Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

skkn một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.93 KB, 10 trang )

SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1G
A. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH LỚP 1G
B. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Việc duy trì sĩ số đảm bảo chuyên cần ở trường Tiểu học đóng một vai trị rất
quan trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội
kiến thức một cách đầy đủ, mang lại kết quả tốt. Nhưng hiện nay, tình hình học
sinh bỏ học ở Trường tiểu học Hướng Phùng ở một số điểm lẻ đến mức báo động,
nhất là học sinh ở vùng khó khăn, vùng biên giới. Theo thống kê của các năm gần
đây cho thấy tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng cao, nhất là học sinh ở độ tuổi Cấp I,
Cấp II.
Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị công nhân viên chức năm học 2016 - 2017 của
Trường Tiểu học La Hướng Phùng về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Nhà
trường đã thành lập Ban phòng chống bỏ học gồm : Ban giám hiệu; giáo viên chủ
nhiệm; Hội cha mẹ học sinh ; các đồn thể ; chính quyền địa phương đã thống nhất
quan điểm về công tác huy động học sinh đến trường và hạn chế tình trạng học sinh
bỏ học là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của tồn xã hội. Xác định lí do
học sinh khơng muốn đi học và bỏ học giữa chừng có rất nhiều nguyên nhân, trong
đó nguyên nhân do học lực yếu, kém dẫn đến chán nản, bỏ học là nguyên nhân chủ
yếu và trực tiếp thuộc trách nhiệm của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Để duy trì, nâng cao hiệu quả cơng tác phổ cập giáo dục Tiểu học và đạt chỉ
tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đòi hỏi một trong những điều kiện
khơng thể thiếu được đó là : “ Duy trì sĩ số cho học sinh nói chung và học sinh dân
tộc nói riêng ” . Đây là vấn đề mà các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương
quan tâm , chỉ đạo bằng các Nghị quyết của Đảng bộ các cấp và chi bộ nhà trường.
1.2. Cơ sở thực tiễn :
Sự ham thích học tập ở học sinh chủ yếu hình thành thơng qua các hoạt động
thực tế như hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm ; Qua sự tác động của mơi trường
cơ sở vật chất như trường, lớp, qua thái độ của thầy cơ, bạn bè. Do đó trong nhà
trường chúng ta phải tìm ra những giải pháp thích hợp để giáo dục đối với từng đối


tượng trẻ em, định hướng đúng đắn cho trẻ trong các hoạt động giáo dục, dạy học
và vui chơi của trẻ một cách phù hợp nhất, tạo một bầu khơng khí, một mơi trường
thật thân thiện để mỗi học sinh thấy vui thích và trơng đợi được đến trường. Xem
trường lớp như ngôi nhà thứ hai của mình. Chúng ta khơng thể áp dụng cách thức
giáo dục giống như THCS hay THPT cho học sinh tiểu học. Trong mỗi giai đoạn
phát triển khác nhau của học sinh chúng ta cũng không thể áp dụng một cách cứng
nhắc, dập khn hình mẫu phát triển của học sinh trong giai đoạn đó mà cịn tuỳ
thuộc vào tố chất, năng lực, thể lực của học sinh đó cũng như những tác động của
gia đình và xã hội của mỗi một cá nhân học sinh mà ta có những cách thức giao dục
Giáo viên: Đoàn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Hướng Phùng

1


SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1G
thích hợp nhất cho chúng để chúng có thể phát triển một cách hài hoà trong học tập,
nhận thức và hành vi khi chúng tham gia vào các mối quan hệ với cộng đồng xã hội
trong tương lai.
Hướng Choa là xã vùng sâu , vùng xa , tỷ lệ học sinh dân tộc chiếm 100% . Hằng
năm số lượng học sinh dân tộc bỏ học khá cao, cụ thể năm học 2015-2016 Trường
Tiểu học Hướng Phùng có : 16 em học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ: 5,14 %. Tỷ lệ học
sinh bỏ học nhiều như thế không những ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào tạo của
nhà trường cũng như ngành giáo dục của huyện, nó cịn ảnh hưởng rất nhiều đến
cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi . Qua nhiều năm trực tiếp giảng
dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số, trước những vấn đề nêu trên, tôi suy nghĩ rất
nhiều: làm thế nào mà duy trì được sĩ số học sinh, để thực hiện tốt công tác phổ cập
giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Nên tôi đã chọn đề
tài: “ Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh sĩ số học sinh lớp 1G
II. Mục đích nghiên cứu :
- Nhằm đánh giá lại môi trường giáo dục, chất lượng giảng dạy cho học sinh

