Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thiết kế không gian thư viện phục vụ đại học số - đại học thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

THIẾT KẾ KHÔNG GIAN THƯ VIỆN...

51



<b> THIẾT KẾ KHÔNG GIAN THƯ VIỆN</b>

<b>...</b>


<b>PHỤC VỤ ĐẠI HỌC SỐ - ĐẠI HỌC THÔNG MINH </b>



<b> ThS. Hoàng Văn Dưỡng</b>


V

ới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong xã hội và cuộc sống; đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, các
tổ chức giáo dục ngày càng lựa chọn để xác định lại cách nhìn nhận, tiếp cận đối với các thư viện. Các
trường đại học, viện nghiên cứu đang xác định lại không gian thư viện; cải tạo cấu trúc thư viện hiện có. Có nhiều
nơi thiết kế, xây dựng các tòa nhà thư viện mới nhằm hướng tới đáp ứng, phục vụ tốt nhất nhà nghiên cứu, giảng
viên, người học và cộng đồng với không gian tiện ích, hiện đại và tài nguyên thông tin chất lượng, đa dạng.


Sự cởi mở này đã mang đến cho các thư viện hiện đại sự linh hoạt chưa từng có trước đây, cho phép thư
viện theo kịp các xu hướng để chuyển đổi phục vụ/hỗ trợ cho giảng dạy, nghiên cứu trong giáo dục đại học,
như nhấn mạnh vào việc tạo ra các khơng gian thư viện có thể được tận dụng cho nhiều mục đích, linh hoạt
và đa dụng.


<b>1. THIẾT KẾ KHÔNG GIAN THƯ VIỆN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN THƯ VIỆN NHƯ TRUNG TÂM </b>
<b>TRI THỨC</b>


Theo truyền thống, thư viện chủ yếu là các tịa nhà được thiết kế với chức năng chính là nơi lưu trữ, bảo
quản tài liệu, sách, báo in. Bạn đọc xuất trình thẻ, tra cứu, tìm kiếm, lựa chọn tại các kho sách những tài liệu
họ cần, đi qua các lối đi/khu vực và ngồi xuống bàn/khu vực đọc để đọc tài liệu.


<i><b>Tóm tắt: Khái qt về thiết kế khơng gian bên ngồi và bên trong tòa nhà thư viện; đồng thời đề xuất thiết kế khơng gian theo 3 phân khu </b></i>


<i>chính: i) khu vực phục vụ bạn đọc - khu các phòng đa phương tiện phục vụ nghiên cứu – đào tạo – triển khai của ĐHQGHN; ii) khu kho </i>
<i>tài liệu; iii) khu phụ trợ/tổ hợp dịch vụ của tòa nhà thư viện trung tâm Đại học Quốc gia tại Hòa Lạc.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

52

CẨM NANG TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2019


Sự trỗi dậy của kỷ nguyên số đã mở ra một thế giới cơ hội cho các thư viện hiện đại. Mặc dù chắc chắn thư
viện vẫn là nơi lưu trữ tài liệu, sách báo…, nhưng thư viện đang chuyển từ nơi lưu trữ thông tin sang trung tâm
tri thức; nơi người dùng tin có thể truy cập thơng tin qua cơng nghệ và tìm hướng dẫn về kiến thức kỹ thuật số.


Ngày nay, bạn đọc đến thư viện khơng đơn thuần để đọc sách, tìm kiếm thơng tin mà thư viện còn là địa
điểm lý tưởng để gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ ý tưởng và hợp tác văn hóa, khoa học - cơng nghệ của đồng nghiệp
và chuyên gia các lĩnh vực khoa học trong nước và quốc tế.


Vì vậy, thư viện khơng chỉ thực hiện chức năng thơng tin, giáo dục, văn hóa, phát triển cá nhân, tạo thói
quen, văn hóa đọc mà chức năng của thư viện còn mở rộng sang hoạt động của trung tâm tri thức. Trong đó,
có thể kể đến chức năng trưng bày, giao lưu, biểu diễn, hội thảo, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hoạt động
nhóm/đội, cơng bố các sản phẩm, ý tưởng sáng tạo… Thư viện còn là nơi lý tưởng để trưng bày/công bố những
tác phẩm nghệ thuật, hội họa, nhiếp ảnh, âm nhạc của địa phương, viện nghiên cứu, đại học. Đây được xem là
đại diện cho sự phát triển văn hóa, trí tuệ của quốc gia/vùng/tổ chức/đơn vị; là điểm đến không thể bỏ qua của
khách đến du lịch, tham quan, làm việc, thơng qua đó có cái nhìn bao qt, đầy đủ về địa phương/đơn vị đó.


