SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
ĐỀ TÀI: Làm
thế nào để nâng cao
chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi ?
1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Khi cất tiếng khóc chào đời thì âm nhạc đã đến với chúng ta. Đó là những
tiếng ầu ơ của bà, tiếng ru của mẹ, tiếng nựng nịu của ba và của ông gửi gắm tình
yêu của mình vào đứa con thơ ngây. Âm nhạc đi theo chúng ta suốt hành trình một
đời người và nó trở thành một nhu cầu khơng thể thiếu trong đời sống của mình.
Âm nhạc trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc sống, một món ăn tinh thần
không thể thiếu với đời sống con người. Ta thử nghĩ xem nếu cuộc sống thiếu âm
nhạc và thiếu đi những tiếng động thì sẽ như thế nào nhỉ? Tôi tin chắc chắn rằng,
cuộc sống thiếu âm nhạc như thiếu ánh sáng mặt trời, thật buồn và lạnh lùng đến
khó tả. Đặc biệt với trẻ thơ, thì âm nhạc là một thế giới diệu kỳ đầy cảm xúc. Những
giai điệu lúc trầm lúc bổng, lúc mượt mà vui tươi, lúc da diết u thương... chính là
dịng sữa ngọt ngào ni dưỡng tâm hồn của bé, nhờ đó mà các bé được lớn lên,
được phát triển toàn diện nhân cách và phẩm chất của mình.
Trong chương trình giáo dục Mầm non, Âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật
hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động mà trẻ yêu thích nhất, là nguồn cảm hứng mạnh
mẽ để trẻ cảm thụ được nghệ thuật, lĩnh hội những tri thức mà cô giáo muốn truyền
thụ. Âm nhạc cũng là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo
dục như hoạt động giáo dục phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngơn
ngữ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng
giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi? Đó là điều làm Tơi băn khoăn suy nghĩ để tìm ra
những giải pháp, cách làm hay để nâng cao hiệu quả chất lượng gíao dục âm nhạc.
Đó cũng chính là lý do mà Tơi chọn đề tài “Làm thế nào để nâng cao chất lượng
giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi”.
1.2. Điểm mới của đề tài:
Qua từng năm cũng có rất nhiều giáo viên đã đưa ra nhiều giải pháp hình thức
để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Mỗi giáo viên đều đưa ra các giải pháp,
cách thực hiện để phù hợp với hoàn cảnh của trường mà mình dạy, phù hợp với đặc
điểm và trình độ nhận thức của trẻ ở lớp, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản
thân giáo viên đó. Riêng bản thân Tơi chọn đề tài này vì những điểm mới và những
lý do sau:
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại
hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú
ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Khác với các loại hình nghệ thuật khác như hội
họa, văn học, điện ảnh... thì âm nhạc khơng hồn tồn xác định rõ những hình ảnh
cụ thể. Âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hoà
âm, tiết tấu... cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn làm thoả mãn nhu cầu của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, giúp trẻ phát
triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Những lời ca, giai điệu của bài hát,
bản nhạc giúp trẻ tưởng tượng, học nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có
thể diễn tả những ý nghĩ mơ ước, những cảm xúc mạnh mẽ. Các bài hát giản dị, phù
hợp với lứa tuổi sẽ hình thành ở trẻ những tình cảm thẫm mỹ, đạo đức tốt đẹp.
Trong bài hát "Đàn gà con" lời của nhạc sĩ Việt Anh có đoạn "Trong kia đàn
gà con lơng vàng, đi theo mẹ tìm ăn trong vườn, cùng tìm mồi ăn ngon ngon, đàn gà
con đi lon lon..." Lời ca trong sáng, gần gũi như muốn nhắn gữi, nhắc nhở các em
biết vâng lời mẹ, yêu thương mẹ, chăm chỉ làm việc.
Nội dung lời ca phong phú trong các bài hát giúp trẻ phát hiện được những vẻ
đẹp của thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, những tình
cảm u thương của gia đình, bạn bè, lịng u nước, yêu dân tộc sâu sắc. Từ đó, trẻ
tự rèn luyện được đạo đức của mình.
