Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Skkn một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.2 MB, 38 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành học mầm non giữ vai trị quan trọng bởi nó là bậc học đầu tiên
trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho các bậc học sau.
Vì vậy các em phải được chăm sóc, phải được giáo dục khi trẻ còn ở lứa tuổi
nhà trẻ mẫu giáo. Ngay từ lứa tuổi này, các em phải được giáo dục tiếp thu kiến
thức một cách tốt nhất được trang bị đầy đủ những tri thức của chủ nhân tương
lai đất nước.
Trong thời gian gần đây vấn đề dạy kỹ năng sống cho trẻ được rất nhiều
các bậc phụ huynh quan tâm. Nhằm đáp ứng về kỹ năng sống cho trẻ, nhiều
trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy kỹ năng
sống cho trẻ như thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Có thể từ kỹ
năng sống cịn rất mới mẻ nên chúng ta cịn quan trọng hóa vấn đề mà không để
ý rằng ở nhà, ở trường lớp trẻ vẫn được rèn luyện “Kỹ năng sống” cơ bản.
Những kỹ năng sống rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân
cách cho trẻ.
Trong những năm gần đây, ngành học mầm non đã triển khai xây dựng
lồng ghép chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống” vào chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ mầm non. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây
dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực
giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích
hợp.
Là giáo viên đứng lớp, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để giáo
dục, uốn nắn cho trẻ những hành vi đúng, cách cư xử lịch sự, văn minh. Vì thực
tế qua cơng tác, tơi thấy được một số khó khăn trong việc giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ: Ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ, trẻ cịn thực hiện theo ý
thích, chưa tự ý thức được hành động, hành vi của mình, chưa có nề nếp thói
quen tốt trong sinh hoạt. Trẻ chưa nhận biết và thể hiện được một số trạng thái
cảm xúc của bản thân và những người xung quanh để trẻ có những hành động
đúng.

1




Về phía các bậc cha mẹ trẻ, cịn số đơng các gia đình cịn chiều chuộng,
cung phụng con cái khiến trẻ khơng có kỹ năng tự phục vụ, chưa có nề nếp trong
sinh hoạt hàng ngày. Cha mẹ không chú ý đến con mình ăn uống như thế nào, trẻ
có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay khơng? Và vì sao
chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì? Một số
cha mẹ thì quan tâm đến con cái nhưng chưa chú ý dạy con cách cư xử, nhiều
lúc vơ tình cịn hùa theo cái sai của con cái.
Tơi nhận ra rằng, tất cả những kỹ năng đó phải bắt đầu từ việc chúng ta
muốn trẻ lớn lên trở thành những người như thế nào, bản thân chúng ta cần gì,
thiếu gì, dựa vào cái gì để thành cơng thì hãy dạy cho con cái chúng ta những
điều y như thế. Việc xây dưng kỹ năng sống cho trẻ khơng gì hơn là cho trẻ cơ
hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Có
thế chúng ta mới có thể có những người chủ động, tích cực, hịa đồng và đầy đặc
biệt.
Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tơn
vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển
tồn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã
hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.
Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển
nhân cách do đó cần giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng
và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
Với khả năng tiếp thu, nhận thức của trẻ mầm non, trẻ dễ nhớ mau quên
đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Để bước đầu trang bị những
hành trang, kiến thức về cuộc sống, những kỹ năng sống sao cho phù hợp với
nhân cách con người, với cuộc sống thế giới xung quanh cho trẻ thì cơ giáo
chính là người giữ vai trị và nhiệm vụ quan trọng cũng như bước đầu giúp trẻ
có kỹ năng như: Tự nhận thức, tự phục vụ, biết đoàn kết với bạn bè,... Nhưng
làm thế nào để cung cấp những kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả nhất?

Chính vì vậy, tơi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống
cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại lớp D1 trường mầm non A xã Ngọc Hồi”.
2


