Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quyền được lãng quên trong kỷ nguyên số : Thách thức của ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.53 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN TRONG KỶ NGUYÊN SỐ: </b>
<b>THÁCH THỨC CỦA ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO </b>


<i><b>TS. Ngô Thị Minh Hương </b></i>
<i>Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội </i>
<i><b>TS. Phạm Hải Chung </b></i>
<i>Học viện Báo chí và Tuyên truyền </i>
<b>1. Đề dẫn </b>


Trong thời đại số và sự gia tăng của trí tuệ nhân tạo, nguồn và dữ liệu thông
tin được lưu thông với tốc độ và số lượng cao, đồng thời những dữ liệu cá nhân
khơng cịn nằm trong tầm kiểm sốt hoặc sở hữu của cá nhân đó. Vấn đề đặt ra là
liệu có quyền của cá nhân được kiểm soát và quyết định thơng tin của mình khơng
và nếu có thì biện pháp và trách nhiệm bảo vệ quyền đó như thế nào. Mặc dù khái
niệm về quyền được lãng quên chưa được làm rõ trong pháp luật quốc tế về quyền
con người, nhưng ở nhiều khu vực và nhiều nước đã xây dựng khuôn khổ pháp lý
và biện pháp để đảm bảo quyền này. Nhiều vụ việc trên truyền thông, qua vụ việc
tư pháp và kinh nghiệm lập pháp có thể được tham khảo và ngày càng làm rõ hơn
khái niệm và cơ chế bảo vệ quyền được lãng quên. Về nguyên tắc, quyền được lãng
quên là quyền được trao cho cá nhân và tổ chức để họ có năng lực kiểm soát dữ liệu
cá nhân hiệu quả hơn, hoặc họ được lựa chọn với sự đồng thuận khi sử dụng thông
tin về họ. Câu hỏi đặt ra là liệu quyền được lãng quên có thể được coi là một quyền
con người, và cần được quy định, thực thi trong khuôn khổ pháp luật về quyền con
người quốc tế, khu vực và quốc gia? Trong thời đại kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo
ngày càng tạo nhiều thách thức cho các cơ chế bảo vệ quyền được lãng quên, kể cả
thách thức đảm bảo quyền được lãng quên của một cá nhân trong sự cân bằng và
đảm bảo các quyền cá nhân khác như quyền tự do ngôn luận. Do vậy, cần những
biện pháp cần thiết về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật phù hợp, một mặt bảo vệ quyền
được lãng quên, một mặt cân bằng với nhu cầu thông tin cho phát triển và sự quan
tâm của công chúng. Bài viết này gồm bốn phần: phần 1 làm rõ hơn khái niệm và
nội hàm của quyền được lãng quên, dựa trên các lý luận về quyền con người và


thông qua các quy định pháp lý và một số tình huống tư pháp. Bài viết cũng làm rõ
về chủ thể và trách nhiệm đối với quyền được lãng quên. Phần 2 của bài viết phân
tích sự cần thiết và các biện pháp để quyền được lãng quên được đảm bảo về pháp
lý. Phần 3 phân tích những thách thức của truyền thông, kỹ thuật số và trí tuệ nhân
tạo đối với quyền được lãng quên. Phần 4 đưa ra giải pháp và ngụ ý kết luận đối với
bối cảnh phát triển kỹ thuật số.


<b>2. Khái niệm về quyền được lãng quên </b>


<i><b>Quyền được lãng quên liên quan tới việc các từ khố hay đường link liên </b></i>
<i><b>quan tới thơng tin cá nhân bị xố đi, chứ khơng phải bản thân dữ liệu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

sợ rằng mọi thứ họ từng nói hoặc viết và chia sẻ trên cơ sở nền tảng thông tin sẽ tồn
tại mãi mãi trong kho lưu trữ thông tin của ai đó, nó có thể được tìm thấy và sau đó
sử dụng bởi những người lạ với một mối quan tâm không lành mạnh.


Tuy nhiên, khái niệm về quyền bị lãng quên đã thay đổi đáng kể so với
những gì đã được thảo luận trước khi Liên Minh Châu Âu (EU) đưa ra quy định.
Trước đó, quyền được lãng quên được hiểu là mọi người có khả năng loại bỏ bất kỳ
tài liệu trên nền kỹ thuật số - từ hồ sơ công khai, báo chí hoặc mạng xã hội. Sau đó,
quy định rằng rằng đó là quyền mà mọi người có thể xoá dữ liệu dữ liệu cá nhân mà
đã tự đưa ra.


Quyền được lãng quên cũng bao hàm là quyền dành cho người dùng (user)
cho phép họ thoả thuận, đồng ý và rút lại sự đồng ý trên việc cho phép chia sẻ và sử
dụng thông tin của họ. Ví dụ người dùng và truy cập và chia sẻ thông tin trên mạng
phải ấn vào chấp nhận thoả thuận sử dụng có điều kiện và điều khoản, đó là đẩy
trách nhiệm về bí mật đời tư cá nhân cho ngươi sử dụng thông tin. Như vậy, cỗ máy
thông tin dựa trên sự chấp thuận đó sẽ kết nối người sử dụng thông tin nhưng không
để lộ chi tiết việc thông tin dữ liệu của họ được sử dụng thế nào.374



<i>Phiên bản trước đây (quyền bị lãng quên) droit à l’oubli (right to oblivion) </i>
trong lịch sử đã được áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ liên quan đến một cá
nhân đã thụ án hình sự và mong muốn khơng được liên quan tới các hành động tội
phạm. Phiên bản thứ hai liên quan tới quyền được loại bỏ hoặc xố thơng tin dự liện
liên quan tới cá nhân. Trong ngữ cảnh này, thông tin được lưu giữ bởi bên thứ ba sẽ
phải được xoá bỏ.


Quyền được lãng quên với mục tiêu là cho phép bản thân người dùng kiểm
sốt trên dữ liệu và thơng tin của chính họ. Điều này cũng được hiểu là trường hợp
người có thông tin yêu cầu dừng không muốn thông tin của họ và về họ lưu thông,
đơn vị xử lý thông tin và nền tảng phải dỡ bỏ các thông tin liên quan đến người này.


Quyền được lãng quên cũng được hiểu là nhu cầu và cơ hội để mọi người bỏ
qua và cắt thông tin của quá khứ của họ, nhưng đồng thời lại có quyền kết nối và tiếp
cân với thông tin của người khác trên mạng. Quyền được lãng quên có thể bao gồm:
quyền được xố thơng tin trên trang mạng và nền tảng hoặc đơn vị quản lý dữ liệu.
Trường hợp dữ liệu thông tin được tạo ra bởi hệ thống, không do chủ động của người
dùng, thì quyền này bao gồm quyền được xố bỏ thơng tin về mình hoặc thơng tin do
người khác đưa lên về mình và chia sẻ thơng tin về người khác lên mạng.


