Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG-THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.82 KB, 72 trang )

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG-
THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY DỊCH VỤ
TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN
2.1. Tổng quan về Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm
toán(AASC)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dịch vụ tư vấn tài chính
kế toán và kiểm toán (AASC)
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đổi mới từ nền kinh tế tập trung sang
nền kinh tế thị trường, ngày 13 tháng 5 năm 1991 Bộ Tài Chính ra Quyết định số
164TC/QĐ/TCCB thành lập Công ty Dịch vụ Kế toán tên giao dịch là
Accounting Service Company (ASC), là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc
lập, tự trang trải chi phí hoạt động bằng nguồn thu được từ các hoạt động dịch
vụ do khách hàng trả theo hợp đồng và có trách nhiệm, nghĩa vụ với Nhà nước
như các doanh nghiệp khác. ASC là một trong hai công ty kiểm toán được thành
lập sớm nhất tại Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một lĩnh vực hoạt động mới
có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện
nay.
Trong thời gian đầu, Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kế toán Sau
hai năm hoạt động ASC đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ngày 6
tháng 9 năm 1993 thủ tướng chính phủ đã uỷ nhiệm cho Uỷ ban kế hoạch Nhà
nước ra công văn số 1798/UB/KHH bổ sung thêm nhiệm vụ và đổi tên cho Công
ty. Ngày 14 tháng 9 năm 1993 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số
639/TC-TCCB đổi tên Công ty thành: Công ty tư vấn tài chính kế toán và
kiểm toán - AASC đồng thời giao bổ sung thêm nhiệm vụ kiểm toán cho Công
ty.
Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu đối với
các dịch vụ tư vấn, kế toán, kiểm toán cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Để đáp
ứng nhu cầu đó, AASC cũng không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động nhanh chóng
1
1


với sự ra đời lần lượt của các Chi nhánh và Văn phòng đại diện. Tháng 3/1992,
Công ty thành lập chi nhánh đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh và đến tháng
3/1995, được phép của Bộ Tài chính, chi nhánh này tách ra khỏi AASC và thành
lập Công ty kiểm toán Sài Gòn (AFC). Tháng 03 năm 1997, Công ty quyết định
thành lập lại văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo yêu
cầu hoạt động cho chi nhánh cũ đã tách ra kinh doanh độc lập. Đến tháng 05
năm 1998, Công ty nâng cấp văn phòng đại diện thành chi nhánh Công ty tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là chi nhánh lớn nhất của công ty.
Hiện tại, trụ sở chính của Công ty đặt tại số 1 Lê Phụng Hiểu, Quận hoàn
Kiếm, Hà nội với bốn chi nhánh tại Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng
Tàu, Thanh Hoá.
Hàng năm, Công ty dành một khoản chi phí tương đối lớn cho công tác đào
tạo và bồi dưỡng nhân viên. Nhờ đó, đội ngũ nhân lực của AASC lớn mạnh
không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Nếu tại thời điểm thành lập, Công ty
chỉ có 8 cán bộ nhân viên, thì đến nay Công ty đã có hơn 300 cán bộ nhân viên
và cộng tác viên, trong đó 118 KTV được cấp chứng chỉ KTV nhà nước, 5 thẩm
định viên về giá, 35 tiến sĩ, thạc sĩ và nhiều cộng tác viên là các giáo sư, tiến sĩ,
chuyên gia đầu ngành về tài chính - kế toán - kiểm toán.
Qua 15 năm phát triển, với những nỗ lực không ngừng của lãnh đạo cũng
như tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán
và Kiểm toán đã gặt hái được những thành tựu đáng tự hào, chiếm được lòng tin
của khách hàng bằng việc cung cấp những dịch vụ chuyên môn đảm bảo chất
lượng. Đồng thời, với cương vị là công ty đầu ngành, AASC đã có những đóng
góp đáng kể trong việc cộng tác với các công ty và tổ chức nước ngoài nhằm
phát triển sự nghiệp kiểm toán ở Việt Nam.
Tháng 4 năm 2005, AASC chính thức trở thành Hội viên Hội KTV hành
nghề Việt Nam (VACPA). Tháng 7 năm 2005, AASC chính thức gia nhập Tổ
2
2
chức Kế toán và Kiểm toán quốc tế INPACT và trở thành đại diện của INPACT

