Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn an toàn giao thông tiểu học một số biện pháp giáo dục học sinh đi xe đạp an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.74 KB, 18 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, nhu
cầu đi lại của mọi người cũng tăng theo. Tuy nhiên ý thức tham gia giao thông của
người dân Việt Nam lại chưa tốt. Chính vì vậy, tai nạn giao thơng và những bức
xúc về giao thông ngày càng tăng, gây sức ép nặng nề lên xã hội. Thống kê cho
thấy hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi
phạm luật giao thông. Chính phủ cũng đã làm nhiều biện pháp để giảm thiểu tai
nạn giao thơng, trong đó có đặt ra nhiệm vụ cấp thiết đối với ngành giáo dục là
phải đào tạo một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thơng,
có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông.
Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu về giáo dục an tồn giao thơng cũng
khơng nằm ngoài những mục tiêu chung. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ, Uỷ ban an tồn giao thơng Quốc gia đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo
đưa nội dung giáo dục về trật tự an toàn giao thông vào dạy ở các trường tiểu học
từ năm học 1998 - 1999. Trường Tiểu học Nghi Hương cũng đã thực hiện dạy An
tồn giao thơng từ năm học 2004-2005. Cùng với những thơng tin về an tồn giao
thơng thì việc giáo dục an tồn giao thơng cho các em học sinh tiểu học là một việc
thiết thực và có thể thực hiện được. Giáo dục an tồn giao thông cho học sinh tiểu
học là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì khơng chỉ dạy
cho học sinh thuộc lịng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu,
nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia giao thông.
Thực hiện một cuộc điều tra học sinh các lớp 4 - 5 tại trường mình, tôi thấy
73% học sinh tự đi xe đạp đến trường. Hằng ngày các em học sinh của chúng tachủ nhân tương lai của đất nước đang tham gia giao thông trên mọi nẻo đường của
địa phương. Trên các con đường đó, đặc biệt là trên Đại lộ Nguyễn Sinh Cung,
người và các phương tiện xe cộ đi lại rất đông, nhiều phương tiện đi với tốc độ cao.
Điều đó có nghĩa là nguy hiểm đang rình rập các em hàng ngày nếu các phương
tiện giao thơng đó khơng chấp hành Luật an tồn giao thơng hoặc các em học sinh

1



của chúng ta thiếu hiểu biết về Luật giao thông khi tham gia giao thơng đường bộ.
Chính vì vậy tơi mạnh dạn chọn đề tài : “Một số biện pháp giáo dục học sinh đi
xe đạp an toàn”.

2


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng tham gia giao thông của học sinh tiểu học và việc giáo dục
an tồn giao thơng ở các trường Tiểu học
Vì điều kiện gia đình và vì sở thích của cá nhân các em nên hiện nay nhiều
học sinh tiểu học đã tự đi xe đạp đến trường. Con đường các em đến trường tuy
không xa nhưng phải qua nhiều ngã ba, ngã tư và hầu hết các em phải đi trên
đường Đại lộ Nguyễn Sinh Cung - trục đường trung tâm dẫn khách du lịch đến với
bãi biển Cửa Lò - con đường mà xe cộ lúc nào cũng đi lại tấp nập. Nguy hiểm là
vậy nhưng nhiều em khi đi xe đạp vẫn chưa nắm được những quy định dành cho
người đi xe đạp. Cũng có thể có em đã biết đến những quy định nhưng vẫn tỏ ra
thờ ơ, không thực hiện đúng quy định. Mặt khác, các bậc phụ huynh của chúng ta
cho con đi xe đạp nhưng chưa đảm bảo được cho các cháu một chiếc xe đạp đúng
tiêu chuẩn, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Và thực tế đã có các vụ tai nạn
xảy ra đối với học sinh, gây ra thương tích đáng tiếc như gãy tay, gãy chân, sứt
đầu, chảy máu, chầy xước,... làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc học tập của các
em.
Như vậy, yêu cầu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học thực sự
cấp thiết nhưng thực tế tài liệu về giáo dục an toàn giao thơng cho học sinh tiểu
học cịn hạn chế, quỹ thời gian dành cho chương trình hạn hẹp (chỉ dạy vào chiều
thứ sáu của sáu tuần học), đồ dùng dạy học đặc trưng của bộ mơn chưa đầy đủ,
chưa có chương trình tập huấn cho giáo viên khi dạy An tồn giao thơng. Nhiều
giáo viên cịn dạy “chiếu lệ”, khơng ít giáo viên lúng túng khi tổ chức các hình
thức hoạt động dạy An tồn giao thơng nên dường như việc giáo dục an tồn giao

