Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

RDA - Mô tả và truy cập tài nguyên: Chuẩn mới cho siêu dữ liệu và tìm kiếm thông tin trong kỷ nguyên số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.52 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN


VÀ TÌM KIẾM THƠNG TIN TRONG KỶ NGUN Ś



<b> Hồng Yến*</b>


<i><b>Tóm tắt: RDA (Resource Description and Access) - một tiêu chuẩn siêu </b></i>


<i>dữ liệu mới để mô tả nội dung các nguồn thông tin, được xây dựng dựa </i>
<i>trên hơn 100 năm phát triển của Quy t́c biên mục Anh - Mỹ (AACR2) </i>
<i>nhưng nó được thiết kế cho mơi trường số nhằm đáp ứng sự thay đổi </i>
<i>và phát triển của các nguồn tài ngun thơng tin.</i>


<i><b>Từ khóa: RDA; Biên mục; Thư viện số.</b></i>
<b>M̉ đầu</b>


Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm thay đổi
môi trường hoạt động của cơng tác biên mục, đó là việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào biên mục, sự gia tăng mạnh mẽ của các nguồn tài
nguyên điện tử/số đã làm cho các chuẩn biên mục cũ dần khơng cịn phù
hợp và đáp ứng được những u cầu mới. Trên cơ sở những nguyên tắc,
chuẩn biên mục quốc tế, những mơ hình khái niệm liên quan đến biên
mục, cộng đồng quốc tế đã nghiên cứu và cho ra đời RDA - mô tả và
truy cập tài nguyên, được coi là một quy tắc biên mục của thời đại số.
<b>1. RDA - mô tả và truy cập tài nguyên - chủn biên mục </b>


<b>của thời đại số</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



<i>chức năng đối với biểu ghi thư mục, FRAD (Functional Requirements </i>



<i>for Authority Data) - Yêu cầu chức năng đối với biểu ghi kiểm soát </i>


<i>nhất quán và FRSAD (Functional Requirements for Subject Authority </i>


<i>Data) - Yêu cầu chức năng đối với biểu ghi chuẩn chủ đề. Mơ hình dữ </i>


liệu theo FRBR, FRAD và FRSAD cung cấp cho RDA bộ khung cơ sở
có phạm vi cần thiết để hỗ trợ: bao quát toàn diện tất cả các nội dung và
phương tiện; tính linh hoạt và có thể mở rộng để chứa đựng các đặc tính
tài ngun mới đưa vào; khả năng thích nghi cần có cho dữ liệu được
tạo ra để hoạt động trong môi trường công nghệ số phát triển đa dạng
và bao quát tất cả các loại chủ đề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



Do đó, chính cán bộ thư viện và các cơ quan tạo ra dữ liệu có cấu trúc,
có chất lượng cao sẽ giữ vai trị quan trọng trong tương lai, bởi họ ln
cập nhật những kiến thức về kỹ năng mô tả thư mục cũng như tạo ra dữ
liệu có kiểm sốt.


Có thể khái qt mối liên hệ giữa RDA với các ngun tắc, các mơ
<b>hình và các chuẩn biên mục quốc tế như sau [3, tr. 6.]:</b>


<b>Hình 1: Mối liên hệ giữa RDA với các nguyên tắc, các mô hình </b>
<b>và các chủn biên mục quốc tế</b>


<b>2. Cấu trúc của RDA - bản thiết kế nhằm trợ giúp cho người dùng</b>
Nếu như Quy tắc Biên mục Anh - Mỹ AACR2 có cấu trúc chia ra
thành hai phần, phần một là Mô tả tài liệu, phân chia từng chương cho
từng loại hình tài ngun thơng tin và phần hai là Tiêu đề, nhan đề đồng


nhất và tham chiếu; AACR2 quy định rất chi tiết về việc mô tả các yếu
tố của từng tài liệu trong từng vùng mơ tả thì với RDA lại đưa ra các chỉ
dẫn và hướng dẫn áp dụng cho tất cả các loại hình tài ngun thơng tin,
lấy yếu tố làm cơ sở để phân chia thành ba phần:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



Phần 2: Ghi mối quan hệ giữa các thực thể.


Phần 3: Kiểm sốt điểm truy cập, mơ tả thực thể có liên quan tới
tài nguyên với lược đồ siêu dữ liệu trình bày hoặc lập mã điểm truy cập
và dữ liệu chuẩn.