Quyền được lãng quền chủ yêu liên quan tới đời tư, quyền riêng tư và các
vấn đề uy tín, danh dự. Tính chất ẩn danh trở thành yêu tố quan trọng trong việc xác


374<sub> Daniel J. Solove & Woodrow Hartzog, The FTC and the New Common Law of Privacy, 114 COLUM L. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

định “dữ liệu cá nhân”, “ thông tin nhận dạng về cá nhân”, “thông tin cá nhân có thể
xác định” liên quan đến các quy định trong pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân và đời
tư. 375<sub> Quyền được lãng quên đối với người đã từng có tội và án hình sự là quyền cắt </sub>



đứt với quá khứ và các thông tin liên quan tới quá khứ phạm tội của họ. Quyền này
ở Thuỵ Sỹ gọi là quyền cá nhân. Quyền này cũng được tranh luận rằng quyền của
những người dùng Internet giữ các trao đổi, hoạt động của họ trên mạng cho cá
nhân như là bí mật đời tư. Đây là quyền con người cơ bản. 376


Quyền được lãng quên được đưa vào quy định của EU, và qua đó, làm rõ
hơn khái niệm và nội hàm của quyền này. EU cho rằng đây là một quyền cơ bản của
công dân Châu Âu. Trước khi EU ra quy định pháp luật về bảo vệ thông tin, quyền
được lãng quên được lý luận là quyền con người, quyền được xoá dữ liệu nội dung
thông tin về cá nhân trong hiện tại và quá khứ, kể cả trong không gian mạng khỏi
một bộ não thép.377


Quyền được lãng quên được quy định trong điều 17 Quy định của Nghị Viện
Châu Âu và của Hội đồng Châu Âu về bảo vệ mọi người về dữ liệu cá nhân và việc
phát tán các dữ liệu đó. Điều 16 cũng quy định dữ liệu và thông tin cá nhân phải
được xử lý bởi một cơ quan có năng lực nhằm ngăn chặn, xác định và điều tra, hoặc
xét xử hình sự đối với việc phát tán và sử dụng thông tin cá nhân tự do, trái phép.
Thông tin cá nhân có yêu cầu được bảo vệ hoặc xố bỏ sẽ khơng tồn tại và được xử
lý trong hệ thống, nếu không có lý do hợp pháp và xác đáng để lưu trữ và truyền tải
thông tin cá nhân đó.


Điều 17 cũng quy định chủ thể của dữ liệu có quyền kiểm sốt việc xố thơng
tin cá nhân của người đó, và không cho phép sự truyền tải thông tin đó, đặc biệt là
thông tin về các nhân và đời tư do họ đưa lên và chia sẻ khi còn bé. Lý do có quyền
yêu cầu này là vì thơng tin đó khơng cịn cần thiết. Chủ thể của dữ liệu cá nhân và
thông tin có quyền rút bỏ sự đồng ý cho phép sử dụng thông tin mà trước đó họ đã
đồng ý, hoặc khi thời hạn thoả thuận, đồng ý đã kết thúc. Chủ thể cũng có thể phản đối
việc thông tin cá nhân của họ bị xử lý trên mạng và hệ thông theo điều 19 của Luật.


Tuy nhiên trong quy định của Châu Âu, dữ liệu cá nhân khác với quyền


riêng tư. 378<sub> Quyền riêng tư được hiểu là quyền con ngừoi được quy địn trong Công </sub>


Ước Châu Âu về quyền con người, bao hàm sự tôn trọng bí mật đời tư, các ảnh
hưởng về đạo đức và uy tín cá nhân. 379


375<sub> Paul M. Schwartz & Daniel L. Solove, The PII Problem: Privacy and a New Concept of Personally </sub>


Identifiable Information, 85 N.Y.U. L. REV. 1814 (2011).


376<sub> Franz Werro. The Right to Inform v. The Right to be Forgotten: A Transatlantic Clash. Georgetown </sub>


Public Law Research Paper No. 2.


377<sub> Bert-Jaap Koops, Forgetting Footprints, Shunning Shadows: A Critical Analysis of the ‘Right to Be </sub>


Forgotten’ in Big Data Practice’ 8 SCRIPTed 1 (2011).


378<sub> Council Directive 95/46/EC of 24 October 1995 on the protec- tion of individuals with regard to the </sub>


processing of personal data and on the free movement of such data [1995] OJ L281 (DP Directive


379<sub> Von Hannover v Germany App no 59320/00. Yves Poullet, ‘Around the Concept of Privacy: Ethics and </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

So sánh với nội hàm và mức độ áp dụng, Châu Âu có mức độ mở và rộng
hơn về quyền được lãng quên. So với Hoa Kỳ, quyền được lãng quên chỉ là quyền
được tự nguyện xoá dữ liệu đã đưa lên trước đó. 380<sub> Đề xuất của Ủy ban Châu Âu về </sub>


một Quy định bảo vệ dữ liệu mới381<sub>, được ban hành vào tháng 1 năm 2012 đã gây ra </sub>


khá nhiều chỉ trích, ủng hộ và hoài nghi trên toàn thế giới. Cái được gọi là quyền bị


lãng quên, đã gợi ra những câu trả lời và bình luận từ truyền thơng Mỹ.


Quyền được lãng quên có môi tương hỗ với các quyền khác, nhiều trường
hợp là xung đột về quyền.


- Quyền được lãng quên gồm có quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân có
thể xung đột với quyền tiếp cận thông tin.


- Quyền được lãng quên xung đột với tự do ngôn luận. Quyền của một người
yêu cầu người khác không sử dụng, và chia sẻ thông tin của họ hay bình luận về họ,
vơ hình chung là hạn chế tự do ngôn luận của người khác, thông qua các hình thức
truyền thơng, kể cả cộng đồng mạng xã hội và tự do của báo chí được đăng tải và
bình luận về thơng tin.


