá trịdi tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch huyện Vĩnh Linh”
nhằm tìm hiểu tổng quan vềdi tích và danh thắng cảnh của huyện Vĩnh Linh, từ đó đề
xuất những giải pháp quảng bá phục vụ phát triển du lịch của huyện Vĩnh Linh nói
riêng, của tỉnh Quảng Trị nói chung một cách hiệu quả.
II. Xác định vấn đề nghiên cứu
II.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng liên quan đến các danh lam, thắng cảnh, điểm vui chơi, nghĩ
dưỡng, nhằm cung cấp một cái nhìn tương đối đầy đủ, hệ thống và chi tiết về các cơng
trình di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại huyện Vĩnh Linh

Số lượng các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh
II.2. Đơi tượng nghiên cứu
3


4
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các
khu vui chơi, ẩm thực trong địa bàn huyện vĩnh
II.3. Nội dung nghiên cứu
- Lên kế hoạch,
- Phân cơng nhiệm vụ,
- Tìm hiểu thực trạng,
- Nhận định nguyên nhân,
- Kết luận,
- Đề xuất giải pháp,
- Kiến nghị.
II.4. Phương pháp nghiên cứu
II.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: trên cơ sởthu thập thông tin tư liệu
từnhiều nguồn khác nhau như: phiếu điều tra, sách, báo, đài, tivi, tạp chí, mạng
internet…, từ đó chọn lọc để có cái nhìn khái qt, những nhận xét và đánh giá ban
đầu về vấn đề nghiên cứu, mà cụ thể ở đây là các cơng trình di tích, danh thắng cảnh
trong huyện vĩnh linh
II.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa (điền dã): đây là phương pháp nghiên
cứu rấtcơ bản để khảo sát thực tế, tiếp cận trực tiếp, rõ ràng nhất, được sử dụng để thu
thập số liệu, thơng tin chính xác, khách quan về đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình
làm đề tài người viết đã đi khảo sát tại huyện Vĩnh Linh để có thêm thông tin thực tế
bên cạnh những tài liệu thu thập được.
II.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp:phân tích và tổng hợp các tài liệu liên
quanđến đề tài, từ đó đề xuất định hướng, giải pháp phát triển du lịch mang hiệu quả
cao, mang tính khoa học và thực tiễn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch

sử, danh lam thắng cảnh ở huyện Vĩnh Linh phục vụ phát triển du lịch của huyện

4


5
PHẦN THỨ 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Quá trình nghiên cứu
I.1. Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian
TT

Các nội dung, cơng
việc thực hiện chủ
yếu

Sản phẩm
phải đạt

(bắt
đầu..kết
thúc)

Người thực hiện

1

Đăng kí đề tài

Tên sản phẩm


11/10/2020

Nguyễn Trần Hồi Thu

Lên kế hoạch,
phân cơng
cơng việc

15/10/2020

2

Đăng kí GV hướng
dẫn

Các thành viên+GV
hướng dẫn

Tiến hành các
phương pháp
nghiên cứu

- Phiếu điều tra 16/10/2020

3

- Tạo phiếu điều tra
- Thực địa
- Phân tích, tổng hợp


4

5

6

Các thành viên

- Thống kê các
danh lam thắng
cảnh, địa danh,
khu vui chơi,
nghĩ dưỡng,
ẩm thực

Nhận định, kết luận

- Thơng kê, tập 17/10/2020
hợp

Nhóm

Viết báo cáo

Hồn thành các 01/12/2020
mẫu báo cáo

Nguyễn Thị Thảo Vân


Báo cáo trước hội

Trình bày, bảo

Nhóm

05/12/2020

5


6
đồng trường

vệ đề tài

I.2. Phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm
1, Nguyễn Trần Hồi Thu

Nhóm trưởng

2, Nguyễn Thị Thảo Vân

Thư kí

II.Kết quả nghiên cứu
II.1. Tổng quan về Vĩnh Linh
II.1.1. Lịch sử hình thành
Vĩnh Linh là một huyện phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Phía Đơng giáp biển Đơng;
phía Tây giáp huyện Hướng Hóa; phía Nam giáp huyện Gio Linh và phía Bắc giáp

huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình). Dân số 93.939 người trong đó có 2.708 người dân
tộc Vân Kiều, tồn huyện có 25.151 hộ; 15 xã, 3 thị trấn; 149 thơn, khu phố.