ở trường tiểu học trong những năm qua và hiện nay.
- Tìm ra những nguyên nhân tại sao việc học sinh chán học và hiện tượng
học sinh có nguy cơ bỏ học vẫn cịn xảy ra ở trường.
- Đưa ra một số giải pháp trong việc đổi mới phương pháp giúp đỡ học sinh
học tập có tiến bộ hơn, tạo môi trường học thân thiện gần gũi giúp học sinh ham
thích học tập, thích đi học nhiều hơn
- Tìm ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học sinh bỏ học.
- Đề xuất những biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc ở Lớp 1G - Trường
Tiểu học Hướng Phùng”
III. Đối tượng nghiên cứu bao gồm :
- Các phương pháp, biện pháp giảng dạy giúp đỡ học sinh ở lớp học do giáo
viên chủ nhiệm đảm nhiệm.
- Cách thức tổ chức các hoạt động phong trào của trường, của chun mơn,
của các tổ chức có liên quan nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh .
- Sự quan tâm, giáo dục của phụ huynh học sinh đối với việc giúp đỡ học
sinh học tập ở gia đình.
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Học sinh lớp 1G.
V. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp lấy tư liệu :
Trong quá trình nghiên cứu cần rất nhiều ý kiến, thông tin, tư liệu. Các ý
kiến từ giáo viên giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng, phụ huynh học sinh vv…Trong
q trình làm cơng tác giảng dạy, cơng tác đội, PCGD, một số kinh nghiệm từ
đồng nghiệp là nền tảng giúp tơi nghiên cứu đề tài này.
Giáo viên: Đồn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Hướng Phùng

2


SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1G

5.2. Phương pháp học mà chơi, chơi mà học :
Tổ chức nhiều sân chơi, nhiều cuộc thi, đây là phương pháp giúp học sinh
tham gia nhiều vào các hoạt động nhóm và tập thể, giúp các em có hứng thú trong
học tập, vui chơi từ đó bớt rụt rè, e thẹn và có thêm tự tin.
5.3. Phương pháp đàm thoại :
Đây là phương pháp nhằm tiếp thu ý kiến của phụ huynh, học sinh, của giáo
viên chủ nhiệm. Đối với học sinh khi chúng ta trò chuyện trực tiếp với các em tạo
cho các em sự gần gũi, thương yêu, Từ đó các em nói lên tâm tư tình cảm của mình
về sự học tập, từ đó hiểu được nguyên nhân vì sao các em học yếu. Sàng lọc học
sinh thành nhiều cấp độ nhận thức và nắm bắt được cụ thể các học sinh yếu kém cá
biệt.
5.4. Phương pháp xử lý thông tin :
Hàng ngày tôi kịp thời xử lý các thông tin, kết quả thu thập được trong quá
trình nghiên cứu nhằm loại bỏ các biện pháp khơng thích hợp, đi sâu các biện pháp
có tác dụng tích cực. Có được những hiểu biết sâu hơn về vấn đề đang nghiên cứu.
5.5. Phương pháp thực nghiệm :
Đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh một số phương pháp đổi
mới nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh yếu kém. Sau đó cùng nhau phối
hợp đánh giá.
5.6.Phương pháp cải tiến :
Qua việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu từ đó đưa ra một số
phương pháp cải tiến để tìm ra giải pháp tốt nhất làm cơ sở nghiên cứu.
VI. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu
Để các biện pháp trên được thực hiện một cách hiệu quả, tôi đã chú trọng
đến các vấn đề:
Tâm lí của học sinh trong các mơn học.
Các biện pháp theo từng thời gian.
6.2. Kế hoạch nghiên cứu