quốc tế tại Việt Nam.
Do những thành tích đã đạt được và những đóng góp của AASC đối với
Ngành Tài chính, Kế toán và Kiểm toán Việt nam, ngày 15/08/2001 - Chủ tịch
nước đã có Quyết định số 586 KT/CT tặng thưởng Huân chương lao động Hạng
Ba cho AASC và ngày 27/07/2001 - Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
922/QĐ/TTg tặng thưởng Cờ thi đua và Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân.
AASC là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực kiểm toán
độc lập được Chủ tịch nước tặng phần thưởng cao quý này.
Hiện nay, AASC là công ty kiểm toán được Ủy ban chứng khoán nhà nước
chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép tham gia kiểm toán các tổ
chức phát hành và kinh doanh chứng khoán; được Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép kiểm toán các tổ chức
tín dụng; là một trong 4 công ty kiểm toán Việt Nam cùng với 4 công ty kiểm
toán quốc tế hoạt động tại Việt Nam được phép tham gia kiểm toán các dự án tài
trợ bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển
châu Á (ADB) và các tổ chức khác.
AASC đang chuẩn bị chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp nhà nước sang
mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
2.1.1.2. Kết quả kinh doanh của công ty
Qua 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán
và Kiểm toán đã cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán, tư
vấn thuế… cho các khách hàng trên cả nước với doanh thu tăng trưởng không
ngừng. Trong các loại hình dịch vụ, dịch vụ kiểm toán luôn là dịch vụ đem lại
doanh thu cao nhất cho Công ty. Lợi nhuận của Công ty cũng tăng tương đối ổn
định qua các năm.
Trên chặng đường phát triển của mình, AASC cũng gặp phải nhiều khó khăn,
3
3
đó là sự xuất hiện của các công ty kiểm toán trong và ngoài nước trong môi
trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, AASC đã có

những nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, tìm kiếm
khách hàng, gây dựng uy tín cho Công ty. Nhờ đó, doanh thu của Công ty vẫn
tăng dần qua các năm. Công ty cũng luôn thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với
Ngân sách Nhà nước. Đời sống của cán bộ công nhân viên cũng ngày càng được
cải thiện.
Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty
Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) trong giai đoạn 2001-
2006:
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của AASC trong giai đoạn 2001-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
1 Doanh thu 19.352 21.174 25.972 32.274 41.005 50.145
2 Lợi nhuận 2.871 2.033 1.920 1.977 2.756 3.427
3 Nộp Ngân sách nhà nước 2.741 2.904 3.039 3.309 3.700 3.985
4 Thu nhập bình quân/tháng 2,1 2,5 2,7 3,3 4,2 4,8
(Nguồn: Báo cáo của Giám đốc Công ty trong Hội nghị tổng kết công tác năm
2006 và tổng kết 5 năm 2001-2005)
Cùng với sự tăng lên về doanh thu, Công ty đã đóng góp một phần đáng kể

vào Ngân sách Nhà nước cũng như cải thiện mức thu nhập bình quân cho cán
bộ công nhân viên trong Công ty.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
4
4
Về cơ bản, bộ máy quản lý của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán bao gồm:
Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài
chính Kế toán và Kiểm toán (AASC):
Sơ đồ2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AASC
BAN GIÁM ĐỐC
Chi nhánh Vũng Tàu
Trụ sở chính
tại Hà Nội
Phòng
Tài chính
– Kế toán
Chi nhánh Thanh Hóa
Chi nhánh Quảng Ninh
Phòng Kiểm toán Thương mại - Dịch vụ
Phòng Kiểm toán Sản xuất
vật chất
Phòng
Hành chính tổng hợp
Phòng Công nghệ thông tin
Phòng Tư vấn và Kiểm toán
Phòng Đào tạo và
Hợp tác
quốc tế
Phòng Kiểm toán Xây dựng

cơ bản
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
5
5
Về cơ bản, bộ máy quản lý của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán bao gồm:
Ban Giám đốc:
Ban giám đốc là bộ phận quản lý cao nhất trong Công ty. Giám đốc do Bộ
trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính
về toàn bộ hoạt động của Công ty. Phó Giám đốc là người thực hiện hoạt động
chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, đưa ra ý kiến và các giải pháp hỗ trợ, tư vấn cho
Giám đốc trong điều hành, quản lý. 4 Phó Giám đốc phụ trách tại Hà Nội, 1 Phó
Giám đốc phụ trách Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Chi
nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng Hành chính tổng hợp:
Phòng Hành chính tổng hợp có chức năng quản lý hành chính và nhân sự
trong Công ty, đảm nhận việc lên kế hoạch hàng tháng về lao động, bảo vệ tài
sản, cung cấp hậu cần cho Công ty, quản lý công văn đến và đi, sắp xếp và đề
bạt cán bộ…
Phòng Tài chính - Kế toán:
6
Phòn
g
Kiểm
toán
6
Phòng này có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, cung cấp các báo cáo kế toán, thanh toán lương, thưởng, tạm ứng cho cán
bộ công nhân viên…
Phòng Kiểm toán Thương mại - Dịch vụ:

Đây là một trong các phòng nghiệp vụ của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài
chính Kế toán và Kiểm toán (AASC). Phòng này cung cấp các dịch vụ tư vấn tài
chính, kế toán, kiểm toán liên quan đến các hoạt động thương mại và dịch vụ
như kiểm toán bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm… Ngoài ra, Phòng Kiểm toán
Thương mại - Dịch vụ còn cung cấp các dịch vụ khác để hỗ trợ cho các phòng
khác trong Công ty.
Phòng Kiểm toán Sản xuất vật chất:
Chức năng chính của Phòng liên quan trực tiếp tới hoạt động của các
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vật chất, đó là thực hiện kiểm toán BCTC
các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp dịch vụ tư vấn, xác định giá trị doanh
nghiệp cổ phần hóa…
7
7
Phòng Kiểm toán Dự án:
Phòng Kiểm toán Dự án cung cấp các dịch vụ liên quan tới các dự án của
các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ. Hiện nay, kiểm toán các dự án đang
phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của Công ty.
Phòng Tư vấn và Kiểm toán:
Phòng thực hiện tư vấn cho khách hàng về các vấn đề tài chính, kế toán,
kiểm toán, thẩm định giá trị tài sản doanh nghiệp… Phòng Tư vấn và Kiểm toán
cũng hỗ trợ các phòng khác trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC.
Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản:
Đây là phòng chuyên thực hiện kiểm toán các báo cáo quyết toán vốn đầu
tư xây dựng cơ bản hoặc các hạng mục công trình hoàn thành, được thực hiện
bởi đội ngũ KTV và kỹ thuật viên có trình độ cao và giàu kinh nghiệm.
Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế:
Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân viên
hàng năm, tổ chức sát hạch định kỳ để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của nhân viên, cập nhật các thông tin mới về tài chính, kế toán, kiểm toán… và
hướng dẫn cho các phòng nghiệp vụ. Đồng thời, Phòng còn thực hiện nhiệm vụ

kiểm soát chất lượng các cuộc kiểm toán hàng năm theo yêu cầu của Ban Giám
đốc. Một chức năng mới được bổ sung cho Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế là
kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Phòng Công nghệ thông tin:
Phòng có nhiệm vụ xây dựng và cung cấp các phần mềm về kế toán và
quản lý theo nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Phòng cũng thực hiện lắp
đặt, bảo trì mạng máy tính của chính Công ty, góp phần hỗ trợ hoạt động cho các
phòng chức năng cũng như các phòng nghiệp vụ khác.
Cơ cấu tổ chức khoa học, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban giúp
cho hoạt động của Công ty được thực hiện một cách liên tục với hiệu quả cao,
cùng hướng tới mục tiêu chung của toàn Công ty. Tại các chi nhánh của AASC,
việc thực hiện các chức năng cũng tương tự như ở Trụ sở chính, và cũng hết sức
thuận lợi vì hoạt động ngay tại địa bàn chi nhánh, hạn chế các chi phí đi lại, ăn ở.
8
8
2.1.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty AASC
Tại Trụ sở chính của Công ty, bộ phận Kế toán thuộc Phòng Tài chính - Kế
toán, gồm có 4 thành viên:
 Kế toán trưởng: phụ trách chung, giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức
thực hiện công tác kế toán
 Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp, có chức
năng chính và phụ trách hạch toán lương
 Kế toán viên: có nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định, công nợ phải
thu, phải trả
 Thủ quỹ: quản lý tiền mặt về mặt hiện vật, quản lý thu chi tiền mặt,
vào sổ quỹ.
Tại các chi nhánh, bộ phận kế toán gồm 1 hoặc 2 nhân viên kế toán làm
nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các chi nhánh. Các chi
nhánh hạch toán độc lập. Cuối kỳ, kế toán tại các chi nhánh nộp BCTC về trụ sở
chính Công ty để lập BCTC hợp nhất.

Nhìn chung, AASC có bộ máy kế toán gọn nhẹ, công tác kế toán được tổ
chức phù hợp với tình hình, đặc điểm của Công ty. Công tác kế toán của Công ty
được thực hiện tốt vì nhân viên trong Công ty đều là những người am hiểu về kế
toán - tài chính. Việc Công ty cho phép các chi nhánh hạch toán độc lập đã phát
huy được tính tự chủ trong hạch toán, và điều đó cũng giúp cho công tác kế toán
của Công ty được thực hiện tốt hơn.
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC/CĐKT ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
2.1.4. Khái quát về tổ chức công tác kiểm toán tại công ty AASC
2.1.4.1. Đặc điểm hoạt động của công ty
Trải qua 15 năm hoạt động, Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán đã có khoảng 1500 khách hàng trong đó có khoảng 500 khách hàng
thường xuyên trong nhiều lĩnh vực trên khắp cả nước.
Khách hàng công ty hoạt động trong các thành phần kinh tế: Các doanh nghiệp
Nhà nước; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Các doanh nghiệp cổ phần,
9
9
TNHH và công ty tư nhân; Dự án được tài trợ bởi các tổ chức tài chính tiền tệ Quốc
tế như WB, ODA, ADB, IFM, SIDA; Các cơ quan Nhà nước, các đơn vị hành chính sự
nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội....
Các dịch vụ do AASC cung cấp:
* Dịch vụ kiểm toán bao gồm các loại hình sau:
- Kiểm toán BCTC thường niên của các doanh nghiệp, các đơn vị hành
chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội;
- Kiểm toán hoạt động của các dự án;
- Kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản;
- Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh;
- Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp;
- Kiểm toán tuân thủ luật định.
* Dịch vụ Kế toán: AASC đã và đang cung cấp cho khách hàng nhiều dịch