(Địa giới hành chính huyện Vĩnh Linh)
Năm 1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chi bộ cộng sản đầu
tiên của Vĩnh Linh được thành lập. Ngày 23/8/1945, cùng với Quảng Bình và Thừa
6


7
Thiên Huế, quân và dân Vĩnh Linh, Quảng Trị thực hiện thành công cuộc Cách mạng
Tháng Tám lịch sử, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân.
II.1.2. Địa lí và cảnh quan
- Giới thiệu về diện tích 620 km2
- Dân số 91.000 người, mật độ dân số 147 người/km2
- Các loại đât, rừng: Huyện Vĩnh linh khá phong phú, đa dạng về các loại đất
gồm: đất feralit, đất phù sa và đất cát pha ven biển
Rừng của huyện Vĩnh linh có rừng nguyên sinh, rừng tái sinh, rừng cây lai tạp
và các loại rừng trồng như tram, thông, cao su….
Rú Lịnh là khu bảo tồn thiên nhiên và có vai trị cực kì quan trong đối với hệ
sinh thái và nghiên cứu khoa học vì đây chính là rừng ngun sinh duy nhất cịn sót lại
ở đồng bằng trên tồn bộ lãnh thổ Việt Nam

7


8
II.1.3. Giới thiệu về dân cư, xã hội
- Dân cư truyền thống lịch sử (Theo sách lịch sử địa phương)
Trong quá trình đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, người dân Vĩnh Linh một

lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ, kiên cường, bất khuất, dung cảm không quản ngại hi
sinh chiến đấu hết mình để bảo vệ tầng tấc đất của quê hương, có biết bao con người
ưu tú của quê hương Vĩnh Linh đã ngã xuống, máu của họ đã nhuộm thắm và tô đỏ
thêm ngọn cờ độc lập,lớp trước ngã xuống lớp sau lại tiến lên, người Vĩnh Linh là vậy.
Trong sản xuất phát triển kinh tế người Vĩnh Linh cần cù, chịu thương, chịu
khó, dù thiên nhiên không ưu đãi, hậu quả của chiến tranh để lại năng nề, nhưng với ý
chí, lịng quyết tâm người Vĩnh Linh vươn lên để làm giàu cho quê hương mình.
II.1.4. Điều kiện Kinh tế - Xã hội huyện Vĩnh Linh
+ Nông nghiệp: Là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu của huyện là Nông
nghiệp, trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 51%
Gồm cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn
Đồng bằng Lâm-Sơn-Thủy chính là vựa lúa lớn nhất của huyện
Ngô, khoai, sắn được trồng chủ yếu ở vùng đất cát pha ven biển
Cây cơng nghiệp thì có: Cao su, hồ tiêu … phát triển mạnh trên vùng đất đỏ
bazan đặc biệt là các xã: Vĩnh Hòa, Hiền Thành, Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Thị Trấn Bến
Quan, Vĩnh Trung, Vĩnh Tú..
Chăn ni chủ yếu theo hộ gia đình với các vật nuôi như Lợn, gà, vịt và các loại
gia súc lớn.
Ven biển phát triển mạnh khai thác, nuôi trồng thủy sản đó là các xã Vĩnh Thái,
Vĩnh Giang, thị trấn Cửa Tùng…
+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Chiếm 28% trong cơ cấu kinh tế
Chủ yếu là công nghiệp chế biến như cao su, hồ tiêu và các sản phẩm từ nông
nghiệp
II.1.5. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch
Huyện Vĩnh Linh được thiên nhiên ưu đãi khi có đường bờ biển dài khoảng
25km với các bãi biển đẹp như Cửa Tùng, Vĩnh Thái, Mũi Trèo - Vĩnh Kim, Mũi Si,
Mũi Lay... nguồn lợi từ thủy hải sản phong phú và đa dạng. Trung tâm huyện cách
8



