Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc: nghiên cứu so sánh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.09 MB, 165 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC G IA H À N ỘI
<b>T R Ư Ờ N G Đ Ạ I HỌC K IN H TÉ</b>


<b>NGHIÊN CỨU KHOA HỌC</b>



<b>CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở </b>


<b>VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: NGHIÊN c ứ u </b>



<b>SO SÁNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM </b>



<b>CHO VIỆT NAM</b>


<b>Mã số: QG. 06. 29</b>



<b>ĐẠI H O C Q U Ố C G IA HÀ NQt f </b>
<b>TRUNG TẨM THÕNG TIN THƯ</b>


<i>'Ũ T Ị U Q</i>


<b>Chủ nhiệm đê tài:</b>


PGS. TS Trịnh Thị H oa Mai
<b>Cán bộ phối hợp nghiên cứu:</b>


1. PGS. TS N guyễn H ồng Sơn
2. TS. Phạm A nh Tuấn


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>MỤC LỤC</b>


A. Danh mục các chữ viết tắt


B. Danh mục bảng, đồ thị, hình vẽ
c . Nội dung



1.Phần mở đầu...1


<i>Ị .ỉ. Tính cấp thiết của đ ề tài:... 1</i>


<i>1.2. Tình hình nghiên cứu...2</i>


<i>1.3. Mục tiêu nghiên cứu... 3</i>


<i>1.4. Phương pháp nghiên cứu... 3</i>


<i>1.5. Những đóng góp của đ ề tài...3</i>


<i>1.6. Kết cấu của đ ề tài... 4</i>


2. Nội dung chính
<i>Lời mở đầu... 7</i>


<i>P h ầ n th ứ n h ấ t</i>

<b>CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM... 9</b>



<i>Chương 1</i>
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VỆT NAM TRONG Bối CẢNH HỘI NHẬP... 9


<b>1.1. Vị trí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hệ thống hành chính</b>
<b>nhà nước... ... 9</b>


<b>1.2. Mơ hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ...12</b>



1.2.1. Mơ hình tổ chức bộ máy hiện nay của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam...12


1.2.2. Một số tồn tại và bất cập của mơ hình tổ chức bộ máy của ngân hàng
Nhà n ư ớ c ... <b>1 3</b>
<b>1.3. Thực trạng cải cách hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt N am ...14</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

1.3.2. Điều hành lãi suất...20


1.3.3. Điều hành tỷ giá hối đoái... 22


1.3.4. Quản lý ngoại h ố i... 23


1.3.5. Quản lý và điều hành hệ thống thanh toán...24


1.3.6. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng... 25


<b>1.4. Đánh giá chung về quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngân </b>
<b>hàng Nhà nước Việt Nam ...27</b>


1.4.1. Những kết quả chủ yếu...27


1.4.2.Những bất cập trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... 29


1.4.3. Nguyên nhân của những bất cập...31


<i>Chương 2:</i>
CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI VIỆT N A M ... 34


<b>2.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt N am ... 34</b>



<b>2.2. Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ... 37</b>


2.2.1. Năng lực tài c h ín h ... 37


2.2.2. Tình trạng nợ xấu nghiêm trọ n g ... 38


2.2.3. Lĩnh vực kinh doanh nghèo n à n ... 38


2.2.4. Quản trị tài sản y ế u ... 39


2.2.5. Tính liên kết hợp tác giữa các ngân hàng lỏng lẻ o ...39


2.2.6. Năng lực công nghệ thông tin bất c ậ p ... 40


<b>2.3. Cải cách ngãn hàng thương mại Việt N a m ... 40</b>


2.3.1. Lành mạnh hóa vẳ nâng cao năng lực tài c h ín h ... 40


2.3.2. Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà n ư ớ c ... 42


<b>2.4 Đánh giá c h u n g ... 49</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>3.2. Đặc điểm chung của hệ thống ngân hàng thương mại Trung Quốc ... 56</b>


<i>Chương 4</i>
CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC 63
<b>4.1 Bối cảnh thực h iệ n ... 63</b>


<b>4.2. Tiến trình cải c á c h ...64</b>



4.2.1 Khái quát c h u n g ... 64


4.2.2.. Cải cách ngân hàng nhà nước (PB C )...65


4.2.3. Cải cách ngân hàng thương m ại... 70


<b>4.3. Đánh giá c h u n g ... </b> <b>76</b>


4.3.1. Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng... 76


4.3.2. Năng lực cạnh tranh của N H T M ... 78


4.3.3. Năng lực điều hành chung của PBC và C B R C ... 79


<i>Phần thứ ba</i>
<b>NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ NHỮNG ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP </b> <b>80</b>
<b>CHO VIỆT NAM</b>
<i>Chương 5</i>
SO SÁNH TIÉN TRÌNH CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CỦA 80
VIỆT NAM VÀ TRƯNG QUỐC
<b>5.1 Hai mơ hình hệ thống Ngân h à n g ...80</b>


<b>5.2. Nhũng bất cập chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam và Trung</b>
<b>Quốc... 84</b>


<b>5.3. Lựa chọn chiến lược cải cách Ngân hàng...91</b>


<b>5.4. Cải cách ngân hàng trong quá trình hội n h ậ p ... 97</b>



<b>5.5. Đánh giá so sánh cải cách Ngân hàng Trung Quốc và Việt N a m ...101</b>


5.5.1 -Mức độ tự do hoá lãi suất và cải cách thể chế và luật lệ ngân hàng 101
5.5.2.Chuyển đổi sở hữu trong hệ thống ngân hàng thông qua thành lập các
ngân hàng tư nhân mới và tư nhân hoá ngân hàng quốc d o a n h ... 102


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ngân hàng nước ngoài thành lập mới hoặc mua lại các ngân hàng đã có trong
nước kể cả các ngân hàng quốc d o a n h ... 102


5.5.4.Tỷ lệ phần trăm của nguồn vốn ngân hàng cho khu vực kinh tể tư
nhân vay so với G D P ... 103


5.5.5. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng số nợ...103


<i>Chương 6</i>


MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐAY c ả i c á c h h ệ T H ốN G n g â n h à n g


VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP NGÀY N A Y ... 106
<b>6.1. Một số gọi ỷ chính sách cho cảì cách hệ thống ngân hàng</b>


<b>ỏ’ Việt N a m ... 106</b>
<b>6.2. Một sỗ giải pháp thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong</b>
<b>điều kiện hội nhập kỉnh tẽ quốc t ế ... </b> <b>111</b>


6.2.1. Mục tiêu và định hướng đổi mới Ngân hàng Nhà nước


Việt Nam... 111
6.2.2. Nguyên tắc đổi mới ngành ngân hàng Việt Nam...112
6.2.3. Giải pháp đổi mới Ngân hàng nhà nước Việt N a m ...113


6.2.3.1. Nâng cao tính độc lập, tự chủ về hoạt động của


Ngân hàng Nhà nưóe Việt N am ... 113
6.2.3.2. Cơ cấu lại tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước


Việt N a m ... !... 116
6.2.3.3. Đổi mới cơ chế quản lý và phát triển


nguồn nhân l ự c ... 119
6.2.3.4. Đổi mới cơ chế điều hành CSTT của Ngân hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Ó.2.3.6. Đổi mới mơ hình tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát


ngân hàng... 122


6.2.3.7. Hiện đại hoá công nghệ và hệ thống thanh to á n ...124


<b>6.3. Giải pháp thúc đẩy cải cách ngân hàng thương mại Việt Nam trong</b>
<b>điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế... 125</b>


6.3.1. Nhóm giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
hệ thống NHTM Việt N a m ... 125


6.3.2. Nhóm giải pháp xây dựng và hồn thiện thể c h ế ... 126


6.3.3. Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân l ự c ...129


<b>6.4. Đối vói Ngân hàng chính sách xã h ộ i... 129</b>


KẾT LUẬN... 131



TÀI LIỆU THAM KHẢO... 132


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT</b>



ACM Công ty quản lý tài sản


CBRC ủ y ban điều hành ngân hàng Trung Q uốc
CM E Doanh nghiệp vừa & nhỏ


CPH Cổ phần hóa


CSTT Chính sách tiền tệ


CSTK Chính sách tài khóa


DN Doanh nghiệp


DNN N Doanh nghiệp nhà nước


DTBB Dự trữ bắt buộc


IPO Phát hành chứng khóan lần đầu ra công chúng
K H H TT K ế hoạch hóa tập trung


O M O N ghiệp vụ thị trường m ở


JSCB N gân hàng thương m ại cổ phần T rung Quốc


N H TW N gân hàng trung ương



N H N N V N N gân hàng nhà nước V iệt nam


N HTM N gân hàng thương m ại


N H TM N N Ngân hàng thương mại nhà nước
N H TM Q D N gân hàng thương m ại quốc doanh


NH N gân hàng


NSNN N gân sách nhà nước


FDI Đ ầu tư trực tiếp nước ngoài


SAFE Cơ quan quản lý trao đổi ngoại hối T rung Q uốc


SOCB N gân hàng thương m ại Trung Q uốc


TTCK Thị trường chứng khóan


TCTD Tổ chức tín dụng


TDH Tự do hóa


TSN Tài sản N ợ


TSC r r - i v • Tài sản Có7 <i>ỵ</i>


T ĨN H Thanh tra ngân hàng



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>DANH MỤC BẢNG, Đ ổ THỊ, HÌNH VẼ</b>



Bảng 1.1: Diễn biến các chỉ số tiền tệ 1996-2007... 21


Bảng 2.2. N ợ xấu của các N H TM V N đến năm 2 0 0 0 ...32


Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống N H TM V N ...35


Bảng 3.1. Tăng trưởng vốn điều lệ và tín dụng
của 4 N H T M Q D V iệt N a m ... 81


Bảng 3.2. Đ ánh giá và kiến nghị của kiểm tóan quốc t ế ... 88


Bảng 3.3. Các bước m ở cửa dịch vụ ngân h à n g ... 92


Bảng 3.4. lộ trình m ở cửa ngành NH
trong H iệp định thương mại với H oa K ì... 94


Đổ thị 1. Cấu trúc hệ thống ngân hàng Trung Q u ố c ...50


Đồ thị 2. M ức độ tập trung của hệ thống ngân hàng T Q ... 51


Đồ thị 3. Cơ cấu TSN, TSC của các NH Trung Q u ố c ... 52


Đồ thị 4. Các chỉ tiêu về vốn hóa của các N H T Q ... 54


Đổ thị 5. Các chỉ tiêu về lợi nhuân của các N H T Q ... 55


Đồ thị 6.Q uá trìnhT D H lãi suất ở Trung Q u ố c ... 63



Đồ thị 7. Tinh trạng nợ xấu của N H T M N N Trung Q u ố c ...70


Đồ thị 8. Tỉ lệ nợ xấu của cac'N H T M Trung q u ố c ...71


Hình 1. So sánh cải tổ hệ thống ngân hàng
của V iệt N am và T rung Q u ố c ... 98


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN

<b>c ứ u </b>

CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI


<i><b>Kết quả ứng dụng của đề tài</b></i>


Những kết quả phân tích so sách có thể dùng tham khảo trong quá trình
cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
<i>hiện nay. Đề tài Cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc - </i>


<i>Nghiên cứu so sánh và bài học cho Việt Nam có giá trị lý luận và thực tiễn tốt. </i>


Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo trong việc giảng dạy các
chuyên đề, gợi ý lựa chọn đề tài NCKH, Khoá luận, luận văn cho sinh viên, học
viên cao học ngành Tài chính - Ngân hàng.


<i><b>Kết quả đào tạo của đề tài:</b></i>


<i>- Số cử nhân, thạc sĩ, được đào tạo trong khuôn khổ của đề tài: 3</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>1. PH ÂN M Ở ĐẦU</b>


<i>1.1. Tính cấp thiết của đ ể tài:</i>


- Cải cách hệ thống ngân hàng ở V iệt Nam đã được triển khai từ 1990,


tính từ khi hoạt động ngân hàngV iệt N am chuyển sang hệ thống ngân hàng
hai cấp. Tiến trình cải cách trong thời gian qua đã m ang lại nhiều bài học
quý báu. Để có nhũng giải pháp hợp lý cho những bước đi liếp theo của tiến
trình cải cách, cần thiết phải đánh giá m ột cách nghiêm túc, khách quan
những m ặt đã đạt được và và chưa được của giai đoạn này.


- Sự cẩn thiết của việc nghiên cứu cải cách hệ thống ngân hàng V iệt Nam
còn xuất phát từ thực trạng hiện có của hệ thống N H V N . Tiến trình cải cách
ngân hàng thời gian qua tuy đã đạt được nhiều thành tựu, song về cơ bản còn
rất nhiều vấn đề bất cập trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam .
Nhìn chung hệ thống N H V N vẫn còn nhiều yếu kém về vốn, năng lực điều
hành, độ an toàn trong hoạt động, sự minh bạch trong hoạt động, đội ngũ,
những thể ch ế cơ c h ế tác động... Những bất cập thể hiện cả trong hoạt động
của N H N N và của các ngân hàng thương mại, yếu kém m ang tính hệ thống
chính là những thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng V iệt N am trước
thềm hội nhập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>1.2. Tình hình nghiên cứu</b></i>


Đã có những cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Song, đó là nhũng bài
nghiên cứu riêng lẻ của các nhà nghiên cứu V iệt N am và Trung quốc, được
đãng trên các tạp chí chuyên ngành ở V iệt nam và Trung Quốc. M ột số tài
liệu minh hoạ:


A /N ghiên cứu cải cách ngân hàng ở V iệt Nam:


1. N guyễn Tiến Huy. Cơ cấu lại N H TM nâng cao năng lực cạnh tranh
trước xu th ế hội nhập.Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ. Tháng 9/2002


2. N guyễn Thu Thuỷ. Hệ thống NHTM V iệt Nam -T h ự c trạng và giải


pháp. Tạp chí N CK T số 290 năm 2002.


3. Hữu Thái. Một số ý kiến về cải tổ hệ thống ngân hàng Việt
N am .Tạp chí N gân hàng số 3 năm 2002


4. K aziM atin, Phạm M inh Đức. Cải cách hệ thống ngân hàng V iệt
N am -Thách íhức và giải pháp.Tạp chí NCK H số 270 năm 2000.


5. G ia nhập W TO và cải cách ngân hàng ở V iệt N am . Báo cáo của
N gân hàng nhà nước. 2002


6. N gân hàng nhà nước V iệt Nam . Báo cáo hoạt động các năm từ
1995-2003.


B/Nghiên cứu cải cách ngân hàng ở Trung Q uốc:


1. Hải Bình. Trung QÚỐC -Cải cách ngân hàng và thị trường chứng
khoán nhằm nỗ lực tăng trưởng kinh tế. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tộ
tháng 6/2003.


2. Đ ào M inh Phúc, c ả i tổ hoạt động ngân hàng ở T rung Q uốc.T ạp chí
Kinh tế Châu á-TBD Tháng 6/2002


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

4. Jam es R. Barth, Rob Koepp, Zhongfei Zhou (.2004), Banking
R eform in China: Catalyzing the N atio n ’s Financial Future, Social Science
R esearch N etw ork.


5. Li Zi (2004), Banks in China L acking M oney, Bejing Review 2004.
Có thể nhận thấy rằng, cho đến nay vẫn chưa có những cơng trình
nghiên cứu m ang lính hệ Ihống, nghiên cứu trong sự so sánh quá n in h cải


cách ngân hàng của V iệt Nam và Trung Q uốc, nhằm tìm tới những bài học
thực sự có ý nghĩa cho chặng đường cải cách tiếp iheo của V iệt Nam.


<i>1.3. M ục tiêu nghiên cứu</i>


Nghiên cứu đánh giá m ột cách hệ thống, toàn diện, khách quan về tiến
trình cải cách hệ thống ngân hàng ở V iệt N am và Trung Q uốc, từ đó rút ra
những bài học Ihiết Ihực cả về lý luận và thực tiễn điều hành, nhằm thúc đẩy
tiến trình cải cách tiếp theo có chiều sâu hơn, hiệu quả hơn, thực sự m ang lại
sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng V iệt N am , đáp
ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế hiện nay


<i>1.4. Phương p h á p nghiên cứu:</i>


- Phân tích, tổng hợp tình hình


- Sử dụng bằng chứng nghiên cún thực nghiệm
- Dự báo và so sánh


- N ghiên cún lịch sử


<i>1.5. N hững đóng góp của đ ề tài</i>
<i>- Sản p h ẩ m khoa học:</i>


*Những đóng góp của đề tài:


- Đ ánh giá hệ thống, tồn diện tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng
của Việt N am và Trung Quốc


- Phân tích so sánh, đề xuất những bài học kinh nghiệm về cải cách


ngân hàng cho V iệt N am


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>K hả năng ứng dụng thực tiễn:</i>


N hững kết quả phân tích so sánh có thể dùng tham khảo trong quá
trình cải cách hệ thông ngân hàng V iệt N am trong bối cảnh hội nhập kinh tế
hiện nay


<i>Sẩn phẩm đào tạo:</i>


<i>- Số cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo trong khuôn khổ của đề tài: 2</i>


- Bổ sung cho các bài giảng kinh tế chính trị, thị trường tài chính, tiền
tệ-ngân hàng, kinh tế đối ngoại...


<i>1.6. K ết cấu của đ ề tài</i>


Cơng trình gồm 131 trang, sử dụng 60 tài liệu tham khảo, được bố cục thành
3 phần:


<b>Phần thứ nhất: Cải cách hệ thống ngàn hàng V iệt N am</b>


Phần này nghiên cứu m ột cách tòan diện, hệ thống tiến trình cải cách
hệ thống ngân hàng ở V iệt N am bao gồm quá trình đổi mới tổ chức hoạt
động của N H N N V N và tiến trình cải cách các N H TM .


Phần này gồm 2 chương:


Chương 1 Đ ổi mới tổ chức hoạt động của N H N N V N trong bối cảnh
hội nhập



Chương 2 c ả i cách ngân hàng thương m ại V iệt N am


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

quản lý của PBC và CBRC. Những Ihành cơng và nhũng điều cịn bất cập của
Trung Q uốc trên các m ặt này thực sự là những bài học bổ ích cho V iệt Nam.
<b>Phần thứ ba: N ghiên cứu so sách và nhũng đề xuất giải pháp cho Việt </b>
<b>Nam.</b>


Phần này gồm 2 chương:


Chương 6: So sánh tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng của V iệl Nam và
Trung Quốc.


Trên cơ sở nghiên cứu thực tế có được từ phần 1 và phần 2, chương này tập
trung nghiên cứu đối chiếu so sánh tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng
của Việt Nam và Trung Quốc.


Những vấn đề ược xem xét trong sự so sánh ở đây gồm:
- M ơ hình hệ thống ngân hàng


- Những bất cập chung mà tiến trình cải cách hệ thống N H đều gặp
phải ở cả 2 quốc gia


- Đ ánh giá về lựa chọn chiến lược cải cách hệ thống ngân hàng của
VN và TQ. Chiến lược cải cách đóng vai trò quan trọng cho sự thành công
của cải cách.


- Tác động của bối cảnh hội nhập đến tiến trình cải cách ở cả 2 quốc


- So sánh kết quả cải cách hệ thống ngân hàng trên 1 số tiêu chí m ang


tính định ượng: M ức độ tự dổ hóa lãi suất, cải cách thể chế, M ức độ chuyển
đổi sở hữu trong ngành ngân hàng, M ức độ m ở cửa cạnh tranh với bên ngoài,
Thay đổi quan hệ của ngân hàng với khu vực kinh tế tư nhân, mức độ cải
thiện tính trạng nợ xấu..


Chương 7: M ột số giải pháp thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng trong bối
cảnh hội nhập của V iệt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tê ngày càng sâu rộng
hiện nay.


Các giải pháp đề xuất ở đây cho cả N H N N và cho các N HTM .


Đối với N H N N , các giải pháp nhấn m ạnh đến vấn đề nâng cao tính độc lập
tự chủ trong hoạt động, vấn đề cơ cấu tổ chức bộ m áy, đổi mới cơ chế quản
lý, nâng cao năng lực đội ngũ, đổi mới cơ chế điều hành CSTT, tăng cường
phối hợp CSTT và CSTK trong điều hành...của N HN N.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>LỜI MỞ Đ Ẩ lT</b>


Trong 20 năm đổi mới, cùng với nền kinh tế của đất nước, ngành Ngân hàng
Việt Nam đã có những chuyển đổi quan trọng, từ hệ thống ngân hàng mộl cấp sang
hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ihực hiện chức nãng
quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng và là Ngân hàng Trung ương của các ngân
hàng. Ngân hàng thương mại (NHTM) trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và
dịch vụ ngân hàng với sự có mặt của hàng chục ngân hàng quốc doanh, cổ phần,
liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hệ thống ngân hàng Việt Nam
ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới toàn
diện của đất nước.



Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi
ngày càng cao của yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững, thúc đẩy
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá (CNH, HĐH), cũng như những ihách thức to lớn của
q trình tự do hố tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã
chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Những tồn tại cần được khắc
phục trong tiến trình đổi mới căn bản hệ thống ngân hàng là rất lớn: Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam với mơ hình tổ chức nặng về quản lý hành chính đã cản trở
việc phát triển và điều hành các công cụ hiện đại của chính sách tiền tệ và thị
trường tiền tệ. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần đổi mới hệ thống thanh
tra giám sát hoạt động ngân hàng; phát huy vai trò độc lập tương đối của chính
sách tiền tệ và tơn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng
thương mại.Trong khi đó, hệ thống các NHTM với tiềm lực tài chính yếu kém,
chất lượng tín dụng thấp, trình' độ quản lý và công nghệ ngân hàng lạc hậu, dịch vụ
ngân hàng nghèo nàn, chất lượng nguồn nhân lực chưa ngang tầm với các ngân
hàng khu vực và thế giới. Do vậy, cần cải cách toàn diện hệ thống ngân hàng thông
qua hệ thống giải pháp đồng bộ, hợp lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh
tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17></div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i>P h á n tlìứ n h ấ t </i>


<b>CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM</b>



<i>Chương 1</i>


ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM TRONG BỒÌ CẢNH HỘI NHẬP


<b>1.1. Vị trí của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong hệ thống hàng chính nhà nước</b>
Trong mọi thời kỳ phát triển, dù cho phạm vi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ,
thậm chí ngay cả khung pháp lý của NHNN có những thay đổi nhất định, song


NHNN luôn là cơ quan của Chính phủ Việt Nam và làm nhiệm vụ của NHTW. Theo
<i>Luật NHNN (1997), NHNN được xác định "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ </i>


<i>quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộnq hoà xã hội chủ nghĩa </i>
<i>Việt Nam". Theo Luật Tổ chức Chính phủ và Nghị định của Chính phủ số </i>


86/2002/NĐ-CP, NHNN là cơ quan ngang bộ. NHNN là một pháp nhân, có vốn pháp
định thuộc sở hữu nhà nước. Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền,
góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD, thúc đẩy phát
triển KT-XH. NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tộ và hoạt động
ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD và ngân hàng làm
dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. NHNN có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau:


<i>Trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước:</i>


a. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà


nước; '


b. Xây dựng dự án chính sách tiền tộ (CSTT) quốc gia để Chính phủ xem
xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến
lược phát triển hệ thống ngân hàng và các TCTD Việt Nam;


c. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tộ và hoạt
động ngân hàng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động
ngân hàng;


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhát, sáp nhập
các TCTD theo quy định của pháp luật;



e. Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm sốt tín dụng; xử lý các vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của
pháp luật;


f. Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định
cỉia Chính phủ;


g. Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế;
h. Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng;


i. Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tộ và hoạt động ngân hàng Iheo
quy định của pháp luật;


j. Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại tổ chức tiền tệ và
ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ
quyền;


k. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng
khoa học và công nghệ ngân hàng.


<i>Trong việc thực hiện chức năng N H TW :</i>


a. Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát
hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;


b. Thực hiện tái cấp vốn;


c. Điều hành tiền tộ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (OMO);
d. Kiểm soát dự trữ quốc tế; quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;



e. Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán,
quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;


f. Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước;
g. Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin khác.


Do NHNN là một bộ phận (cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực) trong hệ
thống cơ quan hành chính của Nhà nước, vì vậy NHNN có một số đặc điểm chung
như các Bộ, cơ quan ngang Bộ trên các phương diện sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

đốc NHNN có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của lliành viên Chính phu. Đổng
thời, Thống đốc NHNN có trách nhiệm báo cáo và giải trình trước Chính phủ về
việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình; hoặc theo sự uỷ quyền của
Chính phủ báo cáo và giải trình trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.


NHNN có trách nhiệm tham gia vào quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.


Chính sách quản lý lao động của NHNN thực hiện theo qui định chune của
Chính phủ, đặc biệt là việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt
của NHNN. Cán bộ làm việc trong NHNN là cơng chức, có quyền và nghĩa vụ theo
qui định của Pháp lệnh Công chức và qui định của Chính phủ.


Cơ chế tài chính, lương và chính sách đãi ngộ cán bộ của NHNN do Chính
phủ qui định.


Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN. Việc thay đổi cơ cấu
tổ chức bộ máy của NHNN phải được Chính phủ chấp thuận.



NHNN là đại diện chủ sở hữu tại các NHTM Nhà nước.


NHNN chịu sự giám sát của Quốc hội (Kiểm toán Nhà nước) và cơ quan
chức năng của Chính phủ (Thanh tra Chính phủ).


NHNN chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ
cơng; khơng có chức năng kinh doanh và hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận.


Với vị thế trên, NHNN chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự giám
sát của Quốc hội về việc thực hiện CSTT. Thống đốc NHNN là thành viên Chính
phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội về lĩnh vực tiền tệ
và hoạt động ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

lý trên lĩnh vực tiền tệ, hoại động ngân hàng và CSTT có cơ sớ đê định hình riêng
biệl và trở thành công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước nhầm mục ticu bao
<i>irùm ổn định và phớt triển kinh tế. Việc xác định địa vị pháp lý của NHNN như </i>
trên là phù hợp với nền tảng kinh tế - chính trị - xã hội hiện nay của Việt Nam
nhằm bảo đảm sự thống nhất về quản lý thực hiện các nhiệm vụ chính trị. kinh tẽ -
xã hội của Nhà nước và bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đẽn
cơ sở.


1.2. Mỏ hình tổ chức bộ m áy của ngân hàng nhà nước Việt Nam


<i>1.2.1. Mơ hình tổ chức bộ máy hiện nay của Ngân hàng N hà nước Việt Nam</i>


Theo Nghị định số 52/2002/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ, NHNN
được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung ương tới địa phương và bao gồm:


- 17 Vụ, Cục giúp Thống đốc NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước
và chức năng NHTW:



- 64 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.


- Các Ban Quản lý do Thống đốc NHNN thành lập để triển khai một số
nhiệm vụ cụ thể: Ban Quản lý các dự án quốc tế, Ban Thanh toán, Ban Quản lý
Đầu tư.


- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.


- Các đơn vị sự nghiệp: Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, Học viện
Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Thơng
tin tín dụng.


Thống đốc NHNN là đại diện pháp nhân NHNN và chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách, v ề cơ bản, mơ hình tổ
chức của NHNN là mơ hình tổ chức của các cơ quan Bộ, được trải trên một phạm
vi địa lý rộng và tương đối cồng kềnh. Hiện nay, giúp việc Thống đốc có 6 Phó
Thống đốc. Mỗi Phó Thống đốc được phân công phụ trách một mảng công việc,
bao gồm một hoặc một số đơn vị có liên quan của NHNN.


Mảng cơng việc liên quan đến nghiên cứu chiến lược, xây dựng và điều hành
CSTT, ngoại hối có các đơn vị: Vụ Chính sách Tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ
Tín dụng, Sở Giao dịch, Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Ngân hàng, Vụ Các ngân hàng, Vụ Quản lý các TCTD hợp tác và Vụ Tổng Kiểm
sối.


Mảng cơng việc liên quan đến hoạt động thanh tóan có các đơn vị: Vụ Kế
tốn - Tài chính, Ban Thanh tốn và Cục Cơng nghệ tin học ngân hàng.



Mảng công việc liên quan đến hoạt động đối ngoại: Vụ Hợp tác quốc tế.
Mảng công việc liên quan đến hành chính, hậu cần và hoạt động hỗ trợ: Văn
phòng NHNN, Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Vụ Pháp chế, Cục Phát hành - kho
quỹ, Cục Quản trị và Trung tâm Tin học Ngân hàng.


Các chi nhánh NHNN được lập lên theo địa giới hành chính (tỉnh, thành phổ
trực thuộc trung ương) với chức năng, nhiệm vụ đổng nhất, không phụ thuộc yêu
cầu quản lý tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn.


<i>1.2.2. M ột sô tồn tại và bất cập của mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng </i>
<i>Nhà nước</i>


<i>- Vị th ế tương đối trong hệ thống bộ máy tổ chức Nhà nước: Với vị thế hiện nay </i>


của NHNN ràng buộc bởi tính đặc thù hệ thống hành chính và khn khổ pháp lý
cho hoạt động của NHNN, vì vậy, tính độc lập của NHNN chưa thể hiện được sự
độc lập về tài chính, nhân ỉực và hoạt động/điều hành, chịu sự can thiệp toàn diện
của Chính phủ.


<i>- Vê chức năng, nhiệm vụ: Sự phân định không rõ ràng giữa chức năng NHTW và </i>
chức năng quản lý nhà nước mà được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ như được quy
định tại Luật NHNN dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa các chức năng khi triển
khai thực hiện. Trên thực tế, chức năng quản lý nhà nước được nhấn mạnh quá mức
làm hạn chế hiệu quả thực thi các nhiệm vụ theo chức năng. Hoạt động của NHNN
và CSTT chịu nhiều sự can thiệp của các cơ quan trong hộ thống hành chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i>- Vê cấu trúc 10 chức bộ máy của NHNN:</i>


+ Số lượng chi nhánh quá nhiều (64 chi nhánh, chiếm tói 709í lực lượng, lao
động của toàn bộ hệ thống NHNN) và được phân bô' chủ yếu theo địa giới hành chính


(cấp tỉnh, thành phố) mà không phụ thuộc vào yêu cầu quản lý tiền tệ và hoạt động
ngân hàng ở từng địa phương. Cấu trúc hiện tại của NHNN rất khó cho việc phối họp
xử lý công việc và ứng dụng các công nghệ ngân hàng tiên tiến.


+ Cơ cấu tổ chức của NHNN ở Trung ương khá cồng kềnh, nhiều đầu mối
quản lý dẫn đến nhiều đơn vị làm cùng một số công việc có tính chãt giống
nhau hoặc có quan hệ chật chẽ với nhau tạo ra sự chổng chéo về chức nãng, nhiệm
vụ. Điều đáng quan tâm nhất đó là hậu quả của sự chia cắt như trên dẫn đẽn sự
không gắn kết giữa chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất; giữa điều hành thị
trường nội tệ và điều hành Ihị trường ngoại tệ; giữa điều hành công cụ CSTT và
kiểm soát các chỉ tiêu tiền tệ.


+Thiếu những đơn vị quan trọng, hoạt động một cách chuyên nghiệp để hỗ trợ
triển khai hoạt động của NHNN theo nguyên tắc thị trường và hiện đại hoá như: Thống
kê, phân tích, dự báo; cơ quan nghiên cứu, hoạch định chiến lược; phát triển hệ thống
thanh toán và thị trường tiền tộ. NHNN chưa có cơ sở đào tạo để tiến hành các hoạt
động đào tạo, bổi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, cổng chức của NHNN.


<b>1.3. Thực trạng cải cách hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam </b>


<i>ỉ . 3.1. Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ</i>


<i>Theo Luật NHNN (năm 1997), mục tiêu của CSTT là nhằm Ổn định giá trị </i>


<i>đồng tiền, kiềm c h ế lạm phất, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm quốc </i>
<i>phỏng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Như vậy, mục tiêu của CSTT </i>


cửa NHNN là rất rộng, bao gồm các mục tiêu định lượng và phi định lượng, thậm
chí cả mục tiêu phi kinh tế và trong ngắn hạn hầu hết các mục tiêu khác đều xung
đột với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát.



<i>Điểu hành c s r i ' th ể hiện qua các thời kỳ sau:</i>


<i>- </i> <i>Thời kỳ 1997-Ì998'. NHNN theo đuổi CSTT hạn chế nới lỏng hơn để ổn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

cuộc khủng hoảne tài chính, tiền tệ Châu Á.


- <i>Tìùri kỳ 1999-2005: Năm 1999. nền kinh lê bắt đầu rơi vào lình trạnc suy </i>


ihoái, nên những tháng đầu năm NHNN định hướng thực hiện CSTT thắt chặt để
kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, từ tháng 6/1999, sau 3 tháng giảm phát liên tục ò'
mức - 0,7%, NHNN chuyển sang điều hành CSTT nới lỏng thận trọng nhằm hỗ trợ
cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giảm phát. Năm 2000, MB và M2 tăng lần lượt
]à 25,1% và 38,97%, nhị' đó nền kinh tế có bước khởi sắc, đạt tốc độ lăng trưởng
GDP 6,79%, nhưng nền kinh tế tiếp tục rơi vào trạng thái thiểu phát. Trong giai đoạn
này, NHNN đề ra quan điểm điều hành CSTT nới lỏng, thận trọng để đảm bảo mục
tiêu ổn định giá trị đổng tiền, kiểm soát lạm phát, đổng thời góp phần tăng trưởng
kinh tế thơng qua kích cầu nền kinh tế. Trong các năm này tăng trưởng tín dụng của
hệ thống ngân hàng đạt mức khá cao, bình quân trên 25%. Cả năm 2004. chỉ số CPI
tăng 9,5%, gần gấp đôi so với mục tiêu đề ra đầu năm, CSTT vẫn phải bảo đảm đáp
ứng nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng để bảo đảm góp phần thực hiện
mục tiêu tăng Irưởng kinh tế 7,5-8%. Thực tế, tăng Irưởng tín dụng của hệ thống
ngân hàng trong bối cảnh lạm phát cao năm 2004 vẫn tăng cao (27%), gần tương
đương với mức năm 2003. Năm 2005, NHNN đã cung ứng khối lượng tiền lớn để
mua ngoại tệ cho dự trữ ngoại tộ của Nhà nước (tăng trên 50% so năm 2004), đồng
thời ổn định tỷ giá (chỉ tăng 0,86% so năm 2004), cung, cầu ngoại tộ trên thị trường
ngoại hối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

luồng vốn nước ngoài vào nền kinh tế. Có thể nói đây là íiiai đoạn CSTTnới lỏriỉi
được ihực thi nhằm theo đuổi mục tiêu tăng Irưởng cao.



Năm 2007 là năm đánh dấu sự đảo chiều trong điều hành CSTT. Ti lệ lạm
<i>phát cao 12,67% của năm và mức độ tăng chỉ số giá cả 3% trong 3 tháng đầu năm </i>
2008 là những thách thức lớn của nền kinh tế đối với năng lực điều hành CSTT của
NHNN. Các biên pháp thắt chặt tiền tệ liên tiếp đưa ra cùng với việc xác định lại vị
trí ưu tiên giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng, theo đó mục ticu lạm
phát được đặt lên hàng đầu cùng với sự điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng cho phù
hợp. Các công cụ của CSTT trong khỏang thời gian này là tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
từ 10%/năm lên 11%/ năm từ tháng 1 năm 2008. Yêu cầu các NHTM mua tín phiếu
bắt buộc trị giá 20.300 tỉ đến ngày 17/3/2008, tãng lãi suất cơ bản, chiết khâu, tái
cấp vốn, hạn chế cho vay chứng khóan với các Chỉ thị 03 rồi Quyết định 03 V .V ..


Những biện pháp quyết liệt đã tác động đến nền kinh té, mặc dù kéo theo những cái
giá phải trả.


<i>Các cơng cụ chính sách tiền tệ </i>


Hiện nay, NHNN sử dụng các công cụ CSTT chủ yếu là DTBB, tái cấp vốn (cho
vay cầm cố và chiết khấu), thị trường mở, ngoài ra NHNN sử dụng các hợp đồng
hoán đổi ngoại tệ như công cụ hỗ trợ để điều hành các khối tiền, lãi suất và tỷ giá
theo tín hiệu thị trường. Nguyên tắc điều hành CSTT của NHNN là dựa trên cơ sở thị
trường và phương pháp điều hành CSTT dựa trên cơ sở điều tiết khối lượng tiền cung
ứng.


<i>Dự trữ bắt buộc</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i>Hạn ché của công cụ D TBB:</i>


- DTBB tiếp tục được NHNN sử dụng như công cụ chù đạo điều hành CSTT
thể hiộn năng lực điều hành CSTT dựa trên cơ sở thị trường của NHNN cịn nhiều


yếu kém và khơng phù hợp với yêu cầu mở cửa thị trường và tự do hố tài chính.
Tăng cường sử dụng DTBB có thể tạo ra những tác dụns tiêu cực, đặc biệi là làm
tăng chi phí của TCTD, sau đó là lãi suất và tỷ giá trên thị trường.


- Qui định DTBB hiện nay chưa bao trùm toàn bộ khối lượng tiền trong nền kinh
tế nên hạn chế khả năng kiểm soát cung tiền của NHNN qua công cụ này.


- Tỷ lệ DTBB còn kém linh hoạt và chưa phù hợp với diễn biến thị trường.
- Việc trả lãi cho số tiền DTBB bằng VND phải duy trì trong kỳ làm tăng chi
phí điều hành CSTT và làm giảm hiệu quả của công cụ DTBB.


- Cơ cấu tỷ lệ DTBB nhiều loại khác nhau và tỷ lệ DTBB phân biệt giữa các
loại hình TCTD là khơng hợp lý và khiến cho NHNN khó dự báo chính xác tác động
của DTBB đối với các chỉ tiêu tiền cung ứng. Mặt khác, việc áp dụng tỷ lệ DTBB phân
biệt tạo ra sự phân biệt đối xử và cạnh tranh không bình đẳng giữa các TCTD.


<i>Tái cấp vốn</i>


Theo quy định tại Luật NHNN, tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm
bảo của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn cho hệ thống ngân hàng và phương
tiện thanh toán cho nền kinh tế dưới ba hình thức:


(1) Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;


(2) Chiết khấu/tái chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn;


(3) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cơ giấy tờ có giá ngắn hạn.


Công cụ tái cấp vốn đượt điều hành thông qua lãi suất tái cấp vốn, hạn mức tái
cấp vốn chung và cụ thể đối với từng ngân hàng. Hình thức cho vay tái cấp vốn hiện


nay, chủ yếu là cầm cố giấy tờ có giá, hình thức cầm cố bằng hồ sơ tín dụng đã khơng
cịn thực hiện, đây là một đổi mới trong nghiệp vụ tái cấp vốn.


<i>M ột so tồn tại, hạn c h ế của công cụ tái cấp vốn:</i>


- Nghiệp vụ tái cấp vốn được sử dụng để điều hành CSTT từ năm 1994 theo Quyết
định 285/QĐ-NH14. Đến nay, qui định về kỹ thuật nghiệp vụ của nghiệp vụ này có thay
đổi cho phù hợp vói qui định của Luật NHNN như hình thành thêm nghiệp vụ tái chiết
khấu, nhưng vai trò điều tiết tiền tệ của cơng cụ này khơng có sự thay đổi đáng kể do khối


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

lượng giao dịch nhỏ;


- Cho vay iheo đối tượng chỉ định đã giảm nhiều kể từ khi thực hiện Luật
NHNN, song khối lượng còn lớn và thời hạn cho vay còn quá dài.


- Lãi suất tái cấp vốn ít có tác dụng đối với lãi suất thị trường tiền tệ do lãi
suất này không được điều hành theo các nguyên tắc thị trường, khối lượng tái cấp
vốn luôn được xác định trước và nhằm mục đích bổ sung vốn khả dụng cho các
NHTMNN thực hiện các chương trình, dự án theo chỉ đạo của Chính phủ với mức
lãi suất phổ biến thấp hơn lãi suất thị trường, nguồn tái cấp vốn của NHNN còn
được sử dụng để xố nợ và hỗ trợ khó khăn cho các NHTM, chủ yếu là NHTMNN.


- Cho vay tái cấp vốn hiện nay chưa đem lại hiệu quả cao trong điều hành cơ số
tiền tệ và lãi suất, chưa khuyến khích các NHTM nâng cao hiệu quả quản lý vốn khả
dụng và thúc đẩy cạnh tranh. Công cụ tái cấp vốn chưa thực hiện được đúng vai trị là
cơng cụ cấp tín dụng ngắn hạn (kể cả hình thức cho vay qua đêm) của NHNN cho các
ngân hàng và chưa có sự phân biệt rõ giữa các hình thức tái cấp vốn nhất là về thời
hạn vay vốn, cũng như về các điều kiện tiếp cận.


