Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 10-11 của phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.12 KB, 15 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẮK R’LẤP
PHÒNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 - 2011
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Đắk R’Lấp, Tháng 9 năm 2010
1
UBND HUYỆN ĐĂK R’LẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GD & ĐT Độc lập -Tự do -Hạnh phúc

Số: 299 /NVNH –THCS Đăk R’lấp, ngày15 tháng 9 năm 2010
NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 - 2011
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Căn cứ Quyết định số 1039/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND Tỉnh ngày 16
tháng 7 năm 2010 về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2010 – 2011 của
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Căn cứ công văn số 1241/SGD&ĐT-GDTrH ngày 07 tháng 9 năm 2010 về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Sở GD&ĐT tỉnh
Đăk Nông. Nay Phòng giáo dục & Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học 2010 – 2011 bậc Trung học cơ sở như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1.Thuận lợi.
Được sự quan tâm thường xuyên của cấp ủy Đảng, HĐND, UBND huyện,
Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Nông về việc chăm lo cơ sở vật chất cho các
trường học trong toàn huyện, đặc biệt là các trường thuộc vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó được sự ủng hộ rất nhiệt tình của cấp ủy Đảng và Chính
quyền địa phương các xã trong toàn huyện, các bậc phụ huynh thực sự quan tâm
đến con em mình, góp phần hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường học, công tác xã


hội hóa trong trường học đã thu được những kết quả tương đối cao.
2. Khó khăn.
Hầu hết các phòng chức năng, phòng bộ môn, hệ thống thư viện, thiết bị
còn thiếu.
Chỗ ở của các thầy cô giáo hầu như còn ở tạm bợ, một số giáo viên ở các xã
Kiến Thành, Kiến Đức còn phải đi thuê chỗ ở. Chính vì vậy còn ảnh hưởng đến
công tác giảng dạy và đời sống của giáo viên.
Đời sống của nhân dân ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy
dẫn đến sự quan tâm đến con em mình còn hạn chế, cho nên chất lượng của học
sinh ở vùng sâu, vùng xa chưa cao.
B. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM.
1. Đẩy mạnh thực hiện ba cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh", “Không bệnh thành tích trong giáo dục, không tiêu cực trong
thi cử”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
trở thành hoạt động thường xuyên trong mọi hoạt động của trường trung học. Tiếp
2
tục tổ chức phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
thiết thực, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhà trường.
2. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục:
2.1. Tiếp tục tập trung chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức,
kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; tạo ra sự chuyển biến cơ bản
về đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.2. Tổ chức đánh giá một năm triển khai thực hiện chủ trương “Mỗi giáo
viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và
quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi
huyện, thị có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học” đối với từng cấp học,
đổi mới kiểm tra đánh giá tích cực và hiệu quả ở từng cấp học, từng địa phương.
2.3. Tiếp tục tăng cường kỷ cương, nề nếp trong quản lý dạy học, kiểm tra,

đánh giá, thi cử. Tăng cường vai trò của các phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám
hiệu các trường trong việc quản lý thực hiện chương trình giáo dục, tổ chức đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
2.4. Tiếp tục đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên
lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng giáo dục
giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường,
các tai nạn, tệ nạn xâm phạm trường học.
3. Triển khai có hiệu quả việc đánh giá cán bộ quản lý các trường học theo
Chuẩn hiệu trưởng; đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Xây dựng
kế hoạch và lộ trình bồi dưỡng ở mỗi cấp quản lý và mỗi cơ sở trường học để cán bộ
quản lý, giáo viên trung học phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao.

C. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. THƯC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM
GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “HAI
KHÔNG”
1.Tập trung chỉ đạo tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tổ chức học tập,tu
dưỡng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên về đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, phấn
đấu thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ trong các hoạt động giáo dục.
Thực hiện nghiêm túc Quyết định số: 16/2008/QĐ-BGD-ĐT của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ngày 16/04/2008 về Quy định về đạo đức nhà giáo. Gắn với cuộc
vận động “Hai không” và cuộc vận động “Dân chủ , kỷ cương, tình thương,
trách nhiệm” với thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, kiên quyết
đấu tranh và xử lý kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo.
2. Triển khai phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, tập trung giải quyết 3 vấn đề: Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an
toàn, phù hợp với điều kiện thực tế, tổ chức dạy và học có hiệu quả nhằm giảm tỉ
lệ yếu, kém, học sinh bỏ học, tham gia chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa của
địa phương. Phấn đấu mỗi địa phương có một trường đạt tiêu chuẩn. “Trường
3

học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhiệm vụ thực hiện các cuộc vận động và các
phong trào thi đua gắn liền với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan và nhà trường,
tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục trung học.
- Tổ chức cho giáo viên tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử (E-
learning); tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội
thi năng khiếu văn nghệ, TD-TT, tin học, ngoại ngữ… Tiếp tục các cuộc thi Giải
toán trên máy tính cầm tay, Giải toán trên Internet (Violympic), tham gia cuộc thi
Olympic Tiếng Anh trên Internet… theo hướng tăng cường tính giao lưu, hợp tác
nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết
về giá trị văn hoá truyền thống và tinh hoa văn hoá thế giới.
- Chủ động phối hợp với chính quyền, đoàn thể và các tổ chức ở địa phương
thực hiện các chương trình phối hợp: An toàn giao thông, phòng chống ma túy,
phòng chống tai nạn thương tích, tệ nạn xã hội… để đảm bảo học sinh được “an
toàn đến trường”; chỉ đạo các trường THCS, chủ động xây dựng quy tắc ứng xử văn
hoá trường học, củng cố kỷ cương nề nếp, tăng cường giáo dục kỷ luật tích cực, bài
trừ các hành vi đối xử không thân thiện trong các cơ sở giáo dục trung học, không
để xảy ra bạo lực học đường.
Kế hoạch xây dựng thêm 05 trường học thân thiện: Trường THCS Nguyễn
Văn Linh, THCS Nguyễn Trãi, THCS Lương Thế Vinh, THCS Trần quang Khải
và THCS Võ Văn Kiệt.
II. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học
1.Tổ chức thực hiện tốt chương trình và kế hoạch giáo dục
1.1 Thực hiện chương tốt chương trình:
a/ Thực hiện Khung phân phối chương trình:
Căn cứ phân phối chương trình đã thực hiện trong năm học 2009- 2010,
các trường có thể đề xuất Sở Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh phân phối chương
trình trên cơ sở đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học thống nhất
cả tỉnh, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực
hành và kiểm tra định kỳ.