* Mục đích của đề tài này:
Với đề tài trên tơi muốn giúp trẻ có những kỹ năng ban đầu về cuộc sống,
có những kinh nghiệm sống, sao cho phù hợp với cuộc sống đang biến đổi
không ngừng. Sau một năm thực hiện, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất thích thú khi
trẻ được học về những kỹ năng sống cơ bản qua các hoạt động học, giờ ăn, hoạt
động trò chơi và các kỹ năng tự phục vụ của trẻ. Việc tìm ra các biện pháp phù
hợp giúp cho trẻ tiếp thu tốt hơn, trẻ có nề nếp hơn và mạnh dạn, tự tin khi tham
gia các hoạt động.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là:
Các biện pháp giúp phát triển kỹ năng sống cơ bản cho trẻ, hình thành các
kỹ năng như: Tự phục vụ, giao tiếp, tự nhận thức, hợp tác. Từ đó trẻ có ý thức về
bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đốn và giải
quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi.
* Phạm vi áp dụng:
Để nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã thực nghiệm trên trẻ lớp nhà
trẻ 24- 36 tháng - D1 trường mầm non A Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu 9 tháng (bắt đầu từ tháng 9/2013 đến cuối tháng
4/2014).
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp tham khảo tài liệu
- Phương pháp điều tra thực trạng
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
3


Từ năm học 2008 - 2009 Bộ GD - ĐT đã phát động phong trào “Xây
dựng, trường học thân thiên, học sinh tích cực”. Trong năm nội dung thực hiện
có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, với yêu cầu tăng cường sự tham gia
một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác,
chủ động, ý thức, sáng tạo. Giống như thầy Nguyễn Phú Cường, hiệu trưởng
trường phổ thông Quốc tế Việt Nam đã từng nói “Chúng ta nên học hỏi những
tiến bộ của nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, bởi giáo dục tồn diện chính là
mơ hình giáo dục hướng về học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Trước hết học
sinh cần được dạy để biết làm chủ bản thân, để giao tiếp tốt với mọi người và có
khả năng giải quyết khi gặp những vấn đề rắc rối khó khăn”.
Thực tế nhiều trường hiện nay dường như chỉ quan niệm dạy kiến thức
chứ chưa dạy trẻ thái độ ứng xử các mối quan hệ đó là (quan hệ với con người,
với thiên nhiên), vì vậy rất nhiều điều trong cuộc sống mà trẻ không được học.
Trẻ chỉ biết ăn, ngủ, học và vui chơi, trong khi đó kỹ năng tự chủ và kỹ năng
giao tiếp khơng được chú ý và thực hiện cịn kém. Trẻ chưa có những kiến thức,
kinh nghiệm về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống phù hợp. Như vậy, có thể
thấy hành trang vào đời của trẻ còn nhiều thiếu hụt, trong đó có sự thiếu hụt về
kỹ năng sống, những kỹ năng đó sẽ giúp trẻ có hành trang tự tin, làm chủ cuộc
sống. Vậy để trẻ có những kỹ năng sống tốt, phù hợp với cuộc sống bên ngoài,
thế giới xung quanh. Ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được các cô giáo cung
cấp cho trẻ những kỹ năng sống, những kỹ năng đơn giản qua các hoạt động
hàng ngày của trẻ ở lớp.
Đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24 -36 thàng tuổi khả năng nhận thức của trẻ
cịn có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ dễ quên và hay hành động theo ý muốn. Vì vậy

để dạy những kỹ năng sống cho trẻ chỉ là những bước đầu giúp trẻ các kỹ năng
như: Biết về bản thân mình, mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản
thân, biết hợp tác chơi với các bạn, kỹ năng thích nghi với mơi trường,... Để trẻ
có được những kỹ năng ở lứa tuổi này, cơ giáo cần nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng
tạo, lồng ghép các hoạt động để truyền thụ các kỹ năng cho trẻ.

4


Giáo dục kỹ năng sống là một tiến trình: giáo viên trang bị cho trẻ kiến
thức; giúp trẻ có ý thức và niềm tin để thay đổi. Trẻ phải được thực hành để có
kỹ năng. Trẻ cần được hướng dẫn vận dụng kỹ năng vào các sinh hoạt thường
ngày của trẻ. Điều quan trọng nhất là những kỹ năng này trở thành một thói
quen tốt.
Ngày xưa trong giáo dục truyền thống trẻ chỉ việc nghe lời cha mẹ.
Những gì học ở gia đình và xã hội lại giống nhau. Một hành vi sai trái thường bị
xã hội đồng loạt lên án, nên ít ai dám hành động tiêu cực. Ngày nay thì khác,
những gì học trong gia đình và tác động của xã hội rất khác nhau qua bạn bè,
truyền thông đại chúng, phim ảnh … trong nhiều trường hợp, trẻ phải tự ứng
phó một mình. Có khi cha mẹ có đó, nhưng theo khơng kịp những biến động xã
hội ngày càng dồn dập. Với sự bùng nổ thông tin, trẻ tiếp cận với đủ thứ loại tác
động, tốt có, xấu có. Một số khơng nhỏ phải rời bỏ gia đình, hoặc phải bươn chải
kiếm sống, thậm chí gánh vác trách nhiệm của người lớn. Do ngày càng có
nhiều việc phải quyết định một mình nên trẻ khơng chỉ cần được biết thế nào là
điều hay lẽ phải mà còn phải có khả năng hành động theo nhận thức.
Trước tình hình này, các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục
đề tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách
thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ biến
nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà cịn phải làm
được điều mình hiểu. Cách dạy cũ theo kiểu giảng suông, dạy vẹt, học vẹt không