<i>Nghiệp vụ thị trường mỏ (OMO)</i>



OMO là một công cụ gián tiếp của CSTT được NHNN đưa vào sử dụng từ
tháng 7/2000, đánh dấu bước chuyển biến căn bản tạo nền tảng để NHNN chuyển
điều hành từ công cụ tiền tệ trực tiếp sang công cụ tiền tệ gián tiếp nhằm điều tiết vốn
khả dụng và lãi suất thị trường có hiệu quả hơn. Từ 7/2000 đến nay, nghiệp vụ thị
trường mở khơng ngừng được hồn thiện.


<i>Một s ố hạn chế, tồn tại của OMO:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

q nhỏ). Nhìn chung, qui mơ hoại động OMO nhỏ, hiệu quả cịn hạn chê.


<i>Một sơ' tồn lại tron (Ị cơ c h ế điều hành CSTT của N H N N hiện nay:</i>


<i>Tlìứ nhất, NHNN chưa có được một khn khổ điều hành CSTT rõ ràng và ổn định </i>


với các mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng của CSTT rõ ràng.
Mặc dù, khơng có những tun bố chính thức về các mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt
động của NHNN, tuy nhiên tổng phưong tiện thanh toán (M2) và tăng trưởng tín dụns
dường như được xem như mục tiêu trung gian; các chỉ tiêu lượng tiền cơ bản (MB) hay vôn
khả dụng của hệ thống ngân hàng là mục tiêu điều hành. Chính vì thế việc sử dụng các
cõng cụ khi có nhũng biến động mạnh trong nền kinh tế tỏ ra bị động, mang tính đối phó
và hiệu quả tác động bị hạn chế. Điều hành CSTT giai đoạn cuối 2007 đầu 2008 cho tháy
rõ điều đó.


<i>Thứ hai, NHNN chưa xác lập được cơ chế truyền tải tác động của các công cụ </i>


CSTT đến các mục tiêu CSTT một cách ổn định và rõ ràng. Nói cách khác, khuôn khổ
CSTT chưa được xác lập rõ ràng để có thể định hướng thị trường tiền tệ thay vì chỉ phản
ứng thụ động với những diễn biến thị trường. Hàng năm, NHNN phấn đấu kiểm soát lạm
phát ở mức cụ thể được Quốc hội phê chuẩn, nhưng trên thực tê' thường không đạt được


mức lạm phát đó, như năm 1998 đật mức kiểm sốt lạm phát là 7%, nhưng thực tế là 9,2%;
năm 1999 đặt mục tiêu lạm phát 6-8%, nhung lạm phát thực tê' là 0,1%; và năm 2004 lạm
phát mục tiêu đặt ra là dưới 5% nhưng thực hiện là 9,5%. Đặc biệt tình hình lạm phát năm
2008 cho thấy khả năng kiểm soát lạm phát của CSTT cịn hết sức hạn chế. Bên canh đó,
sự yếu kém của thị trường tiền tộ đã góp phần làm cho việc kiểm soát cung tiền và điều tiết
lãi suất thị trường của NHNN cũng bị hạn chế rất nhiều.


<i>Thứ ba, trong điều hành CSTT cịn chưa tính tới các tác động kỳ vọng và độ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i>Thứ nr, việc phân tích và dự báo cung - cầu liền lệ còn đon gian, chưa xem xcl đẩy </i>


đủ tác động của các khu vực khác như CSTK, chính sách về ihuế, thu nhập, thiroim mại.
giá cả, diễn biến kinh tế - tài chính quốc tế lác động đến những Ihay đổi về cung cầu vốn
trên thị trường, trên cơ sở đó quyết định bơm ra hay rút tiền về. Phương pháp dự báo tiền tệ
còn đơn giản, chưa úng dụng mơ hình kinh tế lưọng và xây dimg lạm phát cơ bản. Hệ
thống thống kê tiền tệ chưa thống kê đầy đủ các luồng tiền lộ trong nền kinh tế, việc quản
]ý và khai thác các thổnc tin về tiền tộ. hoạt động ngân hàng từ các khu \ạrc khác còn hạn
chế. Thực tế hiện nay NHNN chưa có những phân tích lượng hố cụ thể mức độ tác động
của sự thay đổi cung tiền đến mục tiêu của CSTT, tín dụng, lãi suất, tỷ giá. Tinh trang lạm
phát ngồi dự kiến năm 2007 và cịn có nguy cơ cao trong 2008 có nguyên nhân từ khâu
dự báo kếm . Điều này thể hiện tính chuyên nghiệp trong điều hành CSTT của NHNNVN
còn yếu.


<i>1.3.2. Điều hành lãi suất</i>


Quá trình tự do hố lãi suất VND được diễn ra theo ưình lự 4 bước như sau:


<i>- Bước thú nhất (bắt đầu tù tháng 6/1992-12/1995): NHNN thực hiện bước </i>
chuyển đổi căn bản từ cơ chế lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương.



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i>- Bước thứ ba (từ tháng 8/2000 - 5/2002): NHNN đã thực hiện cơ chê diều hành </i>
lãi suất theo Luật NHNN (cơ chê điều hành lãi suất cơ bản) thay cho cơ chê lãi suâì
trần. Theo cơ chế này, NHNN công bố lãi suấl cơ bản hàng tháng (lãi suất cơ bản xác
định căn cứ vào lãi suất cho vay tốt nhất của 14 NHTM trong nước). Trên cơ sở lãi suất
cơ bản các TCTD được phép cộng thêm biên độ, đối với cho vay ngắn hạn cộng
0.3%/tháng, cho vay trung và dài hạn cộng 0.5%/lhánc.


<i><b>- Bước th ứ tư ịtừ 11612002 đến nay): Lãi suất VND được tự do hoá mạnh hơn. </b></i>
NHNN ihay thế cơ chế điều hành lãi suất dựa trên cơ sở lãi suất cơ bản và biên độ
bằng viộc áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại
bằng VND của TCTD đối với khách hàng. Theo đó, các TCTD xác định lãi suất cho
vay bằng VND trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, chi phí hoạt động và mức độ rủi ro
của khách hàng. Tuy nhiên, NHNN tiếp tục cống bố lãi suất cơ bản để các TCTD
tham khảo và định hướng lãi suất thị trường. Luật NHNN quy định NHNN xác định
và công bố hai loại lãi suất: Lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn.


<i>Về lãi suất cơ bản, lãi suất cơ bản được xác định trên cơ sở lãi suất cho vay </i>


thương mại đối với khách hàng tốt nhất của một nhóm ngân hàng được chọn để các
TCTD tham khảo. Trên thực tế, lãi suất cơ bản ít có tác dụng định hướng thị trường và
phản ánh chính xác xu hướng diễn biến của lãi suất trên thị trường.


<i>Vê' lãi suất rái cấp vốn, từ khi thực hiện Quy chế tái cấp vốn đến đầu năm </i>


1997, lãi suất tái cấp vốn được quy định theo tỷ lệ phần trăm trên lãi suất cho vay
áp dụng đối với dự án cho vay của TCTD (bằng từ 60% đến 100% lãi suất cho vay
ghi trên khế ước). Có nghĩa là,' lãi suất tái cấp vốn được xác định trên cơ sở lãi suất
cho vay đối với nền kinh tế.


<i>Một s ố tồn tại, hạn c h ế của cơ ch ế điều hành lãi suất:</i>



Nói chung, cơ chế điều hành lãi suất hiện nay của NHNN còn phức tạp và vai trò
định hướng của các loại lãi suất do NHNN xác định đối với lãi suất thị trường còn
nhiều hạn chế. Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN chưa bảo đảm phù hợp với u
cầu tự do hố lãi suất và thơng lệ quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Đẻ hạn chế cuộc chạy đua lãng lãi suất huy độne của các NHTM đầu năm 2008,
NHNN khống chê' trần lãi suất cho vay là 12% /năm. Việc khống chế irần lãi suát huy
động lúc đó là cần thiết, song vấn đề đăt ra là Irần lãi suất huy động bị không chê
nhưng trần LS cho vay lại buông lỏng cho các NHTM quyết định. Điều này làm ihị
trường cho vay vẫn nóng lên bởi mức LS cho vay cao, gây khó khăn cho các doanh
nghiệp cần vay vốn. Mặt khá, trong điều kiện chỉ số giá cả 3 tháng đầu năm 2008
tăng 9.19% thì mức LS bị không chế 12% như vậy khônc đảm bảo cơ chế lãi suất
thực dương. Như thế hiệu lực của chính sách lãi suất của NHNN càng giảm mạnh.


<i>1.3.3. Điếu hành tỷ giá hối đoái</i>


Cơ chê' tỷ giá hối đoái cũng trải qua những thay đổi trong quá trình chuyển từ
chế độ tỷ giá cố định được điều hành bằng những biện pháp hành chính sang chế độ
tỷ giá linh hoại có điều tiết - NHNN cơng bố tỷ giá trung tâm hay tỷ giá chính thức và
một biên độ; tỷ giá kinh doanh của các ngân hàng được phép dao động trong phạm vi
biên độ so với tỷ giá trung tâm.


Cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành đã giúp cho tỷ giá hình thành linh hoại và
phản ánh sát hơn diễn biến cung, cầu ngoại tệ trên thị trường, thu hẹp đáng kể
khoảng cách tỷ giá của thị trường chính thức với thị trường tự do, khiến tỷ giá trên
thị trường tự do vận động theo tỷ giá của thị trường chính thức. Điều này thực sự có
ý nghĩa trong việc kiểm soát hoạt động của thị trường tự do. Điểm nổi bật trong đổi
mới cơ chê' điều hành tỷ giá là NHNN từng bước chuyển từ cơ chê' điều hành tỷ giá
bằng biện pháp hành chính sang cơ chế thị trường.



<i>Nhược điểm của cơ c h ế điều hành tỷ giá hiện nay:</i>


<i>- Cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay chưa được tự do hố, chưa có tính thị </i>


trường cao và chưa phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hố tài
chính. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến luồng chu chuyển vốn quốc tế của Việt
Nam với phần còn lại của thế giới; đồng VND chưa được định giá một cách hợp lý,
đồng thời tác động đến tâm lý đô la hố và hạn chế tính chuyển đổi của đồng VND.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Việc dựa vào tỷ giá bình quán trên ihị Irường ngoại tộ liên ngân hàns đon
thuần để xác định tỷ giá là khơng phù hợp, bởi vì cơ chế tỷ ciá hiện hành mới chỉ
tính tới các yếu lố thị trường đơn thuần, bỏ qua các yếu tố kinh tế vĩ mô (cán cân
thanh toán quốc tế, lạm phát, tăng trưởng kinh tế,...). Trong khi đó. hoạt động thị
trường chưa cho phép tỷ giá phản ánh đầy đủ các tác động kinh tế vĩ mô.


- Cơ chế điều hành tỷ giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước hiện nay có
tác động khá lớn tới điều hành cung úng tiền và CSTT của NHNN.


- Khả năng can thiệp thị trường của NHNN còn hạn chế do dự trữ ngoại tệ
nhỏ, trong khi đó thị trường thường phổ biến trong tình trạng thừa cầu thiếu cung,
vì vậy, thị trường ngoại tộ liên ngân hàng hoạt động trầm lắng, khối lượng giao
dịch nhỏ và tỷ giá giao dịch có xu hướng bám sát trần.


- Thị trường ngoại tệ chưa phát triển, công cụ giao dịch nghèo nàn, chủ yếu là
mua, bán giao ngay, các công cụ phái sinh còn hạn chế, vì vậy, làm tỷ giá phản ánh
chưa sát diễn biến cung, cầu ngoại tệ trên thị trường. Các nhu cầu chính đáng và hợp
pháp của công chúng về ngoại tệ chưa được đáp ứng đầy đủ.


<i>1.3.4. Quản lý ngoại hối</i>



<i>N ét đặc trưng của đổi mới cơ chê quản lý ngoại hối ở Việt Nam:</i>


NHNN từng bước loại bỏ các hạn chế áp đặt lên hoạt động thanh toán,
chuyển tiền quốc tế, mua, bán, đầu tư và tiết kiệm bằng ngoại tệ, kiều hối,...nhằm
tự do hoá tài khoản vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn.


<i>- Giai đoạn trước khi ban hành Nghị định I61/HĐBT ngày 1811011988 của </i>


<i>Chính phủ về quản ìý ngoại hối: Chính phủ ban hành Nghị định sô' 102 về quản lý </i>


ngoại hối. Cơ chế quản lý ngoại hối không dựa trên quan hộ cung cầu ngoại tệ trên
thị trường. Nhà nước thực hiện độc quyền về ngoại thương, ngoại hối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

nhằm mục đích khuyến khích xuất khẩu, thu húi đấu tư nước ngoài, tăng dự trữ
ngoại hối cho đất nước. Mặc dù Nhà nước vẫn quản lý ngoại tệ tlico kế hoạch
nhưng đã bắl đầu Ihực hiện nới lỏng một số các hạn chê' đối với các giao dịch vãns
lai và giao dịch vốn.


<i>- Giai đoạn từ 1998 đến nay (thực hiện Nglĩị định 63/1998/NĐ-CP):</i>


Ngày 17 tháng 8 năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định sô
63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối. Đến cuối năm 2005 với sự han hành Pháp
lệnh Ngoại hối (có hiệu lực thi hành từ tháng 6/2006), Việt Nam được IMF cơng
nhận là quốc gia tự do hố tài khoản vãng lai iheo điều VIII của IMF.


Chính sách nới lỏng quản lý ngoại hối dần thay thế cho cho chính sách độc
quyền kiểm soát và kinh doanh ngoại hối của Nhà nước. Cơ chế điều hành lỷ giá
cũng đã được thay đổi về cơ bản theo hướng linh hoạt và dựa trên cơ sở thị trường
ngoại hối đans ngày càng được hồn thiện. Các cơng cụ quản lý ngoại hối được sử


đụng tương đối có hiệu quả. Quản lý ngoại hối được xem xét và điều hành trong
mối quan hệ với CSTT.


<i>1.3.5. Quản lý và điều hành hệ thống thanh toán</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

động tội phạm tồn lại và phát triển; Hệ thống thanh toán bù trừ tại NHNN với nén
tảng giao dịch chứng từ giấy đã trở nên lạc hậu; Hành lang pháp lý trong lĩnh vực
thanh toán chưa hoàn thiện.


<i>1.3.6. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng</i>


Theo Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ. Thanh tra
Ngân hàng (TTNH) thuộc bộ máy của NHNN. Mô hình tổ chức của hệ thống
TTNH, về cơ bản, gắn liền với mơ hình tổ chức phân tán của NHNN (theo địa giới
hành chính).


<i>Nhiệm vụ chính của TTNH bao gồm: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về </i>


tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các qui định trong siấy phép hoạt động ngân hàng;
Thanh Ira việc ihực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị
ihuộc quyền quản lý irực tiếp của NHNN; Giám sát Ihirờng xuyên và tiến hành các
cuộc thanh tra trực tiếp đối với các đối tượng của TTNH nhằm phát hiện, ngăn
chặn các vi phạm; Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật; Phòng
ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo qui định của pháp luật; Kiến nghị Thống
đốc NHNN áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, phòng ngừa và xử lý dối với
các tổ chức vi phạm các qui định pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng để
bảo đảm an toàn hoạt động của mỗi TCTD và toàn hệ hệ thống TCTD, chẳng hạn
như đình chỉ hoạt động ngân hàng, rút giấy phép, đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc
biệt; Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyển có biện pháp xử lý để bảo đảm thực
thi pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Xử phạt vi phạm hành chính và


kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính; Yêu cầu đối tượng bị thanh tra và các bên
có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

tiển lộ của NHNN. Cơ chẽ thanh tra, giám sát được cải liên theo hirớng tăns cirờnẹ
công tác giám sát, nâng cao vai irò hỗ trợ của hệ thống kiếm toán cho các hoại
động thanh tra, giám sát, đồng thời có sự phân cấp ihực hiện nhiệm vụ thanh ira.
giám sát theo hướng trao quyền tác nghiệp nhiều hơn cho Thanh tra chi nhánh
NHNN. Hệ thống giám sát từ xa qua mạng máy tính của Thanh tra NHNN đã được
nối mạng trong toàn quốc, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản
lý, giám sát từng ngân hàng và cả hệ thống ngân hànc. Đã xây dime được và bước
đầu khai thác chương trình phần mềm giám sát và hệ thống chỉ tiêu giám sát
(CAMEL), hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát từ xa.


Hệ thống chỉ tiêu giám sát được TTNH sử dụng bao gồm: (1) Vốn tự có; (2) Chất
lượng tài sản có; (3) Khả năng thanh toán; (4) Khả năng sinh lời. thu nhập và chi
phí.


<i>Nhũng bất cập và hạn chê làm giảm hiệu quả của cóng tác thanh tra của Ngăn </i>
<i>hàng Nhà nước, bao gồm:</i>


<i>- Bất cập về mô hình tổ chức TTNH cùng với những hạn chế của khung pháp </i>


luật về thanh tra ngân hàng chưa bảo đảm sự độc lập cũng như hiệu quả và hiệu lực
của hoạt động Thanh tra ngân hàng


- Phương pháp thanh tra, giám sát còn nhiều bất hợp lý và kém hiệu quả, chưa
theo kịp yêu cầu giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trong điều kiện hiện đại hố


- TTNH chưa giám sát tồn bộ hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế



- Quyền lực của TTNH hạn chê' và chưa được bảo đảm, bảo vệ một cách
thích đáng. Chức năng, nhiệm vụ giám sát ngân hàng không tập trung vào TTNH
mà bị chia xẻ bởi nhiều đơn vị khác nhau trong bộ máy của NHNN khiến cho hoạt
động thanh tra, giám sát an toấn hoạt động ngân hàng chưa trở thành một hệ thống
thống nhất


- Thiếu cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hành động hữu hiệu giữa
TTNH với các cơ quan giám sát tài chính trong nước và quốc tê' trong viộc phát
hiộn, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Nhận thức của cơ quan quản lý về vị Irí, chức nãns, nhiệm vụ của TTNII
cịn chưa phù hợp. Khn khổ pháp lý về ihanh tra ngân hàng chưa hoàn chỉnh.
Pháp luật chưa thực sự bảo vệ quyền lợi của các thanh tra viên, chưa bảo đảm trao
đủ quyền lực và nguồn lực cho TTNH và các cán bộ TTNH thực thi nhiệm vụ một
cách có hiệu quả.


- Hạ tầng cơ sở cho hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng có hiệu quả chưa
được đảm hảo


- Hệ thống mạng lưới an tồn tài chính cịn nhiều bất cập.


<b>1.4. Đánh giá chung về quá trình dổi mới tổ chức và hoạt dộng của ngân hàng </b>
<b>nhà nước Việt Nam</b>


<i>1.4.1. N hững kết quả chủ yếu</i>


Trong 20 năm đổi mới cùng đất nước, NHNN đã thực sự đóng góp quan trọng vào
thành tựu phát triển kinh t ế - x ã hội chung của đất nước, đặc biệt là ổn định tiền tệ,
kiểm soát lạm phát, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, góp phần
kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế.



<i>B a n s 1 : Diễn biến các chỉ số tiền tệ 1997 - 2007</i>


<i><b>Đ ơn vị: Ngàn tỷ đổng</b></i>


C h ỉ t iêu <b>1997</b> <b>1998</b> <b>1999</b> <b>2000</b> <b>2001</b> <b>2002</b> <b>2003</b> <b>2004</b> <b>2005</b> <b>2006</b> <b>2007</b>
<b>I . Lượng tiền cơ bản (M B )</b> <b>35.8</b> <b>38.7</b> <b>58.2</b> <b>72.8</b> <b>84.9</b> <b>95.5</b> <b>121.6</b> <b>141.1</b> <b>174.5</b>


- Ti ề n t r o n g l ư u t h ô n g ( C ) <b>26.3</b> <b>28.3</b> <b>44.9</b> <b>54.3</b> <b>69.1</b> <b>77.3</b> <b>94.8</b> <b>114.1</b> <b>137.4</b>


- Ti ể n gửi n g â n h à n g <b>9.3</b> <b>10.4</b> <b>13.3</b> <b>18.4</b> <b>15.8</b> <b>18.2</b> <b>26.7</b> <b>27.0</b> <b>37.1</b>


- T iề n gửi k h á c <b>0.2</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b>


<b>2. Tăng trưởng M B (% /năm )</b> 11.19 <b>8.10</b> <b>50.39 25.09</b> <b>16.62</b> <b>12.49</b> <b>27.3</b> <b>16.04</b> <b>23.67</b>
<b>3. Tổng phuơng tiện thanh tốn (M2)</b> <b>81.6</b> <b>102.4</b> <b>160.4 222.9 Ì79.8</b> <b>329.1</b> <b>411.2</b> <b>536.2</b> <b>690.2</b> <b>942.2</b>
<b>4. Tăng trưởng M 2 (% /năm )</b> <b>26.12 25.49 56.64 38.97 25.53</b> <b>17.62</b> <b>24.95</b> <b>30.4</b> <b>28.72</b> <b>33,59</b> <b>35</b>
<b>5. Hê số nhân tiền (M 2 /M B )</b> <b>2.28</b> <b>2.61</b> <b>2.76</b> <b>3.06</b> <b>3.3</b> <b>3.45</b> <b>3.4</b> <b>3.6</b> <b>3.96</b> <b>3,76</b> <b>4,4</b>
<b>6. Lạm phát</b> <b>3.6</b> <b>9.2</b> <b>0.1</b> <b>-0.6</b> <b>0.8</b> <b>4</b> <b>3</b> <b>9.5</b> <b>8.4</b> <b>6,6</b> <b>12,63</b>
<b>7. Tăng trưởng kinh tế</b> <b>8.8</b> <b>5.76</b> <b>4.77</b> <b>6.79</b> <b>6.9</b> <b>7.08</b> <b>7.34</b> <b>7.8</b> <b>8.43</b> <b>8,17</b> <b>8,5</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

2006-Những đóng góp đó là kết quả cải cách và phát triển toàn diện mọi mặt của
NHNN (tổ chức bộ máy, hoạt động, khuôn khổ pháp lý. Iực lượng cán bộ cỏn a
chức,..). Cụ thể:


<i>Thứ nhất, hình thành được hệ thống tổ chức bộ máy để triển khai các nhiệm </i>


vụ quan trọng của NHTW trong nền kinh tế ihị trường (điều hành CSTT và thanh
tra, giám sát hoạt động ngân hàng). Vị thế và vai trò của NHNN được cải thiện
trong bộ máy cơ quan nhà nước và CSTT ihực sự trở thành cổng cụ quan Irọng của


Nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mô.


<i>Thứ hai, chức năng, nhiệm vụ của NHNN đã được phân biệt với chức năng, </i>


nhiệm vụ của các NHTM. Ngân hàng Nhà nước chủ yếu thực hiện chức năng quản
lý nhà nước và chức năng NHTW.


<i>Thứ ba, NHNN bước đầu xây dựng được hộ thống các công cụ điều hành CSTT </i>


dựa trên cơ sở thị trường phù hợp với thông lộ quốc tế, như OMO, tái cấp vốn. DTBB.
Thực hiện cơ chế xây dựng và điều hành CSTT theo cơ chế thị trường.


<i>Thứ tư, cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá đã trở lên linh hoạt và phù hợp hơn </i>


với cơ chế thị trường. Xây dựng được cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp căn
bản với nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN từng bước giảm
dần các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, tỷ giá (lãi suất VND đã được
tự do hoá và tỷ giá được nới lỏng căn bản), sử dụng các biện pháp điều hành theo cơ
chế thị trường thông qua tác động đến cung, cầu tiền tộ và yếu tố tâm lý trên thị
trường. Vì vậy, lãi suất và tỷ giá hiện nay phản ánh tương đối hợp lý giá trị đồng
VND và biến động sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong nước và quốc


. I


tế.


<i>Thứ năm, khuôn khổ pháp lý đã có những cải thiện căn bản, đặc biệt việc ban </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<i>Tlìứ sáu, thị trường liền tệ hình thành lương đối đồng bộ và khơng rmìmg đirợc </i>



phát iriển về qui mô và lính cạnh tranh (thị irường liên ngân hàng, thị trường nsoại tệ
liên ngân hàng, thị Irường mở, thị irường đấu thầu trái phiếu chính phủ). Cơ chê vận
hành thị trường tiền tệ tương đối thông thoáng, tạo điều kiện cho các TCTD tiếp cận
Ihuận lợi và phát triển các sản phẩm, nghiệp vụ. Sự phát triển của ihị trường liền tệ là
điều kiện để NHNN chuyển sang thực hiện điều hành CSTT, lãi suất và tỷ giá theo cơ
chê' thị trườnc.


<i>1.4.2. N hũng bát cập trong hoạt động của Ngân hàng N hà nước Việt Nam</i>


So với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng một NHTW hiện đại trong
nền kinh tế thị trường, NHNN còn nhiều bất cập, yếu kém. v ề mặt hình thức, hoạt động
của NHNN có nhiều điểm tương đồng với các NHTW ở các nước trên thế giới, tuy
nhiên, hiệu quả hoạt động và trình độ phát triển còn kém xa so với NHTW ờ các nước
phát triển.


<i>Thứ nhất, mơ hình tổ chức NHNN cồng kềnh, phân tán theo địa giới hành </i>


chính và không gắn với yêu cầu ihực hiện nhiệm vụ iheo chức năng NHTW và
quản lý nhà nước ở địa phương, đồng thời không phù hợp với yêu cầu quản trị,
điều hành tập trung, thống nhất hoạt động của NHNN từ trung ương xuống địa
phương. Màng lưới chi nhánh NHNN rộng khắp nhưng nội dung hoạt động nghèo
nàn, kém hiệu quả. Chức năng và nhiệm vụ của một số đơn vị chưa được xác định
rõ ràng, chồng chéo; có khi nhiều đơn vị thực hiện một việc, tạo ra quá nhiều đầu
mối trong bộ máy quản lý, gây khó khăn cho chỉ đạo, điều hành và đối tượng bị
quản lý của NHNN.


<i>Thứ hai, tính độc lập về hoạt động của NHNN còn hạn chế. Hoạt động của </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<i>Thứ ba, mức độ minh bạch về hoạt động của NHNN rấl thấp. Các ihơna till </i>



chính thức công bố ra công chúng về hoại động của NHNN. đặc biệt là điều hành
CSTT và tình hình, kết quả thực hiện mục tiêu CSTT rất hạn chế. Vì vậy, các thành
viên thị trường tài chính thiếu thơng tin đáng tin cậy về CSTT để điều chỉnh hành
vi của mình một cách phù hợp.


<i>Thứ tư, hiệu lực và hiệu quả của các công cụ CSTT gián tiếp còn hạn chế trong </i>


điều tiết các khối tiền, kiểm soát lãi suất và ổn định thị trường liền tệ. Mặc dù cỗ tươnc
đối đầy đủ các công cụ CSTT trong nền kinh tế mờ nhung hiệu quả điểu hành CSTT
cịn rất hạn chế do chưa bảo đảm có được khuôn khổ điều hành CSTT (mục tiêu CSTT,
cơ chế truyền tải, phối hợp chính sách,...) hợp lý và hạ tầng hỗ trợ họp lý (hệ thống
thanh tốn, cơng nghệ thông tin,...) và một thị trường tiền tệ hữu hiệu, sự phối họp giữa
CSTT và các chính sách vĩ mơ khác chưa chặt chẽ. Khả năng điều tiết thị trường liền tệ
còn hạn chế do NHNN chưa kiểm sốt được tồn bộ các luồng tiền tệ trong nền kinh tẽ
như luồng ngoại tệ, các khoản thu chi ngân sách và hoạt động ngân hàng của các quỹ
đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. Ngồi ra, NHNN cịn bị động tic
diễn biến bất thường của thị trường và chịu nhiều áp lực lăng trưởng kinh tế từ Chính
phủ, đặc biệt là tín dụng cho các dự án phát triển lớn. Thực tế, khả năng chống đỡ rủi ro
và điều chỉnh linh hoạt CSTT của NHNN theo diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngồi
nước cịn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân là năng lực phân tích, dự báo, nền
tảng công nghệ, kể cả hệ thống thông tin hỗ trợ và tiềm lực tài chính của NHNN còn
yếu.


<i>Thứ năm, cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá còn nhiều bất hợp lý dẫn đến </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

thuyết phục và dựa vào chỉ dạo trực tiếp các NHTMNN như là siai pháp cứu cánh
cho NHNN trong những trường hợp thị Irườns có nmiy cơ biến động vượi tầm kiểm
soát, đặc biệt là trong vấn đề huy động vốn, tăng trưởng tín dụng và điều liết lãi suất.


<i>Thứ sáu, mơ hình tổ chức, nội đung, phương pháp, khung pháp lý của hệ Ihống </i>



thanh tra, giám sát ngân hàng về cơ bản chưa đáp ứng theo các nguyên tắc, chuẩn
mực quốc tế1. Hiệu lực và hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN còn hạn
chế và chưa có được sự cải thiện căn bản. Năng lực của một bộ phận cán hộ thanh tra
chưa đáp ứng được yêu cầu; nội dung, phương pháp thanh tra đã có đổi mới nhưng
chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý hộ thống ngân hàng hiện đại. Thanh tra tại chỗ vẫn
là phương pháp chủ yếu; khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi
ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xứ lý vụ
việc đã phát sinh, ít có khả năng cảnh báo sớm, ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro tồn
hệ thống.


<i>Thứ bây, thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường tiền tệ ihứ cấp phát triển ở </i>


trình độ thấp, thiếu đồng bộ và chưa năng động, nghèo nàn về công cụ giao dịch.
Sự liên kết giữa các thị trường tiền tệ bộ phận với nhau; giữa thị trường tiền tệ và
thị trường vốn chưa chặt chẽ. Công nghệ kỹ thuật về thanh toán và giao dịch cũng
như quy trình kiểm sốt và khn khổ thể chế chưa hồn chỉnh và kém hiệu quả.


<i>1.4.3. Nguyên nhân của nhữ ng bất cập</i>
<i>Nguyên nhân khách quan</i>


- Khuôn khổ pháp lý về tiền tộ và hoạt động ngân hàng còn bất cập và chưa
đồng bộ. Nhiều qui định, chính sách trong lĩnh vực ngân hàng chưa phù hợp với
nguyên tắc thị trường và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Mật khác, hệ thống pháp
luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước nói chung chưa đồng bộ, hoàn chỉnh và có
hiệu quả, vì vậy cịn có mặt chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHNN
(Luật Lao động, Luật Ngân sách Nhà nước, chính sách tài chính cơng, chính sách
quản lý đầu tư trong nước và nước ngoài,...). NHNN bị ràng buộc quá mức với vị
trí là cơ quan ngang Bộ và được đối xử như các cơ quan bộ chủ quản;



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Tính độc lập. tự chủ, tự chịu trách nhiệm cua NHNN trong hoạt độna cịn nhiều
hạn chế. Điều này khơng tạo ra động lực bên trong ihúc đẩy cải cách mạnh mẽ NHNN.
NHNN phải đồng thời thực hiện nhiều mục tiêu vốn dĩ có tính chất xung đội nhau trong
ngắn hạn (lăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an toàn hệ
thống ngân hàng). NHNN còn chịu nhiều sự chi phối trực tiếp của Chính phủ và sự can
ihiệp của nhiều cơ quan chức năng trong quá trình điều hành CSTT. NHNN được trao
rất nhiều nhiệm vụ để thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau song quyền hạn và các
nguồn lực được trao rất hạn chế;


- Thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, đặc biệi là thị
trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường bất động sản và thị trường
hàng hóa cịn ách tắc và kém hiệu quả. Thị trường tài chính phát triển mất cân đối,
thiếu đồng bộ và kém hiệu quả. Thị trường vốn vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, qui
mô nhỏ, chưa phát triển, vì vậy hệ thống ngân hàng đóng vai trò là kênh cung ứng
vốn chủ yếu cho nền kinh tế, kể cả vốn đầu tư trung, dài hạn. Áp lực vốn lớn đè
nặng lên hệ thống ngân hàng gây khó khăn cho điều hành tiền tệ của NHNN và
tăng mức độ tập trung rủi ro vào hệ thống ngân hàng;


- Nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở trình độ phát iriển thấp. Môi trường
kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định
và môi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro;


- Qui định về quản lý cán bộ, công chức, hệ thống khuyến khích đào tạo, sử
dụng nhân lực bị bó hẹp trong khn khổ hành chính nhà nước khơng phù hợp với
đặc điểm ngân hàng trung ương theo thông lệ quốc tế và không tạo điều kiện cho
NHNN phát triển nguồn nhân ỉực có chất lượng cao.


<i>Nguyên nhăn chủ quan</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

- Mặc dù xuât phái điểm tháp, nhung lốc độ cái cách thê ché, hoạt độne. côns


nghệ và quản lý của hệ thống ngân hàng Việt Nam diễn ra chậm, theo kiéu mò mẫm.
ngập ngùng, thiếu những quyết sách mang tính đột phá. Tư duy và cách làm chậm đổi
mới theo nguyên tắc thị trường. Tinh trạng níu kéo. duy trì cơ chê quản lý cũ khá phổ
biến;


- Năng lực, trình độ cán bộ của NHNN còn yếu về quản lý vĩ mô và nghiệp
vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường, song lại thiếu chính sách hợp lv trong việc
bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt trong việc tiếp cận và triển khai
các thông lệ và thực hành tiên tiến về tổ chức và hoạt động ngân hàng trung ương.
Điều hành kinh doanh của các TCTD chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện
kinh tế thị trường, cạnh tranh và hội nhập quốc tế;


- NHNN chưa thiết lập được cơ chê quản trị, điều hành hợp lý trong nội hộ
NHNN để hướng hoạt động của toàn bộ các đơn vị thuộc NHNN đến việc thực thi
nhiệm vụ trọng tâm nhất là ổn định giá trị đồng tiền và góp phần bảo đảm an toàn
hoạt động hệ thống ngân hàng. Lợi ích cục bộ hoặc xung đột lợi ích giữa các đơn
vị trong nội bộ trở thành lực cản kìm hãm hiệu quả hoạt động và quá trình cải cách
NHNN, kể cả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ngân hàng.Tính minh
bạch về hoạt động và trách nhiệm giải trình của NHNN đối với việc thực hiện các
mục tiêu chính sách cịn hạn chế;


- Hạ tầng cơng nghệ và hộ thống thanh tốn của NHNN cịn lạc hậu, bất cập về
mặt quản lý, điều hành so với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về các hệ thống thanh
toán quan trọng. Hệ thống thông tin quản lý, chế độ thống kê, báo cáo, dự báo, phân
tích cịn nhiều yếu kém so với yêu cầu quản lý, điều hành hữu hiệu tiền tệ, tỷ gía, lãi
suất theo cơ chế thị trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i>Chươnẹ 2:</i>


CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI VIỆT NAM


<b>2.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam</b>


Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/05/2008, các tổ chức tín dụng Việt
Nam bao gồm 6 ngân hàng thương mại Nhà nước và 1 ngân hàng Chính sách xã
hội; 30 NHTM cổ phần đô thị và 6 NHTM cổ phần nông thôn: 32 chi nhánh ncân
hàng nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh; 55 văn phòng đại diện tổ chức tín dụng
nước ngoài tại Việt Nam; 12 cơng ty tài chính; 13 công ty cho thuê tài chính; và
938 quỹ tín dụng nhân dân.


<i>N hóm ngân hàng thương mại N hà nước</i>


Nghiên cứu tổ chức hoạt động và quá trình phát triển của nhóm NHTM Nhà
nuớc có thể khái quái những vân đề nổi bậl của nhóm ngân hàng này như sau:


- Là nhóm ngân hàng đã và đang chi phối thị phần huy động vốn và tín dụng, do
được phép cung cấp toàn bộ dịch vụ ngân hàng nên NHTM Nhà nước có khả năng
phát triển toàn diện dịch vụ nâng cao hiệu quả kinh doanh; nhờ lợi thế thị phần nên
NHTM Nhà nước đạt mức tăng trưởng tài sản khá cao (bình quân tăng tài sản Nợ
khoảng 22-30% và bình quân tăng trưởng tài sản Có khoảng 14-27%); nhưng đồng
thời tỷ trọng dư nợ cho vay đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước cao nhất trong
các nhóm ngân hàng, ở đây tiềm ẩn rủi ro vì khu vực doanh nghiệp này có xu
hướng hoạt động kinh doanh ngày càng kém hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Bảng 2.1 : Các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở Việi Nam
( Đến ihời điểm 31 /05/2008)


<b>Tên ngân hàng</b> <b>Vốn điều lệ</b>
<b>(Tỷ VND)</b>


<b>Sô chi nhánh</b>


<b>và SGD</b>


1. Ngân hàng Công thương VN 7.587 138


2. Ngân hàng NN và PTNT VN 10.327 115


3. Ngân hàng Ngoại thương VN 4.403 59


4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN 7.522 103
5. Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng 781 32
sông Cửu long


6. Ngân hàng Chính sách Xã hội VN 5.988 65
7. Ngân hàng Phát triển Việt Nam 5.000 62


<i>Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam</i>


- Là nhóm ngân hàng ln duy trì thị trường truyền thống nhờ mạng lưới phái triển
và có nhiều kinh nghiệm, song do mạng lưới rộng, mơ hình tổ chức hoạt động
truyền thống chậm đổi mới nên hệ quả là nhân lực quá đông, bộ máy cồng kềnh,
hạn chế năng suất lao động;


<i>Nhóm các NHTM cổ phần:</i>


Đặc điểm tổng quát của nhóm NHTM cổ phần như sau:


- Quy mô thị phần còn nhỏ, chiếm khoảng 10% tổng thị phần trong nước; gần đây
một số ngân hàng đã tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động để tăng nhanh thị
phần và xu hướng thị phần của nhóm ngân hàng này sẽ tăng dần lên nhưng không
đổng đều giữa các ngân hàng;



</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

- So với mức vốn pháp định thì đến nay tất cả các NHTM cổ phấn đều có vỏn cliéu
lệ tối thiểu đáp ứng với yêu cầu của ihông lộ quốc tế, tỷ lệ an tồn vón bình qn
của nhóm đã đáp ứng mức tối thiểu (8%).


- Quy mô vốn tự có quá nhỏ dẫn đến các NHTM cổ phần bị hạn chế cả về tãno
trưởng tín dụng, đầu tư tài chính đến đầu tư phát triển công nghệ nhất là công nghệ
hiện đại.


- Mặc dù cố gắne mở rộng thị phần sons đa số NHTM cổ phần đô thị luôn trons
tình trạng thiếu hụt nguồn vốn, phải tăng lãi suất huy động vốn để cạnh tranh với
nhóm NHTM Nhà nước.


<i>Nhóm ngân hàng liền doanh</i>


Đến nay, có 5 Ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài. Đặc
điểm nổi bật của nhóm Ngân hàng liên doanh là thị phần còn nhỏ nhưng hoạt động
tăng trưởng ổn định, mức độ rủi ro thấp và hiệu quả kinh doanh đạt mức cao hơn
các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần.


<i>Nhỏm chi nhánlĩ Ngân hàng nước ngoài</i>


Đặc trưng chung của Nhóm chi nhánh Ngân hàng nước ngồi là:


- Thị phần hiện còn nhỏ, thị phần tín dụng chiếm khoảng 10% tổng thị phần và thị
phần huy động vốn chiếm khoảng 9% tổng thị phần; do đang bị giới hạn bởi quy
định của Ngân hàng Nhà nước nên khả năng tăng trưởng huy động vốn của nhóm
Ngân hàng nước ngoài đang bị hạn chế;


- Nhóm ngân hàng này cũng đang gặp một số khó khăn trong mở rộng mạng lưới


(do quy định) và cung úng dịch vụ ngân hàng đại trà cho công chúng;


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>2.2. Những diem yêu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam</b>


Tiến trình cải cách HTNHVN đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên, tnrớc ycu
cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, các NHTM VN vẫn còn nhiều yếu kém:


<i><b>2.2.l.N ăng lực tài chính</b></i>


Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam được đánh giá Irên các phương
diộn: vốn tự có, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, chất lượng tài sản, khả năng
đảm bảo thanh toán của từng ngân hàng nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng
nói chung cũng như khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro.


- <i><b>Vốn chủ sỏ hữu của các </b><b>NHTMNN: Năng lực vốn chủ sở hĩru của nhóm </b></i>


ngân hàng này bộc lộ khá nhiều hạn chế, làm giảm năng lực cạnh tranh. Nhìn chung
năng lực hoạt động và sự an toàn của nhóm ngân hàng này là đáng lo ngại.


