Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO TIỀN LƯƠNG KPCĐ BHXH BHYT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.88 KB, 5 trang )

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO TIỀN LƯƠNG KPCĐ
BHXH BHYT.
I. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
1. Khái niệm
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận sản phẩm xã hội mà
người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
2. Nhiệm vụ
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số lượng và chất lượng của mỗi người lao
động.
- Tính toán chính xác và công bằng, hợp lý, số tiền lương phải trả công nhân viên
giám sát và đôn đốc việc chấp hành sử dụng quỹ tiền lương.
- Phân bổ chính xác tiền lương vào chi phí có liên quan.
Đôn đốc việc thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản thanh toán khác cho công
nhân viên đảm bảo tính đúng, tính đủ và chi trả tiền lương kịp thời cho người lao
động.
3. Bản chất tiền lương
Về bản chất, tiền lương chính là giá cả sức lao động nghĩa là người lao động
bỏ sức ra để hoàn thành một sản phẩm hàng hoá nào đó và được trả một số tiền
nhất định Trong cơ chế thị trường bản chất của tiền lương chính là giá cả sức lao
động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa
người có sức lao động và người sử dụng lao động đồng thời chịu sự chi phối của
các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật cung cầu.
Tiền lương là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Bởi tiền lương
khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của
người lao động đến kết quả công việc của họ.
4. Chức năng của tiền lương.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường để phát huy hiệu quả kinh tế của tiền
lương tác động lên người lao động thì tiền lương phải đảm bảo các chức năng sau:
- Chức năng tái sản xuất sức lao động: lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất. Sức lao động là một dạng công năng tồn tại trong cơ chế con


người. Trong quá trình tạo ra sản phẩm con người phải háo phí sức lao động của
mình. Do vậy tiền lương phải đảm bảo đủ để nuối sống người lao động và gia đình
họ mới đảm tái sản xuất ra sức lao động.
- Vai trò kích thích sản xuất.
Nhu cầu của con người tạo ra động cơ thúc đẩy họ tham gia lao động xong
chính lợi ích của họ mới là động lực trực tiếp thúc đẩy họ làm việc với hiệu quả
cao. Do đó chính sách tiền lương đúng đắn sẽ là động lực to lớn phát huy sức mạnh
của nhân tố con người trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Việc trả
lương phải nhằm mục đích thúc đẩy và khuyến khích người lao động nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.
5. Nguyên tắc trả lương.
Để tiền lương phát huy tác dụng của mình thì việc trả lương phải đảm bảo
các nguyên tắc sau:
- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Bởi vậy độ lớn
của tiền lương không những phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng về số lượng mà
phải đảm bảo tái sản xuất cả về mặt chất lượng lao động. Mặt khác tiền lương còn
phải đảm bảo cho nuôi sống gia đình họ.
- Tiền lương phải dựa trên cơ sở thảo thuận giữa người có sức lao động và người
sử dụng lao động.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ pháp lệnh hợp đồng lao động nhằm đảm bảo
quyền lợi cho người lao động. Song mức độ tiền lương phải luôn luôn lớn hơn
hoặc bằng mức lương tối thiểu (tức là số tiền trả cho loại lao động giản đơn nhất
trong xã hội và diễn ra trong môi trường lao động bình thường ). Và số tiền đó đảm
bảo cho người lao động có thể mua được những tư liệu sinh hoạt tất yếu để tái sản
xuất sức lao động của bản thân và giành một phần để chăm sóc con, cũng như bảo
hiểm hết tuổi lao động.
- Tiền lương phải trả cho người lao động phải phụ thuộc vào hiệu quả lao động của
người lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong

đó sản xuất đóng vai trò quan trọng.
- Tiền lương phải đảm bảo tính hợp pháp.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Tiền lương cao
hay thấp còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như thị trường, trình độ người lao động,
tính chất công việc.
- Tiền lương có tác động tạo động lực làm việc.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển, ngoài việc đổi mới công nghệ còn phải quan tâm đến việc
khuyến khích người lao động hăng hái làm việc. Bởi nếu công nghệ có hiện đại
đến đâu nhưng người lao động không nhiệt tình với công việc thì năng suất lao
động cũng không cao. Do vậy để nâng cao năng suất lao động, phương pháp hữu
hiệu nhất là tiền lương phải hấp dẫn được người lao động.
- Tiền lương phải công bằng
Tiền lương gắn với công việc, gắn với kết quả làm việc, thành tích và cống
hiến của người lao động. Do đó phải quán triệt nguyên tắc trả theo lao động. Tức là
ai làm đến đâu thì hưởng lương đến đó.
- Tiền lương phải có tính đảm bảo.
Tức là những khoản dự tính để chi trả cho người lao động phải nằm trong
khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tránh tình trạng quỹ tiền lương quá lớn sẽ
làm cho lãi để lại để tái đầu tư không đủ sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
6. Các chính sách tiền lương của nhà nước ta hiện nay.
Để tiền lương phát huy tác dụng làm đòn bẩy kinh tế và để nền kinh tế phát
triển theo định hướng XHCN thì Đảng và Nhà nước đã nghiên cứu xây dựng và
nhiều lần sửa đổi chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ công nhân viên sao cho
phù hợp với điều kiện kinh tế XH cơ chế quản lý của từng thời kỳ. Từ sau đại hội
VI của Đảng, nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo định hướng XHCN thì chế độ tiền lương cũng thay đổi cụ
thể như sau:
* Mức lương tối thiểu
Năm 1994 quy định mức lương tối thiểu ở nước ta là 120.000 đồng/tháng.