đạt được sự thay đổi hành vi này.
Trong cách giáo dục mới, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn
gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hịa giữa cái tơi và cái chúng ta, có
những chọn lựa và quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến.
Để có năng lực tâm lý xã hội này, trẻ được dạy các kỹ năng như: ý thức về bản
thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đốn, truyền thơng
và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề.
Phương pháp giáo dục là đặt trẻ trước những tình huống khó giải quyết để
trẻ giải quyết theo nhóm thơng qua thảo luận, trị chơi, sắm vai, vẽ tranh hay
5


hành động cụ thể. Qua đó, trẻ học bằng hành động và tự quyết định với sự góp ý
của nhóm bạn. Tác động của nhóm bạn rất mạnh mẽ theo hướng tích cực hay
tiêu cực. Nếu sức ép của nhóm bạn xấu có thể khiến trẻ chấp nhận làm chuyện
sai trái, thì giáo viên cũng có thể biến sức ép này thành tích cực để giúp cá nhân
có những quyết định lành mạnh.
Tuy nhiên, Giáo dục kỹ năng sống không dễ chút nào, vì nó nằm ngồi
cách suy nghĩ và thói quen của ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả
năng của trẻ để suy nghĩ và có hành động đúng. Người lớn khơng nên áp đặt ý
kiến của mình mà cần khơi dậy tiềm năng trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này
bằng thái độ thơng cảm và tơn trọng. Lịng tự tin của trẻ sẽ lớn rất nhanh nếu
người lớn nhìn chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với thái độ kiên
nhẫn.
Do đó, Giáo dục kỹ năng sống chỉ thành công với nhà giáo dục “kiểu
mới” khác với người thầy mệnh lệnh, bao cấp, suy nghĩ và hành động thay cho
trẻ. Trẻ phải chủ động mới biến được nhận thức thành hành động. Nhà giáo dục
này không chỉ phải rành tâm lý lứa tuổi, mà cịn phải có kiến thức và kỹ năng về
nhóm để biết vận dụng tâm lý nhóm vào cơng tác giáo dục. Sinh hoạt nhóm rất
quan trọng trong việc giúp trẻ nên chủ động để tự quyết. Giáo dục kỹ năng sống

cũng không thể thành công nếu xã hội, nhất là gia đình, khơng đổi cách nhìn đứa
trẻ, xem nó như “con nít, chẳng biết gì”, giáo dục theo kiểu nhục mạ, hạ thấp…
Nền tảng của Giáo dục kỹ năng sống là ý thức về giá trị bản thân nơi trẻ… mà
đây là một điều mà xã hội ta chưa quen lắm.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Đặc điểm tình hình chung:
Trường mầm non A xã Ngọc Hồi nằm ở ngoại thành Hà Nội. Nằm trên
khu đất canh tác của dân, được triển khai xây dựng thành trường học, nên xung
quanh còn nhiều bãi đất chống, ao hồ. Trường lại nằm gần đường quốc lộ nơi có
nhiều phương tiện giao thơng qua lại. Trường có hai khu chia làm 9 lớp, riêng
khu Ngọc Hồi được xây hai tầng khang trang, lớp học rộng rãi, sân chơi thoáng
6


mát. Tổng số học sinh toàn trường là 325 trẻ, có 36 đ/c - giáo viên - nhân viên
và 3 cán bộ quản lý.
Đội ngũ giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm cao
trong cơng việc.
Năm học 2013 - 2014, tôi được Ban giám hiệu phân cơng dạy trẻ lớp nhà
trẻ 24-36 tháng. Lớp có 3 cơ phụ trách và 40 cháu, trong đó:
- Có 22 cháu nam và 18 cháu nữ.
- 65 % phụ huynh làm nông nghiệp.
- 10 % phụ huynh làm công nhân viên chức.
- 25% phụ huynh huynh làm nghề tự do.
Từ thực tế trên khi thực hiện đề tài tôi đã gặp một số thuận lợi và khó
khăn sau:
2. Thuận lợi:
Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và kiến thức cho giáo
viên: cụ thể hàng tháng trường tổ chức 2 buổi họp chuyên môn để trao đổi về
phương pháp cũng như kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp giúp tất cả giáo

