Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

MÔN TOÁN 8 - BÀI 2 : LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.65 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI 2 : LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP NHÂN</b>
<b>1.Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương:</b>


 Quy tắc :


Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức với cùng một số dương ta được bất đẳng thức
mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho.


<i><b>Ví dụ</b></i>: 4 < 9; nhân cả hai vế với 2 thì được 4.2 < 9.2
-3 < 1; nhân cả hai vế với 4 thì được ( -3).4 < 1.4
<i><b>Tính chất</b></i>: Với ba số a, b, c mà c > 0, ta có:


Nếu a < b thì ac < bc ; nếu a ≤ b thì ac ≤ bc
Nếu a > b thì ac > bc ; nếu a ≥ b thì ac ≥ bc
<b>2.Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm : </b>


 Quy tắc :


Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức với cùng một số âm ta được bất đẳng thức mới
ngược chiều với bất đẳng thức đã cho.


<i><b>Ví dụ</b></i>: 4 < 9; nhân cả hai vế với ( -2) thì được 4.(-2) > 9.(-2)
-3 < 1; nhân cả hai vế với ( -4) thì được ( -3).( -4) > 1.(-4)
<i><b>Tính chất</b></i>: Với ba số a, b, c mà c < 0, ta có:


Nếu a < b thì ac > bc ; nếu a ≤ b thì ac ≥ bc
Nếu a > b thì ac < bc ; nếu a ≥ b thì ac ≤ bc


<i><b>Lưu ý</b></i>: Khi chia cả hai vế của bất đẳng thức cho cùng một số khác 0, ta được bất
đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho nếu số đó dương, ngược chiều
với bất đẳng thức đã cho nếu số đó âm.



<b>3.Tính chất bắc cầu của thứ tự : </b>


<i><b>Tính chất bắc cầu</b></i> : Với ba số a, b, c ; nếu a < b và b < c thì a < c.


Tương tự, các thứ tự lớn hơn ( > ), nhỏ hơn hoặc bằng ( ≤ ), lớn hơn hoặc bằng ( ≥ )
cũng có tính chất bắc cầu.


<b>Bài tập:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>

<!--links-->

×