<i><b>- Vốn chủ sở hữu của các NHTM cổ phần: Vốn chủ sở hữu của các NHTM </b></i>
CP liên tục tăng nhưng quy mô rất nhỏ bé. Do khả năng tài chính hạn hẹp, vốn
nhỏ nên các NHTM CP khó tiếp cận được những khách hàng lớn, dự án lớn, khó
phát triển cơng nghệ sản phẩm mới, khó mở rộng mạng lưới trong và ngoài nước.


<i><b>- Khả năng p hòng ngừa chống đõ rủi rơ:Thực trạng rủi ro của các NHTM </b></i>
Việt Nam tập trung cao nhất là ở mức nợ xãu. Do hệ thống NHTM Việt Nam chưa
áp dụng thông lệ quốc tế trong đánh giá chất lượng tín dụng, nên ở đây chỉ tiêu nợ
xấu được thay bởi tiêu thức nợ quá hạn. Đối với các NHTM nhà nước, tỷ lộ nợ quá
hạn giảm nhưng phần lớn là do việc cố gắng trong xử lý các khoản nợ tồn đọng từ
trước năm 2000. Nhóm NHTM có tỷ lệ quá hạn thấp nhất là nhóm các NH liên


doanh và chi nhánh NH nước mgồi.


Chi phí dự phịng rủi ro được lập để xử lý nợ quá hạn mất vốn không đủ khả
năng xử lý, so với khả năng rủi ro thì mức trích chỉ đủ bù đắp được 1/4 nợ xấu.
<i><b>- Vế khả năng đảm bảo thanh tốn và an tồn hệ thống: Đánh giá trên bảng tổng </b></i>
kết tài sản của đa số NHTM và thực tế hiệu quả giám sát của hệ thống giám sát ngán
hàng, cho thấy tính lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn yếu kém, mức
độ rủi ro thanh khoản và mất an toàn hệ thống còn cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

nhuận/Tổng tài sản (ROA) và Lợi nhuận/Vốn tự có (ROE). Nếu so sánh vé chi tiêu
ROE của các NHTM Việt Nam với ngân hàng của nhữnơ nước trong khu vực ihì
chênh lệch cũng khơng nhiều, nhưng chỉ tiêu ROA thì chênh lệch quá lớn. Khá năng
sinh lời trên tổng tài sản có thấp cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các NHTM
Việt Nam thấp. Mặt khác, mức sinh lời của các NHTM Việt Nam chưa phản ánh
đúng thực chất, vì chưa tính hết nợ xấu.


<i><b>2.2.2. </b><b>Tình trạng Ỉ</b>1<b>Ợ xấu nghiêm trọng</b></i>


<b>Bảng 2.2. Nợ xấu của các NHTM Việt Nam đến năm 2000 </b>


<i>Đơn vị : Tỷ đồng</i>


Ngân hàng thương mại 2000


I.Khối NHTM Nhà nước


- Dư nợ 135.861


- Nợ xấu 15.202



- Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 11,19 %


II. Khối NHTM cổ phần


- Dư nợ 16.309


- Nợ xấu 3.533


- Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 21,66%


III. Toàn bộ khối NHTM


- Dư nợ 152.170


- Nợ xấu 18.735


- Tỷ lộ nợ xấu/Tổng dư nợ 12,31%


<i>Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam</i>
<i>2.2.3. Lĩnh vực kinh doanh nghèo nàn</i>


Do năng lực tài chính yếu nên các NHTM VN chưa tiếp cận được với các
dịch vụ hiện đại. Các NHTM vẫn hoạt động chủ yếu từ các dịch vụ cho vay truyền
thống, một số dịch vụ khác như thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế còn nhiều
hạn chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

hành chính, khơng thích hợp với mơ hình NHTM trong nền kinh tế thị trường; Mơ
hình ngân hàng hiện đại đòi hỏi giao dịch một cửa trong khi năng lực nhân viên
chưa sẵn sàng đáp ứng yêu cầu; trụ sở chính của hầu hết các NHTM theo nghiệp
vụ truyền thống, vừa chồng chéo về nghiệp vụ, nhưng lại phân tán về chức năng;


Các NHTMVN cũng có lợi thế nhờ có màng lưới giao dịch rộng, dễ chiếm lĩnh thị
phần, nhưng đổi lại cũng phải tăng chi phí quản lý.


<i><b>2.2.4. Quản trị tài sản yếu</b></i>


Quản lý rủi ro tại các NHTMVN kém hiệu quả; Dịch vụ phi tín dụng cịn chưa
phát triển; Các NHTMVN sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn ở
mức thiếu an toàn.


An toàn nguồn vốn của các NHTMVN rất thấp. Biểu hiện rõ ràng nhất là huy động
vốn quá cao so với vốn chủ sở hữu và hệ số CAR đã quá thấp lại đang có nguy cơ
tiếp tục giảm nếu tín dụng vẫn tăng trưởng nóng; Việc quản lý vốn khả dụng của
các NHTMVN chưa đúng nghĩa. Chưa có một ngân hàng quản lý theo mơ hình
trực tuyến, để sau mỗi ngày biết được mức thừa, mức thiếu vốn của toàn hệ thống
ngân hàng mình. Sự yếu kém này làm cho vai trò “người cho vay cuối cùng “ của
NHNNVN bị biến dạng, an toàn hệ thống cũng như tính hiệu quả của toàn hệ
thống bị suy giảm; Thương hiệu sản phẩm, uy tín của ngân hàng chưa có vị trí
vững chắc trong dân chúng.


Nguồn nhân lực thiếu và yếu: Mặc dù, điểm lợi thế cho các NHTM trong nước,
nhất là 4 NHTM Nhà nước là mạng lưới giao dịch rộng khắp cả nước, nhưng lợi
thế ấy lại gắn liền vói bất lợi là ngân hàng phải có một số lượng cán bộ quản lý và
nhân viên giao dịch khá đông. Số lượng nhân viên đông trong khi khả năng sinh lời
còn thấp làm cho một số NHTM trong nước ln có xu hướng mở rộng thị phần,
tăng trưởng dư nợ để bù đắp chi phí. Song trong bối cảnh một bộ phận đội ngũ
nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tăng rủi
ro cho các ngân hàng này.


<i><b>2.2.5. Tính liên kết hợp tác giữa các ngân hàng lỏng lẻo</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

lợi ích của tồn hệ thống.Thậm chí ngay trong cùng một NHTM nhưns các chi
nhánh cũng cạnh tranh với nhau gay gắt. Trong huy động vôn. thiếu một chiên
lược mang tính hợp tác chặt chẽ trong việc xác định mặt bằng lãi suấi dản đốn
ngân hàng này tuỳ tiện nâng lãi suất để ngân hàng kia không thể huy động vói lãi
suất thấp hơn. Trong cho vay, do cạnh tranh thiếu lành mạnh nên một sô ngân
hàng hạ thấp lãi suất và điều kiện vay vốn để giành giật thị phần. Lợi dụng sơ hở
trong quản lý cho vay và sự thiếu hợp tác giữa các ngân hàne (thậm chí eiữa các
chi nhánh trong cùng một ngân hàng), một số khách hàng có thể vay của ngân
hàng này để trả nợ cho ngân hàng kia. Trong việc cung cấp các dịch vụ nsân hàng
khác, đặc biệt là các dịch vụ mới (chẳng hạn dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh...) vẫn
đang xảy ra hiện tượng ”mạnh ai nấy làm” và “ mỗi ngân hàng mỗi cách” mà chưa
có sự đồng thuận hợp lác để đưa ra giải pháp.


<i>2.2.6.Năng lực công nghệ thông tin bất cập</i>


Cho đến nay, trên 80% giao dịch của ngân hàng với khách hàng đã được xử lý
bằng máy tính ở các mức độ khác nhau. Hiện tại, đa số NHTM đã triển khai hệ thống
thanh toán tự động Irong thanh toán nội bộ và thanh toán với khách hàng. Cơ sở hạ
tầng, phần cứng, phần mềm ứng dụng phục vụ giao dịch và quản lý của hầu hết các
ngân hàng này tuy chưa thật hiện đại nhưng đã đáp ứng khả năng tương thích, có tính
mở hợp lý.


<b>2.3. Cải cách ngân hàng thương mại Việt Nam</b>


Chương trình cải cách tổng thể hộ thống ngân hàng VN được chính phủ ohê
duyệt năm 2001, với mục tiêutíảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng để thúc
đẩy huy động vốn trong nước, mở rộng dịch vụ ngân hàng trong phạm vi cả nước.
Chương trình cải cách các NHTM được triển khai trên các mặt chính sau:


<i>2.3.1. Lành m ạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Thực hiện Quyết định sô' 149/QĐ-TTg của Tliií tướng chính phu. nợ lổn đọnc cua
các NHTMNN đóng sổ đến 31/12/2000 được phân thành 3 nhóm:


Nhóm 1: Nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo


Nhóm 2: Nợ tổn đọng khơng có tài sản đảm bảo và khơng cịn đối tượng đe
thu nợ


Nhóm 3: Nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ còn tồn tại
đang hoạt độngvà khơng cịn đối tượng để thu nợ.Trên cơ sở phân loại nợ xấu, các
NIITMNN đã thành lập các bộ phận chuyên trách xử ]ý nợ lổn đọng. Các
NHTMNN có nợ tồn đọng lớn được thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài
sản ( AMC).


Các biện pháp thực thi khá đồng bộ và thích hợp với từng nhóm.Nhưng kết
quả khơng cao bởi vấn đề nợ xấu không chỉ liên quan đến các NHTM. Thành công
nhất trong xử lý nợ tồn đọng là NHNTVN. Số nợ xấu của VCB lúc này là 4.562 tỷ
đồng, trong đó nợ tín dụng là 3.663 tỷ đồng, nợ ngân sách NN là 899 tỷ đồng. Các
biên pháp dược ngân hàng thực hiên khá đồng bộ, gồm phát mại tài sản, khai thác
tài sản, cho thuê tài sản, trích lập dự phòng rủi ro, đề nghị Chính phủ xử lý các
khỏan nợ đọng theo chính sách từ thời bao cấp .. .Đến 3003 VCB đã xử ]ý được 850
tỷ đồng. Đến cuối năm 2006 tỷ lộ nợ xấu của NH chỉ còn 3%. Hiện nay VCB đã xử
lý xong nợ xấu, đang triển khai cổ phần hóa. Các NHTMNN khác như NHCTVN,
NHNN% PTNTVN.. đều đã tích cực giải quyết vấn đề nợ xấu.


Bức tranh chung về vấn đề này được cải thiện rõ rệt qua bảng số liệu sau:
<b>Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống NHTM Việt Nam</b>


Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006



Cả hệ
thống
Nợ quá
hạn/tổng
dư nơ
8,5 7,1
1


6,4 2,1 2,6 2,5 :


Nợ quá
hạn/tổng
tài sản


4,7 4,1 3,67 1,2 2,1 1,98


NHTM NN
Nợ quá
hạn/tổng
dư nơ


8,8 7,6 6,96 3 4,2 4,02 1


Nợ quá
hạn/tổng
tài sản


4,9 4,4 4,04 1,7



_


2,7 2,78


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i>Bên cạnh vấn đề xử lý nợ xấu, các NHTM cũng lập trung vào tăng VĨII tự có</i>
Để thực hiện được yêu cầu của Đề án CO' cấu lại đã được Chính phu phê


duyệt là các NHTM phải đạt tỷ lệ an lòan vốn tối Ihiểu 8% các NHTM đã iriên
khai các giải pháp cụ thể khác nhau.


Khối các NHTMNN, một mặt dựa vào nguồn NSNN cấp dưới hình thức phát
hành trái phiếu đặc biệt của Chính phủ, mặt khác thí điểm thực hiện để lại 1 phần
lợi nhuẠn sau thuế sau khi đã nộp NS. Số được để lại của VCB năm 2004 là 884.7
tỷ đồng. NHĐT& PTVN tãng vốn từ nguồn thu nợ cho vay của Dự án tài chính
<i>Nơng thốn II do WB tài trợ khỏang 120,2 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2002-2005 cả 5 </i>
NHTMNN đã cấp bổ sung vốn điều lộ lên 4 lần với tổng tiền là 12.641,2 tỷ đồng,
nhờ đó tỷ lệ an tòan vốn của cả hệ thống đạt 4,1%. Nãm 2006 các NHTMNN phát
<i>hành trái phiếu chuyển đổi để tăng vốn điều lên, do vậy, tỷ lộ này đat được ố,77(.</i>


Đặc điểm nổi bật của cải cách khối các NHTM ngoài NN là sự sáp nhập,
giảm số lượng ngân hàng. Trong tiến trình cải cách, tính đến 5/2008, trong danh
mục các TCTD cổ phần còn lại 36 ngân hàng trong đó có 30 NHTMCP đố thị và 6
NHTMCP nông thôn. Số lượng này có thể cịn giảm tiếp do xu hướng sáp nhập của
một số NHTMCP nông thôn vào các NHTMCP đô thị vẫn đang tiếp diễn. Đứng
thứ nhất về quy <b>1</b>Ĩ<b>1</b>Ô vốn trong khối các NH này là Sacombank. Năm 2008 vốn của
NH này đạt 4.449 tỷ đồng, tiếp theo là ACB với vốn điều lộ đạt 2.630 tỷ đồng.
Nãm 2008 đánh dấu sự ra đời của NHTMCP Liên Việt với số vốn là 3.300 tỷ đồng
và NHTM Tiền Phong với 1.000 tỉ đồng. Phần lớn các NHTMCP đạt tỷ lộ an tịan
theo thơng lộ quốc tế.



<b>2.3.2. Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước:</b>


Tiến hành cổ phần hoá NHTMNN chính là sự thể hiện cụ thể vào thực tiễn
phát triển kinh tế những nhận thức đúng đắn của Đảng và nhà nước ta về nền kinh
tế thị trường nói chung, về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tê đa thành
phần nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Cho đến hây giờ NHTMNN vẫn là chỗ dựa thứ hai, sau nhà nước, cho các DNNN
về vấn đề vốn. Thực tế cũng cho thấy đây chính là một trong những nguyên nhân
quan trọng kìm hãm sự phát triển của mỏi doanh nghiệp (bao hàm cả NHTMNN)
và của toàn bộ nền kinh tế. Tiến hành cổ phần hoá các NHTM nhà nước có nghĩa
là cương quyết cắt bỏ nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp (DN) theo kiểu
bao cấp. Như vậy các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ thoát khỏi trách nhiệm
cune ứng vốn bằng mọi giá cho doanh nghiệp. Đồne thời, các doanh nghiệp phải
biết làm cách nào để có thể huy động được vốn từ các nguồn có thể có trong nền
kinh tế. Như vậy, cả NHTM và DN sản xuất kinh doanh đều phải hoạt động theo
đúng các quy luật khắt khe của thị trường hơn.


Thuận lợi cơ bản cho cổ phần hố NHTMNN là chúng ta đã có thời gian tập
sự CPH các DNNN hơn 10 năm qua. Những bài học quý báu rút ra sau một thời
gian dài CPH doanh nghiệp nhà nước cần phải được nghiên cứu nghiêm túc. Điều
này sẽ giúp cổ phần hoá NHTMNN tránh được những hạn chế khơng đáng có, lăng
hiệu quả của việc thực thi chính sách trong một nền kinh tế nhiều biến động như
Việt Nam. Cổ phần hoá NHTMNN trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết, nếu
khơng muốn nói là đã chậm. Tuy nhiên, xúc tiến cổ phần hoá các NHTMNN cũng
không hề phủ định nguyên tắc thận trọng, từng bước, từ thí điểm đến đại trà. Mọi
sự nóng vội, ngay cả khi đã bắt đầu muộn, đều có thể mang đến một kết cục xấu.


ở Việt Nam, chủ trương CPH các NHTMNN được Chính phủ phê duyệt theo
Quyết định 239/2005/QĐ-TTg ngày 21/9/2005.



Theo kế hoạch, hai NHTMNN đầu tiên thực hiện thí điểm CPH là VCB và
NH phát triển nhà đổng bằng ẳông Cửu long. Đối với VCB. c ổ phần hóa được thực
hiện theo đó vốn NN vẫn giữ nguyên. Việc phát hành TP và CP để thu hút thêm
bốn theo nguyên tắc nhà nước nắm giữ phần chi phối, mặc dù qua các giai doan tỉ
lệ này có giảm dần nhưng không dưới 51% vốn điều lệ. Cơ quan đại diện chủ sở
hữu phần vốn nhà nước tại các NHTMNN sau cổ phần hóa là Tổng cơng ty đầu tư
và kinh doanh vốn nhà nước( SCIC).


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

20%. Thực tẽ cho thấy đợi IPO vừa qua của VCB không hòan tòan ihco mons đợi
của VCB: giá trúng thầu ihấp hơn dự kiến. Đây là đợt IPO đánh dâu giai đoạn khó
khăn của các DNNN CPH nói chung. Giá trúng thầu ihấp rõ ràng đem lại cho DN,
ngân hàng mức lợi vốn thấp, nhưng cũng không nên vì thẽ mà khơng tiếp tục thực
hiện IPO của các DN, ngân hàng đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục, vì mục đích của IPO
rõ ràng không phải là lợi vố từ giá cao. Hơn nữa, chậm IPO đồng nghĩa với kéo
chậm tiến độ CPH DNNN nổi chung. NHTMNN nói riêng. Theo kế hoạch đến
2010 phải CPH được 150 doanh nghiệp, nhưng đến nay mới thực hiện được
khỏang 20% kế hoạch.


Giai đoạn 2 VCB sẽ phát hành và niêm yết CP ra nước ngồi với tỉ lệ khơng
q 1,5% vốn điều lệ.


Việc phát hành trái phiếu tăng vốn của VCB vào 14/12/2005 được đánh giá là
thành công lớn ở cả phương diện thu hút vốn và cơ cấu lại NHTMNN. Riêng bán
cho nhà đầu tư có tổ chức đã thu được 859,8 tỷ so với kế hoạch là 840 tỷ đồng.


Thực tế triển khai c ổ phần hoá NHTMNN ở Việt Nam cho thây, tiến trình
này chỉ thành cơng nếu nó được gắn với hoạt động của thị Irường chứng khoán
ngay từ đầu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

cổ phần hoá ngân hàng thương mại nhà nước gắn với phát triển thị irườns chứna
khoán là con đường duy nhất dẫn đến thành công của công cuộc cải cách hệ ihông
ngân hàng Việt Nam Irong điều kiện hội nhập ngày nay.


<i>Thị trường chứng khoán thúc đẩy tiến trình cổ phần hoớ các NHT MNN </i>
<i>đúng hướng và hiệu quả</i>


Thị trường chứng khoán giúp các ngân hàng thương mại đạt được mục tiêu
tăng vốn một cách nhanh chónc, từ đó nâng cao năng lực tài chính để nâne cao
năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập ngày
nay. Đây là một thực tế được kiểm nghiệm qua các phiên đấu giá cổ phần của các
doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá như Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện, Công
ty cổ phần Điện lực Khánh Hồ, Cơng ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh,
Công ty cổ phần sữa Việt Nam V .V .. Thực tế này đã chứng minh cho sự đúng đắn


của chủ trương xoá cổ phần hoá khép kín, gắn cổ phần hố với thị trường chứng
khoán. Hơn ihế, chênh lệch về giá trúng thầu so với giá đặt thầu đã giúp cho nhiều
công ty thu được khoản vốn lớn chỉ sau đợt đấu giá trên sàn chứng khốn Hà Nội.
Cơng ty cổ phần xây dựng và cơ khí số 1 CMC tại phiên đấu giá ngày 19/2/2007
đã bán hết 2 triệu cổ phiếu. Giá khới điểm là 10.500 đồng. Giá trúng thần bình
quân đạt 16.910 đổng, thu về 33,8 tỉ đồng, chênh lệch so với dự kiến của công ty là
11 tỉ đồng. Những thông tin như vậy không hiếm trong không khí hoạt động hiện
nay trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Sự hào phóng của các nhà đầu tư trên
thị trường OTC đối với cổ phiếu của nhiều công ty, kể cả khi doanh nghiệp đó
chưa hồn thành cổ phần hố, cho thấy khả năng của thị trường chứng khoán trong
việc đáp ứng nhu cầu vốn cWo các doanh nghiệp nói chung, cho các ngân hàng
thương mại nhà nước nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<i>Gắn VỚI tlụ trường chứng khốn, ÌÌOỌÍ (lộn % của các Iiqân lià iiiỊ lliifo'no ìììại </i>



<i>đã được ííặt dưới sự kiểm sốt của thị trườn %.</i>


Thực hiện niêm yếl cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, các ngân hàng
thương mại trở thành các công ty đại chúng. Một doanh nghiệp nhà nước sau cổ
phần hố có thể chưa hồn tồn sẽ là một cơng ty hoạt động lành mạnh, nhưns là
một doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết trên thị trường, các ngân hàng thương
mại đã đặt mọi hoạt động của mình trong sự kicm soát của thị trườnc. Kỷ luật thị
trường buộc các ngân hàng thương mại phải có Irách nhiệm với dòng vốn huy động
được từ thị trường. Ưu thế trong việc phân bổ nguồn vốn có hiộu quả trong nền
kinh tế của thị trường chứng khoán giúp thị Irường chứng khốn có được sức mạnh
hướng các ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả vì sự phát triển bền vững cùa
chính ngân hàng mình.


<i>Gắn với thị trường chứng khoán, CPH N HT MN N ẹóp phần thay đổi cấu trúc </i>
<i>thể ch ế thị trường theo hướng đổng bộ và nâng cấp chất lượng.</i>


Khi cổ phần hoá ngân hàng thương mại nhà nước gắn được với thị trường
chứng khốn, tiến trình cải cách kinh tế nói chung, cải cách hệ thống ngân hàng
nói riêng sẽ hướng tới một kinh tế thị trường đích thực. Những quy định về công
bố thông tin cho các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đều hướng hoạt
động của nền kinh tế tới sự công khai, minh bạch và công bằng. Như vậy, sự hiộn
diện ngày càng mạnh mẽ của thị trường chứng khốn khơng chỉ đánh dấu sự phát
triển đồng bộ nền kinh tế thị trường ở Viột Nam, mà quan trọng hơn nó tạo sự thay
đổi về chất của nền kinh tế đó. Mọi hoạt động sẽ mang đậm tính thị trường hơn, và


I


vì thế cũng ngày càng mang tính hiộu quả cao hơn.


Để cổ phần hoá NHTMNN có thể được gắn ngay từ đầu với thị trường, rất


nhiều khâu, từ định giá chứng khoán, tổ chức phát hành lần đầu ra công chúng...
đều phải công khai minh bạch. Việc bán mua cổ phiếu, trái phiếu ngân hàng cần
được công khai rộng rãi ra công chúng và cổ phần hoá phải được gắn với niêm yết
trên TTCK. Tinh trạng cổ phần hoá khép kín, vốn đi liền với cổ phần hoá DNNN
lâu nay, cần kiên quyết không để lặp lại trong tiến trình CPH NHTMNN hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

vướng mắc trong xỉr lý tài chính đối với doanh nghiệp luôn là trở lực lớn nhất kìm
hãm liến Irình CPH. Từng bước nâng cao năns lực cạnh tranh của mỗi NHTM.
cũng như của cả hệ thống ngân hàng, là những bước đi cần thiết, chắc chắn cho
tiến trình CPH NHTMNN. chủ động xử lý nợ tồn đọng, làm trons sạch bảng cân
đối tài sản., là những bước đi quan trọng đảm bảo sự thành công của CPH
NHTMNN.


Thực tế cĩĩng chỉ ra rằng, để CPH NHTMNN đạt được kết quả vữns chắc
vấn đề dự đoán trước các vấn đề hậu cổ phần hố để có phương án chủ động giải
quyết cung cần phải được đặc biệt chú trọng. Những vấn đề hay được bàn đến sau
cổ phần hoá DN là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Tỉ lệ nắm giữ cổ phần của nhà nước ở NHTM sau khi cố phần hố cííne là 1
vấn đề của Ihực tiễn CPH DNNN đặt ra.


Theo Chỉ thị 01/2003CT-TTg, các DNNN có vốn từ 5 tỷ đồng trơ lên, đane
sản xuất kinh doanh có lãi, khi ihực hiộn bán cổ phần lần đầu, nhà nước cần giữ cổ
phần thấp nhất là 51%. Đến ngày 1/7/2004, Điều 3 Luật DNNN có hiệu lực thi
hành, theo đó “ những doanh nghiệp cổ phần mà nhà nước giữ trên 50% vốn điều
lệ thì nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó” . Những quy định này cổ hợp
lý không nếu chúng cũng vãn sẽ được áp dụng cho tiến trình NHTMNN?


Phản ứng của đội ngũ lãnh đạo các DNNN với các quy định này phần lớn là
tích cực. Bởi vì các doanh nghiệp nhà nước loại nhỏ và yếu vẫn tìm thây chỗ dựa


vững chắc về vốn sau cổ phần hoá. Lãnh đạo các DNNN cũng thấy yên tâm vl nhà
nước vẫn nấm quyền chi phối hoạt động doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Thái độ
này thể hiện rõ tư tưởng ỷ lại của DN vào nhà nước về mọi phương diện. Ở nhiều
DN, người đại diện cổ phần nhà nước có quyền chi phối hầu như toàn bộ hoạt động
của doanh nghiệp, từ quyết định dự án đầu tư, quyết định nhân sự, đẽn phương
hướng sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện đó, rõ ràng lợi ích của những người
đại diện khác không thật gắn liền với lợi ích doanh nghiệp. Thực tế cũng cho Ihấy,
CTCP mới này chưa thu hút được những nhà đầu tư có vốn, có năng lực tổ chức
quản lý doanh nghiệp. Những đối tượng mua cổ phần còn lại của doanh nghiệp
thường chỉ gồm người lao động, nhà đầu tư cá nhân bên ngoài, cá nhân các đơn vị
có quan hệ với doanh nghiệp... Đây là điều được coi là nguyên nhân chính, cản trở
sự phát triển của các CTCP, khiến nhiều doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá khơng
có sự thay đổi về chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói, các CTCP
được hình thành từ cổ phần hoá DNNN theo kiểu này vẫn chỉ là DNNN mà thôi!


Trên thực tế, bên cạnh những phản ứng tích cực của doanh nghiệp như trên,
cũng có khơng ít những doanh nghiệp muốn thoát khỏi sự giám sát, sự ràng buộc
“trói chân, trói tay” này. Ở đây, những ý tưởng đổi mới, những tâm huyết cho một
cách thức tổ chức khác về chất so với trước đây, có thể tạo nên bộ mặt mới cho
doanh nghiệp, khơng có điều kiện để phát huy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

được điều chỉnh. Nhìn chung, tỉ lệ nắm giữ cổ phiêu của nhà nước nôn mạnh dạn
giảm xuống. Quyền lực của nhà nước trong nền kinh tê cần trông đợi vào sự lớn
mạnh của từng doanh nghiệp, chứ không thể chỉ dựa vào lỉ lệ năm giữ cổ phần
irong những doanh nghiệp chưa mạnh .


<b>2.4. Đánh giá chung</b>


Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ năm
1986, nền kinh tê' Việt Nam từng bước chuyển đổi từ cơ chê kế hoạch hoá tập trung


quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những cải cách có ý nghĩa chiến lược trong
những năm qua đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển các mối quan hệ kinh tê
mới và kiến trúc hạ lầng mới. Hệ thống ngân hàng được cải cách iheo nguyên tắc
thị trường, đảm bảo phân bổ có hiệu quả và an loàn các nguồn lực tài chính. Tác
động và kết quả trực tiếp của tiên trình này là việc tiền tệ hoá sâu sắc các nguồn
lực kinh tế và các quan hệ kinh tế. Điều này cũng có nghĩa là cải cách kinh tẽ đã và
sẽ tiếp tục gắn chặt với tự do hố tài chính trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, mở
ra những tiềm năng và cơ hội phát triển cho hệ Ihống ngân hàng.


Có thể nói, cải cách ngân hàng trong những năm qua đã đạt được những
thành tựu chủ yếu sau:


<i>1. Sự thay đổi căn bản về cấu trúc th ể chế: Cùng với sự ra đời của Pháp </i>


lệnh về Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Pháp lệnh về Ngân hàng, Hợp tác xã tín
dụng và Cơng ty tài chính đã đưa đến việc hình thành hệ thống ngân hàng 2 cãp;


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

hình ihức. Hoạt động của các ngân hàng ihirơng mại cũns đạt được nhữne ihành
tựu khả quan. Cụ thể: Trong những năm gần đây, quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm về hoạt động kinh doanh của các NHTM được thể chế hoá và ihực hiện. Các
NHTM có quyền quyết định lãi suất tiền gửi và cho vay, lựa chọn biện pháp hảo
đảm tiền vay. Các hoạt động tín dụng theo chỉ định hoặc phục vụ các đối tượng
chính sách của Nhà nước đã được tách khỏi các hoạt động tín dụng thương mại.
Các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về hoạt động nsân hàng thương mại (kế
toán, thanh toán, quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ/tài sản có, tín dụng, đầu tư,
ngoại hối, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro...) cũng dần được áp dụng
trong thực tế ở Việt Nam. Chủng loại sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phát triển
nhanh và đa dạng hơn. Hệ thống thanh tốn ngân hàng có những tiến hộ vượt bậc.
Công tác cơ cấu lại (tài chính, tổ chức và hoạt động) các NHTM đã đạt được một


số kết quả, đặc biệt trong việc bổ sung vốn điều lệ cho các NHTM NN và xử lý nợ
xấu, nhờ đó, năng lực tài chính của các NHTM được cải thiện và lành mạnh hơn;
trình độ quản trị, điều hành được nâng cao; dịch vụ ngân hàng phong phú hơn và
được cải thiện đáng kể về chất lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60></div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<i>P h ầ n th ứ ha i</i>


<b>CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở TRƯNG Q ư ố c</b>



<i>Chương 3</i>


KHÁI QUÁT CHƯNG VỀ HỆ THốNG NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC
<b>3.1. Cấu trúc hệ thống Ngân hàng Trung Quốc</b>


Hiện tại hệ thống ngân hàng Trung Quốc bao gồm hai ihc chố tài chính
đóng vai trị điều hành chung là Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBC) và Uỷ
ban điều hành ngân hàng Trung Quốc (CBRC). Hai thể chế này lại chịu sự giám
sát ở cấp cao hơn từ Hội đồng nhà nước (Nội các chính phủ).


PBC có nhiệm vụ hoạch định chính sách tiền tệ và đảm bảo tính thanh khoản
cho hệ ihống tài chính. Mục tiêu chính của PBC là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và ổn định giá cả. PBC kiểm soát biên độ dao động của lãi suất đối với các giao
dịch cho vay và gửi tiền, kiểm soát tỷ lộ dự trữ bắt buộc cũng như một số công cụ
tiền tộ khác quản lý cung tiền trong nền kinh tế. PBC cũng có trách nhiệm giám sát
hoạt động cung ứng tín dụng trong hệ thống ngân hàng.


CBRC được thành lập vào tháng 4/2003 để tiếp quản chức năng quản lý và điều
hành hệ thống ngân hàng từ PBC chuyển sang, nhằm giúp PBC tập trung hẳn vào
quản trị các vấn đề tiền tệ. Mục tiêu của CBRC bao gồm bảo vệ khách hàng và
người gửi tiền, duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, thúc đẩy năng lực cạnh


tranh của các ngân hàng, và giữ vai trị thơng tin với công chúng về những vấn đề
tài chính và khủng hoảng tài chính. Ngồi ra, CBRC cũng tập trung vào giúp nâng
cao năng lực cho các thể chế 'tài chính, giải quyết các vấn đề về vốn và tái cơ cấu
hệ thống ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

(CCBs), 1000 quỹ tín dụng thành thị (UCCs), và 35000 quỷ tín dụng nơng thổn
(RCCs) có nhiệm vụ cung cấp những dịch vu ngân hàng cơ bản.


Bốn ngân hàng thương mại nhà nước là Ngân hàng Nông nghiệp Trung
Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc
(CCB) và Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc (ICB) được thành
lập vào thập niên 1980. Mặc dù tỷ trọng tài sản của 4 ngân hàng này trong hệ
thống ngân hàng có xu hướng giảm dần nhưng vẫn luôn chiếm giá trị lớn (từ 72%
năm 1994 xuống còn 55% năm 2004), thể hiện cho vai trò thống trị của họ đối với
các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế. Trên thực tế, 4 ngân hàng này cũng
nằm trong số những ngân hàng có quy mơ lớn nhất trên thế giới với tổng giá trị tài
sản hơn 2000 tỷ USD và một hệ thống khổng lồ 42000 chi nhánh và hơn 700.000
nhân cơng (tính đến cuối năm 2002)2.


Ba ngân hàng cho vay chính sách được thành lập năm 1994 nhằm thực hiện
các hoạt động mang tính chính sách phát triển, vốn trước kia thuộc phạm vi trách
nhiệm của SOCBs và hiện chiếm khoảng 10% giá trị tài sản trong hệ thống ngân
hàng. Đó là các Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp (ADB), Ngân hàng Phát triển
Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (EIBC). Mục tiêu
chính của các ngân hàng này là phát triển nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, đặc biệt chú
trọng các khu vực nghèo chậm phát triển ở trung tâm và phía tây Trung Quốc.
Nguồn vốn của các ngân hàng cho vay chính sách được lấy từ các khoản cho vay
của ngân hàng trung ương, các khoản tiền gửi chính phủ và phát hành các chứng
chỉ tiền gửi cho các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng cho vay chính sách hoạt
động khơng vì mục tiêu lợi nhuận.



</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

thông, Ngân hàng Mingsheng Trung Quốc (CMB). Noán hàng China Everbrisln.
Ngân hàng China Merchants, Ngán hàng Shanghai Pudons Development và Nsân
hàng Shenzen Development. Các JSCBs tài trợ cho các SOE nhỏ và các doanh
nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, trong đó có cả các doanh nghiệp vừa và nho (SMEs).
Các ngân hàng này có hệ thống chi nhánh nhỏ hơn nhiều so với các SOCs, chủ yếu
tập trung ở các khu vực duyên hải ven biển tăng trưởng nhanh. So với các ngân
hàng khác trong hệ thống ngân hàng, các VSCBs cũnc là nhữne ncân hànc hoạt
động hồn tồn vì mục tiêu thị trường nhất, và có năng lực quản trị và điều hành
tốt nhất và có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong vài năm gần đây.


Kể từ giữa Ihập niên 1990, các CCBs được thành lập thông qua tái cơ cấu và
hợp nhất các UCCs. Hiện tại trong cả nước có 112 CCBs, chiếm 5% tổng giá trị tài
sản (số liệu năm 2004). Nguồn vốn của các CCBs thuộc quản lý của các doanh
nghiệp thành thị và chính quyền địa phương. Các CCBs cũng không được phép
hoạt động trên quy mô rộng hơn ở cấp khu vực hay toàn quốc như các JSCBs, và
đây là điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của họ. Đối tượng cung ứng dịch vụ của
các CCBs là các SMEs, các tập thể hay cư dân nàm trong khu vực hoạt động của


RCCs và UCCs được thành lập phần lớn trong thập ký 1980 nhằm mục tiêu
phân bổ nguồn tài chính hiệu quả hơn dành cho những nhu cầu đa dạng ứ khu vực
nông thôn và thành thị. Trong cơ chế hoạt động của RCCs và UCCs thì nguồn tiền
gửi phần lớn được thu nhận từ khu vực nông thôn và các đô thị nhỏ rồi được sử
dụng để tài trợ cho các SMEs hoặc trực tiếp tới người nơng dân. Trên thực tế, chính
sách cho vay của của các thể'chế này bị kiểm soát chật chẽ bởi các chính quyền
địa phương. Tính đến tháng 6/2003, trong cả nước có khoảng 35000 RCCs và
khoảng 1000 UCCs, đáp ứng cho 80% nhu cầu tín dụng khu vực nông thôn và đô
thị nhỏ. Giá trị tài sản của RCCs và UCCs chiếm khoảng 10,4% tổng giá trị tài sản
của cả hộ thống ngân hàng (tại thời điểm đầu năm 2005), có xu hướng giảm dần
trong thời gian qua (so với 14,3% của năm 1995). Điều này được đánh giá là do sự


thiếu năng lực của các tổ chức này trong việc mở rộng cho vay. mặc dù nguồn tiền
gửi vẫn tăng trưởng đều đặn. Hiện tại, chính phu Trung Quốc đánh giá tầm quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

trọng cua các RCCs cao hơn các UCCs, và vì vậy các UCCs đans dần được hop
nhât thành các CCBs. So với các loại hình thể chẽ lài chính khác Irons hệ thông
ngân hàng, RCCs lỏ ra kẻm cỏi nhất cả về năng lực điều hành quản trị lẫn lỷ lệ các
khoản vay không sinh lợi (Non-Performing Loans - NPLs) cao nhất.


Các ngân hàng nước ngồi đóng một vai trị rất hạn chẽ trong hệ thống ngân hàng
Trung Quốc. Tính đến tháng 9/2003, trong cả nước có 191 thể chế ngân hàng nước
ngoài được câp phép, trong đó có 157 chi nhánh, 11 chi nhánh con và 15 văn
<i>phòng đại diện3. Các ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm 0,3°ĩc giá trị thị trường cho </i>
vay bằng đồng ngoại tệ và gần 13% giá trị Ihị trường cho vay bằng đồng ngoại tệ;
và chiếm 1,5% giá trị tài sản của cả hệ thống ngân hàng.


Ngoài ra, trong hệ thống tài chính Trung Quốc cũng có sự tham gia của các thể chế
tài chính phi ngân hàng khác. Đầu tiên phải kể đến là các quỹ đầu tư ủy thác
(TlCs) được thành lập trong thập niẽn 1980 để hỗ trợ sự phát triển của khu vực lư
nhân. Một số TICs hoạt động giống như công cụ đầu tư của các chính quyền địa
phương trong khi mội số khác là các trung gian của các quỹ đầu tư quốc tế nhằm
tài trợ cho các dự án hạ tầng hay xây dựng trong nước. Thể chế tài chính phi ngàn
hàng nổi bật khác phải kể đến là các công ty quản lý tài sản (AMCs), đirợc thành
lập năm 1999 nhằm tiếp quản các NPLs từ các SOCBs và thu hồi chúng thông qua
các biện pháp cơ cấu tài sản. Các cơng ty chứng khốn cũng bắt đầu ra đời từ thập
niên 1990 cùng với sự phát triển của thị trường chứng khốn. Ngồi ra khơng thể
không nhắc đến các công ty bảo hiểm, phần lớn vẫn thuộc sở hữu nhà nước nhưng
có một bộ phận không nhỏ các công ty mới được hình thành dưới dạng công ty cổ
phần đang tỏ rõ những ưu thế trong loại hình kinh doanh này.


Trước khi tiến hành thương mại hóa, hoạt động cho vay của các ngân hàng này chỉ


giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định theo định hướng chính sách của nhà nước.
Hiện tại các ngân hàng này đã được cho phép thực hiện cho vay với mọi lĩnh vực
mà không bị hạn chế. Mặc dù vậy, trên thực tế hoạt động của các ngân hàng này
vẫn chủ yếu tập trung vào các khu vực truyền thống nói trên. Ba ngân hàng cho vay
chính sách ADB, CDB và EIBC được thành lập năm 1994 nhằm thực hiện các mục


<i><b>its Evolution an d Possible Im pact, CESifo Economic Studies, V ol.52, 2/2006, 304-363.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

tiẽu phát triển dài hạn và các hoạt động cho vay chính sách trước đây được ihực
hiện bởi một số ngân hàng chuyên biệt. Hầu hết các ngân hàns thươnc mại khác,
ngoại trừ Ngân hàng sở hữu tư nhân Minsheng Trung Quốc, là được sở hữu bải
chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp nhà nước.