thơng trong nhà trường vẫn chưa thực hiện quyết liệt. Nhiều em học sinh và phụ
huynh của các em cho rằng đây là môn phụ, được dạy lồng ghép nên ít quan tâm,
nhắc nhở con em học tập và thực hành các thói quen an tồn giao thơng.
Để học sinh có nhận thức và hành vi văn hố, văn minh khi tham gia giao
thơng và hạn chế đến mức tối thiểu tai nạn giao thông thì giáo viên chúng ta đóng

3


một vai trị quan trọng. Vì vậy, tơi đã mạnh dạn đổi mới việc giáo dục An tồn giao
thơng nói chung và giáo dục an toàn khi đi xe đạp cho HS của lớp mình.
2. Những biện pháp giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh tiểu học
khi đi xe đạp.
2.1- Dạy nghiêm túc, có chất lượng tiết An tồn giao thơng
- Để thực hiện một bài dạy An tồn giao thơng, tơi đã chủ động tìm hiểu luật
giao thơng liên quan đến bài dạy với mọi hình thức: đọc sách giáo khoa, sách giáo
viên, tìm hiểu báo mạng Internet, tìm hiểu tình hình tham gia giao thơng của học
sinh trong nước và địa phương. Khi truyền thụ cho học sinh cần lựa chọn những
nội dung luật có tính phổ biến, cần thiết về luật giao thông đường bộ, quy định đối
với người đi xe đạp một cách dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với nhận thức của học sinh
tiểu học.
- Xác định mục tiêu tiết dạy là lấy việc hình thành kĩ năng, hành vi đúng
làm cơ bản. Giáo dục phải giúp học sinh có hành vi đúng và biết cách xử lí các tình
huống giao thơng theo quy định của Luật giao thông đường bộ khi tham gia giao
thông. Học sinh chưa cần thuộc từng câu chữ trong Luật nhưng có hành vi đúng
theo quy định của Luật.
- Dạy từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó theo sự nhận thức của học
sinh, tăng cường rèn luyện kĩ năng.
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng, tích cực. Những
định hướng về nội dung, những nguyên tắc dạy học trên chưa đủ để đảm bảo học

sinh có hiểu biết và hành vi, kĩ năng đúng khi tham gia giao thông nếu không coi
trọng phương pháp giáo dục, giảng dạy. Những bài học về an tồn giao thơng
thường có nội dung khơ khan, đơn điệu, dễ nhàm chán. Vì vậy cần có nhiều hoạt
động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Cần tránh
cách dạy thụ động, áp đặt cho học sinh, bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học
sinh nhớ, thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác, khi dạy An tồn
giao thơng, chúng ta cũng sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Với các phương