Từ cấu trúc của RDA cho thấy mối quan hệ là cơ sở của các điểm
truy cập. Các mối quan hệ trong RDA được nhận dạng bằng các trường
liên kết. Giúp cho người sử dụng tìm thấy những gì họ muốn và cho họ
biết về các tài nguyên sẵn có khác. Ghi nhiều mối quan hệ hơn nhằm
cung cấp cho người sử dụng nhiều điểm truy cập hơn để tra cứu các
nguồn thông tin. Như vậy, việc ghi mối quan hệ cho phép người dùng:
tìm tài nguyên liên quan đến một các nhân, gia đình hoặc tập thể cụ
thể; tìm tác phẩm, biểu hiện, biểu thị hoặc bản liên quan đến tài nguyên
được mô tả; hiểu được mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều tác phẩm, biểu
hiện, v.v… Mang đến hiệu quả là sử dụng cho việc truy cập và mô tả tài
nguyên thông tin trong thế giới số.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



liệu. Chúng phải tích hợp để sử dụng trong nhiều mơi trường. Dữ liệu
mô tả tài nguyên phải chỉ ra mối quan hệ thiết yếu giữa tài nguyên được
mô tả và các tài nguyên khác; dữ liệu mô tả thực thể có liên quan tới tài


nguyên phải phản ánh mọi mối quan hệ thư mục thiết yếu giữa thực thể
đó và các thực thể như vậy khác. Như vậy, RDA được thiết kế để tạo
thuận lợi cho tính hiệu quả và linh hoạt trong thu nạp, lưu giữ, tra tìm
và hiển thị dữ liệu phù hợp với công nghệ cơ sở dữ liệu mới; đồng thời
vẫn tương tích với cơng nghệ kế thừa hiện vẫn còn được sử dụng trong
nhiều ứng dụng khám phá tài nguyên.


RDA cùng với FRBR và ICP tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu
người dùng, cung cấp cho họ một loạt các hướng dẫn để hỗ trợ khai phá
nguồn tài nguyên. Với việc áp dụng RDA dữ liệu được tạo ra sẽ mô tả
nguồn tài nguyên được thiết kế nhằm trợ giúp người dùng thực hiện các
nhiệm vụ như:


<i>tìm - nghĩa là, tìm kiếm tài nguyên đáp ứng các tiêu chuẩn tìm do </i>


người dùng nêu ra.


<i>định danh - nghĩa là, xác nhận tài ngun được mơ tả đáp ứng việc </i>


tìm kiếm tài nguyên, hoặc phân biệt giữa hai hoặc nhiều hơn tài nguyên
có đặc điểm tương tự.


<i>chọn - nghĩa là, chọn được tài nguyên thích hợp với yêu cầu của </i>


người dùng.


<i>thu nhận - nghĩa là, nhận được tài nguyên hay truy cập vào tài </i>


nguyên được mô tả.



Dữ liệu được tạo ra bằng cách dùng RDA để mô tả các thực thể có
liên quan tới tài nguyên (cá nhân, gia đình, tập thể, khái niệm, v.v…),
được thiết kế nhằm hỗ trợ người dùng thực hiện các nhiệm vụ như:


<i>tìm - nghĩa là, tìm kiếm thơng tin về thực thể đó và về tài nguyên </i>


liên quan tới nhận dạng thực thể đó.


<i>định danh - nghĩa là, xác nhận rằng thực thể được mô tả phù hợp </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



<i>làm rõ - nghĩa là, làm rõ mối quan hệ giữa hai hay nhiều thực thể </i>


như thế, hoặc làm rõ mối quan hệ giữa thực thể được mô tả với một tên
mà thực thể đó được biết.


<i>hiểu - nghĩa là hiểu được quan hệ giữa hai hoặc nhiều thực thể, </i>


hiểu được tại sao một tên hoặc một nhan đề được chọn làm tên hoặc
nhan đề ưu tiên cho thực thể đó, hiểu được quan hệ giữa thực thể được
mơ tả và tên thơng quan đó thực thể này được biết đến (ví dụ, dạng ngơn
ngữ khác của tên).


<b>3. Thách thức khi áp dụng RDA</b>


Thách thức đầu tiên khi áp dụng RDA chính là sự mơ hồ về những
khái niệm, thuật ngữ mới phản ánh tư duy và định hướng hòa nhập với
thế giới số, nơi các nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và phong phú,
không chỉ ở dạng in ấn truyền thống mà cịn ở dạng điện tử/số, hình ảnh


ba chiều, hình ảnh động, v.v… như: tác phẩm, biểu hiện, biểu thị và
bản; thực thể, thuộc tính, yếu tố cốt lõi, v.v…


