Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.38 KB, 15 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Tiếng Anh là một ngơn ngữ Quốc tế có tính thông dụng và là một công cụ
giao tiếp thiết yếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Trong thời đại tồn cầu
hố, nhu cầu giao tiếp giữa mọi người thuộc mọi quốc gia là bắt buộc. Do vậy, việc
học tiếng Anh đang trở thành một nhu cầu cần thiết và cấp bách giúp chúng ta tiếp
cận, mở rộng hiểu biết với nguồn tri thức tiên tiến trên thế giới. Đối với Việt Nam,
một nước đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu
hoá, việc học tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết đặc biệt ở lứa tuổi
Tiểu học vì nó làm tiền đề cho các cấp học sau.
Cũng như môn tiếng Việt, môn tiếng Anh muốn biết đọc, biết viết thì trước
tiên phải biết “nói”. Nói là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng
Anh để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất.
Qua nhiều năm giảng dạy, tơi thấy học sinh khó khăn kỹ năng nghe và nói.
Các em rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, sợ các bạn cười khi mình nói sai. Tổ chức luyện nói
tốt sẽ giúp khắc phục những hạn chế trên.
Là một giáo viên giảng dạy tiếng Anh, nhận thức được vai trò quan trọng của
kĩ năng nói tiếng Anh, bản thân tơi ln trăn trở làm thế nào để học sinh nói tốt
tiếng Anh tơi mạnh dạn chọn sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn
kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4, 5”. Sáng kiến nhằm chia sẻ một số
biện pháp rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4, 5; tạo cho các em hứng
thú và tự tin trong giao tiếp và giúp chất lượng giáo dục bộ môn Tiếng Anh trong
nhà trường được nâng cao.
1.2. Điểm mới của sáng kiến
Sáng kiến này tôi căn cứ vào kinh nghiệm thực tế, từ hoạt động dạy học trên
lớp, qua thực tiễn mấy năm áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo Mơ hình
trường học mới và qua tham khảo một số ý kiến của đồng nghiệp từ đó đi sâu tìm
hiểu và đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
có hiệu quả cao.
Việc nghiên cứu và xây dựng sáng kiến này được tiến hành trong thời gian


dài, xuyên suốt theo các năm học. Trên cơ sở thực tiễn việc giảng dạy Tiếng Anh ở
trường Tiểu học nơi tôi công tác, tôi đưa ra biện pháp rèn kỹ năng nói trong dạy
học mơn Tiếng Anh phù hợp với tình hình đặc điểm của học sinh qua mỗi khối
lớp.Từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của môn học. Các em có thể vận dụng
ngơn ngữ, ngữ liệu đã được học vào trong cuộc sống hằng ngày.
Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng dạy học mơn Tiếng Anh lớp 4, 5.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
2.1.1. Thuận lợi
Trong những năm học qua, Phịng giáo dục đặc biệt quan tâm đến dạy học
mơn Tiếng Anh. Giáo viên giảng dạy Tiếng Anh được dự lớp tập huấn chuyên đề


cụm, huyện với những nội dung thiết thực.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên, sẵn sàng chia
sẻ những khó khăn, vướng mắc của giáo viên và tạo mọi điều kiện để chúng tơi
hồn thành tốt cơng việc của mình.
Bản thân giáo viên giảng dạy Tiếng Anh nhiệt tình, có tay nghề vững vàng,
tích cực, chủ động và ln có ý thức học hỏi.
Phụ huynh ln quan tâm, giúp đỡ trong quá trình học tập của học sinh.
Học sinh Tiểu học với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt
động của giờ học.
Học sinh được làm quen với công nghệ thông tin, các em sớm được tiếp xúc
với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thơng tin.
2.1.2. Khó khăn
Tiếng Anh là một mơn học mới và rất khó đối với học sinh Tiểu học. Hơn
nữa các em đều ở vùng nơng thơn nên khơng có điều kiện tiếp xúc với người nước
ngồi, ít nghe băng đĩa Tiếng Anh nên có xu hướng phát âm không chuẩn xác.
Phần lớn các em học sinh tập trung nhiều vào mơn Tốn, Tiếng Việt nhưng
chưa chú tâm và đầu tư cho môn Tiếng Anh, chuẩn bị bài một cách sơ sài. Trong

các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói
Tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học.
Học sinh phát âm tiếng địa phương nên khi đọc Tiếng Anh không chuẩn,
phát âm Tiếng Anh bị Việt hóa, một số em nói ngọng nên khó khăn khi phát âm
Tiếng Anh.
Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ nên các em ngại trong giao tiếp, sợ mắc
lỗi, hay xấu hổ với bạn bè và thầy cô.
Công cụ học tập Tiếng Anh đối với học sinh còn hạn chế.
Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng
tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều
dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và
động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập.
2.1.3 Khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm 2017 - 2018
Khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm của mơn Tiếng Anh:
Hồn thành tốt
Hồn thành
Chưa hồn thành
Khối lớp
Tổng số
SL
%
SL
%
SL
%
4
104
33
31,7
62

59,6
9
8,7
5
82
18
21,9
60
73,2
4
4,9
Khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm của kĩ năng nói tiếng Anh:
Hồn thành tốt
Hồn thành
Chưa hồn thành
Khối lớp
Tổng số
SL
%
SL
%
SL
%
4
104
30
28,9
67
64,4
7