<b>3. Sự phát triển của quyền được lãng quên trong bối cảnh gia tăng trí </b>
<b>tuệ nhân tạo và kỹ thuật số </b>


Công nghệ đã trở nên phổ biến ngày nay (như Internet, mạng xã hội, sinh trắc
học và nhiều công nghệ khác) hầu như không được biết đến. Hơn nữa, một thế hệ
người dùng mới đã gia tăng lên trong vài năm gần đây đã tích hợp các công nghệ trực
tuyến vào kết cấu của cuộc sống hàng ngày của họ. Những năm gần đây đã chứng kiến
sự bùng nổ trên thị trường cho các ứng dụng trực tuyến và di động, được biết đến đơn
giản hơn là ‘ứng dụng, mở đường cho chức năng sáng tạo cho người dùng cuối


Pháp luật về quyền riêng tư đã không theo kịp những phát triển này và vẫn
dựa trên các khái niệm được phát triển trong kỷ nguyên máy tính lớn. Do đó, chúng
ta cần một thế hệ quản trị quyền riêng tư mới để đối phó với những tác động của thế
hệ công nghệ trực tuyến mới và để bảo vệ thế hệ người dùng công nghệ mới. Các
quy tắc mới là cần thiết để củng cố quyền kiểm soát cá nhân đối với việc thu thập
và sử dụng dữ liệu cũng như quyền truy cập của bên thứ ba vào đó.



(ECtHR, 24 June 2004)


380<b><sub> Leigh Phillips, EU toForce Social Network Sites to Enhance Privacy, GUARDIAN (Mar. 16, 2011) </sub></b>
381<sub> European Commission, Proposal for a Regulation of the European Parliament and of the Council on the </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Để có thể có được sự đảm bảo của "quyền được lãng quên", ít nhất một trong
các điều kiện sau đây phải được đáp ứng: (a) dữ liệu khơng cịn cần thiết được xử lý
hoặc thu thập.... Có những trường hợp cho phép đơn vị điều hành dữ liệu được giữ
lại dữ liệu, thông tin vì lý do cân thiết bao gồm nhằm đảm bảo quyền tự do biểu đạt,
được áp dụng trong trường hợp đối tượng là (i) báo chí, (ii) nghệ thuật, (iii) giáo
dục. Quyền được lãng qn địi hỏi sự minh bạch của cơng ty với dữ liệu hơn là trao
quyền cho cá nhân kiểm duyệt.


Sự phát triển về pháp lý của quyền được lãng quên trên phương diện khu vực
và quốc gia, nhưng cũng dựa trên nền tảng các vụ việc, tình huống cần giải quyết để
bảo vệ quyền riêng tư, như là quyền con người.


Đi đầu trong các vụ án và khiếu kiện liên quan đến quyền được lãng quên là
Cộng đồng Châu Âu. Công ước Châu Âu về quyền con người dựa trên học thuyết
nền tảng là bảo vệ quyền riêng tư và đời sống gia đình. Do vậy Tồ Án nhân quyền
Châu Âu cũng tiếp nhận và thụ lý các vụ kiện về lĩnh vực này, từ đó, Châu Âu xây
dựng và làm rõ hơn khái niệm và cách áp dụng quyền đượ lãng quyền trong cac quy
định về dữ liệu cá nhân. Quy định này yêu cầu người kiểm soát dữ liệu phải cung
cấp dữ liệu bao gồm những thông báo không rõ ràng về thông tin nào phải được thu
thập, tại sao lại thu thập và ai được quyền truy cập thông tin đó. Mặc dù, trách
nhiệm đầu tiên để bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân là trách nhiệm của đơn vị bảo
vệ dữ liệu thông tin các nhân. Vụ việc đầu tiên là vụ Bodil Lindqvist. Vào 2003, tồ
Cơng Lý Châu Âu 382<sub> phán quyết về trách nhiệm của công ty sở hữu vận hành </sub>



Internet và nền tảng có trụ sở đăng ký ở Châu Âu phải tuân thủ quy định pháp lý
của Cộng đồng Châu Âu trong vụ việc xử lý thông tin của cá nhân do bên thứ 3 sử
dụng và truyển tải lên trang Internet mà họ đang quản lý. Khẳng định quyền được
u cầu xố thơng tin của họ, hay gọi là “quyền được lãng quên. Trong vụ việ này,
vấn đề được xử lý là việc truyển tải dữ liệu cá nhân trên mạng về việc truy tố một
tín đồ nhà thờ Thụy Điển vì đã xuất bản một trang web cá nhân chứa thông tin khá
trần tục về các đồng nghiệp của cô trong giáo xứ.


Lịch sử pháp lý của Quyền được lãng quên có thể được đề cập vào 2010383<sub>. </sub>


Quyền được lãng quên (Right to be forgotten) được làm rõ hơn về khái niệm và cơ
chế, do toà án này đưa ra trong phán quyết năm 2014. Cộng đồng Châu Âu, qua vụ


382<sub> (Case C-101/01) [2003] ECR I-12971 </sub>


(Directive 95/46/EC — Scope —
Publication of personal data on the internet — Place of publication — Definition of transfer of personal
data to third countries — Freedom of expression — Compatibility with Directive 95/46 of greater
protection for personal data under the national legislation of a Member State)


Xem them:




</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

kiện Gonzaref v. Google Tây Ban Nha, 384<sub>phán quyết rằng công ty quản trị nền </sub>


tảng, quản lý mạng dữ liệu (truy cứu dữ liêu trên Internet) có trách nhiệm bảo vệ dữ
liệu và nội dung liên quan đến các công dân của Cộng đồng khi các thông tin đó
xuất hiện trên các trang web do bên thứ 3 đưa ra. Uy tín cá nhân cũng cần được đảm
bảo bằng cách dỡ bỏ các thông tin đã quá hạn khỏi không gian mạng. Công ty nền


tảng cũng phải đảm bảo các biện pháp tích cực để đảm bảo không có tính nhạy cảm
trong nội dung đưa lên. Mặc dù Toà Án nhân quyền châu Ấu không đưa ra thuật
ngữ mới là Quyền được lãng quên, nhưng đây là lần đầu tiên quyền được lãng quên
được nhắc đến trong mối quan hệ với