Kế hoạch này được tiến hành từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017.
C. PHẦN NỘI DUNG
I. Hiện trạng:
Điểm trường Hướng Choa cũng như một phần lớn các điểm trường trong xã
Hướng Phùng, là trường thuộc vùng sâu, dân trí cịn thấp, số hộ nghèo còn nhiều,
nhiều người dân còn mù chữ, học sinh dân tộc ít người lại đơng chiếm 100% số học
sinh tồn điểm. Trong cuộc sống hàng ngày các em cịn phải phụ giúp cha mẹ cơng
việc gia đình. Trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều số em giỏi thì rất ít,
các em học chậm thì nhiều. Việc giáo dục con cái phụ huynh thường khoán trắng
cho nhà trường. Hoặc là giáo dục không đúng phương pháp làm ảnh hưởng nhiều
đến nhân cách của các em. Trong nhiều năm qua có rất nhiều em trong trường học
Giáo viên: Đoàn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Hướng Phùng
3


SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1G
chưa thực sự tiến bộ, các em không thích đến trường, tới lớp (các em đi học vì sự
bắt buộc của gia đình, vì sợ bố mẹ cho ăn đòn nhiều hơn tự nguyện đến trường).
Nhiều em rất run sợ khi gặp thầy cô, thụ động trong giờ học, chán học và trốn học
đi học không đều.
Việc duy trì sĩ số trong các trường học, là một chủ trương lớn của ngành giáo
dục nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng các cấp, đây là giải pháp có tính chiến
lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng những tài năng của đất
nước.
Vì chỉ trên cơ sở của sự phát triển phong phú, hài hồ có tính tồn diện của
nhân cách thì tài năng con người mới có điều kiện nảy nở và phát triển một cách cơ
bản và bền vững. Ở những trường tiểu học việc duy trì tốt sĩ số học sinh, học sinh
được giáo dục tồn diện, được học đủ các mơn học theo quy định, được thực hiện
các hoạt động khác; đặc biệt các em được học các thầy cơ giáo có tâm huyết, có tay
nghề và tinh thần trách nhiệm cao, các em có đầy đủ các điều kiện và phương tiện

học tập, các em được phát triển trong môi trường giáo dục đầy đủ, lành mạnh.
Trong điều kiện đó, mỗi học sinh sẽ được phát triển theo khả năng của mình để đạt
chất lượng cao, để trở thành học sinh giỏi và là tiền đề cơ bản để trẻ em tiếp tục
phát triển và xuất hiện những tài năng sau này, các em sẽ là chủ nhân tương lai của
đất nước. Với xã Hướng Phùng là xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc lại
đơng, kinh tế cịn nghèo, tri thức cịn rất hạn chế, các em thì chưa xác định được
việc học là quan trọng, dẫn đến bỏ học nhiều, với bản thân là một giáo viên đứng
trên bục giảng tơi ln trăn trở về vấn đề này.
Chính vì vậy nên tơi đã suy nghĩ làm thế nào để hạn chế việc bỏ học của các
em và tôi đã quyết tâm tìm mọi biện pháp để duy trì sĩ số học sinh ở Lớp 1G Trường Tiểu học Hướng Phùng
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Những nguyên nhân học sinh đi học khơng chun cần :
1. Về phía học sinh :
- Học sinh ham chơi chơi , đi rừng cùng bố mẹ, xao lãng việc học.
- Học sinh thích thể hiện cá tính của mình bằng cách chống đối : chống đối
trường lớp, thầy cô, cha mẹ và chống lại việc học.
- Bị mất kiến thức do bị bệnh … hoặc do một nguyên nhân nào đó mà học
sinh không đi học được… khi học những bài học sau khơng hiểu từ đó sinh ra chán
học, dẫn đến học tập chậm tiến bộ.
2. Do giáo viên:
- Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh.
Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập cịn nhanh khiến cho học sinh
khơng theo kịp.

