Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.4 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>HỌC SINH HOÀN TẤT BÀI TẬP Ở NHÀ TRONG HAI ĐỀ SAU</b>
<b>(Thời gian làm bài từ 16/3/ 2020 đến 20/3 2020; nộp bài ngày 21 và 22/3/2020)</b>
<b>ĐỀ 1</b>
<b>I. Đọc- hiểu (3,0 điểm)</b>
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
<i>Với đôi cánh đẫm nắng trời </i>
<i>Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa. </i>
<i>Khơng gian là nẻo đường xa </i>
<i>Thời gian vô tận mở ra sắc màu. </i>
<i>Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu </i>
<i>Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. </i>
<i>Tìm nơi bờ biển sóng tràn </i>
<i>Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa. </i>
<i>Tìm nơi quần đảo khơi xa </i>
<i>Có lồi hoa nở như là không tên... </i>
<i>Bầy ong rong ruổi trăm miền </i>
<i>Rù rì đơi cánh nối liền mùa hoa. </i>
<i>Nổi rừng hoang với biển xa </i>
<i>Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào,</i>
(Hành trình của bầy ong- Nguyễn Đức Mậu)
<b>Câu 1: Những chi tiết nào nói lên hành trình vơ tận của bầy ong? Bầy ong đến tìm mật ở</b>
những nơi nào? Những nơi đó có vẻ đẹp gì đặc biệt?
<b>Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào”? </b>
<b>Câu 3: Tìm ít nhất một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng nghệ</b>
thuật của biện pháp ấy?
<b>II. Phần làm văn (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1: Từ nội dung trên viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về</b>
đức tính cần mẫn và chăm chỉ.
<b>ĐỀ 2</b>
<b>I. Đọc- hiểu (3,0 điểm)</b>
Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Trong dịng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người
với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra
cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc tồn diện mà cịn đó
nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ
sống riêng cho mình, mà cịn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự
“cho” và “nhận” trong cuộc đời này).
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể
cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết
yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngồi lời nói? Cho nên, giữa nói và
làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ
thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là
tình u thương. Sống khơng chỉ là nhận mà cịn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi
nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)
<b>Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản trên?</b>
<b>Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?</b>
<b>Câu 3. Theo tác giả, cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất</b>
thực sự tồn tại là cái gì?
<b>Câu 4. Tại sao lại nói: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều</b>
nhất”.
<b>Câu 5. Câu: “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi”. </b>
Xét về cấu tạo, thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Xét về mục đích nói, thuộc kiểu câu gì? Vì
sao?
<b>II. Phần làm văn (7,0 điểm)</b>
Câu 1: Từ nội dung văn bản trên, anh/chị hãy viết đoạn văn suy nghĩ về “cho” và “nhận”
trong cuộc sống.