9
thành phố Đơng Hà hơn 30 km, có Quốc lộ 1 đi qua và hệ thống giao thông thuận lợi
kết nối các điểm du lịch biển trên địa bàn

9


10
II.2. Tiềm năng phát triển du lịch
II.2.1. Giá trị tài nguyên du lịch
II.2.1.1. Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Cầu Hiền Lương và sơng Bến Hải nằm trong cụm di tích đơi bờ Hiền Lương ở
điểm giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sơng Bến Hải; phía Bắc thuộc thơn Hiền
Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phía Nam thuộc thơn Xuân Hòa, xã Trung
Hải, huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình
nỗi đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam Bắc suốt hơn 20 năm ròng rã.

10


11
Cụm di tích lịch sử Cầu Hiền Lương – Sơng Bến Hải
Sông Bến Hải bắt nguồn từ dải núi Trương Sơn, từ ngọn nguồn cho tới cửa Tùng
dài 100 km. Sơng Bến Hải là dịng sơng nhỏ, nơi rộng nhất khoảng 200 m, đoạn sơng
có cầu Hiền Lương rộng 170 m. Hai đầu nguồn dịng sơng rất hẹp, ở thượng nguồn,
nơi có nhà thờ Phước Sơn, sơng chỉ rộng 20m, đoạn lưới Cát, Cửa Tùng lịng sơng
rộng 30m.

Đơi bờ cầu Hiền Lương


Cầu Hiền Lương ( lịch sử )
11


12

Cầu Hiền Lương do cơng trình Pháp xây dựng năm 1950 (trước đây dân hai bờ đi
lại bằng thuyền). Cầu có 7 nhịp, dài 178m. Theo Hiệp định Genève mỗi bên có chủ
quyền 89m cầu. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1951 chỉ rõ: "cầu Hiền Lương và sông Bến
Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, hồn tồn
khơng thể coi là mốc ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ ". Vì sau hai năm, việc
thống nhất Việt Nam sẽ được tiến hành bằng một cuộc tổng tuyển cử trong cả nước.

M
ột vẻ đẹp thanh bình

12


13

Mang dấu ấn lịch sử

13


14

Cột

cờ bắc hiền lương

Đồn Công An Vũ Trang Hiền Lương
14


15

Hệ thống âm thanh
Sau Hiệp định Genève năm 1954, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền,
ranh giới là sơng Bến Hải. Tính từ bờ sơng, 5km hai bên được quy định là khu phi
quân sự. Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, phía bờ nam sơng Bến Hải thuộc
Quảng Trị là vùng chiến sự cực kỳ ác liệt. Số lượng bom đạn Mỹ giội xuống tỉnh này
trong chiến tranh tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném
xuống Hiroshima năm 1945.
Những địa danh như Khe Sanh, Ái Tử, Tà Cơn, Cam Lộ, Lao Bảo, Hướng Hố,
Đơng Hà... trong những năm 1968 - 1972 luôn được nhắc đến trong các bản tin chiến
sự với những thiệt hại nặng nề của người Mỹ.
Nhờ sự tiếp tay của đế quốc bên ngồi các chính quyền ngụy ở Nam Việt Nam từ
Ngơ Đình Diệm cho đến Nguyễn Văn Thiệu đều mưu toan biến vĩ tuyến 17 - sông Bến
Hải trở thành ranh giới vĩnh viễn chia đất nước làm hai miền. Những tham vọng của
tất cả đế quốc bên ngoài và kẻ thù dân tộc đã thất bại thảm hại. Từ năm 1975, đất nước
Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất.

15


16

Tượng đài khát vọng thống nhất non sơng

Di tích đơi bờ Hiền Lương trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong hành
trình du lịch Quảng Trị của khách trong và ngồi nước. Du khách tìm về nơi đây để
hồi niệm một thời đất nước chịu cảnh chia cắt, hiểu được sức mạnh của một dân tộc
thiết tha yêu hoà bình, một ý chí và khát vọng giành độc lập tự do, để có một Việt
Nam tươi đẹp như hơm nay.
II.2.1.4. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Vĩnh Mốc