Ở trẻ Mẫu giáo các hình thức tư duy như trực quan hành động, trực quan hình
tượng và tư duy trừu tượng được biểu hiện trong bất kỳ hoạt động nào, trong đó có
âm nhạc. Trẻ dần có khả năng tổng hợp cùng với tư duy lơ gíc, âm nhạc giúp trẻ
phát triển về trí nhớ. Nhờ đó mà tính tích cực, sự chủ động trong giờ học âm nhạc
giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận, cũng cố, rèn luyện các tố chất âm nhạc
bên trong trẻ. Giáo dục âm nhạc được thực hiện trong điều kiện có sự tiếp xúc trực
tiếp của giáo viên đối với trẻ, sự giúp đỡ của giáo viên trong q trình học tập tích
cực và sự chủ động độc lập học tập của trẻ.
Hiện nay, chương trình giáo dục Mầm non ở nước ta thực hiện chương trình
giáo dục Mầm non mới. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có thể hướng dẫn, tổ
chức cho trẻ chơi ở mọi lúc mọi nơi và có thể tổ chức ở nhiều hình thức khác nhau
tuỳ vào điều kiện, mức độ nhận thức của trẻ. Đáng nói là chương trình giáo dục
Mầm non mới hiện nay được xây dựng theo nguyên tắc tiếp cận, tích hợp. Lấy hoạt
động vui chơi làm trung tâm. Qua đó, trẻ cùng cơ học, cùng cô chơi, cùng cô tham
gia khám phá, giải quyết các vấn đề để đi đến những kết luận cụ thể.
Trong những năm qua, hoạt động giáo dục Âm nhạc đã được Bộ GD, Sở GD ĐT Quảng Bình, Phịng GD - ĐT Lệ Thủy triển khai rộng rãi về các trường học, đến
tận từng giáo viên với nhiều giải pháp tích cực và thực hiện có hiệu quả. Trong q
trình thực hiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi được tăng
trưởng đáng kể, mơi trường trong và ngồi lớp phong phú lơi cuốn trẻ học tập. Từ
đó, chất lượng giáo dục trên trẻ được tăng lên rõ rệt. Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong
mọi hoạt động, trẻ biết tự lập, chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình, trẻ hứng
thú nhận thức và có nhu cầu nhận thức, có lịng ham muốn được khám phá thế giới
xung quanh. Các kỹ năng âm nhạc như kỹ năng nghe, kỹ năng hát, kỹ năng biễu
diễn... của nhiều trẻ được phát triển tốt hơn. Song để việc nâng cao chất lượng giáo
dục âm nhạc cho trẻ là một việc làm hết sức khó khăn. Vì vậy, trong q trình thực
hiện, địi hỏi bản thân tơi phải linh hoạt, sáng tạo có những đổi mới trong việc giáo
dục trẻ.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng:
Năm học 2014- 2015, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu
giáo 5- 6 tuổi, bản thân xác định rõ vai trị, trách nhiệm của mình. Để làm được điều
đó tôi mạnh dạn thực hiện đề tài:“ Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục âm
nhạc cho trẻ 5 tuổi ?Trong q trình thực hiện tơi đã gặp những thuận lợi và khó
khăn sau:
a) Thuận lợi:
Bản thân được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường về
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và cung cấp đầy đủ các trang
thiết bị như máy vi tính, đàn, băng đĩa, tuyển tập các bài hát, trò chơi âm nhạc... và
các loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục đặc biệt là giáo dục âm
nhạc.
Nội dung các hoạt động giáo dục đã nhiều phụ huynh quan tâm, phụ huynh
cũng đã nhận thức rất rỏ tầm quan trọng của bậc học và chương trình giáo dục Mầm
non và rất quan tâm đến việc học tập của các cháu.
Điều may mắn nhất Tơi được sống trong tập thể chị em đồn kết, biết yêu thương,
quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc,
cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm…
Về bản thân, Tơi cũng có những thế mạnh của mình là u nghề mến trẻ, ham
tìm tịi, học hỏi thích khám phá những cái hay cái lạ, say sưa nghiên cứu bài soạn,
sáng tạo nhiều cái mới trong giảng dạy, có ý thức phấn đấu vươn lên, nhanh nhẹn,
hoạt bát trong mọi lĩnh vực, có năng lực và trình độ chun mơn vững vàng, ln có
ý thức cố gắng rèn luyện về chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi để làm tấm
gương sáng cho trẻ noi theo.
b) Khó khăn:
Trường Mầm non Sơn Thủy là một trường nằm ở vùng nông thôn, phần lớn
trẻ là con em của gia đình nơng nghiệp, cuộc sống cịn nhiều khó khăn vất vả, lam
lũ. Việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa được coi trọng, còn ỉ lại. Nhất là việc giáo dục
trẻ cịn theo lối cứng nhắc, gị bó khơ khan tạo cho trẻ sự nhàm chán, ủê oải, khó
tiếp thu điều đó đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ trong việc giáo dục cho trẻ sau này.