Giáo viên: Đoàn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Hướng Phùng

4



SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1G
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm quyết với nghề, chưa thật sự
“giúp đỡ” các em thốt khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận
với sự chậm tiến bộ của chính mình khơng tự vươn lên...
- Một số giáo viên cịn thiếu nghệ thuật cảm hố học sinh , khơng gây hứng
thú cho học sinh thích học...
3. Về phía phụ huynh:
- Do gia đình vì một lí do nào đó (về kinh tế, tình cảm vv...) khơng quan tâm
đến sự học hành của con cái. Phó mặc mọi việc cho nhà trường. Dẫn đến các em
khơng có ý thức tự giác trong học tập.
- Do trong gia đình có sự thay đổi lớn như: bố mẹ li dị, hay cãi vã đánh nhau,
gia đình tan vỡ vv… Làm cho trẻ bị thay đổi về tâm lí dẫn đến chán học…
- Một số cha mẹ q nng chìu con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học
sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi hay đi du lịch...) cha mẹ cũng
đồng ý cho phép nghỉ học, vơ tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học,
mất dần căn bản...và rồi yếu kém dẫn đến chán học!
Để đổi mới phương pháp dạy học sinh yếu kém thì việc đầu tiên nhà trường
ln quan tâm đến việc tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập, tạo sự ham
thích trong học tập, ham thích được đi đến trường và cần chú ý những phương
pháp, biện pháp sau:
Từ những nguyên nhân nêu trên , tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp
để duy trì sĩ số học sinh như sau :
4. Các biện pháp:
4.1 Nắm hồn cảnh và đặc điểm gia đình từng học sinh:
Sau ngày tập trung học sinh, tơi đã có danh sách trích ngang ghi rõ họ tên,
nghề nghiệp cha mẹ; Hồn cảnh sinh sống của gia đình: Nắm xem bao nhiêu em có
hồn cảnh đủ ăn? bao nhiêu em hộ khó khăn? bao nhiêu em có sổ hộ nghèo? Cơng
việc thường ngày của học sinh ở nhà và là đứa con thứ mấy? Ngồi ra, tơi cịn trao
đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước để nắm rõ hơn về hồn cảnh gia
đình của từng học sinh. Sau đó tơi tập hợp thành một quyển sổ theo dõi, phân loại

đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh có hồn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học.
Việc làm này giúp tơi nắm rõ hơn hồn cảnh từng em để có biện pháp giáo dục
thích hợp. Sau đó tơi theo dõi sĩ số học sinh hằng ngày, đặc biệt là những em hay
vắng học rồi tìm hiểu hồn cảnh của những học sinh hay nghỉ học và những học
sinh có nguy cơ bỏ học. Một trong những yếu tố quan trọng là tìm hiểu mơi trường
và hồn cảnh sống của các em , bởi vì đó chính là cái nơi ni dưỡng và hình thành
nhân cách của các em ngay từ thuở ban đầu. Để các em hình thành cho mình một
hướng đi tốt nhất.
Các bước tiến hành như sau :
- Tìm hiểu qua phiếu thơng tin ( điều tra sơ yếu lý lịch) : Phiếu thơng tin này
ngồi những thông tin cơ bản: Họ tên bố, mẹ; địa chỉ; thêm cả hồn cảnh sống; gia
đình em đó có mấy người ; em ấy là con thứ mấy; sở thích của em, thường chơi với
bạn như thế nào.
Giáo viên: Đoàn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Hướng Phùng

