Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề Kiểm tra Học kỳ I_Giáo dục Công dân 6_Chẵn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.79 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Thời gian: 90 phút(không kể giao đề)
Đề chẵn
A. MA TRẬN
Nội dung chủ đề
Các cấp độ tư duy
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN TL
1. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
1
0,5
2. Siêng năng, kiên trì
2
0,75
1
2
3. Tiết kiệm
2
0,75
4. Lễ độ
2
0,75
1
3
5. Tôn trọng kỉ luật
1
0,5
1
1
6. Biết ơn


1
0,25
7 Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp
với thiên nhiên
1
0,5
Tổng số
8
3
3
3
2
4
Tỉ lệ % 30% 30% 40%
B. NỘI DUNG ĐỀ
I. Trắc nghiệm(4 điểm).
1. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất(2 điểm)
1.1 Việc làm nào sau đây thể hiện biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
a. Nhịn ăn sáng để giảm cân. b. Đi ngũ trể và dậy thật sớm.
c. Tập thói quen thức khuya. d. Tập thể dục mỗi ngày
2.2 Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì
a. Chăm chỉ b. Ngại khó c. Cần cù d. Miệt mài
2.3 Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của đức tính tiết kiệm?
a. Giản dị b. Keo kiệt c. Phô trương d. Hà tiện
2.4 Việc làm nào sau đây là biểu hiện của người lễ độ?
a. Luôn cãi lời cha, mẹ. b. Vô lễ với thầy cô.
c. Vâng lời cha, mẹ d. Xúc phạm đến mọi người.
2. Nối một câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ ở cột A với một đức tính ở cột B sao cho phù
hợp(1 điểm)
Cột A(Ca dao, tục ngữ, thành ngữ) Nối A với B Cột B(Đức tính)

1. Mưa dầm thấm lâu 1 -....... a. Tiết kiệm
2. Góp gió thành bão 2 -....... b. Biết ơn
3. Kính thầy, yêu bạn 3 -...... c. Siêng năng, kiên trì
4. Uống nước nhớ nguồn 4 -....... d. Lễ độ
3. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống(…)(1 điểm)
3.1 Tôn trọng kỉ luật là biết(a)…………………… chấp hành những quy định chung của
tập thể, của các tổ chức xã hội ở(b)………………….., mọi lúc.
3.2. (c)…………………bao gồm: không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi núi,
động – thực vật…Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của(d)……………………….
II. Tự luận ( 6 điểm)
Câu 1(2 điểm). Thế nào là siêng năng? Thế nào là kiên trì? Vì sao chúng ta cần phải siêng
năng, kiên trì? Kể 3 việc làm của em chứng tỏ mình là người siêng năng, kiên trì?
Câu 2(3 điểm). Bài tập tình huống “Khoa gọi điện thoại cho Thảo hỏi bài. Mẹ của Thảo
bắt máy, Khoa nói: Cho gặp bạn Thảo!. Mẹ của Thảo trả lời: Thảo không có ở nhà, lát nữa
cháu hãy gọi lại nhé!. Khoa cúp máy.”
a. Em có nhận xét gì về thái độ của các nhân vật trong tình huống trên.
b. Nếu em là nhân vật Khoa trong tình huống trên, em sẽ xử sự như thế nào? Vì sao
Câu 3(1 điểm). Em là một người rất tôn trọng kỉ luật. Vậy em có nhận xét gì về việc chấp
hành luật an toàn giao thông của các bạn học sinh ở huyện Giang Thành hiện nay?
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm(4 điểm).
1. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất(2 điểm). Mỗi đáp án đúng được 0,5
điểm.
Câu 1.1 1.2 1.3 1.4
Đáp án d b a c
2. Nối một câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ ở cột A với
một đức tính ở cột B sao cho phù hợp(1 điểm)
Cột A(Ca dao, tục ngữ, thành ngữ) Nối A với B Cột B(Đức tính)
1. Mưa dầm thấm lâu 1 – c a. Tiết kiệm
2. Góp gió thành bão 2 – a b. Biết ơn

3. Kính thầy, yêu bạn 3 – d c. Siêng năng, kiên trì
4. Uống nước nhớ nguồn 4 – b d. Lễ độ
3. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống(…)(1 điểm)
3.1 (a) tự giác (b) mọi nơi
3.2 (c) Thiên nhiên (d) con người.
II. Tự luận ( 6 điểm)
Câu 1(2 điểm)
- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm
việc thường xuyên, đều đặn.(0,5 điểm)
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.(0,5 điểm).
- Vì s.năng, k.trì sẽ giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống(0,5
điểm)
- HS kể 3 việc(0,5 điểm)
Câu 2(3 điểm).
a. Tùy theo mức độ nhận thức của từng HS(1 điểm)
b. Tùy theo cách xử sự của HS(1,5 điểm). Giải thích(0,5 điểm).
Câu 3(1 điểm). Tùy theo mức độ nhận thức của từng HS

×