Chính vì vậy mà trẻ chưa thực sự tham gia hoạt động, chưa tích cực chủ động để
thực hiện công việc, trẻ chưa cố gắng để hồn thành các nhiệm vụ của mình để tìm
ra kết quả. Trẻ cịn phụ thuộc nhiều vào cơ giáo. Với những trẻ khá hơn một chút,
thì chưa thể hiện hết mình, chưa phát huy hết năng lực mình có. Đặc biệt, cịn có
nhiều gia đình chưa biết cách giáo dục cho trẻ theo khoa học, chưa chú ý đến việc
lựa chọn nội dung, giai điệu bài hát. Cứ cho trẻ hát mà khơng để ý đến trẻ hát bài gì,
bài hát đó lời ca, nội dung như thế nào, có phù hợp hay khơng.
Qua khảo sát tình hình đầu năm để nắm bắt được mức độ, khả năng của
trẻ khi tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc như sau:
* Tình hình hồn cảnh của lớp:
- Sĩ số lớp có 33 cháu, nhưng có 28 cháu là con trong gia đình làm nơng
nghiệp.
- Tỷ lệ trẻ có năng khiếu âm nhạc thấp. Trẻ có năng khiếu âm nhạc:10 trẻ.
- Đa số gia đình các cháu đều có tivi, có đài, một số gia đình có máy vi tính
* Trình độ nhận thức của trẻ:
- Tỷ lệ khá giỏi chiếm 50 - 60%, Tỷ lệ từ trung bình trở lên đạt 84%
- Tỷ lệ trẻ hát đúng giai điệu bài hát quen thuộc: 40%
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp (vỗ tay, lắc lư, nhún nhảy) với
nhịp điệu bài hát: 60%.
- Một khó khăn nữa là tuy cùng một độ tuổi nhưng có cháu sinh đầu năm có
cháu sinh cuối năm nên trình độ nhận thức của các cháu không đồng đều. Hoạt động
của nhiều trẻ còn rất chậm, nhiều trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin. Chưa mạnh dạn giao
tiếp với bạn bè và cơ giáo, sợ đơng người.
Với tình hình thực tế của lớp Tôi phụ trách như vậy nên Tôi rất băn khoăn lo
lắng suy nghĩ, tìm tịi biện pháp “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục âm
nhạc cho trẻ 5 tuổi”
2.2. Các giải pháp
a. Nắm vững khả năng nhận thức của trẻ và lựa chọn ca khúc phù hợp.
Để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ, thì trước hết giáo viên phải
nắm đựơc đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ. Vào đầu năm học Tôi
đã tổ chức nhiều hoạt động âm nhạc để khảo sát kết quả trên trẻ bằng nhiều cách
như: Theo dõi quá trình hoạt động và khả năng tham gia hoạt động biễu diễn của trẻ,
đặt câu hỏi cho trẻ trả lời, động viên khuyến khích tích cực chủ động của trẻ, số
lượng bao nhiêu bài hát mà trẻ biết, trẻ thuộc. Từ những đặc điểm đó, Tơi lựa chọn
các bài hát có chất lượng nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi, có nội dung đi sâu vào thế
giới trẻ thơ. Khi lựa chọn ca khúc Tôi chú ý:
+ Về lời ca: Tôi lựa chọn các bài hát theo chủ điểm giáo dục gần gũi với trẻ,
gần gũi với cuộc sống ở trường Mầm non, ở nhà... ngôn ngữ bài hát lựa chọn phải
đơn giản dễ hiểu, rõ ràng, Chẳng hạn như bài hát "Cô và mẹ" ngôn ngữ giản dị mà
gần gũi "Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền, cô và
mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô ấy là hai mẹ hiền"...
+ Về âm nhạc: Tơi lựa chọn những bài có nhịp điệu, âm điệu dễ nhớ, dễ hát,
tiết tấu đơn giản, đầu năm thì Tơi chọn những bài có tiết tấu là những nốt trắng, nốt
đen, móc đơn, lặng đen, lặng đơn như bài "Đi học về", "Vui đến trường"... Cuối năm
thì có thể chọn những bài có tiết tấu với nhứng nốt chấm dơi, móc kép như bài "Cá
vàng bơi"...