6,7
5
82
15
18,3
57
69,5
10
12,2


2.2. Các biện pháp thực hiện
Trong quá trình dạy học, tôi đã luyện tập cả 4 kỹ năng cho học sinh nhưng kỹ
năng nói của các em có phần hạn chế. Vì vậy, tơi đã quan sát, chú ý xem các em nói
như thế nào, cái gì được và cái gì chưa được để tìm ra biện pháp và phương pháp
giảng dạy thích hợp cho từng bài học với từng đối tượng học sinh. Qua thực tiễn
dạy học, tôi đã áp dụng một số biện pháp rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh
lớp 4, 5 như sau:
2.2.1. Rèn luyện cách phát âm cho học sinh
Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh muốn người khác hiểu nội dung
mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu đúng, rõ ràng. Vì vậy khi giới thiệu
ngữ liệu, mẫu câu tôi phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ điệu có trọng âm để các
em bắt chước, đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy nghe - nói. Tất nhiên khơng thể
chuẩn như người bản xứ nói Tiếng Anh nhưng để có một kết quả phát âm chuẩn
xác nhất thì chúng ta nên chịu khó nghe băng đĩa của người bản địa. Tơi phải kiên
trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng và phải
phát âm đúng. Bởi lẽ, các em mới bước đầu học Tiếng Anh nhưng phát âm khơng
đúng sẽ thành thói quen ảnh hưởng khơng tốt trong quá trình học và giao tiếp sau
này.
Chú ý luyện tập cho học sinh phát âm có các âm cuối.

Ví dụ: Khi nói từ coat /ˈkoʊt/, boat /ˈboʊt/, cat /cỉt/.... thì tơi cho học sinh đọc bật
âm cuối /t/ lên, và đọc đồng thanh cả lớp khoảng 2 – 3 lần, sau đó gọi từng nhóm
và cá nhân.
Tập cho học sinh có thói quen đọc nối bằng cách nếu thấy từ phía trước kết
thúc bằng một phụ âm và từ sau nó được bắt đầu bằng một nguyên âm thì các em
nối phụ âm cuối đó với ngun âm đầu của từ tiếp theo.
Ví dụ:
Khi nói stand-up /ˈstỉnd^p/ thì học sinh nối phụ âm cuối /d/ với nguyên âm
đầu tiên của từ tiếp theo là âm /u/.
Khi nói look-at /lukỉt/ thì học sinh nối phụ âm cuối /k/ với nguyên âm đầu
tiên của từ tiếp theo là âm /a/.
Khi nói câu It’s a pencil. /itsəpensl/ thì học sinh nối phụ âm cuối /s/ với
nguyên âm đầu tiên của từ tiếp theo là âm /a/.
Đối với hình thức số nhiều cần luyện tập cho học sinh cách phát âm trong
việc nhấn mạnh đuôi số nhiều :
Khi phát âm các từ có chữ /s/ nằm sau các phụ âm vơ thanh /t/, /p/, /k/, /s/,
/f/, /e/ thì tơi hướng dẫn học sinh đọc thành âm /s/.
Ví dụ:
Khi phát âm từ books thì học sinh đọc là /buks/.
Khi phát âm các từ có chữ /s/ nằm sau các nguyên âm hoặc phụ âm hữu
thanh /b/, /d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/ thì tơi hướng dẫn học sinh đọc thành
âm /z/.
Ví dụ:
Khi phát âm từ crayons thì học sinh đọc là /kreiənz/.
Khi phát âm từ tables thì học sinh đọc là /teiblz/.


Khi phát âm các từ có chữ /s/ nằm sau những phụ âm rít cụ thể các phụ âm
như:/z/, /s/, /ss/, /ch/, /sh/, /x/, /ge/, /o/, /ce/… thì tơi hướng dẫn học sinh đọc thành
âm /iz/.

Ví dụ:
Khi phát âm từ oranges thì học sinh đọc là /ɒrindʒiz/.
Khi phát âm từ nurses thì học sinh đọc là /nə:siz/.
Ngồi ra, trong Tiếng Anh có một số âm rất khó phát âm, ngay cả với học
sinh nhỏ bản ngữ. Âm /r/ là âm khó, khi gặp âm này tơi nhắc học sinh cần chú ý
mơi thầy cơ, chu mơi ra sau đó mở tròn miệng r r r. Âm /th/ chỉ cho học sinh đặt
lưỡi giữa hai hàm răng. Chú ý cắn nhẹ đầu lưỡi khi đọc âm này.
Ví dụ:
Khi phát âm các từ this, they, these thì tơi nhắc học sinh đặt lưỡi giữa hai
hàm răng. Cho học sinh đọc lại theo cá nhân và luyện theo nhóm.
Cần chú ý: dấu nhấn (Stress), nhịp điệu (Rhythm), ngữ âm, ngữ điệu
(Intonation) là những yếu tố quan trọng trong khi nói Tiếng Anh. Nó giúp người
nghe dễ hiểu nội dung cuộc nói chuyện.
Có ba mức độ nhấn: nhấn chính (The Primary Stress), nhấn phụ (The
Secondary Stress), không nhấn (The None- Stress). Thông thường trong Tiếng Anh,
dấu nhấn chính thường đặt vào những từ mang ý nghĩa nội dung quan trọng trong
câu.
Âm điệu, ngữ điệu: thường lên giọng ở cuối câu hỏi Yes-No và hạ giọng ở
câu hỏi Wh-questions.
Trong quá trình dạy, nếu một HS gặp khó khăn khi phát âm một yếu tố nào
đó, giáo viên khơng nên bắt học sinh đó đứng dậy đọc đi đọc lại nhiều lần mà nên
yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh mẫu đó vài lần. Sau đó học sinh tiếp tục luyện đơi
và khi đó chúng ta có thể tiếp tục giúp đỡ những học sinh khó khăn.
2.2.2. Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh
Với các em điều kiện sống ở nông thôn, môi trường Tiếng Anh chưa được
nhiều, vốn từ vựng cũng cịn hạn chế. Dù vậy, tơi vẫn tăng cường nói Tiếng Anh
trên lớp, thường thường là các câu mệnh lệnh đơn giản như: Stand up, please; Sit
down, please; Open your book, please; Close your book, please; Look at your
book/ the picture on page...; Listen and repeat; Come on; Go to the board...
Nhìn chung, lúc đầu nhiều học sinh cịn bỡ ngỡ, chưa hiểu nhưng dần dần