Năm 1997 là 144.000 đồng/tháng. Năm 2000 là 180.000 đồng/tháng, các mức
lương tối thiểu này có đặc trưng sau:
Tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất
trong điều kiện bình thường nhu cầu tiêu dùng ở mức lương tối thiểu nhất. Tương
ứng với giá cả, các tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá cả trung bình hiện
nay ở nước ta. Mức lương tối thiểu ở các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay điều
chỉnh theo vùng, ngành. Nhưng phần phát triển thêm không vượt quá tối đa 1,5 lần
so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. ( Nghị định số
77/200/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 quy định mức lương tối thiểu là
210.000 đồng/người/tháng). Nghị định số 03/2003/CP ngày 15 tháng 1 năm 2003
quy định mức lương tối thiểu là 290.000 đồng/tháng và kèm theo thông tư số
04/2003 TTBLĐTBXH ngày 17/2/2003 hướng dẫn việc thực hiện nghị định 03.
Nhà nước khống chế mức lương tối thiểu nhưng không khống chế mức
lương tối đa mà điều tiết bằng thếu thu nhập. Việc khống chế mức lương tối thiểu
có nghĩa là Nhà nước buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích tối thiểu cho
người lao động, nếu doanh nghiệp nào sản xuất kinh doanh thua lỗ để người lao
động có thu nhập dưới mức lương tối thiểu thì Nhà nước can thiệp, kiểm tra xem
xét thay đổi cán bộ lãnh đạo giúp đỡ doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất, sát
nhập với xí nghiệp khác hoặc thậm chí cho phá sản. Đối với người lao động có thu
nhập quá cao sẽ được điều tiết bằng thuế thu nhập.
* Chế độ phụ cấp thực chất là phần tiền lương bổ xung cho lương cơ bản mà trong
khi xác định tiền lương cơ bản có những yếu tố người ta chưa tính đến hoặc đã tính
đến nhưng chưa đầy đủ. Các chế độ phụ cấp nhằm đãi ngộ điều kiện lao động và
sinh hoạt không ổn định thường xuyên của người lao động và quán triệt hơn theo
nguyên tắc trả lương theo lao động. Tổng khoản phụ cấp chỉ được tính bằng 18%
lương cơ bản.
Tiền phụ cấp = Lương cơ bản* Mức % phụ cấp
Hiện nay ở nước ta áp dụng một số hình thức phụ cấp sau:
+ Phụ cấp khu vực: là phụ cấp nhằm đãi ngộ hợp lý và khuyến khích cán bộ
công nhân viên công tác ở các vùng được hưởng chế độ phụ cấp khu vực: hải đảo,

vùng sâu, vùng xa…Đông thời góp phần điều chỉnh lao động giữa các vùng trong
xã hội lẫn nhau. Chế độ phụ cấp khu vực có 5 cấp độ 5%, 10%, 15%, 20%, 25%
+ Phụ cấp độc hại: là số tiền trả thêm cho những người làm việc trong môi
trường độc hại vượt qua mức cho phép.
Tiền phụ cấp = Lương cơ bản * Phụ cấp * Thời gian phụ cấp
+ Phụ cấp làm thêm, làm đêm: đây là số tiền dùng để bồi dưỡng động viên
cán bộ, công nhân viên khi cần thiết là thêm giờ, làm đêm. Nếu làm ngoài giờ được
trợ cấp 150% lương cơ bản. Ngày chủ nhật làm thêm hưởng 200% lương cơ bản.
Nếu làm vào ngày lễ hưởng 300% lương cơ bản. Còn nếu làm đêm thì tiền lương
ngoài giờ còn được cộng thêm 30% lương cơ bản trong ngày.
Riêng trong lực lượng vũ trang, ngoài các khoản phụ cấp trên còn được hưởng phụ
cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi.
* Chế độ tiền thưởng
Tiền thưởng là một khoản tiền lương bổ xung nhằm quán triệt đầy đủ hơn
nguyên tắc phân phối theo lao động. Đồng thời nó cũng là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy
sản xuất phát triển.
Hiện nay theo quy định của Nhà nước quỹ tiền thưởng không quá 50% tổng
quỹ tiền lương thực hiện của đơn vị (Trích điều 3 Quyết định 317-CP ngày
1/9/1990 của CTHĐBT). Quỹ tiền thưởng hiện nay được hình thành từ hai nguồn
thuộc quỹ tiền lương và khuyến khích vật chất. Nói chung quỹ tiền thưởng phụ
thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như tiền lương, tiền thưởng
được sử dụng dưới hình thức khác nhau. Các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay
thường áp dụng một số hình thức thưởng như sau:
Thưởng hoàn thành vượt mức nhiệm vụ sản xuất, công tác.
Thưởng tăng năng suất lao động.
Thưởng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu chi phí sản phâm.
Thưởng sáng chế, sáng kiến.
Thưởng cuối năm.

×