Thách thức tiếp theo khi áp dụng RDA nằm ở một số vấn đề liên
quan tới hệ thống quản trị thư viện tích hợp - ILS hiện tại và lỗi có thể
khơng thể hiển thị các biểu ghi áp dụng RDA đúng cách; Khó khăn khi
cần phải làm theo những chỉ dẫn của Bộ cơng cụ RDA. Có lẽ thách
thức lớn nhất khi áp dụng RDA là việc sử dụng MARC 21. MARC 21
sử dụng các dấu phân cách của ISBD và các trường con của MARC 21.
Cấu trúc của MARC 21 khơng có khả năng tương tác mạnh mẽ giữa
web ngữ nghĩa và dữ liệu nối kết. Điều này sẽ đòi hỏi người biên mục
và cộng đồng siêu dữ liệu phải thử nghiệm cơ chế vận hành làm cho các
biểu ghi có thể tra cứu được thơng qua web. Hạn chế của MARC 21 là
MARC không hỗ trợ việc tách rời các yếu tố và khả năng sử sụng URIs
(Định dạng tài nguyên thống nhất, Uniform Resource Identiier) trong
môi trường nối kết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



được cập nhật thường xuyên. RDA phân loại tài nguyên dựa trên chuẩn
ONIX (Online Information Exchange - chuẩn Trao đổi thông tin trực
tuyến), thay thế định danh dạng tài liệu chung và định danh dạng riêng
trong AACR2 bằng ba định danh dạng nội dung, dạng phương tiện và
dạng vật mang tin. Tương ứng với RDA, MARC 21 đã đã cập nhật để
phù hợp với RDA và thay đổi đáng chú ý nhất đối với MARC 21 là bổ
sung thêm 3 trường mới: Trường 336 cho Loại nội dung, Trường 337
<b>cho Loại phương tiện, Trường 338 Loại vật mang tin. Ba trường mới </b>
này thay thế cho yếu tố mô tả định danh dạng tài liệu chung của AACR2
thể hiện ở trường con “h” trong trường 245 của MARC 21.



<i>Cụ thể, Trường 336 Loại nội dung (Content Type) [1. RDA 6.9] : là </i>
chia loại phản ánh hình thái cơ bản của truyền thơng trong đó nội dung
được biểu hiện và giác quan của con người dùng để tiếp nhận. Ghi loại
của nội dung được chứa trong tài nguyên sử dụng một hoặc nhiều hơn
thuật ngữ được liệt kê trong Bảng 1. của RDA. Ghi loại nội dung như
là yếu tố tách biệt, như là phần của điểm truy cập, hoặc như là cả hai.
Hướng dẫn về ghi loại nội dung như là phần của điểm truy cập được
phép. Ví dụ: âm nhạc biểu diễn, bộ dữ liệu bản đồ, bộ dữ liệu máy tính,
văn bản, hình ảnh động ba chiều, hình thái ba chiều, v.v…


<i>Trường 337 Loại phương tiện (Media Type) [1, RDA 3.2] là loại </i>


hình phản ánh loại chung của thiết bị trung gian được yêu cầu để xem,
chơi, chạy, v.v… nội dung của một tài nguyên. Ví dụ: audio, để chiếu,
máy tính, nối, vi dạng, video, không trung gian.


<i>Trường 338 Loại vật mang tin (Carrier Type) [1, RDA 3.3] là chia </i>


loại phản ánh định dạng của phương tiện lưu giữ và vỏ bọc của vật
mang tin kết hợp với loại của thiết bị trung gian yêu cầu để xem, chơi,
chạy, v.v… nội dung của một tài nguyên. Ví dụ: đĩa audio, tài nguyên
trực tuyến, cuộn băng video, cuốn phim, v.v…


Như vậy, với việc phân chia tài nguyên như trên, người dùng tin
có thể tìm thấy tài ngun phù hợp nhất với nhu cầu của họ và giúp hệ
thống tăng cường khả năng hiển thị thông tin cho người dùng tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



- Trường 264 - để thay thế trường 260



- Trường 344, 345, 346, 347 - các trường định danh thư mục mới
để thể hiện những đặc điểm của vật mang tin.


- Trường 046, 368,371, 372, 373, 374, 375, 376, 378 - trường kiểm
soát tên trong Khổ mẫu kiểm sốt tính nhất qn mới của MARC 21


- Trường 046, 370, 377, 380, 381, 382, 384 - trường thư mục và
kiểm soát thống nhất cho các thuộc tính của Tác phẩm và Biểu thị trong
MARC 21


- $e và $4 trong khối trường 1XX, 6XX, 7XX, 8XX - là tên liên
quan đến tài nguyên


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



<b>Bảng 1: Minh hoạ các trường mới trong biểu ghi thư mục của thư viện </b>
<b>quốc hội Mỹ áp dụng RDA</b>