viên nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ.
Giáo viên có trình độ chun mơn vững vàng, nhiệt tình, u nghề, mến
trẻ, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc ni dạy trẻ, ln có tinh thần học hỏi,
rèn luyện.
Bản thân tơi đã có 8 năm trực tiếp giảng dạy nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ, nhất là lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng.
Các bậc phụ huynh quan tâm, tin tưởng gửi con, luôn phối hợp với giáo
viên trong việc giáo dục trẻ.
Lớp rộng rãi, thống mát, có đủ các phương tiện nghe nhìn giúp trẻ tiếp
thu một cách tốt nhất.
Khi thực hiện đề tài dạy kỹ năng sống cho trẻ tôi nhận được sự ủng hộ,
giúp đỡ của phụ huynh cũng như của Ban giám hiệu, cùng các chị em đồng
nghiệp trong trường, đặc biệt là sự phối hợp nhịp nhàng của chị em cùng lớp.
3. Khó khăn:
7


Trẻ từ 24 - 36 tháng, trẻ còn nhỏ, khả năng nói phát âm của trẻ cịn kém,
thời gian chăm sóc trẻ nhiều.
Đa số trẻ là con gia đình nơng thơn, điều kiện gia đình cịn khó khăn nên
sự quan tâm đến con em còn hạn chế, phụ huynh chỉ biết phối hợp với cơ giáo
về chương trình học của con và chăm sóc cho con thế nào cho tốt chứ phụ huynh
chưa thực sự quan tâm đến dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bé.
Ở nhiều gia đình trẻ được nuông chiều, cung phụng con khiến cho trẻ
không có kỹ năng tự phục vụ.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ từ 24-36 tháng tuổi còn mới mẻ và
khó khăn.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:


1. Biện pháp 1: Xác định các loại kỹ năng sống phù hợp độ tuổi để dạy trẻ:
Là một giáo viên mầm non, hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ.
Ngồi việc cung cấp dạy kiến thức cho các con ở các mơn học, các hoạt động
trong ngày, các cơ cịn giúp trẻ hình thành nhân cách, các ứng xử với con người,
với thiên nhiên. Đặc biệt là những cô giáo lớp nhà trẻ từ 24 - 36 tháng sẽ giúp
trẻ những kiến thức ban đầu về kỹ năng sống, giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối
giữa các mặt để khi lớn tuổi hơn trẻ không bỡ ngỡ, xa lạ trước những cuộc sống
khác lạ xung quanh. Trẻ sẽ học tốt nhất khi có được một cách tiếp cận cân bằng
về các mặt, các kỹ năng nhận thức, tình cảm quan hệ xã hội, các hành vi ứng xử
cơ bản với bạn bè, cơ giáo, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng vào
việc tập trung tiếp thu các kiến thức ở từng môn học một cách tốt nhất.
Qua việc dạy trẻ các kỹ năng sống, các quá trình tâm lý của trẻ phát triển
hơn như: Trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy..., sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức từ các môn
học sẽ tốt hơn và khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ nhanh hơn.

8


Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự
giác, thành thạo trong mọi hồn cảnh. Vì vậy, có người nói: Dạy trẻ 24 - 36
tháng tuổi những kỹ năng sống như vậy có q sớm khơng, trẻ có thực hiện
được khơng? Thật ra việc học kinh nghiệm sống với trẻ chẳng bao giờ là sớm,
có hàng trăm kỹ năng sống cần thiết với trẻ. Tùy theo lứa tuổi của trẻ để chọn ra
nội dung chương trình dưới nhiều hình thức khác nhau. Người giáo viên phải có
nhiệm vụ quan trọng để lựa chọn, xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp
với lứa tuổi từ 24 - 36 tháng. Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã lựa chọn một
số kỹ năng sống cơ bản để cung cấp cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi cụ thể như sau:
Kỹ năng
Nội dung lựa chọn
Tự phục vụ - Biết cất dép đúng nơi quy định

- Biết cất ba lơ đúng tủ của mình cịn tủ của bạn nào cao q thì
trẻ sẽ chỉ tủ của trẻ để cô giúp đỡ.
- Biết bê ghế về tổ, về bàn.
- Biết nhặt cơm rơi vãi vào khay.
- Đa số trẻ biết tự súc cơm ăn.
- Biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
Giao tiếp

- Biết lấy khăn, cốc để dùng.
- Bước đầu biết cách xưng hô chào hỏi cùng cô và một số trẻ tự
xưng hô tốt với người khác khi không có cơ giúp đỡ.
- Biết lắng nghe cơ nói và trả lời câu hỏi của cô khi được hỏi.