5


SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1G
- Tìm hiểu hồn cảnh học sinh trực tiếp bằng cách: đến tại gia đình các em ,
tiếp xúc với bố mẹ các em để biết cụ thể hồn cảnh của những học sinh này và trao
đổi tình hình học tập của những học sinh đó.
- Tìm hiểu tính cách các em qua bạn bè trong lớp.
- Tìm hiểu qua thôn, buôn ( thông qua thôn trưởng) .
- Tôi theo dõi , thấy những học sinh nào nghỉ học từ 2 buổi trở lên , tôi đến
ngay gia đình để tìm hiểu hồn cảnh của các em, rồi kết hợp với thôn buôn đến nhà
vận động các em đi học lại. Lập danh sách những học sinh có nguy cơ bỏ học báo
ngay với Ban giám hiệu và buôn trưởng. Để các thôn trưởng nắm và vận động bố
mẹ nhắc nhở các em đi học.
- Đồng thời tôi đưa ra biện pháp giáo dục trực tiếp, gần gũi, an ủi động viên

và khích lệ kịp thời những kết quả đạt được, dù những ưu điểm nhỏ nhất. Cụ thể:
* Năm học 2016- 2017 lớp tôi chủ nhiệm 4 em có nguy cơ bỏ học, trong đó: 2 em
ruột có hồn cảnh. Bố mẹ làm nghề tự do, suốt ngày lo kiếm sống, ít quan tâm đến
con mình, nên ngoài giờ đến trường, các em suốt ngày lang thang trên đường, học ít
chơi nhiều, đến lớp thường muộn giờ, do khơng biết sắp xếp thời gian ở nhà, có
hơm 2 em này thức khuya xem phim, sáng ngủ quên, tự ý bỏ học mà gia đình
khơng hay biết. Với đối tượng này tôi đã gần gũi các em vừa bằng tình thương, vừa
nghiêm khắc nhắc nhở phê bình và chỉ ra hậu quả để các em sửa chữa. Ngoài ra tôi
đã đến nhà gặp phụ huynh của 2 em học sinh này. Tôi đã yêu cầu bố mẹ phối hợp
với các thầy cô trong việc giáo dục cụ thể : Học sinh và cha mẹ cùng làm cam kết
thực hiện những nội quy yêu cầu của nhà trường, của lớp đề ra. Lập thời gian biểu
để học sinh thực hiện ở nhà, có sự giám sát của cha mẹ. Phân công học sinh kèm
cặp. Những học sinh được phân công giúp bạn điều chỉnh giờ học cho phù hợp,
giảng bài cho bạn, học cùng bạn và trong lớp nhắc nhở động viên và kiểm tra vở
ghi chép của các bạn.
2 em hồn cảnh bố mẹ ly hơn ở với ông bà, các em rất nhút nhát tự ti hay
mặc cảm, xa lánh bạn bè, nhưng khơng thích phát biểu xây dựng bài. Có nhiều hơm
2 em đã rủ nhau nghỉ học. Tôi đã quan tâm gần gũi các em nhiều hơn, giúp các em
lấy lại thăng bằng, giao cho 2 em, hai nhiệm vụ: 1 em làm lớp phó lao động, còn 1
em làm tổ trưởng, dần dần các em đã phát huy được vai trị của mình, trở thành
những cán bộ lớp năng nổ, có trách nhiệm, khi các em có tiến bộ, tơi đã động viên
các em kịp thời, bằng cách: thưởng cho các em những cuốn vỡ, những bộ áo quần
quyên góp của những mạnh thường quân tặng.
4.2. Nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm năm trước:
Trong tuần đầu ôn tập, tôi cho các em ôn lại những bài tập bám sát theo kiến
thức cơ bản của năm trước, đồng thời tơi cịn xem lại học bạ của các em năm trước
để nắm sức học của từng em. Việc làm này đã giúp tôi lựa chọn biện pháp kèm cặp,
uốn nắn phù hợp không để cho các em chán nản, bỏ học .
4.3. Liên lạc với Chi hội Phụ huynh học sinh của lớp:
Ở lần họp Phụ huynh học sinh đầu năm, Phụ huynh lớp đã bầu ra Chi hội Phụ

huynh học sinh của lớp. Chi hội đã giúp tôi tạo điều kiện cho những em nghèo có
Giáo viên: Đồn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Hướng Phùng