vụ kế toán như:
- Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán – tài chính;
- Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy – tổ chức công tác kế toán
- Mở, ghi sổ kế toán và lập các BCTC;
- Lập hồ sơ đăng ký chế độ kế toán.
* Dịch vụ tư vấn: hiện nay AASC đang phát triển những dịch vụ tư vấn có
giá trị cao và rất phù hợp với công cuộc đổi mới của nền kinh tế nước ta như:
- Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp;
- Tư vấn rà soát chuẩn đoán hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước;
- Tư vấn tái cơ cấu và mô hình hoạt động của các Tổng Công ty Nhà nước;
- Tư vấn quản lý…
* Dịch vụ công nghệ thông tin:
10
10
- Xây dựng và cung cấp các sản phẩm phần mềm quản lý, đặc biệt là
các phần mềm chuyên ngành tài chính, kế toán;
- Thẩm định các ứng dụng thông tin;
- Tư vấn giải pháp xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản
lý và điều hành;
- Cung cấp thiết bị xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật công nghệ
thông tin;
- Đào tạo và hướng dẫn sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin.
* Dịch vụ tư vấn thuế: Kinh nghiệm tư vấn thuế của AASC được thể hiện
trên các mặt như:
- Lập kế hoạch thuế;
- Đăng ký, tính toán, và kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế;
- Rà soát, đánh giá việc tuân thủ các sắc thuế hiện hành của Việt Nam…
* Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng:
- Xây dựng các chương trình đào tạo và tiến hành huấn luyện ;
- Hỗ trợ tuyển dụng để tìm kiếm một ứng cử viên tốt nhất cho công việc

được giao.
2.1.4.2.Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Tại AASC, việc kiểm toán các khách hàng cụ thể với những đặc thù về
loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động… có những
nét khác nhau. Song, mọi cuộc kiểm toán đều tuân theo quy trình chung gồm các
giai đoạn: Bước đầu tiên là chuẩn bị kiểm toán đến lập kế hoạch kiểm toán, thực
hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
Dưới đây là mô tả quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC)
tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC):
Bảng 2.3: Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC
11
11
CHUẨN
BỊ
KIỂM
TOÁN
Tiếp cận khách hàng và ký hợp đồng:
- Đánh giá, kiểm soát và xử lý các rủi ro kiểm toán
- Lựa chọn nhóm kiểm toán
- Lập hợp đồng kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược (đối với khách hàng có quy mô lớn, tính
chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán BCTC nhiều năm)
Lập
kế hoạch
kiểm toán
tổng thể
- Thu thập thông tin cơ sở
- Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
- Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát
- Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

- Nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Lập chương trình kiểm toán chi tiết
THỰC HIỆN KIỂM
TOÁN
- Thử nghiệm kiểm soát
- Thử nghiệm cơ bản (thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết)
- Đánh giá kết quả
- Soát xét các báo cáo tài chính
KẾT
THÚC
KIỂM
TOÁN
Kết luận về
cuộc kiểm
toán và lập
Báo cáo kiểm
toán
- Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày phát hành BCTC
- Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc khách hàng
- Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán
- Lập báo cáo kiểm toán
- Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán
12
12
Các hoạt động
sau kiểm toán
- Đánh giá kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán
- Giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày ký Báo cáo kiểm
toán
2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán do

