Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tải Bài văn mẫu lớp 7: Chứng minh Sông núi nước nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên - Những bài văn mẫu lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.06 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài văn mẫu</b>

<b>lớp 7</b>



<b>Sông núi nước nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên</b>



<b>Sông núi nước nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên - Mẫu 1</b>


Tính đến thời điểm này, ngồi bản Tun ngơn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đọc (2/9/1945) tại Quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ cộng hịa, thì lịch sử Việt Nam cịn ghi nhận có tới hai văn
bản khác được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Bao gồm: "Nam
quốc sơn hà" (tương truyền của Lý Thường) và "Bình Ngơ đại cáo" (Nguyễn
Trãi). Vậy một tác phẩm văn học như: "Nam quốc sơn hà" với bốn câu thơ
ngắn ngủi có xứng đáng được coi là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân
tộc Việt Nam?


Như chúng ta đã biết, Tuyên ngôn độc lập là văn bản chính luận được viết ra
với mục đích tuyên bố với đồng bào trong nước và toàn thể nhân dân thế giới
về nền độc lập và về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cần được tôn trọng. Bài thơ
"Nam quốc sơn hà" được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta
trước hết vì bài thơ là lời tuyên bố hùng hồn về nền độc lập chủ quyền của đất
nước:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng và vua chính là đại
diện tối cao cho dân tộc. Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi
nhận qua những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn được ghi rõ ràng ở sách
trời "tại thiên thư". Đó là một chân lý hiển nhiên: Sơng núi nước Nam là của
vua Nam, là của người dân nước Nam, một sự thật hiển nhiên không thể chối
cãi . Trong lời tuyên bố về chủ quyền , tác giả còn thể hiện sâu sắc thái độ tự
hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với nước Bắc,
vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc, qua việc sử dụng từ "đế" mà
không dùng từ "vương" (chữ "đế" và chữ "vương" đều có nghĩa là vua, người
đứng đầu 1 đất nước, đại diện cho nhân dân, nhưng trong các triều đại phong


kiến Trung Quốc xưa, vua Trung Quốc tự xưng là "đế"( có thể hiểu là ơng vua
lớn) cịn các ơng vua đứng đầu ở các nước láng giềng thần phục chỉ phong
"vương" (có thể hiểu là ông vua nhỏ). Với cách sử dụng ngôn từ sắc sảo như
vậy, rõ ràng địa vị và tầm vóc của nước Nam ta đã được nâng lên một tầm cao
mới.


Trong bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên ấy, cha ông ta không chỉ khẳng định
nền độc lập và chủ quyền của dân tộc mà còn thể hiện rõ ý chí quyết tâm bảo
vệ đến cùng nền độc lập, chủ quyền ấy:


<i>Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm</i>
<i>Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.</i>


Lý Thường Kiệt coi quân xâm lược là "nghịch lỗ" (kẻ đi ngược lại với lẽ phải,
với đạo trời), bài thơ "Nam quốc sơn hà" đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép:
Chúng mày dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền thiêng liêng của
nước Nam, thì tự chúng mày sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại! Đó là cái kết cục
xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi
thường chân lý, lẽ phải! Câu thơ vừa là một địn tấn cơng mạnh mẽ giành cho
kẻ thù xâm lược vừa có ý nghĩa khích lệ tinh thần u nước, ý thức trách nhiệm
của nhân dân với Tổ quốc...


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ toàn vẹn nền độc lập dân tộc, quyết đánh
tan mọi kẻ thù xâm lược. Với ý nghĩa sâu sắc ấy, "Nam quốc sơn hà" hoàn toàn
xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt nam ta!


<b>Sông núi nước nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên - Mẫu 2</b>


Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà Nam quốc sơn hà là bản
mở đầu.


