Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thư viện giói thiệu sách tháng 12 năm 2020 : Chủ đề " Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.12 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12</b>


<b>ĐIỂM SÁCH CHỦ ĐỀ : KỶ NIỆM NGÀY QĐND VIỆT NAM</b>
<i>Người thực hiện: Ngô Xuân Hương - CBTV</i>


<i>Ngày thực hiện: 14 tháng 12 năm 2020</i>
<i>Địa điểm: Phịng thư viện</i>


<i>Thầy cơ và các em học sinh yêu quý!</i>


Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang
nhân dân. Theo mười lời thề danh dự của quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam thì
Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ khơng ngừng nâng cao tinh thần yêu nước
xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vơ sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì
độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.


Nhân dịp kỷ niệm ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, hôm nay thư viện trường
THCS Yên Viên mời bạn đọc cùng tìm hiểu những người con “ quyết tử cho Tổ
quốc quyết sinh” của dân tộc Việt Nam qua 3 tác phẩm: Mãi mãi tuổi hai mươi, Tuổi
thơ dữ dội và Võ Thị Sáu - con người và huyền thoại.


<b>1.Tuổi thơ dữ dội - tác giả Phùng Quán</b>


Tuổi thơ dữ dội là một tác phẩm truyện dài 8 phần của nhà văn Phùng Quán.
Truyện được khởi thảo bên bờ Hồ Tây năm 1968 và hoàn thành trong lều cỏ giữa hồ
Tịnh Tâm năm 1986. Cuốn truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu và sự hy sinh của
những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn
Trần Cao Vân.


Cuốn truyện miêu tả súc tích q trình tham gia chiến đấu và hy sinh ở tuổi đời
còn rất trẻ của hơn 30 thiếu niên, tập trung quanh các nhân vật tiêu biểu là Lượm,


Mừng, Quỳnh sơn ca và một loạt nhân vật khác như: Tư dát, Bồng da rắn, Vịnh sưa...


Năm 1988 cuốn truyện được xuất bản và nhận giải thưởng Văn học thiếu nhi
của Hội nhà văn Việt Nam hai năm sau đó và đã được dựng thành phim.


Cuốn truyện xoay quanh các nhân vật chính:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Thúi - một em bé bán kẹo gừng bị giặc tưởng nhầm là Tư dát. Kim điệu quay sang
làm điệp viên cho giặc. Sau hai lần vượt ngục không thành và bị chuyển sang nhà lao
Thừa phủ, Lượm và Thúi đã kết hợp Lép sẹo-một tay anh chị nhí cùng ở tù và lập kế
hoạch vượt ngục lần ba. Rút kinh nghiệm lần trước, Lượm làm “cỏ -vê” cho một
công xưởng ở Pháp và chiếm được cảm tình của cai ngục và quan chức, lợi dụng sơ
hở của địch Lượm cài Lép sẹo và Thúi vào làm chung với mình và tẩu thốt thành
cơng, xong việc Lép sẹo muốn hồn lương và cả ba cùng Lượm tìm đường về chiến
khu.


Mừng: Là nhân vật xuất hiện sớm nhất, nhà nghèo, mẹ bị mắc bệnh hen suyễn
nặng và bị người cha nuôi lợi dụng bóc lột. Mừng tham gia vào “Vệ quốc đồn” chỉ
vì trong sân huấn luyện có lá tầm gửi để chữa hen suyễn cho mẹ. Sau khi gia nhập
Mừng lập chiến công dẫn đường cho các chiến sĩ đi đánh “ngôi lầu kiên cố của thằng
thực dân cáo già Lơ-bơ-rít”. Mừng nhờ người đưa lá tầm gửi về cho mẹ rồi tiếp tục
theo bộ đội rút lên chiến khu, tại chiến khu em làm liên lạc. Mừng phát hiện âm mưu
ăn cắp bản đồ của Kim điệu- gián điệp của quân đội Pháp trà trộn vào chiến khu.
Mừng cố ngăn chặn nhưng không được và bị cả chiến khu nghi là Việt gian. Em hy
sinh khi giúp bộ đội giật bom giết địch lúc quân Pháp xiết chặt vòng vây vào chiến
khu Hòa Mỹ. Em đã được minh oan và đã lấy tên em và mẹ cho một ngọn núi “núi
mẹ con em Mừng”.