<i>Đồ thị 1: Cấu trúc hệ thống ngân hàng Trung Quốc </i>
<b>Hội đổng Nhà nước</b>


<b>N gân hàng trung ương Trung Q uốc (PBC)</b>


<b>U ỷ ban điéu hành ngân hàng Trung Q uốc (CBRC)</b>


<b>Ngân hàng cho</b> <b>Các ngân hàng</b> <b>Ngân</b> <b>hàng</b> <b>Các ngân hàng</b> <b>Các tổ chức tài</b>


<b>vay chính sách</b> <b>thương</b> <b>mại</b> <b>thương</b> <b>mại</b> <b>nước ngồi</b> <b>chính và phi tài</b>


<b>khác</b> <b>Nhà</b> <b>nước</b> <b>chính khác</b>


<b>(SOCBs)</b>


<b>- </b> <b>Ngân </b> <b>hàng</b> <b>N gân </b> <b>hàng</b> <b>nổng</b> <b>- Các công ty tài chính</b>



<b>phát triển nơng</b> _ <i><b>Các</b></i> <i><b>c</b></i> <b>nghiệp</b> <b>Trung</b> <b>Quốc</b> <b>và quỹ ủy thác (TICs)</b>
<b>nghiệp</b> <b>Trung</b> <b>ngân</b> <b>ngân</b> <b>(ABC)</b> <b>- Các công ty tài chính</b>


<b>Quốc</b> hàng <b>hàng</b> <b>- </b> <b>N gân </b> <b>hàng</b> <b>Trung</b> <b>và quỹ ủy thác quốc tế</b>
<b>- </b> <b>Ngân </b> <b>hàng</b> thương <b>quy</b> <b>Q uổc (BOC)</b> <b>- Các quỹ tín dụng nơng</b>
<b>xuất nhập khẩu</b> <b>mại</b> <b>m ô</b> <b>- Ngân hàng xây dụng</b> <b>thơn (RCCs)</b>


<b>Trung Quớc</b> thành tồn <b>Trung Q uốc (CCB)</b> <b>- Các quỹ tín dụng thành</b>
<b>- </b> <b>Ngân </b> <b>hàng</b> phố quốc <b>N gân </b> <b>hàng</b> <b>công</b> thị (UCCs)


phát <b>triển</b> <b>nghiệp</b> <b>và thương mại</b> <b>- Các côn g ty cho thuê</b>
<b>Trung Q uốc</b> <b>Trung Quốc (ICB)</b> tài chính


<i><b>Nguồn: Sayuri Shirai (2 0 0 2 ), Banking S ecto r R eform s in the P e o p le ’s R epu blic o f C hin a— </b></i>


<i><b>Progress, a n d C o n s tr a in ts , K eio U n iversity, A sian D evelopm ent Bank Institute</b></i>


<i>3.2. Đặc điểm chung của hệ thống ngân hàng thưong mại T rung Quốc</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

trưởng nền kinh tẽ ấn tượng, tuy nhiên điều này lại chưa phai là một đặc điếm cua
một hệ thống ngân hàng phát triển. Lý do là vì lượng san phẩm dịch vụ ncân hàne
cịn thấp và giá trị tín dụng ngân hàng dành cho hệ thống doanh nghiệp vừa và nho
và các hộ gia đình hiện mới chỉ tương ứng chiếm tỷ trọng khiêm tốn là 15% và


11% (số liệu nãm 2004).


Các ngân hàng thương mại nhà nước lớn đóng vai trò thống trị trong hệ
thống ngân hàng Trung Quốc, trong khi các ngân hàng khác có quy mơ nhỏ hơn
một cách đáng kể. Vì vậy, chỉ liêu mức độ tập Irung là lương đối cao nếu chỉ lính
riêng cho 4 ngân hàng lớn nhất này, tuy nhiên tính theo chỉ số Herfindahl4 thì giá


trị nhận được thấp hơn nhiều. Chỉ số Herfindahl ihấp cho thấy tính cạnh tranh yêu
kém trong hệ thống ngân hàng do sự thống trị của các ngân hàng thương mại nhà
nước. Mặc dù vậy, số liệu thống kẽ cũng cho thấy tỷ trọng giá trị tài sản trong hệ
thống ngân hàng của các ngân hàng thương mại nhà nước đang có xu hướng giảm
dần (từ 73,9% năm 1993 xuống 54,6% năm 2004) trong khi tỷ trọng giá trị tài sản
<i>của các ngân hàng thương mại cổ phần đang tăng lên (từ 4,5% nãm 1993 lên 15% </i>
năm 2004) (xem đồ thị 2). Kể từ năm 2000 trở lại đây, giá trị tài sản của các ngân
hàng thương mại cổ phần tăng trung bình tới 30%/nãm trong khi của các ngân
hàng thương mại nhà nước là 10%/nãm.


<i>Đồ thị 2: Mức độ tập trung của hệ thống ngân hàng</i>


<b>3000 </b>
<b>25CO - </b>
2000


<b>1500 ■ </b>
<b>lOCO - </b>


<b>500 </b>


<b>-Thị phần của các ngân hàng thương </b>
<b>mại nhà nước (trục phải)</b>


<b>Chỉ </b>sô' <b>Herfindahl (trục trái)</b>


<b>Thị phần của các ngân hàng </b>
<b>thương mại c ổ phần (trục phải)</b>


- eo*.



<b>- 60'</b>


<b>4 0 \</b>


- 20*


D\


<b>1995 </b> <b>1996 </b> <b>1997 </b> <b>1998 </b> <b>1999 </b> <b>2000 </b> <b>2001 </b> <b>2002 </b> <b>2003 </b> <b>2004</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Cơ cấu tài sản trong bảng cân đối kê toán cua các NHTM Trung Quóc cũ ne
<i>khá khác biệt so với tiêu chuẩn chung của quốc tế. Thứ nhất, các khoan cho vay </i>


<i>luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các tài sản có (đạt 60.8?r nãm 2003) trong đó phần </i>


lớn là các khoản vay ngắn hạn (tỷ lệ này đang giảm dần) và dành cho các tổng
công ty (chiếm hơn 85% tổng giá trị cho vay và hơn 85% lợi nhuận thu được). Sự
bùng nổ của thị trường nhà đất trong vài năm gần đây chưa làm thay đổi nhiều
tương quan cơ cấu tài sản này: tỷ lệ cho vay cầm cố vẫn chỉ đạt xấp xỉ 15^ tổng
<i>giá trị các khoản cho vay. Thứ hai, hầu hết các lài sản nợ là tiền gỉrì tiếi kiệm, với </i>
tỷ trọng trung bình trong các ngân hàng lên tới 89% trong năm 2003, cụ thể đối
với các ngân hàng nhà nước là 92% còn các ngân hàng thương mại cổ phần ít hơn
với 79%. Tính bình qn đối với hệ thống ngân hàng Trung Quốc, nguồn gửi tiền
tiết kiệm cá nhân chiếm tỷ trọng cao gấp 2 lần so với nguồn tiền gửi của doanh
<i>nghiệp. Còn nếu xét cụ thể thì có sự khác biệt khá rõ giữa các loại ngân hàng, 60% </i>
giá trị tiết kiệm của các NHTMNN là người gửi tiền cá nhân, trong khi các doanh
<i>nghiệp là nguồn gửi tiền của các NHTM cổ phần, với tỷ trọng đạt 65%.</i>


Đồ thị 3: Cơ cấu TSN và TSC của các ngân hàng Trung Quốc năm 2003


<b>(Đơn vị: %)</b>


<b>Tỷ trọng cho vay/tổng tài sản </b> <b>Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm/tổng tài sản</b>


100
<b>75</b>


ÕO


<b>25</b>


0


<b>92.1</b>
<b>60.S </b> <b>60.3 </b> <b>60.5</b>


<b>I</b>

<sub>Tổng NHTM NHTM NHCS </sub> <sub>NHTM </sub>


NN CP ĐÂ


<b>92 1</b>


<b>79. ỉ'</b> <b>83.7</b>


<b>Chú thích: </b> <b>N H T M N N : N gân hàng thương mại nhà nước</b>


<b>NH TM CP: N gân hàng thương mại c ổ phần </b>


<b>NHCS: N gân hàng chính sách</b>



<b>N H T M Đ Â : N gân hàng thương mại các nền kinh tẽ Đ ô n g Âu </b>


<i><b>Nguồn: Standard and Poor (2 0 0 4 )</b></i>


7.912


<b>I</b>



Tổng NHTM NHTM NHCS NHTM


NN CP ĐÂ


<b>4 Chỉ SỐ Herfindahl đo luờng mức độ tập trung của hộ thỡng ngán hàng. Chí số này đươc tính bàng tơng bình phương </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Đê có một sự đánh giá khách quan hơn về hoạt động cua hệ thỏns nễn
hàng Trung Quốc, ta có thể so sánh một số chỉ tiêu chung với hệ thông ngân hàng
các quốc gia chuyển đổi ở Đơng Âu.


Nhìn chung, các chỉ tiêu chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng Trung
Quốc là khá thấp. Tỷ lệ nợ xấu (NPLs) trên tổng giá trị cho vay là 20% năm 2003,
cao hơn khá nhiều so với chuẩn chung của các nền kinh tê mới nổi (chỉ sô này của
<i>hệ thống ngân hàng các quốc gia Đông Âu là 9,ì% cĩĩnc trong năm 2003). Thậm </i>
chí con sơ' cịn tệ hơn nữa là 30%5 thời điểm năm 1997 trước khi chính phủ tiến
hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, giá trị dự trữ phòng ngừa nợ xấu
của các ngân hàng Trung Quốc cũng khá thấp, chỉ bằng 22% của NPLs, so với của
các ngân hàng Đông Âu là 46,4%.


Hệ quả của việc quản lý tài sản yếu kém này là việc thu hẹp nguồn vốn cho
vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời ở mức độ sâu xa hơn là vấn đề
sử đụng nguồn vốn kém hiệu quả trong xã hội. Không chỉ tỷ lệ nợ xấu xảy ra với


các đối tượng doanh nghiệp nhà nước mà vấn đề này còn xảy ra cả với các khoản
cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ gia đình


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>Đồ thị 4: Các chỉ tiêu về vốn hóa của các ngân hàng Trung Quốc năm 2003 </b>
<b>(Đơn vị: %)</b>


<b>Tỷ lệ khả năng thanh toán </b> <b>Tỷ trọng vốn chủ sở hữu/tổng tài sản</b>


12.35


6.73


6 .4 6


'7 4


<b>Tổng</b> NHTM
NN


NHTM
CP


NHTM
ĐÂ


12


<b>1J ■</b><sub>10 </sub>


<i>0 .</i>



4.34 4.3-5


<b>Tổng</b> NHTM
NN


NHTM
CP


<b>Q iú thích:</b>


<b>N H T M N N : N gân hàng thương mại nhà nước </b>


<b>NHTMCP: N gân hàng thương mại cổ phần </b>


<b>N H T M Đ Â : N gân hàng thương mại các nền kinh tẽ Đ ôn g Âu </b>


<b>Nguồn: Bankscope (2 0 0 4 )</b>


NIITM


ĐÂ


Đặc điểm tiếp theo của hệ thống ngân hàng Trung Quốc là khả năng sinh
lời thấp. Số liệu trong năm 2003 cho thấy, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE) là 3,05% còn chi số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là 0,14%. Để so sánh
thì các chỉ số này của hộ thống ngân hàng Đông Âu tương ứng là 13,57% và
1,43%. Sự yếu kém về mặt lợi nhuận có thể giải thích xuất phát chủ yếu bởi chất
lượng tài sản thấp. Chỉ riêng những hoạt động tăng dự phịng và xóa nợ sổ sách đã
làm giảm tới hơn 80% giá trị lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng. Duy nhất chỉ



I*


có chỉ số hiệu quả hoạt động6 của hệ thống ngân hàng Trung Quốc là đạt giá trị
<i>khá ấn tượng là 51,68%, thấp hơn so với 62,21% của các ngân hàng Đông Âu, nhờ </i>
có yếu tố chi phí tiền lương nhân cơng thấp ở quốc gia này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>Đ ổ th ị </b>5: Các chỉ tiêu về lợi nhuận của các ngân <b>hàng </b>Trung Quốc năm 2003
<b>(Đơn vị: %)</b>


<b>Lợi nhuận/tổng tài sản (RO A) </b> <b>Lọi nhuận/vón chủ sở hữu (ROE)</b>


Tổng NHTM NHTM NHCS NHTM Tổng NHTM NHTM NMCS NHTM


NN CP ĐÂ NN CP ĐA


<b>Qiú thích:</b>


<b>N H T M N N : N gân hàng thương mại nhà nước </b>


<b>NHTM CP: N gân hàng thương mại cổ phần </b>


<b>NHCS: N gân hàng chính sách</b>


<b>N H T M Đ Â : N gân hàng thương mại các nền kinh tê Đ ôn g Âu </b>


<b>Nguồn: Bankscope</b>


Khả năng điều hành độc lập của các ngân hàng được đánh giá là khá kém.
Nguyên nhân chủ yếu là do thành phần nhà nước vẫn còn tham gia khá phổ biến


trong cơ cấu sở hữu của các ngân hàng. Sự can thiệp thường xuyên của nhà nước
khiến cho các ngân hàng trở nên bị động trong việc điều hành hoạt động của họ.
Các ngân hàng thương mại nhà nước chịu sự can thiệp này mạnh nhất, và hoạt
động của họ bị đánh giá là khá xa rời với những nguyên tấc cơ bản của một ngân
hàng kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Hội đổng quản trị của các ngân hàng
thương mại nhà nước thường được chỉ định ra để làm công việc giám sát hoạt động
tuân theo các quy định và luật ]ệ của ngành ngân hàng, và họ hầu như khơng có vai
trị gì trong việc quản lý và điều hành chính sách. Việc công bố thông tin về hoạt
động của các ngân hàng này diễn ra rất hạn chế, dưới sự kiểm soát trực tiếp của
chính phủ (đại diện ở đây là Bộ Tài chính).


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71></div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<i>C hươnạ4</i>


<b>CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG Ql ố c</b>


<b>4.1. Bối cảnh thực hiện</b>


Hệ thống ngân hàng có nhiệm vụ cung cấp nguồn lực cho nền kinh tế, đóng
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và hiệu
quả. Trong 3 thập kỷ vừa qua, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được bước tăng
trưởng thần kỳ với tốc độ tăng trưởng trung bình lên tới 8%/năm. Điều này rõ ràng
là có một phần đóng góp khơng nhỏ từ phía hệ thống ngân hàng trong nước. Tuy
nhiên cũng cần phải thấy rằng, hệ thống ngân hàng Trung Quốc xuất phát từ mơ
hình nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong một thời gian khá dài. Vì vậy với
việc quốc gia này đang hướng tới một nền kinh tê' thị trường hồn tồn thì những
địi hỏi về cải cách hệ thống ngân hàng là tất yếu phải thực hiện. Hơn thê nữa, với
việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào nãm 2006 cùng
với các cam kết về tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường tài chính, áp lực về
cải cách hệ thống ngân hàng càng trở thành những mục tiêu quan trọng của chính
sách phát triển kinh tế.



Phần trên đã cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về đặc điểm hệ thống
ngân hàng Trung Quốc bao gồm:


- sự hoạch định trách nhiệm chưa rõ ràng của ngân hàng trung ương


- sự thống trị của các ngân hàng thương mại nhà nước có quy mơ lớn nhưng cồng
kềnh kém hiệu quả


- các ngân hàng thương mại địa phương yếu kém về chức năng


- trong khi mơ hình các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân mới hình thành thể
hiện rõ tính hiệu quả và hiện đại


- các tổ chức ngân hàng nước ngoài chỉ được tham gia rất hạn chế
- vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn chưa thể hiện rõ.


Như vậy, có thể thấy rằng tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng Trung
<i>Quốc sẽ tập trung chủ yếu vào các đối tượng là ngân hàng trung ương, 4 ngân hàng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>4.2. Tiến trình cải cách </b>
<i><b>4.2.1 Khái quát chung</b></i>


Những mốc cải cách chính đi kèm với sự thay đổi vé tư duy. khung khổ
pháp luật và điều liết.


Kê từ sau thời kỳ mở cửa đổi mới đến nay. quá trình cải cách hệ thổne ngân
hàng Trung Quốc được coi là đã trải qua 3 giai đoạn chính:


<i>* Giai đoạn 1979-1993: cải cách định hướng hoạt động theo cơ chê thị trường xuât </i>


phát từ một hệ thống ngân hàng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.


Trước năm ] 979, hộ thống ngân hàng khá lạc hậu và chỉ đóng một vai trò nho bé
trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Trong chế độ kinh tế kê hoạch
hóa tập trung của Trung Quốc, hệ thống ngân hàng chỉ có chức năng chủ yếu là tập
hợp doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước và phân bổ đầu tir thống qua các
khoản trợ cấp ngân sách. Các ngân hàng chỉ đơn giản làm nhiệm vụ cấp tín dụng
cho các doanh nghiệp nhà nước nhằm phục vụ các kê' hoạch sản xuất, chi trả tiền
lương cho người lao động và thu mua các sản phẩm nông nghiệp.


Năm 1979, tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc bắt đầu với
việc chính phủ xóa bỏ chế độ ngân hàng độc nhất và thành lập một hộ thống ngân
hàng 2 cấp bao gồm một ngân hàng trung ương và 4 ngân hàng thương mại chuyên
doanh thuộc sở hữu nhà nước. Trong những năm tiếp theo, quá trình cải cách hệ
thống ngân hàng được tiến hành chủ yếu tập trung vào việc phân định rõ chức năng
của các ngân hàng. Đầu tiên là việc kể từ năm 1984, chức năng của ngân hàng nhà
nước đã được thu gọn vào quản lý vĩ mô, tách biệt khỏi các hoạt động ngân hàng
thông thường như trước. Tiếp theo, hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà
nước tiếp tục được cải cách phân chia thành 2 mảng lớn: (i) các hoạt động mang
tính thương mại và (ii) các hoạt động mang tính thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
<i><b>* Giai đoạn 1994-2000: xóa bỏ dần những đặc tính của hệ thống ngân hàng lạc </b></i>
hậu hoạt động theo cơ chế cũ và thiết lập một hệ thống ngân hàng mới hiện đại và
đầy đủ chức năng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

1995, Luật ngân hàng thương mại ra đời trơ thành văn bán pháp luật chính thức
điéu chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại. Cũng trong năm này. liicn
pháp mới của Trung Quốc đã chính thức văn bản hóa 3 trọng trách chú yếu cua
ngân hàng nhà nước (PBC) bao gồm: ổn định tiền tộ, giám sát ngân hàng và giám
sát hệ thống thanh toán. Mặc dù vậy, tính độc lập của PBC vẫn không được cải
thiện nhiều và hoạt động vẫn chịu sự can thiệp lừ Hội đồng nhà nước.



Quá trình cải cách hệ thông ngân hàng của Trung Quốc Irons những nãm
tiếp theo tập trung vào cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng chuẩn bị cho việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính phủ đã
đưa ra 3 trọng tâm chủ yếu của quá trình cải cách bao gồm: (i) tái cơ cấu ngàn
hàng, thơng qua xóa bỏ các khoản nợ xấu và hoạt động tái cấp vốn; (ii) giảm bớt
sự can thiệp của chính phủ và mở cửa cho cạnh tranh nước ngoài; và (iii) nâng cao
năng lực giám sát và luật pháp.


<i>* Giai đoạn 2001 trở đi: tập trung vào nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống </i>
ngân hàng chuẩn bị cho việc mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính theo cam kết
WTO


Đây là giai đoạn sau khi Trung Quốc đã gia nhập tổ chức thương mại thế
giới. Trọng tâm của quá trình cải cách tiếp tục là nâng cao năng lực của hệ thống
ngân hàng trong nước trước sức ép cạnh tranh và mở cửa thị trường tài chính theo
cam kết WTO. Uỷ ban điều hành ngân hàng Trung Quốc được thành lập để thay
thế ngân hàng nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ và giám sát hoạt
động hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục được cải
cách tăng cường năng lực hơn nữa để chuẩn bị cho việc Trung Quốc sẽ mở cửa
hoàn toàn hoạt động ngân hàng từ sau năm 2006.


<i><b>4.2.2. Cải cách ngãn hàng nhà nước (PBC)</b></i>


Năm 1979, chính phủ đã bắt đầu cải cách vị thế độc tôn của ngân hàng nhà
nước bằng việc thành lập 3 ngân hàng chuyên trách. Từ đây, vai trò của PBC đã
tách hẳn ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại trong nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

ngang hang <b>VỚI </b> một bộ trong chính phủ, chưa có lính độc lập. Vì vậy các quyêt



đinh chinh sach tiên tệ cua PBC vân phải chịu sự phc duyệt cùa Hội đồnc nhà
nước.


Đôi với mục tiêu kiềm chẽ lạm phát, PBC có trách nhiệm hoạch định một kẽ
hoạch tín dụng áp dụng cho các chi nhánh của PBC Irong cả nước, đảm bảo rằng
sự phân bổ tín dụng nằm dưới mức giới hạn trần xác định. PBC cho phép các chi
nhánh của mình quyền quản lý hạn mức tín dụng này phù hợp với hoạt độnc rienc
của từng địa phương.


Tuy nhiên, từ nửa sau thập kỷ 1980, sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng
khu vực và các tổ chức tài chính phi ngân hàng mới nằm ngồi kê hoạch tín dụng
nói trên đã khiến cho PBC mất khả năng kiểm sốt chính sách tiền tệ. Các tổ chức
tín dụng địa phương được thành lập bởi chính quyền địa phương và họ tiến hành
cho vay các doanh nghiệp nhà nước địa phương, đồng thời cả đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Thêm vào đó, trong thời gian này, các ngân hàng thương mại
nhà nước cũng thành lập các quỹ đầu tư và ủy thác, tạo ra một kênh huy động vốn
nước ngoài mới, thông qua việc bán trái phiếu trên thị trường tài chính quốc tế. Tẫl
cả các hoạt động này đã làm thay đổi đáng kể nguồn cung tiền trong nước, khiến
cho việc điều hành chính sách tiền tộ của PBC gặp rất nhiều khó khăn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

năng cho vay chính sách khỏi chức năng cho vay thương mại, và (iii) hình thành
một hộ ihống ngân hàng ihương mại Irong đó các ngân hàng thươna mại nhà nước
và các loại hình ngân hàng khác có thẽ cùng lổn tại và cạnh tranh tuân theo các
quy định của Ngân hàng Trung ương (PBC).


Sau khi Nghị quyết này có hiệu lực, PBC đã khơng cịn quản lý hoạt động
tiên tệ của các ngân hàng cấp dưới theo phương thức trực tiếp nữa mà chuyển hoàn
toàn sang giám sát chung hoạt động của hệ thống ncân hàng. Hoạt độns kế hoạch
hóa tín dụng như trước bị xóa bỏ, sự can thiệp của nhà nước được giám bớt và PBC
được tự quyết trong phản bổ tín dụng.



Năm 1995, nhằm thể chẽ hóa các quy định và nghị quyết của hệ Ihống ngân
hàng trước đó, chính phủ Trung Quốc đã ban hành hai bộ Luật ngân hàng thương
mại và Luật ngân hàng trung ương, đánh dấu sự chuyển đổi hồn tồn hệ thơng
ngân hàng Trung Quốc sang hoạt động hoàn theo cơ chế thị trường. Theo luật
định, kể từ đây, nhiệm vụ chính của PBC là xây dựng và thực thi chính sách tiền lệ,
cùng với giám sát hoạt động của hộ thống ngân hàng thương mại. PBC cũng có
nhiệm vụ quản lý tiền dự trữ của các tổ chức tài chính, cung cấp dịch vụ tái chiết
khấu và thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, thực thi các nghiệp vụ thị
trường mở và trở thành trung tâm thanh toán giữa các tổ chức tài chính (clearing­
house).


Ngồi ra, nhằm tăng cường khả năng giám sát hệ thống ngân hàng thương
mại cũng như bảo vệ PBC tránh khỏi những can thiệp từ các chính quyển địa
phương, ngân hàng trung ương Trung Quốc được tổ chức thành 9 chi nhánh ngân
hàng trung ương trong cả nước1.


Năm 2003, nhiệm vụ của PBC tiếp tục được cải cách một lần nữa với sự ra
đời của Uỷ ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) nhằm tiếp quản hoạt
động quản lý và giám sát hệ thống ngân hàng từ PBC. Kể từ đây, PBC chỉ còn tập
trung vào mục tiêu chính là ổn định tài chính và thực thi các chính sách tiền tệ.
Giai đoạn từ sau 1995 cũng đánh dấu sự áp dụng hàng loạt các cõng cụ chính sách
tiển tộ hiện đại của PBC.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<i>thay đổi mạnh nhất là vào năm 1998, với mức căt giảm tìr 20c'ỉ xuone 8ri . rôi </i>
giam tiêp còn 6% năm 1999. Sau lần thay đối này, PBC điêu chính ty lê dư trữ bãt
buôc thận trong hơn nhiều với mức thay đối mỗi lần trong khoảng từ 0.5-1%. Ví
dụ như vào tháng 9/2003 điéu chỉnh tăng từ 6,5% lên 7% (tăng 0.5%) và tiẽp tuc
<i>vào tháng 4/2004 điều chỉnh tãng từ 7% lên 7,5% (tãng 0,5%)7.</i>



(ii) Công cụ lãi suất được PBC đưa vào áp đung khá thận trọng theo hướng tư do
hóa dẩn dẩn. Nâm 1996, lãi suãt thi trường liên nsân hàng đươc tư do hóa trước
tiên. Năm 1997, lãi suất tái chiết khấu trái phiếu đươc thả nổi và đến năm 1998 thì
lần đầu tiên, lãi suất trái phiếu chính phủ đươc phát hành tuân theo các yêu tị
mang tính thị trường. Sư kiểm soát đối với tỷ lê lãi suất các khoản cho vay ngoai tê
và các khoản tiền gưi ngoai tệ lớn cũng bắt đầu được đỡ bỏ từ năm 2000. Đối với
các giao địch bằng đổng nội tê, PBC đưa vào áp dung công cu biên độ lãi suất kể từ
năm 1996, đổng thời mờ rộng đần biên độ này cho đến tháng 10/2004 thì đỡ bỏ
hồn toàn giá trị cận trên của biên độ. Lãi suất áp đung đối với các khoản tiên gứi
dài han có giá trị lớn bằng đồng NDT cũng đươc PBC nới long kiểm soát đãn dàn
theo phương pháp biẽn đô từ năm 1999 và đến tháng 10/2004 thì cân dưới lãi suất
được dỡ bỏ hoàn toàn8. PBC đánh giá khá cao tầm quan trong của cống cu lãi suất
trong chính sách tiền tệ và tất cả các thay đối về lãi suất đều điễn ra với tốc đô khá
chậm rãi theo hướng tự do hóa hồn tồn. Một điểm đáng chú ý là kể từ sau tháng
10/2004, mậc đù PBC đã đỡ bỏ phần lớn các quy đinh về bién độ giữa tỷ lệ lãi suất
cho vay và tỷ lệ lãi suất tiến gửi trong hê thống ngân hàng nhưng giá tri của bién
độ này vẩn còn khá lớn, đat 330 điểm phần trăm năm 2005 (xem đồ thi 4). Điêu
này cho thấy, so với chỉ tiêu chung của hệ thống ngân hàng quốc tế, các ngãn hàng
Trung Quốc vẩn còn đươc hưởng lợi nhuân khá cao từ mức chênh lêch lãi suất tién
gửi-cho vay này.


<i><b>7 Alicia Garcia Herrero. Sergio Gavila vu Daniel Santabarbara (2006), C h in a 's Banking Reform. An Assessment o f </b></i>


<i><b>its Evolution an d P ossible Im pact, CESifo Economic Studies, V ol.52, 2/2006. 304-363.</b></i>


<i><b>! Alicia Garcia Herrero. Sergio Gavila vn Daniel Santabarbara (2006), China s Banking Reform An Assessment o f </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Đó thị 6: Q trình tự do hóa lãi suất trong hộ íhỏng ngản hàng Trung Quỏc
<b>thời kỳ 1995-2005 (dơn vị: </b><i>% )</i>



<b>- Reíerence rate on deposits (1 year) </b> <b>--- Reference rate on loans (1 year)</b>
<b>■ Ceiling rate on loans (1 year) </b> <b>--- Lowest rate on loans (1 year)</b>
<b>■ Lowest rate on deposits (1 year)</b>


<b>*330 bp: </b> <b>K hoảng cách giữa lãi suất cho vay trung bình và lãi suất tiền gửi trung bình, tương </b>


<b>dương 3,3% /nãm.</b>


<i><b>Nguồn: A licia Garcia Herrero, Sergio G avila và Daniel Santabarbara (2 0 0 6 ), C h in a 's Banking </b></i>


<i><b>R eform : An A ssessm en t o f its E volution a n d P o ssible Im pa ct, CESifo Econom ic Studies, V o l.52, </b></i>


<b>2/2006, 30 4-363.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<i><b>4.2.3. C ải cách các ngân hàng thưong mại</b></i>
<i><b>Cải cách các ngân hàng thương mại nhà nước</b></i>


Bốn ngân hàng thương mại nhà nước của Trung Quốc được thành lập lừ đầu
thập niên 1980 nhằm thay thê ngân hàng trung ương thực hiện các hoạt động ngân
hàng trong các lĩnh vực chuyên trách riêng biệt. Ngân hàng Nống nghiệp Trung
Quốc (ABC) được thành lập để thay thế PBC thực hiện các hoạt động ngân hàng
đối với khu vực nông thôn cũng như giám sát mạng lưới 60.000 quỹ tín dụng nống
thơn khắp trong cả nước. Ngân hàng Trung Quốc (BOC) được thành lập có nhiệm
vụ thực hiện các giao dịch ngoại hối, còn Ngân hàng Xây dụng Trung Quốc (CCB)
thì thay thế ngân hàng nhà nước thực hiện các hoạt động ngân hàng thuộc lĩnh vực
xây dựng nói chung.


Đến năm 1984, ngân hàng thương mại nhà nước thứ 4 là Ngân hàng Thương
mại và Công nghiệp Trung Quốc (ICB) được thành lập và đảm nhận tất cả các hoạt
động mang tính thương mại từ PBC chuyển sang.



Mặc dù vậy, chiếm một phần không nhỏ trong nhiệm vụ của các ngân hàng
thương mại nhà nước trong giai đoạn này lại là những hoạt động có tên là “cho vay
chính sách”. Hoạt động này được xem là bị đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước,
nhằm cung cấp:


(i) những khoản đầu tư có thời hạn hoàn trả dài vào các ngành điện năng và giao
thông


(ii) những khoản cho vay nhằm nâng cao phúc lợi khu vực nông thôn
(iii) những khoản vốn dành cho các doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên
(iv) những khoản cho vay trợ cấp cho các ngành như giáo dục và y tê


Theo ước tính thì đến thời điểm đầu năm 1994, tỷ trọng giá trị các khoản
“cho vay chính sách” trên tổng giá trị cho vay chiếm 20% ở ICB, 30% ở ABC,


15% ở BOC, và 45% ở CCB9.


Không chỉ phải chịu sự can thiệp của chính quyền trung ương thông qua
hoạt động “cho vay chính sách”, các ngân hàng thương mại nhà nước còn chịu sự
can thiệp khơng nhỏ từ chính quyền địa phương. Nghị quyết thành lập các ngân


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

hàng Ihương mại nhà nước năm 1984 nêu rõ các chi nhánh cua 4 nsán hàn° thương
mại nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo cúa 2 chú the: (i) là từ hôi sơ chính cua
ngân hàng, chịu trách nhiệm trong các hoạt động nghiệp vụ, và (ii) từ chính quyền
địa phương, chịu trách nhiệm về bộ máy của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nội
bộ chi nhánh ngân hàng. Trên thực tế, sự lãnh đạo từ 2 phía này đã tạo cơ hội cho
chính quyền địa phương can thiệp khá mạnh vào hoạt động của các ngân hàng. Ví
dụ. mặc dù hội sở chính của ngân hàng có quvền chỉ định quan chức lãnh đạo các
chi nhánh ngân hàng thành viên, tuy nhiên, điều này chỉ trở thành sự thật nếu


những nhân sự này cũng nhận được sự đồng ý từ chính quyền địa phương. Do đó.
khơng ít lần chính quyền địa phương đã sử dụng quyền lực của họ để chi phối các
quan chức chi nhánh ngân hàng trong việc chấp ihuận những khoản vay có lợi cho


Bên cạnh những vấn đề chồng chéo về quản lý và mâu thuẫn Irong hoạt
động như vậy, thập kỷ 1980 đánh dấu một thời kỳ phát triển khá mạnh của 4 ngân
hàng thương mại nhà nước. Tổng giá trị tín dụng cho vay tăng từ 18,5 tỷ NDT năm


1978 (bằng 51% GDP) lên 180,6 tỷ NDTnăm 1991 (bằng 92% GDP)10.


Quá trình cải cách các ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc được
coi là thực sự đẩy mạnh từ năm 1994, với sự ra đời các ngân hàng chính sách,
nhằm đảm nhận hoàn toàn nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế vĩ mô từ các ngân
hàng thương mại. Đó là Ngân hàng Đầu tư Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước,
Ngân hàng cổ phần viễn thông Trung Quốc, và Ngân hàng Công nghiệp CITIC
thuộc sở hữu của Tổng công ty đầu tư và ủy thác Trung Quốc. Kể từ đây, hoạt
động của các ngân hàng thương mại nhà nước đã được tách biệt khỏi mảng hỗ trợ
phát triển nền kinh tế vĩ mô và hoàn toàn chuyển sang hoạt động theo tín hiệu cung
cầu của thị trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

những bước cải cíích mạnh mẽ nhằm củng cố và tãng cườns năng lực cua các ngân
hàng thương mại nhà nước trước viễn cánh cạnh Iranh quốc lếgay sãl sau khi quôc
gia này gia nhập WTO. Nội dung cải cách các ngân hàng thương mại nhà nước
trong giai đoạn này tập trung vào 2 mục tiêu chính là: (i) tái cơ cấu lại bảng cân
đối tài sản của các ngân hàng, thông qua việc tăng thêm vốn và loại bỏ các khoản
nợ xấu; (ii) tăng cường năng lực điều hành và quản trị của các ngân hàng.


<i>Tái cơ cấu bảng cán đôi tài sản</i>


Cho đến nay, PBC đã thực hiện 3 đợt tăng vốn nhằm tái cơ cấu lại báng cân


đối tài sản của các ngân hàng thương mại nhà nước.


Đợt thứ nhất diễn ra vào năm 1998 khi Bộ Tài chính Trung Quốc phát hành
trái phiếu đặc biệt trị giá 270 tỷ NDT (tương đương 32,6 tỷ USD) để tăns vốn cho
4 ngân hàng thương mại nhà nước. Liên tiếp Irong 2 năm tiếp theo, 4 cống ty quản
lý tài sản (AMC) đã được thành lập để tiếp quản gần 1,4 nghìn tỷ NDT (170 tỷ
USD) các khoản nợ xấu từ 4 ngân hàng thương mại nhà nước. Các AMC này là
những cơ quan hoạt động độc lập, tham gia vào quá trình tái cơ cấu lại các ngân
hàng thương mại nhà nước thông qua xử lý các khoản nợ xấu, tái cơ cấu chúng
hoặc chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu. Để thực hiện nhiệm vụ này, các AMC có
thể phát hành trái phiếu nợ và vay từ các tổ chức tài chính để thanh tốn cho các
khoản nợ xấu mà họ thu nhận được. Các AMC cũng có vai trò trong việc tái cơ cấu
lại các doanh nghiệp nhà nước thông qua việc đánh giá khả năng cổ phần hóa và
niêm yết của các doanh nghiệp này trên thị trường chứng khoán.


Đợt tăng vốn thứ 2 diễn ra vào cuối năm 2003, khi PBC tiếp tục bơm 45 tỷ


<b>I</b>


USD cho 2 ngân hàng hoạt động tốt nhất trong số 4 ngân hàng thương mại nhà
nước là BOC và CCB. Tuy nhiên do nguồn vốn này lấy từ dự trữ ngoại hối dưới
dạng trái phiếu chính phủ Mỹ, khống thể chuyển đổi thành nguồn vốn bằng đồng
nội tệ nên cũng không giúp cải thiện nhiều lắm chất lượng tài sản của các ngân
hàng. Phải đến tháng 6/2004, trong một nỗ lực làm lành mạnh bảng cân đối tài sản
của hai ngân hàng này trước khi niêm yết trên thị trường chứng khốn, cả 4 cơng
ty quản lý tài sản đã tham gia vào phiên đấu giá cạnh tranh các khoản nợ quá hạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

cua BOC và CCB. Đây là lán đáu tiên các khoản nợ quá hạn được bán ơ mức ciá
chiet khau tren gia tri sô sách. Kêt quả là hai ngân hàng dã chuyển giao được tons
cộng 34 tỷ USD giá trị nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản đồng thời làm tâng


nguon von thêm 12 ty USD băng cách bán trái phiẽu nợ ra thị trường tiền lệ. Tuy
nhiên việc giải quyẽt các khoản nợ theo hình thức đấu giá này tỏ ra kém hiệu qua
do khuôn khô luật pháp yẽu kém về các quyền của chủ nợ và về tịch biên tài sản và
phá sản.


Tháng 10/2005, CCB đã đã tiến hành niêm yết thành công trên thị trường
chứng khốn Hồng Kơng còn Ngân hàng Trung Quốc thì thu hút được những cổ
đông chiến lược tiềm năng như Ngân hàng Mỹ (Bank of America) với 2,5 tỷ USD
và cơng ty tài chính Temasek, thuộc sở hữu nhà nước của Singapo.


Đợt tăng vốn thứ ba được tiến hành vào tháng 4/2005, lần này đến lirợt ICB nhận
được 15 tỷ USD cũng lấy từ nguồn dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, khoản tiền này
không được dùng để xóa các khoản nợ xấu mà chỉ làm gia lăng thêm giá trị vốn
chủ sở hữu lên thành 30 tỷ USD. Phải đến tháng 6/2005 thì ICB mới thực hiện
được việc chuyển giao 85,5 tỷ USD giá trị nợ xấu sang các Công ty quản lý tài sản.
Đồng thời trong thời gian này, ngân hàng cũng tiến hành bán 12,1 tỷ USD trái
phiếu nợ thành công ra thị trường. Tiếp nối CCB và BOC, ICB cũng dự định sẽ
niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm 2007.


Tính đến cuối tháng 12/2005, theo CBRC, nhờ kết quả của việc xóa nợ và
tốc độ tăng trưởng tài sản đạt mức khá cao, tỷ lệ nợ của các ngân hàng thương mại
lớn nhất (bao gồm 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 12 ngân hàng cổ phần) đã
giảm xuống còn 8,9%. Tuy nhiên, Ngân hàng Standard & Poor’s lại ước tính con
sơ này xấp xỉ 20 đến 25%, trị giá khoảng 500 đến 650 tỷ đôla".


<i>Quản tri doanh nghiệp:</i>


Hiện tại, Ngân hàng trung ương Trung Quốc PBC có tổng cộng 230.000 cán
bộ trong toàn hệ thống. Năm 1995, quá trình cải cách bộ máy nhân sự bẳt đâu
bằng viêc ngân hàng cho tất cả cán bộ nộp lại đơn xin việc. Ngân hàng Trung



</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

Quốc đã thành lập các ủy ban về đánh giá tín dụng và quản lý, th kiêm lốn
nước ngồi, tinh giảm Ban lãnh đạo từ 69 xuống còn 12 nsười.


Sau PBC, quá trình cải cách nhân sự cũng chỉ mới thực sự được đâ> mạnli
trong vài năm gần đây ở các SOCB. Năm 2004, CCB đã bổ nhiệm ông Masamoto
Yashiro, người trước đó là Chủ tịch quản trị Ngân hàng Shinsei của Nhật Bàn vào
vị trí giám đốc độc lập. Đây cũng là người nước ngoài đầu tiên được nắm giữ vị trí
như vậy tại một trong bốn ngân hàng thương mại lớn. BOC au đó cĩins bổ nhiệm 2
giám đốc người nước ngoài. Nhưng cải cách về nhân sự mạnh mẽ nhất phải kể đến
là ICB. Năm 1995, số lượng cán bộ của ICB đạt 570.000 người thì đến thời điểm
cuối năm 2003, số lượng nhân sự của ngân hàng đã giảm xuống còn 389.000
người.


<i><b>Cải cách các ngán hàng thưong mại c ố phần</b></i>


Các ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu được thành lập từ đầu thập niên
1990 nhằm tăng thêm tính cạnh tranh trong hệ thống các ngân hàng thương mại.
Năm 1992, hai ngân hàng thương mại cổ phần toàn quốc Hua Xia Bank (HXB) và
China Everbright Bank (CEB) được thành lập. Đến năm 1996 thì có thêm ngân
hàng China Minsheng Bank (CMSB) ra đời và có quy mõ hoạt động trong cả nước.
CMSB được thành lập bởi Liên đồn Cơng nghiệp và Thương mại Trung Quốc
(All-China Federation of Industry and Commerce) và là ngân hàng lớn nhất trong
số 5 ngân hàng thương mại cổ phần toàn quốc. CMSB cũng có đa sơ' cổ đơng là các
doanh nghiệp tư nhân trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần tồn quốc khác
thì cổ phần chủ yếu được nấm giữ bởi chính quyền trung ương và các chính quyền


1


địa phương.



