Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.01 KB, 15 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VẾ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
XÂY LẮP
1. Đặc điểm của sản xuất xây lắp và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản
xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.1. Đặc điểm của sản xuất xây lắp.
Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp. Tuy nhiên, đó
là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt. Sản phẩm xây dựng cơ bản cũng
được tiến hành sản xuất một cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát
đến khâu thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Sản xuất xây
dựng cơ bản cũng có tính dây chuyền, giữa các khâu của hoạt động sản xuất có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất của các khâu khác.
Sản xuất xây lắp có đặc điểm:
- Sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng
nên chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công
trình.
- Sản phẩm xây dựng cơ bản có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời
gian thi công tương đối dài.
- Sản xuất xây dựng cơ bản, thường diễn ra ngoài trời, chịu sự tác động trực
tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây
lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ.
- Sản phẩm xây dựng cơ bản được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn
thay đổi theo địa bàn thi công, khi hoàn thành không nhập kho như các ngành
sản xuất vật tư khác.
1.2. . Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng
hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất, để đạt được mục tiêu tiết kiệm và
tăng cường được lợi nhuận. Để phục vụ tôt công tác quản lý chi phí và giá thành


sản phẩm, kế toán cần thực hiện tố các nhiệm vụ:
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, thoả mãn yêu cầu quản lý đặt
ra, vận dung phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một
cách khoa học và hợp lý.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm của hoạt động xây lắp, xác định hiệu quả
từng phần và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự
toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí
không đúng kế hoạch, sai mục đích.
- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng
đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây
lắp và các sản phẩm khác kịp thời, chính xác…
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành
sản phẩm xây lắp theo đúng các khoản mục quy định và kỳ tính giá thành đã
xác định.
- Định kỳ cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho
lãnh đạo doanh nghiệp; tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi
phí, dự toán, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
2. Chi phí sản xuất.
2.1.Khái niệm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác
mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất, thi công trong một
thời kỳ nhất định.
2.2. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Việc phân loại chi phí sản xuất là yêu cầu tất yếu cho công tác quản lý
cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp một cách chính xác. Do đó, việc phân loại tuỳ thuộc vào yêu cầu quản

lý, đối tượng phục vụ, mục đích và giác độ xem xét khác nhau mà người ta lựa
chọn tiêu thức phân loại thích hợp.
2.2.1. Phân loại chi phí xây lắp theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo tiêu thức này thì toàn bộ chi phí sẽ bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
Việc phận loại chi phí xây lắp theo nội dung, tính chất kinh tế cho ta thấy
được kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, đồng
thời là cơ sở cho việc xây dựng định mức, dự toán chi phí xây lắp, từ đó lập kế
hoạch và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí trong doanh
nghiệp.
2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí
Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản
mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo
định mức, công tác kế hoạch hoá, phân tích và tính giá thành sản phẩm theo
khoản mục, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành.
Đồng thời, đây cũng là cách phân loại Chi phí sản xuất chủ yếu được sử dụng
trong doanh nghiệp xây lắp.
Ngoài hai cách phân loại trên còn có phương pháp phân loại chi phí khác như:
- Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và quy mô hoạt động
- Phân loại theo chi phí cố định, chi phí biến đổi

3. Giá thành sản phẩm
3.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên
vât liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí trực tiếp khác
cho công trình, hạng mục công trình hay khối lượng sản xuất hoàn thành đến
giai đoạn quy ước đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận
thanh toán. Giá thành sản phẩm xây lắp là một trong nhưng chỉ tiêu chất lượng
quan trọng, vì nó phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, là cơ sở để xác
định kết quả tài chính (lãi hay lỗ)
3.2. Các loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp
3.2.1. Giá thành dự toán ( Zdt )
Giá thành dự toán là công tác xây lắp được xác định trên khối lượng công
tác xây lắp theo khối lượng thiết kế được duyệt, các định mức dự toán và đơn
giá xây dựng cơ bản do cấp có thảm quyền ban hành và dựa theo mặt bằng giá
cả trên thị trường. Nó là tiêu thức chuẩn để đơn vị phấn đấu hạ thấp định mức
chi phí thực tế, đồng thời là căn cứ xây dựng giá nhận thầu.
Do đó căn cứ vào giá trị dự toán ta có thể xác định giá thành dự toán của
từng công trình, hạng mục công trình như sau:
Giá thành dự
toán của công
trình, hạng mục
công trình
=
Giá trị dự toán của
từng công trình,
hạng mục công trình

-
Lợi nhuận định
mức (tính

trước)

3.2.2. Giá thành kế hoạch ( Zkh )
Giá thành kê hoạch là loại giá thành được xác định dựa trên cơ sở các
định mức của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện cụ thể, trong thời kỳ kế
hoạch nhất định của doanh nghiệp.
Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức sau:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành kế hoạch
3.2.3. Giá thành thực tế ( Ztt )
Giá thành thực tế là loại giá thành được tính theo chi phí thực tế của
doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện các khối lượng công tác xây lắp, được xác
định theo số liệu thực tế của kế toán.
4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình
thi công lắp đặt, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đó là sự giống nhau về
bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là những biểu hiện bằng
tiền của hao phí về lao động sống, lao động vật hoá cùng với chi phí sản xuất
khác mà doanh nghiệp đã thực tế chỉ ra trong kỳ. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau thể hiện ở những điểm sau :
- Chi phí sản xuất phản ánh toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra
trong một kỳ nhất định ( tháng, quý, năm ).Còn giá thành sản phẩm là giới hạn
số chi phí sản xuất liên quan đến một công trình, hạng mục công trình hay một
khối lượng công tác xây lắp hoàn thành nhất định.
- Chi phí sản xuất tính toàn bộ chi phí chi ra trong một kỳ, không phân
biệt chi ra ở đâu và làm việc gì. Còn giá thành sản phẩm xây lắp có thể bao gồm
cả phần chi phí phát sinh ở kỳ trước và phần còn lai phát sinh ở kỳ sau nhưng
được ghi chép vào kỳ này.
II. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí
sản xuất cần được tổ chức tập hợp theo đó.
Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm
phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất
Trong sản xuất xây lắp, do đặc điểm sản phẩm có tính đơn chiếc nên đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là theo từng đơn đặt hàng hoặc cũng có
thể là một hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình…
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc
tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán kinh tế
nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính giá
thành sản phẩm được kịp thời, chính xác.
1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng phương pháp này đối với những
chi phí trực tiếp, liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Kế toán căn cứ vào vào các chứng từ gốc về chi phí phát sinh để tập hợp trực
tiếp cho từng đối tượng.
Phương pháp phân bổ gián tiếp: phương pháp này áp dụng cho trường
hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí,
không trực tiếp ghi chép ban đầu cho từng đối tượng. Trong trường hợp đó, phải
tập hợp chung cho nhiều đối tượng.Sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp
để phân bổ khoản chi phí. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự sau:
- Xác định hệ số phân bổ
Hệ số phân bổ =
Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng tiêu thức cần phân bổ
- Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng:
Ci = Ti x H
Trong đó: Ci:chi phí phân bổ cho từng đối tượng i
Ti: tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng i

H: hệ số phân bổ

×