Vì vậy, thiết kế khơng gian thư viện phải hướng đến các khơng gian tiện ích, hiện đại, linh hoạt, đa dụng
đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, cộng đồng.


<b>2. NỘI DUNG THIẾT KẾ KHÔNG GIAN THƯ VIỆN PHỤC VỤ ĐẠI HỌC SỐ - ĐẠI HỌC THƠNG MINH </b>
<b>2.1. Thiết kế khơng gian cảnh quan bên ngồi tịa nhà thư viện</b>


Cảnh quan bên ngồi tịa nhà thư viện gồm: i) yếu tố quảng trường; ii) yếu tố địa hình; iii) yếu tố mặt
nước; iv) yếu tố sân vườn, cây xanh; v) yếu tố kiến trúc cơng trình; vi) các tác phẩm nghệ thuật tạo hình;
vii) khơng gian đọc ngồi trời….


Quảng trường phía trước cơng trình là nơi tập trung người, nơi sinh hoạt văn hố: hội họp, mít tinh
ngồi trời, nơi trưng bày những yếu tố kỷ niệm (VD: tượng điêu khắc), nơi giao tiếp, nghỉ ngơi. Tận dụng


các mặt nước sông, hồ ngay khu vực xây dựng để làm cảnh quan và tạo sự nổi bật cho cơng trình. Yếu tố mặt
nước giúp làm mềm đi những hình khối kiến trúc, đồng thời làm cho cơng trình trở nên nổi bật hơn nhờ
tính phản chiếu cao. Tuy nhiên trong kiến trúc thư viện, mặt nước sẽ đem lại một số bất lợi như tính chất
ẩm do hơi nước sẽ dễ gây ảnh hưởng đến việc bảo quản lưu trữ sách [4].


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

THIẾT KẾ KHƠNG GIAN THƯ VIỆN...

53



<b>Hình 1: Quảng trường và phần mái của thư viện là một đồi cỏ xanh biếc, với diện tích lên tới 5.500 m2<sub> </sub></b>


<b>tại Thư viện Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan [2]</b>


Thư viện ngồi chức năng như kho lưu trữ sách cịn phải là một điểm đến lý tưởng cho người đọc sách
với khơng gian, kiến trúc đẹp. Hình thức kiến trúc của thư viện ngoài việc phải độc đáo để thu hút độc giả còn
phải hài hòa với cảnh quan xung quanh và đặc biệt thư viện còn là biểu tượng của một vùng miền, của trường
đại học phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.


Khơng gian đọc ngồi trời là khơng gian tiếp xúc với tự nhiên nhiều nhất, khi thiết kế các góc đọc này cần
chú ý các điểm: Những góc đọc ngồi trời cần thiết kế những lối đi thuận tiện để tiếp cận khi ngồi đọc; ngồi
việc tạo cảm giác thích thú khi đi dạo quanh thư viện thì việc lựa chọn nơi ngồi đọc ngoài trời phù hợp, thoải
mái cũng rất quan trọng. Lối tiếp cận thuận lợi sẽ giúp người đọc tìm kiếm nơi đọc dễ dàng hơn [1].