Năm đó, một công dân Tây Ban Nha (cùng với Cơ quan bảo vệ dữ liệu quốc
gia Tây Ban Nha) đã kiện cả một tờ báo Tây Ban Nha và Google, Inc. đã xâm phạm
quyền riêng tư của anh ấy, do thực tế là kết quả tìm kiếm của Google bao gồm thông
tin liên quan đến phiên đấu giá quá khứ của ngôi nhà bị thu hồi của người đàn ông.
Nguyên đơn yêu cầu xóa thông tin của anh ta khỏi cả tờ báo và từ kết quả của cơng
cụ tìm kiếm Google. Đại diện của Google giải thích rằng ngay cả khi công ty có thể
kiểm duyệt một số kết quả tìm kiếm nhất định, như đã làm trong Google, thông tin bị
kiểm duyệt sẽ vẫn còn trong các trang web gốc mà kết quả Google được tạo. Google
lập luận rằng họ là bộ phận xử lý dữ liệu chứ không phải bộ phận điều khiển dữ liệu
(hai lớp riêng biệt có nghĩa vụ bảo mật khác nhau theo luật riêng tư của E.U.). Sau
đó, Tây Ban Nha yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 90 trang Internet, bao gồm các báo, các
kết quả tìm kiếm mà thể hiện uy tín của cá nhân bị ảnh hưởng. Cuối cùng, Phòng
Luật hành chính của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha đã đồng ý gửi lên Tịa án Cơng lý
Châu Âu (ECJ) các câu hỏi về giải thích liên quan đến một số quy định của Chỉ thị
Bảo vệ Dữ liệu từ năm 1995 về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Các câu hỏi bao gồm: 1) liệu
Chỉ thị bảo vệ dữ liệu có được áp dụng cho các công cụ tìm kiếm hay khơng; 2) liệu
Luật EU áp dụng cho Google Tây Ban Nha nếu máy chủ ở Hoa Kỳ; và 3) liệu một
chủ thể dữ liệu có thể yêu cầu xóa dữ liệu của mình khỏi khả năng truy cập thơng qua
các cơng cụ tìm kiếm không. Năm 2014, ECJ phán quyết có lợi cho công dân Tây
Ban Nha (C-131/12). Cuối cùng, cơ quan tư pháp cao nhất EU, Tịa án Cơng lý, trong
quyền bị lãng quên phán quyết năm 2014 đã nói rằng: các cơng ty cơng cụ tìm kiếm
là người kiểm sốt; DPD áp dụng cho các cơng ty tiếp thị dịch vụ của họ tại EU (bất
kể sự hiện diện thực tế); và người tiêu dùng có quyền yêu cầu các công ty cơng cụ
tìm kiếm xóa các liên kết tham chiếu thông tin cá nhân của họ.



384<sub> Google Spain SL and Google Inc. v Agencia Española de Protección de Datos (AEPD) and Mario Costeja </sub>


González. Case C-131/12. Judgment of the Court (Grand Chamber), 13 May 2014.
Vụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Một vụ việc trước đó, năm 1990, Wolfgang Werle và Manfred Lauber đã sát
hại dã man nam diễn viên nổi tiếng Walter Sedlmayr, dẫn đến một mục trong hồ sơ
của cộng đồng được viết trên từ điển mở Wikipedia. Năm 2009, một lá thư đề nghị
được gửi tới Wikipedia yêu cầu xóa tên của một trong các bên có tội khỏi trang này,
với lý do luật pháp Đức bảo vệ tên và chân dung của một cá nhân khỏi sự công khai
không mong muốn385<sub>. </sub>


Cơ quan kiểm soát dữ liệu của Pháp nộp đơn lên toà ECJ (European Court of
Justice - Tồ án Cơng lý Châu Âu) xin quyền được gỡ bỏ những thông tin lỗi thời hay
không đúng trên Internet. Hiện nay, Pháp xin được sử dụng lại quyền này, không chỉ
trên google.fr mà cả trên google.com. Bộ Thông tin của Pháp đã phạt Google 100.000
Euros là không theo quy định của Châu Âu về quyền được lãng quên. 386


Quyền được lãng quên theo khuôn khổ các quy định của Cộng đồng Châu
Âu là quyền con người. Công ước Nhân quyền châu âu, các điều khoản về tôn trọng
và bảo vệ cá nhân và cuộc sống gia đình (điều 7; 8). Điều 8 của Công ước châu Âu
về quyền con người, trong đó quy định các mối quan tâm về quyền riêng tư của cá
nhân trong mối quan hệ tương hỗ với tự do ngôn luận. Với việc GDPR trở thành
luật của EU vào tháng 5 năm 2018 và thay thế DPD, quyền bị lãng quên hiện được
quy định trong điều 17 và phạm vi ngoài lãnh thổ của quyết định có thể được tìm
thấy trong Điều 3. Cộng đồng chung Châu Âu cũng quy định quyền được lãng quên
vì chỉ được hạn chế khi chủ thể thông tin đồng ý 387<sub> và thông tin được xử lý và lưu </sub>


lại khi ngoài ý muốn của chủ thể thông tin chỉ khi cần thiết.



Quyền được lãng quên ở Châu Âu gắn với quyền riêng tư và xử lý các vấn
đề trên không gian mạng. Quy định của Cộng đồng chung Châu Âu cũng u cầu
các cơng ty mạng xố các dữ liệu cá nhân khi có yêu cầu. Cộng đồng Châu Âu yêu
cầu các công ty truyền thông số và mạng xã hội tăng cường và đảm bảo biện pháp
bảo vệ quyền riêng tư, theo quy định của EU cho các người sử dụng tham gia mạng.


388<sub> Trách nhiệm về bảo vệ quyền riêng tư và quyền được lãng quên không phải là cá </sub>


nhân chủ thể thông tin liên quan, phải chứng minh các thông tin mà họ thu thập
được là khơgn cần thiết thì mới có thể u cầu xố bỏ, dỡ bỏ, mà trách nhiệm của
công ty mạng và quản trị nền tảng.389


385<sub> Cease and desist letter on behalf of Mr. Wolfgang Werle to the Wikimedia Foundation, Inc., Oct. 27, </sub>


2009, accessed


386<b><sub> The Wall Street Journal (24 March 2016) </sub></b>


387<sub> Điều 7, Directive 95/46/EC - EUR-Lex. Khung pháp lý hiện tại về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu, được </sub>


thành lập chủ yếu dựa trên các công cụ như Hướng dẫn OECD năm 1980 về Bảo vệ quyền riêng tư và
truyền dữ liệu cá nhân ('Nguyên tắc OECD') và Chỉ thị bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu 95/46 / EC
('Chỉ thị của EU')


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Sự thay đổi trong khuôn khổ pháp lý ở các nước có khác nhau. Cộng đồng
Châu Âu tập trung vào cơ chế kiểm soát và bảo vệ dữ liêu cá nhân thông qua quy
định trong Chỉ thị, được hiểu như Luật Chung của Cộng đồng. 390<sub> Hoa Kỳ thì có sự </sub>


quan ngại nhiều hơn về hạn chế của dữ liệu, kể cả liên quan đến cá nhân nếu đưa ra
bộ luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, vì Hoa Kỳ cổ xuý cho tự do ngôn luận và báo chí.



