Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2013 - môn Ngữ văn (Đề 1) - Đề thi thử môn Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.02 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG
NĂM 2012 -2013


Môn thi: NGỮ VĂN


Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề


<b></b>


<b>---ĐỀ BÀI:</b>



<b> I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH</b> (<i>5 điểm</i>)


<b> Câu 1.</b> (<i>2 điểm</i>)


<i> </i>Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con đường mịn nơi nghĩa địa trong truyện ngắn


<i>Thuốc </i>của Lỗ Tấn.


<b> Câu 2. </b>(<i>3 điểm</i>)


Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn sau:


<i> Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc.</i>


(Viết không quá 400 từ)


<b>II. PHẦN RIÊNG </b><i><b>(5,0 điểm)</b></i>


<i>Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu</i>
<i>3a, hoặc 3b)</i>



<b> Câu 3a. </b>(Theo chương trình chuẩn)


Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
<i>Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc</i>


<i>Qn xanh màu lá dữ oai hùm</i>
<i>Mắt trừng gửi mộng qua biên giới</i>
<i>Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm</i>
<i>Rải rác biên cương mồ viễn xứ</i>
<i>Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh</i>
<i>Áo bào thay chiếu anh về đất</i>


<i>Sông Mã gầm lên khúc độc hành</i>


(<i>Ngữ văn 12</i>, tập một, NXB Giáo dục, 2007, trang 89)


<b>Câu 3b. </b>(Theo chương trình nâng cao)


Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn <i>Rừng xà nu </i>của Nguyễn Trung Thành.


<i>Ghi chú: Giám thị khơng giải thích gì thêm</i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

-Con đường mịn chính là “<i>ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém</i>
<i>hoặc chết tù, ở về phía tay trái và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai</i>
<i>nơi, mộ dày khít, lớp này, lớp khác như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ</i>”.



-Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa:


+Khơng hề có sự phân biệt giữa những người làm cách mạng hi sinh vì đất nước với
những kẻ trộm cắp, giết người. Vơ hình trung, những chiến sĩ cách mạng cũng bị xem là
“<i>giặc</i>”.


+ Số người bị chết chém hoặc chết tù cũng nhiều như số người bị chết vì nghèo đói. Một
con số gợi lên thực trạng xã hội vừa đen tối lại vừa tàn bạo của đất nước Trung Hoa cũ.


+Con đường mòn khơng chỉ là ranh giới tự nhiên mà cịn là ranh giới vơ hình của lịng
người, của những định kiến xã hội. Đó là sự ngăn cách giữa quần chúng và những người làm
cách mạng.


<b>Câu 2.( </b><i>3 điểm</i><b>)</b>


<i>Yêu cầu về kĩ năng</i>


Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội- một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ,
rõ ràng, lập luận chắc chắn; diễn đạt sáng rõ; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


<i>u cầu về kiến thức</i>


Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau:
-Quan niệm sống được đặt ra trong luận đề:


+Tiền bạc có sức mạnh vạn năng trong nền kinh tế hàng hoá, là thước đo của mọi sản
phẩm, thoả mãn được nhiều nhu cầu của con người trong đời sống .


+Tiền không mua được hạnh phúc bởi tiền không thể sản sinh ra tình yêu, niềm vui, nỗi
buồn, ước mơ, khát vọng, sự sẻ chia, động viên, an ủi…



-Quan niệm trên là một quan niệm đúng:


+ Trong cuộc sống, con người nhiều khi có đầy đủ mọi nhu cầu vật chất song vẫn khơng
tìm thấy hạnh phúc.


+Tiền bạc có thể kích thích sự nỗ lực, phấn đấu của con người; nâng cao chất lượng
cuộc sống cho con người nhưng nếu xem tiền là trên hết thì rất dễ rơi vào bi kịch.