• 00001531cam a2200361 i 4500


• 00119517867


• 00520170811171722.0


• 008170223m20179999cau b 001 0 eng


• 906__ |<b>a 7 |b cbc |c orignew |d 1 |e ecip |f 20 |g y-gencatlg</b>


• 9250_ |<b>a acquire |b 1 shelf copy |x policy default</b>



• 955__ |<b>b rm13 2017-02-23 |i rm13 2017-02-23 |w xm06 2017-02-27 |a xn05 </b>


2017-05-24 1 copy v. 1-4 to CIP ver. |<b>f rm16 2017-05-30 to BusRR</b>


• 010__ |<b>a 2016058360</b>


• 020__ |<b>a 9780313397073 (set : alk. paper)</b>


• 020__ |<b>a 9781440847448 (volume 1)</b>


• 020__ |<b>a 9781440847455 (volume 2)</b>


• 020__ |<b>a 9781440847462 (volume 3)</b>


• 020__ |<b>a 9781440847479 (volume 4)</b>


• 040__ |<b>a DLC |b eng |c DLC |e rda |d DLC</b>


• 042__ |<b>a pcc</b>


• 05000 |<b>a HB171.5 |b .E33776 2017</b>


• 08200 |<b>a 330.03 |2 23</b>


• 24500 |<b>a Economics : |b the deinitive encyclopedia from theory to practice </b>


/ |<b>c David A. Dieterle, editor.</b>


• 264_1 |<b>a Santa Barbara : |b ABC-CLIO, LLC, |c [2017-]</b>



• 300__ |<b>a volumes ; |c 26 cm</b>


• <b>336__ |a text |b txt |2 rdacontent</b>


• <b>337__ |a unmediated |b n |2 rdamedia</b>


• <b>338__ |a volume |b nc |2 rdacarrier</b>


• 504__ |<b>a Includes bibliographical references and index.</b>


• 5050_ |<b>a vol. 1. Foundations of Economics -- vol. 2. Macroeconomics -- vol. </b>


3. Microeconomics -- vol. 4. Global Economics.


• 650_0 |<b>a Economics.</b>


• 7001_ |<b>a Dieterle, David Anthony, |e editor.</b>


• 77608 |<b>i Online version: |t Economics |d Santa Barbara : ABC-CLIO, LLC, </b>


[2017-] |<b>z 9780313397080 |w (DLC) 2017009611</b>


• 952__ |<b>a Complete in 4 vol.; eCIP data screen viewed: rm13 February 23, </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



<b>Kết luận</b>


RDA là một tiêu chuẩn siêu dữ liệu mới để mô tả nội dung các


nguồn thông tin, nó được thiết kế cho mơi trường số, nó được xây
dựng dựa trên hơn 100 năm phát triển của Quy tắc biên mục Anh - Mỹ
(AACR2) nhưng nó được thiết kế cho môi trường số nhằm đáp ứng sự
thay đổi và phát triển của các nguồn tài nguyên thông tin. Sự ra đời của
RDA đã đánh dấu một sự thay đổi quan trọng, một bước tiến là biên
mục hồn tồn trong mơi trường số và đã chính thức được áp dụng tại
nhiều thư viện lớn trên thế giới.


Từ những nghiên cứu về RDA, kinh nghiệm trong biên mục cũng
như những kinh nghiệm ứng dụng thực tế của RDA trong cộng đồng
thư viện thế giới, Việt Nam chúng ta cần xem xét, nghiên cứu ứng dụng
RDA vào môi trường thông tin thư viện trong thời gian tới.


<b>Tài liệu tham khảo</b>


<i>1. RDA - Mô tả & truy cập tài nguyên. Ủy ban thường trực hỗ trợ về Phát triển </i>
RDA; Biên dịch: Kiều Văn Hốt … [et al.]. Ấn bản mở rộng 2015. Hà Nội: Thư
viện Quốc gia Việt Nam, 2017. - 1104 tr; 30 cm.


<i>2. Descriptive Cataloging Using RDA. Truy cập từ />catworkshop/RDA%20training%20materials/DCatRDA/index.html ngày 10
tháng 09, 2018.


<i>3. Oliver, C. (2014). RDA and international principles, models, and standards </i>


<i>/IFLA Satellite Meeting 2014 August 13, Frankfurt am Main Truy cập từ </i>


/>ilaVortragOliverRDAIlaSatellite.pdf?__blob=publicationFile, ngày 10
tháng 09, 2018.


<i>4. RDA and MARC 21. (2006). Truy cập từ: />marbi/2007/5chair12.pdf. ngày 05 tháng 09, 2018.



<i>5. Schiff, A. L. (2011). Changes from AACR2 to RDA: a comparison </i>


<i>of examples. Truy cập từ />


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



6. Tillett, B. B . (2013). RDA and the Semantic Web, linked data environment,


<i>JLIS.it. Vol. 4, n.1 (Gennaio/January 2013). DOI: />


jlis.it-6303.


7. Tillett, B. B. (2016). RDA, or, The Long Journey of the Catalog to the
<i>Digital Age. JLIS.it Vol. 7, n. 1 (May 2016). DOI: />jlis.it-11643.


</div>

<!--links-->

×