Quỳnh “sơn ca”: Là con trai của Phó tổng trấn Trung Kỳ, giỏi chơi đàn piano,
bỏ nhà đi Vệ quốc đoàn. Em trở thành quản ca của đồn.Trước cuộc đánh bom rinh


của Lơ - bơ - rít, Quỳnh đạp miếng chai vỡ nhưng vẫn cố sức đi theo và phải nhờ
Mừng cứu mạng về trại. Quỳnh nằm việc quân y và mang tiếng đàn phục vụ những
bệnh nhân khác, em sáng tác bải hát “Sơng Ơ Lâu kháng chiến” cổ vũ tinh thần đấu
tranh của bộ đội và viết một vở nhạc kịch về bạn Mừng đi tìm thuốc cho mẹ. Bố mẹ
Quỳnh nhờ người lên chiến khu xin cho Quỳnh về và đưa sang Thụy Sĩ ăn học, uất
ức trước những việc làm phản quốc của gia đình, Quỳnh chết và được chiến khu làm
lễ mang táng.


Ngồi ra cuốn truyện cịn có các tuyến nhân vật khác như Lép sẹo - một tay
anh chị sau này đã hoàn lương đi theo cách mạng, Tư dát, Bồng da rắn, Kim điệu,
Vịnh sưa...


<b>2.Cuốn sách Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thiệu năm 2005, là cuốn nhật ký được nhà thơ, nhà báo Đặng Vương Hưng cùng với
việc biên soạn Những lá thư chiến tranh đã sưu tầm, giới thiệu cuốn nhật ký này.


Cuốn sách viết về một chàng trai Hà Nội. Khi anh bước chân vào ngưỡng cửa
Đại học là khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang trong thời kỳ căng thẳng, ác liệt
nhất. Anh học giỏi cả “xã hội” và “tự nhiên” như thời ấy thường nói, với những điều
kiện như vậy anh có thể chọn một con đường cho sự nghiệp của mình. Nhưng khơng,
cũng giống như bao chàng trai Hà Thành năm ấy, anh đã cởi áo sinh viên để khốc
lên mình chiếc áo lính. Khi đất nước lâm nguy, khi tổ quốc cần các anh sẵn sàng hiến
dâng tuổi trẻ đẹp nhất của mình, và anh một thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh đã chấp
nhận và dấn thân không theo nghĩa hiện sinh mà theo nghĩa yêu nước. Và rồi người
trai Hà Nội ấy đã vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất Quảng Trị hơn 40 năm về trước. Từ
sự trải nghiệm của cuộc đời chiến sĩ, từ sự yêu thương, gắn bó, Nguyễn Văn Thạc đã
ghi chép rất kỹ những điều mắt thấy, tai nghe và cả những điều tác giả cảm nhận
được. Đó là chuyện về những gia đình người dân nơi anh đóng qn, chuyện về
những anh lính cùng đơn vị, về những cán bộ chỉ huy tiểu đội... Có nhiều chuyện vui


những cũng có cả những chuyện buồn. Dưới cái nhìn tinh tế, giàu cảm xúc của người
lính trẻ, bạn đọc sẽ cảm nhận sâu sắc được tình quân dân nồng ấm, tình đồng chí keo
sơn, gắn bó của các chiến sĩ trên đường chiến đấu và hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ luôn
được nhân dân tin yêu.


<b>3.Cuốn sách Võ Thị Sáu - con người và huyền thoại - Nguyễn Đình Thống</b>
Với những tình tiết đặc sắc về cuộc đời chiến đấu, hy sinh oanh liệt và những
huyền thoại về chị, cuốn sách nhỏ này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về người nữ anh
hùng miền Đất đỏ đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình vì độc lập dân tộc của tổ
quốc, vì lý tưởng cao đẹp.


Cuốn sách đã dẫn dắt ta đi theo suốt cuộc đời của chị, từ tuổi thơ lam lũ trên
quê hương Đất Đỏ giàu truyền thống cách mạng đến những trận đánh táo bạo của chị
cùng đồng đội, cả những giây phút đối mặt trong nhà tù thực dân đế quốc. Đó là
những giây phút hào hùng nhất trong cuộc đời của chị trước lúc hy sinh vẫn cịn vang
vọng đến mn đời sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Đây là những cuốn sách đặc sắc viết về những con người Việt Nam giàu lòng
yêu quê hương, đất nước với lý tưởng sống cao đẹp. Trân trọng mời thầy cô và các
em học sinh tìm đọc tại kho sách tham khảo của trường THCS Yên Viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

×