b. Tổ chức tốt hoạt động có chủ đích
Trước khi tiến hành cho một giờ dạy, Tôi cần phải chuẩn bị bài hát thật kỹ
lưỡng, luyện hát thật trơi chảy, chính xác và diễn cảm. Khi tổ chức hoạt động cho trẻ
Tôi kết hợp nhiều biện pháp. Đặc biệt, Tôi sử dụng biện pháp luyện tập kết hợp với
biện pháp dùng lời để chỉ dẫn kỹ năng hát và thể hiện được tính chất cảm xúc của
bài hát dành cho trẻ. Trẻ mầm non chưa biết chữ. Do đó, phương pháp dạy hát, dạy
vận động nói chung là truyền khẩu và bắt chước. Với bài hát ngắn, Tôi cho trẻ làm
quen từ trước. Khi tổ chức hoạt động, trẻ sẽ hát, vận động theo cơ liên tục cả bài. Ví
dụ: Khi cơ hát "Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem" trẻ nhắc lại câu đó, cơ
tiếp "Hai bàn tay của em như hai con bướm xinh xinh" trẻ nhắc lại, cứ như thế cho
đến hết.
Trẻ học hát, học múa thơng qua việc bắt chước lời nói và hành động của giáo
viên. Do đó, giáo viên vừa hát, vừa bắt nhịp bằng tay để giữ tốc độ cho đều nhau.
Cần chú ý đối với những bài hát có nhịp lấy đà, nhịp có 2 phách và nhịp có 3 phách
nên giáo viên phải sử dụng hành động để giúp trẻ dẽ dàng cám thụ được nhịp bài
hát. Ví dụ: Ở bài hát "Màu hoa" (nhạc và lời của Hồng Đăng) có đoạn: "Màu hoa
tím, màu hoa đỏ, màu hoa vàng nhiều hoa xinh thế".Chữ "thế" trong khi ngân có 3
phách, cô đưa tay sang ngang. Trẻ vừa nghe cô hát vừa nhìn động tác tay đưa sang
ngang thì trẻ hiểu chữ "thế" phải hát dài chứ không ngắt.
Khi dạy trẻ cần dạy cho trẻ hát bằng âm thanh vang tự nhiên, để trẻ thoải mái,
tránh bị ức chế hay căng thẳng, như vậy trẻ sẽ hát hay hơn, khỏe khoắn hơn.
Khi đã dạy trẻ học thuộc, cần dạy trẻ thể hiện diễn cảm để trẻ có thể biểu diễn dễ
dàng, hấp dẫn. Việc luyện kỹ năng ca hát được tiến hành không chỉ trong hoạt động
25- 30 phút mà phải thường xuyên được củng cố ôn luyện mọi lúc mọi nơi.
c. Tạo môi trường âm nhạc trong đời sống hằng ngày của trẻ.
Âm nhạc là thế giới cảm xúc diệu kỳ trong tâm hồn trẻ. Âm nhạc và vận động
để sáng tạo ra âm nhạc khi được giáo viên sử dụng có mục đích sẽ hỗ trợ tích cực để
trẻ thu nhận kinh nghiệm và tạo cảm giác hưng phấn trong khi hoạt động. Ca hát và
nghe nhạc sẽ giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi. Trẻ mẫu giáo thích nghe hát, hay
đung đưa người theo giai điệu bài hát. Ý thức rõ tầm quan trọng đó, nên bản thân
Tôi đã mạnh dạn xây dựng môi trường âm nhạc trong đời sống hằng ngày của trẻ.
+ Gìơ đón trẻ là lúc cần tạo khơng khí vui vẻ nhất để lơi cuốn trẻ đến trường vì
đa số các cháu chưa tự giác. Trẻ cịn quyến luyến với những tình cảm âu yếm của bố
mẹ. Lúc này, âm nhạc góp phần tác động rất lớn đến tâm lý và suy nghĩ của trẻ. Trẻ
sẵn sàng, mạnh dạn bước vào lớp để được hòa vào những giai điệu rộn ràng, những
lời ca trong trẻo ấy. Biết rằng biện pháp này đã có rất nhiều giáo viên thực hiện,
nhưng để đạt được kết quả cao hơn, theo Tôi là khi thực hiện cần phải lựa chọn
những ca khúc hay, mang tính nghệ thuật, có nội dung phù hợp. Ví dụ: Tơi chọn ca
khúc "Em đi Mẫu giáo" Sáng tác của Dương Minh Viên. Lý do Tơi chọn bài hát này
vì bái hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ phù hợp với lứa tuổi của trẻ " Nắng
vừa lên em đi Mẫu giáo, chim chuyền cành hót chào chúng em... mừng vui đón em
vào trường..." Rồi những bài "Cháu đi Mẫu giáo" của Phạm Thanh Hưng, bài
"Trường chúng cháu đây là trường Mầm non" của chú Phạm Tuyên, "Con chim hót
trên cành cây", "Vui đến trường", "Đi đường em nhớ"...