4


pháp đó cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân,
học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên, cụ thể:
a) Phương pháp thảo luận nhóm:
Khi dạy các em lựa chọn chiếc xe đạp an toàn trước khi đi ra đường. Học
sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về chiếc
xe đạp an tồn, phù hợp với mình. Sau đó, giáo viên mới chốt lại những ý đúng.Có
như vậy, các em mới nhớ rất lâu những điều đã học.
b) Phương pháp hồi tưởng:
Khi dạy phần: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp ngoài
đường. Cho học sinh kể lại những hành vi của người đi xe đạp ngồi đường mà em
cho là khơng an tồn (tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày
những điều mà mình nhìn thấy. Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giáo viên
nhắc lại những điều cấm để học sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là
những em nào cịn vi phạm thì sửa ngay.
c) Phương pháp thực hành:
Cho các em thực hành đi xe đạp trên sân trường được tôi dạy lồng ghép
trong các buổi sinh hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn
các em cần phải đi cho đúng theo lề phải, khi rẽ phải, rẽ trái phải giơ tay xin
đường, cho xe chuyển hướng từ từ theo hướng mình muốn sang. Sau đó cho học

sinh tự nhận xét và giáo viên kết luận. Từ đó các em được nhắc lại những quy định
đối với những người đi xe đạp.
d) Phương pháp trò chơi:
Phương pháp này được tôi áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt
trong lớp. Chẳng hạn trò chơi đi xe đạp trên sa bàn, mỗi nhóm một bộ, cho các em
giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách đi xe đạp khác nhau trong những
tình huống khác nhau trên mơ hình như:

5


. Khi phải vượt xe đỗ bên đường.
. Khi phải đi qua vòng xuyến.
. Khi đi từ trong ngõ ra.
. Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo
đường nào trên sơ đồ là đúng.
g) Phương pháp trắc nghiệm:
Khi dạy An toàn giao thơng xong phần lí thuyết để kiểm tra trí nhớ, khả
năng phán đoán của học sinh, đặc biệt ở phần 2: Những điều cấm người đi xe đạp
của bài “Đi xe đạp an toàn”, giáo viên đưa ra những hình ảnh đi xe đạp đúng và
sai, yêu cầu học sinh đánh dấu x vào hình ảnh đi xe đạp đúng.
Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng
thú học tập, nên các hoạt động dạy an tồn giao thơng cũng phải phong phú đa
dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an tồn phải hình
thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các
em phải nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trị chơi
hay từ những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình
thức dạy học nào tơi đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải
phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế. Ngoài ra, tơi
cịn vận dụng tối đa khả năng sử dụng máy tính để soạn bài trên Power Point, đao

tải nhiều hình ảnh những chiếc xe đạp đảm bảo an toàn, những hành vi đi xe đạp
an tồn và khơng an tồn, một số vụ tai nạn khi đi xe đạp để học sinh khám phá,
tìm hiểu, từ đó rút ra bài học. Hình thức này đã thu hút được sự chú ý của học sinh,
tiết dạy được đồng nghiệp đánh giá cao.
2.2- Phối hợp với phụ huynh học sinh để đảm bảo an toàn cho học sinh
khi đi xe đạp:
Đa số các em được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người
lớn, chưa đúng quy định và chưa phù hợp với lứa tuổi của các em. Như vậy rất dễ

6


xảy ra tai nạn vì chân của các em khơng chống được xuống đất khi xe quá cao. Tôi
đã thống kê các trường hợp này ngay từ đầu năm học ở lớp mình chủ nhiệm (Lớp
4B), cụ thể như sau:
- Tổng số học sinh trong lớp: 34 em
- Tổng số các em đi xe đạp: 23em
- Tổng số các em đi xe đạp đúng quy định (vành cỡ nhỏ hơn 650
mm), phù hợp với lứa tuổi: 12 em chiếm 35,3%.
- Tổng số các em nắm được những quy định đối với người đi xe đạp
(còn chưa đầy đủ) là 7 em trong tổng số 23 em đi xe đạp, chiếm 30,4 %.
- Số còn lại các em đi xe đạp chưa đúng quy định dành cho trẻ em
và chưa nắm được những quy định dành cho người đi xe đạp.
Với tình hình này, ngay từ đầu năm, tơi đã lập một bảng thông số tiêu chuẩn
về một chiếc xe đạp an toàn và phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh lớp 4 để
triển khai cho tất cả phụ huynh học sinh trong lớp ở cuộc họp phụ huynh lần thứ
nhất vào giữa tháng 9 năm 2013, để phụ huynh hiểu được thế nào là một chiếc xe
đạp an tồn đối với học sinh tiểu học. Những thơng số này là do Uỷ ban An tồn
Giao thơng quy định, cụ thể như sau:
- Là xe của trẻ em: có vành nhỏ (dưới 250 mm).