công ty AASC thực hiện
1) Giới thiệu về khách hàng
Quá trình kinh doanh là quá trình diễn ra liên tục, các giai đoạn kế tiếp
nhau phản ánh sự tuần hoàn vốn trong doanh nghiệp. Các giai đoạn của quá
trình kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đối với đơn vị sản xuất thì
quá trình kinh doanh gồm có 3 giai đoạn chính: giai đoạn cung ứng, giai đoạn
sản xuất, giai đoạn tiêu thụ. Còn đối với đơn vị kinh doanh thương mại thì quá
trình kinh doanh gồm 2 giai đoạn là mua vào và bán ra. Dù doanh nghiệp là đơn
vị sản xuất hoặc kinh doanh thương mại thì quá trình mua vào và thanh toán cho
hàng hoá và dịch vụ của nhà cung cấp (chu trình mua hàng và thanh toán) không
thể thiếu. Nó là giai đoạn khởi đầu cho quá trình sản xuất và kinh doanh của
doanh nghiệp. Nhờ đó mà mọi yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp được cung ứng đầy đủ.
Để trình bày rõ hơn quy trình kiểm toán tại Công ty AASC phần tiếp sau
đây của chuyên đề xin trình bày chi tiết quy trình kiểm toán chu trình mua hàng
và thanh toán thực hiện tại hai khách hàng là hai công ty ABC và công ty XYZ.
Tổng quan chnng về hai công ty khách hàng ABC và XYZ
Để đảm bảo trước khi thực hiện một cuộc kiểm toán, KTV nhất thiết cần
phải tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Một mặt giúp kiểm toán
thu thập được đầy đủ bằng chứng hỗ trợ cho ý kiến kết luận của KTV sau này,
mặt khác đây cũng là căn cứ quan trọng để AASC xem xét KTV phù hợp và dự
kiến chuyên gia bên ngoài. Tuy vậy tuỳ theo tính chất khách hàng mà việc thu
thập thông tin về hoạt động kinh doanh là khác nhau. Đối với công ty ABC là
khách hàng truyền thống nên mọi thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng
13
13
được lưu trong hồ sơ kiểm toán thường niên. Tuy nhiên KTV phải thường xuyên bổ
sung thông tin về khách hàng nếu khách hàng có sự thay đổi hay mở rộng ngành
nghề kinh doanh, áp dụng những chế độ, chính sách mới…bởi những thay đổi này
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như cách

thức hoạch toán kế toán. Những thông tin này được KTV thu thập thông qua một số
phương pháp như: phỏng vấn Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, các nhân viên của
khách hàng và quan sát thực tế. Khác với công ty ABC, công ty XYZ là công ty mới
thành lập lại tiến hành kiểm toán năm tài chính đầu tiên nên KTV phải thu thập đầy
đủ và trình bày chi tiết các thông tin có liên quan từ khi công ty đi vào hoạt động đến
khi lập BCTC.
Thông thường KTV tập trung vào các thông tin sau:
 Sự hình thành phát triển và đặc điểm kinh doanh của công ty
 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty và chức năng nhiệm vụ của các
phòng ban
 Hệ thống kế toán và cách thức tổ chức hạch toán kế toán chu trình mua hàng
thanh toán
Công ty ABC
* Sự hình thành phát triển và đặc điểm kinh doanh của công ty
Công ty ABC là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được
thành lập theo Quyết định số 77/2003/QĐ- TTg ngày 29 tháng 4 năm 2003
của Thủ tướng chính phủ trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam. Hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển biểu hiện ở doanh thu
và lợi nhuận tăng nhanh dần từ năm 2003 đến năm 2006. Tạo điều kiện cho
công ty mở rộng loại hình kinh doanh. Nghành nghề kinh doanh của công ty
là:
- Sản xuất, phối chế, thử nghiệm, sử dụng vật liệu nổ
- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phối
chế, thử nghiệm, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
14
14
- Xut nhp khu vt liu n,nguyờn vt liu, hoỏ cht sn xut
kinh doanh vt liờu n
- Bo qun, úng gúi, cung ng, d tr quc gia v vt liu n
- Sn xut cung ng vt t k thut, dõy in, bao bỡ úng gúi thuc

n, giy sinh hot
Bng 2.4: Thụng tin c bn ca khỏch hng ABC
Thông tin cơ bản về khách hàng
Tên khách hàng: ABC Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 2006 Ngời thực hiện:LAT
Ngời đợc phỏng vấn: K toỏn trng Ngày thực hiện:
Tờn giao dch ting Vit ABC
ting Anh
Loi hỡnh doanh nghip
Cụng ty nh nc Cụng ty c phn
Tng cụng ty nh nc Cụng ty TNHH
Doanh nghip t nhõn Cụng ty 100% vn nc ngoi
Cụng ty liờn doanh Khỏc
Ngy thnh lp
29/04/2003
Q/GP thnh
lp
S

77/2003/Q-
TTg
ngy 29/4/2003 cp ti
Q b sung S

ng
y
cp ti
GP iu chnh S ngy cp ti
15
15

Giấy ĐKKD Số
0144000586
ngày 05/06/2003 cấp tại
Thời gian hoạt động
(Trích giấy làm việc KTV trong hồ sơ kiểm toán chung)