Những ca khúc chọn cho trẻ nghe phải chú ý đến nội dung của bài và mục đích
giáo dục của giáo viên. Ví dụ: Để dạy trẻ biết nề nếp, biết lễ phép như chào cô, chào
mẹ trước khi vào lớp Tôi chọn bài hát "Lời chào buổi sáng", "Con chim vành
khuyên"... Trẻ tiếp nhận âm nhạc dễ dàng và thuận lợi hơn khi điều kiện xung quanh
trẻ là một môi trường âm nhạc. Mơi trường đó gắn liền với chế độ sinh hoạt cả ngày
của trẻ. Trẻ ở trường được ăn, được chơi, học, nghỉ, ngủ... Vì vậy, âm nhạc có ý
nghĩa rất lớn là làm cho trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên. Việc cho trẻ nghe những bài hát
như ở trên thì ngồi tác động âm nhạc ra, nó cịn có thể giúp trẻ làm quen, củng cố
các bài hát trong chương trình trẻ phải học hát.
d. Tích cực lồng ghép tích hợp âm nhạc vào các giờ học khác.
Khi tham gia hoạt động, sử dụng âm nhạc sẽ làm cho trẻ hứng thú hơn, trẻ thực
hiện các nhiệm vụ của mình có hiệu quả hơn. Trong giờ làm quen với văn học, cô
giáo dạy trẻ cảm thụ thơ truyện thơng qua cách đọc diễn cảm, giải thích nội dung.
Nhưng để đạt kết quả cao hơn Tôi thường kết hợp với âm nhạc. Điều đó làm cho trẻ
dễ nhớ, dễ khắc sâu nội dung mà Tôi cần truyền đạt. Ví dụ: Bài thơ "Hạt gạo làng
ta" của Trần Đăng Khoa thuộc chủ đề "Nghề nghiệp của bố mẹ".
"Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sơng Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy...".
Sau khi cho trẻ đọc thơ Tôi cho trẻ nghe bài hát "Hạt gạo làng ta". Hoặc khi
dạy trẻ bài thơ "Bó hoa tặng cơ" Tôi cho trẻ nghe bài hát "Mừng ngày 8/3". Tuy lời
khơng giống nhau nhưng đều có cùng một nội dung có thể làm cho trẻ mở rộng
thêm nhận thức của mình.
Sự tham gia của âm nhạc trong giờ tạo hình cũng sẽ kích thích sự sáng tạo, gọi
mở, phát triển trí tưởng tượng của trẻ khi vẽ, nặn, cắt, dán... Ví dụ: Khi cho trẻ vẽ
"Mưa" Tơi cho trẻ nghe bài hát kết hợp "Anh giọt mưa ơi"...
e. Động viên khuyến khích trẻ, chú ý đến từng cá nhân trẻ.
Tơi nghĩ là giáo viên khơng nhất thiết phải có biệt tài trong việc múa hát mới
giáo dục âm nhạc thành cơng, mà cái cần thiết nhất, quan trọng nhất chính là đức
tính của cơ giáo. Cơ giáo phải có một thái độ tích cực, phải có sự cơng nhận và trân
trọng các biểu hiện của trẻ. Trẻ cần có một môi trường mang thông điệp "Ở đây con
rất thoải mái, con làm gì cũng được, các sáng tạo của con thật tuyệt vời vì con đã tự
mình nghĩ ra nó, con giống như một ca sĩ, nghệ sĩ vậy". Cô giáo phải biết động viên,
khen ngợi trẻ kịp thời. Phải tạo cho bầu khơng khí tin tưởng bằng những hành động
thiết thực. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo và các bạn đang hoan nghênh nó, thì nó sẽ tự
tin hơn. Khi có được sự tự tin thì trẻ sẽ thấy hài lịng và hãnh diện với suy nghĩ
"Mình đã làm được". Điều đó giúp trẻ say sưa, thích thú, sẽ tham gia tích cực và có
hiệu quả hơn trong mọi hoạt động.