qua các tiết các em cũng đều hiểu và làm theo đúng mệnh lệnh của tôi.
Sau khi các em đã học được mẫu câu mới thì tơi thường xun sử dụng trong
lớp học để các em có điều kiện phản xạ tốt.
Khơng chỉ qua các mẫu câu mệnh lệnh đơn giản, mà học sinh tập cách phản
xạ thơng qua các tình huống trong thực tế.
Ví dụ:
Khi gặp thầy cô giáo, hay bạn bè, các em có thể chào nhau bằng những câu
Tiếng Anh như Hello, Good morning, Good afternoon…Hay trò chuyện bằng
những câu hỏi về bản thân What’s your name?, How are you?, What’s the weather
like today?, What day is it today?, What is the date today?....


Những câu hỏi về đồ vật, sử dụng các đồ vật thật có trong lớp học (bàn, ghế,
thước, vở... ) như các mẫu câu: What’s this?, What are these? ...;
Các câu hỏi về màu sắc và vị trí: What colour is it? Where is this? Where are
they?...
Tôi tập cho học sinh không nên hiểu ngầm Tiếng Việt rồi mới dịch sang
Tiếng Anh. Cụ thể là thơng qua các giáo trình có họa tiết đẹp, các bộ phim hoạt
hình, các trị chơi, quảng cáo, các đồ dùng hay gặp... làm cho các em có hứng thú
với các dịng chữ, âm thanh khác với tiếng Việt; chơi trò chơi và tập hát theo phim,
theo đĩa, theo các bài hát Tiếng Anh. Có như vậy khả năng ngôn ngữ của các em
mới phát triển được. Chúng ta đang tạo một môi trường xung quanh kích thích các
em thấy rằng học Tiếng Anh là rất cần thiết.
Trong giờ học tơi đã sử dụng hình vẽ, cử chỉ,… các hành động khác phi lời
nói để diễn đạt 1 từ. Khi nói chuyện bằng Tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi
cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.
Ví dụ:
Khi đưa từ “ swim ’’ tơi có thể làm động tác đưa hai cánh tay ra bơi hay cụm
từ “play table-tennis” thì tơi làm động tác đánh bóng bàn. Như vậy các em nhớ lâu
hơn. Để học sinh nhớ nhanh và hiểu Tiếng Anh thì nhất thiết các em phải sử dụng

nó. Cái cách chép đi chép lại 1 câu, 1 từ mới khơng cịn hữu dụng nữa. Mà khi các
em học được 1 từ mới, một mẫu câu mới thì phải sử dụng nó ngay trong tình huống
thực tiễn hàng ngày. Do vậy, phương pháp luyện tập theo mẫu là rất quan trọng.
Các em nên sử dụng Tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.
Đừng làm cho học sinh sợ hay ngại nói Tiếng Anh vì lo mình nói bị sai.
Khuyến khích các em đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết Tiếng Anh. Chính sự
mạnh dạn là điều học tốt Tiếng Anh. Dạy các em biết cách hỏi lại hoặc đề nghị
người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
Ví dụ: Can you say it again ?
Can you repeat your question?
Mặt khác, giờ học Tiếng Anh luôn phải sơi nổi và tạo tâm lí nhẹ nhàng khơng
gị bó về điểm số đánh giá kết quả học tập. Tôi luôn dành những lời khen cho học
sinh, luôn hài lịng về học sinh.
Dạy Tiếng Anh qua tình huống giao tiếp là hay nhất. Dạy các em cố gắng
đoán nghĩa của từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình
huống giao tiếp.
Can you guess the content of the dialogue ?
How do you answer it ?
Ví dụ: Tiếng anh 5 – Unit 18 – Phần 1: Look, listen and repeat
Học sinh quan sát tranh và trả lời một số câu hỏi:
Who are they?
Where are they?
What are they talking about?
Từ những câu hỏi gợi ý đó, tơi tiếp tục đặt câu hỏi Can you guess the content
of the dialogue? để xem học sinh có nắm được nội dung tình huống giao tiếp đó


khơng. Sau đó hướng dẫn học sinh dựa vào tình huống đó và xây dựng một đoạn
hội thoại dựa vào ngơn ngữ của mình.
2.2.3. Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu

Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng nói.
Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hồn tồn ý của người nói nếu như
người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của câu.
Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp ở
trong các trường hợp sau:
Dùng trong câu chào hỏi: Good morning! ↓
Dùng trong câu đề nghị: Sit down ! ↓
Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, whose, whom, which, what,
when, where, why, và how): Who are they? ↓; What can you do? ↓
Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh: Open your book ↓; Close your book ↓
Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở trong
các trường hợp sau:
Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “có…khơng”: Is this a book?↑; Can you
swim?↑; Did you go to the party? ↑…
Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi: You are Mai? ↑
Trong quá trình luyện tập tơi cho học sinh nói đi nói lại nhiều lần, cả lớp đọc
đồng thanh mẫu đó vài lần. Sau đó học sinh tiếp tục luyện đôi và tiếp tục giúp đỡ
những học sinh khó khăn.
2.2.4. Sử dụng tốt các hình thức luyện tập để phát triển kỹ năng nói
a. Yes/No question: Câu hỏi đốn thơng tin
Tơi đã đưa ra các tiêu đề để học sinh luyện tập.
Ví dụ:
Hỏi về đồ chơi, thú cưng, mơn thể thao u thích: Do you like living in the
countryside?, Did you go on a picnic yesterday?…
Hỏi về bữa tiệc sinh nhật, thức ăn yêu thích: Did you go to the party? /
Would you like some milk?...
Tôi cung cấp cho học sinh một số từ gợi ý, kiến thức nền và làm mẫu rồi cho
học sinh nói tự do.
Ví dụ:
Trong Tiếng Anh 5 - Unit 15: What would you like to be in the future?, tôi

đưa ra chủ đề nói về nghề nghiệp mơ ước với một số câu hỏi gợi ý và làm mẫu cho
học sinh, sau đó học sinh dựa vào đó và nói với nhau.
A: What would you like to be in the future?
B: I’d like to be a nurse.
A: Why would you like to be a nurse?
B: Because I would like to look after patients.
A: Where would you like to work?
B: I would like to work in a big hospital in the city.
A: Who would you like to work with?
B: With other doctors and nurses.
Hình thức này tơi thường áp dụng khi dạy phần Let’s talk Tiếng Anh 3, 4, 5.


b. Ask and answer: Đặt câu hỏi và trả lời
Học sinh có thể tự thực hành theo cặp.
Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các thành viên
khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời.
Tơi thường tổ chức như cuộc thi thơng qua các trị chơi như: Lucky number,
Passing the ball…Các câu trả lời được tính điểm dựa trên độ chính xác về ngơn
ngữ, cũng như các thông tin.
Bài tập này được áp dụng khi dạy Phần Point and say, Read and match, Read
and answer.
Ví dụ:
Tiếng Anh 4 – Review 1 – Phần Read and match:
Trước hết, tôi cho học sinh làm cá nhân, nối các câu lại với nhau. Sau đó, tơi
tổ chức trị chơi Lucky number. Tơi chia lớp làm hai nhóm Boys và Girls. Hai đội
thi nhau chọn số và trả lời câu hỏi trong bài tập vừa làm. Đội nào trả lời nhiều câu
đúng nhất thì đội đó thắng.
Tổ chức hoạt động theo cặp- nhóm:
Đây là hoạt động đắc lực và lý tưởng nhất trong q trình luyện nói.

Tất cả học sinh sẽ được làm việc cùng một thời gian.
Giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề.
Học sinh học tập lẫn nhau trong q trình luyện tập, đó là cơ hội để chia sẻ
thơng tin và hỏi những điều mình chưa rõ, đồng thời giáo viên cũng dễ dàng kiểm
soát học sinh bằng cách đi đi lại lại trong lớp, lắng nghe và can thiệp khi cần thiết.
Chú ý: Vấn đề được đặt ra của giáo viên phải có nội dung kiến thức tương đồng
nhau giữa các nhóm và việc qn xuyến của giáo viên trong q trình hoạt động
nhóm.
Một số hoạt động theo cặp – theo nhóm được áp dụng:
a. Find Someone Who or Surveys:
Với hoạt động này, sẽ giúp các em tự nhiên trong giao tiếp. Các em sẽ hỏi
bất cứ bạn nào để lấy thơng tin.
Ví dụ: Tiếng Anh 4 – Unit 12: What does your father do?
Ở phần Let’s talk, tôi cho học sinh di chuyển quanh lớp, chọn ba bạn bất kỳ
để lấy thông tin về nghề nghiệp các thành viên trong gia đình của người đó. Sau 5
phút, tơi mời một vài học sinh lên báo cáo lại những gì mình khảo sát được.
b. Picture Story
Với hoạt động này, học sinh nhìn tranh để kể lại câu chuyện hoặc một đoạn
hội thoại. Nếu thực hành thường xuyên, học sinh sẽ luyện được tính độc lập trong
giao tiếp và sẽ sắp xếp được ý tứ khi trao đổi, kể chuyện hoặc giới thiệu về một
hoạt động.
Ví dụ: Tiếng Anh 5 – Unit 14: What happened in the story?
Ở phần Listen and number, sau khi nghe và kiểm tra đáp án, tơi cho học sinh
làm nhóm. Học sinh nhìn vào 5 bức tranh và kể lại câu chuyện cho các bạn nghe.


c. Mapped Dialogue
Hoạt động này học sinh sẽ nhìn tranh hoặc từ gợi ý rồi các em sẽ nói chuyện,
đối thoại với nhau. Với hoạt động này sẽ giúp các em nói chuyện thoải mái.
Ví dụ:

You
: What’s the weather like?
Your friend: It’s sunny. What are you going to do today?
You
: Let’s me see... I’m going to the library. Do you want to go with me?
Your friend: Ok. What time?
You
: 2 p.m
Your friend: Ok.
2.2.5. Sử dụng linh hoạt các thủ thuật trong các bước luyện nói cho học
sinh
Kỹ năng nói là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc học
Tiếng Anh, giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp… vào thực tế giao tiếp. Việc rèn kỹ năng này cần được sự phối hợp chặt
chẽ với các kỹ năng khác, tiến hành từng bước, thường xuyên để học sinh có thể
vận dụng vào các tình huống giao tiếp cụ thể. Muốn vậy người thầy đóng vai trị rất
quan trọng trong việc hướng dẫn, tổ chức để học sinh có cơ hội rèn luyện và thực
hành nói Tiếng Anh với thầy, với bạn trong các tình huống giao tiếp cụ thể một
cách uyển chuyển, tự tin và có hiệu quả. Việc rèn luyện kỹ năng nói phải được tiến
hành thường xuyên trong các tiết học, nhưng tập trung nhiều nhất là trong các tiết
Lesson 1 (Part 1,2,3), Lesson 2 (Part 1,2,3), Lesson 3 (Part 1,2,3), Lesson 3
(Activity 4 - Project).
Tùy theo mỗi bài học mà tôi áp dụng phương pháp dạy học khác nhau. Về cơ
bản trong q trình luyện nói thường được tiến hành theo ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị nói (Pre-Speaking)
Đây là giai đoạn mà hoạt động chủ yếu là của giáo viên, thời gian cho phần
này chỉ khoảng 7 phút nhưng vô cùng quan trọng, giúp học sinh thực hiện được
mục tiêu của tiết học. Giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới, mẫu câu mới. Ở hoạt động
này học sinh nghe hoặc viết, giáo viên giới thiệu mẫu câu. Hoạt động nói của học
sinh chủ yếu là trả lời câu hỏi.

Ví dụ: Tiếng Anh 5- Unit 7 – How do you learn English?
Ở Phần 1: Look, listen and repeat, tôi giới thiệu ngữ liệu mới bằng cách u
cầu học sinh nhìn vào tranh. Tơi chỉ vào từng nhân vật và đưa ra một số câu hỏi:
Who are they?


Where are they?
What are they talking about?
How often does Mai have English?
Does she have English today?
How does she practise reading?
Học sinh trả lời các câu hỏi. Tiếp theo học sinh nghe băng và nhắc lại bài hội
thoại. Trước khi vào giới thiệu mẫu câu mới thì tơi sẽ đặt câu hỏi như sau: Bạn Tom
muốn hỏi bạn Mai luyện kỹ năng đọc như thế nào thì bạn Tom đã đặt câu hỏi gì?
Học sinh trả lời.
Từ đó, tơi cho học sinh rút ra mẫu câu của bài học. Khi cho học sinh đọc
mẫu câu phải đọc với tốc độ vừa phải, tự nhiên, liền mạch, không ngắt quãng. Nếu
câu quá dài thì ta dùng thủ thuật “Back chainning” để học sinh đọc mẫu. Để giúp
học sinh đọc đúng ngữ điệu, trọng âm có thể vẽ mũi tên lên bảng hoặc điệu bộ cử
chỉ bằng tay.
Giai đoạn 2: Luyện nói có kiểm sốt (Controled Practice)
Đây là giai đoạn chính của tiết học. Học sinh luyện tập dần từ Controlled 
Less controlled  Free practice (Giai đoạn sau). Thời gian nói dành cho học sinh
khoảng 60%, giáo viên 40%. Ở hoạt động này học sinh luyện tập theo cặp, nhóm,
cá nhân dưới sự điều khiển của giáo viên. Tôi thường sử dụng những lời chỉ dẫn
ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đôi khi cũng cần phải “ check introduction” (kiểm tra độ
hiểu) những chỗ yêu cầu quan trọng để kiểm tra xem học sinh nắm được yêu cầu
như thế nào.
Với học sinh lớp 4, 5 có thể luyện tập dần theo quy trình:
Teacher models (or with a student)

Half
Half
Close pairs
Open pairs
Điều này giúp học sinh tự tin, hào hứng hơn khi đứng lên nói trước lớp. Tùy
thuộc vào nội dung, yêu cầu của từng bài học mà tơi có thể vận dụng phương pháp
một cách linh hoạt, phù hợp. Một số thủ thuật thường dùng trong giai đoạn này:
Wordcues/ Picture cues
Situations
Questionnaires
………..
Khi học sinh luyện nói, tơi ln quan sát chú ý xem các em nói như thế nào,
cái gì được, cái gì chưa được để sửa chữa giúp cho các em có khả năng giao tiếp
tốt. Nếu học sinh mắc lỗi tôi không quát mắng mà ân cần chỉ bảo, động viên giúp
đỡ các em. Bản thân tơi ln tạo khơng khí vui tươi, thân thiện và tạo tình huống
giao tiếp ngay trong lớp học, như vậy học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin khi
được luyện tập nói.
Giai đoạn này thường được áp dụng vào phần Point and say Tiếng Anh 3,4,5.
Giai đoạn 3: Luyện nói tự do (Free Practice/ Production)
Đây là giai đoạn sản sinh lời nói, tơi thường mở rộng hoạt động để hồn
chỉnh kỹ năng nói cho học sinh, giúp các em sử dụng ngôn ngữ riêng, kiến thức vốn


có của mình với mẫu câu vừa mới luyện vào tình huống cụ thể.
Những hoạt động của phần này thường là trò chơi (Game), một cuộc thảo
luận (Discussion), khảo sát lấy thơng tin (Survey), đóng vai (Role play). Trong giai
đoạn này, thời gian nói dành cho học sinh chiếm khoảng 90%, tôi chỉ là người giao
nhiệm vụ, hỗ trợ cho học sinh khi cần thiết.
Một số thủ thuật thường sử dụng trong giai đoạn này như:
Chain games