Đại Việt ta khởi đầu sự nghiệp của mình bằng sự tạo lập nhà nước Văn Lang
của các vua Hùng bên bờ sông Hồng. Mười tám đời cha truyền con nối, tổ tiên
ta vẫn khẳng định được vị thế của mình. Từ Văn Lang phát triển thành Âu Lạc,
núi sơng bờ cõi đã được mở mang. Nhưng rồi chỉ một phút mất cảnh giác của
An Dương Vương mà sự nghiệp mấy trăm năm tổ tiên gây dựng tan thành mây
khói. Mất nước là mất tất cả, vẫn sống ở đất mình mà thành kẻ nơ lệ. Gơng
cùm xiềng xích đè nặng cả ngàn năm. Suốt đêm trường tối tăm ngột ngạt của
kiếp nô lệ lầm than mà sức sống Đại Việt vẫn rất tiềm tàng. Bản lĩnh ngoan
cường đã giúp cha ơng ta bảo tồn được nịi giống, giữ gìn được bản sắc và
giành lại được chủ quyền dân tộc vào đầu thế kỉ X.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thế lại biến nước ta thành quận huyện của chúng như xưa. Đã đến lúc dân tộc ta
phải đĩnh đạc lên tiếng khẳng định lại chủ quyền của mình! Và bản tun ngơn
độc lập đầu tiên đã ra đời:


<i>Sông núi nước Nam vua Nam ở</i>
<i>Vằng vặc sách trời chia xứ sở</i>
<i>Giặc dữ cớ sao phạm đến đây</i>
<i>Chúng bay nhất định phải tan vỡ.</i>


Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là chân lí độc lập bất hủ!


Song, dễ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng trong lời tuyên ngôn này, cần
nhìn từ góc độ ngun tác chữ Hán của bài thơ:


<i>Nam quốc sơn hà Nam đế cư</i>
<i>Tiệt nhiên định phận tại thiên thư</i>


<i>Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm</i>


<i>Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.</i>
Câu mở đầu của bài thơ thật hùng hồn và đanh thép:


<i>Nam quốc sơn hà Nam đế cư.</i>


Ý thức tự tôn dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ qua hai từ Nam quốc và Nam đế
đầy ẩn ý.


Trong Hán tự, quốc là chữ dùng đế chỉ nước lớn, nước thiên tứ thống trị tồn
thiên hạ (cịn “bang” là nước nhỏ, nước chư hầu); đế là chữ dùng để chỉ vua
của nước lớn, nước thiên tử (còn "vương” là vua nước nhỏ, nước chư hầu; tước
do “hoàng đế” phong cho). Trong tư tưởng bá quyền của bọn phong kiến Trung
Hoa, chưa bao giờ chúng chịu thừa nhận nước khác là quốc và vua của nước
khác là đế.


Từ thế kỉ VI, người anh hùng Lí Bí của Đại Việt sau khi khởi nghĩa chống ách
nô dịch thắng lợi đã tự xưng là Lí Nam Đế. Một thái độ phủ nhận uy quyền
nước lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

giáng thẳng vào bộ mặt kiêu căng ngạo mạn của bọn phong kiến Trung Quốc
coi nước khác chỉ là chư hầu của chúng, coi dân tộc khác chỉ là nô lệ của
chúng.


Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là “lẽ phải”, là “sự thật” hiển nhiên,
bởi giang sơn bờ cõi này là do tự bàn tay dân tộc ta đã gây dựng. Nó đã tồn tại
từ mấy ngàn năm nay.


Ngay đến cả đấng thần linh tối cao là “Trời” cũng phải thừa nhận và ghi rõ
trong “sách trời”:



<i>Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.</i>


Thêm một lần nữa, bài thơ nhấn mạnh tính chất tất yếu của quyền độc lập tự
chủ và khát vọng chính đáng của một dân tộc.


Càng khát khao độc lập tự chủ, dân tộc ta càng kiên quyết đấu tranh chống
ngoại xâm, bảo vệ độc lập. Ý chí ấy được khẳng định ở hai câu kết của bài thơ:


<i>Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.</i>
<i>Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.</i>


Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi
thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân
tộc, phạm vào lịng tự tơn dân tộc, xâm phạm đến sơng núi nước Nam thì sẽ
chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời.


Có thể nói, Sơng núi nước Nam là lời tun bố đanh thép và hùng hồn nhất từ
trước đến nay về chủ quyền đất nước.


Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu
tiên của dân tộc.


</div>

<!--links-->

×