Giáo viên phải chú ý đến đặc điểm của từng cá nhân trẻ để có biện pháp giúp
đỡ, đối xử cá biệt, linh hoạt, uốn nắn kịp thời. Với trẻ khá như cháu Minh Châu,
Tuyết Linh, Ngọc Hà, Thảo Trang thì cơ giáo cho các nhiệm vụ phức tạp hơn. Với
những trẻ yếu như cháu Quang, Đạt, Phi, Dũng, Toản... thì cơ có thể giúp đỡ, bồi
dưỡng thêm cho cháu vào các giờ sinh hoạt chiều hoặc mọi lúc mọi nơi. Với những
trẻ rụt rè nhút nhát như cháu Minh Phương, cháu Huyền Trang, Cẩm Lý thì cơ cần
phải quan tâm nhiều hơn đến cháu, gọi cháu trả lời nhiều hơn trong các giờ hoạt
động. Tạo điều kiện cho cháu được biểu diễn âm nhạc, được thể hiện mình nhiều
hơn. Bằng nhiều cách như khen ngợi, động viên trẻ hoặc có thể cho trẻ lên biểu diễn
cùng bạn bè, cùng nhóm hoặc biểu điễn cùng cơ giáo...
g. Gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động.
Trẻ ở lứa tuổi Mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi. Nhờ vui chơi
mà trẻ được tiếp thu những kiến thức kinh nghiệm. Giáo viên cần phải tạo hứng thú
cho trẻ nhận thức một cách linh hoạt sáng tạo mà khơng gị bó, khơ khan, cứng
nhắc, áp đặt trẻ. Thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ tiếp thu các kinh nghiệm dễ
dàng nhất. Vì vậy, các hoạt động âm nhạc như ca hát, vận động theo nhạc, nghe
nhạc, nghe hát... được Tôi tổ chức dưới dạng một chương trình vui chơi đã gây được
hứng thú tích cực của trẻ. Trẻ thích bắt chước các chương trình trên ti vi, trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trẻ muốn mình là một trong những nhân vật đó và
cố gắng để được thể hiện và thể hiện tài năng hết khả năng.
Ví dụ: Khi dạy tiết biểu diễn âm nhạc chào mừng ngày 22/12, Tôi đã tổ chức ở
lớp một chương trình với tên gọi "Chiến sĩ và những người bạn". Một số trẻ Tôi
chọn trong vai những chú bộ đội, còn một số trẻ là bạn của những chú bộ đội và
chương trình diễn ra với nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn mà các bé chính là những
diễn viên thể hiện và cô giáo là người dẫn chương trình. Hay tiết dạy trẻ vận động
múa bài "Vui đến trường" Tơi cũng tổ chức theo dạng trị chơi "Múa vui cùng Thỏ
Hồng Ngọc" ở đó bạn Hồng Ngọc sẽ hướng dẫn tập cho trẻ múa...
Trong khi tổ chức hoạt động, bản thân Tôi đã sử dụng các loại trị chơi âm
nhạc, có nhiều trị chơi hấp dẫn nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tai nghe như trị
chơi "Đốn đúng hát tài", "Khiêu vũ cùng bóng", "Tai ai tinh"... Nhưng dù ở bất kỳ
hình thức chơi như thế nào thì Tơi ln chú ý đến mục đích của trò chơi là phát triển
kỹ năng nghe, kỹ năng hát, kỹ năng biễu diễn. Qua những sân chơi bổ ích đó trẻ
được tự do thể hiện nhân vật mình lựa chọn, tự do thể hiện bản thân. Trẻ hoạt động
một cách tích cực, sáng tạo hơn. Khi cho trẻ chơi Tơi ln khuyến khích động viên
mọi trẻ tham gia, cỗ vũ và chú ý nâng cao dần yêu cầu chơi.
Ví dụ: Trị chơi "Nghe bạn hát" lần đầu Tơi cho một trẻ đội mũ chóp kín và
nghe một trẻ khác hát, khi trẻ bỏ mũ ra thì hỏi trẻ bạn nào đã hát và bạn ấy hát bài
gì? Lần 2 cho trẻ hát kết hợp với phách gõ, rồi hỏi trẻ bạn nào hát? Bạn ấy đã sử
dụng nhạc cụ gi?
Trò chơi giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khi biễu diễn hoặc thể hiện ca khúc. Ví dụ:
trị chơi "Bé làm ca sĩ" ở đó các diễn viên nhí sẽ biễu diễn các ca khúc do mình lựa
chọn, sẽ có những vận động sáng tạo phù hợp hơn... Hay trị chơi "Ơ cửa bí mật" trẻ
sẽ được quyền chọn một ơ cửa, trong ơ cửa đó có hình một con vật bất kỳ, nếu mở
ra con vật gì thì bé hãy hát bài hát nói về con vật ấy...