Các thẩm phán Hoa Kỳ chưa mạnh mẽ so với khu vực Châu Âu để gắn
trách nhiệm cho các công Internet chịu trách nhiệm lưu trữ và chia sẻ các nội
dung phỉ báng do không áp dụng các biện pháp bảo vệ dữ liệu và đời tư, khi Hoa
Kỳ làm các sửa đổi đầu tiên trong Đạo luật về Thông tin liên lạc. Mục 230 của
luật đó quy định rằng nhà cung cấp hoặc người sử dụng dịch vụ máy tính tương
tác sẽ được coi là người phát hành hoặc người phát ngôn của bất kỳ thông tin
nào được cung cấp bởi nhà cung cấp nội dung thông tin khác (hoặc của bên thứ
ba hoặc của cộng đồng mạng).


Vụ Matthew Drudge minh họa rằng ngay cả sự tham gia tích cực của một
công ty mạng (Internat và ISP) cũng có thể được xem xét trong cơ chế bảo vệ bí
mật đời tư và quyền riêng tư trong phạm vi luật pháp Hoa Kỳ. Matthew Drudge là
một nhà báo phu trách chuyên mục tin đồn trên kênh tin Americal Online (AOL)
với nhiều đọc giả. Nhà báo này viết về các chuyện liên quan đến vụ Tổng thống
Clinton-Monica Lewinski. Các tin tức đăng tải trên AOL cũng được chuyển qua
nhiều kênh khác như cho người đăng ký thành viên của AOL. Với tư cách là đơn vị
tin tức và quản trị kênh truyền thông, AOL hồn tồn có thể kiểm sốt, hoặc gỡ bỏ
dữ liêu thông tin sai hoặc không đúng sự thât, hoặc gây ra phỉ báng hạ nhục, ảnh
hưởng uy tín của người khác. Khi Drudge đăng nội dung tin đồn, trong đó cung cấp
các liên kết đến các bài báo và nguồn tin tức khác. Kể cả một số tin về việc Sidney
Blumenthal, một thành viên trong chính phủ tổng thống Clinton có hành vi lạm
dụng. Blumenthal đã kiện cả Drudge và AOL vì tội phỉ báng. Bằng cách viện dẫn
phần 230 của Đạo luật về Thơng tin về Truyền thơng. AOL đã thốt khỏi hầu với tư
cách là một bị đơn, mặc dù AOL có trách nhiệm giám sát biên tập nội dung mà
mạng đó cung cấp. Đạo luật về Thông tin liên lạc ban đầu được đưa ra để hạn chế
nội dung khiêu dâm hướng đến giới trẻ trên Internet. Tuy nhiên, những người cổ
xuý cho tự do ngôn luận vẫn tiếp tục ủng hộ tự do Internet và không được kiểm
duyệt nội dung của các nhà báo391



Trong vụ việc Ontario v. Quon, năm 2010 kiện lên Toà Án tối cao Mỹ liên
quan đến mức độ quyền riêng tư áp dụng cho thông tin liên lạc điện tử tại nơi làm
việc của chính phủ. Người kiện là Trung sĩ cảnh sát Ontario Jeff Quon, cùng với các


390<sub> Directive 95/46/EC </sub>


391<sub> See, e.g., Section 230 of the Communications Decency Act: The Most Important Law Protecting Internet </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

sĩ quan khác và những người mà họ đang trao đổi tin nhắn, đã kiện thành phố, cấp
trên của họ và nhà cung cấp dịch vụ máy nhắn tin tại tòa án liên bang. cho rằng
chính quyền thành phố đã vi phạm quyền hiến định theo Hiến pháp Sửa đổi thứ tư
khi kỷ luật họ sau một cuộc kiểm tra tin nhắn nhắn tin đã phát hiện ra nhiều tin nhắn
không dùng cho công việc mà dùng cho mục đích cá nhân. 392<sub> Thẩm phán toà án tối </sub>


cao đã thể hiện quan điểm đặc biệt bảo vệ cho quyền riêng tư. Trong trường hợp vụ
việc khác, vụ Jones v. United States 393<sub>, Thẩm phán toà tối cao Mỹ Scalia cũng </sub>


đồng thuận với quyết định tư pháp rằng cảnh sát không nên sử GPS để truy tìm nếu
khơng có lệnh bắt. Vụ việc khác liên quan đến Facebook đặt ra vấn đề không phải
thông tin của người sử dụng facebook đặt là “riêng tư” hay “mở cho công chúng”,
mà là liệu hành động của Facebook về các thông tin đó có vi phạm tính đảm bảo
quyền riêng tư và bí mật đời tư.394


Ngày càng nhiều vụ việc khiếu kiện, phạt và địi các cơng ty nền tảng, nhà
mạng đền bù vì lý do vi phạm quyền riêng tư. Google nhân được 144.000 yêu cầu
cho “quyền được lãng quên”. 395<sub> Facebook cũng phải hầu toà và bị yêu cầu trả 9.5 </sub>


triệu đô la, chưa kể tiền án phí 3 triệu đô la và tạo một quỹ ủy thác Công nghệ số để
nghiên cứu tính riêng tư trên mạng. 396<sub> Tuy nhiên, Luật thông tin theo điều 230 lại </sub>



cho phép đưa các video trên Youtube và Vimeo, Amazon đưa các bình luận, đánh
giá của cộng đồng lên, và Facebook và Twitter cho phép hoạt động của mạng xã hội
trong công chúng và hang triệu người là chủ thể thông tin được đưa thông tin lên
Internet. Netflix cũng bị kiện vì chạy một chương trình giải thưởng yêu cầu người
tham gia lộ danh tính. 397<sub> Faceobook cũng phải chịu phạt nhiều triệu đơ là vì để cho </sub>


chương trình Beacon chia sẻ các thông tin về thành viên thuê mạng.


Nhiều quốc gia cũng quy định quyền được lãng quên vào pháp luật quốc gia.
Nga có luật bảo vệ thông tin, có hiệu lực tháng 1/2016. Nhật bản ghi nhận quyền
được lãng quên đối với người đã từng bị kết tội quấy rối tình dục trẻ em. 398


<b>Thách thức của truyền thơng, trí tuệ nhân tạo với quyền được lãng quên </b>
Xử lý dữ liệu di động với gần 5 tỷ thuê bao di động trên toàn thế giới cung


392<sub> Vụ số 560 U.S. 746 (2010), Xem thêm: </sub>
393<sub> Vụ số 615 F. 3d 544 (2012) </sub>


394<sub> Vấn đề này được chiểu theo phán quyết của Toà Án tối cao Mỹ trong vụ Katz v United States Vụ số 389 </sub>


U.S. 347 (1967).