- Xe phải tốt: các ốc vít phải chặt, lắc xe khơng lung lay.
- Có đủ các bộ phận: phanh (thắng), đèn chiếu sáng, đèn phản quang.
- Có đủ chắn bùn, chắn xích (trừ loại xe địa hình).
- Lốp (vỏ) xe khơng mịn tránh trơn trượt.
- Khi ngồi lên xe phải chống chân được xuống đất.
Qua trao đổi, nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng: vì hồn cảnh gia đình nên
một số em vẫn phải đi xe đạp của người lớn đến trường. Vấn đề mới lại nảy sinh

7


nhưng tơi đã bàn với phụ huynh để̉ có hướng tự khắc phục: Các em vẫn có thể đi
xe đạp của người lớn nhưng phụ huynh nên:
- Sử dụng xe đạp nữ.
- Hạ yên thấp xuống để các em khi ngồi lên xe có thể chống chân xuống đất được.
- Hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong để các em khơng phải nhồi người
mới với được tay lái.
Với yêu cầu này được đa số phụ huynh tán thành, nhất là những gia đình phụ
huynh cịn khó khăn. Vấn đề này tơi cịn trực tiếp nhờ Ban chấp hành cha mẹ học
sinh của lớp tuyên truyền, vận động, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn khi cho
các em đi xe đạp chưa đúng quy định đến trường.
2.3- Xác định nội dung cần giáo dục để giúp các em đi xe đạp an toàn
a) Lựa chọn xe đạp an toàn:
Qua bài học “Đi xe đạp an toàn”, các em xác định được thế nào là một chiếc xe
đạp bảo đảm an tồn. Từ đó các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không
đúng quy định. Cụ thể khi dạy bài này ở phần thứ nhất (trước khi ra đường) tơi cho
các em ra ngồi sân trường ở phần thực hành về chiếc xe đạp an tồn. Tơi chọn hai
chiếc xe, một chiếc có đủ điều kiện an toàn như đã nêu ở trên, một chiếc đã hỏng
thắng (phanh), các ốc lỏng lẻo, xe cao của người lớn, cho các em lần lượt đi từng
chiếc một ở sân trường rồi yêu cầu các em nhận xét. Tất cả các em đều nhất trí

rằng chiếc xe đã hỏng thắng (phanh), ốc lỏng lẻo cao thì khơng thể dừng ngay
được, không thể chống chân xuống khi cần thiết. Như vậy, các em không thể làm
chủ được khi có tình huống xảy ra trên đường đi.
b) Những quy định đối với người đi xe đạp trên đường.
Ngoài việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải
giáo dục các em nắm được những quy định đối với người đi xe đạp trên đường. Từ
đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao

8


thông đường bộ. Nội dung này các em đã được học qua bài: Đi xe đạp an toàn ở
phần 2 (khi đi ở ngoài đường cần thực hiện các quy định sau). Ngoài ra, các em
được thường xuyên nhắc lại trong những buổi sinh hoạt tập thể vào chiều thứ sáu
hàng tuần. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau:
- Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy).
- Đi đúng hướng đường, làn đường dành cho xe thô sơ.
- Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường.
- Đi đêm phải có đèn phát sáng hay phản quang.
- Nên đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn.
- Khi đi từ đường ngõ (hẻm), trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan
sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường
chính phải đi chậm, quan sát kỹ.
c) Những điều cấm đối với người đi xe đạp:
- Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.
- Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang( từ 3 xe trở lên).
- Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật.
- Dừng xe giữa đường nói chuyện.
- Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều.
- Rẽ đột ngột qua đầu xe.