Việc tăng cường cho trẻ chơi với nhiều trò chơi âm nhạc với các hình thức chơi
khác nhau nhằm thực hiện một số mục tiêu giáo dục nhất định như: củng cố kiến
thức, phát triển tính độc lập và kỹ năng âm nhạc. Có kỹ năng chơi trẻ mới có thể tự
chơi, tự vận dụng những cái đã biết vào hoàn cảnh mới. Từ đó trẻ lĩnh hội được
những kiến giúp trẻ tích cực chủ động và có sáng kiến trong khi chơi.
h. Phối hợp với phụ huynh.
Để việc giáo dục âm nhạc đem lại hiệu quả, công tác phối hợp với phụ huynh
đóng một vai trị hết sức quan trọng. Qua những lúc đón trả trẻ, những buổi họp phụ
huynh Tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng
giáo dục âm nhạc cho trẻ. Tôi mời phụ huynh tham gia những buổi sinh hoạt lớp và
cùng tổ chức hoạt động âm nhạc, các buổi lễ, tết cho trẻ. Từ đó, nâng cao nhận thức
của phụ huynh. Hiểu được ý nghĩa của hoạt động này phụ huynh sẽ tạo mọi điều
kiện tốt nhất như đóng góp nguyên vật liệu phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi,
tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ chơi và vui chơi cùng trẻ.
Trong bảng những điều cha mẹ cần biết, Tôi dành riêng một mảng để tuyên
truyền với phụ huynh về những nội dung, yêu cầu của giờ hoạt động nói chung và
hoạt động giáo dục âm nhạc nói riêng. Trao đổi với phụ huynh về những đặc điểm,
mức độ nhận thức, khả năng hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động. Huy động phụ
huynh mua thêm băng đĩa, sưu tầm các bài hát cho trẻ chơi và thường xuyên tổ chức
các trò chơi cho trẻ, chơi cùng với trẻ để giúp trể phát huy được tính tích cực nhận
thức của mình thơng qua trị chơi âm nhạc.
2.3 Kết quả đạt được
Qua quá trình thực hiện và áp dụng các biện pháp trên, Tôi đã thu được những
kết quả đáng phấn khởi so với đầu năm học.
*Chất lượng giáo dục âm nhạc trên trẻ nâng lên rõ rệt:
- Tỷ lệ khá giỏi chiếm 80 - 85%. Tỷ lệ từ trung bình trở lên đạt 98,3 %
- Tỷ lệ trẻ hát đúng giai điệu bài hát trình: 100%.
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp (vỗ tay, lắc lư, nhún nhảy) với
nhịp điệu bài hát: 96%.
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi biểu diễn âm nhạc, trẻ có kỹ năng nghe nhạc tốt.
* Đối với giáo viên:
Giáo viên đã nắm chắc phương pháp, tự tin, linh hoạt, sáng tạo hơn trong các
tiết dạy. Bản thân cũng đã biết lựa chọn các ca khúc có nội dung phù hợp với nhóm
tuổi mình phụ trách, nắm vững được đặc điểm tâm lý, tình hình của từng trẻ để từ đó
đưa ra những biện pháp có hướng giáo dục trẻ được tốt hơn.
* Đối với phụ huynh
Từ những kết quả đạt được trên, bản thân Tôi đã tạo được lòng tin với phụ
huynh, làm cho phụ huynh càng tin tưởng, yên tâm đưa con đến trường. Bản thân tôi
cũng đã nâng cao nhận thức cho phụ huynh về việc giáo dục âm nhạc cho trẻ. Thông
qua hoạt động giáo dục âm nhạc trẻ phát triển toàn diện về nhân cách và phẩm chất
của mình. Từ đó, phụ huynh rất quan tâm, phấn khởi, thường xuyên chăm lo, trao
đổi, hỏi thăm tình hình của con mình.
2.4. Bài học kinh nghiệm
Qua việc thực hiện đề tài “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục âm
nhạc cho trẻ 5 tuổi”, bản thân Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Cần nắm vững đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ để lựa chọn ca khúc
có nội dung, nghệ thuật phù hợp.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vầ bài hát, phương tiện, giáo án, tâm thế để tổ
chức giờ hoạt động có hiệu quả.
- Ln tạo được mơi trường âm nhạc mọi nơi mọi lúc trong cuộc sống hằng
ngày của trẻ ở trường Mầm non.
- Tích cực lồng ghép âm nhạc vào các giờ hoạt động khác.
- Chú ý đến giáo dục từng cá nhân trẻ, luôn động viên khuyến khích trẻ tạo cho
trẻ sự tự tin là mình làm được và mình có thể làm được.