<b>2.2. Thiết kế khơng gian bên trong tịa nhà thư viện</b>


Tịa nhà thư viện với không gian được thiết kế theo hướng thơng minh và hài hịa thiên nhiên, khơng gian
xanh. Tận dụng tối đa ánh sáng, khơng khí tự nhiên cho các khu vực trong tòa nhà thư viện. Các hoạt động chủ
đạo của tòa nhà được kết nối, điều khiển, vận hành thông minh qua kết nối Internet.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

54

CẨM NANG TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2019


Không gian thư viện phải thiết kế bao gồm công nghệ thơng minh tích hợp. Từ việc cung cấp thêm ổ cắm


điện cho người dùng máy tính xách tay và các thiết bị thơng minh đến cài đặt trình giả lập 3D, 4D, 5D phức
tạp. Chúng có thể bao gồm:


+ Wifi và truy cập in ấn tài liệu tự động


+ Máy tính, laptop, Ipad… thiết bị thơng minh cơng cộng có thể truy cập tìm kiếm, khai thác thơng tin dễ dàng,
tiện ích.


+ Các lớp học/đào tạo thông tin từ xa, cung cấp khả năng hội nghị truyền hình với bảng “flip charts” điện
tử để chia sẻ thông tin cả về mặt đồ họa và điện tử.


+ Phịng thuyết trình thực hành được trang bị hệ thống máy chiếu thông minh và bàn hội nghị.
+ Các trung tâm máy tính hiện đại với phần mềm khoa học, video, đồ họa, thí nghiệm ảo.


+ Tủ khóa có ổ cắm tích hợp để sạc các thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính xách tay…
+ Các khơng gian hiển thị 3D như khơng gian ảo, cung cấp các tình huống mơ phỏng thực tế cho phép
người học tương tác trong môi trường ảo [6] [8]


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

THIẾT KẾ KHƠNG GIAN THƯ VIỆN...

55



Những góc đọc trong thư viện và cảnh quan ngồi trời ln được kết nối với nhau, chúng thường gần
như khơng có ngăn chia mà mở rộng. Các không gian đọc luôn được thiết kế những vách kính như nhằm
muốn chào đón bạn đọc đến để tìm đọc sách. Khơng gian đọc thống mát rộng rãi có thể nhìn xun thấy
được cảnh quan xung quanh thư viện giúp người đọc sẽ thích thú hơn. Từ cảnh quan bên ngồi nhìn vào
cơng trình khơng gian trong và ngồi thư viện gần như khơng có vách ngăn tạo khơng gian liên kết trong
và ngoài, cả hai như đang được kết hợp vào nhau. [2]


<b>Hình 3: Nội thất các phịng đọc với ánh sáng tự nhiên; các bảng điện tử tra cứu sách tại tầng 5, thư viện thành phố Stuttgart </b>
<b>(Cộng hòa Liên bang Đức) [7]</b>



Thiết kế khơng gian bên trong tịa nhà thư viện cần chú ý tới ánh sáng, màu sắc, chất liệu, phương tiện
thông tin thị giác:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

56

CẨM NANG TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2019


<b>Hình 4: Không gian tràn ngập ánh sáng và màu sắc giúp tăng cường cảm hứng học tập, nghiên cứu </b>
<b>tại thư viện Trường Đại học Anh quốc Việt Nam khu Ecopark [3]</b>


+ Ánh sáng có 2 loại là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng tự nhiên là yếu tố quan trọng,
hầu hết kiến trúc thư viện đều sử dụng ánh sáng tự nhiên cho các không gian đọc để mang lại cảm giác thoải
mái và sự tiện nghi cho người đọc. Sử dụng ánh sáng tự nhiên nhiều trong không gian đọc tạo ra sự kết nối
giữa không gian đọc bên trong và bên ngồi cơng trình. Ngồi chiếu sáng tự nhiên, thư viện cũng cần thiết
kế hệ thống chiếu sáng nhân tạo để phục vụ các khu vực không lấy được chiếu sáng tự nhiên và đảm bảo
việc chiếu sáng cho phòng đọc vào ban đêm. Việc lựa chọn và kết hợp đèn hợp lí sẽ làm tăng tính nghệ thuật
của không gian.


+ Phương tiện thông tin thị giác: bảng hiệu, bảng chỉ dẫn ngoài chức năng thơng tin hướng dẫn cho
người đọc cần phải có màu sắc hài hịa và đặt ở những vị trí hợp lí để tăng tính logic của khơng gian.