395<b><sub> Xem CNET.cOM (Oct 10, 2014), </sub></b>


<b> </b>


396<sub> 5 Lane v Facebook, Inc., Case No. 5:08-CV-03845-RS (N.D. Cal. 12 August 2008). </sub>


397<sub> The same thing happened with movie ratings attached to unique numbers that Netflix had posted. Paul </sub>



Ohm, ‘Broken Promises of Privacy: Responding to the Surprising Failure of Anonymization’, (13
August 2009) University of Colorado Law Legal Studies Research Paper,


< 15 et seq. Xem thêm


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

cấp nhiều loại thiết bị điện toán đang phát triển, bao gồm không chỉ điện thoại di
động mà cả điện thoại thông minh, PDA, netbook, máy tính xách tay và thiết bị chơi
game cầm tay, xử lý dữ liệu di động ('di động') đang trở thành phương pháp chính
để truy cập Internet. Ngoài việc thay đổi thế giới điện tốn và truyền thơng, điện
thoại di động đặt ra các vấn đề riêng tư độc đáo đặt ra những thách thức hơn nữa.
Lỗ hổng của chúng ta đối với công nghệ xâm lấn dưới tay nhà nước đang tăng tốc
với tốc độ đáng báo động trong kỷ nguyên số.399


Nhiều giao dịch chia sẻ dữ liệu xảy ra đằng sau hậu trường, giữa các máy
tính, cách xa sự giám sát hoặc kiểm soát của con người. Ngay cả khi một cá nhân có
thể biết rằng việc sử dụng thông tin và mạng có thể có hậu quả tiêu cực, nhưng cũng
không thay đổi hành vi được. Dữ liệu cá nhân thường được thu thập và sử dụng bên
ngồi kiểm sốt cá nhân hoặc khơng có anh ấy / cô ấy biết.


Thực tế là các nền tảng ứng dụng ngày càng toàn cầu, tạo ra các mơ hình đa
thẩm quyền, ví dụ, người dùng ở Quốc gia A sử dụng thiết bị được sản xuất tại
Quốc gia B, được vận hành bởi một nhà điều hành di động ở Quốc gia C, để tải
xuống một ứng dụng được phát triển ở Quốc gia D, lưu trữ và xử lý dữ liệu ở Quốc
gia E, truyền dữ liệu qua các bộ định tuyến ở Quốc gia F. Vô số các bên liên quan
đến 'ngăn xếp ứng dụng'; máy tính tự động để chia sẻ dữ liệu máy tính; luồng dữ
liệu xuyên biên giới; và các chính sách bảo mật không rõ ràng đều có nghĩa là thách
thức mới với nền kinh tế công nghệ ứng dụng.


Sự thay đổi luật pháp ở nhiều nước về trách nhiệm của nhà mạng và nền tảng


đã dẫn đến nhiều thay đổi của các công ty tồn cầu đang sở hữu và xử lý thơng tin
lớn. Google đưa ra Năm nguyên tắc hướng dẫn về sự riêng tư. 400<sub> Tuy nhiên công ty </sub>


sở hữu dữ liệu nền tảng ngày càng đi sâu và nắm giữ tồn bộ thơng tin về con
người. Khi mở một mã account Google thì phải sử dụng tên thật. Thậm chí khi đã
thoát khỏi giao diện hoặc một ứng dụng của Google, cookies vẫn sẽ rò ra và gửi vào
máy tính, và IP của người dùng sẽ bị truy cứu và dị ra bất kể khi nào ta tìm kiếm.


Một thế giới mới thông minh, không chỉ có máy tính được kết nối với
Internet ngày nay, mà còn có một loạt các đối tượng giao tiếp với nhau để tạo ra cái
gọi là ‘Internet vạn vật (Internet of thing). Cho dù đó là hàng tồn kho trên kệ của
siêu thị, ô tô trên đường cao tốc, vali trong sân bay, quần áo, hộ chiếu hoặc thiết bị
điện, ngày càng có nhiều vật thể được kết nối với mạng thông tin, lấp đầy môi
trường của chúng ta với hàng tỷ kích cỡ côn trùng máy tính nối mạng. Công nghệ
kết nối mọi vật một cách không giới hạn. 401


399<sub> Daniel Solove, Justice Scalia’s Dossier: Interesting Issues About Privacy and Ethics, CONCURRING </sub>


OPINIONS (April 29, 2009),
04/justice_scalias_2.html


400<sub> Xem: </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) tạo điều kiện cho việc theo dõi lan tỏa,
bao gồm giám sát vị trí của các cá nhân; cho phép thu thập dữ liệu cá nhân mà
không cần nhận thức chủ đề dữ liệu; và có thể cho phép quét thẻ lén lút và sử dụng
dữ liệu cho các mục đích bất lợi cho lợi ích của chủ thể dữ liệu. 402


Thông tin y tế và di truyền tất nhiên rất nhạy cảm và có thể có ý nghĩa tiềm
tàng đối với các hoạt động phân biệt đối xử trong việc làm, bảo hiểm và mối quan


hệ giữa công dân và nhà nước. Một vấn đề quan trọng đối với cả bệnh nhân và
ngành là làm thế nào để loại bỏ dữ liệu sức khỏe của các định danh cá nhân để loại
bỏ hoặc giảm bớt những lo ngại về quyền riêng tư, đồng thời giữ lại thông tin hữu
ích cho nghiên cứu. Nghiên cứu đột phá của Latanya Sweeney, đã chỉ ra rằng chỉ có
ba mẩu thông tin Mã ZIP, ngày sinh và giới tính là đủ để xác định duy nhất 87%
dân số Hoa Kỳ. 403<sub> Ví dụ, ta biết là giới tính hoặc xu hương sở thích giới trong các </sub>


xét nghiệm y tế có thể được dùng và chia sẻ trên Facebook.404


Nhiều công ty có thể từ chối tuyển dụng sau khi tìm kiếm thơng tin cá nhân
trên mạng về ứng cử viên. Một cuộc khảo sát của Microsoft chỉ ra rằng 75% các
nhà tuyển dụng và chuyên gia nhân sự của Hoa Kỳ được lệnh thực hiện nghiên cứu
trực tuyến về các ứng viên. 70% báo cáo đã từ chối các ứng cử viên vì thơng tin
được tìm thấy trực tuyến. 405


Sự ra đời của các cơng cụ tìm kiếm trực tuyến đã cách mạng hóa việc truy
cập thông tin, đưa lượng dữ liệu gần như vô hạn, bao gồm cả dữ liệu cá nhân của
bên thứ ba, trong tầm tay của chúng tôi. Google, vị vua không thể tranh cãi của tìm
kiếm trực tuyến, thích truy cập vào lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ, tạo ra một vấn
đề riêng tư được nhà khoa học máy tính Princeton, Edward Felten gọi là "vấn đề
riêng tư khó hiểu nhất trong lịch sử loài người. 406<sub> Jeffrey Rosen gần đây đã mô tả </sub>