Passing the balls/ bears
Guessing game
Find someone who
Survey then report the result
Interview
……..
Ví dụ: Tiếng anh 4 – Unit 4 – Lesson 2 (Part 1,2, 3)
Activity 3: Let’s talk (put in Porfolio): Birthday circle
Mục tiêu của hoạt động này là học sinh được luyện nói về ngày sinh nhật của
mình và các thành viên trong gia đình. Tơi hướng dẫn nhanh cho học sịnh tự vẽ và
trang trí một Birthday circle (Hình trịn sinh nhật), thu thập thông tin về ngày sinh
nhật của các thành viên trong gia đình của mình điền vào Birthday circle. Tơi đưa
mẫu học sinh quan sát và gợi ý bài nói.
- Write the date of birth of your family members.
- Decorate the birthday cakes. (Write the dates on the cake)
- Practice asking and answering about their family members' birthday.
- Report to the class.
Eg:
This is my family. There are 4 people: ......., ........, ........, .........
I’m ..............years old. My birthday’s..........................................
My father is............................ His birthday is............................
My mother..................................................................................
My sister.......................................................................................
I will put this circle on the wall and everyone can see and remember.
Ví dụ: Tiếng anh 5 – Unit 5 – Lesson 2(Part 1,2,3)
Activity 3: Let’s talk
Mục tiêu của hoạt động này là học sinh được luyện nói về việc sắp xếp lộ
trình chuyến tham quan... Sau khi cho học sinh luyện nói trong phần whilespeaking (Luyện nói có kiểm sốt) theo các thơng gợi ý và luyện theo mẫu, tôi
hướng dẫn học sinh lập một cái bảng để phỏng vấn và thu thập thông tin người bạn
cùng lớp về địa điểm họ sẽ đi và các hoạt động họ sẽ làm ở đó vào tuần tới. Sử

dụng các kiến thức mà các em đã có: đi đâu, bằng phương tiện gì, với ai… Sau đó
tơi đưa mẫu học sinh quan sát và tiến hành phỏng vấn.
- Make an interview with their classmates about where they will be and


what they will do next week.
Nam What will you How will you Who will you What will you do?
e
be next week? get there?
go with?
Lan
Phong
Nha By motorbike My family
epxlore the caves and
cave
go sightseeing around
the cave.
…..
……
…....
- Each student select their classmates to interview and take notes.
- When they finish interviewing, select two or three students to report the
results of their interviews to the class.
- Ask Ss give the comment and correct Ss’ errors.
- T gives feedback.
Eg: Hello, everyone!
Now I would like to present my interview. Her name is Lan. She thinks she will be
Phong Nha cave next week. She will go by motorbike. She will go with her family.
She thinks she will epxlore the caves and go sightseeing around the cave.
Sau đó học sinh sẽ luyện nói mở rộng theo cặp hoặc nhóm. Khuyến khích

các em nói được càng nhiều thơng tin càng tốt.
Thông qua hoạt động này, học sinh vừa củng cố được kiến thức cũ, vừa mở
rộng và sử dụng liên kết với các kiến thức mới, vừa biết cách phỏng vấn lấy thông
tin về một việc bất kỳ trong cuộc sống hàng ngày.
Như vậy, trong giai đoạn này mặc dù thời gian dành cho giáo viên ít nhưng
cũng phải hướng dẫn nhanh hoặc làm mẫu cho học sinh nếu cần thiết. Sau đó để
học sinh luyện nói tự do (free practice) theo cặp/ nhóm và check lại 2, 3 em trước
lớp.
2.2.6. Luyện kỹ năng nói qua cách sữa lỗi cho học sinh
Việc sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp cho học sinh trong khi nói là một việc làm
quan trọng. Việc sửa lỗi sẽ giúp em đó nhận ra để phát âm đúng, song cũng giúp
cho nhóm học sinh, cho lớp một lần nữa được nói, được luyện thêm kỹ năng cho
bản thân mình. Có thể giáo viên sửa sai cho học sinh, học sinh sửa sai cho học sinh,
nhóm này sửa sai cho nhóm khác…
Khi học sinh đang thực hành phát âm một câu nói nào đó cho đúng thì đây là
thời điểm thích hợp để giáo viên sửa lỗi khi các em đọc sai.
Ví dụ:
Khi học sinh nói “I went to Phu Quoc Island.” Phần lớn học sinh hay phát
âm sai từ /ailənd/ thành /aisələnd/, thì tơi đã kịp thời sửa lỗi cho các em để tránh
lặp đi lặp lại lỗi phát âm sai.
Hay trong câu “ My school is very big and beautiful.” Học sinh đọc nhầm từ
/sku:l/ thành /sku:n/. Do đó khi nghe học sinh phát âm sai từ, tơi để cho học sinh
nói xong câu thì sửa lại cho các em. Việc sửa kịp thời cho một em hoặc một nhóm
học sinh cũng lan tỏa đến các đối tượng khác trong lớp. Tôi thường khuyến khích
những học sinh phát âm tốt sửa cho bạn.


