TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
10/31/13
1
Tài liệu tập huấn GV
Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
của môn học
- Bám sát các yêu cầu về KT- KN của chuẩn KT-KN môn
học.
- Đánh giá việc áp dụng các kiến thức ngôn ngữ vào các kĩ
năng giao tiếp hơn là kiểm tra các kiến thức ngôn ngữ.
- Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng nội
dung môn học ở từng cấp, lớp.
- Đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh, tăng cường các hình thức đánh giá theo kết quả
đầu ra.
10/31/13
2
Tài liệu tập huấn GV
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-
KN của môn học
- Căn cứ vào chuẩn KT-KN
- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy,
học tập của các nhà trường
- Tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ
- Phối hợp giữa đánh giá của GV, đánh giá của HS với HS và tự đánh
giá của HS.
- Đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ;
chính xác, khách quan, công bằng; không hình thức, đối phó nhưng
cũng không gây áp lực nặng nề.
- Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của
HS, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót.
- Cần có nhiều hình thức và độ phân hoá trong đánh giá phải cao; chú
ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan
tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết
học tiếp thu kiến thức, hoàn thành kĩ năng mới.
10/31/13
3
Tài liệu tập huấn GV
- Đánh giá hoạt động dạy học bao gồm đánh giá quá trình dạy học
trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng vào thực
tiễn. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ
học sinh để đánh giá quá trình dạy học.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học
sinh không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình
học tập. Tạo điều kiện cho học sinh cùng tham gia xác định tiêu
chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả
năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức
trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.
- Nâng cao chất lượng đề kiểm tra, thi đảm bảo vừa đánh giá được
đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng, vừa có khả năng phân hóa cao.
Đổi mới ra đề kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ
theo hướng kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực vận dụng
kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời
gian quy định.
- Kết hợp hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, vấn đáp, tự luận, trắc
nghiệm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình
thức.
10/31/13
4
Tài liệu tập huấn GV
Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN
Để bảo đảm thực hiện chức năng của KTĐG, cần thực hiện các yêu cầu
sau trước khi biên soạn đề kiểm tra:
* Xác định rõ mục đích KTĐG:
- Kiểm tra phân loại để đánh giá trình độ xuất phát của người học.
- Kiểm tra thường xuyên
* Xây dựng tiêu chí đánh giá:
- Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kỹ
năng
- Đảm bảo độ tin cậy
- Đảm bảo tính khả thi
- Đảm bảo yêu cầu phân hoá
* Xác định rõ nội dung cụ thể của các kiến thức kĩ năng cần KTĐG,
- Xây dựng ma trận nội dung KT cần kiểm tra: đơn vị bài, cụm đơn
vị bài, cuối học kì,...
10/31/13
5
Tài liệu tập huấn GV