Đầu thập niên 1990, thị trường liên ngân hàng được thành lập. Các quy định
về giám sát hoạt động ngân hàng nước ngoài được ban hành, cho phép các ngân
hàng nước ngoài mở cửa và hoạt động ở 23 thành phố. Năm 1996, lần đầu tiên 9
ngân hàng thương mại nước ngoài được cấp giấy phép kinh doanh đồng nhân dân
tộ ở Thượng Hải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

dưng ơ mưc van phòng đại diện. Phải đón cuối thập niên 1990. một sơ nên hàns
nươc ngoai được phép hoạt động tại thành phô dê cuns cáp dịch vụ cho nsười nước
ngoai, cac cơng ty nước ngồi và liên doanh. Tuy nhiên hoạt động cua các ngân
hàng này vân rất hạn chế trong việc cho vay ngoại tệ hay ihanh loán xuất nhập
khẩu dành cho các doanh nghiệp Trung Quốc.


Kê từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, hoạt động của các chi nhánh ngân
hàng nước ngoài thậm chí cịn tỏ ra ảm dam hơn. Tính đến cuối năm 2003. thị
phần các khoản vay bằng ngoại tệ của các chi nhánh ngân hàng giảm một nứa so
với giai đoạn trước 2001.


Năm 2002, PBC đã ban hành các quy định quản lý ngân hàng có vốn đầu tư
nước ngồi và hàng loạt các biện pháp quản lý hệ thống ngân hàng nước ngoài
mang tính thận trọng khác. Điều đáng nói là những quy định vãn tỏ ra phù hợp với
các cam kết mở cửa lĩnh vực tài chính mà Trung Quốc đã đưa ra trong WTO.
Trung Quốc đã vận dụng một cách linh hoạt và triệt để quy định về "biện pháp
thận trọng" trong dịch vụ tài chính trong WTO. Nổi bật là việc PBC đã đưa ra các
yêu cầu đối với trụ sở chính và chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài về vốn
hoạt động và các quy định ihận trọng khác vượt xa các tiêu chuẩn quốc tế, làm cho
các ngân hàng nước ngồi khó khăn hơn trong việc thiết lập và mở rộng sự hiện
diện trên thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn như PBC quy định các ngân hàng
nước ngoài được phép mở thêm một chi nhánh sau thời gian 12 tháng.



Mặc dù mức cam kết của Trung Quốc trong ngành ngân hàng là cao nhưng
sau năm 2006 Trung Quốc vẫn tạo ra được những rào cản đối với việc gia nhập thị
trường và hoạt động của các ngân hàng 100^ vốn nước ngồi. Vì vậy, những rào
cản này khiến cho việc gia nhập thị trường bằng việc góp vốn vào các ngân hàng
trong nước trở nên hấp dẫn hơn. Những rào cản chủ yếu là:


- Yêu cầu phải giữ tỷ lệ vốn lưu động cao (100 triệu nhân dân tệ, cao gấp vài lần so
với tiêu chuẩn quốc tế, do đó khiến chi nhánh phải được câp sô vôn nhiêu như
ngân hàng con);


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

quốc tế, nhưng tổng sô vốn này phải được lính riêng ơ câp chi nhánh. làm hạn chc
đáng kể khả năng cho vay bằng đồng bản tệ của các ngân hàng nước ngoài): và
- Lai suât đôi VỚI các khoan tiên gửi và cho vay hằng ngoai lộ bị han chẽ (các I<b>12</b>ÚI<b>1 </b>


hàng nước ngoài khống được tùy ý ấn định lãi suất đối với các khoan tiền gưi ngoại
tộ dưới 3 triệu USD). Do các ngân hàng Trung Quốc nắm phần lớn các khoán tiền
gửi băng ngoại tệ trên các tài khoản cá nhân nên các ngân hàng nước ngoài không
thể đira ra mức lãi suất cao hơn dể thu hút các khách hàns mới.


Vì những những rào cản về gia nhập thị trường nói Irên mà tính đến tháng
1/2005, PBC mới chỉ cho phép 116 ngân hàng nước ngoài được kinh doanh đồng
NDT tại 18 thành phố lớn.


4.3. Đánh giá chung


<i><b>4.3.1. X ử lý nợ xấu tron g hệ thống ngân hàng:</b></i>


Đồ thị 7 : Tinh trạng nợ xấu trong 4 ngân hàng ihirơng mại nhà nước Trung Quốc
năm 2004



<b>Tỷ lệ nợ xãu(% ) </b> <b>Giá trị nợ xấu(tỷ l TSD)</b>


50


25


26.82


19.47


5.46


<b>I </b> <b>ỉ</b>


3.08


T --- * 1 *--- *— r


BoC CCB


100


75


SO


<i>21</i>


0



83


14


JZZL


ABC BoC CCB ICP


<i><b>Nguồn: D ữ liệu củ a B a n k sco pe và CBRC</b></i>


ABC BoC CCB ICB


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

gồm 100 ngân hàng lớn nhất thế giới của BCG12. Tuy nhiên đối với ICB và đặc biệt
la ABC, theo ước tính, chính phủ Trung Quốc còn cần bơm thêm tơi thiều khống
150 tỷ USD nữa (hoặc tương đương 9,7% GDP tại thời điểm 2004) mới đủ để giúp
2 ngân hang này đạt trạng thái lành mạnh bảng cân đối tài sản. Vãn đề đán£ lưu ý
ở đây là nguồn vốn chuyển vào các SOCBs trong đợt thứ 2 và Ihứ 3 là dưới dạng tài
sản đông USD. Trong bối cảnh đồng NDT đang có xu <b>hướng </b>tăng giá như hiện
nay, điểu này đổng nghĩa với việc các SOCBs phải chịu rủi ro không nhỏ vể tỷ giá
hối đoái, theo đánh giá thì chỉ cần 2,1% tăng giá của đồng NDT ((như xảy ra tháng
9/2005) sẽ khiến các ngân hàng mất một khoản tài sản trị giá 9,8 tỷ NDT‘-\


Đồ thị 8 : Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Trung Quốc
thời kỳ 1999-2005 <b>Đơn </b>vị: Trục trái (Tỷ USD), Trục phải (%)


<b>Nguồn: CEIC</b>


Nếu nhìn vào đồ thị tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu và giá trị các khoản nợ
trong giai đoạn 1999-2005 (xem đồ thị 8), chúng ta có thể nhận thấy khá rõ là mặc
dù giá trị các khoản nợ xấu vẫn hầu như khồng đổi nhưng do tổng giá trị nợ tăng


lên nhanh chóng nên tỷ lệ nợ xấu cùng giảm đi nhanh chóng (do tỷ lệ nợ xấu=giá
trị nợ xâu/tổng giá trị nợ). Hiên tượng này đặt ra hai vân đê cân quan tâm như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

(i) nỗ lực của các đợt tăng vốn chưa giải quyết được cốt lõi cua vấn đề là chính giá
tri thật cua các khoan nợ xấu và (ii) các khoản nợ mới gia tăng nhanh chóng trong
giai đoạn sau 1998 trong khi thời kỳ các cải cách về sờ hữu và nhân sự còn chưa
phat huy hiệu qua, đặt ra vãn đê liệu các khoản nợ mới có vẫn giông về ban chất
VỚI các khoan nợ cũ trong quá khứ và liệu chúng có tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu trong
tương lai.


<i>4.3.2. N ăng lực cạnh tranh của N H TM</i>


Tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc vẫn chưa được cải
thiện nhiều sau các cải cách, nhất là đối với các ngân hàng thương mại nhà nước
lớn. Thứ nhất, các ngân hàng thương mại lớn vẫn có thể khống chê mức giá và sản
lượng thị trường bằng các biện pháp hành chính. Thêm vào đó. nền kinh tê Trung
Quốc vẫn đang tăng trưởng nhanh và cần nhiều vốn đầu tư từ hệ thống ngân hàng.
Điều này đảm bảo tất cả các ngân hàng đều “có phần” trong việc tham gia cung
ứng nguồn lực cho nền kinh tế. Ngoài ra, mức lãi suất gửi tiền tối đa vẫn bị kiểm
soát chặt chẽ và điểu này làm hạn chế chính tính cạnh tranh giữa các ngân hàng
trong nước.


Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài rất khó thâm nhập thị trường, chủ
yếu do những rào cản từ bên trong, v ề mặt lý thuyết, sau khi Trung Quốc mở cửa
hoàn toàn thị trường tài chính vào năm 2006 thì các ngân hàng nước ngồi sẽ có
điều kiện cạnh tranh ngang bằng với hệ thống ngân hàng trong nước. Mặc dù vậy,
thực tế là các quy định WTO vẫn chưa thể tạo ra sân chơi bình đẳng cho các ngân
hàng ngoại quốc bởi: (i) các chính quyền địa phương vẫn có vô số các loại giấy
phép và quy định ràng buộc việc mở các chi nhánh ngân hàng trên phạm vi quốc
gia. Điều này sẽ làm chậm quá trình mở rộng của các ngân hàng nước ngoài; và


(ii) các ngãn hàng nước ngồi có thể khơng muốn tập trung chủ yếu vào hoạt động
ngân hàng bán lẻ với hàng triệu những người gửi tiền nhỏ vì có thể thấy khơng có
mấy lợi nhuận đế làm như vậy. Như vây, các ngân hàng nước ngoài sẽ có xu hướng
tập trung vào các đối tượng vay tiền lớn và giàu có nhất - hiện tượng mà đôi khi


<b>13 Alicia Garcia Herrero. Sergio Gavila V|1 Daniel Santabarbara (2006). China's Banking Reform An assessment </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

được gọi là lượm quả xêri . Tuy nhiên hoạt động này không Ihể đảm bao cho mội
chiến lược thơn tính thị trường lâu dài.


<i>4.3.3. N ăng lực điều hành chung của PBC và CBRC</i>


Cần phải nói rằng các cơ quan quản lý cao nhất của hệ thống ngân hàng là
PBC và CBRC đã được cải cách về hoạt động khá nhiều trong thời gian qua tuy
nhiên tính hiệu quả trong hoạt động vẫn cần phải được cải thiện hơn nữa. Ví dụ
như theo quy định mới của CBRC thì kể từ năm 2007, tất cá các ngân hàng thương
mại phải đạt mức vốn tối thiểu là 8% trên tổng tài sản có chịu rủi ro, hoặc phải
tăng tỷ lệ dự trữ tại PBC. Ngoài ra CBRC cũng yêu cầu tăng tỷ trọng rủi ro của một
sô' khoản vay, đặc biệt là dành cho các doanh nghiệp nhà nước và đề nghị các ngân
hàng thương mại phải tăng tỷ lộ dự phòng cho các khoản vay xấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<i>P hần th ứ ba</i>


<b>NGHIÊN c ủ u SO SÁNH VÀ NHỮNG ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP</b>
<b>CHO VIỆT NAM</b>


<i>Chương 5 </i>


SO SÁNH TIÉN TRÌNH CẢI CÁCH



HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG ỌUỐC


Chương này sẽ so sánh công cuộc cai tô hệ thống ngân hàne, ờ hai quốc
gia,Việt Nam và Trung Quốc trên 6 vấn đề chính.


Vân đê thứ nhất là đưa ra hai lựa chọn cho hệ thống ngân hàng cùa hai
nước: một là theo mơ hình Mỹ-Anh (Ảnglô-Sắc xông), thiên về tính hiệu quả; hai
là theo mơ hình Đức-Thuỵ Sỹ (châu Âu lục địa), thiên về tính ổn định cùa hệ
thống ngân hàng.


Vấn đề thứ hai, trình bày nhũng hạn chế chung và nổi bật nhất cùa hệ thống
ngân hàng hai nước là tình trạng tập trung hoá cao cùa hệ thống ngân hàng, đặc
biệt là sự thống trị của các ngân hàng thương mại quốc doanh (TMQD) và vấn đề
nợ xấu. Vấn đề thứ ba phân tích hai chiến lược cải cách ngân hàng khả thi cùa hai
nước là chiến lược “phục hồi” và chiến lược “cấp mới”, v ấ n đề thứ tư so sánh cải
cách hệ thống ngân hàng của hai nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
đặc biệt là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). v ấ n đề thứ năm so sánh
mức độ cải cách của hai hệ thống ngân hàng thông qua một số chỉ số phổ biến.
Vấn đề cuối cùng là những bổ sung kiến nghị chính sách cho các chương trước.
Kiến nghị xuyên suốt là Việt 'Nam nên chuyển từ chiến lược “phục hồi” hiện nay
sang chiến lược “cấp mới” để nâng cao tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.


<b>5.1. Hai mơ hình hệ thống ngân hàng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Trong quá trình xây dựng nên kinh tế thị trườne theo dịnh hướna xã hội
chu nghía (XHCN), Trung Quôc và Việt Nam dã dặt mục tiêu đảm bao ôn định hệ
thông ngân hàng lên hàng đâu. Tuy nhiên, ổn định và hiệu quả là hai mục tiêu khó
song hành, thậm chí có thê đôi lập nhau trong quá trình cải cách. Chính vì thế.
nên cả Trung Quôc lân Việt Nam đã phải trả giá cho việc ưu tiên mục tiêu ốn định


băng tôc độ cải cách chậm trê và hiệu quả thấp của hệ thống ngân hàng.


Irên thực tê, không một hệ thống ngân hàng hiệu dại nào có the dạt mức
tuyệt đôi cả về tính ổn định lẫn hiệu quả. Trong số các nước phát triển, hệ thống
ngân hàng của Đức và Thuỵ Sỹ (châu Âu lục địa cổ điển) nổi tiếng về sự ổn định
còn hệ thống ngân hàng của Mỹ và Anh (Ảnglô-Sẳc xône) nổi tiếne về tính hiệu
quả kinh tế (Steinherr, 1997: 106).


Trong hệ thơng tài chính-ngân hàng châu Âu lục địa cổ điển, các ngân hàng
là nền tảng hoạt động của nền kinh tế (bank-based). Toàn bộ hệ thống naân hàng
bị tập trung hoá vào một số ngân hàng chủ chốt. Các ngân hàng này tiến hành kinh
doanh trong mọi lĩnh vực: là nguồn cung cấp chính các khoản vay nợ cho các cơng
ty sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong huy động tiền gửi tiết kiệm từ các hộ gia
đình, tham gia vào quản lý các cơng ty và có ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực tài
chính khác như đầu tư tài chính và thị trường chứng khoán (TTCK). Các ngân
hàng theo mơ hình châu Âu lục địa được điều hành theo hình thức kiểm soát nội
bộ (insider-control), theo đó các quyết định quản lý được ban hành dựa trên cơ chế
nội bộ và các thông tin chỉ tiết lộ cho những người ở vị trí điều hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

trong hệ thống tài chính và thường đầu tư một lượne lớn vốn vào TTCK. I lệ thống
ngan hang Anglô-Săc xông vận hành theo phương thức kiểm sốt bên neồi
(outsider-control). Theo đó, các chính sách cùa ngân hàna được ban hành dựa trên
cơ chê thị trường và thông tin đại chúng thể hiện qua diễn biến eiá cổ phiếu của
ngân hàng (Hackethal, Schmidt và Tyrell, 2006: 3. 4).


Hệ thông ngân hàng trong thời kỳ cải cách của Trung Quốc và Việt Nam kết
hợp cà hai mô hỉnh nói trên.


Một mặt, hệ thống ngân hàng mang tính tập trung cao do có một sổ ít nên
hàng lớn, chủ yếu là các ngân hàng quốc doanh, kiểm sốt thị trường. Thí dụ. tại


Trung Quốc chỉ riêng bốn ngân hàng thương mại quốc doanh (TMQD) hàng đầu
đã chiếm đến 55 % tổng tài sản của hệ thống neân hàng thươna mại năm 2004.
60% nguồn vốn huy động của các ngân hàng TMQD Trung Quốc là tiền gửi tiết
kiệm của các hộ gia đình. Tại Việt Nam, năm ngân hàng TMQD hàng đầu chiếm
tới 80% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại. Cũng như Trung Quốc,
phần lớn nguồn vốn huy động của các ngân hàng TMQD Việt Nam là tiền gửi tiết
kiệm cá nhân. Trong điều kiện TTCK chưa phát triển thì các ngân hàng chính là
nguồn cung cấp vốn đầu tir chủ chốt cho các công ty sản xuất. Mặc dù vậy, sự tập
trung của hệ thống ngân hàng vào một số ngân hàng lớn khơng làm hình thành các
tập đồn tài chính-cơng nghiệp khổng lồ như ở các nước tư bản do các ngân hàng
lớn đều là các ngân hàng quốc doanh và chịu sự điều hành của nhà nước.


Các ngân hàng của Việt Nam và Trung Quốc đều vận hành theo phương
thức quản lý nội bộ. Tuy nhiên, khác với các nền kinh tế thị trường phát triển ở
châu Âu, các hệ thống ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc mang đặc trưng của hệ
thống ngân hàng châu Á, thí dụ như Nhật Bản, do có sự can thiệp cùa chính phủ
hoặc của Ngân hàng Trung ương thông qua các quyết định hành chính. Trong đó,
Ngân hàng trung ương chịu sự điêu hành trực tiêp của qc hội và chính phủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

qua trinh cai cach, cac ngan hang TMQD đã nô lực mở rộne kinh doanh trẽn nhiều
linh vực song tam lý người dân vân chưa theo kịp sự chuvển đổi đó. Kct qua là
moi ngan hang TMQD lớn vân cịn thơng trị một lĩnh vực kinh tể cụ thể theo thể
mạnh truyền thống của mình.


Trong những năm gân đây khi TTCK phát triển mạnh mẽ, nhiều ngân hàng
tư nhân trong nước và nước ngoài được thành lập và các ngân hàng quốc doanh
dang dược tiên hành cơ phân hố thì vai trò của hệ thống ngân hàng trong nền kinh
<i>tê Việt Nam và Trung Quôc cũng thay đổi nhanh chóng. Một là các ngân hàne </i>
phải đa dạng hoá kinh doanh trước sức ép cạnh tranh trên thị trường. Điều này
khiên cho các loại hình dịch vụ ngân hàng phát triển năng động, đáp ứng tốt hơn


nhiều nhu cầu mới của nền kinh tế thị trường hiện đại. Sự đa dạng hoá này khiển
hoạt động ngân hàng không bị mờ nhạt trước TTCK. Ngược lại, các ngân hàne đã
đóng vai trị tích cực giúp TTCK ra đời và phát triển bằng cách đóng góp cho
TTCK các cổ phiếu và trái phiếu của chính mình và hỗ trợ tài chính cho các cône
<i>ty được cổ phần hoá. Hai là việc mở cửa thị trường tài chính-ngân hàng đã làm </i>
cho thị phần của các ngân hàng TMQD giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, cổ phần
hố cũng gây sức ép làm thay đổi phương thức quản lý của hệ thống ngân hàng
theo hướng dựa trên quy luật của thị trường nhiều hơn là các quyết định nội bộ của
ban giám đốc hay các quy định hành chính của chính phủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

chính phủ can thiệp và hạn chế. Sự ổn định đó có thể được xem như là eỏi tấl ca
bệnh tật của hệ thống ngân hàng vào một hộp và dán kín. Vậv đó là nhữna căn
bệnh nào?


<b>5.2. Nhũng bất cập chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc</b>
Trong công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
(KHHTT) sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và Trung
Qc thì cải cách lĩnh vực ngân hàng thường gặp nhiều lực cản do tính phức tạp
và tầm quan trọng của nó (Wihlborg, 2004). Vì thế, cải cách ngân hàng thường đi
sau các cuộc cải cách trong lĩnh vực sản xuât công nghiệp, dịch vụ phi nsân hàng
và thương mại.


Nen kinh tế KHHTT chỉ có hệ thống ngân hàng một cấp là Ngân hàng trung
ương (Ngân hàng nhà nước) và các chi nhánh địa phương. Trong thời kỳ đầu của
đổi mới kinh tế, hệ thống ngân hàng đã có thêm các ngân hàng thương mại và
chính sách quốc doanh được tổ chức theo các lĩnh vực kinh tế. Nhà nước chi định
các ngân hàng cho vay vốn các xí nghiệp quốc doanh mà khơng quan tâm đến khả
năng thu hồi. Đồng thời các ngân hàng quốc doanh cũng không quan tâm đến vấn
đề lợi nhuận. Vì thể hệ thống ngân hàng của Việt Nam và Trung Ọuốc có những
khiếm khuyết dai dẳng là di sản của nền kinh tế KHHTT: mức độ tập trung hố


cao vào một số ít các ngân hàng quốc doanh lớn, thiếu các tổ chức tài chính trung
gian, lợi nhuận thấp, quản lý yếu kém, hình thức dịch vụ nghèo nàn và tỷ lệ nợ xấu
cao (Steinherr, 1997: 107). Trong đó hai vấn đề nổi cộm là mức độ tập trung hoá
và tỷ lệ nợ xâu cao. Vân đê thứ nhât liên quan đên hiệu quả kinh tê và lộ trình tự
do hố; vấn đề thứ hai liên quan đến sự ổn định và độ an toàn cùa hệ thống ngân
hàng.


<i>+ Hệ thống ngân hàng tập trung hoá dưới sự quản lý của nhà nước</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

quan hệ giữa quy mô và hiệu quả của các ngân hàne có dạne hình chữ u ngược:
quy mô lớn làm tăng hiệu quả và lợi nhuận chỉ ở một chừne mực nhất dịnh
(Eichengreen và Gibson, 2001). Câu hỏi đặt ra là có phải các ngân hàng TMQD
lớn của Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển quá khổ hay không?


Trong mấy năm trở lại đây khi hoạt động ngân hàng ở Việt Nam phát triển
mạnh mẽ, mặc dù thị phần của các ngân hàng TMQD có xu hướng giảm bớt song
số lượng chi nhánh và nhân công lại tăng, rinh dến năm 2006, Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thơn (Agribank) có mạng lưới chi nhánh rộng nhất: có
gần 1600 chi nhánh cấp I, II, III trên địa bàn 64 tỉnh thành trong cả nước, tiếp cận
đến cấp độ xã phường. Các sở giao dịch của Agribank eồm 66 chi nhánh cấp tình.
541 chi nhánh cấp quận huyện, và 958 chi nhánh cấp 4 - cấp dưới xã phường.
Ngân hàng Công thương (Incombank) cũng có hai sở giao dịch, 114 chi nhánh.
139 phòng giao dịch và 383 quỹ tiết kiệm. Tính đến cuối năm 2003, Ngân hàng
ngoại thương (Vietcombank) cũng có tổng cộng 25 chi nhánh cấp I, 26 chi nhánh
cấp II, 35 văn phòng giao dịch trong nước, một công ty tài chính và 3 văn phịng
đại diện ở nước ngoài. Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) có 3 sở giao dịch,
71 chi nhánh cấp I và 54 chi nhánh cấp II (Đại học ngoại thương, Đề tài, 2006:
92). Những con số này cho thấy, so với các đơn vị hành chính và dân sơ thì số
lượng chi nhánh của các ngân hàng TMQD hiện nay của Việt Nam không nhiều.



Tuy nhiên, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy với đà phát triển hiện nay
Việt Nam sẽ phải đối mặt với một hệ thống ngân hàng TMQD quá cồng kềnh như
nước này đã từng gặp trong quá trình cải cách vào những năm cuối thập kỷ 90 cùa
thế kỷ trước. Nhằm nâng cao hiệu quả của bốn ngân hàng TMQD lớn nhât,14 trong
vòng bổn năm (1998 - 2002) Trung Quốc đã cắt giảm khoảng 250 nghìn lao động
của các ngân hàng này đồng thời cũng đóng cửa 45 nghìn chi nhánh hoạt động
kém hiệu quả (China Daily, 2003). Đèn cuôi năm 2002, bôn ngân hàng TMQD
này có số vốn khoảng 2000 tỷ USD, 42 nghìn chi nhánh và hơn 700 nghìn nhân


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

cong (Herrero, Cìavila va Santabarbara. 2006). rinh trung bình một nhân viên
ngân hàng sẽ quản lý gần 3 triệu USD và đây là mức tương đổi phù hợp.


Theo lý thuyêt vê bán dộc quyên, thị trường tập trung cao aiúp các neân
hàng lớn dê dàng phôi hợp với nhau đê chi phối hoạt độna cùa hệ thống nên
hàng: huy động vơn với lãi suât tiên gửi thấp, cho vay với lãi suất cao và tăng lợi
nhuận (Bikker và Bos, 2005). Hậu quả là cả người đi vay và người eửi tiền đều
chịu thiệt thòi. I uy nhiên, điêu này đã không xảy ra dối với các hộ thống ngân
hàng của Trung Quốc và Việt Nam do thị trường bị chi phối không phải bởi các
ngân hàng tư nhân mà là các ngân hàng TMQD chịu sự chỉ dạo cùa nhà nước về
chênh lệch lãi suất.15 Trên thực tế, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho
vay ờ Việt Nam và Trung Quốc thường chỉ xấp xỉ ở mức 5%, thấp hơn nhiều mức
của các nền kinh tế đang chuyển đổi khác (Unteroberdoersler, 2004: 24). Điều
đáng chú ý là trong lộ trình tự do hoá lãi suất, mức chênh lệch giữa lãi suất liền
gửi và lãi suất cho vay ở Trung Quốc đang có xu hướng tăng còn ở Việt Nam lại
có xu hướng giảm.


Tại Việt Nam, vào tháng 5/2002 khi cơ chế điều hành lãi suất được tự do
hố, theo đó các ngân hàng được quyền tự do xác định lãi suất cho vay đồng Việt
Nam theo nguyên tắc thoả thuận với khách hàng đã diễn ra một cuộc cạnh tranh lãi
suất quyết liệt. Tháng 8/2002, Vietcombank đã châm ngòi cuộc cạnh tranh bàng


cách đột ngột nâng mức lãi suất huy động kỳ phiếu Việt Nam Đồng (VNĐ) ở ba
kỳ hạn 6, 9 và 12 tháng lên cao hơn tất cả các mức lãi suất huy động trên thị
trường vào thời điểm đó. Sau đó một tuần, các ngân hàng khác cũng buộc phải
đồng loạt tăng lãi suất huy động VNĐ. Ngày 5/3/2003. Vietcombank lại đưa ra
chiến dịch huy động kỳ phiếu với lãi suất bậc thang: kỳ phiếu trị giá trên 50 triệu
đồng và thời hạn 6 tháng có lãi suất 0,68%/tháng và 364 ngày có lãi suât
0,71%/tháng. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất trên thị trường vào thời điểm đó.
Đáp lại động thái này, Ngân hàng công thương cũng thực hiện chiến dịch huy
động 3.000 tỷ đồng với giải thưởng căn hộ cao tầng hoặc xe hơi. Ngân hàng đầu tư


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

và phát triển cũng triển khai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi trung và dài hạn. Lãi
suất huy dộng của các ngân hàng này đưa ra cũng khoảne 0,7 - 0.72%/thảng. Tiếp
đó, các ngân hàng cổ phần cũng vào cuộc và thậm chí cịn đưa ra mức lãi suất tiền
gửi cao hơn khoảng 0,72-0,73%/tháng. Phải đến tháng 9/2003, cuộc cạnh tranh lãi
suất mới tạm lắng khi cả bốn ngân hàng TMQD đều đồng loạt giảm lãi suất huy
động (Đại học ngoại thương, Đề tài, 2006: 46, 47).


Cùng với cuộc cạnh tranh lãi suât quyêt liệt trong giai đoạn đầu cùa tự do
hoá lãi suất là tình trạng thị trường tín dụng phát triển quá nóng. Các chuyên gia
của Ngân hàng thế giới (WB) cảnh bảo rằng mặc dù mở rộng tín dụng giúp các
ngân hàng có thêm lợi nhuận tích luỹ để bổ sung cho vốn điều lệ nhưng mức bổ
sung này thường không đủ lớn để đảm bảo hệ số an toàn vốn (Worldbank. 2002).
Bảng 3.1 cho thấy bình quân tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ của bổn ngân hàng
TMQD trong hai năm 2004 - 2006 chỉ đạt 20%, trong khi tỷ ]ệ tăng trưởne tín
dụng chỉ riêng mỗi năm đã đạt khoảng 22 - 25% (Ọuế, 2004). Vì thế các ngân
hàng TMQD của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất an toàn về vốn. Khó
khăn là một mặt tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 20% là yêu cầu để đảm bảo mục
tiêu tăng trưởng kinh tế trên 7%/năm. Mặt khác, chính phủ không muốn và cũng
không đủ nguồn lực để tiếp tục bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng TMQD.
Bảng 3.1 Tăng trưởng vốn điều lệ và tín đụng của bốn ngân hàng TMQD lớn cùa


Việt Nam


STT


nn« A


Tên ngân
hàng


Tổng vốn điều lệ (tỷ VNĐ)


Tăng trư ở n g vốn điều lệ
%


Năm 2004 Năm 2006 2004 - 2006


--- -—--- 1


1 Agribank 5.19016 6.429 23,9


2 BIDV 3.746,3 4.253 13,5


--- --- 1


3 VCB 3.428,8 4.365 27,3 1


4 ICB 2.940,5 3.444 17,1 !


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Như vạy, sơ hưu nha nưoc lam tăng niêm tin của côns chúng vào tính an
toan cua hẹ thong ngan hang (do có sự bảo lãnh tín dụng của nhà nước) và tạo


đieu kiẹn cho người dân và doanh nghiệp tiêp cận với dịch vụ naân hàna (do nhà
nước quy định mức lãi suất hợp lý). Tuy nhiên, cả hai lợi thế này đều có thể tạo ra
băng cách phi tập trung hố hệ thơng ngân hàng. Tự do cạnh tranh vừa có thể làm
tăng lãi suât tiêt kiệm và giảm lãi suât cho vay; vừa làm tăng độ tin cậy của hệ
thống ngân hàng nhờ các thủ tục cho vay chặt chẽ nhàm hạn chế các khoản nợ xấu
tràn lan ở các ngân hàng TMQD do việc cho vay quá dễ dàng, c ổ phần hoá các
ngân hàng TMQD cũng sẽ giúp các ngân hàng này có thêm nguồn vốn để đáp ứng
nhu cẩu tín dụng. Vì thể nghịch lý ở Việt Nam và Trung Quốc là thay vì để cơ chế
thị trường làm tăng lợi ích của toàn xã hội thì nhà nước lại làm thay song đã bóp
méo và giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong một nghiên cứu
về hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế chuyển đổi, Stijn Claessens (1997: ii)
đã chỉ ra ràng tỷ phần cao về tài sản của năm ngân hàng lớn nhất trong tổng tài sản
của toàn bộ hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực, còn tỷ phần cao về tài sản
của khu vực ngân hàng tư nhân có ánh hưởng tích cực đến chất lượng của toàn bộ
hệ thống ngân hàng. Ngoài ra nhiều nghiên cứu khác cho thấy các ngân hàng nước
ngồi cũng có tác động tích cực đến hiệu quả của hệ thống ngân hàng (Tang và
cộng sự, 2000; Bonin và cộng sự, 2005; Claessens và cộng sự, 2001;
Athanasoglou và cộng sự, 2006). Bài toán của Việt Nam và Trung Quốc sẽ là lựa
chọn tốc độ phi tập trung hoá phù hợp để khỏi gây ra thay đổi lớn trong hệ thống
ngân hàng và nhất là để đảm bảo vai trò chủ đạo của hệ thống ngân hàng TMQD
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.


<i><b>+ Vẩn đề nợ xẩu</b></i>


Hệ thống ngân hàng tốt phải đảm bảo được việc chuyển vốn từ người gửi
tiền sang người đi vay hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên đây lại là một trong những
thách thức lớn nhất của hệ thống ngân hàng của Việt Nam và Trung Quôc hiện
nay do có vấn đề nợ xấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

hang lien quan đen các khoản cho vay này. Tại Trung Quốc, mặc dù các <b>doanh </b>



nghiẹp quoc doanh chỉ đóng góp khoảng 1 3 sản iượna cơng nahiệp cua tồn nền
kinh te song chiem tơi 90% tông lượng cho vay của của các naân hàng TMQD.
Khoang 25% vôn cho vay của các ngân hàng ĨMQD Trung Quốc là các khoản nợ
xấu (Davies, 1997), chiếm khoảng 30% GDP (Sáez, 2001: 239). Dây là nguy cơ
bât ôn rât lớn cho nên kinh tê Trung Quốc. Ước tính tỷ lệ nợ khó địi của tồn bộ
hệ thơng ngân hàng Trung Quôc tương dương với múc dộ cua Indônêxia Irưức
cuộc khủng hoảng tài chính châu A năm 1997. Tỷ trọng cùa các khoản nợ khó đòi
trong tổng số nợ của Inđônêxia vào các năm 1992-1993 là khoảng 26% (Lindgren
và cộng sự, 1996).


Tình trạng nợ xấu ở Việt Nam cũng ở mức báo động tuy không nehiêm
trọng bằng Trung Quốc. Vào thời điểm cuối năm 2000, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư
nợ của các ngân hàng TMQD, ngân hàng thương mại cổ phần và toàn bộ hệ thống
ngân hàng thương mại lần lượt là 11,9%; 21,66% và 12,3%. Trong đó. 2/3 số nợ
xấu là nợ của các xí nghiệp quốc doanh (Unteroberdoerster, 2004: 3).


Như vậy, nợ xấu liên quan đến hoạt động kinh doanh thua lỗ hoặc kém hiệu
quả của các xí nghiệp quốc doanh. Theo phân loại tín dụng thì trong tổng số 30
tổng công ty 90-91 của Việt Nam thì chỉ có 7 tổng cơng ty thuộc nhóm AA và
nhóm A, chiếm 22%; 4 tổng cơng ty xếp nhóm BB, chiếm 13%; và 19 tổng công
ty xếp loại dưới trung bình từ B đến

<b>c , </b>

chiếm tới 64% (Đại học ngoại thương. Đẻ
tài, 2006: 67, 68). Chính vì thế, cải cách hệ thống doanh nghiệp quốc doanh theo
hướng cổ phần hoá hoặc bán .lại cho các nhà đầu tư chiến lược trong những năm
gần đây là giải pháp chủ đạo nhằm giải quyết nợ xấu của các ngân hàng. Tỷ lệ nợ
xấu trong tổng dư nợ năm 2006 của các ngân hàng TMQD, ngân hàng thương mại
<i>cổ phần và toàn bộ hệ thống ngân hàng chỉ còn lân lượt là 3,22% ; 1,76% và </i>
2,89%. Đây là thành tựu lớn của Việt Nam trong việc giải quyết nợ xấu của hệ
thống ngân hàng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại năm 2005 chỉ là 3.48°<b>0</b>.
trong khi theo ước tính của các cơng ty kiểm toán quốc tế tv lệ nàv khoảna 20.7%
(Đại học ngoại thương, Đề tài, 2006: 60). Sự khác biệt đó là do Việt Nam vần
chưa áp dụng hệ thống chuẩn quốc tể về phân loại nợ. Theo Quyết định số
149/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ thì các khoản nợ tồn đọng của các naân
hàng TMQD được chia thành ba nhóm: nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo; nợ tồn
dọng khơng có tài sàn dảm bảo nhưng con nợ cịn tồn íại và hoại dộng; \ à nợ tồn
đọng khơng có tài sản đảm bảo và khơng cịn đối tượng thu hồi nợ.


Trên lĩnh vực này, năm 2004 Trung Quốc đã áp dụng chuẩn quốc tế phân
chia nợ xấu thành năm nhóm: nợ hoạt động bình thường (performing); nợ nằm
trong danh sách cần chú ý (watch-list); nợ dưới mức chuẩn (sub-standard); nợ có
nghi vấn (doubtful); và mất nợ (loss). Trước đó, nước này phân loại nợ theo bổn
nhóm: nợ hoạt động bình thường; nợ quá hạn (không trả đúng hạn); nợ xấu (nợ
không được trả trong vòng một năm sau sau thời hạn), và mất nợ. Hệ thống phân
loại nợ mới dựa trên khả năng trả nợ của người đi vay và đánh giá mức độ rủi ro
của nợ bằng cách giám sát liên tục tình trạng tài chính của người đi vay. Hệ thống
phân loại nợ cũ dựa trên việc trả nợ đúng hạn là hình thức đánh giá sau khi mọi
việc đã xảy ra. Kinh nghiệm của Trung Quốc và của cả Việt Nam cho thấy hệ
thống này tạo điều kiện cho nhiều con nợ đi vay nợ mới để trả nợ cũ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

ngan hang cung giong như tác dộng của lạm phát: các hộ gia dinh và các côns tv
tha nam giư tien mặt đe mua hàng hơn là gửi vào neân hàne. Chắc chắn Việt Nam
chưa quen nạn lạm phát vào thời kỳ đâu chuyên sang nền kinh tế thị trường.


<b>5.3. Lựa chọn chiến lược cải cách Ngân hàng</b>


Chính sách cải cách lĩnh vực tài chính-ngân hàng ở các nền kinh tế chuyển
đôi rât đa dạng song nhìn chung có hai đường lối chính. Một đường lối ùne hộ
công cuộc tự do hoá nhanh băng cách phát triển đồne thời một hệ thống tài chính


mới cùng với hệ thống cũ đang có nhiều khiếm khuyết (Claessens, 1998; Lardv,
1998). Đường lôi này cho phép chia tách và tư nhân hoá các ngân hàna quốc
doanh, thi hành chính sách tự do cấp phép cho các ngân hàng mới (new entry) và
đóng cửa các ngân hàng cũ (hoạt động không hiệu quả). Đây là xu hướng phổ biến
ở các nước mới độc lập (NIS) như Étxtônia và Nga (Claessens, 1997: 2).


Đường lôi thứ hai ủng hộ tự do hoá từng bước bằng cách củng cổ và duy trì
hệ thống ngân hàng cũ (Dombusch and Giavazzi, 1999; Lau, 1999) vì cho ràng cải
cách nhanh sẽ dẫn đến các cuộc khủng hoảng hoặc biến động bất thường trên thị
trường tài chính (Sundararajan và Balino, 1991). Đường lối này tiến hành tái cấp
vốn và cơ cấu lại thể chế của các ngân hàng quốc doanh hiện có để phục hồi các
ngân hàng này (rehabilitation), cho phép ở mức giới hạn chia tách các ngân hàng,
hạn chế tư nhân hoá và cấp phép mới. Đây là xu hướng phổ biến ở các nền kinh tế
Trung và Đông Âu (CEE) như Hunggari và Ba Lan (Claessens, 1997: 2). Cải cách
hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo xu hướng này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

chính tri khiên cho chính phủ khơng chú trọng nhiều vào hỗ trợ hệ ihống naân
hàng (Claessens, 1997: 4).


Phương pháp câp mới dược áp dụng tại các nước có nsuồn thu tài khoá
khong đang ke khi qua trinh chun đơi băt đâu vì thế chính phủ các nước nàv
khong co nhieu lựa chọn ngoài việc phải tự do hoá lĩnh vực ngân hàng. Neược lại.
phương pháp 'phục hôi phù hợp với các nước có thu nhập ngân sách còn tương
dơi lớn, cho phép chính phủ tái câp vôn cho hệ thống ngân hàng (Claessens, 1997:
4). Tại Việt Nam và Trung Quôc, tỷ lệ nợ nhà nước không cao và mức lãi suất
thâp cho phép chính phủ phát hành trái phiếu huy động vốn để tái cấp vốn hoặc
xoá nợ xâu cho các ngân hàng. Tỷ lệ nợ chính phủ của Trung Quốc năm 2004 chỉ
khoảng 25% GDP (Lo, 2004) còn tỷ lệ này của Việt Nam năm 2006 là 36.6%
GDP (Báo Dân trí, 26/10/2006), vẫn thấp hơn ngưỡng an toàn của các nước đang
phát triển theo gợi ý của WB là 40%.



Với đường lối “phục hồi” hệ thống ngân hàng, cả Việt Nam và Trung Quốc
phải chù yếu dựa vào nguồn lực của chính phủ thay vì nguồn lực của các thành
phần kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngồi. Cơng cuộc cải tổ hệ thống ngân
<i>hàng ở hai nước hiện nay có hai phần chính: một là nâng cao tiêu chuẩn kế toán </i>
bằng cách áp dụng các quy định của Kiểm toán quốc tế (IAS) và phân loại các


<b>khoản nợ theo chuẩn quốc tế; </b><i>hai là</i><b> tái cơ cấu lại nguồn vốn của các ngân hàng </b>


TMQD thông qua các quỹ đầu tư của nhà nước (như các quỹ quản lý tài sản) với
điều kiện các ngân hàng này đáp ứng đúng mục tiêu cải cách, đặc biệt liên quan
đến giải quyết nợ xấu và quảnilý rủi ro tín dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

an toan von, chat lượng tài sản, minh bạch kiêm toán và ihắt chặt các biện pháp
đanh gia nợ (Brean, 2007: 13). Tuy nhiên, ngược với mục tiêu đạt chuẩn quốc tế,
nhưng gi ma chinh phu nươc nay làm lại “theo kiêu Trung Quốc.” nói một cách
khác là thiếu các biện pháp cưỡng chế thi hành.