Trên cơ sở phân tích, định hướng thiết kế khơng gian bên ngồi, bên trong, Thư viện đề xuất thiết kế
khơng gian trong xây dựng thư viện trung tâm, thư viện tại Hịa Lạc theo hướng tồ nhà thư viện thơng
minh đa năng bao gồm 3 phân khu chính: i) khu vực phục vụ bạn đọc - khu các phòng đa phương tiện phục
vụ nghiên cứu – đào tạo – triển khai của ĐHQGHN; ii) khu kho tài liệu; iii) khu phụ trợ/tổ hợp dịch vụ.
Tòa nhà gồm các kho chứa tài liệu truyền thống; phòng máy chủ; các phân khu chức năng như lưu giữ tài
liệu in; phòng tra cứu, phòng đọc đa phương tiện, phòng hội thảo, rạp chiếu phim khoa học, khu dịch vụ
tiện ích (café – nhà hàng…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

THIẾT KẾ KHÔNG GIAN THƯ VIỆN...

57



<b>Bảng 1. Đề xuất ý tưởng thiết kế các khu vực/không gian bên trong tòa nhà thư viện tại Hòa Lạc</b>



<b>Phân khu thiết kế</b> <b>Mô tả/chức năng</b>
<b>1</b> <b>Khu vực phục vụ bạn đọc khu </b>


<b>các phòng đa phương tiện phục </b>
<b>vụ nghiên cứu – đào tạo – triển </b>
<b>khai của ĐHQGHN</b>


1.1 Không gian chung Là nơi gặp gỡ bạn đọc khi đến với thư viện, tại đây bạn đọc có thể tự đọc, tự
học hay gặp gỡ bạn bè để trò chuyện, hay thậm chí là thư giãn, nghỉ ngơi sau
những giờ học hành căng thẳng. Bên cạnh đó, có thể bố trí những góc sáng
tạo, năng động, thoải mái để người học có thể tự do khám phá, sáng tạo.
1.2 Quầy dịch vụ (Services desk): Quầy do cán bộ hướng dẫn thông tin phụ trách, ở mỗi tầng có tên gọi khác


nhau phụ thuộc vào tài liệu và dịch vụ ở khu vực đó để hỗ trợ giảng viên, nhà
nghiên cứu, người học tìm kiếm tài liệu in, tài liệu số…


Ví dụ: Quầy tham khảo (Reference Desk), Quầy tài nguyên đa phương tiện
(Multi-media Desk), Quầy ấn phẩm định kỳ (Periodical Desk). Quầy mượn/
trả tài liệu (Circulation Desk). [1]


1.3 Khu vực đọc (Reading Area) Bố trí bàn/ghế thoải mái để đọc ở mọi nơi trong thư viện nhằm thoả mãn
nhu cầu người sử dụng bao gồm cả việc bố trí những góc nhìn qua cửa sổ bên
ngoài như quang cảnh đẹp, hồ nước, vườn hoa… của trường.


1.4 Khu sách tham khảo


(Reference Book Sắp xếp theo những chuyên đề/chủ đề khác nhau. Phân bổ hợp lý tại các tầng phục vụ cho nhu cầu đọc/mượn sách, tài liệu của người đọc.
1.5 Khu lưu trữ luận văn,



luận án tài liệu nội sinh
(Dissertations/Thesis)


Bao gồm luận văn và luận án của trường ở dạng điện tử, các bài nghiên cứu
xuất sắc của sinh viên, các bài báo mới xuất bản của giảng viên, nghiên cứu
viên của trường,…


1.6 Khu vực tạp chí (Periodicals
Section)


1.7 Khu thiết bị nghe nhìn


(Audio-Visual Materials) Được trang bị đầy đủ các thiết bị thu phát âm thanh, được trang bị âm thanh tốt phục vụ cho việc trình chiếu, nghe nhìn, ơn luyện ngoại ngữ.
1.8 Khu vực đọc giải trí (Leisure


Reading Area) Không gian thư giãn tự do, được trang bị các ghế sofa tiện nghi, một số loại sách báo, tạp chí giải trí như thời trang, phim ảnh, truyện tranh; sinh viên có
thể đọc sách hoặc ngả lưng nghỉ ngơi, thư giãn.