Đối với trường hợp khi học sinh đang tập trung suy nghĩ và tìm ý tưởng từ
vựng để thể hiện một nội dung nào đó, tơi khơng bao giờ ngắt lời học sinh để sửa
lỗi vì điều này sẽ làm mất đi sự tự tin, tính hiếu động, thích tham dự vào các hoạt

động rèn luyện giao tiếp của các em.
Mỗi giáo viên chúng ta cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học
sinh. Chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học
sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè.
2.2.7. Tổ chức cho học sinh sinh hoạt Câu lạc bộ nói Tiếng Anh
Mỗi đơn vị bài học, chúng ta chỉ dừng lại ở phần học sinh được luyện nói
trong lớp, nói theo mẫu thì kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào thực tiễn sẽ bị lắng
xuống. Vậy nên để học sinh thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong lớp và thực tế
giao tiếp, chúng ta nên tạo một mơi trường nói Tiếng Anh cho học sinh thơng qua
hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ nói Tiếng Anh. Tạo cho các em mơi trường giao lưu,
thực hành Tiếng Anh một cách tự nhiên, sôi động và hiệu quả. Giúp cho các em học
sinh mạnh dạn, tự tin giao tiếp Tiếng Anh, hình thành cho các em kỹ năng thuyết
trình và cải thiện khả năng phát âm.
Để tổ chức cho các em sinh hoạt câu lạc bộ nói Tiếng Anh, tơi chia lớp thành
các nhóm 4 - 6 em, sinh hoạt nói bằng Tiếng anh là chính, cứ sau 1 chủ điểm (5
units) sinh hoạt 1 lần vào buổi chiều thứ 7, 2 lần/tháng. Các em được luyện nói theo
các chủ đề, chủ điểm mà các em được học. Tôi sẽ tổ chức, hướng dẫn cách thức
làm việc cho các em trong 2 - 3 lần đầu. Sau đó, các em hình thành thói quen và tự
sinh hoạt dưới sự điều hành của lớp trưởng đóng vai trị là chủ nhiệm câu lạc bộ và
các nhóm trưởng.
Ví dụ: Trong buổi sinh hoạt đầu tiên của lớp 5C, sau khi hồn thành chương trình 5
units đầu tiên, tôi tổ chức cho học sinh sinh hoạt “Talk about yourself and your
holiday” giúp các em rèn luyện các cách nói: chào hỏi, giới thiệu về bản thân, hỏi
nhau về tuổi tác, nơi ở, các thói quen hàng ngày… Để làm được điều này tôi làm
như sau:
Trước buổi sinh hoạt: nhắc nhở các em ơn lại các cách nói thuộc chủ điểm
các em đã được học:
Greeting.
Introduce yourself and others.
Ask and answer about age, people, address, daily routines, past holiday…

dùng các câu hỏi như How old are you?, What’s your address?, What do you do in
the morning/in the afternoon/in the evening? Where did you go on holiday? How
did you get there? Who did you go with?.............
Trong buổi sinh hoạt:
Học sinh chơi trị chơi: Simon say
Giáo viên giới thiệu mục đích, u cầu của buổi sinh hoạt: Các em nói bằng
Tiếng Anh trong buổi sinh hoạt theo chủ điểm hoặc có thể mở rộng càng tốt.
Gợi mở nhanh những mẫu câu cơ bản đã học có thể dùng trong buổi sinh
hoạt.


Chia nhóm 4 - 6 em 1 nhóm, trong mỗi nhóm có em giỏi, khá, trung bình,
yếu để các em có thể giúp đỡ nhau, tăng cường tinh thần đồn kết giúp đỡ nhau
trong học tập.
Nêu các chủ đề mà các em sẽ nói trong buổi sinh hoạt.
Mời 1 nhóm làm mẫu cùng cơ giáo. Giáo viên nói với tốc độ vừa phải đủ để
học sinh nghe và hiểu cách làm. Hướng dẫn các em làm từ dễ đến khó, em yếu có
thể nói câu ngắn, câu đơn giản, hoặc chỉ cần nói về một khía cạnh là được. Em khá
hơn có thể nói về nhiều vấn đề hơn hoặc hỏi nhau bằng Tiếng Anh về những gì mà
chúng muốn thể hiện.
Các nhóm sinh hoạt, giáo viên quan sát và giúp đỡ nếu các em có nhu cầu
hỏi và mở rộng thêm.
Kết thúc buổi sinh hoạt có thể mời một nhóm hoặc vài em nói trước lớp: em
thì giới thiệu về bản thân, các thói quen hàng ngày của mình; 2 em hỏi đáp về địa
chỉ, về kì nghỉ, phương tiện đã đi và đi với ai… Tôi động viên học sinh nói càng
nhiều càng tốt, nếu sai cũng khơng sao, nếu em nào làm tốt tôi sẽ động viên phần
thưởng kịp thời đặc biệt là những em chậm tiến.
Cứ như vậy sau mỗi chủ điểm tôi lại cho các em sinh hoạt Câu Lạc Bộ nói
Tiếng Anh một lần. Như vậy mỗi năm các em được sinh hoạt Câu Lạc Bộ ít nhất 4
lần (đan xen với các buổi học tăng cường vào ngày thứ 7 hàng tuần và sáng thứ 2

đầu tuần mỗi tháng). Mỗi lần tôi bổ sung thêm trị chơi hoặc thay đổi hình thức sinh
hoạt một chút để các em không nhàm chán. Cách làm này tạo khơng khí vui tươi,
phấn khởi cho học sinh, thu hút các em tham gia câu lạc bộ một cách tự nhiên,
khơng bị gị ép.
Với phương pháp dạy học mới “Lấy học sinh làm trung tâm” thì các giải
pháp cho học sinh luyện tập nói như trên rất có hiệu quả trong việc phát triển kỹ
năng nói cho học sinh.
Kết quả đạt được:
Qua quá trình thực tiễn vận dụng các phương pháp trên khi rèn kĩ năng nói
cho học sinh, thì chất lượng bộ mơn Tiếng Anh và kỹ năng nói Tiếng Anh của học
sinh trong các lớp tơi giảng dạy có nhiều chuyển biến:
Các em tự tin, hào hứng khi nói, khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Các em đã
mạnh dạn hơn khi trao đổi với nhau bằng Tiếng Anh, khơng ngần ngại, lo sợ vì nói
sai, phát âm sai.
Phần lớn các em học sinh đã chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị
bài chu đáo trước khi đến lớp. Trong các giờ học, đa số các em đã tích cực, chủ
động làm việc theo các hoạt động được giao và phát biểu để tìm hiểu bài học sơi
nổi. Chính nhờ đó mà kỹ năng nói của học sinh nói riêng và chất lượng học tập
môn Tiếng Anh được nâng lên đáng kể. Cụ thể:
Đánh giá chất lượng cuối năm 2017 - 2018 của môn Tiếng Anh:
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Khối lớp
Tổng số
SL
%
SL
%
SL
%
4