Ve phan thứ hai, năm 1999 Bộ tài chính Trung Quốc đã thành lập Cône ty
quản lý tài sản Cinda (CAMCO) đê giúp Ngân hàng xây dựng Trung Quốc giải
quyêt nợ xâu. CAMCO huy dộng các nguồn vốn dể mua lại nợ xấu cùa CCB và
đôi lại sẽ hưởng một phân lợi nhuận và tham gia quản lý hoạt động cùa các con
nợ, chủ yêu là các xí nghiệp qc doanh lớn. Sau đó, chính phủ Trung Quốc cũns
thành lập các công ty quản lý tài sản khác (là Huarong, Chongcheng. và
Dongfang) nhăm cơ cấu lại Ngân hàng công thương Trung Quốc, Ngân hàng nông
nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc. Tương tự, Việt Nam có hai loại
cơng ty quản lý tài sản (AMC): công ty quản lý tài sản của các ngân hàng thương
mại17 để giải quyết các tài sản thế chấp còn tồn đọng hoặc được chuyển giao từ
các ngân hàng mẹ nhằm thu hồi lại các khoản nợ xấu; và công ty mua bán nợ và
tài sản nhà nước trực thuộc Bộ tài chính (DATC), để giúp các xí nghiệp quốc


doanh giải quyết các khoản đi vay và các tài sản bị thế chấp của mình nhàm cải
thiện điều kiện tài chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

động binh thường, trong đó cẩn 5.4 nghìn tỷ để dạt hệ sổ CAR bằne 8% và cần 22
nghìn ty khac de bu dăp các lôn ihât do nợ xâu gâv ra. Trong khi dó. tổna sổ vốn
đieu lẹ cua bôn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. chiếm khoáng 80%
tống tài sản của khối ngân hàng thương mại, chưa đến 20 nghìn tỷ VNĐ vào năm
2006 ( bảng 1). Các ngân hàng TMQD này sẽ cần một khối lượng vốn khổng lồ để
cơ câu lại. Vì thê khơng có gì ngạc nhiên là sau cùng chính phù đã phải tuyên bố
cơ phân hố các ngân hàng TMQD. Giống như Việt Nam, các nỗ lực tái cấp vốn
cho các ngân hàng TMQD của Trung Quốc (vào các 1998, 2003, 2005) đều không
đạt mấy hiệu quả.


<b>Bảng 3. 2 Đánh giá và kiến nehị của kiểm toán quốc tế</b>


Đơn vị: tỷ VNĐ
<b>C h ỉ t i ê u</b> <b>2 0 0 0</b> <b>2 0 0 1</b> <b>2 0 0 2</b> <b>2 0 0 3</b> <b>2 0 0 4</b> <b>2 0 0 5</b>


Tổng tài sản <b>2 1 5 .9 1 4</b> <b>23 8.573</b> <b>266.501</b> <b>3 0 0 .8 6 7</b> <b>3 37 .20 0</b> <b>378.953</b>
Tổng dư nợ <b>13 1.677</b> <b>152.252</b> <b>176.942</b> <b>2 0 6 .56 9</b> <b>23 9.315</b> <b>27 8.189</b>
Tống nợ khó địi:


<b>- </b><i>Tính theo tỷ lệ %</i>


<b>3 8 .9 3 8</b>


<b>2 9 ,5 7</b>


<b>41 .5 3 2</b>



<b>27 ,28</b>


<b>44.645</b>


<b>25,23</b>


<b>48 .38 0</b>


<b>23 ,4 2</b>


<b>52.528</b>


<b>21,95</b>


<b>57.582</b>


<b>20,7</b>


Vốn hiện tại <b>2 .0 2 9</b> <b>6.823</b> <b>10.875</b> <b>15.046</b> <b>19.334</b> <b>23.778</b>


Tài sản có rủi ro <b>144 .9 76</b> <b>168.555</b> <b>196.929</b> <b>2 3 0 .9 8 7</b> <b>2 6 8 .7 3 6</b>




<b>---313.525</b>


Tài sản <b>có </b> rủi
ro/Tổng <b>tài sản (%)</b>


<b>67</b>



1 <b>71</b> 74


<b>77</b> <b>80</b> <b>83</b>


9 <i>r </i> <i>f </i> <i>*</i>


r p A A A 1 ^


<b>Tông </b> <b>so von </b> <b>bo </b>


sung cần thiết:


<b>- </b><i>Để đạt CAR = 8%</i>
<i>- Đủ để bù đắp tổn </i>
<i>thất nợ khó địi</i>


<b>2 5 .5 2 4</b>


9.569
15.955


<b>23 .4 5 6</b>


<b>6.661</b>


<b>16.795</b>


22.682
<b>4.8 7 9</b>



<b>17.803</b>


<b>2 3 .8 3 7</b>


<b>4.8 2 4</b>


<b>19.012</b>


<b>25 .33 3</b>


<b>4.953</b>


<b>2 0 .3 0 8</b>


<b>27.436</b>


<b>5.429</b>


<b>22.007</b>


<b>1 </b> <b>_ 1</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Ngân hàng thế giới ước tính dựa trên cơ sở kiểm tốn do các cơng ty kiêm tốn
quốc tế Ihực hiện năm 2000. (Dan bởi Đại học nsoại thươna. Đc tài. 2006)


Như vậy, những nỗ lực nhằm “phục hồi” hệ thống ngân hàng của Việt Nam
và Trung Quốc thơng qua xố nợ hoặc tái cấp vốn từ ngân sách nhà nước chưa giải
quyết triệt để những yếu kém của hệ thống ngân hàng. Thậm chí, nó chỉ làm chậm
lại quá trình cải cách tất yểu mà hạt nhân là cổ phần hoá để làm lành mạnh hệ


thống ngân hàng. Cải cách ngân hàng của Trung Quốc và Việt Nam đang cần một
giải pháp mới.


<b>+ </b><i>Hướng tới chiến lược “cấp mới</i><b> ”</b>


Những khó khăn tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam và Trung
Quốc chủ yếu gây ra bởi nợ xấu và tài sản tồn đọng của các ngân hàng TMQD.
Khó khăn này kéo dài có thể là do chính sách can thiệp liên tục của nhà nước
nhàm bảo vệ vai trị kiểm sốt của các ngân hàng TMQD trên thị trường tín dụng
(Sáez, 2001: 236). Vì thế nhiều học giả đã đề xuất nhanh chóng đưa hệ thống ngân
hàng TMQD vào thị trường tự do cạnh tranh.


Stijn Claessens (1997) so sánh mức độ phát triển thể chế của hệ thống ngân
hàng của 25 nền kinh tế đang chuyển đổi đã kết luận rằng thể chế ngân hàng phát
triển nhanh hơn ở các nền kinh tế thi hành chính sách cấp phép mới (new entry) so
với các nước theo đường lối phục hồi (rehabilitation). Vì vậy, đường lối “phục
hồi” tỏ ra không hiệu quả đối với các nền kinh tế có hệ thống thể chế yếu kém khi
bắt đầu cải cách ngân hàng vì nó khơng giúp các nước này đạt tiến bộ nhanh.


* , ^ / ■* /


Lawrence Sáez (2001) cũng kêt luận răng biện pháp “câp mới” cải thiện thê chê
của hệ thống ngân hàng và qua đó nâng cao chất lượng của các khoản vay và giúp
giải quyết tình trạng nợ xấu ờ Án Độ và Trung Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

dịch vụ, giâm chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vav và cải thiện tình
hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng.


Đặc biẹt, nhieu học giả đánh giá cao vai trò của các ngân hàng nước ngoài
trong quá Irình cải tơ hệ thơng ngân hàng trong nước: Nguồn vốn đầu tư cùa các


ngân hang nước ngồi làm giảm chi phí tài chính cho q trình cơ cấu lại các ngân
hàng (Tang và Klytchnikova, 2000); Các ngân hàne nước ngoài mane đến nhữna
tập quán lôt trong quản lý giúp cho các ngân hàng trong nước trờ nên hiệu quá hơn
(Bonin, Hasan và Wachtel, 2005); các ngân hàng nước ngoài cune cấp dịch vụ có
chi phí thâp, làm tăng cạnh tranh, buộc các ngân hàng trong nước phải siảm chi
phí và tăng cường hiệu quả (Claessens, Demirguc-Kunt và Huizinga, 2001); và
các ngân hàng trong nước được hưởng lợi về chuyển giao cơne nghệ nên hàng
(Athanasoglou, Delis và Staikouras, 2006). Do bị các quy định hạn chế về vốn
đầu tư, ở Việt Nam nhóm ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm khoảng 10% tổng thị
phần huy động vốn và tín dụng. Ở Trung Quốc, các ngân hàne nước ngồi cịn có
vai trị mờ nhạt hơn nữa, chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng giá trị tài sản của toàn bộ hệ
thống ngân hàng. Tỷ phần nhỏ bé này của các ngân hàng nước ngồi cho thấy
chính phủ Trung Quốc muốn có được công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại và hy
vọng một chút ít cạnh tranh sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động cùa hệ thống ngân
hàng trong nước hơn là nguồn vốn đầu tư của các ngân hàng nước ngoài (the
Economistview, 2005).


Mặc dù chiến lược “cấp mới” tỏ ra có nhiều ưu điểm so với chiến lược
“phục hồi” trong công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam và Trung
Quốc song kinh nghiệm quốc tế cho thấy chiến lược “cấp mới” cũng gặp phải một
số khó khăn. Tại Nga, sau khi triển khai chiến lược này, sổ lượng ngân hàng được
cấp phép đã tăng vọt, chỉ từ 5 ngân hàng năm 1989 lên tới 2500 ngân hàng năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

so von it hơn mọt tnẹu USD. Chiên lược "câp mới" đã khiến hệ thốns naân hàne
của Nga đã phát triển quá khổ và không thanh khoản (Stcinherr. 1997: 110)


Mạt khac, ngay ca khi ở Việt Nam và Irung Quốc thành phần kinh tế tư
nhan được mua lại và sở hữu các ngân hàng quôc doanh thua lỗ thì vẫn gặp khó
khan khi phai cơ cau lại các khoản nợ cho phù hợp với điều kiện của các nsân
hàng đó. Lý do là hệ thông pháp luật yêu kém; các đối tác tư nhân thiếu khả nãnR


dê thực hiện cơ câu lại nguôn vôn của ngân hàng hoặc hệ thống nsân hàna do khu
vực kinh tê nhà nước làm chủ đạo; và thị trường nạ còn kém phát triển (Sáez.
2001: 236).


Tuy nhiên, tự do hoá mà hạt nhân là chiến lược “cấp mới” sẽ là xu thế tất
yếu của cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc, nhất là khi hai
nước phải thực hiện các cam kết với tư cách là thành viên của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) và của nhiều liên kết kinh tế khu vực và sons, phương khác.


<b>5.4. Cải cách Ngân hàng trong quá trình hội nhập</b>


Ngành ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc đang đứng trước thử thách lớn
khi cả hai nước gia nhập WTO và phải thực hiện các cam kết về mờ cửa thị trường
tài chính ngân hàng trong thời gian nhất định. Đẻ thực hiện cam kết với WTO,
Trung Quốc sẽ phải dỡ bỏ các hạn chế đổi với các ngân hàng nước ngồi về hình
thức kinh doanh, các đổi tượng khách hàng và một điểm khác biệt so với nhiều
nước, trong đó có Việt Nam, khi gia nhập WTO là giới hạn về khu vực địa lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

6) 5 năm sau khi gia nhập W IO . phía nước ngoài được phép sở hữu toàn phần dối
với các ngân hàng Trung Quốc (Huyền, 2007).


Bảng 3.3 Các bước mở cửa dịch vụ ngân hàng theo khu vực địa lý cùa
Trung Quốc


<b>1</b>


<b>Kỉnh doanh ngoại tệ</b>


<i><b>Thời g ia n</b></i> <i><sub>Khu vưc</sub></i>



<i>\</i>


<b>N gay lập tức</b> <sub>Khơng có giới hạn địa lý</sub>


<b>Kinh doanh Vhân dân tệ (NDT)</b>


<i>Thời gian</i> <i>Khu vực</i>


<b>Ngay lập tức</b> <sub>Thượng Hải, Thâm Quyến, Thiên </sub>


Tân, Đại Liên


WTO <b>+ </b>1 năm Quảng Châu, Thanh Đảo, Nam Kinh,


<b>Vũ Hán</b>


WTO <b>+ </b>2 Tế Nam, Phúc Châu, Thành Đô,


Trùng Khánh


WTO <b>+ </b>3 Côn Minh, Bắc Kinh, Hạ Môn, Chu


<b>Hải</b>


WTO <b>+ </b>4 Sơn Đầu, Ninh Ba, Thẩm Dương
WTO + 5 Không có giới hạn địa lý


<i>Nsuồn: Robinson, Allens A. 2003. “Banking on China-Issues Faces Overseas</i>


Banks in China”



<i>Report Paper. 31/03/2003 </i><b>fhttD ://w w w .aar.com .au,'pubs/asia/china.htm )</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

một số nơi để áp dụng cho các nơi khác và tránh đặt loàn bộ hệ thống ngân hàng
vào mộí cuộc thử nghiệm có nhiều rủi ro.


Tại Việt Nam, lộ trình mở cửa lĩnh vực ngân hàng theo cam kết với WTO
kéo dài 7 năm và bắt đầu thực hiện từ 1/4/2007. Một số nội dung chính cua cam
kết này bao gồm: 1) kể từ ngày 01/04/2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài
được phép thành lập tại Việt Nam; 2) Ngân hàng nước ngoài được phép cung ứne
hầu hết các loại dịch vụ ngân hàng mô tả trong Phụ lục về dịch vụ tài chính ngân
hàng kèm theo Hiệp định GATS; 3) Ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi
VNĐ không giới hạn từ các pháp nhân, còn đối với cá nhân là công dân Việt Nam
các mức hạn chế sẽ được nới lỏng và xoá bỏ vào năm 2011; 4) Ngân hàng nước
ngồi được góp vốn liên doanh với đổi lác Việt Nam với tỷ lệ góp vốn khơng vượt
quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh; 5) Để mở một chi nhánh tại Việt
Nam, ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 20 tỷ USD; mức này là 10 ty USD
đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng con 100% vốn nước ngồi
và các loại hình cơng ty tài chính có vốn nước ngoài (Ngân hàng nhà nước. 2007).


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

Bảng 3.4 Lộ trình mờ cửa ngành ngân hàng trong Hiệp định thương mại với
Hoa Kỳ


<i>Thời hạn thi </i>
<i>hành</i>


<i>Lĩnh vực mở cira đối với Hoa Kỳ</i>


10/12/2001 Không hạn chê sô lượng chi nhánh cùa các nsân hàns Mỹ
Đổi xử quốc gia với cổ phần của đối tác Mỹ trong ngân hàna cổ


phần thương mại


2001 - 2010 Cho phép lập ngân hàng liên doanh với ngân hàng Mỹ, cổ phần
phía Mỹ từ 30-49%


10/12/2002 Chi nhánh ngân hàng Mỹ được nhận tiền gửi VNĐ khôns quá
50% vốn pháp định


10/12/2004 Chi nhánh ngân hàng Mỹ được hường đối xử quốc gia


Từ 2009 Đổi xử quốc gia trong nhận tiền gửi bằng VNĐ từ các pháp nhân
Việt Nam


10/12/2010 Ngân hàng Mỹ được sở hữu 100% cổ phần trong ngân hàng liên
doanh


Từ 2011 <b>Đ ối xử quốc gia trong nhận tiền gửi bằng V N Đ từ công dân Việt </b>


Nam


<i>Nguồn: Barré, Xavier. 2006. Report on the Liberalization o f the Banking Sector in </i>


<i>View o f Vietnam's Expected Accession to the WTO. Bộ Thương mại và Uỷ ban </i>


châu Âu. Dự án ASIE/2003/005711. Hà Nội, tháng 6/2006.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

ngân hàng nội địa tìm cách đa dạng hoá các sản phâm dịch vụ bàna cách hợp tác
<i>phát triển với các ngân hàng nước ngoài. Thứ tư, Việt Nam dẩy mạnh hợp tác </i>
<i>thành lập ngân hàng liên doanh và cơng ty tài chính liên doanh. Thứ năm, các ngân </i>
hàng nội địa đang cố gắng tăng cường đội ngũ nhân lực thône qua cải thiện các


chế độ lương thưởng, trợ cấp cho nhân viên để giũ' chân nhân viên cũ và tìm kiếm
những chuyên viên giỏi (Huyền, 2007). Như vậy, trái ngược với lo ngại trcn lý


<b>thuyết về những bất lợi khi phai thực hiện các cam kết quốc tế mơ cưa hệ ihống </b>


ngân hàng, chính việc chuẩn bị thực hiện các cam kết này trên thực tế đang tạo
điều kiện cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển nhanh.


<b>5.5. Đánh giá so sánh cải cách Ngân hàng ỏ Trung Quốc và Việt Nam</b>


Có nhiều tiêu chí để đánh giá mức độ cải cách cùa hệ thống ngân hàng của các nền
kinh tế chuyển đổi. Dựa trên nghiên cứu của Steven Fries về cải cách hệ thốns
ngân hàng ở các nền kinh tế XHCN (2005) và các chỉ số chuyển đổi của Ngân
hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), chúng tơi dùng trên năm tiêu chí sau
để đánh giá công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc:
<i><b>5.5.1. M úc độ tụ- do hoả lãi suất và cải cách thể chế và luật lệ ngân hàng (Fries, </b></i>
<i><b>2005:15,16):</b></i>


Một chỉ số để đánh giá mức độ này là chỉ số chuyển đổi của EBRD về cải
cách ngân hàng và tự do hoá lãi suất. Chỉ số này xếp hạng tiến bộ trong tự do hoá
và cải tổ thể chế của khu vực ngân hàng theo thang điểm từ 1 đến 4+ theo tiêu chí


sau: <sub>I</sub>


- Điểm 1: không thay đổi mấy so với hệ thống ngân hàng trong thời kỳ kế
hoạch hố tập trung, ngoại trừ việc hình thành hệ thông ngân hàng hai câp;


- Điểm 2: đã cho phép tự do chuyển đổi đồng nội tệ, tự do hoá đáng kể lãi
suất và phân bổ tín đụng; hạn chế việc cấp tín dụng trực tiêp hay áp dụng mức lãi
suất trần



</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

chính của Ngân hàng trung ương; hoàn toàn tự do hoá lãi suất; cấp tín dụns dáng
kể cho các doanh nghiệp tư nhân; xuất hiện đáng kê các ngân hàne tư nhân:


- Điểm 4: thay đổi đáng kể cùa luật lệ ngân hàng cho phủ hợp với Tiêu
chuẩn quốc tế của Công ước Basle; có cạnh tranh thực chất trong hệ thống ngân
hàng; có các biện pháp giám sát rủi ro hiệu quả; cấp tín dụng dài hạn đáng kể cho
các doanh nghiệp tư nhân; có độ sâu tài chính đáng kể:


- Điểm 4+: có hệ thống thể chế và chuẩn mực cua các nền kinh tế thị trường
công nghiệp phát triển; phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế cùa Công ước Basle
(Basel); cung cấp đầy đủ các dịch vụ cùa một hệ thống ngân hàng cạnh tranh
(EBRD, 2007; Fries và Taci, 2005: 4).


Tóm lại, chỉ số chuyển đổi của EBRD đối với cải cách ngân hàng phản ánh
ba giai đoạn chuyển đổi: tách hoạt động của ngân hàng thương mại khỏi hoạt động
cùa Ngân hàng Trung ương và phần nào tự do hoá lãi suất và cho vay; thành lập
một khung khổ quy định và giám sát thận trọng và hoàn toàn tự do hoá lãi suất và
cho vay; và thực thi các nguyên tắc cơ bản của Công ước Basle (Fries và Taci,
2005: 63). Theo chỉ số này, chúng tôi đánh giá tiến bộ trong cải cách hệ thống
ngân hàng ở Trung Quốc và Việt Nam hiện nay đạt điểm 3+ và 3. Khác biệt này
chù yếu là do thời gian thực hiện những cam kết về cải cách luật pháp và thể chế
cùa hai nước có khác nhau một vài năm. Nội dung thực hiện những cam kết này về
cơ bản giống nhau và không ảnh hưởng nhiều đến mức đánh giá điểm.


<i><b>5.5.2. Chuyển đổi sở hữu trong hệ thống ngân hàng thông qua thành lập các </b></i>
<i><b>ngân hàng tư nhân m ới và tư nhân hoá ngân hàng quốc doanh (Fries, 2005: </b></i>
<i><b>15,16):</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

Tieu chi nay được danh gia băng tv lệ lài sản của các ngân hàns nước ngoải



k—


trong tổng tài sản của hệ thống ngân hàng: Tại Việt Nam và Trung Quốc, ty lệ này
tương ứng là 10% và 1,5% .


<i><b>5.5.4. Tỷ lệ phần trăm của nguồn vốn ngân hàng cho khu vục kinh tế tu nhân </b></i>
<i><b>(gồm cả các hộ gia đình và các cơng ty tư nhân) vay so với GDP (EBRD, 2007).</b></i>


Tỷ lệ này để đánh giá mức độ phát triển của hệ thống neân hàne. Nếu ty lệ
này thấp thì mức độ thâm nhập và ảnh hương đổi với nền kinh tể cua hệ thống
ngân hàng cịn thâp. Thí dụ, tại nhiêu nền kinh tế mới nổi, các công ty xuyên quốc
gia thường vay vốn từ công ty mẹ hoặc các ngân hàng ở nước naoài chứ khône
phải hệ thống ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó, việc cho các hộ gia đình vay
cũng bị hạn chế bởi thu nhập thấp và cho vay các công ty tư nhân trong nước cũng
bị hạn chế do thiếu thông tin đánh giá mức độ tín nhiệm tín dụne (Mamatzakis và
Koutsomanoli-Filippaki, 2006: 7). Tại Việt Nam và Trung Quốc, tỳ lệ này năm
2001 tương ứng là 25% và 60% (Unteroberdoerster, 2004: 24).


<i><b>5.5.5. Tỷ ỉệ n ợ xấu trong tỏng sổ nợ.</b></i>


Nợ xấu là các khoản nợ bao gồm các loại nợ dưới mức chuẩn, có nghi vấn
và mất nợ (EBRD, 2007).


Tỷ lệ nợ xấu của các hệ thống ngân hàng XHCN không chi phản ánh tình
trạng rủi ro của các ngân hàng mà còn phản ánh tiến bộ trong quá trình xố bỏ
việc cấp vốn khơng an tồn (thường cho các doanh nghiệp quốc doanh), cải thiện
về thể chế, cải tổ hệ thống ngân hàng quốc doanh bàng cách tăng cường cạnh tranh
với các ngân hàng tư nhân trong nước và nước ngoài. Tại Việt Nam và Trung
Quốc kiểm tốn quốc tế ước tính tỷ lệ này tương ứng là 20% và 26% (đã dân, tr.



</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<b>Hì nh v ẽ 1: S o s á n h c ả i t ổ h ệ t h ố n g n g â n h à n g c ủ a V i ệ t N a m v à T r u n o Q u ố c</b>


Trung Ọ u ố c: • • Chỉ số chuyên đôi F B R D (4+): 3 và 3 5


T)


I \ lộ nạ \âu


(100°o):


20% và 26%


Hình vẽ 1 cho thấy hệ thống ngân hàng của Việt Nam và Trung Quốc vẫn
cịn có khiếm khuyết so với mơ hình chuẩn (thí dụ: chỉ sổ EBRD = 4+ và tỷ lệ nợ
xấu thấp). Hình vẽ cũng cho thấy một số khác biệt giữa hai hệ thống ngân hàng,
phản ánh sự khác biệt giữa hai nền kinh tế.


<i>Thứ nhất, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã đạt được một mức cân đối </i>


nhât định trong mối quan hệ giữa khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà
nước, thể hiện bởi tỷ lệ tài sản của các ngân hàng tư nhân so với tổng tài sản của
hệ thống ngân hàng và tỷ lệ cho vay khu vực tư nhân trong tổng vốn tín dụng xấp
xi 50%. Điều này cũng phản ánh xu thế chung là kinh tế Trung Quốc đang hướng
về một nền kinh tế tư nhân hơn là nền kinh tế nhà nước. Ngược lại, tại Việt Nam,
hai tỷ lệ trên còn thấp (khoảng 25%), cho thấy khu vực kinh tế nhà nước vẫn đóng
vai trị chủ đạo.


<i>Thứ hai, mặc dù tỷ trọng của khu vực ngân hàng nước ngoài của Việt Nam </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114></div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<i>Chươnq 6</i>


MỘT S ố GIẢI PHÁP THÚC ĐAY CẢI CÁCH HỆ THÔNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM


TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP NGÀY NAY


<b>6.1. Một số gọi ý chính sách cho cải cách hệ thống ngân hàng ỏ Việt Nam</b>
Cho đển nay, Việí Nam chưa xác định được hệ lliốns ngân hàna troníi
tương lai của mình sẽ như thế nào để có chính sách cải tổ thích hợp: liệu nó sẽ
theo mơ hình Anh-Mỹ, thiên về tính hiệu quả cao, hay theo mơ hình Đức-Thuv Sỹ.
thiên về tính ổn định. Vì thế, cơng cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng ở nước ta vẫn
đang ở ngã ba đường. Việt Nam đang có ưu tiên là duy trì tính ổn định của hệ
thống ngân hàng song mục tiêu này dường như đang bị chi phối bởi nhu cầu cao
về tăng cường tính hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.


Các hệ thống ngân hàng trên thế giới hiện nay đang hội tụ về mơ hình hệ
thống ngân hàng Anh-Mỹ và đường như đó là sự phát triển tất yếu. Từ chù nghĩa
duy vật biện chứng và kinh tế chính trị học của Các Mác cho dến lý thuyết về tổ
chức quản lý của Max Weber đều nói rằng tính hiệu quả luôn bao gồm sự bền
vững và đây là quy luật vận động tất yếu cùa nền kinh tế thị trường và xã hội hiện


<i>Việt Nam cần một triết lý phát triển kinh tế thì cũng cần một triết lý phát </i>


<i>triển cho hệ thống ngân hàng. Trong quá trình cải cách kinh tế của Trung Quốc, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

<b>Hình 2: Lộ trình cải cách hệ thống ngân hàno Việt Nam</b>
lliệu quả của hệ tháng ngân hàng


Hình 2 trình bày 5 xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng, tương ứng


với 5 chiến lược cải cách (và không cải cách), với xuất phát điểm là o tương ứng
với hệ thống ngân hàng của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung và điểm hướng tới là F,
tương ứng với hệ thống ngân hàng hiện đại của nền kinh tế thị trường phát triển.
Trục KF và TF thể hiện độ ổn định và tính hiệu quả mà mỗi lộ trình cải cách đem
lại.


- Lộ trình OK thể hiện đường lối không cải cách.


- Lộ trình OTF thể hiện chiến lược tư nhân hoá hệ thống ngân hàng.19 Ưu
điểm của chiến lược này là hiệu quả của hệ thông ngân hàng tăng rât nhanh nhờ tự
do cạnh tranh hoàn toàn. Nhược điêm của chiên lược này là hệ thông ngân hàng
không ổn định. Đẻ đạt được sự ổn định ở điểm F, hệ thống ngân hàng thường phải
trải qua khủng hoảng và sau đó tự cơ câu lại cho phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

. Lộ trình OAF và OMF thể hiện hai chiến lược “phục <b>hồi" </b>và -cấp mới."
Phía trên trục OF thể hiện chiến lược phục hồi, giúp cho hệ thống ngân hàng có
mức độ ổn định cao song cải thiện hiệu quả chậm. Phía dưới trục OF thể hiện
chiên lược cap mơi, giup cho hẹ thông ngân hàng tăng cường hiệu qua nhanh
song khơng có độ ổn định cao như chiến lược “phục hồi.”


- Lọ trinh cai cach của hệ thông ngân hàng Việt Nam cho đến nay phát triến
iheo lộ trình OAN, lức là ở trong xu thể chiến lược ':phục hồi." Tu) nhiên, lộ trình
này đang có sự chuyển đổi. Trước năm 2001 (khi Việt Nam bắt đầu thực hiện cam
kết trong Hiệp định thương mại Mỹ-Việt), xu thế chính vẫn là “phục hồi.” (Đoạn
OA). Trong giai đoạn 2001 - 2007 (khi hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu
thực hiện các cam kết với WTO) thì chiến lược phát triển có xu hướne chuyển dần
sang “cấp mới.” (Đoạn AN)


Chúng tôi kiến nghị bắt đầu từ nay hệ thống ngân hàng Việt Nam nên
chuyển hẳn sang chiến lược “cấp mới,” tức là theo lộ trình NMF. Diêm M thê hiện


khi Việt Nam thực hiện hoàn toàn các cam kết với WTO (năm 2014). Trong giai
đoạn NM tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng sẽ tăng cao song có thể tính ổn
định không được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, sau khi đạt được một mức hiệu quá
nhất định, hệ thống ngân hàng sẽ đi vào phát triển ôn định.


Đẻ đạt được lộ trình phát triển đó, ngoài những kiến nghị đã được đê xuât
trong chuyên đề về cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam ở trên, phân này chúng
tôi xin nêu thêm một số hướng cải cách cụ thể sau:


<b>^ </b> <b>Phi tập trung hoá hệ thống ngân hàng:</b>


Việt Nam đã bước đầu phi tập trung hoá hệ thông ngân hàng băng cach
thành lập hệ thống ngân hàng hai cấp. Bước tiêp theo nên bao gơm:


<i>*1* </i> <i>Tăng cường tính độc lập của Ngân hàng nhà nươc.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

nay khong phái lúc nào cũng cùng đạt được mà phải hy sinh lần cho nhau. Vì thế.
một so Ngân hàng trung ương chỉ đặt một mục tiêu duy nhất. Thí dụ. Nên hàna
Bundesbank cua Đức xác định mục tiêu cao nhất là duy trì ồn định eiá ca
(Humpage, 1994). Theo chúng tôi, trong bối cảnh nền kinh tế có đà tãne trường
cao như hiện nay, Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên đặt mục tiêu cao nhất là ổn
định giá cả. Vì chì cân kinh tê đạt mức tăng trưởne dương, gánh nặne thất nehiệp
có thể được giảm nhẹ.


*"* <i>Tập trung hoả hệ thống Ngân hàng nhà nước:</i>


Điêu này dường như trái ngược với đề xuất phi tập trung hoá hệ thống ngân
hàng. Tuy nhiên, nếu như Ngân hàng nhà nước chỉ thực hiện một số ít chức nãne
nêu trên thì khơng cần duy trì hệ thống Ngân hàng nhà nước gồm nhiều chi nhánh
phân chia theo địa giới hành chính ờ cả 64 tinh thành trên cả nước. Tại Trung


Quốc, năm 1998, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã được cơ cấu lại bẳne cách
thay thế 32 chi nhánh ở các tỉnh bằng 9 chi nhánh khu vực nhàm làm eiảm sự can
thiệp không phù hợp của chính quyền địa phương vào hoạt động ngân hàng (Sáez.
2001: 238). Tại Mỹ, Fed cũng chỉ có 12 ngân hàng thành viên.


<i>*** </i> <i>Phi tập trung hoả hệ thống ngân hàng thương mại:</i>


Các nghiên cứu về những nền kinh tế đang chuyển đổi đã chi ra ràng ty
phần cao của năm ngân hàng lớn nhất có ảnh hường tiêu cực dén chất lượng của
toàn hệ thống ngân hàng (Claessens, 1997: ii). Vì thế Việt Nam nên giảm bớt sự
thống trị của 5 ngân hàng TMQD hàng đầu hiện nay trên thị trường bằng cách:


- Cổ phần hoá các ngâa hàng TMQD. Việt Nam không nên lặp lại sai lầm
của Trung Quốc là đã tương đổi chậm cải tổ những ngân hàng TMQD hàng đầu là


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

hàng này cịn chua lán và có thề s ỉ phải dã bo khi các ngàn hàng này có nhu cầu
tăng nhiều vốn điều lệ.


- Nơi long cap phep cho các ngân hàng tư nhân: mặt phải cua việc làm tăng
so luợng ngan hang nay là làm tăng hơn chât lượng cùa nhóm neân hàng hàng
đau, con mạt trai la khien cho chât lượng của nhóm ngân hàng chất lượng thấp
càng thấp (Claessens, 1997: ii).


> G iải quyết vấn đề nọ'xấu


So VƠI nhiêu nên kinh tê đang chuyên đôi khác, tại Việt Nam nền kinh tế vĩ
mô ôn đinh, đạt tăng trưởng cao và tôc độ tiên tệ hoá nhanh khiến cho tv trọns, cúa
tài sản ngân hàng so với GDP cao (Unteroberdoerster, 2004: 13). Tuy nhiên, hệ
thông ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượne nợ xấu, khône chỉ là
di sản trước đây của nên kinh tế kể hoạch hoá tập trung mà còn phần lớn là kết quả


của thị trường tín dụng tăng trường nóng trong những năm đầu cải cách. Tự do
hố lĩnh vực tài chính-ngân hàng trước đây chủ yếu tập trung vào việc bãi bỏ mức
trần lãi suất, tự do chuyển đổi trên thị trường vốn và áp dụng các biện pháp tăng
cường hiệu quả của nguồn vốn cho vay. Các biện pháp cải cách này đã chưa giải
quyết vấn đề nghiêm trọng là tình trạng nợ xấu kể trên (Sáez, 2001: 236).


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

và hoạt động tin dụng cùa các ngân hàng tư nhãn phát triên han. các nhà dâu lư tư
nhân sẽ đảm nhận việc cơ cấu lại nợ ngân hàng


<i><b>> </b></i> <b>Kết họp vói các cuộc cải cách khác</b>


Hẹ thong ngan hang chi phát triên lành mạnh nếu như các điều kiện kinh tế
<b>VI </b>mo khac phat tnen tot. Vi the, cai cách <b>ngân hàng ở </b>Việt Nam <b>phải đi đôi </b>với
cac cuọc cai cãch khac; thi dụ cai cach môi trường pháp lý vì các ngân hàns hoạt
đọng can dụa tren hẹ ihong luạí pháp chặl chẽ, bao gôm ca các diều luật về thể
chap va pha san; cai cach khu vực doanh nghiệp quôc doanh để giải quyết vấn đề
nợ xau va tạo la cac cơ họi cho vay khác, đông thời, hệ thông công ty tốt hơn cũns
sẽ cần một dịch vụ ngân hàng tốt hơn (Claessens, 1997: 5); cải cách hệ thống dầu
tư và thương mại nhăm đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt các dịch vụ
liên quan đến kinh doanh ngoại hối.


Cuôi cùng, hệ thống ngân hàng chỉ phát triển được nếu như được các hộ gia
đình và các cơng ty tín nhiệm sử dụng. Tại Việt Nam, phần lớn nguồn vốn huy
động của các ngân hàng thương mại là tiết kiệm của các hộ gia đình. Tuy nhiên,
người dân vẫn còn muốn nắm giữ nhiều tiền mặt và điều này đồng nghĩa với chất
lượng còn kém của hệ thống ngân hàng. Vì thế, các ngân hàng và các doanh
nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa cải thiện phương thức thanh toán, chuyển từ tiền
mặt hoặc séc qua phương thức thanh toán điện tử.


<b>6.2. Một sỗ giải pháp thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong </b>


<b>điều kiện hội nhập kinh tẽ quốc tê</b>


<i>6.2.1. M ục tiêu và định hướng đổi mới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

Xây dựng và thực Ihi có hiệu quả CSTT nhằm ổn định giá trị đồns tiền, kiểm
sốt lạm phát, góp phân ôn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện
thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Điều hành tiền tệ. lãi
suẫt va ty gia hởi đoái theo cơ chẽ thị trường thông qua sử dụng linh hoạt, có hiệu
qua cac cơng cụ CSTT gián tiếp. Ung dụng công nghệ thông tin, mở rộng nhanh
các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Nânẹ
dần và tiến tới thực hiện đầy đủ lính chuyển đổi của dồng tiền Việt Nam. CSTT lạo
điều kiện huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kết hợp chật
chẽ Chính sách Tiền tệ với Chính sách Tài khố để định hướng và khuyến khích
công chúng tiết kiệm, đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.


<i>6.2.2. Nguyên tắc đổi mới ngành ngân hàng Việt Nam</i>


<i>- Phát triển toàn diện ngành ngân hàng Việt Nam được đặt trong mối quan </i>


hệ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020 nhằm giải quyết những vấn đề chiến lược của ngành
ngân hàng và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành ngân
hàng, đồng thời hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong lừng
thời kỳ;


- Mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ngành ngân hàng được triển khai
trên cơ sở đổi mói triệt để, tồn diện trẽn tất cả các mặt từ mơ hình tổ chức bộ máy đến
chính sách và cơng cụ thực hiện chính sách; từ cơ chế quản lý, quản trị, điều hành đến
nghiệp vụ và công nghệ; từ cơ sở vật chất đến con người, trên cơ sở đường lối quan điểm
của Đảng về đổi mói và phát triển nền kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,


hội nhập kinh tê quốc tế, đồng ứíời phù hợp với hoàn canh, xu thẽ trong nước và quốc tẽ;


- Mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ngành ngân hàng gắn liền với
chiến lược phát triển tổng thể hệ thống tài chính và phát triẽn thị trường tài chính,
trong đó hộ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ là bộ phận câu thành quan trọng
nhất;


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

- Cải cách hệ thống ngân hàng để phát triển, <b>đ ó n g </b>thời đáp ứne yêu cầu hội
nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và mở cưa thị trường ihị trường tài chính. Vì
vậy, cần đổi mới nhanh chóng, căn bản và triệt để hộ thõng ngân hàng đê bao đảm
hội nhập quôc tê vững chăc, thành cõng trong lĩnh vực ngân hàng. Phát triên hệ
thong ngan hang trơ thanh trơ thành trụ cột của hệ thõng tài chính, vừa chủ động
hội nhập kinh tê quôc tê vừa hô trợ đắc lực cho các ngành kinh tê khác tham gia có
hiêu quả vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:


- Phát triẽn hệ thông tiền tệ - ngân hàng Việt Nam ổn định, an toàn và hiệu
quả bền vững trên cơ sở phát triển đồng bộ 5 thành tõ chủ yẽu của hộ thống ngân
hàng Việt Nam: Năng lực điều hành tiền tệ và giám sát hệ thống TCTD, thị trường
tiền tệ của NHNN; năng lực tài chính và hoạt động của hệ thống TCTD: hộ thống
pháp luật; hạ tầng công nghệ và hệ thống thanh toán.


<i>6.2.3. Giải pháp đổi mới Ngán hàng Nhà nước Việt Nam</i>


<i>6.2.3.1. Nâng cao tính độc lập, Ịựchủ về hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam</i>


Nâng cao tính độc lập, tự chủ của NHNN là điều cần thiết để bảo đảm
NHNN có khả năng thực thi có hiệu quả mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền.


<b>- Nâng cao vị trí của NHNN trong bộ máy C hính phủ: Trong điều kiện </b>
thể chế kinh tế - chính trị hiện nay ổn định lâu dài, NHNN phải là cơ quan thuộc


bộ máy Chính phủ, song không được đối xử như các cơ quan quản lý nhà nước
khác của Chính phủ. Sự đặc thù về vị trí, mục tiêu hoạt động, chức năng và nhiệm
vụ của NHNN phải được thể chế hoá ở Luật NHNN như là đạo luật chủ yếu điều
tiết toàn diện các mặt của NHNN. NHNN khống thể nằm ngoài tổ chức bộ máy
Chính phủ và trực thuộc sự quản lý, giám sát trực tiếp của Quốc hội hoặc NHNN
thuộc cơ cấu tổ chức Bộ Tài Chính hay cơ quan quản lý nhà nước khác.


NHNN chỉ có thể trở thành cơ quan độc lập với Chính phủ khi có những
thay đổi căn bản về thể chẽ chính trị và kinh tê. Vì vậy, cán có quan điểm và thái
độ đối xử đặc biệt đối với NHNN trong bộ máy cơ quan hành chính, trong chi đạo.
điều hành và mối quan hệ hợp tác với các cơ quan thuộc Chính phủ trên ngun tắc
tơn trọng tính độc lập, tự chủ hoạt động của NHNN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

yếu các chức năng, nhiệm vụ của NHTW trong nền kinh lế thị trường. NHNN là
ngân hàng phát hành, người cho vay cuối cùng, ngân hàng cùa các TCTD. quan lý
hệ thống thanh toán. Theo đó, cần phải xố bò vai trò bộ chủ quán và đại diện chu
sở hữu của NHNN đối với các NHTM nhà nước.