Tự nhận
thức
Hợp tác

- Trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với mọi người.
- Trẻ tị mị ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh.
- Trẻ nhận biết được tên, tuổi của mình, người thân và địa chỉ gia
đình, biết được tên những người xung quanh khi được hỏi đến.
- Trẻ biết kết hợp với bạn khi chơi.
- Trẻ biết đồn kết với bạn.
- Trẻ có thái độ cư sử đúng mực với bạn và mọi người xung
quanh.

Kết quả: Biện pháp trên tôi đã xác định được một số kỹ năng sống cơ bản,
cần thiết và quan trọng với trẻ vì vậy thơng qua việc xác đinh được những kỹ
9



năng sống cơ bản cần cung cấp cho trẻ trên đã giúp tơi thuận tiện trong q trình
dạy các kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về năm mặt: Đức, trí,
thể, mỹ, lao động.
2. Biện pháp 2: Khảo sát chât lượng đầu năm đối với trẻ.
Sau khi xác định được các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết và quan trọng
cần cung cấp cho trẻ tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để nắm được
tình hình của trẻ và có kế hoạch dạy trẻ cho phù hợp.
BẢNG KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẺ ĐẦU NĂM
Số trẻ đầu năm: 30 trẻ
Nội dung

Số trẻ

Tỉ lệ

Kỹ năng tự phục vụ

23/30

76 %

Kỹ năng giao tiếp

24/30

80 %

Kỹ năng tự nhận thức


24/30

80 %

Kỹ năng hợp tác

22/30

73 %

Qua bảng khảo sát trên tôi thấy các kỹ năng sống cơ bản của trẻ còn khá
thấp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác của trẻ còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp
của trẻ với mọi người xung quanh còn chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn, khả
năng tự nhận thức của trẻ chưa cao nên tôi luôn băn khoăn làm sao để tỉ lệ các
kỹ năng sống đó được nâng cao lên.
* Kết quả: Thông qua việc khảo sát trẻ đầu năm giúp cho tôi hiểu được sự
thiếu hụt cao về kỹ năng sống của trẻ. Từ những thực tế đó tơi đã lập kế hoạch
và đưa ra các hình thức, phương pháp phù hợp để dạy kỹ năng sống cho trẻ lớp
tôi.
3. Biện pháp 3: Dạy các kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động:
Trong việc cung cấp các kỹ năng sống cho trẻ, giáo viên là người giữ vai
trò quan trọng và là người trực tiếp truyền dạy những kinh nghiệm sống cho trẻ
thì việc đầu tiên đó là cô giáo phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử
cơng bằng với trẻ và đảm bảo an tồn cho trẻ.
10


3.1. Thông qua hoạt động vui chơi.
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ nhà trẻ: “Học mà chơi,
chơi mà học”. Chơi là một trong các hoạt động học tập của trẻ và có mục đích to

lớn đối với sự phát triển toàn diện về nhân cách con người. Thơng qua hoạt động
vui chơi cịn hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của
nhân cách con người.
Chính vì thế việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ không chỉ giúp
trẻ hình thành kỹ năng mà cịn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển những
kỹ năng sống. Với trẻ nhà trẻ, trẻ được học qua chơi điều đó khiến trẻ rất thích
thú, trẻ cảm thấy việc tiếp thu kiến thức sẽ nhẹ nhàng thoải mái mà không bị gị
bó vì vậy giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng
ngày của trẻ. Đối với trẻ chơi trị chơi có một vai trị rất quan trọng trong việc
rèn kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ khám phá thơng qua trị chơi, các hành động chơi
đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng.
Trong hoạt động vui chơi trẻ có thể tích lũy được kinh nghiệm, kỹ năng
sống đó là qua giờ hoạt động vui chơi của trẻ. Trẻ được chơi ở các góc, chơi tức
là trẻ đang được nhập vai, trẻ đang được học làm (hoạt động với đồ vật) giống
như người lớn, thơng qua các góc chơi: Bé và búp bê, góc vận động, góc sách
truyện, góc di màu...
Những góc chơi đều cung cấp cho trẻ những kỹ năng sống.
VD: Ở góc bé và búp bê: Thơng qua cách đóng vai trẻ học được các kỹ năng:
Giao tiếp, ứng sử, biết cách xưng hô, thể hiện tình cảm, biết quan tâm đến moi
người như bế em, ru em ngủ, xúc bột cho búp bê ăn, thay quần áo cho búp bê.
Ảnh minh họa:

11


Trẻ đang chơi trị chơi gia đình

Ví dụ: Ở góc vận động giáo viên tổ chức chơi trò chơi lăn bóng cho bạn, ... giúp
trẻ có kỹ năng chơi và sống với nhau gắn bó đồn kết với bạn và mọi người
xung quanh

Ảnh minh họa:

12


Bé chơi trị chơi “Lăn bóng cho bạn”.

Qua hoạt động vui chơi tơi cịn dạy cho trẻ những thói quen tốt: Đó là việc
hướng dẫn trẻ làm những việc nhẹ nhàng vừa sức, lần đầu cơ có thể hướng dẫn
trẻ làm cùng cơ sau đó cho trẻ tự làm cơ quan sát, kiểm tra và sửa sai cho trẻ. Cứ
như vậy tạo cho trẻ có nề nếp và thói quen lấy, cất đồ dùng,đồ chơi đúng nơi quy
định.
Ảnh minh họa:

13


Trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
3.2. Thông qua tác phẩm văn học.
Giáo viên cần kể truyện cho trẻ nghe ở mọi lúc mọi nơi như giờ hoạt
động học, vui chơi ở một nhóm nhỏ, hoặc kể truyện cho trẻ nghe vào buổi trưa
đối với những trẻ khó ngủ. Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu truyện cổ tích,
qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con
người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các câu truyện bằng tranh phù hợp với lứa
tuổi nhất là hiện nay công nghệ thơng tin đang được phổ biến thì có thể sưu tầm
những hình ảnh minh họa nội dung truyện để làm những hình động thì trẻ rất
hứng thú, những câu truyện đó phải phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để gợi mở tình
tị mị, ham học hỏi ở trẻ.
Ví dụ: Cô kể chuyện “Vườn hoa nhà bé Bi” cô đưa ra câu hỏi gợi mở:
+ Nhà bé Bi có vườn gì?

+ Ai đã cùng Bé bi tưới nước cho hoa?
+ Vườn nhà bé Bi có những loại hoa gì?
Câu chuyện giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ với mọi người bằng những
việc nhỏ vừa sức của mình.
Ảnh minh họa:

14


Cô kể truyện “Vườn hoa nhà bé Bi” trên máy vi tính.
vi tính”.

Ngồi ra, tơi có thể kể cho trẻ nghe các câu chuyện về tinh thần đoàn kết hợp
tác với nhau, bé đi học khơng khóc nhè, bé là bé ngoan, bé vui đến trường, bé
biết vâng lời, tình cảm yêu quý bạn bè, tình cảm gia đình, bé u lao động, tính
trung thực như: chuyện: “Đơi bạn tốt”, “Vịt con nói dối”, “Mời bạn đến chơi
nhà”, “Vì sao bé Bin nín khóc”, “Con u mẹ lắm”
VD: Thể hiện tình bạn của gà con và vịt con khi rủ nhau đi chơi gặp phải cáo và
chúng đã giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.
Ảnh minh họa:

15


VD: Khi trẻ mới đi học cơ có thể kể cho trẻ nghe câu truyện “Vì sao bé Bin nín
khóc” để trẻ hiểu được nội dung và trẻ đi học sẽ khơng khóc nhè nữa.
Ảnh minh họa:

16



VD: Khi tôi kể cho trẻ nghe câu truyện “Vịt con nói dối” thơng qua nội dung
truyện trẻ biết được trong cuộc sống trẻ khơng nên nói dối, phải thật thà từ đó
giáo dục kỹ năng sống như tính trung thực cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Ảnh minh họa:

17


3.3. Thông qua giờ ăn.
Trẻ được làm quen với những đồ dùng ăn uống và phân biệt, nhận biết
những đồ dùng này qua giờ nhận biết tập nói ở chủ đề “mẹ và những người thân
yêu của bé”. Trẻ sẽ nhận biết tốt hơn cụ thể hơn nữa vì đó là qua giờ ăn của trẻ
giúp trẻ nhận biết và sử dụng đúng các chức năng của các đồ dùng đó đúng như:
thìa để xúc cơm, bát để đựng cơm và thức ăn, khay để cơm rơi vãi và khăn lau
tay... từ đó cũng như giúp trẻ có những hành vi ăn uống như: Tự xúc cơm ăn, ăn
từ tốn, khơng làm vãi cơm, nếu có vãi thì nhặt vào khay, vỏ hoa quả, bánh kẹo
thì vứt vào thùng rác tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình
thành kỹ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.