(Giao thông ở địa đạo vĩnh mốc)
Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị) là một cơng trình qn - dân sự trong Chiến tranh Việt Nam của
phía Việt Nam Dân chủ Cộng hịa nhằm chống lại các cuộc tấn cơng của phía Việt
16


17
Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hệ thống địa đạo tồn tại ở phía Bắc sơng
Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972.
* Lịch sử

(Du khách trong lịng địa đạo)
Trong những năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hịa của Ngơ Đình
Diệm khơng tơn trọng hiệp định Genève, 1954 và không tiến hành tổng tuyển cử như
dự định. Cùng với việc tấn công vào các phong trào nổi dậy ở miền Nam, Mỹ đã ra
sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam dân chủ cộng hòa bảo vệ giới
tuyến ở Vĩnh Linh. Năm 1965, Mỹ đã tạo ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để bắt đầu
cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng khơng lực, trong đó Vĩnh Linh là mục tiêu
đánh phá hàng đầu.
Trong suốt những năm 1965 - 1972, Vĩnh Linh liên tục bị đánh phá với tổng cộng
hơn nửa triệu tấn bom đạn các loại. Tính bình qn, mỗi người dân ở đây đã phải gánh
chịu 7 tấn bom đạn Mỹ.

* Quá trình xây dựng
Địa đạo đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1947 tại vùng Phú Thọ Hịa (nay
thuộc Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh). Rồi sau đó, những năm 1961 - 1965, ở Củ
Chi đã xuất hiện hệ thống địa đạo lan rộng khắp 5 xã. Vào cuối năm 1963, ông Trần
Nam Trung từ Trung ương Cục Đảng cộng sản Việt Nam ở miền Nam Việt Nam trên
đường ra Bắc đã ghé thăm khu vực chiến sự ở xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh). Sau khi
quan sát địa hình, địa chất ở nơi đây, ông gợi ý Vĩnh Linh nên đào địa đạo như ở Củ
17


18
Chi. Với phương châm: "Một tấc không đi, một li không rời. Mỗi làng, xã là một pháo
đài", thông qua chỉ thị của khu ủy Vĩnh Linh, đồn trưởng đồn công an vũ trang nhân
dân 140 Lê Xuân Vy đã chỉ huy đơn vị và nhân dân địa phương nhanh chóng tiến hành
đào địa đạo. Cơng trình được bắt đầu từ đầu năm 1965 và được hoàn thành vào ngày
18 tháng 02 năm 1966. Điều đặc biệt là vị chỉ huy cơng trình Lê Xn Vy này (cơng
trình sư) lúc bấy giờ học vấn chỉ vừa hết tiểu học, và dụng cụ hiện đại nhất trong tay
ông là chiếc la bàn cũ kỹ[2]. Hiện nay ông là cựu trung tá ở độ tuổi 85 đang cư ngụ ở
thành phố Đông Hà và bị mù do ảnh hưởng bởi vết thương trong chiến tranh.
* Cấu trúc

(Sơ đồ cấu trúc làng địa đạo Vịnh Mốc)
Ðể bảo đảm cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai
bên đường hầm người ta xây dựng rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho ba đến bốn
người ở. Trong lịng địa đạo có ba giếng nước, một hội trường (với sức chứa 50
người), bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm đặt máy
điện thoại...
Hai bên trục đường chính cách nhau từ ba đến năm mét lại khoét lõm sâu vào
thành một hầm nhỏ, dùng làm nơi sinh hoạt của một gia đình. Ðịa đạo được cấu tạo
thành ba tầng. Tầng một sâu cách mặt đất từ 12 đến 15 m, là nơi chiến đấu và trú ẩn

tạm thời.
Tầng hai sâu 18 m là nơi sống và sinh hoạt của nhân dân, đóng trụ sở của Ðảng
ủy, UBND và Bộ Chỉ huy quân sự. Tầng ba sâu 22 m dùng làm kho chứa hậu cần cung
cấp cho đảo Cồn Cỏ và phục vụ chiến đấu của quân dân Vịnh Mốc.
18