<b>- Nâng cao tính độc lập, tự chủ về hoạt động của NHNN:</b>


+ Nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của NHNN trong việc tổ chức thực
hiện chiên lược, hoạch định và thực thi CSTT, đồng thời phân định rõ ràng quyền
hạn, nhiệm vụ của các cấp, cơ quan liên quan (Quốc hội, Chính phù, Bộ Tài
chính,...) trong quá trình xây dựng và thực thi CSTT, pháp luật về tiền tệ và hoạt
động ngân hàng. NHNN có trách nhiệm xây dựng mục tiêu CSTT hàng năm sau
khi đã tham vấn ý kiến của Bộ Tài chính để trình Quốc hội phê duyệt. NHNN phải
trực tiếp và hoàn toàn chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện CSTT. NHNN hoàn
toàn tự do, chủ động trong việc điều hành các công cụ CSTT, lãi suất và tỷ giá
nhằm đạt được các mục tiêu CSTT. NHNN hoàn tồn có quyền quyết định lượng
tiền cung ứng bổ sung vào lưu thông hàng nãm theo yêu cầu thực hiện mục tiêu


CSTT. Loại bỏ trách nhiệm của NHNN trong việc qui định mức lãi suất đối với các
nhóm đối tượng chính sách, chẳng hạn lãi suất cho vay của các NHTMNN đối với
các đối tượng ở một số khu vực miền núi và hải đảo. Không một cơ quan, tổ chức
nào được phép can thiệp vào quá trình thực thi CSTT, điều hành lãi suất và tỷ giá,
điều hành các công cụ CSTT của NHNN để đạt mục tiêu ổn định giá.


+ Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc cấp tín dụng trực tiếp của NHNN cho
Ngân sách Nhà nước. Tránh tình trạng lạm dụng vốn phát hành của NHNN để hỗ
trợ trực tiếp cho chi tiêu ngân sách nhà nước. Không biến NHNN trở thành cơ quan
tài chính thứ hai cho Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước. NHNN cần phải
giải phóng khỏi nhiệm vụ hỗ trợ vốn bằng tiền phát hành cho các NHTM thực hiện
cho vay theo các mục tiêu chỉ định cuả Chính phủ, các nghiệp vụ xử lý nợ xấu của
doanh nghiệp và lành mạnh hố tài chính cho các NHTMNN.


+ Nhiêm vụ thực hiện chức năng NHTW của NHNN phải là nhiệm vụ chủ
yếu và quan trong nhất. NHNN khơng nhất thiêt có phai co nghía vụ đoi VƠ I viẹc


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

<b>- Nâng cao tính tự chủ của NHNN về tài chính và quản lý lao độn": Khi </b>
mà NHTW chịu sự chi phối về mặt tài chính của cơ quan nào đó hay NHTW
khơng có quyền quyết định ngân sách hoạt động của mình thì sẽ chịu sư phụ thuộc
về hoạt động. Một NHTW có quyền tự chủ lớn hơn trong việc quyết định cơ cấu tổ
chức bộ máy và chính sách quản lý lao động sẽ giảm bớt được sự phụ thuộc vào cơ
quan khác. NHNN cần phải có đủ nguồn lực tài chính và lực lượng lao động có
trình độ để thực thi nhiệm vụ. Cần bảo đảm cho NHNN có cơ chế tài chính đặc
thù, có đầy đủ nguồn lực tài chính để thực thi các nhiệm vụ của mình. NHNN cần
được coi là tổ chức hạch toán kinh tế và có tạo ra thu nhập trong quá trình hoạt
động. Song mục tiêu hoạt động của NHNN không phải là vì lợi nhuận mà phải là
tối ưu hoá mức ổn định giá, bởi vì NHNN là tổ chức cung cấp các dịch vụ/hàng
hố cơng cộng mà sự ổn định giá tối ưu đạt được sẽ đem lại lợi ích tất cả các đối
tượng của nền kinh tế (khơng có loại trừ). Chi tiêu của NHNN chủ yếu được bù


đắp bằng nguồn thu của chính NHNN. Mức thu nhập để lại cho NHNN được xác
định trên cơ sở thu nhập từ hoạt động của NHNN và được bảo đảm trong mọi
trường hợp không thấp hơn mức chi theo qui định của Chính phủ. Cơ chế đãi ngộ
và hộ thống khuyên khích lao động của NHNN cần phải đổi mới cãn bản để có thể
thu hút, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ giỏi. Vì vậy, Nhà nước cần có chính
sách, chế độ quản lý riêng, phù hợp về chính sách cán bộ, cơ chế tài chính - tiền
lương chứ không nẽn áp dụng chung chế độ, chính sách của khu vực quản lý hành
chính đối với NHNN như hiện nay nhằm khuyến khích cán bộ của NHNN cống
hiến và phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động. Theo đó, mức thu nhập
của cán bộ NHNN không bị Hạn chế bởi các qui định của Chính phủ về lao động,
tiền lương trong lĩnh vực hành chính. Mức thu nhập của cán bộ NHNN không thấp
hơn mức thu nhập của cán bộ tại các NHTM. NHNN hoàn toàn có quyền quyết
định biên chẽ và chính sách quản lý cán bộ linh hoạt phù hợp với yêu câu thực thi
nhiệm vụ. Tổ chức bộ máy của NHNN do Thống đốc NHNN tự quyết định trên cơ
sở yêu cầu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của NHNN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

các vấn đề của NHNN còn quan trọng hơn để bảo đảm cho sự độc lập. tự chu và
hiệu quả hoạt động của NHNN trên thực tế. Mục tiêu hoạt động, vị trí. tính độc
lập, cơ chế đặc thù, chức năng, nhiệm vụ,... của NHNN cần được qui định rõ ràng
trong Luật NHNN. Cần phải xây dựng một khuôn khổ thể chế hữu hiệu và bảo
đảm tính minh bạch của hoạt động NHNN. Mọi qui định pháp lý xung đột với
Luật NHNN cần phải bị vô hiộu bởi qui định tại Luật NHNN để bảo đám cho
NHNN có đủ quyền lực cần thiết để thực thi các chức năng, nhiệm vụ. Theo đó
cần phải sớm sửa Luật NHNN, xây dựng Luật NHTW mới để tạo nền tảng cho
việc cải cách triệt để NHNN và tiến tới một NHTW hoạt động có hiệu quả trong
nền kinh tế thị trường. Đồng thời, cần rà soát, chỉnh sửa hợp lý hơn pháp luật liên
quan (Luật Ngân sách, Luật Tổ chức Chính phủ...) để tạo ra môi trường pháp lý hài
hoà cho hoạt động của NHNN.


<b>- Nâng cao tính minh bạch và bảo đảm khả năng giải trình của NHNN </b>


đối với công chúng về m ục tiêu hoạt động của NHNN: Đi đối với việc nâng cao
quyền độc lập, tự chủ hoạt động của NHNN, cần tăng cường tính minh bạch, trách
nhiệm giải trình và u cầu kiểm tốn đối với NHNN. NHNN phải được kiểm toán
độc lập hàng năm và có nghĩa vụ giải trình về việc thực hiện các mục tiẽu của
mình, đồng thời định kỳ phải công bố thông tin cho công chúng biết về tình hình
hoạt động của NHNN và các TCTD, quan điểm CSTT.


<i>Ó.2.3.2. Cơ cấu lại tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam</i>


Đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN từ trung ương đến chi nhánh theo hướng
<i>tinh gọn và hiện đại, cụ thể: t</i>


<i>- Tại Trụ sở chính NHNN, sắp xếp lại các Vụ, Cục theo hướng tập trung quản </i>


lý, điều hành; nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo và tính chuyên mõn
hoá của các đơn vị; xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quan hộ phối hợp giữa
các đơn vị, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan đẽn CSTT và thanh tra, giám sát ngân
hàng;


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

hàng trẽn địa bàn và phạm vi nhiệm vụ được uỷ quyền cho lừng chi nhánh NHNN
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hình ihành các chi nhánh NHNN khu vưc khỏno
nhất thiết bố trí chi nhánh NHNN theo địa giới hành chính (tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương);


Kiện toàn tổ chức bộ máy của NHNN từ trung ương đến địa phương theo
hướng tinh gọn và gắn liền với tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế hoạt động, điều
hành và cơ chế làm việc của NHNN. Thực hiện phân cấp quản lý trons hệ thống
NHNN, giữa các vụ, cục NHNN trung ương và chi nhánh NHNN đi đôi với việc
nâng cao tính tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của Thống đốc. Quy



<b>định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, đơn vị và cá nhân. Khắc phục tình </b>


trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đùn đẩy trách nhiệm và chậm trễ trong
giải quyết công việc các đơn vị. Cần tiến tới thực hiện mơ hình lổ chức chi nhánh
NHNN khu vực.


<i>Đối với Ngăn hàng N hà nước Trung ương</i>


(i) Đổi mới bộ máy quản trị NHNN: Thành lập Hội đồng NHTW tại NHNN
để lăng cường quyền lực, trách nhiệm và tính độc lập trong hoạt động điều hành tiền tệ
của NHNN. Hội đồng NHTW là cơ quan quyền lực cao nhất của NHNN, làm việc theo
chế độ tập thể và quyết nghị theo đa số phiếu. Hội đồng NHTW có quyền đưa ra các
quyết định điều hành tiền tệ và hoạt động ngân hàng để đạt được các mục tiêu của
CSTT và các chính sách, chiến lược phát triển NHNN, hệ thống ngân hàng, đồng thời
giám sát toàn bộ hoạt động của NHNN.


<b>- Thành lập B an Kiểm toán nội bộ NHNN: </b> Là cơ quan hỗ trợ cho Hội
đổng NHTW, thực hiện các cliức năng kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và
kiểm tốn tài chính của NHNN. Ban Kiểm toán nội bộ NHNN trực thuộc Hội đổng
NHTW, báo cáo trực tiếp kết quả hoạt động của mình cho Hội đồng NHTW.


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

<b>(i) - Khối chính sách - chiến lược: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc</b>
hoạch định và Ihực hiện CSTT, điều hành các công cụ CSTT cũng như kiểm soát
chặt chẽ động thái các chỉ tiêu tiền tệ (M l, M2, MB. lãi suất, tỷ giá...) một cách


<b>tập trung trong sự phối hợp nhịp nhàng, tránh những tác động ngược chiều </b> <b>nhau</b>


của các công cụ lên các chỉ tiêu tiền tệ, cần hạn chế tới mức tối đa các đầu mối
điều hành, bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ.



- Khối nghiệp vụ: Cần tăng cường chức năng, nhiệm vụ cho Sở Giao dịch
theo hướng tăng cường các nghiệp vụ thị trường trong giao dịch với các TCTD,
điều hành thị trường tiền tệ. Chuyển giao các nhiệm vụ tổ chức, điều hành thị
trường tiền tệ (thị trường liên ngân hàng nội tệ/ngoại tệ và thị trường mở) cho Sở
Giao dịch NHNN để cho Sở Giao dịch trở thành đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm
điều hành thị trường.


- Khối hậu cần, hỗ trợ: Cần giảm biên chế lao động ở khu vực này, tăng
cường sử dụng dịch vụ thuê khoán bên ngoài, thuê lao động thuê bên ngồi dưới
hình thức hợp đồng lao động thời vụ, hợp đồng lao động theo vụ việc.


- Khối các đơn vị sự nghiệp: Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển
Học viện Ngân hàng thành Đại học Ngân hàng Hà Nội. Đưa Đại học Ngân hàng
Hà Nội và Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh về Bộ Giáo dục và Đào tạo
để thống nhất quản lý. Hiện tại, NHNN đã thành lập Trung tâm đào tạo, Trung tâm
này có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ NHNN và
cung cấp một số loại dịch vụ đào tạo cho các tổ chức, cá nhân.


<i>Đối với các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phô</i>


Cơ cấu lại mạng lưới chi nhánh của NHNN tại các tỉnh, thành phõ theo
hướng không phân bố theo địa giới hành chính mà căn cứ vào yêu cầu quản lý và
cung cấp các dịch vụ của NHNN trên địa bàn;


<i>Mỏ Văn phòng đại diện của Ngân hàng Nhà nước V iệt Nam ỏ nước ngoài</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

<i>6 2 3 .3 . Đổi mới cơ c h ế quản lý và phát triển nguồn Iiliân life</i>


NHNN tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có đầy đủ nâng lực
và phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phái triển NHNN trở thành


NHTW hiện đại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập kinh tế quốc tế.


<i>6.23.4. Đổi mới cơ c h ế điều hành CSTTcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nơm</i>


<i>*Xác định mục tiều và thực hiện cơ c h ế điều hành chính sách tiền tệ theo </i>
<i>nguyên tắc thị trường</i>


Mục tiêu CSTT là ổn định giá cả và góp phần tăng trưởng kinh tế, trong đó
Ổn định giá cả là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.Trong ngắn hạn, CSTT không nhầm
phải đồng thời đạt được cả 2 mục tiêu này mà CSTT chủ yếu bảo đảm ổn định giá
cả để tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bển vững trong dài hạn. Từ
nay đến năm 2010, do thị trường tiền tệ và năng lực của NHNN còn nhiều hạn chế,
vì vậy mục tiêu của CSTT về cơ bản là ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát và góp
phần tăng trưởng kinh tế. Sau năm 2010, NHNN cần nhanh chóng chuyển sang cơ
chế lấy lạm phát làm mục tiêu chủ yếu và ưu tiên hàng đầu của CSTT và của hoạt
động NHNN.


NHNN cần chuyển cơ chế điều tiết CSTT dựa trên khối lượng (MB và M2)
như hiện nay sang điều tiết dựa trên cơ sở lãi suất. Trên cơ sở lựa chọn mục liêu
cuối cùng, mục tiêu trung gian, mục tiêu điểu hành nhất thiết phải xây dựng cơ chẽ
truyền tải tác động của CSTT đến các mục tiêu trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc


thị trường. '


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

dụng lãi suất trên thị trường tiền tệ, chẳng hạn lãi suất ngày, qua đêm... làm mục
tiêu điều hành để kiểm soát lãi suất của các NHTM thông qua kha năne kiểm soát
bảng cân đối của NHNN và khối tiền dự trữ trong hệ thốn? NHTM


Đe hê thong kiem soat ticn tệ trên va các công cu điều hành tiền tê gián tiếp


(OMO, chiết khấu, hoán đổi ngoại tệ) vận hành có hiệu quả cần phải tập trung:


(i) Phát triển thị trường tiền tệ an tồn, hiệu quả, mang tính cạnh tranh cao.


<b>đặc biệt là đối với thị trường thứ cấp chứng khốn Chính phủ phải có đủ các cỏne CỊI </b>


có tính thanh khoản cao. Mặt khác, thị trường tiền tệ phải thông suốt, tự do để đảm
bảo cho các yếu tố thị trường được tôn trọng trong việc điều hành tiền tệ cùa
NHNN, tránh những méo mó, ách tắc nảy sinh từ sự can thiệp hành chính và những
bất cập về cấu trúc thể chế;


(ii) Bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống doanh nghiệp hoại động
lành mạnh, hiệu quả; hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật về NHNN và các TCTD,
hồn chỉnh và có hiệu quả;


(iii) Các ngân hàng có thể được tự do tiếp cận thị trường tiền tệ với đầy đù
các chứng khốn có tính thanh khoản cao để có thể quản lý vốn khả dụng ngắn hạn
một cách chủ động và hiệu quả. Các ngân hàng tự tin và phản ứng tích cực trước
những thay đổi của thị trường tiền tệ và động thái của CSTT;


(iv) Hệ thống ngân hàng lành mạnh về tài chính, có trình độ kinh doanh và
quản trị rủi ro, quản lý vốn khả dụng ngắn hạn tốt; Các ngân hàng phải nắm giữ
một khối lượng vốn khả dụng thích hợp dưới dạng các chứng khốn;


(v) Hệ thống thanh toán ngân hàng phát triển và có hiệu quả; các phương tiện
thanh toán phải đa dạng hoá, giảm bớt tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông;


(vi) NHNN phải có sự độc lập nhất định trong việc hoạch định và thực hiện
CSTT. NHNN phải có khả năng kiểm soát bảng cân đối của mình thơng qua các
nghiệp vụ thị trường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

- Đẩy nhanh tiến độ đổi mới cơ chế điều hành CSTT và cơng cụ CSTT Tiếp tục
hồn thiện cơ chế điều hành các công cụ CSTT, đặc biệt là các cơng cụ gián tiếp mà vai
trị chủ đạo là OMO. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế truyền tải tác động từ các công cụ
CSTT đên mục tiêu CSTT, đặc biệt là lạm phát;


- Xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc điều hành CSTT lấy kiểm
soát lạm phát làm chức năng chính, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong điều
hành CSTT;


- Nghiên cứu, xây dựng quy định về hình thức, cơ chế cơng bố thông tin về
lạm phát để tăng cường sự hiểu biết của công chúng về lạm phát:


- Đổi mới cơ chê' điều hành lãi suất theo nguyên tắc thị trường để làm cơ sơ
điều hành tiền tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướno
và điều tiết lãi suất thị trường.


- Đổi mới một cách căn bản công tác dự báo và xây dựng CSTT hàng năm


<b>theo hướng áp dụng m ơ hình kinh tế lượng vào phân tích, dự báo và lượng hoá các </b>


mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ.


<i>* Đổi mói các cơng cụ chính sách tiên tệ</i>


Điều hành linh hoạt các công cụ CSTT, đồng thời tăng cường sự phối hợp
điều hành đổng bộ giữa các công cụ CSTT, tránh xung đột tác động giữa các công
cụ CSTT lên các mục tiêu CSTT. Các công cụ gián tiếp CSTT phải là nhũng công
cụ chủ đạo trong điều hành tiền tệ và lãi suất.



<i>6.2.3.5. Nhóm giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa Chính sách Tiền tệ và Chính </i>
<i>sách Tài khố</i>


<b>I</b>


<i>-Hồn thiện kh u ơ n k h ổ phối hợp vé mặt th ể ché giữa CSTT và CSTK :</i>


<b>+ </b><i>N âng cao tính độc lập của N H N N nhằm giảm khuynh hướng gáy ra lạm phát </i>
<i>từ chính phủ: cần phải sửa đổi căn bản Luật NHNN để thê chẽ hoá hợp lý tính độc </i>


lập của NHNN (về tài chính, hoạt động và chính sách nhân lực). Theo đó, cần xác
định rõ mục tiêu un tiên của CSTT là ổn định giá cả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

sách hữu hiệu hơn.


<i>+ Về hạn c h ế cấp tin dụng của N H N N cho Chính phủ: Nếu Luật NHNN còn </i>
qui định mức nợ của Chính phủ mà được NHNN tài trợ dưới dạng các khoản tạm ứne
hay thấu chi cho Chính phủ, thì cần phải bảo đảm rằng các khoản cho vay gián tiếp
cho Chính phủ từ NHNN không đi ngược lại với mục tiêu của CSTT.


<i>+ Vê' các điều khoản hạn c h ế thâm hụt ngân sách; duy trì ngân sácli lành </i>
<i>mạnh, bền vững và tiến tới cân bằng: Khi chúng ta đề cập tới vấn đề kv luật tài khố </i>


thì 2 vấn đề cần đáng đề cập đổng thời là sự độc lập về tài chính và sự độc lập vé
pháp lý của NHNN. Việc duy trì hệ thống tài chính cơng lành mạnh cần phải tính đến
viêc áp dụng các qui tắc ngân sách là hạn chế thâm hụt, bảo đảm thâm hụt ngân sách
lành mạnh, có thể tài trợ bền vững và tiến tới cân bằng.


<i>- Tăng cường p hối hợp C ST T và CSTK ỏ cấp độ hoạt động :</i>



<i>+ Xây dựng chương trình tiền tệ - một khn khổ phối hợp chính sách :</i>


<i>+ Thành lập Uỷ ban phối hợp chính sách (đây không phái là Uỷ bơn tư vấn cho </i>


<i>Chính phủ). Phối hợp thực hiện CSTT và CSTK có thể đạt được thõng qua các Uỷ ban </i>


chính thức hoặc phi chính thức. Các uỷ ban này thường bao gồm các quan chức của Bộ
Tài chính, Kho bạc và NHNN, định kỳ nhóm họp lại để cùng nhau thảo luận và phân


<b>tích kết quả của dự kiến cân đối tiền tệ của Chính phủ để giám sát trạng thái thanh </b>


khoản chung và sự phát triển của thị trường tài chính, đồng thời thảo luận chiến lược
nhằm đạt được mục tiêu của CSTT và quản lý nợ công.


<i>+ Sử dụng có hiệu quả cơng cụ CSTT: Cần xem xét sử dụng tiền gửi của Chính </i>
phủ như là công cụ CSTT khi các công cụ gián tiếp của CSTT chưa thực sự hữu hiệu.
Khi thực hiện OMO, NHNN phải hết sức cân nhắc lựa chọn can thiệp thông qua tiến
hành các giao dịch bằng các giấy tờ có giá của NHNN hay các chứng khốn chính


<b>+ </b><i>Triển khai đồng bộ các giải pháp phái triển thị trường tài chính, trước hết </i>


<i><b>là thị trường chứng khốn chính phủ.</b></i>


<i><b>6.23.6. Đổi mới mơ hình tơ chức và ìĩOữt động thanh tra</b></i>

<b>, </b>

<i><b>giám sat ngan hang</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàn° Việt Nam và
thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tê về giám sát n«ân hàng. Thành
lập Cơ quan Giám sái an toàn hoạt động ngân hàng là một đơn vị (Tổng Cục) thuộc
NHNN trên cơ sở bộ máy Thanh tra NHNN hiện nay. Từng bước tạo tiền đề để đên
sau năm 2010 xây dựng được Cơ quan Giám sát tài chính lổng hợp, có vị thê và vai


trò cao hơn trong việc thực hiện chức năng giám sát an toàn toàn bộ hoạt động tài
chính, bao gổm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Mục tiêu và trách nhiệm
chính của Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN là góp phần
bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD và chấp hành nghiêm minh
pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo vệ lợi ích của công chúng. Chức nãng
thanh tra hành chính hiện nay do Thanh tra NHNN thực hiện sẽ được chuyển giao
cho đơn vị khác thực hiện để tạo điều kiện tách bạch rõ ràng giữa hoạt động giám
sát, phịng ngừa mang tính nghiệp vụ cao thuộc lĩnh vực chuyên môn của NHNN và
hoạt động thanh tra hành chính truyền thống trong nội bộ của cơ quan quản lý Nhà
nước.


<i>(i) Hoàn thiện các điều kiện tiên quyết cho một hệ thống giám sát cỏ hiệu</i>
<i>quả:</i>


- Đổi mới mơ hình tổ chức bộ máy Thanh tra NHNN hiện nay.


- Hồn thiện khn khổ pháp luật vể giám sát ngân hàng và hạ tầng cơ sở kỹ
thuật phục vụ hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng;


- Hiện đại hoá và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác
thanh tra, giám sát ngân hàng.


- Đổi mới hoạt động cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, đơn
giản hoá thủ tục cấp phép.


<i>(ii) Đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp giám sát ngân hàng:</i>


<i>- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chô, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

vực hoại động của từng TCTD, toàn bộ hộ thống các TCTD và thị trườn o tiền tệ nhằm


phát hiện sớm, chính xác rủi ro để có biện pháp phịng ngừa, ngãn chặn và xứ lý kịp
thời;


- Hoàn thiện các qui định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt độn?
ngân hàng; các qui định, chính sách quản lý các loại hình TCTD và hoạt động


ngân hàng, đồng thời đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát
phù hợp sự phát triển của cổng nghệ thông tin. cổng nghệ ngân hàns và trên cơ sơ
áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của Uỷ ban
giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Hiệp
ước vốn Basel năm 1988 - Basel I), từng bước tiến tới thực hiện các nguycn tắc.
chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II) sau năm 2010.


<i>6.23.7. Hiện đại hố cơng nghệ và hệ thống thanh loán</i>


Phát triển hệ thống thơng tin quản lý tồn ngành; xây dựng cơ sờ dữ liệu
thông tin quốc gia về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng để đảm bảo thông tin đầy đủ, kịp
thời cho thực thi chức năng, nhiệm vụ của NHNN và điều hành kinh doanh, phát
triển địch vụ của các NHTM.


Phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại ngang tầm với các nước
trong khu vực dựa trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, điện tử
tiẽn tiến và các chuẩn mực, thông lệ quốc tẽ phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hiộn
đại hố tồn diện, đồng bộ công nghệ ngân hàng của NHNN và các TCTD trên các
mặt về nghiệp vụ, quản lý và phương tiện kỹ thuật. Phấn đấu xây dựng hệ thống
thanh tốn ngân hàng an tồn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát triên
của các nước trong khu vực (về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khuôn khô thê chê và dich
vụ thanh toán), đồng thời bảo đảm thực hiện các nguyên tăc cơ bản đôi <b>VỚI </b>các hệ


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

<b>6.3. Giải pháp thúc đẩy cải cách ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điểu </b>


<b>kiện hội nhập kinh tê quốc tẽ</b>


<i><b>6.3.1. Nhóm giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hé </b></i>
<i><b>thông NHTM Việt Nam</b></i>


<i><b>Đối vói N H TM Nhà nước </b></i>


Đối với các NHTM Nhà nước, việc tăng năng lực tài chính có tính đột phá.Giải
quyết được vấn đề này sẽ tạo động lực cho việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường,
phát triển công nghệ, dịch vụ, tạo điều kiện tham gia vào thị trường tài chính quốc
tế. Để giải quyết vấn đề tài chính, cần phải tập trung vào cấcd nội dung chủ yếu là
tăng vốn tự có, xử lý nợ tổn đọng trên bảng cân đối kế toán, phân loại nợ theo tiêu
chuẩn quốc tế


Các giải pháp tăng vốn tự có của NHTM Nhà nước có thể là


<i>Giải pháp 1: Các N H TM N N chưa cổ phần hoá cần được sử dụng phơn lợi </i>
<i>nhuận còn lại đ ể b ổ sung không hạn c h ế quỹ dự trữ vốn bổ sung điều lệ.</i>


Cần có sự thay đổi trong tư duy để tạo điều kiện cho các NHTMNN tãng nhanh
vốn tự có bằng cách thay đổi NĐ 166 theo hướng tăng tỷ lệ bổ sung vốn điểu lệ
hàng năm và khống chế tổng mức tối đa của quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.


<i>Giải pháp 2: N hà nước cấp b ổ sung vốn điều lệ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

thực sự của các NHTM. Nếu dựa trên vốn lự có danh nghĩa này đế mở rộn° qu}
mô hoạt động của các NHTM nhà nước thì nguy cơ về ihanh khốn là rất lo noại.
<i><b>Giải pháp 3: Tâng vốn điều ìệ từ nguồn tích luỹ.</b></i>


Kinh doanh phát triển, có hiệu quả, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ tái đầu tư là


mục tiêu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, trong đó bao gồm ca
NHTM Nhà nước. Tuy nhiên, mục tiêu tăng tích luỹ tái đầu tư (bản chất là tăng
vốn tự có) của doanh nghiộp bị giới hạn bởi khả năng tăng trưởng lợi nhuận và kha
năng cho phép bởi luật thuế thu nhập cơng ty cũng như chính sách đầu tư phát triển
của Nhà nước.


<i><b>Giải pháp 4: Phái hành trái phiếu dài hạn.</b></i>


Theo thông lệ quốc tế các NHTM có thể sử dụng một tỷ lệ nhất định nhất
định giá trị trái phiếu dài hạn để xác định vốn tự có trên bảng tổng kết tài sán. Tuy
nhiên, thời hạn thanh toán của loại trái phiếu này phải trên 10 năm.


<i><b>Giải pháp 5: Đẩy mạnh cổ phần hoá NHTM nhà nước.</b></i>


Đối với Việt Nam, việc cổ phần hoá NHTM nhà nước gần như là con đường tất
yếu, khi mà Nhà nước không cần và không thể nắm giữ các NHTM 100% vốn nhà
nước.


Đối với N H TM cổ phần và NH liên doanh


Tăng vốn tự có cho các NH thuộc khối này trước hết là để tăng mạng lưới,
công nghệ, dịch vụ mà không bị sức ép của thị trường huy động vốn. Đối với ngân
hàng liên doanh, các bên liên doanh (tự nguyện hoặc tăng mức vốn pháp định) tăng
vốn góp; mở rộng các đối tác liên doanh; Chuyến thành NHTM cổ phần có vốn cổ
phần của phía nước ngồi để tăng thêm cổ đông. Trên cơ sở tăng vốn để tăng quy
mô và tăng phạm vi hoạt động như phát triển dịch vụ, năng lực huy động vốn. tăng
đầu tư tài chính...


<i><b>6.3.2. Nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện thé ché</b></i>
<i><b>Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

tin cậy, có tính thuyết phục cao; Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh phai
trên cơ sở đánh giá thực tế phát triển kinh doanh hiện tại và ít nhât là tron? 3 năm
quá khứ; đánh giá được thực lực và khả năng của các đối tác cùng tham oia cạnh
tranh trên thị trường.


<i>Đổi mới VÀ hồn thiện mơ hình tổ chức</i>


Từ nay đến năm 2010, mơ hình tổ chức kinh doanh của các ngân hàng đổi
mới và hoàn thiện theo hướng cổ phần hoá tất cả các NHTMNN.


<i><b>Xây dựng và hoàn thiện th ể ch ế quản trị rủi ro</b></i>


<i>* Về mơ hình tổ chức quản trị rủi ro</i>


<i>* Vé cơ chế điều hành quản trị rủi ro</i>
* Về đào tạo nghiệp vụ quản trị rủi ro


<i>Xảy dựng và hồn thiện thê chê tín dụng</i>


Từng NHTM phải trên cơ sở thiết kế một chính sách tín dụng đồng bộ. tích
cực theo hướng hội nhập để định ra toàn bộ cơ chế, quy trình tín dụng. Chính sách
tín dụng này phải xây dựng trên cơ sở hướng tới khách hàng, đảm bảo quyền tự
chủ của ngân hàng và quán triệt nguyên tắc và điều kiện tín dụng; Xây dựng,
chuẩn hố các quy trình quản lý tín dụng đối với từng nhóm khách hàng; Xây dựng
hộ thống thang điểm tín dụng dựa trên tham khảo hệ thống thang điểm của các tổ
chức đánh giá tín nhiệm chuyên nghiệp trên thế giới như Standard & Poors,
Moodys; Xây dựng tiêu chí phân loại tín dụng gồm 5 bậc thang theo thông lộ quốc
tế ; Xây dựng phương án trích lập dự phòng rủi ro dựa vào phân loại tín dụng;
Hồn thiện, chuẩn hoá và chi tiết hố quy trình xử lý nợ có vấn đề (nợ xấu), triệt


để hoá khả năng thu hồi nợ, hkn chê nợ có vấn đề; Xây dựng và hoàn thiộn cơ chẽ
quản lý tín dụng đối với các dịch vụ mới từ quy trình xét duyệt, áp dụng thử
nghiệm đến áp dụng diện rộng; Xây dựng và hồn thiện sổ tay Tín dụng tại các
N HTM .


<i><b>Hoàn thiện hệ thống kê toán theo tiêu chuẩn quốc tê</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

toán tạo động lực rất tốt để nâng cao hiệu quá kinh doanh cùa NHTM: Việc vận
dụng IAS cho khâu kế tốn chi phí phần mềm đối với NHTM Việt Nam là cần
thiết; Áp dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ đối với các NHTM Việt Nam: Cho phép
NHTM Nhà nước đánh giá lại tài sản theo giá thị trường và áp dụng kế toán ghi
tăng vốn điều lệ đối với giá trị tài sản tăng lên. Xử lý được vấn đề này sẽ góp phần
tăng vốn tự có để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập của các
NHTM Nhà nước; Đổi mới và hoàn thiện hệ Ihống chứng lừ kế toán NHTM trên co
sở quán triệt nguyên tắc tối thiểu hoá về số lượng, đơn giản hoá về cấu trúc bảo
đảm dễ đọc, chính xác, an tồn về pháp lý và tiến tới hiện đại cho phép ứng dụng ớ
mức tối đa công nghệ ngân hàng hiện đại; Hoàn thiện bộ máy kế toán, tiêu chuẩn
cán bộ kế toán và kế toán trưởng NHTM phù hợp yêu cầu theo Luật Kế toán Việt
Nam.


<i>Xây dựng và phát triển hệ thông thông tin quản lý</i>


Trên cơ sở đánh giá, rà soát lại hệ thống thông tin quản lý hiện tại các ngân
hàng chủ động cấu trúc lại hệ thống thông tin quản lý theo yêu cầu đổi mới quản
trị kinh doanh thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế; Cấu trúc hệ thống thông
tin quản lý theo yêu cầu đổi mới đó cần thiết kế sao cho tập trung mạnh hơn vào
các khâu đột phá; Việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý nhất là
việc triển khai xây dựng các dự án hệ thống thông tin mới phải bảo đảm tương
thích của hệ thống thông tin hiện tại; Tập trung xử lý các bất cập trong công nghộ
thông tin đang hoặc sẽ ứng dụng để bảo đảm tuyệt đối an toàn trong quản lý kinh


doanh của từng NHTM nhất là đối với các thông tin nhạy cảm và thông tin quản lý
tài sản qua mạng giao dịch tự' động; Pháp lý hoá, trách nhiệm hố thơng qua văn
bản trong việc quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin quản lý
ngân hàng đối với từng NHTM; Để đề phòng rủi ro có thê xảy ra bât cứ lúc nào
từng NHTM cần sớm có kho dự phòng lưu trữ và xử lý dữ liệu tập trung. Đây là
yêu cầu bắt buộc mà các ngân hàng phải phấn đấu thực hiện; Phương an quan I\ hẹ
thống MIS tập trung có ưu điểm hơn hẳn phương án quản lý hệ thống MIS phân


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

Xác định đúng đắn mơ hình tổ chức và cấu trúc hoạt động cua kiêm soái
nội bộ NHTM; Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ theo hướng thống nhát từ Hội
sở chính tới chi nhánh của NHTM. Đổi mới căn bản phương pháp kiểm tra nội hộ
hiện hành thay kiểm toán nội bộ từ bị động sang chủ động theo kế hoạch trên cơ sờ
đánh giá, xếp loại rủi ro của từng nghiệp vụ, từng chi nhánh, thay từ kiểm tra chi
tiết tính tuân thủ và các vi phạm xảy ra sang kiểm toán hệ thống định hướng rủi ro.
dự đoán rủi ro tiềm ẩn đẻ đề phòng, khắc phục kịp thời; Đẩy mạnh cổng tác ứng
dụng công nghệ thông tin, sử dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ kiểm toán
nội bộ, bảo đảm cho kiểm toán nội bộ khai thác kịp thời, cập nhật, đầy đủ. chính
xác các dữ liệu thông tin cần thiết theo yêu cầu; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng,
thu hút nhân lực đáp ứng đòi hỏi, nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ và kiểm
toán nội bộ.


<i>6.3.3. Giải pháp p h á t triển và nâng cao chất lượng nguồn nhản lực</i>


Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của từng NHTM cần được xây dựng
trên cơ sở thực tế, khả năng phát triển và nhất là chiến lược phát triển kinh doanh
của ngân hàng; Việc đánh giá thực chất nguồn nhân lực của ngân hàng cần dựa
trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phù hợp nhất với thông lệ quốc tế. Kế hoạch đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực cần được hình thành trên cơ sở quy trình quản lý
và chuẩn hoá cán bộ. Việc đào tạo nguồn nhân lực của ngân hàng phải kết hợp
nhiều hình thức; Minh bạch hố cơ chế tuyển dụng và áp dụng các khuyến khích


để thu hút lao động có trình độ cao.


6.4. Đối với Ngân hàn g chính sách xã hội


Hiện tại, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) là một ngân hàng được
Chính phủ trợ cấp và đang hướng tới hoạt động hiệu quả vào năm 2014 và tài chính
bền vững (tài chính bền vững là khi doanh thu của tô chức tài chinh <b>VI </b>mo co the


trang trải chi phí hoạt động, chi phí hoạt động, chi phí vốn, dự phịng rủi ro tín
dụng và chi phí tăng trưởng vốn) vào năm 2020.


- <i>Tầm nhìn hiện tại của NHCSXH: trở thành một ngân hàng chính sách, cam kết </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

<i>- Tâm nhìn và sứ mệnh tương lai của NHCSXH: Trở thành một lổ chức lài chính </i>
vi mơ hàng đầu ở Việt Nam, với ưu tiên là sự hài lòng của khách hàng.


Để đạt được tầm nhìn của mình, NHCSXH hướng đến tăng sự hài lòn° của
khách hàng bàng cách cung cấp những dịch vụ ngân hàng tốt nhất qua việc:


(i) Mở rộng mạng lưới hoạt động;


(ii) Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin:
(iii) Cải tiến hoạt động; và


(iv) Đào tạo nguồn nhân lực
<i>- Lộ trình chuyển đổi của N H C SXH :</i>


+ Giai đoạn 1: NHCSXH cần đạt được hiệu quả hoạt động vào năm 2014.


+ Giai đoạn 2: NHCSXH cần đạt được năng lực tài chính bền vững vào năm



<b>2020</b>.


NHCSXH hướng tới tài chính bền vững thơng qua các chiến lược sau: Tự
chủ về nguồn vốn; Tối đa hoá thu nợ; Nâng cao hiệu quả hoạt động.


Để đạt được mục tiêu tự chủ về tài chính, NHCSXH cần thực hiện các giải
pháp/các bước sau: Tự chủ đưa ra lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi; Đưa ra lãi
suất hợp lý để mức chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay đủ để trang trải chi
phí hoạt động (giai đoạn 1); Ban hành lãi suất hợp lý để mức chênh lệch giữa lãi
suất tiền gửi và tiền vay đủ để trang trải chi phí hoạt động, dự phịng nợ địi, và chi
phí tãng tưởng vốn (giai đoạn 2).


Để đạt được mục tiêu tối đa hoá thu nợ, NHCSXH cần thực hiện các giải
pháp/các bước sau: Tự chủ trong việc đưa ra các chính sách thu hồi nợ; Đưa ra các
chính sách thu hồi nợ đảm bảd tối đa hoá việc thu hồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

<b>KẾT LUẬN</b>



Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự
phát triển của mình, song những thách thức và yếu kém trên có thể làm cho hệ
thống ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nếu khơng có nhữn° cải cách
thích hợp và đồng bộ với mở cửa thương mại địch vụ. Do vậy, hệ thống Ngân hànp
Việt Nam cấn thực hiện cải cách hom nữa trong điều kiện tăng cường hội nhập kinh
tế quốc tế.


Công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng trong thời gian qua là phù hợp với
hoàn cảnh Việt Nam. Những đổi mới về CSTT, nhất là điểu hành lãi suất và ty giá
đã phát huy tác dụng như là một động lực thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng và
toàn bộ nền kinh tế nói chung. Những kết quả cải cách được trình bày ở trên cho


thấy NHNN và các NHTM Việt Nam đã sẵn sàng hội nhập với cộng đồng tài chính
quốc tế. Mặc dù còn nhiều trở ngại, thách thức, nhưng đưới sự chỉ đạo của Đàng,
Chính phủ Việt Nam và sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, hệ thống ngân
hàng Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách để thực hiện có hiệu quả các điều khoán đã
cam kết quốc tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập thì các biện pháp cải cách cần
được tăng tốc hơn nữa.


Nghiẽn cứu so sánh tiến trình cải cách HTNH của Việt nam và Trung Quốc
cũng cho thấy, bên cạnh những bài học quý báu mà Việt Nam rất nên tham khảo
để áp dụng, cũng có những vấn đề mà do đặc thù của mỗi quốc gia nên không thê
áp dụng một cách máy móc. Sự vận dụng linh hoạt sáng tạo luôn là bài học cho
mọi quốc gia khi tham khảo học tập kinh nghiệm của thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

TÀI L I Ệ r THAM KHẢO


1. Alicia Garcia Herrero, Sergio Gavila và Daniel Santabarbara (2006)


<i>China's Banking Reform: An Assessment o f its Evolution and Possible impact. </i>


CESifo Economic Studies, Vol.52, 2/2006, 304-363.


2. Akhavein, J„ Berger, A. and D. Humphrey (1997). “The effects of mega­
<i>mergers on efficiency and prices: Evidence from a hank profit function.” Finance </i>


<i>and</i>


<i>Economic Discussion. Series No. 9. Board of Governors of the Federal Reserve </i>


System, Washington, D .c.



3. Alicia Garcia Herrero, Sergio Gavila và Daniel Santabarbara (2006). “China's
<i>Banking Reform: An Assessment of its Evolution and Possible Impact” CES </i>


<i>Economic Studies, Vol.52. 2/2006.</i>


4. Athanasoglou, Panayiotis p.; Delis, Matthaios D. và Staikouras, Christos K.
2006. “Determinants of Bank Profitability in the Southeastern European Region ”
<i>Bank of Greece. Working Paper. No. 47 September 2006.</i>


<i>5. Barrộ, Xavier. 2006. Report on the Liberalization o f the Banking Sector in View </i>


<i>o f Vietnam's Expected Accession to the WTO. Bộ Thương mại và Uỳ ban châu Âu. </i>


Dự án A SIE/2003/005711. Hà Nội, tháng 6/2006.