16
16
* Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Tuy Công ty có 18 chi nhánh ở các tỉnh trên cả nước nhưng bộ máy tổ chức
quản lý khá chặt chẽ. Bộ máy quản lý của công ty gồm: Hội đồng quản trị có ba
thành viên một chủ tịch và hai uỷ viên; ban giám đốc có một giám đốc và bốn phó
giám đốc. Ở mỗi chi nhánh công ty có một giám đốc và đầy đủ các phòng ban. Lãnh
đạo Công ty rất quan tâm tới công tác tài chính kế toán.
* Hệ thống kế toán và cách thức tổ chức hạch toán kế toán chu trình mua hàng
thanh toán
Bộ máy kế tán của công ty gồm một kế toán trưởng và năm kế toán đảm
nhiệm các công việc khác nhau. Kế toán tại các chi nhánh hạch toán độc lập sau
đó tổng hợp số liệu tại văn phòng chính của công ty.
+) Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc vào
ngày 31 tháng 12. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng
Việt Nam.
+) Chế dộ kế toán mà Công ty áp dụng là chế độ kế toán Việt Nam ban
hành theo Quyết định số 1195/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của Hội đồng quản
trị Tổng công ty và được chấp nhận của bộ tài chính tại Công văn số
9441TC/CĐKT ngày 2/10/2001, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài
chính ban hành theo các Quyết định và các văn bản sửa đổi, bổ sung hướng dẫn,
hướng đẫn thực hiện kèm theo.
+) Hình thức sổ kế toán công ty áp dụng theo hình thức sổ kế toán Nhật ký
chứng từ.

+) Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá giao
dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.
17
17
Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh
giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào
doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
+) Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: hàng tồn kho được tính theo giá gốc.
Gía gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
+) Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê
khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
+) Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm cuối kỳ được xác định theo phương pháp
bình quân gia quyền, sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo phương
pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+) Ghi nhận các khoản phải trả thương mại và phải trả khác: Các khoản
phải trả người bán có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ sản
xuất kinh doanh được phân loại là nợ ngắn hạn, có thời hạn thanh toán trên một
năm hoặc trên một chu kỳ sản xuất kinh doanh được phân loại là nợ dài hạn.
Công ty XYZ
* Sự hình thành phát triển và đặc điểm kinh doanh của công ty
Công ty XYZ là công ty cổ phần được thành lập theo Quyết định số
8943/QĐ-UB ngày 8/12/2005 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố
Hà Nội về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần XYZ.
Công ty đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103006172 đăng ký lần đầu ngày 10/12/2005. Vốn điều lệ công ty khi mới
thành lập là 17,5 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước chiếm 51%.
* Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Do công ty XYZ là khách hàng mới nên KTV cần thu thập đầy đủ và trình bày
chi tiết về đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty là hết sức cần thiết. Qua đó
18
18
KTV nắm bắt được sự phù hợp và tính hiệu quả của bộ máy quản lý này trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông. Hội
đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu và miễn
nhiệm. Ban Kiểm soát là cơ quan kiểm soát hoạt động của Công ty do Đại hội
đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. Tại Công ty, giám đốc do Hội đồng quản trị
bổ nhiệm và là người điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty, là người đại
diện theo pháp luật của Công ty.
Thành viên trong Hội đồng quản trị bao gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và
3 uỷ viên. Ban Giám đốc gồm một Tổng Giám đốc và 1 Phó Tổng Giám đốc.
Ban Kiểm soát gồm 1 trưởng ban và 2 uỷ viên.
* Hệ thống kế toán và cách thức tổ chức hạch toán kế toán chu trình mua hàng
thanh toán
+) Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01tháng 01 đến ngày 31
tháng 12. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/2006. Đơn vị sử dụng đơn vị
tiền tệ là đồng Việt Nam.
+) Chế độ kế toán áp dụng chế độ của kế toán Việt Nam ban hành theo
Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, Quyết định số 167/2000/QĐ-
BTC ngày 25/10/2000, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban
hành theo các Quyết định từ năm 2001 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng
dẫn kèm theo.
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Tương tự như

công ty ABC
Tổ chức hạch toán hàng tồn kho và việc ghi nhận khoản phải trả cũng
tương tự như cách tổ chức hạch toán tại Công ty ABC.
Các thông tin cơ bản của khách hàng XYZ được thể hiện trên giấy làm
việc của KTV trích như sau:
19
19
Bng 2.5. Thụng tin c bn v khỏch hng XYZ
Công ty dịch vụ t vấn tài chính kế toán và kiểm toán
Thụng tin chung v khỏch hng
Tên khách hàng:XYZ
I. Thông tin chung
a, Loại hình doanh nghiệp:

Doanh nghiệp nhà nớc
Công ty Cổ phần
Công ty TNHH
DN100% vốn nớc ngoài
Liên doanh
Hợp đồng hợp tác KD
b, Địa chỉ