18


Qua giờ ăn trẻ có thể học được những kỹ năng mà cơ đã dạy trẻ ngay từ
ban đầu đó là trẻ biết mời cô và các bạn cùng ăn cơm, tự xúc cơm ăn, biết nhặt
cơm rơi vãi ở bàn khi ăn, biết cách cầm thìa thế nào cho đúng và trẻ ăn ngon
miệng ăn hết xuất của mình.

Ảnh minh họa:


Giờ ăn của trẻ ở lớp.

3.4. Thông qua giờ đón, trả trẻ.
Qua giờ đón trả trẻ tơi thường dạy trẻ một số kỹ năng tự như: Trẻ tự cất
dép đúng nơi quy định, trẻ cất ba lô đúng nơi quy định, trẻ uống nước song biết

19


cất cốc đúng nơi quy định,... qua đó trẻ biết tự phục vụ mà không cần nhờ đến
sự giúp đỡ của người lớn
Khi mà trẻ tự cất ba lô, trẻ biết được đó là ngăn tủ để đựng đồ dùng cá
nhân của mình hàng ngày, trên đó cơ giáo có dán tên và ký hiệu để trẻ dễ nhớ và
nhận ra tủ của mình.
Ảnh minh họa:

Trẻ đang cất ba lơ vào tủ.
Ngày đầu đi học trẻ đã được cô giáo hướng dẫn cất dép ở đâu để cho gọn
gàng ngăn nắp và giờ trẻ đã tự giác khi bước chân vào lớp cất dép như thế nào
cho đúng quy định .
Ảnh minh họa:

20


Trẻ đang cất đép dúng nơi quy định.

Các kỹ năng cất cốc đúng nơi quy định trẻ đã được cô giáo hướng dẫn cụ thể
bây giờ mỗi lần uống nước song trẻ có thể tự cất cốc vào tủ mà không cần đến
sự giúp đỡ của cô.

Ảnh minh họa:

21


3.5 Thơng quaTrẻ
tổ uống
chức nước
hoạt động
ngồi
song cất
cốctrời.
đúng nơi quy định
Hoạt động ngồi trời là một hoạt động khơng thể thiếu trong chế độ sinh
hoạt một ngày của trẻ. Bởi thông qua đó trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên
nhiên, hít thở bầu khơng khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn trí
tị mị của trẻ.
Đối với trẻ nhà trẻ là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của
bé. Ở giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển
về mặt tư duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu khơng được tham gia
các hoạt động ngồi trời, sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng
giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hịa đồng…
Vì vậy, trong các hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ khơng thể thiếu các
hoạt động ngồi trời. Đây là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng
thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung
quanh trẻ.
Khi tổ chức các hoạt động có chủ đích, trẻ được tham gia vào các hoạt
động như quan sát, đi dạo giúp trẻ nhận biết, làm quen với môi trường và cuộc
sống xung quanh trẻ…Khi tổ chức hoạt có chủ đích tơi thường đưa ra các câu
hỏi, các tình huống để trẻ có thể hiểu hơn và giải quyết tình huống tốt hơn qua