19
* Đặc điểm
Theo thống kê, có đến 18.000 ngày cơng được huy động để đào địa đạo Vịnh
Mốc trong hai năm. Địa đạo này được đào ở vùng đất đỏ bazan từ năm 1965 và hồn
thành 2 năm sau đó, năm 1967 với tổng chiều dài trục chính hơn 2.000 m. Cứ 4 m có 1
căn hộ gia đình, rộng 0,8 m, sâu 1,8 m, dùng cho 4 người ở. Khơng khí làm cho đất
sét trong lịng địa đạo càng ngày càng cứng chắc hơn nên nó vẫn tồn tại gần như
nguyên bản cho đến tận ngày hôm nay. Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất
sâu 12 m, dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn, tầng thứ hai cách mặt đất 15 m, được
dùng làm nơi ở và sinh hoạt của nhân dân và tầng cuối cùng sâu 23 m, được dùng để
cất giấu lương thực và vũ khí. Ngay cả tầng sâu nhất, 23 m vẫn còn cao hơn mực nước
biển đến 3 m, nên mọi sinh hoạt trong địa đạo vẫn diễn ra bình thường vào mùa mưa.
Tồn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thơng ra ngồi, trong đó có bảy cửa
thơng ra biển, sáu cửa thơng lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi [3].
Tại các cửa hầm đều có lắp đặt gỗ chống sập và thường xuyên được gia cố để chống
sụt lở. Cư dân địa đạo ít khi ra ngồi. Họ chỉ ra ngồi lúc cần thiết, lúc khơng nguy
hiểm.
* Điểm du lịch
Địa đạo Vịnh Mốc nằm trong hệ thống các điểm du lịch khu phi quân sự trước
đây trong chiến tranh Việt Nam, đã được cơng nhận là di tích lịch sử Việt Nam. Khu
bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc chính thức mở cửa đón khách từ năm 1995, đến nay đã thu
hút được một lượng du khách lớn.


19


20
II.2.1.3. Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Bến đò B Tùng Luật

Mảnh đất Quảng Trị trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mĩ được xem như là chiến trường ác liệt nhất.
Địa bàn huyện Vĩnh Linh được ví như túi bom trong hai cuộc chiến tranh phá
hoại của đế quôc Mĩ ( 1964- 1972).
Trong số các di tích lịch sử cách mạng thì di tích lịch sử bến đị Tùng Luật nổi lên
như một di tích tiêu biểu cho sự gan dạ, sự hi sinh và khả năng phi thường của con
người qua sự thử thách khắc nghiệt của chiến tranh.
Bến đò Tùng Luật là là một bến sơng bình n như bao bến sơng khác, nhìn ra
dịng sơng Bến Hải lung linh, yên bình đầy thơ mộng. Vậy mà trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước, đặc biệt là thời kì những năm 1967 đến 1972, cuộc chiến ở bến
sông này đầy ác liệt nhằm giữ vững con đường tiếp tế Bắc- Nam và tải thương binh từ
Nam ra Bắc qua sông Bến Hải. Đây là điểm vượt tuyến quan trọng trên sông Bến Hảivĩ tuyến 17. Trong giai đoạn từ 1968- 1972, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, lực
lượng thanh niên xung phong 771 của nhân dân Tùng Luật, dân quân xã Vĩnh Giang,
xã Vĩnh Quang đã đảm bảo hoạt động liên tục của bến để tiếp tế cho miền Nam và đảo
20


21
Cồn Cỏ anh hùng. Tại bến đò này từ 1968 - 1972 đã có hơn 78000 lượt thuyền qua về,
vận chuyển hơn 2000000 lượt người và hàng vạn tấn vũ khí, hàng hóa.
Chiến cơng oanh liệt của bến đị Tùng Luật được tôn vinh như một hiện tượng
sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân Vinh Linh trong cuộc
kháng chiến ,chống Mĩ cứu nước. Để ghi dấu những chiến công và sự hi sinh to lớn
trên bến đò Tùng Luật, ngày 27 tháng 9 năm 1996, Bộ Văn hóa thơng tin đã kí quyết