1.9 Phòng học 24/24 (24h Study


Room) Bố trí bàn học, máy tính, tủ đồ cá nhân,… nhằm phục vụ cho người đọc 24/24, tách biệt với khu mượn trả sách, người học có thể ra vào tự do, chủ động thời
gian học tập của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

58

CẨM NANG TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2019


<b>Phân khu thiết kế</b> <b>Mơ tả/chức năng</b>


1.11 Khu Phịng học/đọc cá nhân


(Private Study Room) Phòng dành cho sinh viên nghiên cứu hoặc những sinh viên muốn đăng ký mượn phòng học riêng tư, khơng bị ảnh hưởng từ bên ngồi.


1.12 Phịng đọc chuyên gia Là phòng dành cho giảng viên nghiên cứu chuyên sâu, được thiết kế không
gian yên tĩnh và cách xa khu vực không gian chung để không bị ảnh hưởng từ
bên ngồi.


1.13 Khu/phịng học/thảo luận nhóm Được thiết kế với không gian dành riêng cho thảo luận các nhóm 3-5 người
hoặc hơn; kèm theo các thiết bị âm thanh, trình chiếu…


1.14 Trung tâm nghe nhìn Media


(Media Learning Center) Nơi được trang bị màn hình Smart TV, Amply, tai nghe, ghế ngồi sofa tiện nghi, có khả năng phục vụ các hoạt động học tập cá nhân và theo nhóm.
1.15 Khu vực trưng bày, giới thiệu


các sản phẩm KHCN, ứng dụng,
chuyển giao…


<b>2</b> <b>Khu vực phục vụ kho/diện tích </b>


<b>để tài liệu</b> Là kho chứa tài liệu giáo trình hoặc tài liệu tham khảo cho phép người dùng có thể mượn tài liệu về nhà. Kho mượn được sắp xếp theo các loại sách để
người dùng có thể tự tìm tài liệu một cách dễ dàng. Trong phòng thường đặt
các thiết bị mượn trả sách tự động hoặc các giá trả sách thơng minh giúp cho
người dùng có thể tự làm thủ tục mượn trả mà không cần sự can thiệp của
thủ thư.


2.1 Khu vực kho tài liệu đang phục


vụ Ưu tiên lấy ánh sáng tự nhiên và lưu thơng khơng khí qua hệ thống cửa sổ, cửa thơng gió/khí, hạn chế ẩm mốc và hư hại tài liệu…
Hệ thống đèn chiếu sáng dành riêng cho kho tài liệu


2.2 Khu vực kho tài liệu lưu trữ



<b>3</b> <b>Khu vực phụ trợ/ tổ hợp dịch vụ Khu chức năng phụ bao gồm những chức năng hỗ trợ thêm cho những nhu </b>


cầu được phát sinh trong quá trình hoạt động của thư viện, hỗ trợ hệ thống
thư viện trở nên hồn thiện hơn


3.1 Khu hành chính thư viện Khu vực làm việc của nhân viên, thủ thư; Ban giám đốc và quản lý thư viện.
3.2 Khu xử lý nghiệp vụ Gồm các Phòng Nghiệp vụ thư viện như


Phòng Bổ sung – Trao đổi; Phòng Phân loại – Biên mục; Phòng Quản trị
CNTT, Phòng Phát triển tài nguyên số, Phòng Thơng tin trực tuyến; Phịng
máy chủ, Kho tài liệu chưa qua xử lý ….


3.3 Khu mượn và đăng ký sách tự


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

THIẾT KẾ KHÔNG GIAN THƯ VIỆN...

59



<b>Phân khu thiết kế</b> <b>Mô tả/chức năng</b>


3.4 Khu trưng bày giới thiệu sách mới


(New Books Display Section) Khu trưng bày các bộ sưu tập sách mới, tài liệu và dịch vụ đa dạng của thư viện, kể cả các trưng bày theo từng chuyên đề. Tại khu vực này cịn có hệ thống
bàn đọc được bố trí “tablets” để đọc sách điện tử/sách số và chọn lựa sách mới
theo yêu cầu


3.5 Khu ấn phẩm xuất bản của


ĐHQGHN (University Publication) Khu vực trưng bày hoặc bán các ấn phẩm xuất bản của ĐHQGHN, được bố trí kề cạnh khu trưng bày giới thiệu sách mới.
3.6 Phòng truyền thống


(University History) Trưng bày lịch sử và quá trình phát triển của ĐHQGHN, đưa người xem đi suốt chặng đường phát triển. Tư liệu lưu trữ có tính chất thâm nghiêm, bao


gồm hình ảnh, video, âm thanh, bút tích cá nhân,… được hỗ trợ thể hiện bằng
công nghệ kỹ thuật số [1].


