Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tải Bài văn mẫu lớp 9: Cảm nhận nỗi oan khuất của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương - Những bài văn mẫu hay nhất lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.49 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài văn mẫu</b>

<b>lớp 9:</b>



<b>Cảm nhận nỗi oan khuất của Vũ Nương</b>



<b>Đề bài: Phân tích nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam</b>
Xương (Nguyễn Dữ).


<b>Gợi ý làm bài cảm nhận nỗi oan khuất của Vũ Nương</b>


- Vũ Nương là người vợ thuỷ chung nhưng nàng lại bị chồng nghi oan và đối xử bất công, tàn nhẫn.
- Nghe lời ngây thơ của con trẻ Trương Sinh đã nghi oan cho vợ, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi bất
chấp lời van xin khóc lóc của nàng và lời biện bạch của hàng xóm.


- Vũ Nương đau đớn vơ cùng vì tiết giá của mình bị nghi kị, bơi bẩn bởi chính người chồng mà mình
u thương.


- Bế tắc, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan
nghiệt ý nghĩa cho câu chuyện


- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời với nhiều sự bất công (trọng nam khinh nữ, phân
hóa giàu nghèo, chiến tranh phi nghĩa,...).


- Khắc họa rõ nét bức tranh về cuộc đời - số phận của người phụ nữ thời kì đó, đặc biệt là người phụ
nữ trong xã hội phong kiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Thể hiện niềm xót thương, cảm thơng sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ thông qua
nhân vật Vũ Nương.


- Lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
- Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.



<b>Cảm nhận nỗi oan khuất của Vũ Nương - Mẫu 1</b>


Trong văn học dân gian và văn học viết của nước ta, người phụ nữ bình dân đã nêu cao những giá trị
cao đẹp về đạo đức, phẩm chất. Nhưng sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, oan trái,
họ phải chịu nhiều đau khổ và bất hạnh. Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta
thương Vũ Thị Thiết phải chịu nỗi oan khuất và để giải nỗi oan, nàng đã tìm đến cái chết thật thương
tâm.


Nguyễn Dữ giới thiệu với ta nhân vật Vũ Nương - một phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Nàng có tư dung
đẹp, tính tình lại hiền dịu, nết na. Khi làm vợ Trương Sinh, một người chồng có tính đa nghi, nàng vẫn
giữ gin khn phép để khơng xảy ra cảnh bất hồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Khi bà cụ qua đời, nàng hết lòng thương xót, lo
ma chay tế lễ chu tồn. Sự ăn ở đối xử hết lòng với mẹ chồng chẳng khác nào đối với cha mẹ mình
vậy.


Tóm lại, Vũ Nương là một phụ nữ vẹn toàn, thể hiện được những phẩm chất đạo đức cao quý của
người vợ, người mẹ, người con. Con người như vậy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc đầm ấm của
gia đình. Chiến tranh chấm dứt, chồng trở về, niềm vui chưa trọn vẹn thì bikịch xảy ra. Trương Sinh
-một kẻ vô học, thô lỗ, đa nghi, hay ghen đã nghe lời đứa con ngây thơ, khơng dị hỏi ngọn ngành, nghi
ngờ vợ mình khơng chung thủy. Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng Trương Sinh
một mực vẫn buộc tội vợ, thậm chí cịn mắng nhiếc, đánh, đuổi nàng đi. Họ hàng, làng xóm đều biện
minh cho nàng nhưng cũng khơng thay đổi được thái độ của Trường Sinh. Khơng cịn cách nào để
minh oan được nữa, nàng chọn cái chết để giãi bày tấm lòng chung thủy, trong trắng của mình. Thật tội
nghiệp cho Vũ Nương, ba năm trời cách biệt vẫn giữ gìn một tiết, ấy mà khi chồng trở về lại bị nghi
oan, một con người phẩm hạnh như thế, lại mang tiếng nhuốc nhơ. Bi kịch bị dồn nén đến cao độ,
trong cảnh ngộ đó, Vũ Nương chỉ có một con đường tìm đến cái chết. Thương Vũ Nương, người đời
càng trách giận Trương Sinh phũ phàng:


Khá trách chàng Trương Sinh khéo phũ phàng


("Lại bài Viếng Vũ Thị”của Lê Thánh Tông)


Và ngay cả khi chết rồi, ở dưới thủy cung, nàng vẫn ôm mối hận bị chồng ruồng rẫy, nàng nghĩ: “thà
già ở chốn làng mây cung nước, chứ cịn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa”. Nhưng có lúc nàng
lại băn khoăn: “khơng thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa”. Nàng mong muốn
thiết tha trở về quê hương đoàn tụ với chồng và để giải được nỗi oan. Nhưng âm dương cách biệt nàng
“chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Từ một câu chuyện lưu truyền trong dân gian, Nguyễn Dữ đã sáng tác nên một tác phẩm đặc sắc. Mặc
dù có ít nhiều yếu tố hoang đường nhưng “Chuyện người con gái Nam Xương” đã để lại trong lòng
người đọc những ấn tượng không phai mờ.a


<b>Cảm nhận nỗi oan khuất của Vũ Nương - Mẫu 2</b>


"Chuyện người con gái Nam Xương" rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục", áng văn xi viết bằng
chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16. Một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút".
Truyện kể lại mơt câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong dân gian về bi
kịch gia đình ở Nam Xương có dịng sơng Hồng Giang vào cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15, một thời
loạn lạc, đầy biến động. Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương đó có bao phẩm
chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi cơng danh phù phiếm ở đời. Những
năm tháng xa cách, Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "... mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn,
mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời khơng thể nào ngăn được".


Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh
phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:


... "Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu


Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong..."


(Chinh phụ ngâm)


Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm
lòng thủy chung thương nhớ đợi chờ chồng của nàng. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình
thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng
già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng
mẹ già, vừa chăm sóc ni dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma
chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ
Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người
mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Phần cuối truyện đậm đặc tính chất hoang đường. Nào là Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo
xanh đến kêu xin tha mạng. Phan Lang được biếu một con rùa mai xanh nhưng không giết thịt mà đem
thả con rùa xuống sông. Nào là Phan Lang bị chết đuối, xác giạt vào động rùa ở hải đảo. Linh Phi vợ
vua biển Nam Hải lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ. Phan Lang sống lại. Linh Phi mở tiệc ở gác
Triêu Dương để thết đãi Phan Lang, ân nhân cứu sống mình ngày xưa. Tình tiết Phan Lang gặp Vũ
Nương tại bữa tiệc của Linh Phi. Vũ Nương khóc khi nghe Phan Lang nhắc lại nhà cửa, phần mộ của
tiền nhân. Tình tiết Vũ Nương gửi Phan Lang chiếc hoa tai vàng và dặn chồng lập đàn tràng ở bến
Hồng Giang. Hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực
rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện... là những chi tiết hoang đường, nhưng đã tô đậm nỗi đau của người phụ
nữ bạc mệnh... yên phận hẩm hiu, và có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Câu nói của ma
Vũ Nương giữa dịng sơng vọng vào: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" đã
làm cho giá trị nhân đạo của truyện thêm phần bi thiết. Nỗi ân tình của Vũ Nương đã được minh oan
và giải tỏa nhưng âm - dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng thể trở lại dương gian, chẳng bao giờ
còn được làm vợ, làm mẹ nữa. Bé Đản mãi mãi là đứa con mồ cơi mẹ.


Tóm lại, Vũ Nương là một người con gái dung hạnh mà bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã kể lại cuộc đời oan
khổ của nàng với bao tình xót thương sâu sắc. Tuy mang yếu tố hoang đường nhưng áng văn "Chuyện


người con gái Nam Xương" giàu giá trị nhân đạo. Nhân vật Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch
của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Người đọc càng thêm xúc động khi nhớ lại vần thơ của vua
Lê Thánh Tông trong bài "Lại bài viếng Vũ Thị”:


... "Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng..."


<b>Cảm nhận nỗi oan khuất của Vũ Nương - Mẫu 3</b>


Trong thời kì được coi là mục nát nhất, suy sụp nhất của chế độ phong kiến Việt Nam, thời Trịnh –
Nguyễn phân tranh, đã có rất các nhà văn, thi sĩ đại tài nhưng lại bất mãn với thời cuộc chiến tranh
loạn lạc mà về ở ẩn – Nguyễn Dữ là một trong số những người như vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ
mà bị nghi ngờ, bị xỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng, phải kết liễu cuộc đời mình để giãi tỏ tấm
lịng trong sạch. Đó là số phận, hình ảnh của Vũ Nương - một nhân vật chịu nhiều oan nghiệt.


Vũ Nương là con nhà nghèo, một phụ nữ bình dân. Người đã được giới thiệu trong truyện “tính tình đã
thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp. Còn chồng nàng, Trương Sinh, là một người đa nghi, con nhà
giàu, ít học. Chính những tính nết này đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

phụ nữ. Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhưng đó là giải pháp duy nhất của Vũ Nương.
Lời than của nàng là một lời thề nguyện: “Xin thần sơng chứng giám…”. Hành động trẫm mình tự vẫn
của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Đối với người phụ nữ bất hạnh ấy,
phẩm giá còn cao hơn cả sự sống. Vũ Nương còn là một người phụ nữ rất coi trọng tình nghĩa. Dù
thương nhớ về quê hương song nàng quyết giữ lời hứa với Linh Phi.


Vũ Nương quả là một người phụ nữ lí tưởng: xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thuận, thủy chung,…
Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách
oan uổng, đau đớn. Nàng phải chịu nỗi kỉ oan, bị chồng nghi oan là thất tiết, bị đối xử bất công, tàn


nhẫn đến mức nàng phải tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lịng mình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái
chết của Vũ Nương là từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản. Nhưng nguyên nhân sâu xa trước
hết là từ người chồng đa nghi và thô bạo. Trương Sinh được giới thiệu từ đầu là một người “có tính đa
nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức” và là con nhà hào phú nhưng khơng có học. Đó chính là
mầm mống của bi kịch. Tiếp theo đó là sự xử sự hồ đồ, độc đoán, phũ phàng của Trương Sinh khi
ghen tuông mù quáng. Trương Sinh đã phớt lờ tất cả các cơ hội để tránh được thảm kịch và mắng
nhiếc, đuổi đánh Vũ Nương đi. Nguyên nhân tiếp theo là lễ giáo phong kiến hà khắc, không chấp nhận
sự lầm lỡ của người phụ nữ, coi người phụ nữ không giữ được tiết hạnh là mắc vào điều ơ nhục nhất.
Tất cả những cái đó đã bức tử Vũ Nương, khiến nàng phải chết. Vũ Nương chính là một nạn nhân của
xã hội phong kiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>

<!--links-->

×