Lotame. Jonathan Mayer, ‘Tracking the Trackers: Where Everybody Knows Your Username’ (CIS, 11
October 2011) <


402<sub> e Article 29 Data Protection Working Party, ‘Opinion 5/2010 on the Industry Proposal for a Privacy and </sub>


Data Protection Impact Assessment Framework for RFID Applications’ (WP 175), 13 July 2010,
available at, wp175_en.pdf.; Article 29
Data Protection Working Party, ‘Working document on data protection issues related to RFID



technology’ (WP 105), 19 January 2005, available at,
fsj/privacy/docs/wpdocs/2005/wp105_en.pdf


403<sub> Latanya Sweeney, ‘Uniqueness of Simple Demographics in the U.S. Population’ (2000) Laboratory for </sub>


International Data Privacy Working Paper, LIDAP-WP4.


404<sub> Rebecca J. Rosen, Armed with Facebook ‘Likes” Alone, Researchers Can Tell Your Race Gender and </sub>


Sexual Orientation, THE ATLANTIC (March 12, 2013), http://



www.theAtlantic.com/technology/archive/2013/03/armed-with-facebook-likes-aloneresearchers-can-tell-your-race-gender-and-sexual-orientation/273963/


405<sub> Jeffrey Rosen, ‘The Web Means the End of Forgetting’ NYTimes (New York 21 July 2010) </sub>


< Daniel C. Howe & Helen Nissenbaum, ‘Trackmenot: Resisting Surveillance In
Web Search’ in: Ian Kerr and others (eds.), Lessons From The Identity Trail e Anonymity, Privacy and
Identity in a Net- worked Society (Oxford University Press 2009) 417e436.


406<sub> The Economist, ‘Inside the Googleplex’, 30 August 2007, available </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

vấn đề này là 'một thách thức, theo những cách lớn và nhỏ, đang đối mặt với hàng
triệu người trên toàn cầu: làm thế nào tốt nhất để sống cuộc sống của chúng ta trong
một thế giới nơi Internet ghi lại mọi thứ và không quên bất cứ điều gì trực tuyến
hình ảnh, cập nhật trạng thái, bài đăng Twitter và mục blog của chúng tôi có thể
được lưu trữ mãi mãi. 407


Nhiều khả năng gây hại lâu dài hơn với các lời nói và bình luận phỉ báng


ngoại tuyến vì mọi người đều có quyền truy cập kéo dài vào dữ liệu cá nhân của chủ
thể thông tin trên công chúng. Người dùng Internet, đặc biệt là những người trẻ
tuổi, nhận được nhiều cảnh báo về sự tồn tại của bộ nhớ trực tuyến. 408


Tuy nhiên, việc lưu trữ, xử lý và chuyển dữ liệu cá nhân trong đám mây gây
rủi ro cho quyền riêng tư, khi dữ liệu thay đổi tay, vượt biên và có thể được truy cập
và sử dụng mà không có sự hiểu biết và chấp thuận có ý nghĩa của cá nhân.11 Điện
toán đám mây thách thức một số về sự riêng tư, thông qua bản chất của việc truyền
dữ liệu và đảm bảo sự đồng ý của cá nhân.


Tuy nhiên thông tin cũng có thể bị gỡ, Thông tin về URL và Web có thể biến
mất: một cuộc khảo sát năm 2013 của các tạp chí liên quan đến chính sách pháp lý
đã xác định sự mất mát gần năm mươi phần trăm trong các URL khả thi trong sáu
năm. Một nghiên cứu của Trường Luật Harvard, cho thấy mất hơn 70% URL được
trích dẫn trong Tạp chí Luật Harvard và các bài báo khác, giảm 50% số liên kết
URL về các ý kiến của tòa án Tối cao Hoa Kỳ.


Chắc chắn tất cả mọi người phải chịu đựng một số lần họ bị làm xấu hổ trên
mạng, từ một bức ảnh hoặc bình luận cũ,. Internet sở hữu chúng ta. Mạng xã hội,
bình luận blog của chung ta, trích dẫn về chúng ta trên mạng, xếp hạng, đánh giá
trên Amazon, e-mail, tất cả dữ liệu cá nhân của chúng ta từ sinh nhật của chúng ta
thì Internet biết. Internet có khả năng tìm kiếm và bộ nhớ gần như khơng giới hạn.
Vì vậy, ngay cả những mẩu thông tin cá nhân nhỏ bé cũng có thể có tác động rất
lớn, thậm chí nhiều năm sau khi chúng được chia sẻ hoặc công khai. Quyền bị lãng
quên sẽ được xây dựng dựa trên các quy tắc đã có sẵn để đối phó với các rủi ro
riêng tư trực tuyến tốt hơn.


<b>4. Quyền được lãng quên: gợi mở giải pháp </b>


Với dân số trên 90 triệu người, trung bình 100 người Việt Nam có 145 chiếc



407<sub> Jeffrey Rosen, ‘The Web Means the End of Forgetting’ (21 July 2010) NY Times, available at, </sub>


www.nytimes.com/2010/07/25/magazine/25privacyt2.html.; Michael Fertik and David Thompson, Wild
West 2.0: How to Protect and Restore Your Online Reputation on the Untamed Social Frontier


(American Management Association, 2010).


408<sub> Mike Lata, Snapchat Tells FTC That Your Private Photos Never Actually Got Deleted, TECHTIMES </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

điện thoại di động. Số lượng người Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh vào
năm 2018 là 70 % dân số. Số tài khoản Facebook ở Việt Nam là hơn 60 triệu
(WeAreSocial 2019). Những con số này cho thấy Việt Nam là một quốc gia có nhu
cầu tương tác, kết nối xã hội cao. Người Việt Nam nhanh chóng thích nghi với lối
sống hiện đại và công nghệ mới để hội nhập với thế giới.


Việc ai cũng có thể là nguồn phát thông tin với chiếc điện thoại thông minh
và kết nối Internet đã tạo ra một đại dương thông tin. Tuy nhiên những vấn đề pháp
lý liên quan tới quyền tiếp cận thông tin, các vấn đề về bảo mật thông tin và bảo vệ
người dùng Internet vẫn còn nhiều tranh cãi không chỉ ở các nước, khu vực phát
triển như châu Âu, Mĩ, mà cũng là một chủ đề đáng quan tâm như ở Việt Nam có
tốc độ phát triển Internet nhanh.