<i>6. Báo Dân Trí. 2006. Nợ chỉnh phủ gần tới mức cảnh bảo. </i>
/>


7. Bikker, J.A. and J.W.B. Bos (2005). “Trends in competition and profitability in


banking industry: A basic framework.” SUERF - The European Money and
Finance


Forum. 2005/2.


8. Bikker, J. and H. Hu (2002). “Cyclical patterns in profits, provisioning and
<i>lending of banks and procyclicality of the new Basel capital requirements. B SL</i>


<i>Quarterly</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

9. Bonin, J„ I. Hasan and p. Wachtel (2005) “Bank performance, efficiency and


<i>ownership in transition countries” , Journal o f Banking and Finance. 29 (1) pp 31 </i>
- 5 3 .


10. Bourke, p. (1989). “Concentration and other determinants of bank profitability
<i>in Europe, North America and Australia.” Journal o f Banking and Finance 13 </i>


<i>65-11. Brean, Donald J.s. 2007. Bank Reform in China: What It Means fo r the World. </i>
Rotman School of Management, University of Toronto. Asia Pacific Foundation of
Canada. March, 2007


<i>12.CBRC (2005), Latest Developments in China's Banking Reform, Opening-up </i>


<i>and Supervision, December 2005.</i>


13. <i>China Daily. 2003. Banks cut payroll to enhance competitiveness. 12/11/2003</i>
<i>14. Choksi A, Papageorgiou D (eds). 1986. Economic Liberalization in Developing </i>


<i>Countries. (Basil Blackwell: London)</i>


<i>15. Claessens, Stijn. 1997. “Banking Reform in Transition Countries.” World </i>


<i>Development Report 1996. World Bank. June 9, 1997</i>


16. Claessens, s., Demirguc-Kunt, A. and H. Huizinga (2001). “How does foreign
<i>entry affect domestic banking markets?” Journal o f Banking and Finance 25, 891- </i>
911.


<i>17. Davies s. 1997. “Hamstrung by their bad loans.” Financial Times 8 December: </i>


<i>Dornbusch R và Giavazzi F. 1999. “Heading off China’s financial crisis.” In Bank</i>


I


<i>for International Settlements', 40-58.</i>


18. Edwards s. 1984. “The order of liberalization of the external sector in
<i>developing countries.” In Essays in International Finance, No. 156. Princeton </i>
University Press: Princeton, NJ; 59-68.


19. Eichengreen, B. and H.D. Gibson (2001). “Greek banking at the dawn of the


<i>millennium.” CERP Discussion Paper 2791, London.</i>


20. Federal Reserve Board. Federal Reserve Act. Section 2A. Monetary Policy


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

21. Friedman E, Johnson s. 1996. “Complementarities in economic reform ”


<i>Economics o f Transition 4: 319-329.</i>


<i>22. Fries, Steven. 2005. Politics o f Banking Reform and Development in the Posi- </i>


<i>Commumst Transition. European Bank for Reconstruction and Development. One</i>


23. 24. Exchange Square, London EC2A 2JN, United Kingdom.


25. Goddard, J„ Molyneux, p. and J. Wilson (2004). “Dynamics of growth and
<i>profitability in banking.” Journal o f Money, Credit and Banking 36, 1069-1090.</i>
<i>26. Hackethal, Andreas; Schmidt, Reinhard H. và Tyrell, Marcel. 2006. The </i>


<i>Transformation o f the German Financial System. (Frankfurt/Main). March 2006. </i>



/><i>27. Humpage, Owen F. 1994. “Central Bank Independence.” Economic </i>


<i>Commentary. Federal Reserve Bank of Cleveland. April 1, 1994</i>


<i>28. Huyền, Nguyễn Thị Thanh. 2007. Khu vực ngân hàng sau khi giơ nhập WTO: </i>


<i>Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam. </i>


. gov.vn/vn/home/tinnghiencuu.isp?tin=387


29. Jayaratne, J., and Strahan, p. E. (1996), “The Finance-Growth Nexus: Evidence
<i>from Bank Branch Deregulation. Quarterly Journal o f Economics, 111(3), August, </i>
639-670.


<i>30. Johnston R, Sundararajan V (eds). 1999. Sequencing Financial Sector Reforms </i>
<i>: Country Experiences and Issues. (International Monetary Fund: Washington, </i>
DC).


<i>31. Lardy N. 1998. China ’s Unfinished Economic Resolution. (Brookings </i>
Institution: W ashington, DC)


32. Lau L. 1999. “The macroeconomy and reform in the banking sector in China."
<i>In Bank fo r International Settlements', 59-72.</i>


<i>33. Lợi Hoàng Tiến. 2004. Trends and developments in insolvency systems and </i>


<i>risk management — the experience o f Vietnam. Presented in Forum on Asian </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

<i>34. Lo, Chi. 2004. “Bank Reform: How Much Time Docs China Have?" China </i>



<i>Business Review online</i>


httD://www.chinabusinessreview.com/nublic/0403/chilo him!


<i>35. Mamatzakis, Emmanuel và Koutsomanoli-Filippaki, Anastasia. 2006. On the </i>


<i>determinants o f banking efficiency in four new European Union Member Slates: </i>
<i>the impact o f structural reforms. (Internet)</i>


<b>WWW.econ.uoa.gr/u A /file s/1 677149382-.pdf</b>


<i>36.Ma, G. (2006), Who pays C hina’s bank restructuring bill?, CEPII Working </i>
Paper No. 2006-04, February 2006.


37. Michaely M. 1986. “The timing and sequence of a trade liberalization policy.”
<i>In Economic Liberalization in Developing Countries, Choksi A, Papageorgiou D </i>
(eds). Basil Blackwell: London.


<i>38. McKinnon R. 1973. M oney and Capital in Economic De_elopment.</i>
(Brookings Institution: Washington, DC)


39. Miller, s. and A. Noulas (1997). “Portfolio mix and large-bank profitability in
<i>the USA.”Applied Economics 29, 505-512.</i>


40. Molyneux, p. and J. Thornton (1992). “Determinants of European bank
<i>profitability: A note.” Journal o f Banking and Finance 16, 1173-1178.</i>


41. Murrell p. 1992. “Evolutionary and radical approaches to economic reform.”


<i>Economics o f Planning 25: 79-96.</i>



<i>42. Ngân hàng nhà nước (Việt Nam). 2006. X ử lý nợ tồn đọng cùa các ngân hàng </i>


<i>thương mại. </i>


<i>43-Ping, L. (2003), Challenges fo r C hina's banking sector and policy responses, </i>
Speech in New Delhi, November 2003.


44. Qian Y. W eingast B. 1996. “China’s transition to markets: Market-preserving
<i>federalism, Chinese style.” Journal o f Policy Reform 1: 149-185.</i>


45. Quế. Mai Thanh. 2004. “Có nên tiếp tục sử dụng các giải pháp tài chính tiền tệ
<i>mạnh trong nửa cuối năm 2004?' Tạp chi ngăn hàng, sô thang 6 2004.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

<i>47.Sayuri Shirai (2002), Banking Sector Reforms in ĩlie People's Republic of </i>


<i>China— Progress, and Constraints, Keio University. Asian Development Bank </i>


Institute


<i>48.Standard & Poor’s (2004), C hina’s Banks Face Potential Stress in Loan Books. </i>
49.<b>Standard & </b><i>Poor’s (2004), C hina’s Banks Face Potential Stress in Loan Books. </i>
50.Standard & Poor's Ratings Services, />


51. Robinson, Allens A. 2003. “Banking on China-Issucs Faccs Overseas Banks ill
China”


<i>52. Report Paper, 31/03/2003 ( />


53. Rodrik D. 1989. “Promises, promises: Credible policy reform via signaling.”


<i>The Economic Journal 99.</i>



<i>54. Saez, Lawrence. 2001. “Banking Reform in India and China.” international </i>


<i>Journal o f Finance and Economics. Vol.6 (2001)</i>


<i>55. Steinherr, Alfred. 1997. Banking Reforms in Eastern European Countries. </i>
(Oxford University Press and the Oxford Review of Economic Policy Limited)
<i>56. Sundararajan V, Balino T. 1991. Banking Crises : Causes and Issues. </i>
(International Monetary Fund: Washington, DC)


57. Tang, H., Zoli, E. and I. Klytchnikova (2000). “Banking crises in transition
<i>economies. Fiscal costs and related issues.” World Bank Policy Research. Working </i>


<i>Paper No. 2484.</i>


58. The Economistview, 2005.


<b>http://econom istsview .tvp eD ad.eom /econ om istsview /2005/l o /banking reform_.ht</b>


<i>2</i> ” "


<i>59.Thomas Clouse (2006), Ngân hàng và tài clúnh Trung Quốc, Nguồn trích:</i>
Institutional Investor, 11-12/2006, Trung tâm thông tin - tư liệu, Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương.


60. Trường Đại học Ngoại thương, 2006. Đê tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh
cùa các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

61. U nteroberdoerster,01af. 2004. “Banking Reform in the Lower Mekong
<i><b>Countries.” IMF Policy Discussion Paper. Asia and Pacific Department.</b></i>


September 2004


<i>62. Wai Chung Lo (2001), A Retrospect on C hina’s Banking Reform. The Chinese </i>
Economy, vol. 34, no. 1, January - February 2001, pp. 1 5 -2 8 .


63. Wihlborg, Clas, 2004. “Financial sector reform in Central and Eastern Europe:
<i>approaches and progress.” LEFIC Working Paper 2004-03.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

<b>ĐẠ1 HOC QUỐC GIA HÀ NỘI</b>


<b>ĐỂ C</b>

<b>ư ơ n g</b> <b>đ ể</b> <b>t à i</b> <b>n g h iê n</b> <b>cứ u</b> <b>k h o a</b> <b>h ọ c</b> <b>t r ọ n g</b> <b>đ i ể v</b>


<b>CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI</b>


<b>1. Tên đề tài:</b>



Cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc- Nghiên cứu so
sánh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.


( Banking reform s in V ietN am and China- Comparative research and
lesons for V ietN am )


<b>2. Thời gian thực hiện: 24 tháng</b>



Bắt đầu từ tháng 05 năm 2006 đến tháng 05 năm 2008


3. Đề tà i th u ộ c

<b>lĩnh </b>

vực ưu

<b>tiên: </b>

Các nhiệm vụ NCKH phù hợp với hướng
ưu tiên của nhà nước.


<b>4. Đề tài có trùng vói một đề tài đã hoặc đang tiến hành khơng? Khơng</b>


<b>5. Chủ trì đề tài:</b>




- Họ và tên: Trịnh Thị H oa M ai Nữ
- Năm sinh: 1957


- Chuyên m ôn đào tạo: K inh tế


- Học hàm học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ


- Chức vụ: Chủ nhiệm Bộ m ỡn Tài chính-N gân hàng


- Đơn vị công tác: K hoa K inh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội


- Địa chỉ liên hệ: số nhà 14, ngách 178/70, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Sô'điện thoại: 0989081543 Email: hm ai0603@ yahoo.com
- Tóm tắt hoạt động nghiên cứu của chủ trì đề tài:


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

<b>Thời 21 an</b> <b><sub>Tên đề tài/cơng trình iư cach ĩham </sub></b><i><b><sub>-ZÌ3</sub></b></i>


<b>Lâr ọ-__r .</b>
<b>2000</b> <b><sub>Giáo trình Kinh tế </sub></b>


<b>học </b> <b>Tiền </b> <b>tệ-Ngân </b>
<b>hàng</b>


<b>Chủ biên</b> <b><sub>ĐHQG</sub></b>


<b>2002</b> <b>Thị trường tài chính </b>
<b>Việt </b> <b>-Nấm-Thực </b>
<b>trạng và vấn đề</b>



<b>Chủ trì đề tài</b> <b><sub>ĐHQG</sub></b>


<b>2004-</b> <b><sub>Vai trị của chính</sub></b>
<b>2006</b> <b>phủ đối với 1'ITC- </b>


<b>Khoá cạnh lý thuyết </b>
<b>và thực tiễn</b>


<b>Chủ trì đề tài</b> <b><sub>ĐHQG</sub></b>


<b>2005</b> <b>Tự do hố tài chính</b> <b><sub>Tham </sub></b> <b><sub>luận </sub></b>
<b>tham gia hội </b>
<b>thảo</b>


<b>Hội thảo Việt Đức “ </b>
<b>Việt Nam gia nhập </b>
<b>WTO”.Trường </b>


<b>ĐHKHXH&NV</b>


<b>2005</b> <b>Phát triển thị trường</b> <b>Tham </b> <b>luận</b> <b>Hội thảo “Tầm nhìn</b>
<b>dịch vụ N H trong</b> <b>tham gia hội</b> <b>Ngân hàng Việt Nam</b>
<b>điều kiện hội nhập</b> <b>thảo</b> <b>2010”. Ngân hàng nhà </b>


<b>nước</b>


<b>6. Cơ quan phối hợp và các oộng tác viên chính của đề tài:</b>



<i><b>TT</b></i> <b>Cơ quan phối hợp</b> <b>Cộng tác viên</b>



<b>Họ và tên</b> <b>Chuyên ngành</b>
<b>1</b> <b><sub>Viện KT&CTTG</sub></b> <b>PGS.TS.Nguyễn Hổng Sơn</b> <b>Kinh tế</b>


<b>TS. Phạm Anh Tuấn</b> <b>nt</b>


<b>2</b> <b><sub>Ngân hàng nhà nước</sub></b> <b>TS. Tô ánh Dương</b> <b>nt</b>


<b>TS. Đào Minh Phúc</b>


<b>[</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

i <b>Viện KH Tài chính</b> <b>TS. Lé Xuàn Hièu</b>


<b>TS. N guyễn Đức</b> —1 ' l<i>*f</i>


4 <b>Khoa KT ĐHQGHN</b> <b>TS. N guyễn Thị Thư</b> Nt


<b>ThS.Đinh Thanh Vân</b> <b>1 Nt</b>


<b>7. Thuyết minh sự cần thiết hình thành đề tài:</b>



<i>- Tổng quan các cơnẹ trình nghiên cứii tronọ và ngoài nước liên quan tới</i>


<i>vấn đ ế tài</i>


<b>Đã có những cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Song, đó là những bài </b>
<b>nghiên cứu riêng lẻ của các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung quốc, được </b>
<b>đăng trên các tạp chí chuyên ngành ở Việt nam và Trung Quốc. Một số tài </b>
<b>liệu minh hoạ:</b>



<b>A/Nghiên cứu cải cách ngân hàng ở Việt Nam:</b>


<b>1.Nguyễn Tiến Huy. Cơ cấu lại NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh </b>
<b>trước xu thế hội nhập.Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ. Tháng 9/2002</b>


<b>2.Nguyễn Thu Thuỷ. Hệ thống NHTM Việt Nam -Thực trạng và giải </b>
<b>pháp. Tạp chí NCKT số 290 năm 2002.</b>


<b>3.Hữu </b> <b>Thái. Một số ý kiến về cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam.Tạp</b>
<b>.chí Ngân hàng số 3 năm 2002</b>


<b>4. </b> <b>KaziMatin, Phạm Minh Đức. Cải cách hệ thống ngân hàng Việt </b>
<b>Nam-Thách thức và giải pháp.Tạp chí NCKH số 270 năm 2000.</b>


<b>5. Gia nhập WTO và cải câch ngân hàng ở Việt Nam. Báo cáo của Ngân</b>
<b>hàng nhà nước. 2002</b>


<b>6 N ơân hànơ nhà nước Việt Nam. Báo cáo hoạt động các năm từ </b>


<b>1995-2003.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

1 -Hải Bình. Trung Quốc -Cải cách ngân h àn s \à thị i n ' " . - .


<b>nhằm nỗ lực tâng trưởng kinh tế. Tạp chí Thị trường tài </b> <b>tịên tê jv .p ,</b>
6/2003.


<b>2. Đào Minh Phúc. Cải tổ hoạt động ngân hàng ở Trung Quốc.Tạp chí Kinh </b>
<b>tế Châu á-TBD Tháng 6/2002</b>


<b>3.Sayuri Shirai, Banking Sector Reforms in the People’s Republic of China </b>


<b>-Progress and Constraints, Asian Development Bank Institute </b>


<b>4James R. Barth, Rob Koepp, Zhongfei Zhou (2004), Banking Reform in </b>
<b>China: Catalyzing the N ation’s Financial Future, Social Science Research </b>
<b>Network.</b>


<b>5.LĨ Zi (2004), Banks in China Lacking Money, Bejing Review 2004.</b>


<b>Có thể nhận thấy rằng, cho đến nay vẫn chưa có những cơng trình nghiên </b>
<b>cứu mang tính hệ thống, nghiên cứu trong sự so sánh quá trình cải cách ngân </b>
<b>hàng của Việt Nam và Trung Quốc, nhằm tìm tới những bài học thực sự có ý </b>
<b>nghĩa cho chặng đường cải cách tiếp theo của Việt Nam.</b>


<i>- Lý do chọn đ ề tài:</i>


<b>-Cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã được triển khai từ 1990, </b>
<b>tính từ khi hoạt động ngân hàngViệt Nam chuyển sang hộ thống ngân </b>
<b>hàng hai cấp. Tiến trình cải cách trong thời gian qua đã mang lại nhiều </b>
<b>bài học quý báu. Đ ể có những giải pháp hợp lý cho những bước đi tiếp </b>
<b>theo của tiến trình cải cách, cần thiết phải đánh giá một cách nghiêm túc, </b>
<b>khách quan những mặt đã đạt được và và chưa được của giai đoạn này.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

hoạt động, đội ngũ, những thể chẽ co chẽ độn-,


hiện cả trong hoạt động của NHNN và của các nsân hàna thươn.o m-'i
<b>yếu kém mang tính hệ thống chính là những thách thức lớn đối với hệ </b>
<b>thống ngân hàng V iệt Nam trước thềm hội nhập.</b>


<b>-N gh ien CƯU kinh n g h icm C3.1 câch ngân hang cua các QUỐC gia tronơ khu </b>



<b>vực và thế giới là hết sức có ý nghĩa. Đặc biệt nghiên cứu cải cách ngân hàng </b>
<b>ở Trung Quốc. Trung Quốc là một quốc gia có nhiều đặc điểm KT-XH tương </b>
<b>đồng với V N và quá trình cải cách NH cũng diễn ra với những thành tựu và </b>
<b>vướng mắc rất đáng cho Việt Nam nghiên cứu và học tập. Những thành cônơ </b>
<b>và thất bại nếu được nghiên cứu có hệ thống, trong sự so sánh sẽ giúp tìm ra </b>
<b>giải pháp mang tính khả thi hơn, hiệu quả hơn cho tiến trình cải cách tiếp </b>
<b>theo.</b>


<b>8. Địa bàn tiến hành nghiên cứu:</b>


- Các tài liệu liên quan đến đến cải cách ngân hàng


- Khảo sát thực tế ở m ột số ngân hàng thương mại tiêu biểu
<b>9. Mục tiêu của đề tài:</b>


<b>Nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, khách quan về tiến </b>
<b>trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc, từ đó rút ra </b>
<b>những bài học thiết thực cả về lý luận và thực tiễn điều hành, nhằm thúc đẩy </b>
<b>tiến trình cải cách tiếp theo có chiều sâu hơn, hiệu quả hơn, thực sự mang lại </b>
<b>sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đáp </b>
<b>ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế hiện nay</b>


<b>10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài:</b>



<b>Trên cơ sở mơ hình lý thuyết về hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả </b>
<b>trong nền kinh tẽ thị trường, đề tài khảo sát tiến trinh cải cách hệ thông ngân </b>
<b>hàng ở VN và TQ nhằm so sánh đối chiếu tìm kiếm những bài học thúc đẩy </b>
<b>tiến trình cải cách ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn tới.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

11.C ác ch u y ên đ ể n g h iê n cứu d ự kiẻ-, <i>Z Ì L </i>í_ .ÍL:



<b>Chun đề 1: M ơ hình tổ chức hệ thốns ngân hàns Việt NT*m VỄ Tr TT 0 ’J-'</b>
<b>- So sánh và đánh giá</b>


<b>Chuyên đề 2: Rủi ro tín dụng của các NHTM Trung Quốc và Viêt Nam - </b>
<b>Thực trạng và các giải pháp khắc phục</b>


<b>Chuyên đề 3: c ổ phần-hổá NHTM NN ở Trung Quốc và gợi ý cho Viêt Nam</b>
<b>12.Cấu trúc dự kiến báo cáo kết quả của đề tài </b>


<b>Đề tài gồm 4 phần</b>


<i>P h ầ n m ột</i>


<b>NHŨNG VÂN ĐỂ LÝ THUYẾT VỂ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ </b>


<b>THỐNG NGÂN HÀNG TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG</b>



<b>Phần này sẽ trình bày mơ hình hoạt động của hệ thống ngân hàng trong </b>
<b>các quốc gia với những vấn đề chung, mang tính thống nhất cho các quốc </b>
<b>gia hoạt động trong điều kện nền kinh tế thị trường. Các vấn đề sẽ đề cập là </b>
<b>chức năng nhiệm vụ, mơ hình tổ chức cơ chế điều hành của NHTW đối với </b>
<b>NHTM. Những yêu cầu cho hoạt động an toàn bền vững của các NHTM, </b>
<b>điều hành của nhà nước đối với hoạt động của các NHTM, quan hệ giữa </b>
<b>NHTM với các thể ch ế tài chính khác như thị trường tiền tệ thị trường chứng </b>
<b>khoán..</b>


<i>Phần hai</i>


<b>CẢI CÁCH HỆ THÕNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

tiến trình cải cách hê th ố n g ngân h à n s đối Mãn f u o n r rN - <i>r . ~ r</i>


Mối quan hệ qua lại giữa cải cách hệ thống ngân hàng với vịệ^ thd"h


<b>nhập và toàn cầu hố hiện nay.</b>


<b>Một s'ơ' vấn đề chính sẽ triển khai là:</b>


<b>2.1. Khái quát chung tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam</b>
<b>2.2. Nội dung cải cách</b>


2.2.1. N gân hàng nhà nước:
-Chức nãng nhiệm vụ


<b>-Các cơng cụ điều hành (các chính sách thực thi)</b>
2.2.2.N gân h àn g thương mại


<b>-Năng lực tài chính </b>
<b>-Quản trị ngân hàng </b>
<b>-Hiệu quả kinh doanh</b>


<b>-Hoạt động kiểm toán, thanh tra ngân hàng </b>
<b>-Vấn đề đội ngũ</b>


<b>2.3.Nhũng vấn đề đặt ra</b>


<i>P h ầ n ba</i>


<b>CẢI C Á C H H Ệ T H Ố N G N G Â N H À N G Ở TRƯNG QUỐC </b>



<b>Những nội dung khảo cứu tiến trình cải cách ngân hàng ở Việt Nam </b>
<b>cũng sẽ được khảo cứu ở Trung Quốc. Cụ thể:</b>


<b>3.1. K hái q u át ch u n g tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng ở </b>
<b>Trung Q uốc</b>


<b>3.2. Nội d u n g cải cách</b>
<b>3.2.1. Ngân hàng nhà nước:</b>


-Chức n ăn g nhiệm vụ


■ -Các công cụ điều hành (các chính sách thực thi)


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

3.2.2.N gân h à n s thươns mại
<b>-Năng lực tài chính </b>
-Q uản trị ngân hàng
<b>-Hiệu quả kinh doanh</b>


<b>-Hoạt động kiểm toán, thanh tra ngân hàns </b>
<b>-Vấn đề đội‘ngũ</b>


<b>3.2.3.N hững vấn đề đặt ra</b>


<i>P h ầ n bôn</i>


<b>N G H IÊ N CỨU SO SÁ N H VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM </b>
<b>Trên cơ sở những phân tích đánh giá tiến trình cải cách hệ thốnơ NH </b>
<b>của 2 quốc gia, phần này sẽ đưa gia những đánh giá mang tính so sánh, nhằm </b>
<b>tìm kiếm những vấn đề bổ ích cho Việt Nam trong điều hành cải cách ở Việt </b>
<b>Nam. Cụ thể:</b>



<b>4.1. Những nội dung so sánh</b>
4.1.1. Bối cảnh thực hiện
4.1.2. Nội dung cải cách
4.1.3. Tiến độ cải cách
4.1.4.MÚC độ thành công
4.1.5.Những vấn đề đặt ra


<b>4.2. Những bài học kinh nghiệm cho V iệt Nam </b>
<b>Kết luận</b>


<b>13. Tính đa ngành và liên ngành của đề tài:</b>


- Đề tài liên quan tới các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế vĩ mô, kinh tê quốc tê,
tài chính , ngân hàng


- Quá trình thực hiện đề tài sẽ có sự tham gia của các chuyên gia nghiên
<b>cứu thuộc các lĩnh vực có liên quan.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

-Phân lích, tons; họp tình hình


-Sử dụng b ằn s chứnơ n sh iên cứu thực nshiệm
<b>-Dự báo và so sánh </b>


-N shiên cứu lịch sử


<b>15.Khả năng sử dụng cơ sở vật chẩt, trang thiết bị của ĐHQGHN:</b>
<b>Khai thác sách, tạp chí của thư viện ĐHQG HN </b>


<b>16-Khả năng hợp tác quốc tế: Không</b>


<b>17.Các hoạt động nghiên cứu của đề tài:</b>
- Nghiên cứu lý thuyết


- Điều tra khảo sát


- Xây dựng mô hình thử nghiệm
- Biên soạn tài liệu


- Viết báo cáo khoa học
- Hội thảo khoa học
<b>18.Kết quả dự kiến:</b>


<i>18.1. K ết quả khoa học</i>


*) Dự kiến những đóng góp của đề tài:


- ■ Đánh giá hệ thống, tồn diện tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng của
Việt N am và Trung Q uốc


- Phân tích so sánh, đề xuất những bài học kinh nghiệm về cải cách ngân
<b>hàng cho Việt Nam</b>


*) Số bài báo, sách, báo cáo khoa học dự kiến sẽ được cơng bố:
- Bài đăng tạp chí: 2


- Báo cáo khoa học: 3 báo cáo chuyên đề 1 báo cáo tổng hợp
<i><b>18.2. Kết quả ứng dụng:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

Những ké: quả phân ticiì Sũ sánh có íhr th -’



trình cải cách hệ thơng ngân hàng V iệt Nam tr )ns bối canh ’•*: -h.-n Ị.-ịnh lê'
<b>hiện nay</b>


<i>Ị 8.3. K ết quả đào tạo:</i>


<i><b>- </b></i> <b>Số cừ nhân, thạc sĩ được đào 'tạo trong khuôn khổ của đề tài: 2</b>


<b>- </b> <b>Bổ sung cho các bài giảng kinh tế chính trị, thị trường tài chính, tiền </b>
tệ-ngân hàng, kinh tế đối ngoại...


<b>19. Nội dung và tiến độ thực hiện của đề tài (các công việc cần triển khai.</b>
thời hạn thực hiện và sản phẩm đạt được)


<b>TT Hoạt động nghiên cứu</b> <b><sub>Thời gian thực </sub></b>
<b>hiện</b>


<b>1 Sản phẩm khoa học</b>


<b>Từ</b>
<b>tháng</b>


<b>Đến</b>
<b>tháng</b>


<b>1</b> <b>Thu thập và tổng quan tài liệu</b> <b>6-06</b> <b>10-06 Tổng quan tài liệu</b>
<b>2</b> <b>Xây dựng đề cương nghiên cứu chi </b>


<b>tiết</b>


<b>11-06</b> <b>2-07</b>



<b>Chuyên đề 1</b> <b>11-06</b> <b>12-06</b>


.. . ỉ


<b>Chuyên đề 2</b> <b>Nt.</b> <b>Nt</b>


<b>Chuyên đề 3</b>

<i>\-0 Ỵ</i>

<i>2-QỴ</i>



--- 1


<b>3</b> <b>Xử lý tài liệu (dịch, bổ sung số liệu)</b> <b>3-07</b> 5-07


1
4 V iết các báo cáo chuyên đề 6-07




---12-07 2 bài đãng tạp chí
3 báo cáo chuyên đề


5 Hội thảo 1-08


——■


6 Chỉnh lý tài liệu,viết báo cáo tổng
hợp


1-08 3-08



---1


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

<b>20.Phân bổ kinh phí</b>


<b>TT Nội dung</b>


£


<b>Kinh phí (Tr.đổngì</b>
<b>Năm thứ 1 1 Nãm thứ 2</b>


<b>1</b> <b>Xây dựng đề cương chi tiết</b> <b>2</b>


---<i>\</i>


<b>2</b> <b>Thu thập và viết tổng quan tài liệu</b> <b>---1</b>


<b>Mua tài liệu</b> <b><sub>4</sub></b>


<b>Dịch và xử lí tài liệu</b> <b>9</b>


<b>Viết tổng quan tư liệu</b> <b>3</b> <b>!</b>


<b>3</b> <b>Viết 3 báo cáo chuyên đề</b> <b>5x3=15</b> ---Ị


1


<b>4</b> <b>Viết báo cáo tổng hợp, nghiệm thu</b>


<b>Viết báo cáo tổng hợp</b> <b><sub>15 </sub></b> <b><sub>1</sub></b>



<b>Hội thảo</b> <b>5</b>


<b>Nghiệm thu</b> <b>5</b>


<b>5</b> <b>Chi khác</b>


<b>In ấn, photocopy</b> <b>0,5</b>


________


<b>Quản lý phí</b>




<i><b>---6</b></i> <i><b>Tổng kin h p h í</b></i>


.» J


<i><b>60 triệu đổng</b></i>


1
- N . . . . ’


<i><b>Chú th ích : Tuỳ theo đặc điểm chuyên môn của từng đề tài, các mục và tiểu </b></i>
<b>mục trong bảng sẽ có những thay đổi cho phù hợp.</b>


<b>T À I L IỆ U T H A M K H Ả O ĐỂ V IẾ T ĐỂ CƯƠNG </b>
<b>I. </b> <b>Tài liệu T iến g V iệt:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

2. Peter

s

Rose. Quản trị ngân h à n s thương 17.,.!. ” XE


200]


<b>3. Các Tạp chí Ngân hàng, Thị trường tài chính - tiền lệ, Nshiên cứu kinh tê </b>
<b>từ 1990 đến nay</b>


<b>II. </b> <b>Tài liệu tiếng hước ngoài</b>


<b>1.F.S. Mishkin: Econom ics o f Money, Banking and Financial Markets</b>
<b>2. </b> <b>VietNam Econom ic R eview các năm từ 2000-2005</b>


<b>3.Javed Hamid (2005), Corporate Governance and Banking Reform in China, </b>
<b>2005 </b> <b>China </b> <b>International </b> <b>Finance </b> <b>Development </b> <b>Forum, </b> <b>Shanghai </b>
<b>International Banking & Finance Institute, Shanghai, China, April 23, 2005.</b>
<b>4.James R. Barth, Rob Koepp, Zhongfei Zhou (2004), Banking Reform in </b>
<b>China: Catalyzing the N ation’s Financial Future, Social Science Research </b>
<b>Network.</b>


<b>Ngày 25 tháng 03 năm 2006 </b> <b>Ngày 28 tháng 03 năm 2006</b>


<b>Chủ trì </b> <b>Thủ trưởng đơn vị</b>


<b>PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

<b>ĐẠI HỌC Q U Ố C G IA H À N Ộ I </b>
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ</b>


<b>PHIẾU ĐỀ NGHỊ</b>




<b>THAY ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH THỤC HIỆN ĐỀ TÀI</b>


<b>Tên đề tài: c ả i cách hệ thống ngân hàng ở Việt nam và Trung Quốc- Nghiên cứu so </b>
<b>sánh và bài học kinh nghiệm cho Việt nam.</b>


<b>Mã số đề tài:</b>


<b>Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS TrịnhThị Hoa Mai </b>


<b>Cơ quan chủ trì: Trường Đại học kinh tế ĐHQGHN</b>


<b>Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đièu chỉnh kết cấu đề tài từ 4 phần còn 3 phần. </b>
<b>Lý do:</b>


<i>Nội dung phần 1, N hữ ng vấn đ ề lý thuyết về hoạt động của hệ thống ngân hàng trong </i>


<i>kinh t ế thị trường khơng nên tách riêng mà hồn tồn có thể được tích hợp vào các phần </i>


<b>nghiên cứu cụ thể ở từng quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Như vậy, các nội dung </b>
<b>nghiên cứu của đề tài khơng thay đổi, kết cấu cơng trình gọn hơn, hàm lượng khoa học </b>
<b>trong từng phần của đề tài nâng cao hơn và không bị trùng lắp khi trình bày.</b>


<b>Ngày 5 tháng 1 năm 2008 </b> <b>N gày 5 tháng 1 năm 2008 </b> <b>Ngày 5 tháng 1 năm 2008</b>


T/L GIÁM ĐỐC


đạihọ c q u ố c g ia Hà Nộ i


^ trưởng b a n k h c n



<b>Cơ quan chủ quản duyệt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

BAO CAO TÓM TẢ I KẼT QUẢ THỤC HỈỆN ĐẺ TÀI NCKII C T \
ĐHQGHN BẰNG t i ế n g’ANH


<b>SUMMARY</b>



<i>P roject Title: Banking system reforms in Vietnam and China- Comparative </i>


<i>research and lessons fo r Vietnam.</i>


Code number: QG. 06. 29
C oordinator:


Implementing Institution:
Cooperating Institution:


<b>Duration: from 2006 to 2008</b>


1. Objectives:
<b>2. Main contents:</b>


The study completely assesses the process of banking system reforms in
Vietnam and China. There is a comparable analysis of successes and failures of
the two countries’reforms. Based on the analysis, several solutions are
suggested to stimulate the progress of Vietnam banking system reform more
effectively, in order to meet nowadays integrated economy requirements.


The study is presented in 130 pages, uses more than 60 references, and is
divided into three parts as the following;



<i><b>Part I: Vietnam Banking System Reform</b></i>
I


This part illustrates entirely the process of Vietnam banking system
reform including organizational restructuring and operation reform of the State
Bank of Vietnam and commercial banks. This part is separated into two
chapters:


<i>• Chapter 1: Organizational restructuring and operation reform of the State </i>
Bank of Vietnam in the context of integration


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

<i>Part / / : C hina B anking System Reform</i>


This pari is separated into two chapters:


<i>Chaptei 1 presents briefly about general structure and common </i>


characteristics of China banking system.


<i>- Chapter 2 analyses intensely the process of reforming China hanking </i>
system which includes Central Bank of China and commercial banks’
transformation. All drawn assessments and conclusions focus on three main
points: nonperforming loan resolutions in commercial banks, competitive
capacity enhancement of commercial banks, and Chinese commercial banks
and Central Bank of China management capacity. Successes and failures of the
China banking system reform are useful lessons for Vietnam.


<i><b>Part III: Comparative study and suggested solutions fo r Vietnam</b></i>
This part includes two chapters:



<i>- Chapter Ỉ: Comparative analysis of the process of Vietnam and China </i>
banking system reforms.


Based on Part I and Part II, this chapter focuses on comparative analysis
the process of Vietnam and China banking system reforms. Several points are
presented:


o Banking system model.


o The same constraints happening in the process of the reform,


o Assessment of the chosen strategies in the reform since the
strategy plays a vital role in the success of the reform,


o Impacts of the global integration context to the reforms,


o R eform ’s result comparison based on some quantitative criteria
such as interest rate liberalization level, regime transformation,
possession tranfering level and so on.


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

Study result in chapter I is the foundation to suggest solutions to
effectively stimulate Vietnam banking system reform. Solutions are
recommended for both State Bank of Vietnam and commercial banks.


o For State Bank of Vietnam, solutions emphasized the independence
enhancement, personnel structure, management reform, human
resource capacity, monetary policy execution, and so on.


o For commercial bank, suggested solutions focus on competitive


capacity enhancement, organization restructuring, human resource
quality and so on.


<i>The research topic “Banking system reform in Vietnam and China- </i>


<i>Comparative research and lessons fo r Vietnam" has excellent theoretical and </i>


practical values. The study will be good reference for sub-topics lectures as well
as thesis’ topic options for banking and finance graduate and undergraduate
students.


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

<b>PHIẾU ĐẢNG KÝ </b>


<b>KÉT Q U Ả NGHIÊN c ử u CÁC ĐÈ TÀI KHCN</b>


Tên đề tài: Cải cách hệ thồng ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc: Nghiên cứu so
sánh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


Mã số: QG. 06. 29


Cơ quan quản lý để tài: Đại học Quốc Gia Hà Nội


Địa chỉ: 144, đường Xuân Thuỷ, cầu Giấy, Hà Nội


Điện thoại: 7548664


Cơ quan chủ trì đề tài: Trường đại học kinh tế
Tơng chi phí thực chi: 60 triệu


Trong đó: - Từ ngân sách Nhà nước


- Nguồn khác


Thời gian nghiên cứu: 24 tháng


<b>Thời gian bắt đầu: tháng 5 </b> <b>năm 2006</b>


Thời gian kết thúc: tháns 5 năm 2008


— --- — ---:--- ----


---Tên các cán bộ phơi hợp thực hiện:


- Tên chủ trì: PGS. TS Trịnh Thị Hoa Mai
- Những người tham gia:


1. PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn
2. TS. Phạm Anh Tuấn


3. TS. Lê Xuân Hiếu
4. TS. Nguyễn Đức Độ


5. ThS. Đinh Thị Thanh Vân
Sô đăng ký đê tài


Ngày


Số chứng nhận đăng ký KQNC


Ngày



Bảo mật


A. Phổ biến rộng rãi


Tóm tẳt ý nghĩa


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

trình cải cách trong thời gian qua đã mang lại nhiêu bài học quý báu. Tiên trình
cải cách ngân hàng Ihời gian qua tuy đã đạt được nhiều thành tựu, song về cơ ban
còn rất nhiều vẩn đề bát cập trong hoạt động cùa hệ thơng ngân hàng Việt Nam
Nhìn chung hệ thống NHVN vẫn còn nhiều yếu kém về vốn, năng lực điều hành
độ an toàn trong hoạt động, sự minh bạch trong hoạt động, đội ngũ. những thể
chế cơ chế tác động... Những bất cập thể hiện cả trone hoạt động cua NHNN và
cùa các ngân hàng thương mại, yếu kém mang tính hệ thống chính là những
thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trước thềm hội nhập.


Nghiên cứu kinh nghiệm cải cách ngân hàng cùa các quốc gia trone khu vưc
và thê giới là hêt sức có ý nghĩa. Đặc biệt nehiên cứu cải cách neân hàng ở
Trung Quốc. Trung Quốc là một quốc gia có nhiều đặc điểm KT-XH tương đồng
với VN và quá trình cải cách NH cũng diễn ra với những thành tựu và vướng
mắc rất đáng cho Việt Nam nghiên cứu và học tập. Những thành công và thất bại
nếu được nghiên cứu có hệ thống, trong sự so sánh sẽ giúp tìm ra giải pháp mang
tính khả thi hơn, hiệu quả hơn cho tiến trình cải cách tiếp theo.


Kêt quả nghiên cứu :


Nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, khách quan về tiến trình
cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc, từ đó rút ra nhữne bài
học thiết thực cả về lý luận và thực tiễn điều hành, nhằm thúc đẩy tiến trình cài
cách tiếp theo có chiều sâu hơn, hiệu quả hơn, thực sự mang lại sự thay đổi về
chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu



I
hội nhập kinh tế hiện nay
Ket quà đào tạo


- Số cử nhân, thạc sĩ,được đào tạo trong khuôn khổ cùa đề tài: 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

<b>K iến n g h ị v ề q u y m ô v à đ ổ i tư ợ n g áp d ụ n g kết qua n g h iê n cứu:</b>


<b>C h ứ c v ụ</b> <b>C h ủ n h iệ m đ ê tài</b> <b>T hù T rư ờ n g c ơ </b>


<b>quan ch ủ n h iệm </b>


<b>đ ề tài</b>


<b>C h u tịch hội </b>


<b>đ ồ n g đánh giá </b>


<b>hinh thức</b>


<b>T hu trương c ơ </b>


<b>quan quàn lý đề </b>


<b>tài</b>


<b>H ọ c và tên</b> <b>T rịn h T h ị H o a M a i</b> <b>N g u y ề n H ô n g </b>


<b>S ơn</b>



<b>H ọ c vị</b> <b>P G S . T S</b> <b>P G S . T S</b>


<b>K ý tên </b>


</div>

<!--links-->
<a href=''></a>
<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=''></a>
<a href=' /><a href=' /> Cải cách hệ thống ngân hàng con đường còn lắm chông gai.pdf
  • 4
  • 488
  • 0
  • ×