Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề Kiểm tra Học kỳ I_Giáo dục Công dân 7_Lẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.19 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
Thời gian: 90 phút(không kể giao đề)
Đề chẵn
A. MA TRẬN
Nội dung chủ đề ( mục tiêu)
Cấp độ của tư duy
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận
dụng
Xác định được thế nào là trung thực, những việc
làm thể hiện tính trung thực
Câu 1TN
(0,5điểm)
Câu 2TN
(0,5điểm)
Xác định được biểu hiện cao nhất của lòng yêu
thương con người
Câu 3TN
(0,5điểm)
Câu 3TL
(3điểm)
Xác định được hành vi nào không phải là biểu hiện
của đạo đức, mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật
Câu 1TL
(1điểm)
Câu 5TN
(0,5điểm)


Xác định thế nào là tôn sư trọng đạo, giải quyết tình
huống
Câu 6TN
(0,5điểm)
Câu 2TL
(2điểm)
Xác định được những câu ca dao – tục ngữ tương ứng
với phẩm chất: trung thực, đạo đức và kỉ luật, tôn sư
trọng đạo, yêu thương con người.
Câu 7TN
(1 điểm)
Nhận biết được để thực hiện kế hoạch hoá gia đình,
mỗi gia đình chỉ có mấy con
Câu 6TN
(0,5điểm)
Tổng số câu 4 4 2
Tổng số điểm 2,5 2,5 5
Tỉ lệ % 25% 25% 50%
B. NỘI DUNG ĐỀ
I. Trắc nghiệm(4 điểm)
1. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất(3 điểm)
1.1 Thế nào là trung thực?
a.Tôn trọng sự thật. b.Sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi.
c.Tôn trọng chân lí, lẽ phải. d.Cả a, b, c.
1.2 Trong những việc làm sau, việc làm nào thể hiện tính trung thực?
a.Tự mình làm bài kiểm tra. b.Nhặt được của rơi không trả lại.
c.Che dấu khuyết điểm. d.Nói dối.
1.3 Biểu hiện cao nhất của lòng yêu thương con người là gì?
a.Tình cảm. b.Lời nói. c.Hành động. d.Thái độ.
1.4 Hành vi nào không phải là biểu hiện của đạo đức?

a.Nhường chỗ cho người già khi đi trên xe. b.Nói chuyện riêng trong giờ học.
c.Quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt. d.Chép bài giùm bạn khi bạn bị bệnh.
1.5 Thế nào là tôn sư trọng đạo?
a.Kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo.
b.Tôn trọng đối với những người làm thầy cô giáo.
c.Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo.
d.Biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo.
1.6 Để thực hiện kế hoạch hoá gia đình, mỗi gia đình chỉ có mấy con ?
a.Một b. Hai c.Ba d.Từ một đến hai con
2) Hãy nối phẩm chất ở cột A với ca dao – tục ngữ ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm)
Cột A: Phẩm chất Nối A - B Cột B: Ca dao – tục ngữ
1.Trung thực 1 - …. a.Mình vì mọi người, mọi người vì mình
2.Đạo đức và kỉ luật 2 - …. b.Không thầy đố mày làm nên
3.Tôn sư trọng đạo 3 - …. c.Ăn trông nồi, ngồi trong hướng
4.Yêu thương con người 4 - …. d.Cây ngay không sợ chết đứng
II. Tự luận(6 điểm):
Câu 1 (1điểm). Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
Câu 2 (2điểm). Tình huống: “Cô Hà cho bài tập Toán về nhà. Mải chơi nên Nam không
làm bài tập”. Em có nhận xét gì về việc làm của Nam? Giải thích vì sao?
Câu 3 (3điểm). Hãy kể một việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ
mọi người.
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm(4 điểm)
1. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất(3 điểm)
Học sinh khoanh tròn chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời đúng nhất được 0,5 điểm, tổng
cộng 3 điểm.
Câu 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6
Đáp án d a c b c d
2) Hãy nối phẩm chất ở cột A với ca dao – tục ngữ ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm)
Học sinh nối đúng mỗi cột được 0,25 điểm, tổng cộng 1 điểm. Cụ thể:

1-d. 2-c. 3-b. 4-a
II. Tự luận(6 điểm):
Câu 1: (2điểm) Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ:
-Người sống có đạo đức là người biết tuân thủ kỉ luật.
-Người chấp hành tốt kỉ luật là người sống có đạo đức.
Câu 2: (2điểm) Yêu cầu học sinh:
- Nhận xét được việc làm của Nam là chưa đúng….
-Giải thích Nam đã không vâng lời cô giáo, thể hiện thái độ không tôn sư trọng đạo…
Câu 3: (3điểm) Yêu cầu học sinh:
-Kể được câu chuyện thể hiện lòng yêu thương con người.
-Rút ra ý nghĩa từ câu chuyện ấy.

×