Các trường có đủ điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất thì bố trí dạy học trên
6 buổi/tuần, với các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh
tự học có hướng dẫn của giáo viên, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, văn
nghệ, thể thao, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với từng
đối tượng học sinh, không gây “quá tải”; không được ép buộc học sinh dưới bất
kỳ hình thức nào.
Nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để huy động và sử
dụng có hiệu quả ngân sách, các nguồn kinh phí đóng góp tự nguyện để tăng
cường cơ sở vật chất và đảm bảo chi phí các hoạt động dạy và học.
b) Về phân phối chương trình dạy học tự chọn
4
Dạy học chủ đề tự chọn bám sát là để ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu kiến
thức, kỹ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Hiệu trưởng các trường lập
Kế hoạch dạy học chủ đề tự chọn bám sát (chọn môn học, ấn định số tiết/ tuần
cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kỳ trên cơ sở đề
nghị của các tổ/ nhóm chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm lớp.
c) Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chủ đề tự chọn nâng cao, chủ đề
tự chọn bám sát các môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp
loại học sinh THCS và học sinh THPT của Bộ GDĐT.
1.2. Về việc thực hiện các hoạt động giáo dục:
a) Việc phân công giáo viên thực hiện các Hoạt động giáo dục:
Trong Kế hoạch dạy học quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông do
Bộ GDĐT ban hành, các hoạt động giáo dục đã được quy định thời lượng với số
tiết cụ thể như các môn học; việc tham gia điều hành các hoạt động giáo dục tập
thể (chào cờ đầu tuần và sinh hoạt cuối tuần) thuộc nhiệm vụ quản lý của Hiệu
trưởng, Phó hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp, không tính là giờ dạy học.
b) Việc thực hiện tích hợp giữa Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Hoạt
động giáo dục hướng nghiệp, môn Công nghệ:
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Thực hiện đủ các chủ đề quy định
cho mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/ tháng và tích hợp nội dung Hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp vào môn Giáo dục công dân như sau:
+ Cấp THCS: (các lớp 6, 7, 8, 9) ở các chủ đề về đạo đức và pháp luật.
Đưa nội dung giáo dục về Công ước Quyền trẻ em của Liên Hiệp quốc vào
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 9 và các hoạt động hưởng ứng phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GDĐT phát động.
- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Thời lượng Hoạt động giáo dục hướng
nghiệp được bố trí 9 tiết/ năm học.
+ Lớp 9: Tích hợp vào Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở chủ điểm
tháng 9 “Truyền thống nhà trường” và chủ điểm tháng 3 “Tiến bước lên Đoàn”
Nội dung tích hợp do các trường THCS hướng dẫn giáo viên thực hiện cho
sát thực tiễn địa phương. Cần hướng dẫn học sinh tự đánh giá năng lực và điều
kiện của bản thân, gia đình để lựa chọn con đường học lên sau THCS (THPT,
GDTX, TCCN, học nghề…) và sau THPT (ĐH, CĐ, TCCN…) hoặc đi vào cuộc
sống lao động. Về phương pháp tổ chức thực hiện Hoạt động hướng nghiệp, có
thể riêng theo lớp hoặc theo khối lớp; có thể giao cho giáo viên hoặc mời chuyên
gia, nhà quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp giảng dạy.
c) Về Hoạt động giáo dục nghề phổ thông:
Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 8608/BGDĐT-GDTrH ngày
16/8/2007 của Bộ GDĐT.
1.3. Việc thực hiện các nội dung giáo dục địa phương: Thực hiện theo
hướng dẫn tại Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 7/7/2008.
1.4. Thực hiện giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, đa
5
dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên trong một số môn học theo hướng dẫn của
Bộ GD&ĐT.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
2.1. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học:
a) Căn cứ vào những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, các
trường tổ chức và thực hiện có hiệu quả các giải pháp:

- Kiên trì tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực học sinh dựa trên
chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Thiết
kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết
kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là
đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); chú ý bồi dưỡng năng lực tư duy
độc lập, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc
không nắm vững bản chất;
- Giáo viên sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh
tình trạng dạy học thuần tuý theo lối đọc-chép; chú trọng phát huy tính tích cực,
hứng thú trong học tập của học sinh, đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo viên trong
tổ chức quá trình dạy học;
- Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu,
tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên từng học sinh học tập; chú trọng tổ
chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm; rèn kỹ năng tự học, tạo
điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
- Tăng cường sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài giảng;
khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn,
phòng học bộ môn; coi trọng thực hành, thí nghiệm; đảm bảo cân đối giữa việc
truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo chuẩn kiến thức và
kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; chú trọng liên hệ thực tế trong
giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học.
b) Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra,
đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội cho học sinh.
c) Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác
bồi dưỡng và dự giờ thăm lớp của giáo viên; tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở
các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi giáo
viên dạy giỏi các cấp.
d) Nhà trưởng tổ chức cho giáo viên đăng ký và tạo điều kiện để giáo

viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến kinh nghiệm cải tiến
phương pháp dạy học; Mỗi trường THCS xây dựng được một tổ giáo viên cốt
cán các bộ môn.
2.2. Chỉ đạo tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá:
a) Căn cứ vào những yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá, các
trường thực hiện hiệu quả các giải pháp:
6

×