- Trụ sở chính: S 45-ngừ 31 Nguyn Chớ Thanh-H
Ni
- in thoi: 8563006-8063995 Fax:8368542
c, Hồ sơ pháp lý:
* Thành lập theo Quyết định số: 8943/Q -UB
* Thành lập theo Giấy ĐKKD số: 0103006172
* Vốn điều lệ: 17.500,000 VND
* Thời gian hoạt động của Công ty: 30 năm

d, Ngành nghề sản xuất kinh
doanh chính (Theo giấy
ĐKKD hoặc Giấy phép đầu t)
- Sn xut v kinh doanh cỏc loi bỏnh, mt ko, nc
gii khỏt, nc hoa qu
- i lý buụn bỏn l cỏc loi tiờu dựng( cụng ngh phm,
in mỏy, nụng sn..,)
- Kinh doanh xut nhp khu mỏy múc, thit b, vt t sn
xut, t liu tiờu dựng.
- Mua bỏn c phiu trờn th trng chng khoỏn theo quy
nh ca phỏp lut
II. Cơ cấu tổ chức hoạt động
1. Cơ cấu tổ chức Hi ng qun tr bao gm 1 ch tch, 1 phú ch tch v 3
u viờn. Ban Giỏm c gm mt Tng Giỏm c v 1 Phú
Tng Giỏm c. Ban Kim soỏt gm 1 trng ban v 2 u
viờn.
III. Hệ thống kế toán
20
20
a, Tæ chøc Bé m¸y kÕ to¸n
Một kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp và 4 kế toán khác
gồm kế toán tiền, TSCĐ, Mua hàng thanh toán, bán hàng thu
tiền
b, ChÕ ®é kÕ to¸n ¸p dông
 ChÕ ®é kÕ to¸n ViÖt Nam
Chế độ của kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định
1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, Quyết định số
167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000,
c, H×nh thøc kÕ to¸n
 NhËt ký chung

 NhËt ký chøng tõ
 Chøng tõ ghi sæ

( Trích giấy làm việc của KTV trong hồ sơ năm Công ty XYZ)
Qua việc thu thập thông tin cơ bản của các khách hàng, ta thấy hai Công ty
ABC, XYZ hiện cả sản xuất và kinh doanh thương mại tuy vậy việc kinh doanh
thương mại ở hai công ty được chú trọng hơn. Điều đó chứng tỏ để thực hiện tốt
cuộc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán ở hai công ty cần phải tập
trung vào kiểm toán khoản mục phải trả người bán và hàng tồn kho.
2) Quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán tại Công ty
Thực tế cho thấy việc tiếp cận khách hàng đối với khách hàng truyền thống
và khách hàng mới là khác nhau. Công ty ABC là khách hàng truyền thống của
AASC đã được AASC kiểm toán từ năm 2003. Hàng năm, sau khi kết thúc kiểm
toán, lập thư quản lý AASC luôn bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục kiểm toán
đối với công ty. Còn đối với công ty XYZ là khách hàng mới lại thực hiện kiểm
toán năm tài chính đầu tiên nên AASC gửi thư chào hàng kiểm toán nêu rõ các
dịch vụ mà AASC đã có kinh nghiệm như dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn tài
chính và quản trị kinh doanh, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ đào tạo và hỗ trợ
tuyển dụng…
Hợp đồng kiểm toán được ký kết là điểm khởi đầu của cuộc kiểm toán. Căn cứ
vào những điều đã thương lượng tại hợp đồng kiểm toán, AASC xem xét những
yêu cầu kiểm toán của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và phân công nhân sự
21
21
phù hợp cho cuộc kiểm toán. Số lượng, chất lượng KTV phụ thuộc mức độ phức tạp
của công việc, quy mô của đơn vị khách hàng và yêu cầu cụ thể của từng khách
hàng.
Cụ thể, trong cuộc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty
ABC, do ABC là khách hàng truyền thống của AASC nên kế hoạch kiểm toán được
thiết lập đơn giản hơn. Để công việc kiểm toán được diễn ra thuận lợi AASC cử

KTV LAT đã thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán năm trước phụ
trách. Kế hoạch tiến hành kiểm toán tại ABC từ ngày 30/2/2007 đến 7/3/2007. Còn
công ty XYZ, công việc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán do KTV PLH
và trợ lý kiểm toán TTH thực hiện từ ngày 14/1/2007 đến 29/1/2007.
Cuộc kiểm toán tại hai công ty ABC và XYZ ngoài các KTV và trợ lý kiểm
toán đã được phân công nhiệm vụ không có sự tham gia của các chuyên gia bên
ngoài khác. Sau đây là các bước tiến hành của một cuộc kiểm toán chu trình
mua hàng thanh toán tại Công ty:
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán
2.2.1.1. Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng
Trong kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán việc đánh giá hệ thống
KSNB của khách hàng của KTV thường đạt được thông qua sự hiểu biết về môi
trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và cuối cùng là kiểm
toán nội bộ. Để hiểu biết về hệ thống KSNB đối với chu trình mua hàng và thanh
toán tại công ty ABC và XYZ KTV phải tìm hiểu các thủ tục và quy trình đối với
các chức năng, nhận hàng, thanh toán, đồng thời phải hiểu về hạch toán hàng tồn
kho và khoản phải trả người bán và hạch toán chi phí liên quan đến hàng tồn kho
của khách hàng
Trước tiên, để đánh giá hệ thống KSNB một cách tổng quan nhất KTV phải
xem xét đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của hai công ty khách hàng ABC,
XYZ và mức độ tin cậy vào hệ thống KSNB của hai Công ty.
22
22
Bộ máy quản lý của công ty ABC rất chặt chẽ. Mọi hoạt động của công ty
được quản lý chặt chẽ theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty nhằm quán triệt các chính
sách, các chế độ, các quy định của Nhà nước. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu tổ
chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch… Để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất
kinh doanh, Ban Giám đốc quy định trong cơ cấu tổ chức có phòng vật tư để đảm
nhiệm cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Các nhân viên của công
ty nói chung và nhân viên phòng vật tư nói riêng được công ty tuyển dụng đều đủ