- Linh hoạt, sáng tạo, đổi mới hình thức tổ chức tạo hứng thú cho trẻ tham gia
vào hoạt động.
- Thường xuyên phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi.
Có làm được những điều trên thì việc giúp trẻ phát huy tính tích cực nhận thức
của mình mới đạt được hiệu quả cao.
3. PHẦN KẾT LUẬN:
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài:
a. Ý nghĩa:
Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện tạo nên sự hình thành và
phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ. Âm nhạc góp phần làm phong phú thêm đời
sống tinh thần của con người. Trẻ nghe, hiểu âm nhạc, nắm được một số kỹ năng cơ
bản, thường xuyên ca hát, vận động theo nhạc khơng những phát triển tính tích cực,
sáng tạo mà có vai trị quan trọng trong việc phát triển năng khiếu. Tác động giáo
dục âm nhạc sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành thị hiếu âm nhạc ở trẻ. Trẻ sẽ biết
lựa chọn đánh giá tác phẩm, biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. Ở trường Mầm
non, bước đầu trẻ được tiếp cận với nền văn hóa lồi người. Âm nhạc là phương tiện
sắc bén để bồi dưỡng tình cảm dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia
đình, bè bạn. Vì vậy, muốn thực hiện tốt giáo dục âm nhạc giáo viên phải có kiến
thức âm nhạc, biết biểu diễn. Vì hiệu quả giáo dục đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.
Để nâng cáo chất lượng giáo dục âm nhạc thì giáo viên phải biết được đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc, các đặc điểm của cơ quan
phát âm của trẻ để có phương pháp dạy thích hợp.
b. Phạm vi áp dụng:
"Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi" của
trường chúng Tôi được áp dụng cho tất cả trẻ trong toàn trường, từ lứa tuổi nhà trẻ
đến mẫu giáo nhưng đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Để trẻ đạt được kết quả như mong muốn tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề
sau:
* Đối với giáo viên:
- Cần nắm vững đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ để lựa chọn ca khúc
có nội dung, nghệ thuật phù hợp.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về bài hát, phương tiện, giáo án, tâm thế để tổ
chức giờ hoạt động có hiệu quả.
- Luôn tạo được môi trường âm nhạc mọi nơi mọi lúc trong cuộc sống hằng
ngày của trẻ ở trường Mầm non.
- Tích cực lồng ghép âm nhạc vào các giờ hoạt động khác.
- Chú ý đến giáo dục từng cá nhân trẻ, ln động viên khuyến khích trẻ tạo cho
trẻ sự tự tin là mình làm được và mình có thể làm được.
- Linh hoạt, sáng tạo, đổi mới hình thức tổ chức tạo hứng thú cho trẻ tham gia
vào hoạt động.
- Thường xuyên phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi.
* Đối với phụ huynh:
- Đưa trẻ đi học chuyên cần, giáo dục trẻ tình u âm nhạc, u văn hố, văn
nghệ.
- Phụ huynh cùng tham gia các buổi sinh hoạt văn nghệ, lễ hội cùng cô cùng
trẻ.
- Thường xuyên trao đổi, phối hợp với giáo viên về các nội dung giáo dục trẻ
mọi lúc mọi nơi.
- Động viên, khuyến khích trẻ để trẻ tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ.
- Cho trẻ nghe, hát nhứng bài hát có lời ca, nội dung phù hợp với trẻ.
- Đóng góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm
nhạc của trẻ.
* Đối với cấp trên:
- Trang cấp thêm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục cho hoạt động giáo
dục âm nhạc như đàn organ, băng đĩa, micro...
- Tổ chức thêm nhiều buổi sinh hoạt văn nghệ, tổ chức các hội thi âm nhạc để
phụ huynh cùng trẻ tham gia.
Từ những thực tế của giáo dục Mầm non Sơn Thủy và những thành quả mà
Tơi đạt được, những khó khăn mà bản thân Tôi gặp phải, Tôi đưa ra biện pháp tháo
gỡ những vướng mắc, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc
cho trẻ 5 tuổi. Mong rằng những biện pháp này sẽ áp dụng có hiệu quả hơn khi được
các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm và tích cực đổi mới
trong quá trình vận dụng để đưa nghành Mầm non phát triển ngang tầm với phong
trào giáo dục huyện nhà.
Xác nhận của HĐKH nhà trường.
Sơn Thủy, ngày tháng năm 2015.
Người viết
Trần Thị Lệ Thủy