(Theo điều 28 – Khoản 1, 2, 3 ; Điều 29 – Khoản 1, 2 Luật giao thơng đường bộ)
2.4- Một số hình thức để chuyển tải các nội dung an toàn khi đi xe đạp
cho học sinh.
- Tổ chức dạy bài “An toàn khi đi xe đạp” một cách hiệu quả.

9


- Xây dựng bản nội quy đi xe đạp an tồn. Sau đó phát động phong trào thi đua
thực hiện tốt nội quy.
- Thành lập Ban an tồn giao thơng của lớp. Ban an tồn giao thơng có nhiệm vụ
theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Luật an toàn giao thơng, trong đó có các nội quy
đi xe đạp an toàn. Cuối tuần vào tiết sinh hoạt lớp, Ban an tồn giao thơng sẽ báo
cáo việc thực hiện an tồn giao thơng của các bạn. Sau đó sẽ tổng kết thi đua trong
tuần.
- Phối hợp với Liên đội tổ chức các chương trình: Chúng em tìm hiểu Luật giao
thơng; Vẽ tranh về An tồn giao thơng, Thi tun truyền viên nhí về An tồn giao
thơng...
- Ngồi ra, chúng ta có thể treo các tranh ảnh giao thông đường bộ liên quan đến
xe đạp trong phòng học để học sinh quan sát, tham khảo...
3. Kết quả đạt được
Những kinh nghiệm trên đã được tôi thực hiện ở lớp 4B từ đầu năm học đến
nay. Kết quả đạt được rất khả quan: Hầu hết tất cả HS trong lớp đều hiểu và tự giác
chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, đến nay chưa có vụ tai nạn nào xảy ra.
Các em có kỹ năng thói quen tốt, đi sát lề đường bên phải và luôn quan sát trước,
sau khi muốn sang đường, có ý thức kiểm tra các bộ phận của xe trước khi sử dụng
xe đạp tham gia giao thông. Các em cịn có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, khi
đi xe đạp thật vững mới đi ra đường. Đặc biệt có ý thức tốt thực hiện các quy định
của giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp, hình thành thói quen chấp hành
theo luật giao thông. Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông,

không cần bố mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn khi đi học. Các em biết
cách lên, xuống và dừng, đỗ xe an tồn trên đường, phán đốn và nhận thức được
những điều kiện an tồn và khơng an tồn khi đi xe đạp.
Kết quả thống kê như sau:
- Tổng số học sinh trong lớp: 34 em

10


- Tổng số các em đi xe đạp: 25em, chiếm 73,5% (tăng 2 em so với đầu
năm)
- Tổng số các em đi xe đạp đúng quy định (vành cỡ nhỏ hơn 650 mm),
phù hợp với lứa tuổi: 21 em chiếm 61,7%. (tăng 9 em so với đầu năm)
- Tổng số các em nắm được những quy định đối với người đi xe đạp là
21 em trong tổng số 25 em đi xe đạp, chiếm 84 %. (tăng 14 em so với đầu năm)
Những kết quả đó chưa phải tuyệt đối nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy sự
thay đổi của các em khi được giáo dục đúng hướng. Những kết quả đó sẽ làm tiền
đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau của các em, làm nền
tảng cho thái độ tham gia giao thông an tồn, văn minh của một cơng dân khi các
em lớn lên.

11


III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Qua các hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở trường, tơi rút
ra một số kinh nghiệm sau:
+ Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, lên kế
hoạch để bàn bạc, trao đổi với phụ huynh trong các buổi

họp phụ huynh.
+ Thường xuyên liên lạc với ban chấp hành cha mẹ
học sinh của lớp để họ cùng vận động tuyên truyền
về an toàn giao thông cho phụ huynh của cả lớp, nhất
là tạo điều kiện cho các em có một chiếc xe an toàn
để đi học hay có biện pháp khắc phục về chiếc xe an
toàn hợp lí nhất.
+ Kiến thức về đi xe đạp an toàn không nhiều, không
khó nhưng lại gần với cuộc sống thực nên phải dạy các
em lặp đi lặp lại nhiều lần lồng ghép trong các buổi sinh
hoạt tập thể để học sinh nắm vững.