Cựu Giám đốc điều hành (hiện là Chủ tịch) Eric Schmidt của Google đã
châm biếm rằng "mọi người trẻ... sẽ được gọi tự động để thay đổi tên của họ khi
đến tuổi trưởng thành để phá vỡ các trò chơi khăm trẻ trung được lưu trữ trên các
trang truyền thông xã hội của bạn bè họ409<sub>. </sub>


Làm thế nào cân bằng quyền được lãng quên trong thách về việc chuyển dữ
liệu đa nền tảng rộng rãi và mạnh mẽ? Một nhóm các nhà nghiên cứu410<sub> đã xuất bài </sub>



một bài nghiên cứu vào năm 2017 đề cập tới các vấn đề của AI trong việc thực hành
quyền được lãng quên. Các tác giả thảo luận về các vấn đề kỹ thuật khi tuân thủ
nghiêm ngặt các yêu cầu xóa dữ liệu theo Quyền được lãng quên. Họ cũng kết luận
rằng có thể không thể thực hiện các mục tiêu pháp lý của Quyền bị lãng quên trong
môi trường trí tuệ nhân tạo. Người ta có thể yêu cầu dữ liệu cá nhân của người dùng
bị xóa trên một trang web, nhưng trong khi đó, thông tin có thể đã được sao chép và /
hoặc có tên là ẩn danh đã được gửi đi và gửi xuống. Tất cả các cách sử dụng bên thứ
ba này khó để theo dõi và không nhất thiết phải tính đến việc xóa tài liệu gốc/chính.


Người dùng có quyền yêu cầu xóa dữ liệu. Tuy nhiên, để ứng dụng AI xóa
dữ liệu trong bối cảnh can thiệp nhân tạo phức tạp hơn nhiều. Khía cạnh đầu tiên
của việc xóa bằng máy học (learning machine) đó là câu hỏi liệu việc xoá dữ liệu có
khả thi trong môi trường phức tạp các luồng thông tin hiện tại, ví dụ như hệ thống
quản lý cơ sở dữ liệu hợp lý hiện đại (DBMS).


Việc mỗi cá nhân nên ý thức với những dấu tích “digital footprint” mà mình
để lại trên Internet để bảo vệ thông tin cá nhân trước những rủi ro. Tóm lại, thực thi


409<i><sub> Holman W. Jenkins Jr., “Google and the Search for the Future,” Wall Street Journal, Aug. 14, 2010, </sub></i>


accessed


410<sub> Eduard Fosch Villaronga, Peter Kieseberg, Tiffany Li, Humans forget, machines remember: Artificial </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

quyền được lãng quên yêu cầu thay đổi về môi trường máy. Nó cũng có thể được
thực thi khi dùng dữ liệu cá nhân ẩn. Tính ẩn danh được sử dụng vì hai lý do chính,
để bảo vệ quyền riêng tư của chủ thể dữ liệu và để tránh trách nhiệm đối với một
hành vi trực tuyến



Cần áp dụng một ngoại lệ cho phép sử dụng thông tin về cá nhân rõ ràng và
hẹp nhất., Quyền được lãng quên chỉ được đảm bảo nếu có thể đảm bảo cho các cá
nhân quyền kiểm soát cân bằng dữ liệu cá nhân của họ. Việc thực hiện đầy đủ
‘quyền bị lãng quên, chắc chắn sẽ góp phần vào sự thay đổi trong cán cân bằng về
quyền lực và về lợi ích vì mọi cá nhân đều bình đẳng và là thành viên tích cực trong
xã hội thông tin mở.


<b>Tài liệu tham khảo </b>


2. <i>Omer Tene. “ Privacy: the New generations”. In International Data Privacy </i>
Law, 2011, Vol 1, No 1.


3. <i>Mark Grabowski, J.D. Justice Scalia 2.0: Replacing “The Supreme Court’s </i>


<i>Unlikely Defender of Technology”. Communication Law Review Volume 16, </i>


Issue 2


4. <i>Paul M. Schwartz & Daniel L. Solove, The PII Problem: Privacy and a New </i>


<i>Concept of Personally Identifiable Information, 85 N.Y.U. L. REV. 1814 (2011). </i>


5. <i>Franz Werro. The Right to Inform v. The Right to be Forgotten: A </i>


<i>Transatlantic Clash. Georgetown Public Law Research Paper No. 2. </i>


6. <i>Bert-Jaap Koops. Forgetting Footprints, Shunning Shadows: A Critical Analysis </i>


<i>of the ‘Right to Be Forgotten’ in Big Data Practice’ 8 SCRIPTed 1 (2011). </i>



7. <i>Leigh Phillips. EU to Force Social Network Sites to Enhance Privacy, </i>
GUARDIAN (Mar. 16, 2011)


8. Daniel Solove, Justice Scalia’s Dossier: Interesting Issues About Privacy
and Ethics, CONCURRING OPINIONS (April 29, 2009),



04/justice_scalias_2.html


9. <i>Latanya Sweeney, ‘Uniqueness of Simple Demographics in the U.S. Population’ </i>
(2000) Laboratory for International Data Privacy Working Paper, LIDAP-WP4.
10. <i>Rebecca J. Rosen. Armed with Facebook ‘Likes” Alone, Researchers Can </i>


<i>Tell Your Race Gender and Sexual Orientation, THE ATLANTIC (March </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

11. <i>Jeffrey Rosen. ‘The Web Means the End of Forgetting’ NYTimes (New </i>
York 21 July 2010) < Daniel C. Howe & Helen
Nissenbaum, ‘Trackmenot: Resisting Surveillance In Web Search’ in: Ian
Kerr and others (eds.), Lessons From The Identity Trail e Anonymity,
Privacy and Identity in a Net- worked Society (Oxford University Press
2009) 417e436.


12. <i>Mike Lata, Snapchat. Tells FTC That Your Private Photos Never Actually </i>


<i>Got Deleted, TECHTIMES (May 12, 2014), </i>



snapchat-image-sharing-images-photos-videos-fcc-privacy-online-privacy.htm.


13. <i>Holman W. Jenkins Jr., “Google and the Search for the Future,” Wall </i>


Street Journal, Aug. 14, 2010,


/>527212.html



14. <i>Eduard Fosch Villaronga, Peter Kieseberg, Tiffany Li. Humans forget, </i>


<i>machines remember: Artificial intelligence and the Right to Be Forgotten, </i>


</div>

<!--links-->
Chiến lược marketing trong kỷ nguyên số
  • 56
  • 394
  • 2
  • ×