trình độ, năng lực làm việc. Trong bộ máy kế toán có kế toán mua hàng và thanh
toán phụ trách ghi sổ các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán. Hàng năm Công ty luôn
tổ chức nhiều cuộc Kiểm toán nội bộ xuống các chi nhánh để điều chỉnh công tác
hạch toán kế toán của các chi nhánh. Công ty là khách hàng truyền thống của AASC
nên các hồ sơ liên quan đến hệ thống KSNB của công ty được lưu trong hồ sơ kiểm
toán thường niên. Vì vậy, khi tiến hành kiểm toán của năm nay, KTV có thể không
thực hiện phỏng vấn theo bảng câu hỏi. Tuy nhiên, KTV tiến hành tìm hiểu xem
trong năm 2006 công ty có thay đổi lớn trong bộ máy quản lý, cũng như thay đổi có
liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán (những thay đổi về chính sách mua
hàng và thanh toán, nhân viên thực hiện chu trình, thay đổi nhà cung cấp, hay thay
đổi cách thức hạch toán…).
23
23
Bảng 2.6: Đánh giá hệ thống KSNB về nhân sự kế toán tại Công ty ABC
C«ng ty dÞch vô t vÊn tµi chÝnh kÕ to¸n vµ kiÓm to¸n
Bước công việc Có Không
Không áp
dụng
Ghi
chú
1.Việc phân công công việc cho các nhân viên kế
toán có được cập nhật thường xuyên không?
2.Có các văn bản quy định chức năng của các nhân
viên kế toán không?
3. Các nhân viên kế toán có được đào tạo qua
trường lớp chính quy hay không?
4. Các nhân viên kế toán có làm việc trong ngày
nghỉ không?
5.Hoạt động của bộ máy kế toán có được ghi trong
quy chế KSNB của công ty (Điều lệ, quy chế tài

chính, nội quy)
6.Trong công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ hay
ban kiểm soát không?






Kết luận: Hệ thống KSNB đối với nhân sự kế toán
Khá  Trung bình Yếu
(Trích giấy làm việc lưu tại hồ sơ kiểm toán chung Công ty ABC)
24
24
Bng 2.7. Bng ỏnh giỏ h thng KSNB ca khon phi tr v hng tn
kho Cụng ty ABC
Công ty dịch vụ t vấn tài chính kế toán và kiểm toán
Bớc công việc
Có Không Không
áp dụng
Ghi
chú
1. Có theo dõi riêng biệt từng khoản phải thu, phải trả
của khách hàng không?


2. Có đối chiếu công nợ thờng xuyên với khách hàng
hay không?



3. Có thờng xuyên rà soát lại các khoản công nợ để xử
lý kịp thời không?


4. Việc hạch toán các khoản phải thu, phải trả có dựa
trên căn cứ chứng từ không?


5. Việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có
đúng kỳ không?


6. Cuối kỳ, các khoản công nợ có gốc bằng ngoại tệ
có đợc đánh giá lại theo tỷ giá cuối kỳ không?


7. Có thực hiện kiểm kê hàng tồn kho theo đúng qui
định không?


8. Có thực hiện mang hàng tồn kho đi thế chấp để vay
vốn không?


9. Bảo vệ cơ quan có ký xác nhận trên những phiếu
nhập hàng và hoá đơn giao hàng không?



10. Địa điểm bố trí kho có an toàn không?



11. Hệ thống thẻ kho có đợc duy trì không?


12. Thủ kho có đợc đào tạo chính quy không?


13. Có thực hiện phân loại những khoản mục hàng
tồn kho chậm luân chuyển, h hỏng và lỗi thời
không và có để chúng riêng ra không?


14. Khách hàng đã xác định dự phòng giảm giá hàng
tồn kho cha?


15. Các phiếu nhập, xuất kho có đợc ghi sổ kế toán
kịp thời không?


25
25

×