104
42
40,4
62
59,6
0
0
5
82
24
29,3
58
70,7
0
0


Đánh giá chất lượng cuối năm 2017- 2018 của kĩ năng nói tiếng Anh:
Hồn thành tốt Hồn thành Chưa hồn thành
Khối lớp
Tổng số
SL
%
SL
%
SL
%
4
104
39

37,5
65
62,5
0
0
5
82
22
26,8
60
73,2
0
0
Bên cạnh đó, nhờ vận dụng các phương pháp rèn kỹ năng nói Tiếng Anh một
cách linh hoạt và phù hợp với từng bài dạy mà chất lượng tham gia các hội thi của
bộ môn Tiếng Anh trong năm học 2017 - 2018 được nâng cao rõ rệt:
Cụ thể:
Thi OTE cấp trường: 01 em đạt giải nhất, 01 em đạt giải nhì, 01 em đạt giải
ba.
Thi OTE cấp cụm: 01 em đạt giải nhì, 01 em đạt giải ba.
Thi OTE cấp huyện: 01 em đạt giải nhất, 01 em đạt giải ba.
Thi OTE cấp tỉnh: 01 em đạt giải ba.
Chính những kết quả đó đã cho thấy rằng song song với việc rèn luyện kỹ
năng nghe, đọc, viết thì rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh là một yếu tố rất quan
trọng để chúng ta đánh giá chất lượng công tác giảng dạy bộ môn Tiếng Anh.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Việc áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh lớp 4, 5 đã làm cho chất lượng môn Tiếng Anh của nhà trường ngày
càng được nâng lên và duy trì vững chắc, khả năng nói Tiếng Anh của học sinh

khối 4, 5 được tốt hơn. Các em có phản xạ nhanh khi nghe và nói; phát âm các từ,
cụm từ và câu chuẩn hơn và hay hơn khi có kết hợp ngữ điệu trong câu. Học sinh
có cơ hội luyện tập và sử dụng Tiếng Anh một cách sáng tạo trong những tình
huống gần với đời sống thật của học sinh; duy trì được sự tập trung chú ý của học
sinh. Đặc biệt, học sinh tự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Những
học sinh chậm tiến cũng có cơ hội được luyện tập, cũng bị cuốn hút theo khơng khí
học tập chung của lớp, vượt qua nhược điểm về tính cách của bản thân để mạnh
dạn hơn, để học tốt hơn. Qua đó làm cho giờ học Tiếng Anh trở nên vui vẻ, sôi nổi
và đạt hiệu quả cao.
Để rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4, 5 có hiệu quả tơi đã áp
dụng một số biện pháp đó là: luyện phát âm để tạo cho các em có khả năng phát âm
đúng tự tin hơn khi thực hiện hoạt động nói bằng Tiếng Anh; đồng thời tập cho học
sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh để học sinh có thể quen giao tiếp bằng
Tiếng Anh khi có tình huống cụ thể và u cầu của tiết học; việc rèn ngữ điệu Tiếng
Anh cũng giúp cho học sinh tự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp. Bên cạnh đó, giáo
viên cần sử dụng tốt các hình thức luyện tập để phát triển kỹ năng nói cho học sinh;
trong dạy học và luyện kỹ năng nói, giáo viên cũng cần sử dụng linh hoạt các thủ
thuật trong các bước luyện nói cho học sinh. Biện pháp rèn kỹ năng nói cũng rất
hiệu quả cho học sinh đó là luyện kỹ năng nói qua cách sửa lỗi sai. Tạo mơi trường
luyện nói cho học sinh, việc tổ chức Câu lạc bộ nói Tiếng Anh góp phần nâng cao
kỹ năng nói cho học sinh. Các em được vui chơi, được trau dồi, được tạo điều kiện


để nói và được giao tiếp nhiều hơn. Từ đó, hiệu quả dạy học đạt cao hơn.
Bên cạnh đó, để rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh có hiệu quả, địi hỏi người
giáo viên cần phải có phương pháp sư phạm tốt, năng động, tích cực suy nghĩ các
tình huống, các dạng bài tập cho phù hợp với nội dung từng bài chứ không nên lặp
đi lặp lại một vài dạng luyện tập nhất định.
3.2 Những kiến nghị, đề xuất
Đối với giáo viên:

Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, cùng chia sẻ học hỏi kinh
nghiệm dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh.
Đối với lãnh đạo các cấp:
Đề nghị Nhà trường phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
duy trì hoạt động giao lưu “ Hùng biện tiếng Anh” trong từng khối lớp.
Nên tổ chức nhiều buổi hội thảo, các chuyên đề thảo luận về phương pháp
dạy học, các biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã rút ra trong q trình giảng
dạy. Tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học và đồng nghiệp
để các giải pháp trên được hoàn thiện hơn.



×