3.7 Không gian sáng tạo chung


(Creative commons) Không gian sáng tạo chung chứa đựng những sản phẩm sáng tạo của sinh viên, giảng viên, nhóm nghiên cứu… Đây là khơng gian sáng tạo, năng động, thoải
mái để sinh viên có thể khám phá, sáng tạo và trao đổi nhóm với nhau [1].
3.8 Phịng đào tạo kỹ năng thơng tin


(Information Literacy Room) Đây là phòng đào tạo người sử dụng tin trong thư viện, được trang bị máy tính nối mạng để đào tạo kỹ năng thông tin đáp ứng nhu cầu nâng cao khả năng khai
thác và sử dụng thông tin của sinh viên và giảng viên. Về bản chất, đây là phịng
kiến thức thơng tin, có nơi gọi là “Phịng phổ cập thơng tin” hoặc “Phịng đào
tạo kỹ năng thơng tin”.


3.9 Phịng hội họp/ hội trường
(Auditorium)


3.10 Phòng Studio Nghiên cứu, sản xuất, dựng các chương trình/nghiên cứu/bài giảng cho giảng
viên, nhà nghiên cứu và người học.


3.11 Phịng thí nghiệm thực tế ảo
(4D, 5D) và xử lý âm thanh, hình
ảnh


3.12 Phịng chiếu phim


3.13 Phòng/khu vực biểu diễn nghệ
thuật


3.14 Khu vực trưng bày các tác phẩm


hội họa, nhiếp ảnh…


3.15 Khu in ấn, photocopy


(Photocopy Area) Khu vực đáp ứng nhu cầu của người dùng muốn có bản sao của cả tài liệu in ấn và các tài liệu kỹ thuật số mà họ đã truy cập trong thư viện.
3.16 Căng tin (café + đồ ăn nhẹ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

60

CẨM NANG TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2019


<b>Phân khu thiết kế</b> <b>Mô tả/chức năng</b>


3.17 Khu cung cấp dịch vụ tiện ích
(Siêu thị, văn phòng phẩm, đồ
lưu niệm, giặt là…)


3.18 Khu để xe


3.19 Khu hành lang; nhà vệ sinh


Thiết kế không gian thư viện với quy mô hiện đại, kiến trúc hợp lý, phù hợp, tiện ích với chức năng hoạt
động, tích hợp cơng nghệ vận hành thơng minh và tâm lý với bạn đọc là hết sức quan trọng. Có thể khẳng định,
bạn đọc đến thư viện nhiều hay ít khơng chỉ phụ thuộc vào số lượng - chất lượng đầu sách, tài nguyên thông
tin của thư viên hay chất lượng phục vụ của nhân viên mà còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố cảnh quan, không
gian thư viện thân thiện, hiện đại, tiện ích…


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
<b>Tiếng Việt</b>


<i>1. Ngơ Lê Minh (2015) “Nghiên cứu mơ hình tổ chức khơng gian thư viện Đại học hiện đại ở Việt Nam”. Tạp chí Kiến trúc, </i>
tập 34, số 238, tr. 55-61.



<i>2. Tạ Trường Xuân (2009), Nguyên lý thiết kế thư viện, Nxb Xây dựng, Hà Nội.</i>


3.
/>


<b>Tiếng Anh</b>


4. Jason Griffey (2018), Library spaces and smart buildings: technology, metrics, and interative design, American Library
Association: Chicago, IL.


5. />6. />


7. www1.stuttgart.de/stadtbibliothek/bvs/actions/profile/view.php?id=159


<i>8. Stewart Christopher (2010), The Academic Library Building in the Digital Age: A Study of Construction, Planning, and Design </i>


</div>

<!--links-->

×