+Nói thế, cũng khơng nên phủ nhận vai trị của <i>tiền </i>(vật chất). Có điều phải biết coi
trọng đời sống tinh thần: con ngưịi cần có tình u, khát vọng, lí tưởng sống…và hạnh phúc
chính là hồn thành mỹ mãn những điều đó…


-Cần phê phán những kẻ sống nặng vì tiền mà quên nghĩa tình, đạo đức. Mỗi một chúng
ta nên hiểu đúng về giá trị của <i>tiền </i>và giá trị của <i>hạnh phúc</i> để có một thái độ sống tích cực
nhất.


-Vận dụng những dẫn chứng trong văn học (thứ yếu) và trong thực tế (chủ yếu)để làm
sáng tỏ cho ý tưởng.


<b>Câu 3a. </b>(<i>5 điểm</i>)


<i>Yêu cầu về kĩ năng</i>


Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phát biểu cảm nhận về
đoạn thơ trữ tình - ở đây là phân tích một hình tượng nghệ thuật. Kết cấu chặt chẽ, hành văn
trôi chảy, lưu lốt; khơng mắc lỗi về chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp…


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả và bài thơ <i>Tây Tiến </i>(QD), những đặc sắc nghệ thuật của
đoạn thơ, cần làm nổi bật hình tượng người lính trong đoạn thơ ấy:



-Về nội dung: Đoạn thơ khắc hoạ hình ảnh người lính với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và
bi tráng.


+Khí phách oai phong lẫm liệt, sức mạnh phi thường bên trong hình hài tiều tụy.
+Tâm hồn trẻ trung, hào hoa, lãng mạn.


+Tinh thần xả thân vì lí tưởng, sự hi sinh cao cả vì Tổ quốc.
-Về nghệ thuật:


+Sự kết hợp hài hồ giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; hình ảnh gợi cảm gây ấn
tượng sâu sắc.


+Sử dụng nhiều từ Hán-Việt; giọng thơ gân guốc, chắc khoẻ, giàu nhạc tính; ngơn ngữ
tạo hình độc đáo.


<b>Câu 3b. </b>(<i>5 điểm</i>)


<i>Yêu cầu về kĩ năng</i>


Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc- hiểu để phân tích một vấn đề
trong tác phẩm (đoạn trích). Kết cấu chặt chẽ, hành văn trơi chảy, lưu lốt; khơng mắc lỗi về
chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp…


<i>Yêu cầu về kiến thức</i>


Trên cơ sở nắm vững nội dung tác phẩm, đoạn trích, hình tượng cây xà nu và nghệ thuật
xây dựng hình tượng của Nguyễn Trung Thành, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:



-Cây xà nu là một hình tượng đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện: từ cảm hứng say
mê, mãnh liệt và ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cây xà nu, NTT đã kết cấu truyện theo lối đầu
cuối tương ứng, làm nền cho câu chuyện của dân làng Xơman. Đặc biệt trong đoạn mở đầu,
với ngịi bút đầy chất hoạ, chất thơ của NTT, cây xà nu như được chạm nổi trước mắt người
đọc với hình khối, đường nét, màu sắc, hương vị…


-Cây xà nu có mặt suốt chiều dài tác phẩm, tham dự vào đời sống sinh hoạt, những sự
kiện trọng đại của dân làng đồng thời gắn bó, hồ nhập, ứng chiếu với con người.


-Xà nu vừa mang ý nghĩa tả thực về loại cây của núi rừng Tây Nguyên vừa mang ý
nghĩa biểu tượng cho đức tính, phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên trong chiến
tranh:


+Tượng trưng cho những đau thương, mất mát, niềm uất hận…
+Tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, không bị khuất phục…


+Tượng trưng cho các thế hệ nhân dân Xôman kế tiếp nhau trưởng thành…


+Biểu tượng về con người Tây Nguyên khao khát tự do,vươn theo ánh sáng Cách mạng.
-Hình tượng cây xà nu là thành công xuất sắc trong nghệ thuật dựng truyện của NTT:
cảm xúc dào dạt, ngơn ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Nó đem đến cho thiên
truyện cảm hứng sử thi hào hùng, tráng lệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

×