đó giúp cho trẻ có các kỹ năng giao tiếp phù hợp với lứa tuổi.
22


VD: Khi cho trẻ quan sát vườn hoa tôi thường đặt ra những câu hỏi manh tính
gợi mở để cho trẻ suy nghĩ trả lời như:
- Đây là vườn hoa gì?
- Nó có những đặc điểm gì?
- Các con phải làm gì để cho vườn hoa ln đẹp?
Khi đó trẻ sẽ suy nghĩ để có trẻ trả lời được các câu hỏi của cô, trẻ thảo luận
về các câu trả lời với các bạn trong lớp sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong
giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi, hịa nhập khi đến các mơi trường
khác.
Ngồi ra khi trẻ tham gia vào hoạt động có chú đích, trẻ có thêm một số
kinh nghiệm sống, hình thành những thói quen tốt như: Biết giữ gìn vệ sinh nơi
cơng cộng, u thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây không ngắt lá bẻ cành
cây.
Thông qua việc tổ chức các trò chơi vận động và chơi tự do sẽ hình kỹ
năng hợp tác ở trẻ như biết chơi cùng bạn, biết nhường nhịn, không chen lẫn xô
đẩy khi chơi. Để phát triển kỹ năng này được tốt ở trẻ, tơi thường tạo ra tình
huống, u cầu, trị chơi mà cần đến sự hợp tác của 2 nhóm bạn để trẻ cùng nhau
giải quyết vấn đề.
3.6 Dạy kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Trong các kỹ năng sống chào hỏi cũng là một kỹ năng vơ cùng quan
trọng. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ có nhiều kiến thức về giao tiếp từ đó trẻ sẽ có
những cách xưng hơ phù hợp qua việc trị chuyện hàng ngày cùng cơ giáo, khi
trị chuyện cùng trẻ tơi thường đưa ra các câu hỏi cho trẻ trả lời:
+ Con chào bạn như thế nào?
+ Con chào bố, mẹ, ơng, bà ra sao?
Chính vì vậy, qua thời gian trẻ biết cách xưng hô với người lạ mà không

cần sự nhắc nhở của người lớn. Ngồi ra hình thức này sẽ cung cấp cho trẻ nhiều
kỹ năng sống cơ bản và cần thiết cho trẻ ngay khi trẻ còn nhỏ.
23


Một hoạt động khác cũng cung cấp cho trẻ nhiều kỹ năng sống đó là q
trình “sai vặt” trẻ. Việc sai vặt trẻ cũng rất quan trọng giúp cho trẻ có nhiều kinh
nghiệm sống như hiểu được mối quan hệ giữa các đồ vật, hiện tượng khi thực
hiện các yêu cầu của người lớn, ngồi ra hình thức này cũng giúp tôi nhận ra là
những trẻ nào nghe và hiểu được yêu cầu và thực hiện đúng yêu cầu của mình,
những cháu nào cịn yếu, chưa tự tin tơi có thể giúp đỡ và bổ sung những khiếm
khuyết đó. Quá trình sai vặt trẻ sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn và thích được giúp
cơ, trẻ quan sát cơ làm từ đó những kinh nghiệm của trẻ cũng được tích lũy. Tuy
vậy việc “sai vặt” này không nên quá lạm dụng như thấy trẻ nào làm được là chỉ
gọi mãi một cháu đấy.
* Kết quả: Qua thời gian trẻ lớp tơi có rất nhiều tiến bộ rõ rệt: thơng qua các
hoạt động trẻ được trải nghiệm, được khám phá, tìm tịi những điều mới lạ Trẻ
có kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn, biết cảm ơn và xin lỗi. Có một số kỹ
năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh đơn giản như trẻ biết rửa tay bằng xà phòng
trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết tự xúc cơm ăn, tự uống nước, tự cất ba lơ,
dép... giúp hình thành, phát triển khả năng làm việc theo nhóm, tinh thần tập
thể, sự tự tin, và một thói quen sống ngăn nắp gọn gàng, có ý thức bảo vệ môi
trường và sự tự lập cao cho trẻ.
4. Biện pháp 4: Sưu tầm, lựa chọn, tổ chức một số trị chơi giúp trẻ phát
triển kỹ năng sống.
Ngồi các hình thức trên tơi cịn phát triển kỹ năng sống của trẻ qua việc
sưu tầm, lựa chọn, tổ chức một số trò chơi giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống
một cách tốt nhất:
Trò chơi: Soi gương.
Trò chơi này giúp trẻ tự nhận biết mình là ai (trai hay gái), và những đặc

điểm bên ngoài của trẻ (quần áo, đội mũ, đeo bờm...). Cơ có thể hỏi trẻ: Con
thấy ai trong gương? Người trong gương có đáng u khơng?...

24


Ảnh minh họa:

Trị chơi: Chụp ảnh.
Máy ảnh là cơng cụ tốt nhất cho việc phát huy ý thức về bản thân, chụp
những hình ảnh kịp thời đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ (khi trẻ đang cho búp bê
ăn, đang tơ màu....) hình ảnh sẽ giúp trẻ nhận ra rằng mình trơng như thế nào khi
đang vào vai chơi. Cơ có thể hỏi trẻ: Đây là ai? Con đang làm gì? Trơng con như
thế nào?
Trị chơi: Điện thoại bạn bè.
25


×