6


SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1G
đủ quần áo trắng, đồ dùng học tập…; Cùng tơi tìm đến nhà gia đình những học sinh
vắng không phép, vận động các em trở lại lớp. Đây là cánh tay đắc lực, hỗ trợ cho
tôi trong công tác chủ nhiệm.
4.4. Giúp đỡ học sinh có hồn cảnh khó khăn:
Nắm được một số em có hồn cảnh nghèo đặc biệt ( mồ côi cha hoặc mẹ) , tôi
rà sốt lại xem em nào cịn thiếu quần áo trắng, đồ dùng học tập,… tôi đã liên hệ
các mạnh thường qn hỗ trợ. Có 3 em con nhà nghèo khơng có đủ áo quần , đồ
dùng học tập để đi học . Tôi mua tặng các em đồ dùng học tập ngay vào đầu năm
học. Để các em không phải mặc cảm vì nhà nghèo. Qua đây tơi cũng thấy tình cảm
giữa bạn nhà nghèo và bạn khá giả gần gũi nhau hơn.
4.5. Thành lập Đôi bạn học tập:
- Qua nắm được sức học của từng em, tôi lưu ý nhiều đến những em thuộc
diện học tập: Hoàn thành và chưa hồn thành. Tơi phân cơng một em có lực học
hoàn thành hoặc kèm cho em chưa hoàn thành và sắp xếp cho 2 em ngồi cùng một
bàn. Tôi hướng dẫn cho em cách kèm bạn học. Nhắc nhở bạn học bài, xem lại bài;
trao đổi kinh nghiệm học tập; cách học bài dễ thuộc; cách vận dụng kiến thức đã
học vào làm bài tập; hướng dẫn bạn làm bài tập hoặc củng cố kiến thức mà bạn
chưa hiểu, chữa bài tập vào thời gian 15 phút đầu giờ,…
- Bản thân tôi đầu giờ cũng vào lớp sớm để kiểm tra tập vở, bài làm ở nhà của
những học sinh em học sinh chưa tiến bộ; xem cách thực hiện của đơi bạn học tập
như thế nào để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn.
- Qua việc làm trên, tơi thấy tình cảm giữa cơ trị đã gắn bó nhau hơn. Những
chưa tiến bộ thường hay nhút nhát, rụt rè nay khơng cịn nữa mà trở nên mạnh dạn,

tự tin hơn. Từ đó các em càng ham thích đến lớp để hòa nhập với bạn bè, việc học
của các em ngày càng tiến bộ hơn.
4..6. Phổ biến nội quy. Gặp gỡ những gia đình học sinh tự ý bỏ học:
- Ở tuần đầu tiên, tôi sinh hoạt với học sinh trong lớp rất kĩ về nội quy nhà
trường, trong đó có phần quy định: Học sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ
học phải có lí do và được cha mẹ xin phép . Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu
năm, tôi cũng thông báo cho phụ huynh biết về quy định này và nhờ phụ huynh
hàng ngày theo dõi, nhắc nhở.
- Đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học ( vì cha mẹ đi làm khơng có
ở nhà) , hết giờ dạy, tơi lập tức đến ngay nhà những em này gặp phụ huynh tìm
hiểu nguyên nhân và trao đổi cách khắc phục.
- Chính nhờ thế mà những học sinh ở lớp tơi chủ nhiệm chỉ nghỉ học 1 ngày
khơng phép thì đến hơm sau đi học lại bình thường, nên năm 2016 – 2017 lớp tơi
chủ nhiệm khơng có hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng.
4.7/ Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp:
- Trong tiết sinh hoạt cuối tuần, sau khi nghe các tổ trưởng báo cáo, tôi cho lớp
tuyên dương những tổ đạt duy trì sĩ số suốt cả tuần để làm gương cho lớp và khen
những em có tiến bộ về mặt học tập để các em thấy nhiệm vụ học tập của mình và
mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui.
Giáo viên: Đoàn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Hướng Phùng

7


SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1G
- Đối với những mặt học sinh còn hạn chế, tôi nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theo
hướng dẫn, uốn nắn cho các em để tuần sau các em thực hiện tốt hơn.
- Ngồi ra tơi cịn nêu gương các anh, chị học sinh những năm trước dù đầu năm
học cịn chậm nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng đến giữa học kì II đã có nhiều tiến bộ.
4.8. Biện pháp tinh thần:

- Mỗi ngày bước vào lớp tôi đều quan sát cả lớp, thấy các em có mặt đầy đủ là
lịng tơi rất vui. Nhất là những hơm thời tiết khắc nghiệt như: mưa, bão, …Những
hôm ấy, tôi cho lớp hoan nghênh bằng một tràng pháo tay để động viên khích lệ
tinh thần các em. Trong giờ dạy, tơi đầu tư soạn giảng phân hóa theo đối tượng học
sinh sao cho phù hợp với trình độ mọi học sinh trong lớp - nhất là những em chưa
hoàn thành năng lực học, nhằm kích thích học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài
nhanh hơn.
- Tôi cũng thật sự hòa nhập cùng các em trong giờ dạy hoạt động ngoại khố
hay trị chơi của mơn Thể dục, tổ chức đố vui qua hình thức Giải ơ chữ trong các
tiết Ôn tập hết chương…
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Sau một thời gian áp dụng cách làm trên. Năm 2016 – 2017, ở lớp tôi chủ
nhiệm đạt kết quả như sau:
1.Số liệu học sinh giữa học kì II năm học 2016 – 2017
Năm học
2016 -2017

Đầu năm
Tổng số
Nữ
Dân tộc
12
4
12

Giữa học kì II
Tổng số Nữ Dân tộc
12
4
12


Tỉ lệ
100 %

Nhìn lại kết quả trên, bản thân tơi rất vui vì mình đã thực hiện đạt cam kết
Duy trì sĩ số với Ban Giám Hiệu nhà trường và đã hoàn thành được nhiệm vụ của
một giáo viên chủ nhiệm.
+ Đối với học sinh: Đã tạo niềm tin nơi các em, em nào cũng ham thích học
tập, gắn bó với trường lớp hơn.
+ Đối với trường, ngành: Góp phần cùng cấp trên làm phong phú thêm kinh
nghiệm cơng tác, phổ biến cho các khối áp dụng thì thiết nghĩ sẽ giảm thiểu tình
trạng học sinh bỏ học.
2. Nguyên nhân thành công và tồn tại:
Bản thân tôi suy nghĩ rằng, là một giáo viên chủ nhiệm phải đáp ứng những
yêu cầu sau:
+ Ngoài việc nâng cao chất lượng dạy học, phải đảm bảo đến việc duy trì sĩ
số lớp.
+ Quan tâm đến học sinh, nhất là nắm rõ hồn cảnh những em khó khăn để
kịp thời hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để các em yên tâm học tập.
Giáo viên: Đoàn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Hướng Phùng

8


SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1G
+ Tạo mối quan hệ tương hỗ giữa Gia đình - Nhà trường – Xã hội để có biện
pháp giáo dục tốt hơn.
+ Tạo tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong lớp và tình thân ái giữa thầy và
trò để học sinh thêm yêu trường lớp hơn.
* Những tồn tại:

Trong quá trình thực hiện, chúng ta phải lưu ý những vấn đề sau:
+ Không phải phụ huynh nào cũng quan niệm giống nhau, có gia đình nghèo
tiền nhưng khơng chịu nghèo chữ; cũng có gia đình nhìn chuyện học chữ của con
em họ theo hướng chưa tích cực nên đơi khi họ có thái độ bất cần khi giáo viên đến
vận động. Lúc ấy người giáo viên phải thật sự kiên nhẫn.
+ Địa bàn dân cư cịn một số khó khăn, đường trơn, có gia đình sống ở trong rẫy
lầy, dốc …nên còn gặp vất vả trong vận động học sinh.
+ Mỗi học sinh có hồn cảnh, tâm lý khác nhau nên phải tùy theo hoàn cảnh của
từng em mà áp dụng từng biện pháp thích hợp.
3. Những bài học kinh nghiệm:
Qua những việc đã làm, bản thân tơi đã rút ra cho mình bài học kinh nghiệm quý
báu mà người giáo viên cần phải có và phải thực hiện:
+ Phải thật sự yêu nghề, yêu trẻ; gần gũi, yêu thương trẻ; hiểu biết tâm tư
nguyện vọng của trẻ; xem trẻ như người thân trong gia đình.
+ Phải nhạy bén trong mọi tình huống và xử lí tình huống đúng lúc, kịp thời.
+ Phải kiên trì, nhẫn nại và chịu khó thì mới khơng bó tay trước mọi thử thách.
+ Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để có được sự hỗ trợ kịp thời.
+ Phải tơn trọng những thành tích dù nhỏ của học sinh để kịp thời động viên,
khích lệ.
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Người giáo viên chủ nhiệm phải thấy việc thực hiện duy trì sĩ số học sinh là
trách nhiệm của một nhà giáo. Đây là vấn đề để thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị
công nhân viên chức hàng năm mà nhà trường đã đề ra để hạn chế tình trạng học
sinh bỏ học. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm về cơng tác duy trì sĩ số là đề tài khơng
mới, tuy nhiên có những kinh nghiệm đã đi vào lối mòn hoặc thụ động đã được lập
đi lập lại, cho nên bản thân dù thực hiện đề tài cũ nhưng mong muốn có những nét
mới, có những hiệu quả thiết thực hơn trong tình hình hiện nay. Cơng tác duy trì sĩ
số là một nhiệm vụ thường xuyên, dù đứng ở vị trí nào ta phải quan tâm thực hiện
nghiêm túc vấn đề này, phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt, năng động trong thực tế;

Kết hợp nhiều giải pháp để thực hiện tốt công tác này.
Ngồi ra, để cơng tác duy trì sĩ số học sinh đạt hiệu quả, người giáo viên chủ
nhiệm cần phải có tâm đối với mọi học sinh, phải hiểu hồn cảnh từng học sinh để
có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em ham thích học tập, yêu mến thầy cơ,
Giáo viên: Đồn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Hướng Phùng

9


SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1G
thích bạn bè. Việc chống lưu ban, bỏ học là nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ
cập giáo dục Tiểu học, góp phần nâng cao dân trí là nền tảng ban đầu để đào tạo
con người mới phát triển về mọi mặt, tham gia vào việc thực hiện xây dựng nước
nhà ngày càng giàu mạnh.
Để thực hiện tốt cơng tác duy trì sĩ số ở trường Tiểu học, bên cạnh sự cố
gắng của bản thân còn phải có sự hỗ trợ và kết hợp của nhà trường, gia đình và các
lực lượng xã hội.
2. Một số đề xuất, kiến nghị:
Để đảm bảo được cơng tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục và tiến tới
mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Cần có sự quan tâm hỗ trợ đúng
mức của tồn xã hội. Tơi xin có một số đề xuất như sau:
- Đối với nhà trường:
+ Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với lớp, đối với giáo viên chủ
nhiệm khơng có học sinh bỏ học.
- Đối với ngành :
+ Sắp xếp bố trí đủ số lượng giáo viên đứng lớp ngay từ đầu mỗi năm học.
+ Hỗ trợ kinh phí để nhà trường mở lớp 2 buổi/ ngày.
+ Tiếp tục tập huấn nâng cao trình độ chun mơn, như vậy chất lượng, trình
độ tay nghề của giáo viên mới nâng lên cả về chất và về lượng.
- Đối với chính quyền các cấp:

+ Đề nghị tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học, gắn kế
hoạch đầu tư cơ sở vật chất với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
+ Luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo
và những em có hồn cảnh khó khăn để các em được đến trường như các bạn khác
và tham gia vận động học sinh bỏ học đi học lại cùng với giáo viên chủ nhiệm.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc kết được trong q trình
cơng tác. Xin nêu ra để cùng quý thầy cô và đồng nghiệp trao đổi nhằm giúp tơi
hồn thiện hơn trong những lần nghiên cứu sắp tới.
Xin chân thành cảm ơn !
Hướng Phùng, ngày 27 tháng 03 năm 2017
Người viết

Đoàn Thị Kim Liên

Giáo viên: Đoàn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Hướng Phùng

10



×