định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia cho bến đị B Tùng Luật.
Q em có bến đị B
Đị đưa bộ đội qua về bến sơng.
Những ngày đánh Mĩ lập công
Rạng danh mảnh đất làng Tùng quê em.
Năm 2007, Bộ Tư lệnh Hải quân đã đầu tư xây dựng tượng đài và khn viên di
tích bến đị Tùng Luật nhằm ghi nhớ những chiến công oai hùng của lực lượng thanh
niên xung phong và nhân dân nơi đây.
Giờ đây chiến tranh đã đi qua, cuộc sống bình yên đã trở lại, di tích lịch sử Bến
đị B vẫn sừng sững, hiên ngang bên dịng sơng Hiền Lương lịch sử như nhắc lại
chúng ta nơi đây một thời hào hùng, oanh liệt của dân tộc, một thời đau thương và bi
tráng.
Bấy chừ đây đó khang trang
Xóm thơn ngõ dọc, đường ngang rộng dài.
Nhà cao, ngói mới, tường xây
Vườn vui chim hót, hương hoa thơm đầy.
Quê em hiền dịu thân thương
Người đây, cảnh đấy vấn vương nghĩa tình.
(Người viết: Trương Thị Mỹ Lương

21


22
Bài đăng trên trang />
22


23
II.2.1.4. Danh lam thắng cảnh bãi biển Cửa Tùng

Cửa Tùng là một bãi biển đẹp tuyệt vời ở Quảng Trị. Những tour du lịch thương
mại ít khi đưa khách đến với bãi biển này và Cửa Tùng dường như chỉ còn là nơi thu
hút du khách địa phương. Trong khi đó, nó đã từng được mệnh danh là nữ hồng của
các bãi tắm.

Bãi biển Cửa Tùng đẹp, cát trắng phau, phẳng mịn, dịu dàng đón những cái hơn
ngọt ngào của trời nước bao la. Nơi đây có tám mũi đất Badan đỏ au như ráng chiều
cùng chạy xô ra biển, tạo thành một chiếc lược đồi mồi kì vĩ, ngàn đời chải mượt triệu
lớp sóng xanh. Ngồi khơi xa, đảo Cồn Cỏ như một con rùa vàng ngoi lên khỏi mặt
nước tím biếc gợi cho ta bao ý tưởng về huyền thoại thủa hoang sơ. Ở vào vị trí ấy,
cửa Tùng có thể ví như "Nữ hồng" tựa lưng vào làng biển Vĩnh Quang bốn mùa rợp
xanh bóng mát tiêu chè và rừng phi lao rì rào trong gió.

23


24

Hửng sáng trên biển Cửa Tùng
Cửa Tùng nằm trong thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh thuộc tỉnh
Quảng Trị. Từ Đông Hà đến bãi biển dài cỡ 30km về phía Bắc, rồi thêm 10km nữa từ
Cổ Mễ rẽ vào là tới. Nhiều bạn trẻ khi bắt xe đến Đông Hà – Quảng Trị thường thuê
xe máy tại các khách sạn trong tỉnh rồi chạy xe về Cửa Tùng

Có rất nhiều làng chài xung quanh đây
Vào những mùa hè khi cơn gió Lào thổi vào nóng hầm hập, khơ khốc qua đồi đất
miền Trung thì cửa Tùng thật sự là "Nữ hoàng giầu sang" với những chiếc áo choàng
sặc sỡ đủ mầu và một cơ thể trong lành tươi trẻ hấp dẫn không thua kém Sầm Sơn,
Non Nước, Nha Trang hay Vũng Tầu...


24


25

Cửa Tùng thật sự là "Nữ hoàng giầu sang"

Giờ đây sau những năm xây dựng lại, cửa Tùng thực sự trở thành đúng nghĩa với chiếc
vương miện Nữ hoàng mà người đời ban tặng. Mời du khách đến cửa Tùng để thưởng
thức các đặc sản tôm cá nổi tiếng nơi đây và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cửa biển được
mệnh danh là:"Nữ hoàng của những bãi tắm".
Đến với bãi biển Cửa Tùng, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong
lành của biển, của bãi tắm ln lộng gió, hịa mình vào thiên nhiên, xua tan đi mọi mệt
mỏi, lo toan của cuộc sống để có những ngày nghỉ tuyệt vời nơi đây.
(tác giả: Khuyết danh)
II.2.1.5. Biển Mũi Trèo
25


×