12


+ Tiết dạy an toàn giao thông phải nhẹ nhàng, tự
nhiên, không nặng nề, áp đặt, tạo không khí lớp học
vui, làm sao thu hút tất cả các em cùng tham gia.
+ Giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức tổ chức
dạy học: Trò chơi, hoạt động nhóm, thực hành, trắc
nghiệm. . .
+ Giáo viên phải căn cứ vào điều kiện cụ thể ở địa
phương để lựa chọn kiến thức và kỹ năng cơ bản để
hình thành cho học sinh lớp mình không nhất thiết phải
tuân thủ máy móc, nhưng tuyệt đối phải dạy đúng yêu
cầu về an toàn giao thông, đúng luật giao thông.
+ Hình thức tổ chức lớp học, địa điểm học an toàn
giao thông không nhất thiết phải tổ chức như các giờ
học khác mà chủ yếu để học sinh thấy thoải mái trong
giờ học.

2. Ý kiến đề xuất:
Cơng tác giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh nói chung và học sinh
tiểu học nói riêng là một quá trình thường xuyên và lâu dài. Đây là việc làm cần
phải liên tục và có sự quan tâm chỉ đạo tích cực của các ngành các cấp từ Trung
ương đến địa phương; từ các cán bộ đảng viên đến người dân...Nếu mọi người dân
ai cũng biết tuân thủ giữ gìn trật tự an tồn giao thơng thì đó chính là “niềm vui và
hạnh phúc” cho mọi nhà. Vậy để cơng tác giáo dục an tồn giao thơng trong
trường tiểu học đạt hiệu quả, tơi xin có một số đề xuất như sau:
- Các cấp lãnh đạo ngành quan tâm phối hợp và hỗ trợ công tác giáo dục an
tồn giao thơng ở địa phương. Mở rộng thơng tin báo, đài, mạng … để giáo dục và
tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, trong đông đảo phụ huynh và
học sinh.

13


- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ
cho cán bộ, giáo viên.
- Cung cấp đủ các tài liệu, đồ dùng dạy học, hỗ trợ các thiết bị thông tin công
nghệ, xây dựng cơ sở vật chất để đủ phục vụ lớp học vì học sinh tăng nhanh.
- Tổ chức các phong trào thi đua và triển lãm tranh về ATGT; Hội thi Chúng
em với an tồn giao thơng...
- Tổ chức giao lưu cụm huyện để tuyên truyền Luật giao thông .
- Tổ chức hội thi làm đồ dùng để phục vụ dạy An tồn giao thơng.
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện trên thực tế, tơi hồn thành đề tài :“ Một
số biện pháp giáo dục học sinh đi xe đạp an toàn”. Với tinh thần cố gắng nhưng
kiến thức có hạn, có thể cịn sai sót hoặc nhiều phần chưa đầy đủ, tơi mong các
đồng chí trong Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm các cấp góp ý xây dựng
thêm để giúp tôi thực hiện công tác giáo dục an tồn giao thơng ngày đạt hiệu quả
hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn ./.

Nghi Hương, ngày 25 tháng 3 năm 2014
NGƯỜI VIẾT

Võ Thị Thuỳ Dương

14


15


Giáo viên: Võ Thị Thùy Dương
Tổ: 4+5
Số điện thoại: 0968 352 673

Năm học:
PHÒNG GD&ĐT CỬA LÒ
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHI HƯƠNG

16


Giáo viên: Võ Thị Thùy Dương
Tổ: 2 + 3 + 4
Số điện thoại: 01636 980 584

17


Năm học: 2013 - 2014


18



×